1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

65 5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 634,01 KB

Nội dung

Nhưng Platôn chưa bao giờ là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa dù là theo nghĩa rộng nhất của từ này: Platôn chỉ phản đối việc lạm dụng quyền tư hữu trong xã hội lúc bấy giờ chứ không phải l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Biên soạn: ThS NGUYỄN THỊ NHU ThS LÊ THANH HÀ

LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2004

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người thì ước nguyện về một xã hội công bằng và sự vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy sinh trong đời sống tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi ích của họ Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước nguyện ấy- ước nguyện về một xã hội không còn sự áp bức bóc lột, không còn sự phân chia giai cấp, không có chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng và hạnh phúc Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng phản ánh quan niệm về con đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp

Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định Lịch sử của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng nhân loại Nó nghiên cứu chính quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành khoa học

Về phương pháp nghiên cứu, cần lưu ý đến việc tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân và sự chuyển biến lập trường của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa Đối với môn Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng phương pháp lịch sử là cần thiết nhằm tái hiện một cách trung thực quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua những thời kỳ, giai đoạn, từ những biểu hiện sơ khai cho đến khi chín muồi, từ chỗ chưa thành văn cho đến khi trở thành quan điểm, cương lĩnh, học thuyết Tuy nhiên, cần phải gắn lịch sử với logic Phương pháp logic giúp chúng ta phát hiện ra mối liên hệ kế thừa, phát triển của các dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa có trong lịch sử

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng cả về phương diện lý

luận lẫn thực tiễn Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của bộ

môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Việc nghiên cứu quá trình nẩy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết để có thể nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Để giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc tiếp cận môn học, chúng tôi biên soạn tài liệu này Đây chưa phải là một chuyên khảo hoàn chỉnh Với việc giới thiệu những đại biểu xuất sắc của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi hy vọng người đọc có thể hình dung tiến trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Trong tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Mặc dù có nhiều cố gắng song tài liệu không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên để chúng tôi có thể tiếp tục hoàn chỉnh tài liệu này

Trang 3

Chương I

NHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XHCN SƠ KHAI

I NHỮNG MẦM MỐNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI CỔ ĐẠI

Những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi

xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người

Ở phương đông, sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ vào khoảng 4.000-3.000 năm trước công nguyên, tại các khu vực như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ… Ở phương tây, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời muộn hơn - vào khoảng thế kỷ XI-IX trước công nguyên Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô áp bức bóc lột nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác Điều ấy tất yếu làm nảy sinh tư tưởng muốn phủ định

xã hội đương thời trong các giai cấp tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột này

Chế độ chiếm hữu nô lệ là điển hình ở Hy Lạp và La Mã cổ đại Đây là nơi xuất hiện những yếu tố tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu cho thời kỳ này

1 Mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại nằm giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, bao gồm vùng lục địa Hy Lạp, vùng Tây Tiểu Á và các đảo thuộc biển Egiê Nền kinh tế Hy Lạp có khuynh hướng thiên về thủ công nghiệp Việc buôn bán trên biển rất phát đạt

Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp tuy xuất hiện muộn hơn nhiều nước khác nhưng phát triển rất nhanh và có tính chất điển hình Vào thế kỷ XI- IX TCN, những yếu tố giai cấp, nhà nước đã xuất hiện Tình hình kinh tế- xã hội này của Hy Lạp được phản ánh trong hai tập sử thi Ôđixê và Iliát Hai tập sử thi này tương truyền là của Hôme- một nhà thơ mù người Tiểu Á Trong hai tập sử thi ấy có nhiều tư liệu lịch sử quan trọng, giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn về thời kỳ này Tầng lớp nô lệ đã xuất hiện Nhìn chung chế độ nô lệ còn mang tính chất gia trưởng Tuy nhiên nô lệ phải chịu những hình phạt dã man và bị ràng buộc chặt chẽ vào quyền thống trị khắc nghiệt của chủ nô

Vào thế kỷ VIII TCN, sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc Ba tầng lớp xã hội đã

hình thành: chủ nô, bình dân và nô lệ Trong xã hội, lực lượng nô lệ ngày càng đông đảo Ngoài nô lệ vốn là tù binh chiến tranh thì những người lao động bị tước đoạt ruộng đất cũng phải bán thân làm nô lệ Chúa đất, thợ cả và lái buôn lớn đều sử dụng lực lượng này Nhà nước xuất hiện

Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt Những cuộc đấu tranh của nô lệ đã diễn ra dưới nhiều hình thức: hủy hoại công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, bỏ trốn… Mặc dù bị trừng trị dã man, nô lệ vẫn tiếp tục đấu tranh với những biện pháp quyết liệt hơn như bạo động có tổ chức, khởi nghĩa Bên cạnh cuộc đấu tranh của nô lệ là những cuộc đấu tranh của các tầng lớp khác chống lại thế lực phong kiến bảo thủ Những cuộc đấu tranh này là

Trang 4

một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của các quốc gia thành thị Hy Lạp cổ đại Thế kỷ thứ III TCN tại Xpáctơ đã diễn ra một phong trào cách mạng do nhà quý tộc Aghít lãnh đạo, phản ánh nguyện vọng của các tầng lớp bên dưới muốn có ruộng đất và tài sản vào những năm 40 Phong trào không tồn tại được lâu trước phản ứng của bọn đặc quyền đầu sỏ Sau đó vài năm, một cuộc cách mạng khác nổ ra mà lãnh tụ cũng là một quý tộc Đó là Clêômen (khoảng 260-219 TCN) Quân khởi nghĩa trên thực tế đã nắm chính quyền và thực hiện việc phân chia lại ruộng đất Sau 5 năm, chế độ do Clêômen xây dựng đã bị sụp đổ bởi sự tấn công của bọn phản động bên ngoài Cả hai phong trào đều có điểm chung là vẫn duy trì sự bóc lột lao động của nô lệ, vẫn phân chia công dân thành hai loại người (có đặc quyền và không có đặc quyền) Những dự án mà nó đưa ra là những dự án bình quân chủ nghĩa, san bằng lợi ích trong bộ phận nhân dân không phải là nô lệ Không riêng gì phong trào ở Xpáctơ, các phong trào khác thời cổ đại đều không quan tâm thật sự đến người nô lệ Những phong trào kể trên không mang tính chất xã hội chủ nghĩa dù là những phong trào cách mạng

Mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tìm thấy trong những phong trào cách mạng Nó náu mình trong văn học, triết học, các dự án xã hội- chính trị của những trí thức đương thời Trước hết là trong thần thoại Thần thoại trong giai đoạn này có chủ đề xã hội và mang màu sắc tôn giáo đa thần Chuyện thần thoại được xây dựng theo lối phủ định hiện tại, mơ về thời đại xa xưa tốt đẹp, bình đẳng, không có sự bóc lột và sự phân biệt giàu nghèo, không ai phải lao động nặng nhọc, không lo âu phiền muộn…, thể hiện

trong những tập thơ của Hêxiôt (thế kỷ VIII-VII TCN) như tập Gia phả các thần, Lao động và ngày tháng Điều này là phù hợp với khát vọng của quần chúng bị áp bức

Từ những chuyện thần thoại về “thời đại hoàng kim”, lý thuyết về trạng thái tự nhiên đã xuất hiện mà tiêu biểu là phái Kiních Phái Kiních đã lên án kịch liệt luật lệ và trật tự xã hội đương thời, và lý tưởng hoá trạng thái tự nhiên đầu tiên không có luật lệ, coi trạng thái đó là phù hợp với quyền tự nhiên Lý thuyết về trạng thái tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến các trí thức đương thời như Platôn (427-473 TCN), Đikêac (thế kỷ IV TCN), Hêrôđốt (490-429 TCN),… Tuy nhiên cần lưu ý, mặc dù chịu ảnh hưởng của lý thuyết này nhưng không hẳn những trí thức ấy đã là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa Platôn là một ví dụ điển hình: Platôn quan niệm trạng thái nguyên thuỷ là trạng thái bình đẳng và không cần đến quyền lực Nhưng Platôn chưa bao giờ là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa dù là theo nghĩa rộng nhất của từ này: Platôn chỉ phản đối việc lạm dụng quyền tư hữu trong xã hội lúc bấy giờ chứ không phải là phê phán quyền tư hữu;nguyên tắc tổ chức xã hội của ông là thừa nhận sự bất bình đẳng giữa người với người; theo quan niệm của ông, người nô lệ mà được đối xử như người tự do là điều vượt qua lẽ phải thông thường; ông là kẻ thù của dân chủ,

Lý thuyết về trạng thái tự nhiên còn làm nền cho những tiểu thuyết viễn tưởng thế kỷ XVI- XVII

2 Những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở La Mã cổ đại

La Mã (Rôma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát nguyên là bán đảo Italia Bán đảo này dài và hẹp, nằm ở Nam Âu, vươn ra Địa Trung Hải, có hình như chiếc ủng

Trang 5

Vùng bán đảo Italia là nơi hội tụ nhiều luồng văn minh Đông, Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi, Tiểu Á Cư dân có mặt sớm nhất và cũng chủ yếu là người Italia (Italotes) Trong đó bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh Về sau một nhánh của người Latinh dựng lên thành La Mã ở bờ sông Tibrơ, từ đó được gọi là người La Mã Theo truyền thuyết thì thành La Mã được xây dựng vào năm 753 TCN Khi mới thành lập La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở Trung bán đảo Italia Từ thế kỷ IV TCN, La Mã không ngừng xâm lược ra bên ngoài Hơn 100 năm sau, La Mã đã chinh phục toàn bộ bán đảo

Ở bán đảo Italia thường xuyên nổ ra các cuộc chiến tranh giữa các thành bang và nhiều cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô, giữa bình dân và quý tộc, giữa đế chế La Mã với các miền bị nó xâm lược Chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây không kém tàn bạo so với

Hy Lạp Lao động nô lệ được sử dụng một cách phổ biến Chợ nô lệ mọc lên khắp nơi Theo Hiến pháp La Mã thì nô lệ không có tính người Dưới ách áp bức bóc lột của đế chế La Mã, nhân dân và nô lệ đã vùng lên đấu tranh Đặc biệt là khởi nghĩa của nô lệ ở đảo Xixin vao thế kỷ II TCN, và khởi nghĩa của Xpáctaquýt1 vào khoảng đầu thế kỷ I TCN

Những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động trong đó có nô lệ nhìn chung đều thất bại, ngay cả cuộc khởi nghĩa hàng vạn người do Xpáctaquýt lãnh đạo Không tìm được lối thoát hiện thực, quần chúng lao khổ đã tìm lối thoát trong tôn giáo - trong Cơ đốc giáo Cơ đốc giáo nẩy sinh trong lòng Palestin Palestin nằm trên bán đảo Italia, là nơi hội tụ của nhiều luồng văn minh của các nước vùng Tiểu Á Những quan hệ kinh tế hàng hoá- tiền tệ và thương nghiệp có điều kiện nẩy nở thuận lợi Nhưng đây cũng là vùng đất tranh chấp của các nước Cuối cùng thì Palestin bị đế chế La Mã xâm lược Ở Palestin, ngay từ thế kỷ VI TCN cư dân đã theo tôn giáo độc thần là đạo Do Thái Họ thờ Chúa Giêhôva và tin rằng người Do Thái là dân tộc được Chúa chọn Từ nhiều thế kỷ trước công nguyên ở đây đã có những nhà tiên tri tuyên truyền sự giáng thế của thiên sứ để cứu vớt loài người Cũng từ trước công nguyên, các phong tục tập quán, luật pháp cổ, những lời tiên tri, 10 điều răn của một anh hùng Do Thái cổ là Môidơ2… đã được ghi chép thành kinh Cựu ước và sau này trở thành một bộ phận của kinh Tân ước Khoảng thế kỷ I TCN và SCN, ở Palétxtin tư tưởng hòa bình, bình đẳng, bác ái đã thể hiện trong phong trào của những người Etxây Trong phong trào Eùtxây cuộc sống có tính chất cộng sản tiêu dùng Nhận xét về phong trào này, Philông3 viết: trong những người Etxây “… cái gì thuộc về một người thì mọi người cũng có, cái gì mọi người có thì mỗi người cũng có”…

Theo truyền thuyết Cơ đốc giáo, Giêduy Crit vốn là người theo đạo Do Thái, nhưng khi giảng đạo thì ông thường nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức, bình đẳng, bác ái… Giáo lý của Giêduy trở thành niềm an ủi của quần chúng lao khổ và do đó được nhiều người tin theo, và trở thành một tôn giáo mới - Cơ đốc giáo Cơ đốc giáo sơ kỳ xuất hiện, với uy

Trang 6

tín ngày càng tăng của Giê duy Crit Trước tình hình ấy, giới chức sắc của đạo Do Thái đã câu kết với đế chế La Mã bắt xử tử ông vào năm 29 SCN Sau khi ông mất, sự tích cuộc đời ông, những lời giảng đạo… được tập hợp thành sách giáo lý của Cơ đốc giáo

Cơ đốc giáo sơ kỳ đã có thái độ phê phán người giàu, và khẳng định người nghèo sẽ

được Chúa đền đáp, như trong tác phẩm Kinh phúc âm:

“Sung sướng thay những người hành khất

Vì rằng giang sơn của anh là giang sơn của Chúa

Sung sướng thay những người đang đói

Vì rằng các anh sẽ no nê

Sung sướng thay những người đang khóc

Vì anh sẽ được cười

Còn buồn thay, những kẻ giàu

Đã được no nê rồi sẽ đói

Đã được cười rồi sẽ khóc…”

Trong Sự nghiệp các thánh tông đồ, những công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ được mô tả như

những công xã cộng sản tiêu dùng Trong công xã có quỹ chung để tiêu dùng và tổ chức những bữa tiệc chung Các thành viên trong công xã đều bình đẳng Quyền lãnh đạo thuộc về các sứ đồ Điều này cho thấy mẫu mực xã hội lý tưởng của họ chính là chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng

Tư tưởng xã hội của Cơ đốc giáo sơ kỳ đã để lại một kiểu cách mơ ước về tương lai tốt đẹp Tương lai ấy là “Giang sơn ngàn năm của Chúa”, với niềm tin vào “Ngày Chúa giáng thế lần hai”, “Ngày phán xét cuối cùng của Chúa”… Tư tưởng này thể hiện rõ

trong Khải huyền thư Một nguyện vọng thực tế- nguyện vọng thủ tiêu Đế chế La Mã- đã

mượn tính hoang tưởng của tôn giáo để thể hiện Như vậy, Cơ đốc giáo sơ kỳ với tư tưởng cộng đồng nguyên thủy trong thế kỷ đầu sau công nguyên là hình thức thể hiện tinh thần phản kháng của quần chúng bị áp bức

