1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án vật lý 11 nâng cao

109 781 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

- Dựa vàoyêu cầu của bài toán để xác định các đại lượng chưa biết - Gọi HS lên bảng giải bài 1 SGK chú ý khi 2 quả cầu tiếp xúc thì điện tích 2 quả cầu giống nhau về dấu và độ lớn nhưng

Trang 1

Ngày soạn: 05/09/2007

PHẦN I: ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌCCHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

1 ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CULÔNG

- Phát biểu nội dung, viết biểu thức và biểu diễn bằng hình vẽ định luật Culông

- Áp dụng để giải quyết các bài toán đưong giản về cân bằng của hệ điện tích điểm Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Xem lại SGK lớp 7

- Chuẩn bị một số các thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và do hưởng ứng Một chiếc điện nghiệm

- Chuẩn bị phiếu học tập

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.

1 Bài cũ: Giới thiệu về nội dung chương trình của chương rồi so sánh với chương trình VL lớp 7.

2 Bài mới.

Hoạt động 1: Hai loại điện tích Sự nhiễm điện của các vật

- Giáo viên thông báo về điện tích, các loại điện

tích Điều kiện về điện tích điểm (có kèm hình vẽ)

- Có mấy loại điện tích? Hai loại điện tích tương

tác với nhau như thế nào?

- Điện tích điểm là gì? Cho ví dụ? Giáo viên làm

một số thí nghiêm đơn giản để thông báo sự nhiễm

điện do cọ xát của các vật

- Hãy cho biết trong thực tế có những cách nào làm

vật nhiễm điện? những cách nào?

- Muốn nhận biết một vật nhiễm điện ta làm thế

nào?

- Giáo viên thực hiện các thí nghiệm theo mục b

trong SGK và thông báo cho HS các hiện tượng

nhiễm điện

- HS tiếp nhận thông tin

- quan sát Gv làm thí nghiệm để nêu được kết quả của thí nghệm

+ Đơn vị điện tích (C)+ Điện tích của e là 1.6.10-19C+ Giá trị điện tích bằng một số nguyên lần e

- HS làm việc theo yêu cầu của GV

- Từ thí nghiệm để nêu ra tương tác điện giữa các loại điện tích

+ Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau

- Quan sát thí nghiệm của giáo viên và rút ra nhận xét

+ Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng

Hoạt động 2: Định luật Culông.

- Nghiên cứu phương pháp xác định lực tương tác

giữa các điện tích

- Dựa vào hình vẽ SGK hãy nêu cấu tạo và cách sử

dụng cân xoắn Culông để xác định lực twong tác

giữa hai điện tích

- GV tóm tắt giới thiệu cân xoắn vừa trình bày thí

nghiệm để dẫn đến các kết quả về sự phụ thuộc của

- The dõi và ghi chép vào vở các kết ảu của thí nghiệm

- Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của cân xoắn

- Nêu các kết quả thí nghiệm của Culông tìm được về sự phụ thuộc lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách và độ lớn của chúng

- Khái quát hóa kết quả của thí nghiệm để phát

Trang 2

lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng

cách, độ lứon của hai điện tích và phụ thuộc vào

môi trường trong đó có chứa điện tích

- Lực tương tác phụ thuọc vào yếu tố nào?

- Gọi một học sinh phát biểu nội dung định luật

- Công thức xác định lực Culông

+ GV đặt vấn đề vetơ lực của lực Culông cách viết

biểu thức định luật dưới dạng vectơ

- Nêu đặc điểm vectơ lực tương tác giữa hai điện

tích

- Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng

dấu, khác dấu?

- Đơn vị điện tích là gì?

biểu nội dung, bieủe thức của định luật Culông

- Kết hợp các kết quả ở trên để phát biểu nội dung, viết biểu thức của định luật Culông

- Lực tương tác phụ thuộc vào các yếu tố như: độ lớn của điện tích và khoảng cách giữa các điện tích

- Nội dung định luật

- HS nêu đơn vị của điện tích và hằng số k

Hoạt động 3: lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện môi Hằng số điện môi.

- Giáo viên thông báo kết quả thực nghiệm: lực

tương tác giữa hai điện tích đặt trong chất cách

điện bị giảm ε lần trong chất điện môi.

- GV phân tích để chỉ cho HS thấy được ý nghĩa

của hằng số điện môi ε

- Giới thiệu bảng 1.1

- HS theo dõi và tiếp htu trả lời câu hỏi

- Nghiên cứu bảng giá trị các hằng số điện môi trong SGK và rút ra nhận xét

- Hằng sinh nhìn vào bảng rồi so sánh hằng số điện môi của một số chất

- Cùng GV làm các bài tập trong SGK

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi câu nhắc nhở của GV

- Giao câu hỏi P và làm bài tập trong SGK

- Yêu câu HS chuẩn bị bài sau

o0o Thiết kế ngày 7/9/2007 Tiết:2.

2 THUYẾT ELECTRON ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Nắm được những nội dung chính của thuyết electron cổ điển Từ đó hiểu được ý nghĩa của các khía niệm hạt mang điện và nhiễm điện; chất dẫn điện và chất cách điện

- Hiểu được nội dungh của định luật bảo toàn điện tích

- Nếu có điều kiện, có thể hướng dẫn cho HS làm những thí nghiệm như trong SGK để HS rèn luỵên về phương pháp làm thí nghiệm và kĩ năng làm thí nghiệm

2 Kĩ năng:

- Giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của một chất, ba cách nhiễm điện của các vật trên

cơ sở thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích

P1 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19C

B Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 kg

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 2

Trang 3

C Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.

D Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác

P2 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron

B Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron

C Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương

D Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron

P3 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do

B Vật cách điện là vật chứa rất ít điện tích tự do

C Vật dẫn điện là vật chứa rất ít điện tích tự do

D Chất điện môi là chất có chưa rất ít điện tiách tự do

P4 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã chuyển từ vật này sang vật kia

 Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn tr ung hoà điện

 Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì electron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương

 Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển

từ vật nhiễm điện sang vật chưa nhiễm điện

P5 Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì:

A Hai quả cầu đẩy nhau

B Hai quả cầu hút nhau

C Không hút mà cũng không đẩy nhau

D Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau

P6 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do

B Trong điện môi có rất ít điện tích tự do

C Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hòa điện

D Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện

 Đáp án phiếu học tập: P1(D); P2: (C); P3: (C); P4: (D); P5: (B); P6: (D).

2 Học sinh:

- Ôn lại bài trước, chuẩn bị các câu hỏi trong phiếu học tập, chuẩn bị làm các TN về nhiễm điện cho các vật

III TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC

Hoạt động 1 Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ

- Báo cáo tình hình lớp

- Trình bày câu trả lời về hai loại điện tích, cách

nhiễm điện cho các vật

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Yêu cầu HS cho biết tình hình của lớp

- Nêu câu hỏi

- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời

- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm

Hoạt động 2 Thuyết electron

-Đọc SGK

- Thảo luận nhóm

- Tìm hiểu nội dung cơ bản của thuyết electron

- Trình bày nội dung của thuyết

- Nhận xét bạn trả lời

-Trình bày câu trả lời của câu hỏi C1

-Trình bày câu trả lời của câu hỏi C2

- Yêu cầu HS đọc phần 1

-Yêu cầu HS trình bày 3 nội dung của thuyết

- Nhận xét trả lời của HS

- Nêu câu hỏi C1

- Nêu câu hỏi C2

- Nhận xét trả lời của HS

- Yêu cầu HS đọc phần 2

Trang 4

-Đọc SGK.

- Thảo luận nhóm tìm hiểu chất dẫn điện và chất

cách điện là gì

- Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện

- Trình bày chất dẫn điện và chất cách điện

Hoạt động 3:Vận dụng thuyết electron giải thích 3 hiện tượng nhiễm điện

-Đọc SGK

- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích

- Trình bày sự nhiễm điện do cọ xát

- Nhận xét bạn trả lời

-Đọc SGK

- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích

- Trình bày sự nhiễm điện do tiếp xúc

- Nhận xét bạn trả lời

-Đọc SGK

- Thảo luận nhóm tìm hiểu cách giải thích

- Trình bày sự nhiễm điện do hưởng ứng

- - Nhận xét bạn trả lời

-Đọc SGK

- Thảo luận nhóm tìm nội dung định luật

- Trình bày định luật bảo toàn điện tích

- Đọc câu hỏi, suy nghĩ

- Trả lời câu hỏi

- Ghi nhận kiến thức

- Nêu câu hỏi P (trong phiếu học tập)

- Nêu câu hỏi 1,2 SGK

- Tóm tắt bài

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi câu nhắc nhở của GV

- Giao câu hỏi P và làm bài tập trong SGK

- Yêu câu HS chuẩn bị bài sau

o0o -Thiết kế ngày 11/9/2007 Tiết: 3

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 4

Trang 5

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1 Phương pháp giải bái tập

- Học sinh nghe, hiểu và đưa ra phương pháp giải

bài tập

- Thảo luận theo nhóm

- Đại diện một nhóm lên trình bày phương pháp

Hoạt động 2: Sửa bài tập 1, 2 SGK trang 8 - 9

- Học sinh trình bày phương án giải bài tập của

Hoạt động 3: Giải bài tập 3 SGK trang 9

Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoạt động

- Trình bày phương án của nhóm mình

- Hướng dẫn và chia nhom cho học sinh hoạt động

- Quan sát các nhóm trình bày phương án của mình

- Nhận xét, bổ sung

Hoạt động 4 : Giải bài 4 SGK trang 9

Trang 6

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoạt động

- Ghi câu hỏi về nhà

- Nghe và Ghi câu hỏi hướng dẫn của giấo viên - Cho học sinh bài tập về nhà.- Hướng dẫn học sinh học bài điện trường tiết 1

A Định nghĩa điện trường và tính chất cơ bản của điện trường

B Phát biểu định nghĩa cường độ điện trường

C Hiểu được định nghĩa đường sức điện và ý nghĩa của đường sức điện

D Hiểu được khái niệm điện phổ, quy tắc vẽ đường sức điện

E Hiểu được nội dung nguyên lý chồng chất điện trường

- Ôn lại khái niệm điện trường đã học ở THCS

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ.

