1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng lực lượng bán hàng cho BIDV.

13 584 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 294 KB

Nội dung

Tự lo vốn để phục vụ đẩu tư phát triển: BIDV đã chủ động sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vố bằng VNĐ và ngoại tệ.

Trang 1

I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM (BIDV) 2

1 Lịch sử ra đời và phát triển 2

2 Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh 7

3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 8

II NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH 12

1 Năng lực sản xuất chung 12

1.1 Cơ sở vật chất 12

1.2 Nguồn lao động 12

2 Năng lực tài chính 13

3 Năng lực sản xuất 16

3.1 Về hoạt động tín dụng .17

3.2 Về hoạt động đầu tư 17

3.3 Về dịch vụ ngân hàng 18

III PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA BIDV 21

1 Xu thế ngân hàng bán lẻ thế giới những năm vừa qua 21

2 Phân tích tình hình tài chính ngân hàng trong nước những năm gần đây 24

3 Bộ phận thực hiện các hoạt động Marketing của BIDV 29

IV KẾT LUẬN 33

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

1 Lịch sử ra đời và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Bank for Investment and Development for Vietnam, tên gọi tắt là: BIDV) được chính thức thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Đến nay, BIDV đã có hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành đó là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957-1965); Thực hiên hai nhiệm cụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở niềm Bắc; Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nhiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990- nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình- là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước

Theo dòng thời gian ngân hàng có những tên gọi khác với các thời kỳ khác nhau:

- Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

Ngày 26/04/1957, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) được thành lập theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của CNXH, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã

Trang 3

có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước… Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biêt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miên Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Nhà máy Xi măng Hải Phòng; Xây dựng các trường Đại học: Bách Khoa, Kinh tế- Kế hoạch, Thuỷ lợi… Bên cạnh đó Ngân hàng đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ dân sinh và góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao- Xà- Lá, khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên,…

- Thời kỳ từ 1981- 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết địn số 259-CP của Hội đồng Chính phủ

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc Bên cạnh đó ngân hàng cũng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vịi xây lắp nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất

Thời kỳ này, nhờ có vốn cấp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng mà hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: Công

Trang 4

trình thuỷ điện Sông Đà; Cầu Chương Dương; Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch;…

- Thời kỳ từ 1990- nay: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số

401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đây là thời kỳ thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển

Ngày 01/01/1995 đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV khi được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước Nhờ đó kết quả hoạt động trong giai đoạn đổi mới của BIDV rất khả quan được thể hiện ở mặt sau:

Tự lo vốn để phục vụ đẩu tư phát triển: BIDV đã chủ động sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vố bằng VNĐ và ngoại

tệ Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn nước ngoài, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau

Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hoá- hiện đại hoá: Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực, Các khu công nghiệp,… với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ

Trang 5

Hoàn thành các nhiệm đặc biệt: Thực hiên chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh

tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thưong Lào nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào- Việt với mục tiêu “góp phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và ngân hàng của Lào, hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước qua đó thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế toàn diện giữa hai nước” BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê,

Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại: Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối, xây dựng và hình thành các sản phẩm- dịch vụ mới… BIDV còn là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài đề phục vụ phát triển kinh tế đất nước (thành lập ngân hàng liên doanh VID PUBLIC tháng 05/1992)

Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống: vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hôi sở chính và các đơn vị thành viên Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ phát triển công nghệ và hoàn thiện các sản phẩm hiện có, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để đưa vào sử dụng những sản phẩm- dịch vụ mới và triển khai đều có kết quả theo tiến độ dự án hiên đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có hiệu quả

Xây dựng ngành vững mạnh: từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển Đến nay BIDV đã có một bước tiến dài với mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình tổng công ty nhà nước

Trang 6

Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao: đến 30/06/2007, BIDV đã đạt quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạt động tăng gấp 10 lần so với năm 1995 BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng chủ công của nền kinh tế đồng thời cũng khẳng định giá trị của thưong hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự

án, chương trình lớn của đất nước

Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Lành mạnh hoá tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế Trong năm

2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s thựuc hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia Cùng với sự tư vấn của Earns&Young, BIDV đã triển khai thực hiện xếp hàng tín dụng nội bộ với chuẩn mực quốc tế

Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiên đại: một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ theo 4 khối chức năng: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá

Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sảc phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hhiện đại tương xứng vói tầm vóc , quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, tong

Trang 7

năm 2004-2005, BIDV đã thực hiện triển khai một cách bài bản quy hoạch và

có ké hoạnh đầu tư hệ thống tháp văn phòng BIDV với tổng diện tích sàn trên 600.000m2, vận hành dự án BIDV Tower tại 194 Trần Quang Khải, Hà Nội, đồng thời với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng các hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá va khẳng định thương hiệu của ngân hàng BIDV

Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập Toàn hệ thống đã thực chi một chính sách

sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm viếc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạch tranh

có văn hoá, khuyến khích đươc sức sáng tạo của các thành viên…

Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hoá BIDV: BIDV đã chủ động xây dựng đề án cổ phần hoá BIDV, trình và được chính phủ chấp thuận Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồnh trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hoá hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế, Thực hiện định hành tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá…

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn: Được sự chấp thuận của chính phủ, BIDV đang xây dưng đề án hình thành Tập đoàn Tài chính với 4 tru cột là Ngân hàng-Bảo hiểm- Chứng khoán-Đầu

tư Tài chính trình thủ tướng xem xét và quyết định

2 Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại, BIDV còn được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các

Trang 8

tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước Bao gồm các hoạt động chính trong kinh doanh ngân hàng như:

- Hoạt động tín dụng: BIDV cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

- Hoạt động đầu tư: được đẩy manh làm đa dạng hoá các kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ VNĐ trong năm 2007 Đăc biệt là với những dự án lớn, trọng điểm quốc gia: Công ty Cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), dự án BIDV International HongKong,…

- Ngoài ra, BIDV đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm như: trong năm 2007 BIDV đã đưa ra 27 sản phẩm với các tiện ích đa dạng phù hợp theo từng nhóm khách hàng: sản phẩm về thẻ, dịch

vụ thanh toán hoá đơn, dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union, dịch vụ BSMS,… Bên cạnh đó BIDV đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doan đối ngoại, thực hiện ký kết hợp tác chiến lược với các tập đoàn lớn trên thế giới: AIG, City, IBM, Boeing,…

Đặc biệt trong năm 2007, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đề

án hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng với hai trụ cột chính là ngân hàng

và bảo hiểm sau khi đã cổ phần hoá Như vậy, theo xu thế của sự phát triển, định hướng kinh doanh của BIDV từ năm 2008- 2010 sẽ mở rộng các lĩnh vực kinh doanh tài chính bao gồm: kinh doanh ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh đầu tư tài chính và cho thuê tài chính

3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV đang có sự thay đổi và hoàn chỉnh theo chương trình liên kết kỹ thuật nhằm hỗ trợ tái cơ cấu BIDV (gọi tắt là dự án TA) do quỹ ASEM tài trợ dưới sự quản lý của Ngân hàng thế giới, được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn nước ngoài đén từ những tập đoàn ngân hàng tài chính

Trang 9

có uy tín và thành công trên thế giới Theo đó, quá trình tái cơ cấu chuyển đổi BIDV từ một ngân hàng truyền thống thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, hiện đại Chuyển đổi từ một hệ thống mang tính phân tán sang mô hình hệ thống theo hướng tập trung hoá

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động đối với BIDV nhằm mục tiêu tạo dựng một mô hình tổ chức phù hợp với luật pháp, tập quán kinh doanh Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu quản lý Ngân hàng thương mại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế Đồng thời làm tăng vị thế, uy tín và giá trị của BIDV, BIDV sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Ngoài ra, việc chuyển đổi mô hình hoạt động giúp cho BIDV có thể chủ động tiếp nhận vốn, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý phục vụ hiệu quả cho chiến lược cạnh tranh và phát triển sản phẩm

Giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động tư vấn của dự án TA, tư vấn cấu phần chuyển đổi hoạt động quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức có nhiệm vụ thiêt yếu là trợ giúp BIDV tái cấu trúc bộ máy tổ chức và quản trị ngân hàng

Về cơ bản, mô hình tổ chức của BIDV được chuyển đổi theo hướng sau:

- Hội sở chính (HSC) sẽ kiểm soát các sản phẩm tài chính cho từng nhóm khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lược như: kinh doanh tiền tệ, tính dụng món lớn,tín dụng, tài trợ thương mại,…

- Các chi nhánh được coi như một kênh phân phối và bán hàng cho HSC

- Đảm bảo phân tách trách nhiệm rõ rệt các khối kinh doanh (front office) hoạt động trên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thương lượng với khách hàng

- Tập trung hoá một số chức năng về HSC như: tổ chức cán bộ, kinh doanh tiền tệ, công nghệ thông tin, kiểm tra nội bộ,

Như vậy, mô hình tổ chức hội sở chính được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 10

Với sơ đồ trên, hội sở chính sau khi đổi mới mô hình hoạt động sẽ gồm 7 khối Đó là:

- Khối Ngân hàng Bán buôn

- Khối Bán lẻ và mạng lưới

- Khối vốn và Kinh doanh vốn

- Khối Quản lý rủi ro

- Khối Tác nghiệp

- Khối Tài chính- kế toán

- Khối Hỗ trợ

Ngày đăng: 27/04/2013, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w