Đến thế kỷ II các công xã Cơ đốc giáo liên hiệp lại và tổ chức thành Giáo hội Từ đây Giáo hội Cơ đốc giáo có nhiều thay đổi Trong Cơ đốc giáo sơ kỳ ngày càng có những người thuộc tầng lớp bên trên gia nhập Quyền lãnh đạo Giáo hội thuộc về những người thuộc tầng lớp bên trên Giáo hội nêu ra nguyên tắc: vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho chúa Trời Do có những thay đổi ấy nên đến đầu thế kỷ III các hoàng đế La Mã ra lệnh ngưng sát hại các tín đồ Cơ đốc giáo Năm 313 Cơ đốc giáo được thừa nhận Năm 337, trước lúc chết hoàng đế Côngxtantinut là vị hoàng đế La Mã đầu tiên chịu phép rửa tội Cuối thế kỷ IV, Cơ đốc giáo được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã Cơ đốc giáo dần dần có khuynh hướng thỏa hiệp và trở thành công cụ tinh thần trong tay giai cấp thống trị

Trước tình hình ấy một số người bất mãn với xã hội đương thời, với sự thích ứng của Giáo hội đã lập ra các tu viện riêng, hoặc theo các phong trào dị giáo

Thi vị hóa chế độ cộng đồng nguyên thủy, xem đó là thời kỳ hoàng kim là một đặc điểm của những tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai

Trang 7

II NHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI TRUNG ĐẠI VÀ ĐẦU CẬN ĐẠI

Ở phương đông, thời kỳ trung đại bắt đầu từ thế kỷ I- II TCN, tiêu biểu là ởø Trung Quốc Ở phương tây thì thời trung đại kéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ XV và chia làm hai giai đoạn

Trong giai đoạn thứ nhất (thế kỷ V- thế kỷ X ), vai trò thành thị giảm sút, quan hệ kinh tế hàng hóa-tiền tệ không có điều kiện tiếp tục phát triển mạnh mẽ, quan hệ phong kiến – gia trưởng chiếm ưu thế Tuy giai cấp nông dân, thợ thủ công và địa chủ phong kiến mâu thuẫn nhau nhưng mâu thuẫn ấy chưa gay gắt Trình độ giác ngộ xã hội của tầng lớp dưới chưa cao Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là không đáng kể

Nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ và thương nghiệp được hồi phục dần trong giai đoạn hai (thế kỷ XI- XV) Sự phát triển của thương nghiệp đã tác động đến thành thị lẫn nông thôn, tạo ra những biến đổi sâu sắc Trước hết là ở thành thị Những tổ chức phường hội thủ công nghiệp từng bước tập trung tại đây Một số phường hội bị khống chế bởi thương nhân Những phường hội này về hình thức thì sản xuất độc lập nhưng thực chất là làm thuê cho các thương nhân vì thương nhân là người quyết định quá trình sản xuất, thậm chí là người cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm Trong một số phường hội khác thì bản thân người thợ cả trở thành nhà tư bản nhỏ và bóc lột sức lao động của những thợ bạn Những người thợ bạn là người làm thuê và không có điều kiện để trở thành người sản xuất độc lập Chính trong những phường hội này lợi ích giữa những người thợ bạn và thợ cả tư sản hoá là đối lập nhau

Thương nghiệp còn tác động đến nông thôn dẫn đến tình hình một bộ phận nông dân có thể mua tự do để thoát sự ràng buộc của quan hệ sản xuất phong kiến Đa số những người nông dân tự do này bị rơi vào tình trạng bần cùng phải đổ xô vào các thành thị kiếm sống Những phường hội thủ công nghiệp thành thị nhỏ bé thời trung cổ không đủ sức dung nạp lực lượng đông đảo này Tầng lớp tay trắng ấy không khỏi mang tâm trạng chống đối xã hội đương thời Chính tầng lớp tiền vô sản ngoài phường hội là lực luợng tích cực nhất trong các cuộc bùng nổ cách mạng

Như vậy sự phát triển của nền kinh tế hành hóa - tiền tệ trong nửa sau thời trung đại đã tạo ra một tập đoàn xã hội có thái độ thù địch với chế độ xã hội đương thời và tập đoàn ấy đã hướng đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu riêng của họ

Những trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại đa dạng, phong phú nhưng giữa chúng có nhiều điểm chung

+ Một là, trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại mang mầu sắc tôn giáo Điều này là hiển nhiên khi mà thế giới quan tôn giáo chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của xã hội lúc bấy giờ

+ Hai là, trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại thường xuất hiện dưới hình thức những phong trào “dị giáo” Những trào lưu chống áp bức bóc lột và mơ tưởng đến cuộc sống tốt đẹp hơn đã không chỉ chống lại nền quân chủ chuyên chế mà còn chống lại Giáo hội Bởi vì lúc này Giáo hội câu kết với thế lực phong kiến, và bản

Trang 8

thân nó cũng là một thế lực áp bức bóc lột.Theo Ăngghen, những phong trào này là “sự đối lập có tính chất cách mạng chống chế độ phong kiến”4 Các phong trào dị giáo này lấy công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ làm mẫu mực lý tưởng để đối lập với xã hội đương thời Theo họ, con người có thể trực tiếp với Chúa mà không cần đến trung gian là Giáo hội Họ đòi thuần khiết hóa tôn giáo

Các phái dị giáo có những quan điểm không phù hợp với gíao điều của giáo hội Cơ đốc giáo sơ kỳ Các phái này có xu hướng nhị nguyên luận Họ quan niệm thế giới là kết quả của cuộc đấu tranh giữa “cái thiện tinh thần” và “cái ác vật chất” Luật của Chúa là cái thiện và luật lệ trần tục là cái ác Cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng Trong “giang sơn ngàn năm của Chúa” sẽ không cần có Giáo hội và quyền lực Tính chất phiếm thần luận cũng là một đặc điểm của các phái dị giáo khi họ đồng nhất Chúa với tự nhiên, luật của Chúa với luật của tự nhiên

Trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại thể hiện chủ nghĩa cộng sản tiêu dùng, bình quân, khổ hạnh trong phạm vi từng công xã nhỏ

Những trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại mang tính vô chính phủ Họ cho rằng nhà nước và các tổ chức của nó là nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội và không hề có ý thức về việc sẽ sử dụng nhà nước như công cụ để thực hiện cải tạo xã hội Nhìn chung, nhiều trào lưu có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa thời trung đại chủ trương thay đổi đời sống xã hội không phải bằng con đường hành động cách mạng Tinh thần cách mạng đã không nẩy nở phát triển trong nhiều phong trào bởi vì trình độ ý thức giác ngộ của những người tham gia phong trào không cao Họ vốn là nông dân bị phá sản, là thợ thủ công bị mất vai trò sản xuất độc lập, là những người lao động bị bần cùng mang nặng mặc cảm về thân phận hèn mọn mà không hề nhận thấy vai trò tích cực của mình trong quá trình phát triển của lịch sử

Tuy nhiên trong lịch sử trung đại vẫn ghi nhận những ngoaiï lệ Đó là sự xuất hiện của những phong trào dị giáo xã hội chủ nghĩa mang tính cách mạng ở nhiều nước vào các thế kỷ khác nhau

- Trước hết là phong trào Đônsinô (thế kỷ XIII, Bắc Ý) Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân ở Italia sôi sục nổ ra đã ảnh hưởng đến giáo phái Đônsinô Đônsinô cho rằng “giang sơn thánh thần” sẽ được xác lập dựa trên tiền đề là những phong trào cách mạng của nông dân Sau một năm phong trào thất bại

- Phong trào Giôn Bôn (thế kỷ XIV, Anh) là một trong những phong trào dị giáo diễn

ra trong bối cảnh quan hệ phong kiến tan rã nhanh chóng ở Anh Giôn Bôn, giáo sĩ bình dân Anh, nhà tư tưởng dị giáo nông dân và bình dân thuộc phái Lônlac Giôn Bôn là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1381 tại Uốt Tailơ, có tư tưởng phản kháng ách bóc lột rất tiến bộ Ông chỉ ra rằng chính nhờ lao động của những người nông dân cùng khổ mà bọn quý tộc có thể sống xa hoa phè phỡn trong các lâu đài sang trọng Theo ông, cuộc sống ở Anh sẽ không tốt hơn chừng nào mà chưa co chế độ tài sản chung, chưa hết quý tộc và nông nô, chưa có sự bình đẳng… Dựa vào Kinh thánh, Giôn

4 C Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981, t.2, tr.206

Trang 9

Bôn phê phán sự bất bình đẳng “Quyền hành của họ từ đâu ra- Giôn Bôn nói về quý tộc, nếu như họ không phải là những kẻ tiếm quyền? Bởi vậy thời Ađam đào đất còn Eva dệt vải thì đâu đã có quý tộc.”5 Cuộc khởi nghĩa cũng chỉ tồn tại khoảng một năm Giôn Bôn

bị kết án tử hình

- Phong trào Taborít là đỉnh cao của chủ nghĩa cộng sản dị giáo trung cổ nổ ra vào thế kỷ XV ở Tiệp Khắc Lúc bấy giờ Tiệp Khắc là một trong những nước phát triển nhất châu Âu và tập trung những mâu thuẫn gay gắt giữa các tập đoàn xã hội Tại đây Giáo hội Cơ đốc giáo đã cùng giới thương nhân gắn chặt với nhà nước quân chủ chuyên chế áp bức bóc lột nhân dân lao động một cách tàn nhẫn Khi nhà truyền giáo Ian Gaxơ bị Hội nghị Giáo hội thiêu sống đã trở thành nguyên cớ trực tiếp của cuộc cách mạng năm 1419 Những người khởi nghĩa chia làm hai phái: phái ôn hòa (trung tâm là thành phố Praha), phái dân chủ cấp tiến (trung tâm là thành phố Taborơ)

Phái dân chủ cấp tiến còn gọi là phái Taborít Nguyên tắc chung của phái này vẫn là những nguyên tắc của các phong trào dị giáo cộng sản chủ nghĩa trước đó Khẩu hiệu chung vẫn là “giang sơn ngàn năm của Chúa”, “mọi người đều bình đẳng, mọi của cải đều là của chung”… Ph.Ăngghen nhận xét rằng ở phái Taborit “ đã xuất hiện xu hướng cộng hòa dưới cái vỏ thần quyền, xu hướng đó sau này được tiếp tục phát triển ở những đại biểu của bình dân Đức vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI”6 Trong quá trình phát triển của cách mạng từ năm 1419 -1434 phong trào Taborít lại phân hóa thành phái hòa bình và phái cực tả

+ Phái hòa bình chủ trương không chống nhà nước bằng vũ khí mà bằng cách không tham gia vào nhà nước

+ Phái cực tả phủ nhận chế độ tư hữu, phủ nhận hôn nhân gia đình, chủ trương không phụ thuộc bất kỳ mệnh lệnh nào từ bên ngoài, muốn quay về cuộc sống của Adam và Eva như trong truyền thuyết tôn giáo Do đó phái này tự gọi là phái Ađamít

Phái Ađamít đã bị phái hòa bình tiêu diệt Nhưng sau đó phái hoà bình cũng tự từ bỏ những yêu cầu chống nhà nước và chấp nhận chế độ tư hữu

- Phong trào Tômát Muynxơ là phong trào dị giáo cộng sản chủ nghĩa ở Đức vào đầu thế kỷ XVI Nền công nghiệp của nước Đức trong giai đoạn này không được phát triển như các nước khác ở Tây Âu nhưng những phường hội thủ công nghiệp thành thị cũng đã thay thế phường hội thủ công nghiệp phong kiến nông thôn và đáp ứng được nhu cầu rộng lớn của xã hội Về chính trị nước Đức chưa thống nhất lãnh thổ và chưa tập trung quyền lực Cơ cấu giai cấp phức tạp gồm: giai cấp quý tộc, tầng lớp hiệp sĩ, giới tăng lữ, tầng lớp bình dân Cuộc đấu tranh của tầng lớp bình dân này nhằm chống lại các giai cấp và tầng lớp bên trên là không tránh khỏi Một trong những phong trào đấu tranh của tầng lớp bình dân là phong trào Tômát Muynxơ Tômát Muynxơ (Thomas Munzer) sinh tại Xtônbéc vào năm 1490, xuất thân trong một gia đình thợ mỏ Năm 15 tuổi ông lập trong trường một hội kín chống giám mục Mađơbua và nhà thờ La Mã Ông là tiến sĩ thần học

5 C.Mac- Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 2,NXB Sự thật, Hà Nội, 1981, , tr.208

6 C.Mac-Ph.Ăngghen: Tuyển tập, t.2,NXB.Sự thật, Hà Nội 1981, tr.209

Trang 10

và làm tu sĩ ở Halơ Theo ông, vấn đề ở Đức lúc này là cải cách tôn giáo và lập lại trật

tư cho nước Đức Tômát Muynxơ là đại biểu của phái cải cách tôn giáo cực đoan, thể hiện những yêu sách của nông dân và các tầng lớp bình dân khác

Năm 1520, ông đến Xơvichxcau truyền đạo và tập hợp những người tin vào thuyết

“nước Chúa ngàn năm” Xơvichxcau trở thành một trung tâm có khuynh hướng chống Gíao hội bằng bạo lực vũ trang Tômát Muynxơ tuyên bố sẽ vận động dân chúng đứng lên làm loạn Với tư tưởng táo bạo và quả quyết, Muynxơ công khai hoạt động với tư cách là một nhà cổ động chính trị Nội dung tuyên truyền của ông ngày càng có tính chất phiếm thần luận Ông cho rằng: thần linh không tồn tại ngoài con người Thần linh chính là lý tính của con người Lòng tin là sự thức tỉnh của lý tính Khi con người có niềm tin và lý tính thì con người giống với thần thánh và có thể giành lấy hạnh phúc cho mình Các tín đồ của Chúa phải thiết lập thiên đường trên mặt đất Không có thiên đường, địa ngục nào sau khi mất Không có quỷ dữ nào ngoài dục vọng xấu xa của con người Chính vì thế Ăngghen nhận định: tôn giáo của Muynxơ là gần với thuyết vô thần Cương lĩnh chính trị của ông đã đề ra những điều kiện để giải phóng cả những phần tử vô sản bắt đầu xuất hiện trong đám bình dân chứ không chỉ dừng lại ở yêu sách thiết lập “giang sơn ngàn năm của Chúa” Cương lĩnh chính trị ấy gần với chủ nghĩa cộng sản