- Báo cáo tình hình lớp

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Kiểm tra tình hình HS

- Nêu câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời và cho điểm

Hoạt động 2: Điện trường, vectơ cường độ điện trường.

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm, nêu khái niệm điện trường

- Trình bày khái niệm điện trường

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm

- Tìm hiểu các tính chất của điện trường

- Trình bày các tính chất của điện trường

- Yêu cầu HS đọc phần 1.a

Trang 7

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm

- Tìm hiểu khái niệm cường độ điện

trường

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Trả lời câu hỏi C1

- Nhận xét và kết luận chung

- Nêu câu hỏi C1

Hoạt động 3: Đường sức điện.

- thảo luận nhóm

- Trình bày định nghĩa đường sức điện

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- thảo luận nhóm

- Tìm hiểu các tính chất của đường sức điện

- Trình bày các tính chất của đường sức điện

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Đọc SGK

- thảo luận nhóm về khái niệm điện phổ

- Tìm hiểu khái niệm điện phổ

- Làm thí nghiệm điện phổ cho HS quan sát

- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét

- Nhận xét, tóm tắt

- Nêu câu hỏi C2

Hoạt động 4: Điện trường đều, điện trường của một và nhiều điện tích gây ra trong không gian.

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm về điện trường đều

- Tìm hiểu điện trường đều

- Trình bày điện trường đều

- Nhận xét phần trình bày của bạn

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm về cường độ điện trường của

một điện tích điểm

- Tìm điện trường của một điện tích điểm

- Trao đổi kết quả các nhóm

- Nhận xét bạn trình bày

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm về điện trường do nhiều điện

tích gây ra tại một điểm

- Trình bày nguyên lý chồng chất điện trường

- Cho Hs làm bài tập trong phiếu học tập

- Trả lời câu hỏi C3, câu hỏi 1,2 SGK

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy

o0o Ngày 20/09/2007 Tiết 6

6 CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ

Trang 8

- Nêu được đặc điểm công của lực điện.

- Hiểu được khái niệm hiệu điện thế

- Nêu được định nghĩa và xác định được mối liên hệ giữa điện trường và hiệu điện thế

- Giải được một số bài tập đơn giản về điện thế và hiệu điện thế trong SGK

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên:

- Hình vẽ các đường sức điện trường, hình ảnh để xác định công của lực điện trên khổ giấy lớn

- Vẽ lên giấy khổ lớn hình vẽ về sự không phụ thuộc vào dạng của đường đi của công lực đienẹ tác dụng vào điện tích dịch chuyển trong đienẹ trường

- Chuẩn bị phiếu học tập

2.Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về khái niệm công trong cơ học, định luật Culông và về tổng hợp lực

- Ôn lại cách tính công của trọng lực

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Bài cũ:

- Trình bày khái niệm về điện trường và tính chất cơ bản của điện trường

- Biểu thức xác định cường độ điện trường và áp dụng cho trường hợp cường độ điện trường của một điện tích điểm gây ra

2.Bài mới.

 Đặt vấn đề: Tương tác tĩnh điện có nhiều điểm tương đồng với tương tác hấp dẫn Ta sẽ thấy

ngay cả công của lực điện và thế năng của điện trong điện trường cũng có những điểm tương tự như công của trọng lực và thế năng của một vật trong trọng trường

Công của trọng lực được biểu diễn qua hiệu thế năng Còn công của lực đienẹ trường có thể được biểu diễn qua đại lượng nào? Ta có thể thông qua cách xây dựng khái niệm về công trong trường trọng lực để xây dựng khái niệm này trong trường tĩnh điện được không/

Học sinh tiếp thu ý đồ của học sinh và cùng suy nghĩ

Nhắc lại biểu thức tính công của trọng lực và đặc điểm?

Hoạt động 1: Công của lực điện

- Giới thiệu hình vẽ 4.1 Từ hình vẽ xác định lực

tác dụng lên điện tích qo khi qo dich chuyển trong

điện trường đều, nêu đặc điểm của lực này?

- Từ biểu thức tính công của lực điện trong điện

trường đều ứng với các trường hợp sau:

- Lần lượt cho học sinh xác định F, S ,α trong mỗi

trường hợp rồi áp dụng công thức

a Điện tích di chuyển theo đường thẳng MN?

b Điện tích di chuyển theo đường gấp khúc MNP?

c Điện tích di chuyển theo đường thẳng hoặc cong

MN bất kì?

- Cồn vủa lực điện trong sự di chuyển của điện tích

trong điện trường của một điện tích điểm

- Giáo viên nêu tính tổng quát của công thức và

- Nhắc lại công thức tính công của một lực:

- Lực điện tác dụng lên qo có hướng của điện trường (từ bản cực dương sang bản cạc âm) và có

Trong đó M’N’ là hình chiếu của MN trên

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 8

Trang 9

cho học sinh đi đến kết luanạ tổng quát (SGK) phương x đường đi.

- Nêu nhận xét cho trường hợp này

- Kết luận, ghi vào vở

Hoạt động 2: Khái niệm hiệu điện thế.

1 Công của lực điện trường

- GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức xác định

công của trọng lực và sau đó nêu ra tính tương tự

- GV phân tích đặc điểm chung của công (công của

trọng lực và công của lực điện trường) có thể trình

bày theo từng bước:

+ Khái niệm về thế năng một điện tích trong điện

trường

+ Thế năng của một điện tích q trong điện trường

đều

+ Thế năng của một điện tích q trong điện trường

của một điện trường của một điện tích điểm

+ công của lực điện và độ giảm thế năng tĩnh điện

+ vai trò thành phần trong công thức tính điện thế

đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra

thế năng

Hiệu điện thế, điện thế.

- Giáo viên nhắc lại: thế năng của một vật tỉ lệ với

khối lượng của vật Tương tự thế năng điện tích thì

tính như thế nào?

- GV thông báo: Đặc điểm này có thể khái quát

hóa cho trường hợp thế năng tĩnh điện của điện

tích q

- Hướng dẫn HS đi đến kết luận về công của điện

trường thông qua điện thế

- GV thông báo hiệu số (VM-VN) gọi là hiệu điện

thế giữa hai điểm M và N

- GV xây dựng định nghĩa của hiệu điện thế dựa

vào công của lực điện MN MN

A U

q

=

- Rút ra hệ quả được sử dụng rất nhiều sau này là:

A=qU

- Nếu có điều kiện làm thí nghiệm minh họa cách

đo hiệu điện thế tĩnh điện bằn tĩnh điện kế

Thông báo cho HS cách chọn mốc thế năng

- HS nhắc lại các công thức tính thế năng trong trường trọng lực

- Nghe GV trình bày và chuẩn bị trả lời câu hỏi khi GV yêu cầu

- kết luận và ghi vào vở

- Chỉ ra công thức tính công của lực điện trong mọi trường hợp là: A=w -wM N

- Hs thảo luận theo nhóm: phân tích các công thức xác định thế năng của điện tích: WM=qVM và

WN=qVN trong đó VM và VN là các đại lượng không phụ thuộc vào điện trường

- Rút ra kết luận: A MN =q V( MV N)+ Nêu một số ví dụ cụ thể chứng minh điện thế của điện trường tại một điểm phụ thuộc vào mốc điện thế, trả lời câu C3

- HS tiếp thu và có thể xâ dựng khái niệm này dưới sự hướng dẫn của GV

- Có thể rút ra hệ quả và xung phong trả lời

- Quan sát thí nghiệm và củng cố kiến thức của vấn đề

+ Làm câu C4, chỉ ra đơn vị của điện thế?

+ Nêu định nghĩa đơn vị điện thế

Hoạt động 3: liên hệ giữa điện trường và hiệu điện thế

- Xây dựng hệ thức giữa E và U dựa vào việc tính

hiệu điện thế giữa hai điểm nằm cũng trên một

đường sức của điện trường đều

- Thông báo cho HS: Hệ thức này vẫn dùng được

cho điện trường không đều

Nếu còn thời gian: thì Gv có thể hướng dẫn HS tìm

- Hs tiếp thu và có thể xâ dựng khái nệm này dưới sự hướng dẫn của GV: U MN

Trang 10

hiểu khái niệm mặt đẳng thế:

+ Khi di chuyển một điện tích q dọc trên một

đường nằm trên một mặt đẳng thế thì thế năng tĩnh

điện của q dọc theo một đường đó?

+ Công của lực điện?