Chính Muynxơ tổ chức hiệp hội ở nhiều vùng và cho xuất bản những văn kiện đả kích bọn áp bức, bóc lột, dựng lên một bức tranh xã hội bình đẳng và kêu gọi: “Hãy chiến đấu! Thắng lợi của chúng ta sẽ dẫn bọn bạo chúa đến chỗ diệt vong” Muynxtơ đã trở thành nhà tiên tri của cách mạng và kêu gọi lật đổ chế độ đương thời “bằng sự phê phán của vũ lực”7 Phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng dâng cao, đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa tháng Tư năm 1525 Nhiều nơi hưởng ứng, như vùng Sơvaben, Phơrăngken, Thuyrinhken và Dăcsen Muynxơ là một trong những lãnh tụ của cuộc cách mạng Năm 1526, phong trào thất bại Muynxơ bị thương và bị bắt tra tấn dã man Cuối cùng ông bị chém vào năm 38 tuổi Theo Ăngghen, “chỉ ở Muynxtơ, những tia tư tưởng cộng sản mới lần đầu trở thành biểu hiện của những khát vọng của một bộ phận hiện thực trong xã hội, chỉ ở ông ta lần đầu tiên chúng mới được diễn đạt rõ rệt đến một mức độ nhất định, và bắt đầu từ ông ta chúng ta thấy chúng dần dần hoà thành một với phong trào vô sản hiện đại; cũng giống như trong thời trung cổ, cuộc đấu tranh của nông dân tự

do chống sự thống trị phong kiến đang ngày càng ràng buộc họ, hòa làm một với những cuộc đấu tranh của nông nô và nông dân phụ thuộc để thủ tiêu hoàn toàn ách thống trị phong kiến”8 ,”Muynxtơ là một nhà dân chủ chân chính có thể có vào lúc bấy giờ”ø 9 Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa dị giáo ở Đức tiếp tục với phái “Rửa tội lại” Tinh thần của phái “Rửa tội lại” đã thể hiện trong cuộc khởi nghĩa ở thành phố Muynxtơ vào những năm 40 của thế kỷ XVI Những người khởi nghĩa đã giành được chính quyền và thực hiện nhiều cải cách chính trị- xã hội theo cương lĩnh của phái “Rửa tội lại” Sau hơn một năm, thành bang Muynxơ đã sụp đổ trước sự tấn công của nhà nước quân chủ chuyên chế và Giáo hội

7 C.Mac-Ph.Ăngghen:Tuyển tập,t.2, NXB Sự thật, Hà Nội 1981, tr.222

8 C.Mac-Ph.Ăngghen :Tuyển tập,t.2, NXB.Sự thật, Hà Nội 1981, tr.211

9 C.Mac-Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.2,NXB.Sự thật , Hà Nội, 1983, tr.134

Trang 11

Chương II

TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ KỶ XVI Ở NƯỚC ANH

I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA NƯỚC ANH VÀO THẾ KỶ XVI

Về kinh tế, tại Anh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển rất sớm Chế độ nông nô bị thủ tiêu từ cuối thế kỷ XIV do những cuộc khởi nghĩa của nông dân và sự nảy sinh của mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Đa số nông dân trở thành nông dân tự do vào thế kỷ XV Đầu thế kỷ XVI có những biến đổi lớn trong nông nghiệp Anh với sự xuất hiện của những yếu tố tư bản chủ nghĩa như những trang trại của phú nông Do tham gia vào nền sản xuất hàng hóa mà một ít nông dân trở nên giàu có Họ tìm cách mở rộng trang trại, thuê cố nông – những nông dân bị phá sản, qua đó bóc lột sức lao động của những cố nông này Như vậy những trang trại này đã biến thành cơ sở sản xuất nông nghiệp mang tính chất tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên nhìn chung thì số nông dân làm thuê còn ít và bản thân phú nông cũng tham gia lao động, nên tính chất tư bản chủ nghĩa chưa sâu sắc Ngoài ra, những nông trang của địa chủ phong kiến cũng ra đời Trước nhu cầu to lớn về các mặt hàng nông sản của thị trường, các địa chủ thay đổi cách bóc lột: sử dụng sức lao động của người làm thuê thay cho nông dân lệ thuộc Bản thân những quý tộc phong kiến

ở nông thôn này đã trở thành quý tộc mới- quý tộc đã tư sản hóa Những trại ấp của các nhà tư sản nông nghiệp cũng là biểu hiện của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Những nhà tư sản này vốn là nông dân giàu có hoặc là thị dân khá giả, thuê đất của lãnh chúa lập ra trại ấp Như vậy, kinh tế nông nghiệp phong kiến dần được thay thế bởi nông nghiệp tư bản chủ nghĩa

Trong thủ công nghiệp có thêm nhiều ngành nghề với kỷ thuật mới, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt len dạ Quy mô lẫn số lượng công trường thủ công ngày càng tăng Công trường thủ công là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp Công trường thủ công có hai dạng chính: công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung Về bản chất hai dạng này là giống nhau Sự xuất hiện của công trường thủ công phân tán gắn liền với hoạt động của lái buôn bao mua Những thợ thủ công làm việc tại nhà theo yêu cầu của lái buôn nên trên thực tế thì những người thợ này hợp thành tập đoàn sản xuất Tuy công trường này vẫn mang hình thức sản xuất nhỏ nhưng đã bước đầu có sự phân công lao động: mỗi loại thợ thủ công chỉ làm một khâu trong quá trình hoàn thành sản phẩm Còn công trường thủ công tập trung ra đời chủ yếu là do những thợ thủ công khá giả Những người thợ này mở rộng quy mô sản xuất, thuê các thợ thủ công không có tư liệu sản xuất Tính chất tập trung của lao động thể hiện rõ Sự phân công lao động trong những công trường này đã đến mức tỉ mỉ Công cụ sản xuất được cải tiến thường xuyên Những công trường này đặt

cơ sở cho việc thiết lập nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa sau này

Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển kéo theo sự phát triển của thương nghiệp và nghề hàng hải Thương nhân Anh đi khắp nơi Sự giàu có về tài nguyên cùng

Trang 12

sự dồi dào sức lao động ở các châu Á, châu Phi, châu Mỹ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

Như vậy thời kỳ tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản đang diễn ra tại Anh gắn liền với quá trình thay thế quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu bằng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn

Về xã hội, sự phát triển của kinh tế tất yếu dẫn đến sự biến đổi của cơ cấu giai cấp Trong xã hội Anh khi ấy giai cấp quý tộc phong kiến đang suy yếu nhưng vẫn nắm giữ chính quyền Để duy trì sự thống trị đang trên đà phá sản, chúng áp dụng các biện pháp cai trị rất hà khắc

Giai cấp tư sản mới nẩy sinh từ tầng lớp thị dân thời trung cổ, có thành phần xuất thân phức tạp, khá mạnh về kinh tế nhưng chưa giành được thắng lợi quyết định về chính trị Lực lượng vô sản đang hình thành gồm những thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị… bị phá sản Một số làm thuê trong các công trường thủ công tư bản Đây là lực lượng tiền thân của giai cấp vô sản hiện đại Một bộ phận không nhỏ khác lâm vào tình trạng thất nghiệp, sống lang thang Giai cấp nông dân cũng phân hóa thành những tầng lớp khác nhau, như nông dân tự do, nông dân tá điền, cố nông

Trong xã hội có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến với giai cấp tư sản, và mâu thuẫn giữa các giai cấp giàu có bóc lột với đông đảo quần chúng nhân dân lao động mong thoát thảm cảnh xã hội

Về văn hóa tư tưởng, có hai phong trào ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nước

Anh đương thời Một là, phong trào Văn hoá phục hưng Đây không chỉ là phong trào

phục hồi văn hoá Hy - La cổ đại đơn thuần mà nó mang nội dung mới, một ý thức giai cấp mới - ý thức hệ tư sản Phong trào bắt đầu ở Italia từ thế kỷ XIV Sau đó, phong trào Văn hoá phục hưng truyền sang Pháp, và nhiều nước khác ở Tây và Trung Âu Tính chất phản phong và chống lại Giáo hội, đề cao giá trị con người và tự do cá nhân thể hiện trong phong trào là những nét tiến bộ của nó Tính chất nhân bản của phong trào Văn hoá phục hưng còn thể hiện ở việc đề cao tinh thần dân tộc Phong trào Văn hoá phục hưng để lại tên tuổi của nhiều nhà văn thơ lớn, như Đantê (1265-1321), Xecvantec (1547-1616), Sếchxpia (1564-1616)… Hai là phong trào cải cách tôn giáo Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu tại Đức vào thế kỷ XVI, hai đại biểu của phong trào cải cách tôn giáo

ở Đức thế kỷ XVI là Mactin Luthơ (1483 - 1546), cải cách ôn hòa), và Tômát Muynxơ (1490 - 1528, cải cách cực đoan), đãø xâm nhập vào nước Anh dẫn đến sự ra đời của Anh giáo

Cả hai phong trào trên phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản và phục vụ cho lợi ích của giai cấp này, góp phần hình thành trào lưu nhân đạo chủ nghĩa mà Thôma Morơ là một đại biểu xuất sắc

Trang 13

II “KHÔNG TƯỞNG” - SỰ MỞ ĐẦU CÁC TRÀO LƯU XHCN VÀ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA THỜI CẬN ĐẠI

1 Thôma Morơ và tác phẩm Không tưởng

Thôma Morơ (Thomas More, 1478- 1535) sinh trong một gia đình trí thức và là người có học thức sâu rộng, là nhà văn xuất sắc, có tinh thần nhân đạo cao cả Năm 26 tuổi ông tham gia hoạt động chính trị, trúng cử vào nghị viện và phụ trách về ngoại giao Năm

1529 ông trở thành Huân tước tể tướng nước Anh Morơ tìm cách thay đổi các chính sách hà khắc lúc bấy giờ Đó là nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa ông và nhà vua Những quan điểm nhân đạo và tiến bộ của ông bị vua Henry VIII quy kết thành tội “phản quốc” Sau 15 tháng bị giam cầm, Morơ bị xử tử vào ngày 6-7-1535

Nhiều tác phẩm của Morơ đã ảnh hưởng đến đời sống tư tưởng lúc bấy giờ Trong số

đó tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Cuốn sách nhỏ vừa lý thú vừa bổ ích nói về chế độ nhà nước nhà nước tốt đẹp nhất và hòn đảo Không tưởng Không tưởng – utopi - theo

nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp là “không tồn tại ở đâu cả” Tác phẩm này được viết vào năm 1514, xuất bản bằng tiếng Latin sau đó 2 năm tại thành phố Luven (Bỉ), thường được

gọi tắt là Không tưởng Đây là tác phẩm văn học viễn tưởng- một hình thức văn học phổ

biến đương thời Tác phẩm đã thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trình độ học thức cao, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sự nhạy cảm về chính trị cùng với tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả

2 Những quan điểm XHCN trong tác phẩm Không tưởng

Xét về nội dung, tác phẩm gồm hai phần

Nội dung thứ nhất trong Không tưởng là phê phán xã hội đương thời Đó là xã hội

phong kiến suy tàn với những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang nẩy sinh Đối với chế độ phong kiến, Morơ lên án chính sách đối nội hà khắc và chính sách đối ngoại xâm lược của bọn vua chúa Những cuộc chiến tranh xâm lược đã tàn phá những nước bị xâm lược đồng thời nó cũng gây tai họa cho nhân dân trong nước Ở một mức độ nhất định, More đã đoán ra bản chất của nhà nước Ông viết: “qua việc nghiên cứu nhiều lần và kỹ lưỡng những nhà nước phồn hưng thời này, tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng không phải là cái gì khác ngoài mưu đồ của bọn nhà giàu trục lợi cá nhân dưới danh nghĩa và chiêu bài nhà nước.” Về thực chất, ông đã tiến tới nhận thức vai trò áp bức của nhà nước khi ông mô tả tính chất phản nhân dân của nó Những đạo luật đương thời đều bảo vệ quyền lợi của những kẻ giàu có và không liên quan gì đến công lý Nhà vua và quan lại, quý tộc chỉ biết bóc lột và đàn áp nhân dân lao động Những kẻ ăn bám ấy hợp thành một lực lượng đông đảo, sống xa hoa lãng phí trong khi nhân dân lao động đói rách lầm than Đây chính là tệ nạn xã hội đầu tiên và cơ bản của xã hội Morơ đã kêu gọi: Hãy ngăn chặn hành động vơ vét của bọn nhà giàu, sự độc đoán của những kẻ chuyên quyền, bắt chúng ăn ít đi nhưng làm thì nhiều hơn

Đối với chủ nghĩa tư bản, Morơ đặc biệt ghê tởm quá trình tích luỹ ban đầu của nó Quá trình này gắn liền với quá trình vô sản hóa người nông dân (tước đoạt ruộng đất) Mượn lời nhận xét mỉa mai của Raphaen Ghítlôđây – một nhân vật trong truyện:

“…Những con cừu vốn hiền lành của các ngài thường ngày nó hiền lành, ăn rất ít là cũng

Trang 14

đủ rồi… thế mà bây giờ nghe nói chúng đã trở nên háu ăn và bất trị, đến mức ăn cả thịt người, làm cho ruộng đồng, nhà cửa và thành phố bị phá sản tan hoang…”, Morơ đã khắc họa quá trình này bằng hình tượng “cừu ăn thịt người” quái dị nhưng có thật, hình tượng

được Mác hai lần nhắc đến trong chương 24 của bộ Tư bản

Trong buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản, những người lao động Anh đã phải làm việc như súc vật từ 14-18 giờ/ ngày mà cuộc sống của họ vẫn khốn cùng Nhiều người trong số họ không thể sống một cách lương thiện Điều ấy không thể không gây những ấn

tượng sâu sắc đối với con người nhân đạo chủ nghĩa như Morơ Trong Không tưởng, Morơ

đã nghiêm khắc lên án sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản Anh

Điều đáng quý nhất và cũng là cái mới nhất trong Không tưởng là Morơ đã nhận thức