+ Các đường sức điện như thế nào với các mặt

đẳng thế

- Nên làm thí nghiệm chứng minh về mặt đẳng thế

- HS tiếp thu và ghi chép vào vở

HS thảo luận theo nhóm để chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV

+ Độ giảm thế năng tĩnh điên bằng không, tức là công của lực điện bằng không

+ Vì quãng đường dịch chuyển là quãng đường bất kì, có nghĩa là lực điện luôn vuông góc với mặt đẳng thế ⇒ các đường sức luôn vuông góc với các mặt đẳng thế

Hoạt động 4 : Giao nhiệm vụ về nhà.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV

- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK

- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo

o0o -Ngày 25/09/2007 Tiết 7

7 BÀI TẬP VỀ LỰC CULONG VÀ ĐIỆN TRƯỜNG

I MỤC TIÊU:

- Hệ thống kiến thức, phương pháp giải bài tập về tương tác tĩnh điện

- Rèn luyện kĩ năng tư duy về các bài tâơk về định luật Culông

- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tinhhs về áp dụng các đặc điểm của điện trường

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phương pháp giải bài tập

- Lựa chọn bài tập đặc trưng

- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm

III GỌI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Các bài toán trong bài này liên quan đến định luật bảo toàn điện tích và định luật Culông, với yêu cầu như:

 Xác định các đại lượng liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên, bằng cách

áp dụng biểu thức của định luật Culong: 1 2

= với một số lưu ý sau:

- Khi cho hai quar cầu giống nhau đã nhiểm điện, tiếp xúc với nhau sau đó tách nhau ra thì tổng điện tích chia đều cho mỗi quả

- Hiện tượng tương tự nếu ta nối hai quả cầu với một dây dẫn mảnh sau đó cắt bỏ dây

- Nếu chạm tay vào quả cầu dẫn điện đã tích điện thì quả cầu bị mất điện tích và trở nên trung hòa

 Xác định lực tổng hợp lên một điện tích bằng cách áp dụng biểu thức: Fur uur uur= + +F1 F2 ( có thể cộng lần lượt hai vectơ theo quy tắc cộng vectơ hình bình hành lực hoặc có thể dùng phương pháp hình chiếu bằng cách chọn hệ tọa độ vuông góc xOy và chiếu các vectơ lên các trục Ox và

IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường? Đơn vị đo

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 10

Trang 11

2 Bài mới:

Hoạt động 1:Bài tập trắc nghiệm

- Tổ chức cho học sinh trả lời vào phiếu học tập

của phần bài tập trắc nghiêm 13.1, 13.2, 15.3 ở

sách bài tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn phát cho

các tổ

- Một học sinh đọc và một HS đứng dậy trả lời các

câu trắc nghiệm ở trong bài 2, bài 3 và bài 4, có

để chấm rồi nộp lại cho giao viên

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét câu trả lời của các bạn

Hoạt động2:Bài toán về định luật Culông

- Tóm tắt đề bài, thống nhất đơn vị

- Xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu

của điện tích

- Biểu diễn lực tác dụng lên mỗi điện tích

- Lực tác dụng lên mỗi điện tích là hợp lực của các

lực tác dụng lên vật bằng 2 phương pháp HBH

hoặc phương pháp chiếu

- Dựa vàoyêu cầu của bài toán để xác định các đại

lượng chưa biết

- Gọi HS lên bảng giải bài 1 SGK (chú ý khi 2 quả

cầu tiếp xúc thì điện tích 2 quả cầu giống nhau về

dấu và độ lớn nhưng chưa biết dương hay âm)

- Học sinh tiếp nhận phương pháp

- Thực hành giải một bài tập trong SGK

- Gọi 1 học sinh làm bài 1 SGK

- Theo dõi và ghi chép bài chữa 1 SGK

Hoạt động 3:Bài toán về cường độ điện trường

- Vẽ các vectơ cương độ điện trường do các điện

tích gây ra tại 1 điểm

- Tìm cường độ tại đó bằng tổng vectơ thành phần

- Xác định độ lớn và hướng bằng 2 phương pháp

như ở trên

- Gọi HS lên bảng giải bài 2 SGK

- Học sinh tiếp nhận phương pháp và ghi chép

- Theo dõi và ghi chép bài chữa 2 SGK của giáo viên

Hoạt động 4 :Bài toán về quan hệ giữa lực tác dụng lên 1 điện tích và cường độ điện trường

- Sử dụng công thức F = qE → E = F/q

- Dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định đại

lượng chưa biết

- Trong các bài trang 18 làm thêm câu tìm lực tác

dụng lên điện tích đặt tại điểm C

- Học sinh tiếp nhận phương pháp

- Gọi 1 học sinh bổ sung bài làm số 3 SGK (Chú

ý hướng của các vectơ lực và vectơ cường độ điện trường )

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV

- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK

- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo

Trang 12

o0o Ngày 25/09/2007 Tiết 8

8 BÀI TẬP

I MỤC TIÊU:

- Hệ thống kiến thức, phương pháp giải bài tập về tương tác tĩnh điện

- Rèn luyện kĩ năng tư duy về các bài tâp về định luật Culông

- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính về áp dụng các đặc điểm của điện trường

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phương pháp giải bài tập

- Lựa chọn bài tập đặc trưng

- Chuẩn bị các phiếu trắc nghiệm

IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:

- Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường? Đơn vị đo

- Nêu nguy ên lý chồng chất điện trường

2 Bài mới:

Hoạt động 1:Bài tập trắc nghiệm

- Tổ chức cho học sinh trả lời vào phiếu học tập

của phần bài tập trắc nghiêm 13.1, 13.2, 15.3 ở

sách bài tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn phát

cho các tổ

- Một học sinh đọc và một HS đứng dậy trả lời

các câu trắc nghiệm ở trong bài 2, bài 3 và bài 4,

để chấm rồi nộp lại cho giao viên

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét câu trả lời của các bạn

Hoạt động2:Bài toán về định luật Culông

- Tóm tắt đề bài, thống nhất đơn vị

- Xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý

dấu của điện tích

- Biểu diễn lực tác dụng lên mỗi điện tích

- Lực tác dụng lên mỗi điện tích là hợp lực của

các lực tác dụng lên vật bằng 2 phương pháp

HBH hoặc phương pháp chiếu

- Dựa vàoyêu cầu của bài toán để xác định các đại

lượng chưa biết

- Gọi HS lên bảng giải bài 1 SGK (chú ý khi 2

quả cầu tiếp xúc thì điện tích 2 quả cầu giống

nhau về dấu và độ lớn nhưng chưa biết dương hay

âm)

- Học sinh tiếp nhận phương pháp

- Thực hành giải một bài tập trong SGK

- Gọi 1 học sinh làm bài 1 SGK

- Theo dõi và ghi chép bài chữa 1 SGK

Hoạt động 3:Bài toán về cường độ điện trường

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 12

Trang 13

- Vẽ các vectơ cương độ điện trường do các điện

tích gây ra tại 1 điểm

- Tìm cường độ tại đó bằng tổng vectơ thành phần

- Xác định độ lớn và hướng bằng 2 phương pháp

như ở trên

- Gọi HS lên bảng giải bài 1.31 SBT

- Học sinh tiếp nhận phương pháp và ghi chép

- Theo dõi và ghi chép bài chữa 1.31 SGV của giáo viên

Hoạt động 4 :Bài toán về quan hệ giữa lực tác dụng lên 1 điện tích và cường độ điện trường

- Sử dụng công thức F = qE → E = F/q

- Dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định đại

lượng chưa biết

- Trong các bài trang 1.37 làm thêm câu tìm lực

tác dụng lên điện tích đặt tại điểm C

- Học sinh tiếp nhận phương pháp

- Gọi 1 học sinh bổ sung bài làm số 1.40 (Chú ý hướng của các vectơ lực và vectơ

cường độ điện trường )

Hoạt động 5: Củng cố dặn dò

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV

- Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK

- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo

- Trình bày được sự phân cực trong điện môi khi điện môi được đặt trong điện trường ngoài

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tĩnh điện kế, điện nghiệm, quả cầu thử, một số vật dẫn có dạng khác nhau

- Tự tạo dụng cụ thí nghiệm

IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:

- Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường? Đơn vị đo

- Nêu nguy ên lý chồng chất điện trường

2 Bài mới:

Hoạt động 1:Vật dẫn trong điện trường

Trang 14

- Học sinh đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi thế

nào là trạng thái cân bằng điện

- Nghe, nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung

nhưng kiến thức đã được giáo viên bổ sung

- Học sinh làm việc theo nhóm

+ Đại diện nhóm lên trình bày quan điểm của

nhóm

+ Nghe các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung các

ý kiến, hoặc trình bày ý kiến của nhóm mình

- Nghe hiểu và bổ sung những ý thiếu của nhóm

- Học sinh quan sát thí nghiệm và đưa ra nhận xét

+ Điện thế tại mọi điểm trên mặt ngoài vật dẫn có

giá trị bằng nhau

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK 1.a trang

28 yêu cầu học sinh trình bày cho được thế nào là trạng thái cân bằng điện

- Nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung điều học sinh đã trả lời

- Cho học sinh làm việc theo nhóm yêu cầu các nhóm trình bày:

+ Vì sao bên trong vật dẫn điện trường bằng không

+ Trình bày cường độ điện trường tại một điểm trên mặt ngoài vật dẫn vuông góc với mặt vật

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn giúp đỡ các nhóm hoàn thành ý kiến của mình

- Hướng dẫn học sinh nắm được điện thế của vật dẫn tích điện

+ Thí nghiệm: Điện thế trên mặt ngoài vật dẫn

- Nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung để hoàn thiên cau trả lời của học sinh

Hoạt động2: sự phân bố điện tích ở vật dẫn tích điện

- Nghe, quan sát cách tiến hành thí nghiệm

- Hoạt động theo nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm và

nêu được hai nội dung:

+ Ở một vật dẫn rỗng nhiễm điện, thì điện tích

phân bố ở mặt ngoài của vật

+ Ở những chỗ lồ của mặt vật dẫn, điện tích tập

trung nhiều hơn, ở những chỗ mũi nhọn điện tích

tập trung nhiều nhất, ở chỗ lõm hầu như không có

Hoạt động 3: Điện môi trong điện trường

- Đọc sách giáo khoa

- Trả lời

- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn

- Trả lời câu hỏi

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng điện môi

bị phân cực

- Yêu cầu học sinh trả lời C2 trong sách giáo khoa

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV - Giao các câu hỏi và bài tập trong SGK.- Nhắc HS học bài cũ và chuẩn bị bài tiếp theo