được nguyên nhân cơ bản của thực trạng là chế độ tư hữu Theo Morơ, với chế độ tư hữu thì không thể nói đến sự công bằng và hạnh phúc xã hội Trong chế độ tư hữu mọi người sẽ tìm cách chiếm lấy cái mà mình muốn Khi ấy dù của cải có nhiều đến đâu thì cuối cùng của cải cũng rơi vào tay một số ít người lang sói và không chân thật Trong một nhà nước có chế độ tư hữu thì dù có ban hành bao nhiêu đạo luật cũng vô ích Những đạo luật ấy không có hiệu lực Một con đường duy nhất đi tới hạnh phúc của xã hội là thừa nhận nguyên tắc bình đẳng về tài sản Nhưng bình đẳng và tư hữu là không dung hòa với nhau được Vì vậy cần thủ tiêu chế độ tư hữu Những trang cuối cùng của phần thứ nhất trong

Không tưởng bàn luận về chế độ tư hữu là kết luận chung sau khi Morơ phê phán xã hội đương thời cũng chính là tiền đề để ông miêu tả xã hội công bằng Không tưởng

- Nội dung thứ hai của tác phẩm tạo nên sức hấp dẫn chủ yếu của Không tưởng là ở

dự án tổng thể về xã hội tốt đẹp mà nền văn hóa cổ đại chưa thểå phác họa Xã hội Không tưởng là một khối kinh tế thống nhất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được tổ chức theo nguyên tắc cai trị bình đẳng Khác với các phong trào xã hội trước đó thường tuyên truyền sự cộng đồng là hợp với ý Chúa, Morơ đã chứng minh sự cộng đồng là tốt đẹp nhất vì hợp lý trí nhất, và phù hợp nhất với lợi ích trần thế của con người Ở đây, Morơ đã giải thoát tính cộng đồng khỏi cái vỏ tôn giáo Trong xã hội Không tưởng, thành phố là nơi tổ chức trực tiếp sản xuất Trong thành phố, nghị viện là cơ quan tối cao của nhà nước có trách nhiệm tổ chức sản xuất, kiểm kê, phân phối sản phẩm, phân bố và điều tiết lao động, làm công việc ngoại thương…

Tế bào kinh tế trong Không tưởng là gia đình – kinh tế, có thể bao gồm cả những

người không cùng huyết thống miễn là cùng làm một nghề thủ công nhất định Hệ thống kinh tế bao trùm trong xã hội Không tưởng là hệ thống thủ công nghiệp Nghề thủ công là công việc chủ yếu của người lao động Trong xã hội Không tưởng nền nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi lẫn trồng trọt Lao động nông nghiệp là nghĩa vụ chung của mỗi công dân Thời gian lao động nông nghiệp là 2 năm dưới hình thức luân phiên Như thế trong xã hội Không tưởng không còn nông thôn đúng nghĩa mà chỉ có những trang trại để người thành phố đến lao động nông nghiệp theo nghĩa vụ Hết thời hạn họ trở về thành phố để làm những ngành nghề khác (thường là nghề thủ công)

Trong Không tưởng tất cả mọi người đều lao động một cách hăng say nên sản phẩm

lao động rất dồi dào Mọi sản phẩm đều được nộp vào kho công cộng Theo Morơ, nhờ

Trang 15

vậy có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu Tất nhiên trong điều kiện sản xuất còn ở trình độ thấp như lúc bấy giờ, Morơ chỉ có thể dừng lại ở quan niệm thoả mãn những nhu cầu tối thiểu: Trong xã hội mỗi người không đòi hỏi cái mà xã hội không có khả năng cung cấp

Trong quan niệm kinh tế, Morơ đã có một bước tiến dài từ lĩnh vực tiêu dùng đến lĩnh vực sản xuất Morơ là người đầu tiên quan tâm đến sự cộng đồng trong sản xuất và đây là trọng tâm chú ý của ông mặc dù ông cũng không hề chống lại việc tổ chức tiêu dùng chung Những nhà ăn tập thể được xây dựng trong xã hội Không tưởng nhưng các gia đình có thể nhận thực phẩm ở các chợ công cộng và tổ chức ăn uống trong gia đình Theo Morơ, tính chất cá thể của việc ăn uống không phải là mối nguy hại đối với chế độ

tư hữu Mối nguy hại ấy chính là thái độ cá nhân chủ nghĩa đối với nhà ở và ruộng đất

Vì thế trong xã hội Không tưởng không ai có quyền sở hữu đối với nhà cửa và ruộng đất Mỗi gia đình sẽ được phân phối nhà cửa theo lối bốc thăm cứ 10 năm/ lần

Khi phác họa xã hội Không tưởng ông đã hình dung ngoài thời gian lao động (6 giờ/ngày), mỗi người sẽ dành thời gian còn lại cho nghỉ ngơi (8 giờ/ngày), cho hoạt động văn hoá, khoa học, nghệ thuật, vui chơi giải trí (10 giờ/ngày) Bởi theo Morơ, hạnh phúc của con người được đo bằng sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và cả thời gian nhàn rỗi Cần phải làm cho người dân thoát khỏi sự nô lệ về vật chất, thể xác và dành nhiều thời gian hơn cho sự tự do tinh thần và mở mang trí tuệ

Trên phương diện chính trị Morơ đưa ra những dự kiến độc đáo Trong xã hội Không tưởng nhà nước được tổ chức vì nhu cầu của xã hội, vì hạnh phúc của con người và có chức năng cơ bản là kiểm kê, điều hành lao động… Các quan chức được bầu: những quan chức cấp thấp do các người cha trong gia đình bầu ra, và những quan chức cấp thấp sẽ bầu ra quan chức cấp cao Các quan chức có thể bị bãi miễn, nhưng nhìn chung thì họ là những người “không hề tỏ ra ngạo mạn và gây sợ hãi… được gọi là Cha và hành động xứng danh với mình…” Những việc quan trọng đều được bàn luận tại Hội nghị nhân dân toàn đảo hoặc Hội nghị các đội trưởng V.P.Vônghin (1879-1963) gọi đó là một thể chế chính trị dựa trên sự bình đẳng và tự do của toàn thể

Tính chất dân chủ không chỉ thể hiện trong chế độ quản lý mà còn trong cả việc tổ chức giáo dục Mọi trẻ em không phân biệt nam nữ đều được giáo dục như nhau trong hệ thống giáo dục công cộng Đối với thanh niên thì giáo dục cao cấp là bắt buộc Sự giáo dục không chỉ bằng sách vở mà còn bằng thực tiễn với việc học nghề thủ công và nông nghiệp

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, xã hội Không tưởng quy định tuổi thành hôn của nữ là từ 18 tuổi, của nam là từ 22 tuổi trở lên Morơ nêu lên quan điểm hôn nhân tự do, mọi người có quyền lựa chọn vợ hoặc chồng Chế độ hôn nhân 1 vợ –1 chồng được xã hội bảo vệ Quyền ly hôn được thừa nhận nhưng rất ít khi xảy ra bởi vì xã hội Không tưởng luôn giáo dục quan niệm“ đi tìm một cuộc hôn nhân mới ít có lợi hơn việc củng cố tình yêu vợ chồng”

Xã hội Không tưởng là xã hội có tôn giáo nhưng là một tôn giáo được duy lý hóa tức tôn giáo đã gạt bỏ những yếu tố mà lý trí cho là có hại đối với cuộc sống xã hội và cá

Trang 16

nhân Điều lý thú là khi cuộc cải cách tôn giáo chỉ mới bắt đầu nhưng Morơ đã đưa vào xã hội Không tưởng những đường nét dị giáo như: thực hiện chế độ bầu cha cố, tôn thờ những người có đạo đức…

Thể hiện ước mơ của Morơ - cũng là của nhân dân lao động, xã hội Không tưởng là

một xã hội yêu chuộng hòa bình Những cư dân của Không tưởng rất căm ghét chiến

tranh xâm lược Họ xem đó là điều dã man tàn ác, và sẵn sàng “tiến hành chiến tranh để bảo vệ bờ cõi của mình, để đuổi kẻ thù, hoặc vì lòng nhân ái đối với nhân dân một nước nào đó bị chế độ tàn bạo áp bức, họ cần dùng lực lượng của mình để giải phóng nhân dân nước đó khỏi ách tàn bạo và nô lệ”

Như vậy, Morơ đã bênh vực những con người cụ thể- những con người lao động bị áp bức bóc lột đang chết dần mòn trong xã hội tối tăm ngột ngạt đương thời Với sự phẫn nộ, Morơ đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh của xã hội phong kiến phản động đang suy tàn và đưa vào đó những chi tiết mới do chủ nghĩa tư bản đem lại Cũng với tấm lòng vì con người, Morơ đã dành cho con người những gì tốt đẹp nhất trong xã hội Không tưởng của mình Trên mọi lĩnh vực của xã hội này Morơ đều hướng đến việc đem lại cho con người cuộc sống đầy đủ, tự do và hạnh phúc Có thể nói, không có cái gì thuộc về con người mà Morơ không quan tâm một cách sâu sắc

Tất nhiên Không tưởng còn nhiều hạn chế Không tưởng chỉ là một tác phẩm văn học

viễn tưởng, không phải là tác phẩm lý luận, càng không là cương lĩnh cách mạng Trong lời kết luận, chính Morơ tự thừa nhận: “…trong nhà nước của xã hội Không tưởng có nhiều cái mà tôi có thể chúc cho các nước của chúng ta hơn là hy vọng rằng cái đó sẽ xảy ra …” Tự bản thân Morơ cũng không tin một xã hội tốt đẹp như thế là có thực

Trong Không tưởng vẫn còn nhiều mâu thuẫn Morơ mong muốn xã hội văn minh nhưng trong Không tưởng vẫn còn tồn tại những hình phạt man rợ, vẫn duy trì hình thức lao động

nô lệ cưỡng bức Morơ muốn phát triển nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ nhưng lại phản đối tiền, vàng…

Mặc dù vậy, với tác phẩm Không tưởng, Morơ là người đầu tiên nêu ra mô hình

tương đối toàn diện và chi tiết về xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó nét đặc sắc nhất là tư tưởng xóa chế độ tư hữu và đề cao sự thống nhất về sản xuất Morơ đã dũng cảm phê phán xã hội đương thời, phát triển tư tưởng nhân đạo của mình đến mức nêu lên được một mô hình xã hội cao hơn rất nhiều so với trình độ ý thức xã hội đương thời Với những

giá trị tư tưởng ấy, Không tưởng được thừa nhận là tác phẩm mở đầu các trào lưu xã hội chủ nghĩa thời cận đại Và từ Không tưởng trở thành tính từ gắn với những trào lưu tư

tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác

Trang 17

Chương III

NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ KỶ XVII

Trong thế kỷ XVII, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đặc sắc nhất được thể hiện trong các tác phẩm của Tômađô Campanenla (Italia) và Giêrắc Uynxtenly (Anh)

I NHỮNG TƯ TƯỞNG XHCN CỦA TÔMAĐÔ CAMPANENLA (1568 -1639)

1 Hoàn cảnh lịch sử của Italia vào thế kỷ XVII

Trong khoảng từ thế kỷ XIV-XV, Italia là một trong những nước phát triển nhất châu Âu về mọi mặt Nhưng Italia vẫn chưa thống nhất được thị trường trong nước Nền kinh tế lại phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhất là thị trường châu Âu Đến cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, kinh tế Italia lâm vào khủng hoảng Trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp phức tạp: quý tộc phong kiến, Giáo hội - tăng lữ, tư sản mới, nông dân, thợ thủ công… Mâu thuẫn giữa các giai cấp tầng lớp về mặt lợi ích ngày càng gay gắt, đối kháng

Thực dân Pháp, Đức, Tây Ban Nha giành nhau quyền bá chủ Italia và đã xâu xé đất nước này Cuối cùng miền Nam Italia bị thực dân Tây Ban Nha chiếm Kinh tế khủng hoảng, chiến tranh tàn phá, những cuộc xung đột nội bộ… đã đẩy nhân dân lao động Italia vào tình cảnh khốn cùng nhất châu Âu

Mặc dù chính trị không ổn định, kinh tế thăng trầm nhưng trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII về phương diện tư tưởng - văn hóa ở Italia có sự phát triển rõ rệt với nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng nổi danh như Đantê (1265-1321)â, Galilê (1564-1642)â, Lêôna Đơ Vanhxi (1452-1519), Tômađô Campanenla (1568-1639),…

2 Tômađô Campanenla và tác phẩm Thành phố Mặt Trời

Tômađô Campanenla (Tommaso Campanella, 1568 -1639) sinh ở Calabri thuộc miền Nam Italia trong một gia đình thợ thủ công làm giày Tuy vậy ông đã được gia đình cố gắng cho ăn học Ông đã nghiên cứu thần học, triết học, văn học… trong các tu viện Tác

phẩm đầu tay của ông là một tác phẩm triết học mang tên Triết học dựa trên cảm giác rất

nổi tiếng, xuất bản khi ông 23 tuổi Chính vì những quan niệm chống lại triết học kinh viện thời trung cổ thể hiện trong tác phẩm này mà ông bị toà án Giáo hội kết án 2 năm tù Từ năm 1598, ông tổ chức khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha Cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị khá chu đáo, thu hút nhiều giai cấp tầng lớp nhân dân yêu nước Tuy nhiên âm mưu bại lộ, ông bị bắt giam 27 năm Mặc dù bị tra tấn dã man, ông vẫn kiên cường

“… bị giam cầm mà vẫn tự do, một mình mà không đơn độc…” như ông viết Ông tiếp tục viết nhiều tác phẩm trong tù và bí mật chuyển ra ngoài Năm 1626 khi ra tù ông lại mưu sự khởi nghĩa Chỉ sau một tháng ông lại bị bắt giam 2 năm Sau đó Campanenla bị quản thúc trong tu viện Cuối cùng ông buộc phải sống lưu vong ở Pháp để tránh sự giám sát ngặt nghèo của kẻ thù Trong những năm cuối đời ông vẫn phải luôn trốn tránh sự săn đuổi âm mưu bức hại của Giáo hội

Trang 18

Cơ sở triết học của những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa của Campanenla

được thể hiện trong tác phẩm Triết học dựa trên cảm giác Thế giới quan triết học của

ông vừa mang tính chất duy tâm chủ quan vừa mang màu sắc tôn giáo Campanenla đã khẳng định vai trò to lớn của nhận thức của con người trước thế giới Ông là người đưa ra luận điểm nổi tiếng: Tôi tư duy nên tôi tồn tại Ông nhiệt thành bênh vực Galilê, cổ vũ tinh thần tự do nghiên cứu khoa học