Ngày 1/10/2007 Tiết 10

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 14

Trang 15

10 TỤ ĐIỆN

I MỤC TIÊU:

- Mô tả được cấu tạo của tụ điện, chủ yếu là cấu tạo của tụ điện phẳng

- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện Vận dụng được công thức tính điện dung của tụ điện phẳng

- Trình bày được thế nào là ghép song song thế nào là ghép nôíu tiếp các tụ điện Vận dụng được các công thức xác định điện dung của tụ điện ghép song song, công thức xác định điện dung của

bộ tụ ghép nối tiếp

- Ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống, và trong kỹ thuật

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Chuẩn bị một số tụ điện cũ, tụ điện xoay

- Chuẩn bị các phiếu học tập nếu cần

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:

- Trình bày vật dẫn trong điện trường

- Sự phân bố điện tích ở vật dẫn tích điện

2 Bài mới:

Hoạt động 1: Tụ điện

- Học sinh đọc sách giáo khoa

+ Ứng dụng của tụ điện trong cuộc sông và trong

kỹ thuật

Hoạt động2: Tụ điện phẳng

- Học sinh đọc sách giáo khoa , kết hợp quan sát tụ

Hoạt động 3: Điện dung của tụ điện

- Các nhóm làm việc

- Đại diện các nhóm lên trinh bày ý kiến của mình

về các vấn đề giáo viên đã yêu cầu

- Đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung hoặc trình

bày ý kiến riêng của nhóm

- Yêu cầum học sinh hoạt động theo nhóm, các nhóm cần trình bày:

+ Định nghĩa, công thức tính điện dung+ Định nghĩa đơn vị của điện dung

+ Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng

- Quan sát, hướng dẫn các nhóm làm việc

- Yêu cầu các nhóm trình bày quan điểm của

Trang 16

- Nghe, hiểu và khắc sâu kiên thức nhóm.- Nhận xét, bổ sung, tổng kết

Hoạt động 4: Ghép tụ điện

- Làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến của các

nhóm theo yêu cầu của giáo viên

- Đại diện các nhóm trình bày quan điểm của mình

trên bảng

- Dưới sự điều khiển của giáo viên các nhóm nhận

xét quan điểm của các nhóm, hoặc trình bày quan

điểm của nhóm mình

- Nhận xét, bổ sung

- Yêu cầu học sinh chia làm các nhóm: Phân nhóm 1 trình bày cách ghép nối tiếp, phân nhóm 2 trình bày cách ghép song song Trong mỗi cách yêu cầu học sinh phải trình bày được:

+ cách ghép

+ Quan hệ về điện tích+ Quan hệ về hiệu điện thế

+ Công thức tính điện dung tương đương

Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học sinh học bài mới

- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà

- Nghe và chuẩn bị để đọc bài mới - Cho câu hỏi bài tập về nhà- Hướng dẫn học sinh đọc bài mới ở nhà

o0o Ngày 7/10/2007 Tiết 11

11 NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG

I MỤC TIÊU:

- Vận dụng được công thức xác định năng lượng của tụ điện

- Thành lập được công thức xác định năng lượng điện trường trong tụ điện, và phát biểu được công thức xác định mật độ năng lượng điện trường

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Chuẩn bị các phiếu học tập nếu cần

- Học sinhđọc lại mục 1 bài 4 SGK

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:

- Trình bày vật dẫn trong điện trường

- Sự phân bố điện tích ở vật dẫn tích điện

2 Bài mới:

Hoạt động 1: Năng lượng của tụ điện

- Học sinh dưới sự điều khiển của nhóm trưởng

đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi của giáo

viên

- Đại diên các nhóm lên trình bày quan điểm chung

của nhóm

- Các nhóm khác cử đại diện nhận xét hoặc có thể

trình bày phương án riêng của nhóm mình

- Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, hoạt động theo nhóm và yêu cầu các nhóm trình bầy được:

+ Nhận xét+ Công thức tính năng lượng của tụ điện

- Hướng dẫn, quan sát các nhóm làm việc

- Nhận xét, chỉnh sửa các phương án

Hoạt động2: Năng lượng điện trường

- Hoạt động theo nhóm - Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức năng

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 16

Trang 17

- Các nhóm lên phương án thiết lập công thức năng

lượng điện trường

- Đại diện các nhóm lên trình bày phương án thiết

lập của nhóm mình

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, có thể nêu

phương án của nhóm mình

lượng điện trường

- Quan sát, hướng dẫn các nhóm thiết lập phương án

- Nhận xét cuối cùng, bổ sung, và khắc sâu kiến thức cho học sinh

Hoạt động 3: Bài tập ví dụ

- Học sinh giải bài tập

- Nhận xét, bổ sung, nhận xét bài giải của bạn

- Ghi những điều cần thiết

- Hướng dẫn học sinh giải bài 2 SGK trang 40

- Theo dõi, nhận xét, đánh giá , bổ sung

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn học sinh học bài mới

- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà

- Nghe và chuẩn bị để đọc bài mới

- Cho câu hỏi bài tập về nhà

- Hướng dẫn học sinh đọc bài mới ở nhà

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Chuẩn bị hệ thống bài tập phù hợp với từng lớp học

- Học sinh đọc coi lại cách ghép tụ điện, năng lượng điện trường

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Bài cũ:

- Trình bày công thức tính điện dung tương đương của cách ghép song song và nối tiếp

- Nêu công thức tính năng lượng điện trường của tụ phẳng

2 Bài mới:

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

- Hoạt động theo nhóm: các nhóm xây dựng

phương pháp giải bài tập

- Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm lên

trình bày phương án của nhóm

- các nhóm cùng theo dõi, quan sất, nhận xét, bổ

+ Nêu công thức tính năng lượng điện trương

- Nhận xét, bổ sung và đưa ra phương pháp hoàn thiện nhất

Hoạt động2: Sửa bài tập 1 trang 41

- Hoạt động theo nhóm: các nhóm lên phương án - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách, lên

Trang 18

giải bài tập

- Đại diện nhóm lên trình bày phương án giải bài

tập của nhóm mình

- Nhận xét, bổ sung, đưa ra lời giải khoa học nhất

phương án giải bài tập

- Hướng dẫn các nhóm

- Nhận xét bổ sung

Hoạt động 3: Sửa bài tập 2 trang 41

- Hoạt động theo nhóm: các nhóm lên phương án

giải bài tập

- Đại diện nhóm lên trình bày phương án giải bài

tập của nhóm mình

- Nhận xét, bổ sung, đưa ra lời giải khoa học nhất

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách, lên phương án giải bài tập

- Hướng dẫn các nhóm

- Nhận xét bổ sung

Hoạt động 4: Sửa bài tập 3 trang 42

- Hoạt động theo nhóm: các nhóm lên phương án

giải bài tập

- Đại diện nhóm lên trình bày phương án giải bài

tập của nhóm mình

- Nhận xét, bổ sung, đưa ra lời giải khoa học nhất

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách, lên phương án giải bài tập

- Hướng dẫn các nhóm

- Nhận xét bổ sung

Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học sinh học bài mới

- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà

- Nghe và chuẩn bị để đọc bài mới

- Cho câu hỏi bài tập về nhà

- Hướng dẫn học sinh đọc bài mới ở nhà

o0o Ngày soạn:12/10/2007 Tiết:13

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 18

Trang 19

CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI.

13 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Nắm được khái niệm về dòng điện và các tác dụng của dòng điện

- Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện, viết biểu thức thể hiện định nghĩa

- Nêu được khái niệm về dòng điện không đổi và nêu được điều kiện để có dòng điện Đơn vị dòng điện

- Nắm được nội dung của ĐL Ôm cho một đoạn mạch chỉ chứa điện trở R

- Phát biểu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện và viềt biểu thức

2 Kĩ năng

- Từ ĐL Ôm giải thích được đường đặc tuyến V – A

- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu thế giữa 2 cực của nó và nguồn điện là nguồn năng lượng

- Viết được các công thức để tính 1 đại lượng khi biết các đại lượng còn lại theo đơn vị tương ứng

- Vận dụng giải bài tập liên quan

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về dòng điện – Các tác dụng cảu dòng điện.

HS: Tiếp nhận và trả lời theo yêu cầu của GV

HS1: Trả lời

HS2: Nhận xét, bổ sung

HS: Tự tìm 1 số tác dụng của dòng điện

HS trả lời 1 số câu hỏi có liên quan đến tác dụng

của dòng điện trong thực tế dưới sự hướng dẫn

của GV

GV: Đề nghị mỗi HS hay mỗi nhóm HS viết ra giấy câu trả lời cho các câu hỏi đã nâeu trong mục

I của bài học

GV đề nghị 1 vài HS hay đại diện của 1 vài nhóm

HS nêu phần trả lời đã chuẩn bị trước đó và đề nghị các HS hoặc các nhóm khác bổ sung

GV: Sửa chữa các câu trả lời cảu HS và khẳng định câu trả lời đúng

GV chốt lại các vấn đề có liên quan đến bài học

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cường độ dòng điện.

HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV,

thiết lập công thức cường độ dòng điện Nhận xét

giá trị của I

- HS làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV

- HS quan sát và cho biết cách mắc Ampe kế vào

mạch điện

- HS tìm hiểu để biết mối liên hệ giữa đơn vị

cường độ dòng điện với điện tích và đơn vị thời

- Hướng dẫn HS tự tìm đơn vị của dòng điện và định nghĩa của nó

Trang 20

- Trả lời câu C1, C2.