Theo ông, Chúa là nguồn gốc sáng tạo muôn loài và hội tụ cảù ba yếu tố cơ bản - sức mạnh, khôn ngoan và tình yêu Ba yếu tố này bao trùm vũ trụ Ông đặc biệt thần thánh hóa mặt trời Mặt trời là hiện thân của Chúa Khái niệm Chúa của Campanenla có tính chất phiếm thần luận khi ông đồng nhất Chúa với tự nhiên

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Campanenla thể hiện trong tác phẩm Thành phố Mặt Trời Tác phẩm này được Campanenla viết vào mùa hè năm 1601 bằng tiếng Italia Ông tự dịch Thành phố Mặt Trời ra tiếng Latinh và xuất bản năm 1613 Tác phẩm ấy tái bản

tại Phơrăngphuốc bằng tiếng Đức (1623), tiếng Pháp (Pari, 1633), tiếng Nga (Pêtecbua,

1906) Thành phố Mặt Trời là một tác phẩm văn học viễn tưởng, được trình bày theo lối

kể chuyện Truyện kể về một thủy thủ thám hiểm trên chiếc thuyền vượt biển và lạc vào hòn đảo lạ Trên hòn đảo này có một xã hội tốt đẹp Đó là xã hội Thành phố Mặt Trời Những quan điểm có tính chất xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện trong sự mô tả chi tiết các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố Mặt Trời, đồng thời Campanenla phê phán xã hội đương thời ở Italia bằng cách so sánh xã hội ấy với xã hội lý tưởng theo mơ ước của Campanenla

Xã hội Thành phố Mặt Trời dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Mọi cái đều là của chung là sự phù hợp với luật tự nhiên Chế độ tư hữu với sự phân chia cái “của tôi”, “của anh” cần thủ tiêu bởi vì chế độ tư hữu là cội nguồn của những tệ nạn xã hội, của bất công, đói nghèo, của sự tham lam chiếm đoạt “… Do có tài sản riêng, nhà cửa, vợ con mà con người nảy sinh lòng tự ái để cho con cái giàu có địa vị vẻ vang, tài sản lớn mà người ta tìm cách vơ vét nhà nước, giả nhân, giả nghĩa, keo kiệt, phản bội…” Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, những người có sức lao động đều làm việc theo khả năng, không ai lười biếng, trộm cắp Việc phân công lao động được thực hiện theo hướng ưu tiên cho nữ Nữ không phải lao động nặng nhọc tốn nhiều sức cơ bắp “… Việc nghiên cứu khoa học, và nghề thủ công là việc chung của đàn ông và đàn bà; chỉ có một điểm khác nhau là những nghề nặng nhất như cày bừa, gieo trồng, đập lúa, mộc rèn… thì đàn ông làm; còn những việc vắt sữa, dệt, khâu vá, hội hoạ, âm nhạc… là của phụ nữ.” Ngoài ra, Campanenla cho rằng con người cần bình đẳng nhưng mỗi người có những đặc điểm, phẩm chất, năng khiếu, sở thích khác nhau do đó có thể làm việc và đóng góp cho xã hội khác nhau Vì vậy nhà nước phải có sự phân công, sử dụng, đãi ngộ… khác nhau Trong xã hội Thành phố Mặt trời, các ngành thủ công nghiệp, thương mại đều được chú ý phát triển Đặc biệt, việc nghiên cứu khoa học được chú trọng để góp phần nâng cao đời sống của nhân dân

Lao động nông nghiệp được coi là nghĩa vụ, mọi người lần lượt thay nhau thực hiện

Trang 19

Thời gian lao động trong xã hội Thành phố Mặt Trời chỉ là 4 giờ/ ngày, thời gian còn lại dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nghệ thuật…

Xã hội tôn trọng mọi ngành nghề, “Mỗi người dù được đặt vào công việc nào cũng coi công việc của mình là vẻ vang nhất” Thước đo giá trị chính là năng lực: những ai tài giỏi đều được xã hội tôn trọng đến mức được xã hội gọi là “ vua”

Hình thức lao động và quản lý là tổ chức tập thể (công xã) Những người giỏi, có uy tín nhất được cử làm quản lý Nhiều biện pháp quản lý được sử dụng: thi đua, tuyên dương, trừng phạt…

Trong xã hội Thành phố Mặt Trời mỗi người đều nhận những thứ cần thiết cho nhu cầu của bản thân ở các kho chung trong sự giám sát của nhà chức trách để đảm bảo cho

ai cũng “ vừa giàu vừa nghèo…”- vì giàu có thì con người ngạo mạn, kiêu căng còn nghèo nàn sẽ làm cho con người trở nên đê tiện, quỷ quyệt, gian lận Theo Campanenla việc phân phối bình quân theo nhu cầu như trong xã hội Thành phố Mặt Trời sẽ làm cho

ai cũng có tất cả (giàu) và cũng không ai có gì của riêng mình (nghèo) Quan niệm phân phối này của Campanenla thể hiện rõ nét tính không tưởng, nó chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng

Trong xã hội Thành phố Mặt Trời mọi người đều thương yêu, tôn trọng nhau như trong một gia đình Không ai là nô lệ của ai Những người già nua, neo đơn, tàn tật được xã hội cưu mang, chăm sóc chu đáo

Người đứng đầu nhà nước là “ông Mặt trời”- một linh mục Dưới ông là những trợ lý cao cấp: “đại biểu sức mạnh”, “đại biểu tình yêu”, “đại biểu trí tuệ” Đó là 4 người được dân lựa chọn và không bị bãi miễn, bị thay thế bởi đây là những người sáng suốt nhất, hoàn hảo nhất

Ông Mặt trời là người quyết định tối cao về mọi mặt “Đại biểu sức mạnh” phụ trách quân sự, bảo vệ tổ quốc Nét độc đáo trong vấn đề quân sự ở Thành phố Mặt Trời là hệ thống phòng thủ và tổ chức quân đội mang tính toàn dân Thành phố Mặt Trời được bảo vệ bằng một hệ thống phòng thủ kiên cố với bức tường thành gồm 7 vành đai mang tên 7

vì tinh tú Mỗi vành đai có 4 cổng quay theo 4 hướng, có các pháo đài, súng thần công cỡ lớn, hệ thống lỗ châu mai… Ngoài ra trên các bức tường đều có ghi những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống phản âm, khuếch âm để truyền tin hoặc những giáo huấn của các quan chức “Đại biểu cho trí tuệ” phụ trách việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, văn học nghệ thuật, kiến trúc… “Đại biểu tình yêu” phụ trách những vấn đề sản xuất, tổ chức, hôn nhân gia đình, sức khoẻ…

Dưới 4 người lãnh đạo này là những người quản lý do dân cử ra trong Hội nghị nhân dân Cứ mỗi tháng Hội nghị nhân dân được tổ chức 2 lần và lúc trăng non (đầu tháng) và trăng tròn (giữa tháng), gồm những người từ 20 tuổi trở lên Trong Hội nghị, toàn dân có thể phê bình, góp ý, bãi miễn các quan chức (trừ 4 người tối cao) Như vậy theo nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa P.V.Vônghin thì nguyên tắc cai trị trong Thành phố Mặt Trời là kết hợp giữa dân chủ với sự cai trị của những người khôn ngoan

Trang 20

Xã hội Thành phố Mặt Trời được quản lý bằng các loại luật khác nhau Đó là những luật được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và được ghi chép công khai trên các bức tường của thành phố Toàn dân đều có quyền tham gia xét xử, kết tội, thi hành án với nhiều mức án khác nhau (cảnh cáo, không cho ăn ở nhà ăn chung, đánh đòn,

rút phép thông công, tử hình…) Điều này thể hiện tính chất vô chính phủ Một trong

những tội nặng nhất ở xã hội này là tội chống Chúa Chỉ có 4 người lãnh đạo cao nhất của Thành phố Mặt Trời mới có quyền giảm tội, ân xá Như vậy nhà nước trong xã hội Thành phố Mặt Trời thể hiện quan điểm dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội

Quan điểm của Campanenla về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nghệ thuật cũng thể hiện rõ tính chất xã hội chủ nghĩa mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị Chẳng hạn về giáo dục, ông chủ trương thực hiện chế độ giáo dục phổ cập toàn xã hội, vừa giáo dục văn hóa cơ bản vừa chú ý giáo dục nghề nghiệp gắn với thực hành sản xuất Xã hội quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng tình yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu con người với phương châm sống: Điều gì anh không muốn thì đừng làm cho người khác và điều gì anh muốn người khác làm cho mình thì hãy làm cho người khác Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, việc chăm sóc sức khoẻ, từ ăn, mặc, ở đều được xã hội lo chung (ăn tại nhà ăn tập thể, ở trong những ngôi nhà được cấp để sử dụng cứ 6 tháng một lần, y phục mọi người là như nhau…)

Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, nam nữ có quyền tự do tìm hiểu và kết hôn Ở đây, không ai được có con trước 21 tuổi (nam), và 19 tuổi (nữ) và tuy trong cư dân không qui định sự chung vợ chung chồng nhưngï chế độ ấy được chấp nhận tự nhiên bởi lẽ đơn giản là ở họ có quan niệm tất cả đều là của chung…

Như vậy, với những quan niệm đặc sắc phản ánh khát vọng tự do, bình đẳng xã hội, những tư tưởng nhân đạo phê phán ách áp bức bóc lột và chế độ tư hữu, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động, Campanenla là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất sắc trong thế kỷ XVII Tất nhiên Campanenla không tránh khỏi những hạn chế nhất định, như Ăngghen nhận định, là còn “thô kệch”, “chưa được đẽo gọt” Ông có những quan điểm chính trị - xã hội duy tâm, quan niệm công bằng xã hội thô thiển, máy móc (chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập thể), chủ nghĩa cộng sản mang tính chất trại lính…

II NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA GIÊRẮC UYNXTENLI (1609 - 1652)

1 Hoàn cảnh lịch sử của nước Anh vào nửa sau thế kỷ XVII

Bước vào thế kỷ XVII, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế ở Tây Âu Trong cuộc cách mạng tư sản ở Anh, như C Mác nhận định, “giai cấp tư sản, liên minh với tầng lớp quý tộc mới, đã đấu tranh chống chế độ quân chủ, chống giai cấp quý tộc phong kiến và chống Giáo hội thống trị” 1 Cách mạng tư sản Anh thắng lợi vào năm 1640 nhưng chưa thật triệt để Nước Anh tiếp tục trải qua hai cuộc nội chiến (1642 -1646 và 1648 -1649) Đến đầu năm 1649, vua Sáclơ I bị xử tử Nước Cộng hòa được tuyên bố thành lập Lúc đầu các tầng lớp nhân dân lao động rất oán ghét bọn quý tộc phong kiến và Giáo hội nên đã ủng hộ quý tộc mới, tư sản với hy

1 C.Mac-Ph.Ăngghen, tuyển tập, t.1,NXB Sự thật , Hà Nội 1980, tr.654

Trang 21

vọng cải thiện điều kiện sống Tuy nhiên cuộc cách mạng đã không đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân lao động, mà ngược lại, cuộc nội chiến kéo dài ngót 10 năm đã làm họ càng thêm bần cùng bởi thuế khóa, quyên góp phục vụ cho nội chiến Tầng lớp “tiền vô sản” ngày càng tăng trong dân cư và có xu hướng cách mạng rõ rệt Cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra ở Anh trong những năm 40 của thế kỷ XVII đã nâng cao trình độ nhận thức chính trị của nhân dân lao động trong đó có bộ phận tiến bộ của tầng lớp tiền vô sản

Chính trong bối cảnh lịch sử ấy những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giêrắc Uynxtenli xuất hiện

2 Giêrắc Uynxtenli và những tư tưởng XHCN của ông

Giêrắc Uynxtenli (Gerade Wilstanley, 1609 - 1652) sinh trong một gia đình buôn tơ lụa ở tỉnh Lancátxia (Anh) Từ nhỏ Giêrắc Uynxtenli đã phải học buôn bán theo nghiệp gia đình Tuy nhiên ông là người có chí tự học và thích hoạt động xã hội Hoàn cảnh kinh tế, chính trị- xã hội của nước Anh đã ảnh hưởng sâu sắc đến Giêrắc Uynxtenli Ông đã nhạy cảm nhận ra mối mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân lao động với những kẻ áp bức, bóc lột đương thời Năm 1648 ông viết một loạt bài báo đả kích tôn giáo Năm 1649 ông lãnh đạo phái “Đào đất” (digger) ở quận Xuarây cách Luân Đôn

không xa Tác phẩm Luật công bằng mới (tháng 1-1649) của ông là cương lĩnh của phái

này Phái “Đào đất” vốn gồm những người nghèo (nông dân không còn ruộng, những người lao động thất nghiệp…) tập hợp lại để khai thác đất của Giáo hội hoặc đất công đang bị bỏ hoang Lúc đầu những người thuộc phái Đào đất dựa vào sức mạnh của giáo lý và sự nêu gương Họ tin là những công xã do họ lập nên sẽ được dân nghèo ủng hộ, và nhân rộng mô hình này Cuối cùng không phải chỉ những người nghèo mà toàn thể nhân dân Anh sẽ đi theo con đường đó – tự nguyện xóa chế độ tư hữu, không mua bán đất và sức lao động Phái “ Đào đất” tuyên bố là không có ý định cướp quyền sở hữu của ai Phái “Đào đất” quan niệm Chúa tạo ra đất đai là để cho con chiên của Ngài canh tác sinh sống do đó tin rằng việc họ làm sẽ được Giáo hội tán thành vì hợp ý Chúa Tuy nhiên phái “Đào đất” đã không nhận được sự ủng hộ của Gíao hội Những trang trại do họ lập nên đã bị tàn phá bởi những người nghe theo lời xúi giục của thế lực tư sản, phong kiến Năm 1650 phong trào bị thất bại hoàn toàn Nhiều người cầm đầu phái này bị lùng bắt May mắn, Giêrắc Uynxtenli trốn thoát Ông tiếp tục hoạt động Thực tế đã cho những người thuộc phái Đào đất nhận ra rằng quan niệm của họ là hết sức ngây thơ Nhiều tác

phẩm của Uynxtenly ra đời trong giai đoạn này như Ngọn cờ của những người chủ trương bình đẳng chân chính dựng nên, Món quà năm mới gởi nghị viện và quân đội… Đặc biệt là trong Luật tự do (1652), Uynxtenly đã trình bày rõ nét nhất những tư tưởng xã hội chủ

nghĩa của ông

Mặc dù lập trường triết học của Giêrắc Uynxtenli là duy tâm chủ quan và có mầu sắc tôn giáo nhưng trong thực tiễn ông là một người chống Gíao hội nổi tiếng Ông cho rằng có chân lý tôn giáo, và để nhận thức chân lý ấy không cần đến kinh thánh, không cần đến trung gian là Gíao hội Toàn bộ huyền thoại Cơ đốc giáo, ở Uynstenli, có tính chất tượng trưng Theo ông, thiên đường, địa ngục, Chúa, quỷ dữ… không nằm ngoài con người mà là lực và phản lực thường xuyên chống nhau trong tâm hồn con người Đó là

Trang 22

cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng vì ánh sáng bên trong do Chúa đặt vào con người không thể bị dập tắt Nước Anh sẽ là nước đầu tiên giải phóng khỏi quyền lực của quỷ dữ, thực hiện trên trái đất giang sơn của tình yêu thiêng liêng Giáo hội nói Chúa, thiên đường, địa ngục chờ đợi con người sau khi mất chỉ là sự tưởng tượng, là thủ đoạn để khuất phục quần chúng nhân dân Các tăng lữ đưa ra mọi lý lẽ để chứng minh Chúa ngăn cấm quần chúng không đụng đến của cải tư hữu là để bảo vệ quyền lợi của bọn quyền quý mà trước hết là quyền chi phối ruộng đất Đối với Giêrắc Uynxtenli thì những nghi lễ tôn giáo chỉ là trò phù thủy

Giêrắc Uynxtenli phản đối chế độ tư hữu nhất là tư hữu ruộng đất Theo ông, đấng sáng tạo tối cao đã sáng tạo ra ruộng đất làm kho tàng chung cho con người và những động vật khác Trong trái tim con người có một luật lệ đã được vạch ra, con người phải tuân theo luật lệ ấy Đấy là luật hạnh phúc chung: Lý trí nói với con người rằng con người phải tìm hạnh phúc cho người khác cũng như cho chính mình Thế nhưng dục vọng xác thịt đã đẩy con người vào chỗ mù quáng, xui họ chỉ biết đến hạnh phúc cá nhân Hâïu quả là con người tìm cách xâm chiếm, cướp đoạt ruộng đất mà lẽ ra phải được sử dụng chung Như vậy người ta có được quyền tư hữu ấy bằng cách vi phạm những lời răn của Chúa (Điều răn thứ 7 và thứ 8 – đừng giết người, đừng trộm cắp) Quyền tư hữu này là

“đáng nguyền rủa” Nó khiến cho “một số ít người trở thành chủ ruộng, còn những người khác thì trở thành đày tớ của họ, trở thành nô lệ của đồng loại” Với chế độ tư hữu ruộng đất, luật lệ của bóng tối sẽ thống trị Mọi người sẽ tranh giành và thù hằn lẫn nhau Luật lệ của ánh sáng, của tinh thần, của tự do chân chính là sử dụng chung ruộng đất Lập luận này của Giêrắc Uynstenli gần gũi với phái duy lý không tưởng thế kỷ XVIII Chế độ hiện thời đối với G.Uynstenli là kết quả của sự mù quáng của lý trí con người Tuy nhiên bên cạnh tính chất duy lý, lập luận của ông còn mang dấu ấn tôn giáo một cách rõ nét, khi ông nhiều lần viện dẫn đến “tiếng nói của Chúa” để chứng minh cho lập luận của mình

Trong Luật công bằng mới, ông tuyên bố: Tôi nghe thấy những lời sau đây: “hãy cùng

nhau làm việc, cùng nhau ăn bánh; hãy tuyên bố điều đó ở khắp mọi nơi”

Từ chỗ phê phán quyền tư hữu, ông cũng lên án cả việc chuyển đổi quyền tư hữu (mua bán) ruộng đất Các chế độ sẽ không thể đem kiếm rèn thành lười cày và thoát khỏi chiến tranh, chừng nào mà việc mua bán ấy chưa bị xóa bỏ

Thay cho chế độ tư hữu, Giêrắc Uynxtenli chủ trương xây dựng xã hội mới dựa trên chế độ cộng đồng về ruộng đất và các sản phẩm lao động Bởi vì đấng tạo hoá tối cao đã tạo ra ruộng đất cho tất cả mọi người và của cải là sản phẩm lao động của mọi người nên mọi người phải có quyền như nhau đối với chúng

Theo ông cần đưa ra luật tự do sử dụng ruộng đất và lao động tập thể Trên nền tảng ấy, chế độ cộng hòa chân chính được thiết lập trên những đất vô chủ, đất “hoang” Kinh tế được xây dựng theo kiểu công xã Trong công xã, gia đình là đơn vị sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp và có sự gắn bó với sản xuất xã hội Có những công xưởng xã hội huấn luyện kỷ thuật cho sản xuất gia đình Sản phẩm lao động của gia đình được nộp vào kho chung và nhà nước sẽ phân phối cho toàn xã hội theo nguyên tắc bình quân

Trang 23

chủ nghĩa Tuy nhiên không phải mọi của cải gia đình đều là của chung như Campanenla đã từng quan niệm

Giêrắc Uynxtenli hình dung trong xã hội mới nhờ chú ý cải tiến kỷ thuật mà thời gian lao động mỗi này được giảm dần nhưng năng suất lao động vẫn tăng Không ai phải lao động quá 40 tuổi Thời gian sau đó là để mỗi người nghỉ ngơi, hưởng thụ, và hoàn thiện bản thân

Như vậy, tư tưởng bình đẳng của Giêrắc Uynxtenli trước hết là bình đẳng trong kinh tế

Những quan điểm chính trị - xã hội, văn hóa của Giêrắc Uynxtenli cũng có nhiều yếu tố tiến bộ Trong các tác phẩm của mình Uynxtenly luôn lên án nhà nước đương thời là

“công cụ của bọn nhà giàu”, còn pháp quyền là “xiềng xích trên cơ thể nhân dân” Ông viết: “Vương quyền nước Anh hiện nay là vương quyền của sự tham lam … là quyền lực của sự ích kỷ… do dó phải gọi nó là tên giết người… Dân lao động mong muốn một chính phủ công bằng… Nước Anh hiện nay là nhà tù Những luật sư là bọn cai ngục, còn dân nghèo là tù nhân…” Như vậy ông đã nhận thức tính chất giai cấp của nhà nước và pháp quyền bóc lột Thay cho nhà nước ấy, cần phải thiết lập nhà nước cộng hòa - tự do - dân chủ chân chính cho mọi người Điều này là phù hợp với ý Chúa Nhà nước cộng hoà ấy là do dân bầu, có nhiệm kỳ một năm Đứng đầu nhà nước là nghị viện Trong nhà nước không có sự tham gia của Gíao hội và tăng lữ Các đạo luật do nó thông qua sẽ có hiệu lực nếu trong vòng một tháng không có sự phản đối của nhân dân Các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc (tử hình, lao động cải tạo, nhục hình…) được áp dụng cho những kẻ mưu toan phục hồi chế độ tư hữu, những kẻ sát nhân, những kẻ ăn bám…

Về giáo dục, Giêrắc Uynxtenli đề cao hệ thống giáo dục nhà trường Phương châm giáo dục của ông là học đi đôi với làm, khuyến khích sự sáng tạo, phát huy sáng kiến Trong vấn đề hôn nhân gia đình, cũng như nhiều nhà không tưởng khác, Giêrắc Uynxtenli có những quan niệm tiến bộ như: tự do kết hôn, hôn nhân dựa trên tình yêu, tự nguyện, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng, mỗi gia đình có đời sống riêng, chống bạc đãi phụ nữ và trẻ em… (luật hôn nhân - Giêrắc Uynxtenli)

Nhìn chung, Giêrắc Uynxtenli chống tôn giáo, nhưng chưa triệt để, quan niệm có nhiều điểm thần bí Ông đã đặt nhiều hy vọng vào những cải cách hoà bình trong việc xây dựng xã hội mới Ông cũng như phái Đào đất tin rằng “ánh sáng bên trong” của lý trí và công lý sẽ chiến thắng bóng tối mà không cần dùng đến bất kỳ bạo lực nào, sẽ giành được cả thế giới bằng tình yêu Tuy vậy mô hình chế độ cộng hoà chân chính của ông thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và ông đã có nhiều cố gắng để thực hiện lý tưởng của bản thân trong thực tế (công xã phái Đào đất) Lịch sử thừa nhận ông là một trong những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng xuất sắc vào thế kỷ XVII

Trang 24

Chương IV

NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

THẾ KỶ XVIII Ở PHÁP

I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC PHÁP THẾ KỶ XVIII

Nước Pháp trước cách mạng tư sản là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến Từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII nền quân chủ chuyên chế ấy đã phát triển đến trình độ cao nhất để đi vào giai đoạn suy tàn Vua Lui XIV mất và được bí mật đem chôn

vì sợ quần chúng nổi loạn Vua Lui XV còn nhỏ tuổi không đủ sức vực nuớc Pháp đang suy sụp Vị thế nước Pháp không ngừng sút giảm

Trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa thì nước Pháp lúc bấy giờ vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu Đất đai trong cả nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua Nhà vua lấy ruộng đất đó cấp cho quần thần Mỗi quý tộc sở hữu những vùng đất đai rộng lớn Nhà thờ cũng chiếm một phần ruộng đất đáng kể Cho đến cuối thế kỷ XVII yếu tố tư bản chủ nghĩa trong nông thôn đã xuất hiện nhưng còn rất nhỏ bé Nền công thương nghiệp Pháp tuy thua Anh nhưng nó cũng đã làm cho bộ mặt của những thành phố thời trung cổ thay đổi hẳn Hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp phổ biến là công trường thủ công, trong đó hình thức công trường thủ công phân tán là áp dụng rộng rãi trong cả nước Thương nghiệp cũng có những bước tiến Nước Pháp mở rộng buôn bán với nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ… Trong khi đó thì chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, hạn chế số lượng công nhân và sản phẩm… Điều này đã ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp Xoá bỏ những ràng buộc ngặt nghèo của phong kiến đối với nông công thương nghiệp trở thành một yêu cầu khách quan và tất yếu của lịch sử

Sự xuất hiện của những yếu tố tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản Giai cấp này bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau, đông đảo nhất là tầng lớp tư sản công thương nghiệp Giai cấp này muốn tham gia chính quyền, muốn xóa những luật lệ ngặt nghèo của nhà nước quân chủ chuyên chế, muốn mở đường cho công thương nghiệp phát triển Ở thành thị, thợ thủ công, những công nhân, người buôn bán nhỏ… cũng là một lực lượng bất mãn sâu sắc đối với chế độ xã hội đương thời Họ bị khinh miệt về sự nghèo khổ của bản thân và không có một quyền chính trị nào Ở nông thôn, nông dân là giai cấp đông đảo nhất nhưng cũng là giai cấp cùng khổ nhất trong đẳng cấp thứ ba.Họ chịu ba tầng áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Đó là lãnh chúa, nhà nước và nhà thờ Trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, nông dân bị phá sản phải lang thang để kiếm sống, nạn đói diễn ra liên tiếp Tất cả những giai cấp tầng lớp ấy hợp thành đẳng cấp thứ ba Trong khi đó giai cấp quý tộc Pháp vẫn tiếp tục sống xa hoa trụy lạc Quần chúng ngày càng khốn khổ về mọi mặt bởi sự thống trị của nhà thờ Cơ đốc giáo và nhà nước quân chủ chuyên chế Chính vì vậy xã hội Pháp vào thế kỷ XVIII đã chia thành hai trận tuyến đối lập: một bên là phong kiến và bên kia là đẳng cấp thứ ba

Trang 25

Những đại biểu của giai cấp tư sản có thể tự nhận không phải là đại biểu của một giai cấp riêng biệt nào mà là đại biểu của toàn thể nhân loại đau khổ

Vào những năm 50 của thế kỷ XVIII cách mạng đã lên men sôi sục Trong bối cảnh ấy xuất hiện nhiều tư tưởng, quan niệm mới về chính trị, xã hội, trong đó đáng chú ý là những tư tưởng xã hội chủ nghĩa với các đại biểu Giăng Mêliê, Phrăngxoa Môrenli, Gabrien Bonnô Đơ Mabli, Grắccơ Babớp

II CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG TIÊU BIỂU Ở PHÁP VÀO THẾ KỶ XVIII

1 Giăng Mêliê (Jean Meslier, 1664-1729)

Tiểu sử của G.Mêliê cho đến nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ Ông sinh ở làng Mađecni (Mazerny) thuộc miền Sămpanhơ (Champagne) trong một gia đình thợ dệt, học ở trường dòng Ông từng nghiên cứu những tác phẩm của Đêcáctơ (Descarte,1596 -1650), của triết gia duy vật vô thần cổ đại Luycơrexơ1 (Lucretius Carus, khoảng 95-55TCN), của nhà hoài nghi luận Misen đơ Môngtenhơ2 (Michel de Montaigne, 1533-1592) Năm 23 tuổi ông được phong làm mục sư và giảng đạo tại làng Etơrơpênhi (Etrepigny) cho đến khi qua đời

Mêliê hiểu rất rõ tình trạng nặng nề của người nông dân Pháp Thông cảm họ, hiểu biết sâu sắc thực tế nước Pháp đương thời, mong muốn cải tạo xã hội là những nét đặc trưng của thế giới quan Mêliê Ông đã từng bị Giáo hội quở phạt vì đã cùng nông dân chống lại chúa đất (1716)