Lưu ý: Định nghĩa đơn vị Ampe đo cường độ

dòng điện sẽ được định nghĩa chính thửctên cơ sở

tương tác từ của dòng điện

GV giới thiệu dụng cụ đo cường độ dòng điện 1 chiều và xoay chiều

Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ĐL Ôm với đoạn machị chỉ chứa điện trở R.

HS theo dõi và tiếp thu kiến thức

- Từ bảng các giá trị đo, HS biểu diễn mối quan

hệ giữa HĐT mạch ngoài U và CĐDĐ chạy trong

mạch kín

Theo dõi, kết luận và ghi chép kết quả sau khi

thành lập các công thức

- Trình bày nôi dung ĐL Ôm cho toàn mạch

- Từ đồ thị HS rút ra hệ thức của ĐL Ôm trên cơ

sở các kiến thức toán học đã có

- Nêu ý nghĩa của hệ số k

HS đọc SGK cân l lưu ý khài niệm độ giảm thế,

từ đó nêu ý nghĩa của hệ số k

- Biểu thức điện trở:

R

U I k

Hoặc dưới dạng khác: U =V AV B =I.R

- Thực hiện các yêu cầu của GV

GV: Trình bày vấn đề cần khảo sát ( mối liên hệ giữa I và U)

- Đưa ra 1 bảng số làm thí nghiệm mịnh họa

U K

I =

- Nêu ý nghĩa của hệ số K

GV: Yêu cầu HS nhận xét dạng đồ thị và phương trình toán học của đồ thị đó

GV nhấn mạnh các đại lượng trong công thức

- Yêu cầu HS trình bày nội dung nội dung của ĐL

Ôm cho toàn mạch

- Từ ý nghĩa của hệ số k suy ra đại lượng nghịch đảo của k gọi là điện trở của vật dẫn

- Viết biểu thức R=U/I

- Có thể suy ra biểu thức dưới dạng khác không?

- Nêu đơn vị điện trở?

Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 10.1 và trả lời câu C3, C4, C5

Hoạt động 4 : Tìm hiểu đường đặc tuyến Vôn – Ampe.

- Vẽ đồ thị theo bảng số liệu

- Trả lời câu hỏi của GV

- nếu đường đặc tuyến là đường thẳng thì tuân

theo ĐL Ôm, còn nếu là đường cong thì không

tuân theo ĐL Ôm

- Nêu kết luận theo SGK

Hướng dẫn HS từ bảng các giá trị đo vẽ đồ thị trong lại SGK Biểu diến mối quan hệ giữa hiệu điện thế mạch ngoài U và cường độ dòng điện chạy trong mạch kín

- Nhận xét ?

Hoạt động 5 : Nguồn điện.

HS: Tiếp thu và lời câu hỏi của GV

- Theo dõi, kết luận và ghi chép các kết quả sau

khi phân tích

HS nhắc lại kiến thức ở THCS để trả lời câu hỏi

- Nhận xét bổ sung

- Để ý dến chuyển động của các hạt tải trong

nguồn điện và ngoài dây dẫn

- HS rútt ra kết luận chung

- Tìm hiểu hoạt động của nguồn điện khi tạo ra sự

tích điện khác nhau 2 cực của nó và duy trì hiệu

điện thế giữa 2 cực ấy

GV hướng dãn HS nhắc lại kiến thức ở THCS để trả lời câu hỏi

- Nêu điều kiện có dòng điện?

- Để duy trì dòng điện thì phải như thế nào?

- Nêu kết luạn về ĐK có dòng điện?

GV: Giới thiệu hình vẽ 10.3 để HS quan sát GV chỉ ra 1 số khái niệm và các bộ phận của nguồn điện: HS phân tích và kết luận về sự tồn tại hiệu điện thế giữa 2cực nguồn điện

- Hướng dẫn HS phân tích tác dụng của nguồn điện trong việcduy trì hiệu điện thế từ đó hiểu được bản chất của lực lạ

Hoạt động 6 : Suất điện động của nguồn điện.

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 20

Trang 21

Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên

HS: Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

-Làm việc theo nhóm,đưa ra câu trả lời chung

- Rút ra định nghĩa, viết biểu thức của suất điện

động

q

A

e=

- Nêu đơn vị suất điện động: V

GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu định nghĩa suất điện động, nêu công thức xác định dại lượng này theo định nghĩa

- Vì sao nguồn điện cóa điện trở và gọi là điện trở trong?

- Dẫn dắt để Hs định nghĩa, viết biểu thức suất điện động của nguồn điện, đơn vị, gới thiệu dụng

cụ đo

- Gới thiệu các giá trị ghji trên mỗi nguồn điện

Hoạt động 7 : Củng cố, dặn dò và giao nhiệm vụ về nhà.

HS: Trả lời câu hỏi 3 – SGK và làm bài tập theo

yêu cầu cầu của GV

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Những sự chuẩn bị cho bài sau

GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 – SGK và cho bài tập ví dụ

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Những sự chuẩn bị cho bài sau

- Nắm được phương pháp, vận dụng giải được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, giải thích đựơc các hiện tượng liên qua trong thực tế

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Chuẩn bị hệ thống bài tập phong phú phù hợp với từng đối tượng lớp

- Chuẩn bị hệ thống bài tập trắc nghiệm để học sinh vận dụng

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

- Học sinh nghe thảo luận đưa ra phương pháp

giải bài tập

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên đại diện các

nhóm lên trình bày phương pháp giải bài tập của

nhóm mình

- các nhóm bổ sung, nhận xét để đưa ra phương

- Hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập

- Phân dạng theo chủ đề

- Nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận phương

Trang 22

pháp tối ưu nhất để giải bài tập pháp giải của chủ đề.

Hoạt động 2: Giải bài tập 1, 2 trang 51 SGK

- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án giải quyết

Hoạt động 3: Giải bài tập số 3 trang 52 SGK

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 4: củng cố dặn dò, Hướng dẫn học sinh học bài mới

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau

- Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà

- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài Pin và ácquy (Có phiếu học tập kèm theo)

- HS mô tả được cấu tạo chung của các Pin điện hóa và cấu tạo của Pin Vôn-ta

- Mô tả được cấu tạo của Acquy chì

2 Kĩ năng

- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điên thế giữa 2 cực của Pin vôn-ta về mặt tác dụng và mặt biến đổi năng lượng

- Nêu nguyên nhân gây ra sự phân cực của Pin Vôn-ta và cách khắc phục

- Giải thích được vì sao Acquy làmột pin điện hóa nhưng có thể sử dụng nhiều lần

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Chuẩn bị thí nghiệm 11.1,11.2 và 11.3 SGK

- Một pin tròn đã bóc để HS quan sát cấu tạo bên trong

- Một số Acquy dùng trong xe máy còn mới chưa đổ dung dịch axít

- Chuẩn bị phiếu học tập

2 Học sinh:

- Chuẩn bị nội dung bài học mới theo yêu cầu GV cho về nhà

III TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tìm hiểu về hiệu điện thế điện hóa.

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 22

Trang 23

Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của Giáo Viên

HS tiếp thu kiến thức, trả lời câu hỏi của GV Tìm

1 số ngành khoa học có sử dụng nguồn điện 1

chiều mà em biết

- HS trả lời câu C1

GV: Đặt vấn đề cơ cấu nào tạo ra dòng điện, từ đó thông báo các lọai nguồn điện trong thực tế và sự khác nhau giữa chúng

- GV đặt vấn đề đi đến khái niệm về hiệu điện thế điện hóa(đây là cơ sở tạo ra các nguồn điện như Pin, Acquy…)

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Pin Vôn- ta

HS tìm hiểu cấu tạo chung của pin thông thường

thông qua lời giới thiệu cảu GV

- Quan sát hình 11.3, kết hợp với kiến thức đã học

giải thích sự hình thành hiệu điện thế giữa cực

đồng và cực kẽm

- Theo dõi, nêu kết luận và ghi chép vào vở các

kết quả sau khi phân tích

- Giải thích nguyên nhân dyu trì hiệu điện thế

giữa 2 cực của Pin bằng hình 11.2

- Dựa vào kiến thức hóa học để giải thích hiện

tượng phân cực của pin và đề xuất phương án

khắc phục

HS đọc thêm phần pin Lơ- clăng-sê

GV giới thiệu cấu tạo chung của Pin Vôn-ta

- Kết hợp hình vẽ 11.1,nêu cấu tạo của Pin

Vôn-ta Yêu cầu HS sử dụng kiến thức vật lí và hóa học để giải thích sự hình thành hiệu điện thế giữa cực đồng và kẽm

- Phân tích sự tạo thành cân bằng động của 2 dòng Iôn thì tồn tại 1 hiệu điện thếđiện hóa xác định khi

đó năng lượng hóa học được chuyển hóa thành điện năng

GV thông báo hiệu điện thế điện hóa phụ thuộc vào bản chất kimloại và nồng độ của dung dịch điện phân và trị số của hiệu điện thế này gọi là suất điện động của Pin cở 1,1V

- Giải thích hiện tựơng phân cực của pin, tác hại

và cách khắc phục?

Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Acquy.

Trên cơ sở hình 11.3, HS tự giới thiệu và phân

tích quy trình nạp điện lại cho Acquy để sử dụng

nhiều lần là dựa vào phản ứng thuận nghịch

- Quan sát các Acquy để nhận biết lọai nào đang

sử dụng, loại nào đã sử dụng hết

- So sánh ưu điểm và tồn tại của 2 loại nguồn điện

1 chiều là Pin và Acquy

GV: Dựa vào hình vẽ 11.3 mô tả cấu tạo của Acquy chì

- Yêu cầu HS trình bày cấu tạo, hoạt động của Acquy dựa vào hình 11.3

- Trình bày và phân tích các giai đoạn hoạt động của Acquy khi bắt đầu sử dụng, khi phát điện, sau

1 thời gian sử dụng

- Sự tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng khi nạp điện và giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng

GV giới thiệu 1 số loại Acquy và giảtị cảu mỗi loại

- Nêu và nhận xét tính ưu việt, sự tồn tại của 2 loại nguồn điện là Pin Acquy

Hoạt động 4 : Cũng cố, dặn dò và giao nhiệm vụ về nhà

HS tiếp thu kiến thức, vận dụng làm các bài tập

trắc nghiệm

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Những sự chuẩn bị cho bài sau

GV: Nêu lại một số nôi dung của bài.Yêu cầu HS nêu những hiểu biết thực tế mà HS biết

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Những sự chuẩn bị cho bài sau

Trang 24

- Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV cho về nhà.

III TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

- Học sinh nghe thảo luận đưa ra phương pháp

giải bài tập

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên đại diện các

nhóm lên trình bày phương pháp giải bài tập của

nhóm mình

- các nhóm bổ sung, nhận xét để đưa ra phương

pháp tối ưu nhất để giải bài tập

- Hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập

- Phân dạng theo chủ đề

- Nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận phương pháp giải của chủ đề

Hoạt động 2: Giải bài 1, 2 trang 56

- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án giải quyết

Hoạt động 3 Giải bài 2.31 SBT trang 25

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 4: Củng cố dặn đò

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 24

Trang 25

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà.

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Ngày 17/10/2007 tiết 17

I MỤC TIÊU

- Nắm được tác dụng của dòng điện khi chạy qua một đoạn mạch thì sinh công, bản chất của nó

- Nhận biết công của lực điện là do công của lực nào thực hiện

- Hiểu được nội dung của định luật Jun-Lenxơ

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và công của dòng điện trong mạch địện kín

- Tính được công và công suất của dòng điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại

- Phương pháp đo điện năng tiêu thụ trong thực tế

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV đọc lại SGK lớp 9 để biết học sinh đã học vấn đề gì về công, công suất, định luật Jun-Lenxơ

- Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập

- Chuẩn bị các phiếu học tập

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

- Bài cũ: Nêu cấu tạo, hoạt động và ưu điểm của Pin, ắc quy.

Hoạt động 1: Công và công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch.

Công và công suất của dòng điện

GV hướng dẫn tổ chức cho HS tự học theo hệ

thống câu hỏi

- Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu điện trở,

một dụng cụ tiêu thụ điện năng thì các điện tích

dịch chuyển có hướng và tạo thành dòng điện

dưới tác dụng của lực nào?

- Hãy nhớ lại khái niệm động cơ đã học ở lớp 10

và cho biết vì sao khi đó các lực này thực hiện

một công cơ học

- Từ hệ thức định nghĩa hiệu điện thế ở chương

III, hãy rút ra công thức tính công của dòng điện

- Tại sao có thể nói công của dòng điện chạy qua

một đoạn mạch cũng là điện năng mà đoạn mạch

đó tiêu thụ? Khi đó điện năng được biến đỏi như

thế nào?

- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể nghiên cứu độc lập hay theo nhóm trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để chuẩn bị câu trả lời sau khi tìm hiểu ở SGK

- Công thức P = A/t = UI

- Rút ra kết luận (SGK)

- Phân tích tính tương tự trong công cơ học và công của nguồn điện

- Khi vào vở những kiến thức trọng tâm theo cách

17 ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN

ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ

Trang 26

- Nhớ lại mối quan hệ giữa công và công suất cơ

học, từ đó hãy cho biết công suất của dòng điện

chạy qua một đoạn mạch là gì và được tính bằng

công thức thế nào

hiểu của bản thân học sinh

Hoạt động 2: Định luật Jun-Lenxơ

GV hướng dẫn HS phát biểu đinh luật Jun-Lenxơ

và viết hệ thức của định luật này (thông qua hình

vẽ 12.1 trong SGK)

- GV yêu cầu HS cho biết định luật này đề cập sự

biến đổi từ dạng năng lượng nào thành dạng năng

lượng nào và xảy ra trong trường hợp nào?

- GV tổng kết lại vấn đề và lưu ý HS một số vấn

đề trọng tâm

- Nhớ lại kiến thức của bài 20 và cho biết nguồn điện là một nguồn năng lượng vì có thể thực hiện công như thế nào?

- HS1 trả lời câu hỏi C3

- Cả lớp theo dõi, kết luận và ghi chép vàovở các kết quả sau khi thành lập các công thức

A = Q = UIt = RI t⇒Q = RI t

- Phát biểu nội dung định luật

Hoạt động 3: Công và công suất nguồn điện

Công của nguồn điện

- GV đề nghị HS cho biết công suất tỏa nhiệt là

gìvà được tính toán bằng những công thức nào?

- GV nhắc lại sự thực hiện công trong nguồn điện

để tạo ra hiệu điện thế và chính hiệu điện thế này

lại tạo ra dòng điện ở mạch ngoài tức là nó đã

thực hiện công lên mạch ngoài

- GV tổng kết lại vấn đề và lưu ý HS một số vấn

đề trọng tâm

Công suất của nguồn điện.

- Hướng dẫn HS suy ra biểu thức tính công suất

của nguồn điện

- Giới thiệu bảng 12.1

- Sử dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để thàh lập biểu thức tính công của nguồn điện, công suất của nguồn điện

- Từ công thức định nghĩa suất điện động, viết công thức tính công của nguồn điện

- Cả lớp ghi kết quả vào vở

Hoạt động 4: Công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện

- Giáo viên đặt vấn đề bằng các thí dụ thực tế để

cho HS thấy các dụng cụchuyển hóa điện năng

thành các dạng năng lượng khác (nội năng, hóa

năng, cơ năng, nhiệt năng ) ⇒ phân chia thành

hai loại dụng cụ tỏa nhiệt và máy thu điện

- Công suất của dụng cụ tỏa nhiệt

+ Các dụng cụ này chỉ có điện trở thuần

+ Biểu thức xác định điện năng tiêu thụ?

+ Biểu thức xác định công suất tiêu thụ điện

+ Phân tích ý nghĩa các đại lượng

Suất phản điện của máy thu

Các thiết bị trong thực tế có phải bao giờ cũng

biến điện năng thành nhiệt năng?

+ Lấy thí dụ một số dụng cụ biến điện năng thành

các dạng năng lượng khác ngoài nhiệt năng

+ Trường hợp chuyển điện năng thành hóa năng?

+ Phân tích năng lượng điện thành hai thành phần

- Học sinh lĩnh hội kiến thức

- Phân biệt hai loại dụng cụ tiêu thụ điện

- Lấy một số thí dụ để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh

+ A UIt RI t U t R= = 2 = 2 /+ P A t UI= / = =RI2 =U2/R

Trong các công thức chỉ có điện trở thuần

- Lấy một số thí dụ về các dụng có tách dụng ngoài nhiệt

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 26

Trang 27

(nhiệt năng và năng lượng khác)

+ Giáo viên thông báo kết quả thí nghiệm ⇒ đưa

ra biểu thức xác định phần điện năng tiêu thụ biến

thành hóa năng A = q E′ ′ ( E′là suất phản điện:

/

E′= A q′ )

Điện năng và công suất tiêu thụ của máy thu điện.

+ Giáo viên hướng dẫn HS thành lập biểu thức:

2

A

A= +′ Q′=EIt r I t UIt+ ′ =

+ Giáo viên thông báo đó cũng là điện năng tiêu

thụ của máy thu điện

+ Hãy suy ra biểu thức xác định P

Hiệu suất máy thu

Đặt vận đề về hiệu suất ⇒hướng dẫn học sinh

suy ra biểu thức xác định hiệu suất: H = −1 r I U′ /

- Giáo viên thông báo về các chỉ số ghi trên dụng

cụ tiêu thụ điện cho học sinh⇒khái niệm định

mức (hiệu điện thế, cường độ, công suất…)

- Hiệu suất của nguồn điện?

Giáo viên dẫn dắt học sinh thành lập biểu thức xác

định hiệu suất

- Tiếp thu kiến thức

⇒ Lập luận để định nghĩa suất phản điện

- Chứng minh công thức tính hiệu suất :

H ng = −1 rI E/

Hoạt động 5: Đo công suất và điện năng tiêu thụ

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự hướng

dẫn học sinh tự nghiên cứu và trả lời câu

hỏi của giáo viên:

+ Cách xác định công suất điện trên một đoạn

mạch?

+ Dụng cụ để đo công suất trong kĩ thuật?

+ Máy đếm điện năng thực chất là đo đại lượng

nào

Học sinh tự nghiên cứu hoặc theo nhóm về các vấn đề giáo viên đặt ra: các câu hỏi định hướng của giáo viên:

+ Cách xác đinh công suất điện trong đoạn mạch?+ Dụng cụ để đo công suất trong kĩ thuật?

+ Máy đếm điện năng thực chất đo đại lượng nào?

Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò, hướng dẫn học sinh đọc bài mới

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Ngày soạn:23/10/2007 Tiết:18

18 BÀI TẬP

Trang 28

I MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được phương pháp giải bài tập phần điện năng, công suất điện, định luật Lenxơ: Công và công suâtá của dòng điện, biểu thức định luật Jun-Lenxư, công và công suất của nguồn điện, công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện

Jun Học sinh nắm được phương pháp giải được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập đồng thời giải thích được các hiện tượng vật lý trong thực tế và trong kỹ thuật

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

- Học sinh nghe thảo luận đưa ra phương pháp

giải bài tập

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên đại diện các

nhóm lên trình bày phương pháp giải bài tập của

nhóm mình

- các nhóm bổ sung, nhận xét để đưa ra phương

pháp tối ưu nhất để giải bài tập

- Hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập

- Phân dạng theo chủ đề

- Nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận phương pháp giải của chủ đề

Hoạt động2: Giải bài 1, 2, 3 SGK trang 62, 63

- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án giải quyết

Hoạt động 3: Giải bài 4, 5 SGK trang 63

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một đến hai em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Ngày soạn:25/10/2007 Tiết:19-20

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 28

Trang 29

19-20 ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH

I MỤC TIÊU.