Trong những năm cuối đời ông viết một luận văn mang tên Di chúc gồm 366 trang viết tay Di chúc đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và hiệu quả đến những triết gia thuộc phái Ánh sáng Theo Vônte3 (1694 - 1778) thì đây là di chúc “chống Giêsu” và sự phê phán mọi mặt đối với xã hội đương thời thể hiện trong tác phẩm đã khiến Vônte run lên

vì sợ hãi Những đoạn trích trong tác phẩm đó đã được Vônte công bố và đến năm 1864 toàn bộ tác phẩm được xuất bản Đây là một trong những tác phẩm được chú ý nhất vào

lúc bấy giờ

Trong Di chúc, Mêliê vạch trần bản chất và vai trò áp bức của tôn giáo Theo ông,

không chỉ riêng Thiên chúa giáo mà tôn giáo nói chung đều chỉ là sự tưởng tượng của con người, là sự mê tín Tôn giáo là vũ khí nô dịch nhân dân lao động “Tôn giáo ủng hộ chính phủ xấu xa nhất còn chính phủ thì ủng hộ tôn giáo ngu ngốc nhất…” Tôn giáo tồn tại vì sự bất công, áp bức, là đòi hỏi tuân thủ chính quyền Nhà vua ban thưởng cho giáo

sĩ vì các giáo sĩ đã lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân để tuyên truyền quan niệm trật tự hiện thời là do Chúa sinh ra, trật tự ấy là vĩnh cửu, còn cảnh nô lệ của dân chúng là trạng thái tự nhiên Thay vì giúp nhân dân, nhà thờ lại bóc lột họ Các giáo sĩ lừa dối nhân dân

1 Luycơrexơ, nhà thơ và nhà triết học duy vật La Mã, người kế tục Êpiquya Ông là nhà khai sáng vĩ đại của thế giới

La Mã Thơ ông ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học duy vật thời Phục hưng

2 Misen đơ Môngtenhơ (1533-1592), nhà triết học người Pháp thời Phục hưng Tác phẩm chính: những kinh nghiệm (1580) Điểm xuất phát của học thuyết của ông là chủ nghĩa hoài nghi

3 Vônte (Voltaire,1694-1778) – nhà triết học Khai sáng, nhà sử học, nhà văn lớn của nước Pháp Tác phẩm chính:

Triết học bỏ túi (1764), Zađich (1747), Chất phác (1767),

Trang 26

lao động, lợi dụng sự tăm tối và ngu dốt của họ Dưới mắt ông, giáo sĩ là một trong những cái ác của xã hội do đó cần “treo cổ tất cả bọn quý tộc bằng ruột của thầy tu” Bằng những nét vẽ sắc sảo, tác phẩm đã phác họa tình trạng bần cùng tăm tối của người nông dân với sự thương xót và phẫn nộ Mêliê đã lên án xã hội đương thời có quá nhiều kẻ ăn bám Theo ông muốn làm cho xã hội lành mạnh trước hết phải xoá bỏ tình trạng này Ông nghiêm khắc phê phán vua chúa ở nước Pháp nhất là vua Lui XIV mà không hề ngần ngaịï Theo ông, những cuộc chiến tranh mà vua chúa đã tiến hành chỉ là

vì lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước cầm quyền chuyên chế là một trong những cái ác của xã hội Hành động của nhà nước chỉ là sự cướp bóc hợp pháp

Ông phê phán sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Ông quan niệm rằng trong đời sống xã hội thì sự phụ thuộc lẫn nhau là cần thiết để con người tồn tại, nhưng không thể đến mức người thì có tất cả mà không hề phải lao động trong khi những người khác lại chỉ có nghĩa vụ, tai họa và đau khổ Đó là “sự phụ thuộc quá đáng” Mêliê kêu gọi xóa bỏ sự phụ thuộc quá đáng ấy để thiết lập sự phụ thuộc đúng đắn lẫn nhau, không còn tình trạng chênh lệch lớn về điều kiện sống Ông hoàn toàn tin rằng điều ấy có thể và cần phải trở thành hiện thực Ông viết: “Tất cả chúng ta đều sinh ra từ một nguồn gốc Không

ai sinh ra đã là quý ông, quý bà Thiên nhiên sinh ra chúng ta với tư cách là những người tương thân tương ái vì thiên nhiên sinh ra chúng ta từ cùng một bản chất và cùng một mục đích.” Sự bất bình đẳng trong xã hội từ trước đến nay không phải là sự ban phát của tự nhiên mà nảy sinh từ chính con người Và nó không phải là hiện tượng vĩnh cửu

Tinh thần cách mạng nhiệt thành của ông thể hiện rõ trong tác phẩm Để xóa bỏ sự bất bình đẳng, ông kêu gọi: “Liên hiệp lại hỡi nhân dân các dân tộc nếu các ngươi muốn tự cứu khỏi cảnh khốn cùng Hãy tương trợ nhau vì lợi ích chung của tất cả các dân tộc” Nhân dân cần phải tự vũ trang với sự giúp đỡ của quân đội Mêliê khẳng định “Số phận các ngươi nằm trong tay các ngươi” Con đường xoá bỏ bất bình đẳng mà Mêliê chỉ ra chính là con đường cách mạng nhân dân Ở phương diện này, Mêliê tỏ ra gần gũi với Tômát Muynxơ

Sống cùng với nhân dân, Mêliê đã nhạy cảm nhận ra cách mạng là sự nghiệp trong một tương lai gần Mêliê đã báo truớc cuộc cách mạng sắp nổ ra Ông là sứ giả nhiệt thành của cách mạng Mơ ước lật đổ ngôi vua của ông đã được thực hiện trong cuộc đại cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789)

Tuy nhiên ông không chỉ mơ ước của lật đổ bọn vua chúa mà còn mơ ước xây dựng một xã hội mới vì lợi ích của nhân dân Đó là xã hội dựa trên nền tảng là chế độ công hữu, nhất là công hữu đối với ruộng đất Chế độ tư hữu bị thủ tiêu bởi lẽ nó là nguồn gốc của những tai họa xã hội; mọi người yêu thương nhau như trong một gia đình; của cải xã hội được quản lý chung đủ để phân phối cho nhu cầu của mọi người (nhờ kinh tế phát triển); tất cả sẽ được phân phối giống nhau từ quần áo, giày dép, nhà ở… để đảm bảo điều kiện sống như nhau; mọi người đều phải lao động dưới sự quản lý của những người khôn ngoan nhất Đây là sự phụ thuộc chính đáng Như vậy sự phụ thuộc và tuân thủ trong xã hội lý tưởng không mang tính chính trị, tính giai cấp; đơn vị cơ sở của trật tự xã

Trang 27

hội là những công xã nông thôn hoặc thành thị; trong xã hội do không có tư hữu nên những tội lỗi do nó gây ra như trộm cắp, giết người, dối trá sẽ không tồn tại

Với tư tưởng xóa bỏ tư hữu, xác lập chế độ công hữu, Mêliê là nhà cộng sản chủ nghĩa đầu tiên của nước Pháp Ông đã thể hiện hoài bão của dân nghèo nông thôn Pháp đương thời, và là nhà không tưởng có xu hướng cách mạng

2 Phơrăngxoa Môrenli (Francois Morelly)

Không rõ tiểu sử của ông Tác phẩm lớn nhất của Môrenli là Bộ luật của tự nhiên Bộ luật của tự nhiên xuất bản lần đầu khuyết danh tại Amxtécđam vào năm 1755 Năm

1841 được tái bản, ghi tên tác giả là Môrenli

Theo Môrenli, trong giai đoạn đầu xã hội loài người không có chế độ tư hữu Trong ký ức của nhiều dân tộc vẫn còn lưu lại những ấn tượng về trạng thái ấy, thậm chí Môrenli cho rằng vẫn còn các cộng đồng nguyên thủy như vậy ở một số vùng hoang dã thuộc Bắc Mỹ Đây là trạng thái tự nhiên phù hợp với bản tính tự nhiên của con người Sau đó do thiếu lý trí, con người không biết cách tổ chức cuộc sống của mình, không tự giác đối với xã hội nên đã thiết lập chế độ tư hữu Sự ra đời của chế độ tư hữu đã không làm cho xã hội tốt hơn mà ngược lại Tư hữu đã dẫn đến bất công kinh tế và sau đó là bất công chính trị Chế độ tư hữu lan rộng đã làm tiêu tan những luật lệ xa xưa, những quan hệ bình đẳng tự nhiên, sự gắn bó thân thiết giữa những con người… Như vậy con người đã thoát khỏi thiên đường nguyên thủy và đánh mất sự vô tội nguyên thủy Trải qua một thời gian đau khổ, với những kinh nghiệm cay đắng, con người sẽ tỉnh ngộ Khi ấy con người nhận thức được rằng chế độ cộng đồng nguyên thủy là ưu việt và sẽ tìm cách để quay trở về trạng thái này Như vậy sự trở lại của tính cộng đồng là kết quả của sự ý thức chứ không phải là tính cộng đồng bản năng như lúc đầu

Tư tưởng nổi bật nhất của tác phẩm Bộ luật của tự nhiên là xoá bỏ chế độ tư hữu

Theo ông, “trong bất cứ chế độ xã hội nào, quyền tư hữu về những của cải được phân chia đều là nguồn gốc của những tai hoạ tày trời “Ở nơi nào không có quyền tư hữu thì ở đó không có một hậu quả nguy hại nào của nó…” Môrenli đã mơ ước xã hội tốt đẹp với những đặc trưng: Chế độ công hữu là nền tảng xã hội Đây là nét nổi bật trong tác phẩm

Bộ luật của tự nhiên Theo Môrenli, chế độ công hữu phù hợp với đức hạnh tự nhiên của

con người; mỗi người đều làm việc tuỳ theo sức lực, khả năng và đều được xã hội chăm sóc; trong xã hội, lao động không phải chỉ là nghĩa vụ mà chủ yếu là do tự giác bởi lẽ lao động là nhu cầu của con người

Khác với Mêliê, Môrenli cho rằng sự ra đời của xã hội mới là đơn giản, bằng con đường hòa bình: nhờ sự tự nhận thức và luật pháp Ông quan niệm: chế độ đương thời đầy bất công, dối trá do thiếu hiểu biết, do con người không biết tổ chức cuộc sống của mình Lạc quan, Môrenli tin rằng “mặc dù con người rời bỏ chân lý, song chân lý không thể bị tiêu diệt” Có thể thay đổi xã hội bằng cách: Nâng cao nhận thức của con người nhất là những người cầm quyền, làm cho con người có đạo đức và xây dựng một hệ thống luật

lệ mới tốt hơn Trong Bộ luật của tự nhiên, Môrenli đã đưa ra hệ thống luật lệ rất chi tiết,

đó là “hình mẫu luật pháp tương ứng với đòi hỏi tự nhiên”: luật ruộng đất, luật khoa học giáo dục, luật hôn nhân, luật phân phối, luật quy hoạch thành phố, luật cấm xa xỉ- Ăng

Trang 28

ghen nhận xét: điều này thể hiện chủ nghĩa cộng sản khắc kỷ bình quân Môrenli cho rằng những luật lệ đưa ra cần phải đúng đắn, ngắn gọn và rõ ràng

Tóm lại, Môrenli đã thể hiện ra như là một nhà không tưởng vô thần nhưng trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề thì lại là người duy tâm chủ quan về mặt lịch sử Ông chỉ mới đưa ra một sơ đồ cứng nhắc về xã hội lý tưởng, chưa nêu được mối quan hệ giữa xã hội đương thời với xã hội mà ông mơ ước Vả lại bản thân ông cũng không hề tin rằng xã hội ấy trở thành hiện thực Trong kết luận ở phần đầu của tác phẩm, ông thú nhận: “Tôi không có tham vọng táo bạo muốn cải tạo xã hội loài người Hiện nay hầu như chưa đủ điều kiện để thiết lập một nước cộng hòa như vậy”

Tuy nhiên nét tích cực của Môrenli là những tư tưởng hướng thiện của ông Ông đã thực lòng mong muốn thức tỉnh mọi người từ những kinh nghiệm sống để vươn đến một xã hội mới tốt đẹp hơn

3 Gabrien Bonnô Đơ Mabli (Gabriel Bonnet de abli, 1709 -1785)

Mabli xuất thân trong một gia đình quý tộc Bố ông là nghị sĩ Ông theo học ở trường trung học của Gíao hội, sau học tại chủng viện ở Pari Học xong, nhận chức tu viện trưởng nhưng sau đó ông đã từ bỏ cuộc đời tôn giáo và chuyên tâm vào việc nghiên cứu lịch sử, chính trị Mabli viết rất nhiều (khoảng 30 tác phẩm xuất bản trong 50 năm, từ năm 1740 đến năm 1786) Một số tác phẩm quan trọng của ông:

+ Sự so sánh những người Rômanh và người Pháp (1741),

+ Những nhận xét về người La Mã (1751)

+ Quyền và nghĩa vụ công dân (1758)

+ Nhận xét về lịch sử nước Pháp (1758)…

Những quan điểm triết học của Lốc cơ (1632-1704, Anh), của Côngđiắc (1715-1780, Pháp) là cơ sở lý luận của các tư tưởng xã hội – chính trị của Mabli Dựa trên những lý thuyết ấy, ông xây dựng lý thuyết về những sự say mê Theo ông, những sự đam mê, những tình cảm bộc lộ ra của con người quy định khuynh hướng của người đó; Trước khi có chế độ tư hữu thì chỉ có những say mê tốt đẹp Đó là sự say mê lao động và tình yêu thương giữa con người - con người; Tư hữu xuất hiện là do sự sai lầm, sự ngu ngốc muốn sống nhàn hạ bằng sức lao động của người khác Sự xuất hiện ấy đã làm nẩy sinh những ham muốn không lành mạnh, những tính xấu như bần tiện, thói xa hoa… Nó tạo nên xung đột, bất công kinh tế, bất công chính trị Do đó cần xoá bỏ chế độ tư hữu Đối với tư hữu, Mabli bày tỏ sự căm ghét của mình Không thể sang Mỹ theo lời mời của Ađam và

Phrăng Klanh – những tác giả của Tuyên ngôn độc lập, ông đã viết quyển Nhận xét về Hoa Kỳ Trong tác phẩm này, Mabli chúc mừng nhân dân Mỹ vừa giành được độc lập,

đồng thời ông lưu ý nhân dân Mỹ về sự phát triển của chế độ quý tộc tài chính, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng… và khẳng định sự phát triển theo hướng ấy sẽ dẫn đến chỗ xác lập một chế độ bạo tàn của kẻ giàu và những cuộc chiến tranh xâm lược Những lời tiên đoán của ông đã được thực tế xác nhận là đúng đắn Ngay từ lúc bấy giờ giai cấp

tư sản đã nhận thấy ông là kẻ thù của chế độ tư hữu Do đó mặc dù ông là một trong những người chuẩn bị về mặt tinh thần cho cách mạng dân chủ tư sản Pháp nhưng khi

Trang 29

cuộc cách mạng này thành công thì các các sử gia tư sản đã bỏ quên ông, còn ở Mỹ thì sách của ông - thậm chí hình nộm ông - đã bị đốt (1784)