- Phát biểu và viết được biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch

- Hiểu được độ giảm thế là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm điện thế mạch ngoài và mạch trong

- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được tác dụng và tác hại của hiện tượng này

- Chỉ rõ đựợc sự phù hợp giữa định luật Ôm với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

- Tính được các đại lượng có liên quan đến hiệu suất của nguồn điện

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Chuẩn bị thí nghiệm ở hình 13.1 SGK

- Chuẩn bị 1 tờ giấy A3 để vẽ đồ thị

- Chuẩn bị phiếu học tập

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động1 Định luật Ôm toàn mạch

Đặt vấn đề nghiên cứu

- Hướng dẫn học sinh phân tích mạch điện hình

13.1 (1 nguồn suất điện động E và một điện trở

ngoài R)

- GV trình bày ý nghĩa của định luật (mối liên hệ

giữa E, I và tổng điện trở toàn mạch R+r)

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- Theo dõi, kết luận và ghi chép vào vở các kết quả sau khi thành lập các công thức

- Trình bày nội dung của định luật Ôm cho toàn mạch

- trả lời câu hỏi C1

Hoạt động 2 Hiện tượng đoản mạch.

GV Hướng dẫn học sinh tự học toàn bộ phần III

của bài này dựa theo các câu hỏi định hướng sau

đây:

- GV trình bày hiện tượng bằng hình vẽ minh họa

chuẩn bị sẵn ở nhà

- Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Khi đó

cường độ dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố

nào? Tại sao sẽ rất có hại cho acquy nếu xảy ra

hiện tượng đoản mạch?

- Lĩnh hội các kiến thức từ giáo viên

Hoạt động 3 Trường hợp mạch ngoài chứa máy thu điện

- Giáo viên nêu ra các trường nếu mạch ngoài có

chứa một máy thu điện có công suất phản điện E p

và điện trở trong r ( cùng với điện trở ngoài R ) p

- Giáo viên dẫndắt học sinh viết các biểu thức 13.8,

- HS nghe, tìm hiểu và liên hệ để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

- Trình bày theo ý đồ của giáo viên để dẩn đến

Trang 30

( có thể gọi một học sinh dõi chứng minh biểu thức

định luật Ôm cho mạch chứa nguồn và máy thu

mắc nối tiếp ( hướng dẫn như SGK )

- Kết luận dẫn đến biểu thức của định luật Ôm cho

toàn mạch rong trường hợp này

I = ( E’ - EP)/ ( R + r + rP)

biểu 13.9

I = ( E’ - EP)/( R + r + rP)Kết luận dẫn đến biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp có chứa nguồn và máy thu

Hoạt động 4 Hiệu suất của nguồn điện

- Hướng dẫn học sinh tự học phần này theo các câu

hỏi định hướng:

- Trong trường hợp một mạch điện kín thì công

toàn phần bao gồm những thành phần nào

- Trong hai thành phần đó phần nào là công có ích?

- Suy ra biểu thức tính công

Hoạt động 5 Trường hợp mạch ngoài chứa máy thu điện.

- Giáo viên nêu ra các trường nếu mạch ngoài có

chứa một máy thu điện có công suất phản điện E p

và điện trở trong r ( cùng với điện trở ngoài R ) p

- Giáo viên dẫndắt học sinh viết các biểu thức 13.8,

13.9

( có thể gọi một học sinh dõi chứng minh biểu thức

định luật Ôm cho mạch chứa nguồn và máy thu

mắc nối tiếp ( hướng dẫn như SGK )

- Kết luận dẫn đến biểu thức của định luật Ôm cho

toàn mạch rong trường hợp này

Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Ngày soạn:3/11/2007 Tiết:21-22

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 30

21-22 ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI ĐOẠN MẠCH ĐIỆN

MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

Trang 31

I MỤC TIÊU.

- Thiết lập và vận dụng được các công thức biểu thị định luật Ôm đối với các loại mạch điện

- Hiểu và vận dụng được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn gồm các nguồn ghép nối tiếp, hoặc song song, hoặc ghép kiểu hỗn hợp đối xứng (các nguồn giống nhau)

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1 Giáo viên:

- Dụng cụ để lắp thí nghiệm khảo sát mạch điện có chứa nguồn điện: 01 pin điện hoá (hoặc nguồn điện 1 chiều), vôn kế 1 chiều giới hạn đo 2,5V, miliampe kế một chiều có giới hạn đo 500mA, biến trở con chạy hoặc biến trở có tay quay, ngắt điện

- Hình 14.1, 14.2 và bảng 14.1 SGK được vẽ phóng to

2 Học sinh:

- Ôn nắm chắc kiến thức máy thu điện và cách thiết lập định luật Ôm đối với các đoạn mạch

- Chuẩn bị mỗi nhóm HS 4 pin 1,5V

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động1: Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện

- Thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm đưa ra

nhận xét của nhóm mình Đưa ra bảng kết quả thí

nghiệm

- Nhận xét phương án trả lời của nhóm bạn, bổ

sung

- Đưa ra kết luận: Định luận ôm đối với đoạn

mạch chứa nguồn điện

- Tiến hành thí nghiệm 1

- Yêu cầu học sinh quan sát hiện tương và nhận xét

- Nhận xét, đánh giá và yêu cầu đưa ra kết luận

mà các nhóm đã tiến hành thí nghiệm làm được

- Bổ sung đưa ra kết luận cuối cùng

Hoạt động 2: Định luật ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện

- Phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ

chứa máy thu

- Chia nhóm, hướng dẫn học sinh xây dựng định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu

- Quan sát , hướng dẫn các nhóm hoạt động

- Nhận xét bổ sung Cho các nhóm phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có máy thu

- Bổ sung, cho học sinh khắc sâu nôi dung định luật

Hoạt động 3: Công thức tổng quát của định luật ÔM đối với các loại đoạn mạch

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng công

thức

- Đại diện học sinh lên trình bày phương án trình

bày của mình

- Quan sát, nhận xét bổ sung

- Nhắc lại quy ước dấu của các đại lượng

- Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tổng quát định luật Ô đối với tất cả các loại đoạn mạch

- Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày

Trang 32

Hoạt động 4: Mắc nguồn thành bộ

- Các nhóm hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo

+ Suất điện động của bộ+ Điện trở trong của bộ

Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

- Học sinh nghe thảo luận đưa ra phương pháp

giải bài tập

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên đại diện các

nhóm lên trình bày phương pháp giải bài tập của

nhóm mình

- các nhóm bổ sung, nhận xét để đưa ra phương

pháp tối ưu nhất để giải bài tập

- Hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập

- Phân dạng theo chủ đề

- Nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận phương pháp giải của chủ đề

Hoạt động2: Giải bài 1 SGK trang 75

- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án giải quyết

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 32

23 BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT ÔM

VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN

Trang 33

- Các nhóm thảo luận, nhận xét và bổ sung cách

giải của nhóm bạn - Nhận xét, bổ sung, đánh giá các phương án giải của các nhóm

Hoạt động 3: Giải bài 2SGK trang 76

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một đến hai em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 3: Giải bài 2SGK trang 76

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một đến hai em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập

24 PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI

TOÁN VỀ TOÀN MẠCH

Trang 34

Hoạt động của Học Sinh Trợ giúp của Giáo Viên

- Học sinh nghe thảo luận đưa ra phương pháp

giải bài tập

- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên đại diện các

nhóm lên trình bày phương pháp giải bài tập của

nhóm mình

- các nhóm bổ sung, nhận xét để đưa ra phương

pháp tối ưu nhất để giải bài tập

- Hướng dẫn cho học sinh nắm được phương pháp giải bài tập

- Phân dạng theo chủ đề

- Nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận phương pháp giải của chủ đề

Hoạt động2: Giải bài 1 ,2 SGK trang 73

- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án giải quyết

Hoạt động 3: Giải bài 3,4 SGK trang 73

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một đến hai em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 3: Giải bài 5, 6 SGK trang 73

- Giải bài tập tại chỗ, đại diện lớp lên bảng trình

bày phương án giải của mình

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung phương án giải của

bạn

- Nghe hiểu và ghi bài vào vở

- Cho học sinh giải tại chỗ, gọi một đến hai em lên bảng giải bài tập

- Quan sát cho học sinh nhận xét

- Nhận xét, bổ sung đánh giá phương án giải của học sinh, đưa ra lời giải hay nhất

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau - Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà.- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Ngày soạn:5/11/2007 Tiết:25-26

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 34

Trang 35

I MỤC TIÊU

- Nghiệm lại định luật Ôm đối với mạch kín

- Đo suất điện động và điện trở của 1 pin điêm theo phương pgáp dùng đặc tuyến Vôn-Ampe

II CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần phải chuẩn bị trước về kiến thức

- Kiểm tra hoạt động của các thí nghiệm

- Xem lại cơ sở lí thuyết của phương pháp đo suất điện động và điện trở trong của 1 pin.Công thức định luật Ôm cho mạch kín Cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số Cách tiến hành đo và lấy kết quả

- Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Trình bày cơ sơ lí thuyết Giới thiệu dụng cụ đo và hướng dẫn lắp ráp thí nghiệm

+ Giới thiệu cách sửdụng đồng hồ đa năng hiện số

+ Kết hợp hình vẽ 26.4 SGK với các dụng cụ bố trí

trên hình để tiến hành thí nghiệm và lấy số liệu

- Học sinh tiếp nhận thông tin

- Dưới sự hướng dẫn của giao viên, cả lớp tiến hành thí nghiệm

Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm.