Trong hệ thống lý luận của mình, Mabli đặc biệt quan tâm đến vấn đề xã hội Ông gọi học thuyết của mình là “hệ thống cộng đồng tài sản và sự bình đẳng” Học thuyết này

được hình thành dần dần Trong tác phẩm đầu tiên Sự so sánh những người Rômanh và người Pháp (1741), Mabli còn bào chữa, bảo vệ cho những nguyên tắc của quyền lực nhà nước quân chủ Pháp Đến năm 1758, trong tác phẩm Công quyền ở châu Âu (1758) ông từ

bỏ quan điểm quân chủ và tìm cách xác định lý tưởng xã hội của mình Ông viết: “…liệu có vi phạm những luật lệ tự nhiên trong những quốc gia mà một số công dân thì chiếm hữu tất cả còn một số thì chẳng có gì?”… Tuy nhiên ông chỉ mới nêu vấn đề mà chưa có

quan điểm giải quyết rõ ràng Trong những tác phẩm tiếp theo như Nhận xét về những người Hy Lạp, Nhận xét về những người Rômanh… ông gián tiếp phê phán nhà nước đương thời Đặc biệt là tác phẩm Quyền và nghĩa vụ công dân (1789) thể hiện rõ hơn

những quan điểm xã hội – chính trị của ông Trong tác phẩm này ông đã biện luận tính hơn hẳn của sự cộng đồng tài sản và lý giải về những con đường cải cách xã hội, chứng minh tính hợp pháp của nội chiến “thổi bùng lên tình yêu tổ quốc, sự tôn trọng pháp luật và bảo vệ một cách chính nghĩa các quyền và tự do của dân tộc”, nhằm chống lại bọn

vua chúa bạo tàn Tư tưởng chống chế độ chuyên chế tiếp tục thể hiện trong Những nhận xét về lịch sử nước Pháp: Nước Pháp cần một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ chuyên

chế đã thối ruỗng nếu không muốn bị tiêu tan Tác phẩm thể hiện rõ nhất những tư tưởng

xã hội - chính trị là Về việc làm luật hay nguyên tắc của pháp luật, Những nghi vấn đặt ra cho các nhà triết học – kinh tế trên vấn đề trật tự tự nhiên và cần thiết của các xã hội chính trị Từ lịch sử của nước Pháp, Mabli đi đến kết luận là phải có một sự thay đổi căn

bản trong đời sống chính trị - xã hội Những tư tưởng của Mabli về ý nghĩa tốt đẹp của các cuộc cách mạng phản ánh sự lớn mạnh của tinh thần cách mạng ở Pháp Đó là những

tư tưởng có ý nghĩa tiến bộ đặc biệt và ảnh hưởng to lớn đến nhà không tưởng G Babớp Nếu như những cuộc cách mạng ở châu Âu cung cấp cho Mabli ít nhiều cách thức để nước Pháp xóa bỏ trật tự đương thời thì lịch sử lại chưa hề cho ông một chút kinh nghiệm nào về việc xây dựng xã hội mới Trong trường hợp này ông buộc lòng phải nhờ đến những truyền thuyết về thời đại hoàng kim Ông tìm cách giải quyết vấn đề tổ chức lại xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cũng giống như nhiều nhà không tưởng của thế kỷ XVI và thế kỷ XVII đã làm

Theo ông hoàn toàn có thể xây dựng chế độ sở hữu tập thể – một chế độ sở hữu đã từng tồn tại trong lịch sử và đến lúc ấy vẫn còn ở một số nơi Chế độ sở hữu này là nền tảng kinh tế tự nhiên của xã hội mới Mọi ưu việt của xã hội sẽ được thể hiện vì hạnh phúc chung của mọi người Về thực chất nước cộng hòa cộng sản lý tưởng của Mabli là một công xã nông dân với chế độ bình quân về những nhu cầu rất hạn chế

Mabli phản đối luận điểm cho rằng chỉ có chế độ tư hữu mới là yếu tố kích thích con người làm việc Ông khẳng định trong chế độ công hữu có nhiều yếu tố kích thích sự hăng say lao động một cách mạnh mẽ hơn Đó là tinh thần tự trọng, là sự động viên của xã hội… Ông hình dung sẽ có những phần thưởng đặc biệt cho những người lao động tốt, cho những người làm tròn trách nhiệm của mình trong gia đình và ngoài xã hội

Trang 30

Theo ông, trong xã hội mới thì lao động không chỉ là nghĩa vụ mà còn là vinh dự Ai cũng hăng say lao động cho chính mình và cho xã hội trong những tập đoàn sản xuất tùy theo sức khoẻ Luật lệ của xã hội làm tăng thêm sự kính trọng đối với lao động Xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu

Về chính trị, ông không tán thành quan điểm phân chia quyền lực của Môngtexkiơ (1689 -1755), ông khẳng định người chủ của nhà nước là nhân dân Nhân dân là người mang quyền lực tối cao, người thiết lập chế độ chính trị Nhân dân không thể có tự do nếu không là người lập pháp Trong xã hội mới, các quan chức do dân bầu Mỗi quan chức đảm nhận chức vụ trong một thời gian nhất định và họ chỉ có quyền hạn trong phạm

vi hẹp Nhà nước có chức năng chính là tổ chức lao động và phân phối sản phẩm lao động Không có tình trạng phân chia đẳng cấp, không có quân đội thường trực

Nền giáo dục của xã hội mới là nền giáo dục toàn dân và không tốn tiền, mục tiêu của nền giáo dục ấy là đào tạo những công dân toàn diện, trong đó đặc biệt chú ý giáo dục lòng yêu nước và yêu lao động

Tuy rằng Mabli có những quan điểm mang tính chất cộng sản chủ nghĩa nhưng như Ăngghen nhận xét, Mabli vẫn có những hạn chế: quan điểm cộng sản nông dân bình quân khổ hạnh trong phân phối, quan điểm bình đẳng xã hội còn mơ hồ… Là người nhị nguyên luận, ông tìm cách hòa hợp tôn gíao với lý tưởng xã hội (Trong sự tôn thờ thượng đế có sự tôn thờ những luật lệ tự nhiên, sự tôn thờ quyền bình đẳng giữa người và người – Mabli)

Chính Mabli tự thừa nhận là chưa đủ những vật liệu cần thiết để xây dựng xã hội một xã hội như ông mơ ước

Mabli đã có những ảnh hưởng quan trọng đến các nhà lãnh đạo cách mạng dân chủ tư sản Pháp đương thời như Mara4 (1753-1793), Rôbexpiơ5(1858-1894) Những tư tưởng chính trị của Mabli đã góp phần thúc đẩy cách mạng dân chủ tư sản Pháp bùng nổ, phục vụ cho cuộc đấu tranh vì một thế giới mới tốt đẹp hơn, vì hạnh phúc của nhân loại

4 Grắcơ Babớp (Gracques Babeuf, 1760 – 1795)

Tên thường gọi của G.Babớp là Phrăng xoa Nôen, ông xuất thân trong một gia đình công nhân nghèo Là nhân viên lưu trữ hồ sơ, Babớp hiểu rõ cơ chế thống trị của giới quý tộc Từ đó ông căm thù chế độ phong kiến sâu sắc Ông từng cùng với nhân dân ở Pari phá ngục Baxti - biểu tượng của nhà nước quân chủ chuyên chế Ông thường có những chính kiến khác với các phe phái trong cách mạng nên hay bị bắt Trong lần bị tù

ở Arát (1795), Babớp chuyển từ chủ nghĩa bình quân sang chủ nghĩa cộng sản Tháng 10 năm 1795, ra tù, ông tiếp tục hoạt động theo khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa Ông tổ

chức câu lạc bộ Păngtêông, dùng hai tạp chí Diễn đàn người dân, Người khai sáng để tuyên truyền tập hợp những người cùng chí hướng Mặt khác bí mật tổ chức Hội đồng cứu nguy xã hội trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa Tổ chức này của ông đã chú ý thu hút cả công

nhân và binh lính Bị phản bội, tháng 5- 1796 ông bị bắt Một năm sau, ngày 27 tháng 5

4 Mara (1743-1793), nhà bác học, y học, vật lý học và là nhà báo nổi tiếng với tờ báo Người bạn dân

5 Rôbexpiơ (1858-1895), trạng sư, lãnh tụ phái Giacôbanh trong cách mạng dân chủ tư sản Pháp

Trang 31

năm 1797 ông bị tử hình Với tinh thần mạnh mẽ, ông đã đi ra pháp trường như đi lên đài chiến thắng, không hề hối tiếc về sự lựa chọn của mình

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại có một cao trào đã đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội như một vấn đề cách mạng thực tế Phái Babớp đặt hy vọng vào cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra do các ông thực hiện nhằm thoã mãn những nhu cầu cấp bách của quần chúng Họ không thể sống bằng những hy vọng hão huyền, những lời hứa hẹn suông của các chính khách tư sản Nhân dân lao động cần thoả mãn những nhu cầu cấp bách Đó là nhu cầu thực phẩm, nhà ở và những nhu cầu sinh hoạt thiết thân khác Chính vì thế trong cương lĩnh cách mạng do Babớp vạch ra đã nêu một loạt biện pháp cụ thể mà chính phủ cách mạng lâm thời cần thực hiện như: phát bánh mì miễn phí cho người lao động; tịch thu nhà của bọn giàu có phản động bóc lột để cấp cho người nghèo, người có công cách mạng; buộc những chủ tiệm cầm đồ phải trả lại những đồ vật mà người nghèo đã cầm cố; chiếm kho bạc nhà nước, bưu điện, kho tàng,… để phân phát cho nhân dân Theo Babớp, việc tước đoạt ấy chính là dùng bàn tay sắt để trấn áp kẻ thù

Sau những biện pháp đó, phái Babớp sẽ thực hiện những biện pháp có tính chất lâu dài nhằm tiêu diệt vĩnh viễn nạn đói nghèo Như vậy phái Babớp đã tỏ ra nhạy cảm đối với tầng lớp bên dưới và thể hiện quyết tâm cách mạng khi đề xuất cách giải quyết những vấn đề gay gắt đang đặt ra

Về mặt lý luận, Babớp cũng như những người theo chủ nghĩa bình quân hoặc cộng sản cùng thời, chịu ảnh hưởng của lý luận về luật tự nhiên Theo lý luận này thì sự bình đẳng là xuất phát từ bản chất của con người Nhưng Babớp không như những nhà tư tưởng trước kia cho rằng luật tự nhiên xuất hiện ngay từ buổi sơ khai, thể hiện trong trạng thái tự nhiên Babớp quan niệm: quyền tự nhiên là kết quả của những suy tư và kinh nghiệm của loài người

Để thực hiện quyền tự nhiên, cần phải: một là, phổ cập giáo dục; hai là, đấu tranh Tư tưởng đấu tranh của Babớp là mầm mống của lý luận đấu tranh giai cấp Babớp đã thừa nhận rằng cuộc đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu có đã bắt đầu ngay khi xuất hiện những thể chế tìm cách trao mọi của cải vào tay một số người này đồng thời tìm cách tước đoạt tất cả của người khác và sẽ diễn ra mãi mãi khi còn có sự phân hóa ấy Cuộc nổi dậy của những kẻ bị áp bức sẽ nổ ra khi mà đa số bị dồn đến tình trạng không thể chịu đựng được nữa.Trật tự tự nhiên là có thể bị bóp méo nhưng sự phá hủy nó hoàn toàn sẽ có khuynh hướng hồi phục nó Đây là một kết luận có tính biện chứng của Babớp Cuộc cách mạng Pháp bấy giờ dưới mắt ông chỉ mới là ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng to lớn vĩ đại hơn Cuộc cách mạng mới này sẽ nổ ra khi những tệ nạn xã hội phát triển đến đỉnh cao Bởi lẽ quần chúng không thể không mong muốn lật đổ trật tự xã hội mà trong đó họ bị áp bức bóc lột để thiết lập trật tự cộng sản chủ nghĩa Ông tin rằng gốc rễ của chế độ cũ đã thối ruỗng và sẽ bị đổ nhào nếu có lực đẩy

Về xã hội mới, Babớp hình dung nó như một công xã lớn, mọi ruộng đất và tài sản trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về nhân dân Công xã bao gồm những người cùng nhau lao động và hưởng thụ những thành quả lao động chung Sự phân phối ấy chú ý cả số lượng và chất lượng công việc Việc sản xuất được tổ chức tập trung, chú ý sử dụng

Trang 32

máy móc để lao động bớt nặng nhọc Quyền thừa kế bị thủ tiêu Những người không lao động có ích cho tổ quốc thì sẽ không có bất kỳ quyền chính trị nào Lao động chân tay là tiêu chuẩn số một để có được quyền công dân Các quan chức sẽ do dân bầu ra và hưởng thụ như mọi thành viên khác của công xã Tuy nhiên công xã của Babớp mang nặng tính bình quân thô sơ Ở đó, giữa mọi người với nhau không có chút gì khác biệt ngoài giới tính và tuổi tác

Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã không đem lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân lao động Dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã tiến xa lên phía trước Sự xuất hiện của phái Babớp theo khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa là khuynh hướng thích hợp với yêu cầu của giai cấp vô sản Pháp đang hình thành Phong trào Babớp tuy còn mang tính không tưởng nhưng là bước tiến quan trọng trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa Theo V.P.Vônghin (1879-1963), chủ nghĩa Babớp như là khâu trung gian giữa chủ nghĩa cộng sản cũ chưa chín muồi với chủ nghĩa cộng sản mới - chủ nghĩa cộng sản khoa học

Ngày đăng: 03/01/2016, 18:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. B.A. Tsaghin: C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, NXB Tiến bộ, Matxcơva 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học
Nhà XB: NXB Tiến bộ
9. Cung Kim Tiến: Từ điển Triết học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
10. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 11. Lịch sử chủ nghĩa Mác, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới", NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 11. "Lịch sử chủ nghĩa Mác
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
20. V.P. Vônghin: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII
Nhà XB: NXB Sự thật
21. V.P. Vônghin: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Chính trị, Matxcôva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà XB: NXB Chính trị
22. Vũ Dương Ninh- Nguyễn Văn Hồng: Lịch sử thế giới, NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. C. Mác- Ph. Ăngghen tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội 1980 3. C. Mác- Ph. Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội 1981 4. C.Mác- Ph. Ăngghen toàn tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội 1983 Khác
8. C.Mác-Ph.Ăngghen tuyển tập, tập3, NXB Sự thật, Hà Nội,1982 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w