- Phương pháp đo U và I trong mạch điện kín

+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách mắc mạch

điện như hình 26.4 SGK ( chú ý cách đặt các thang

đo của Ampe kế và Vôn kế

+ Bước 2: Bấm nút “ON” rồi đọc các chỉ số trên A

và V rồi ghi vào bảng thực hành 26.6 SGK

+ Bước 3: Giữ nguyên mạch điện mắcV vào hai

đầu đoạn mạch chứa A và R Ghi kết quả vào bảng

26.1

- Phương pháp đo suất điện động và điện trở trong

của nguồn điện

- Tiến hành bước 5 và bước 6 như SGK để xác định

R và r của pin điện

- Gọi học sinh đứng dậy trả lời các câu C1, C2, C3,

C4, C5 SGK

-Hướng dẫn cách đo và lấy số liệu

- Học sinh vừa tiếp nhận thông tin vừa theo sự hướng dẫn của GV cả lớp tiến hành lắp ráp thí nghiệm

- Học sinh vừa tiếp nhận thông tin vừa theo sự hướng dẫn của GV, cả lớp tiến hành làm theo GV

- Học sinh vừa tiếp nhận thông tin vừa theo sự hướng dẫn của GV, cả lớp tiến hành làm theo GV

- Học sinh vừa tiếp nhận thông tin vừa theo sự hướng dẫn của GV, cả lớp tiến hành làm theo GV

- Tiến hành đo lấy số liệu

Hoạt động 3: Hướng dẫn báo cáo thí nghiệm.

Mỗi học sinh làm một bảng báo cáo ghi đầy đủ các

- Theo dõi và trả lời khi GV yêu cầu

- Tiếp nhận phương pháp và ghi chép

+ Kết quả: Ghi đầy đủ số liệu và tính toán vào các bảng ở SGK trang 93, 94

+ Nhận xét: - Độ chính xác

- Nguyên nhân

25-26 ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG

VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA NGUỒN ĐIÊN

Trang 36

+ Kết quả

Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Học sinh ghi những câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi những chuản bị cho bài sau

- Cho học sinh bài tập cùng dạng về nhà

- Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điện năng

o0o Thiết kế ngày 10/11/2007 Tiết:27-28

CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

27-28 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

- Thí nghiệm đo cường độ dòng điện qua bóng đèn với hiệu điện thế khác nhau

- Bảng điện trở suất của 1 số kim loại (bảng 17.2)

- Vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4

2 Học sinh :

- Ôn lại về tính dẫn điện của kim loại trong SGK vật Lý 9 và Định luật Ôm cho đoạn mạch, định luật Jun-len-xơ

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ

- Báo cáo tình hình lớp

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Kiểm tra tình hình học sinh

- Nêu câu hỏi về dòng điện

- Nhận xét và cho điểm

Hoạt động 2 : Các tính chất của kim loại, electron tự do trong kim loại

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm về các tính chất của kim loại

- Tìm hiểu các tính chất của kim loại

- Trình bày các tính chất của kim loại

- Nhận xét bạn trả lời

- Làm thí nghiệm như câu hỏi C1 và nhận xét kết

quả

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm về electron tự do trong kim loại

- Tìm hiểu về electron tự do trong kim loại

- Trình bày về electron tự do trong kim loại

Trang 37

- Nhận xét bạn trình bày

- Trả lời câu C2 - Nêu câu hỏi C2

Hoạt động: Giải thích tính dẫn điện của kim loại

- Đọc SGK

- Thảo luận nhóm bản chất dòng điện trong kim

loại

- Tìm hiểu bản chất dòng điện trong kim loại

- Trình bày bản chất về dòng điện trong kim loại

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Trình bày hiểu biết về tính dẫn điện của kim loại

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Trả lời câu C3

- Yêu cầu HS đọc phần 3a

- Gợi ý (nếu cần thiết)

- Yêu cầu HS trình bày

- Nêu câu hỏi 1,2 SGK

- Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

- Tóm tắt bài

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy

Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV

- Giao các câu hỏi và bài tập SGK

- Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

- Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau

o0o Thiết kế ngày 12/11/2007 Tiết: 29

29 HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN, HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Kiến thức :

- Cho HS hiểu được hiện tượng nhiệt điện và 1 số ứng dụng của nó

- Hiểu được hiện tượng siêu dẫn và 1 số ứng dụng của nó

 Kỹ năng :

- Giải thích được suất điện động nhiệt điện, nêu ứng dụng cặp nhiệt điện

- Giải thích hiện tượng siêu dẫn

II CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên :

- Thí nghiệm cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện

- Một số hình vẽ trong SGK được phóng to

2 Học sinh:

Trang 38

- Chuẩn bị SGK, SBT

- Các bảng phụ trong sách giáo khoa

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ

- Báo cáo tình hình lớp

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Kiểm tra tình hình học sinh

- Nêu câu hỏi về tính chất điện của kim loại

- Nhận xét và cho điểm

Hoạt động 2: Hiện tượng nhiệt điện

- Đọc SGk

- Thảo luận nhóm về cặp nhiệt điện và dòng nhiệt

điện

- Tìm hiểu về cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện

- Trình bày về cặp nhiệt điện, dòng nhiệt điện

- Thảo luận về ứng dụng cặp nhiệt điện

- Tìm hiểu về ứng dụng cặp nhiệt điện

- Trình bày về ứng dụng cặp nhiệt điện

- Lấy ví dụ ứng dụng của cặp nhiệt điện

- Nhận xét bạn trình bày

- Yêu cầu HS đọc phần 1a

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Nêu câu hỏi

- Đưa ra yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận

- Yêu cầu HS trình bày

- Yêu cầu HS lấy ví dụ

- Nhận xét học sinh

Hoạt động 3: Hiện tượng siêu dẫn

- Đọc SGk

- Thảo luận, tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vật

dẫn vào nhiệt độ, khi nhiệt độ kim loại giảm và

khi nhiệt độ giảm

- Trình bày hiện tượng

- Nhận xét bạn trình bày

- Trả lời câu hỏi C1

- Yêu cầu HS đọc phần 2a,b

- Nêu câu hỏi 1,2 SGK

- Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

- Tóm tắt bài

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy

Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 38

Trang 39

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Ghi nhớ lời nhắc của GV

- Giao các câu hỏi và bài tập SGK

- Giao các câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

- Nhắc HS đọc bài mới và chuẩn bị bài sau

- Hiểu và vận dụng được định luật Fa-ra-đây

- Hiểu nguyên tắc mạ điện, đúc điện, tinh chế và điều chế kim loại

 Kỹ năng :

- Giải thích bản chất dòng điện trong chất điện phân

- Giải thích nguyên tắc mạ điện, đúc điện, tinh chế và điều chế kim loại

- Vận dụng định luật Fa-ra-đây giải bài tập

II CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên :

- Thí nghiệm về dòng điện trong chất điện phân

- Dụng cụ thí nghiệm để thiết lập định luật Ôm khi có hiện tượng dương cực tan

- Một số hình vẽ trong SGK đã phóng to

2.học sinh:

- Chuẩn bị SGK, SBT và chuẩn bị nội dung giáo viên đã dặn dò

III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ

- Báo cáo tình hình lớp

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Kiểm tra tình hình học sinh

- Nêu câu hỏi về hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng siêu dẫn

- Nhận xét và cho điểm

Hoạt động 2 : Thí nghiệm và bản chất dòng điện trong chất điện phân

- Thảo luận, tìm hạt tải điện trong chất điện phân

- Tìm hiều bản chất dòng điện trong chất điện

phân

- Làm thí nghiệm

- Yêu cầu HS quan sát

- Yêu cầu HS đưa ra nhận xét

- Yêu cầu HS trình bày kết quả

30-31 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN

ĐỊNH LUẬT FARAĐÂY

Trang 40

- Trình bày bản chất dòng điện trong chất điện

- Nêu câu hỏi C2

Hoạt động 3 : Định luật Fa-ra-đây, ứng dụng

- Đọc SGK

- Tìm hiểu nội dung định luật

- Trình bày định luật viết biểu thức của định luật,

nói rõ các đại lượng trong biểu thức

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Đọc SGK

- Thảo luận về biểu thức định luật

- Tìm hiểu biểu thức định luật dưới dạng thứ hai

- Trình bày biểu thức định luật cả 2 dạng, nói rõ

các đại lượng trong biểu thức đó

- Nhận xét câu trả lời của bạn

Nhận xét câu trả lời của bạn

- Yêu cầu HS đọc phần 5a,b

- Tổ chức tìm hiểu

- Yêu cầu HS trình bày

- Nhận xét, đưa ra kết luận, viết biểu thức lên bảng

- Yêu cầu HS đọc phần 5c

- Tổ chức thảo luận

- Yêu cầu HS tìm hiểu

- Yêu cầu HS trình bày

- Nhận xét

- Yêu cầu HS đọc phần 6

- Tổ chức thảo luận

- Gợi ý học sinh tìm hiểu ứng dụng

- Yêu cầu HS trình bày kết quả

- Yêu cầu HS lấy ví dụ

- Nêu câu hỏi 1,2 SGK

- Nêu câu hỏi trắc nghiệm P (trong phiếu học tập)

- Tóm tắt bài

- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy

Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Giao các câu hỏi và bài tập SGK

Nguyễn Đức Mạnh – Trung tâm GDTX Yên Lập – Phú Thọ Trang 40

Ngày đăng: 03/01/2016, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w