Tên đề tài Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường đại học Điện lực 2.. nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ng
Trang 11 Tên đề tài
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường đại học Điện lực
2 Lý do nghiên cứu
Chất lượng giáo dục đào tạo là kết quả quá trình tác động tổng hợp của nhiều nhân tố Trong đó, đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng, trực tiếp truyền thụ, trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường Trường Đại học Điện lực là trung tâm đào tạo cử nhân phục vụ ngành Điện
và các ngành khác Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Nhà trường còn có nhiệm vụ phục vụ các lớp ngắn, trung và dài hạn của Tập đoàn EVN
Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới công tác giáo dục đào tạo, đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, đây được coi là khâu then chốt có tính chất đột phá Đồng thời tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người giảng viên có khả năng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của mình trong quá giảng dạy Chính vì vậy chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng lên
Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới thì chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường còn những vấn đề bất cập Trong đó việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực còn nhiều hạn chế cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện
Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường đại học ra đời Điều này làm tăng tính cạnh tranh trong giáo dục Nếu trường đại học Điện lực không nỗ lực phấn đấu thì sẽ là sự thụt lùi về mọi mặt, uy tín của trường sẽ giảm sút
Từ những lý do trên, tất yếu trường đại học Điện lực phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Trong đó trọng tâm là phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong hoạt động giảng dạy ở nhà trường Tác giả chọn
Trang 2nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường đại học Điện lực có ý nghĩa cấp thiết”
3 Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề xây dựng và phát huy nguồn lực con người, trong đó có phát huy vai trò nhân tố chủ quan luôn thu được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
Đề tài KX07-13 "Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tếxã hội" GS Lê hữu Tầng, Nxb Chính trị Quốc gia
-Hà Nội, 1996; Tại trường Điện lực đã có nhiều bài viết nghiên cứu khoa học cấp trường về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tại trường Đại học Điện lực Các công trình trên cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề về con người, nhân tố con người, vai trò nhân tố chủ quan của con người đến hoạt động giáo dục đào tạo Tuy nhiên chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ lý luận về vai trò của nhân tố chủ quan trong giáo dục, đào tạo; dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của nhân tố này tại trường Đại học Điện lực; từ đó đề ra giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở tham khảo trong nghiên cứu và vận dụng vào công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường
4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
Nhiệm vụ:
- Cơ sở lý luận vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục,
Trang 3đào tạo ở trường Đại học Điện lực;
- Làm rõ thực chất và đặc điểm có tính quy luật của việc phát huy vai trò nhân
tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Điện lực;
- Đánh giá thực trạng vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực từ năm 2006 đến nay;
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
5 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu về vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường Đại học Điện lực
6 Mẫu khảo sát
13 Bộ môn (tổ) trực thuộc 7 Khoa giáo viên của trường Đại học Điện lực
7 Vấn đề nghiên cứu
Biện pháp quản lý nào để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực?
8 Giả thuyết nghiên cứu
Biện pháp quản lý để phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực là:
- Quản lý hoạt động dạy học của các cấp lãnh đạo và các cơ quan chức năng đối với đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Điện lực;
- Quản lý nội dung, chương trình, quy trình đào tạo;
- Quản lý cơ sở vật chất dạy học
9 Phương pháp chứng minh
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế
Trang 410 Dự kiến luận cứ
- Luận cứ lý thuyết:
Dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng
Quan điểm Mác xít về nhân tố chủ quan của con người: Nhân tố chủ quan là toàn bộ những phẩm chất và năng lực của chủ thể được huy động, sử dụng vào quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo hiện thực khách quan theo mục đích nhu cầu của chủ thể Với phạm vi nhiên cứu của luận văn, chủ thể được đề cập ở
đây là đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực với hoạt động giáo dục, đào tạo của họ;
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Huấn luyện phải chú trọng cải tạo tư tưởng;
Quan điểm của Đảng ta: Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo.
Khái niệm:
+ Vai trò
+ Nhân tố
+ Chủ quan
+ Vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên
+ Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị tri thức khoa học cho học viên
+ Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên góp phần định hướng, phát triển phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người sinh viên
- Luận cứ thực tế:
Trang 5+ Qua thực tế khảo sát của tác giả cho thấy khi có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên càng sâu sát thì vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo được nâng lên
+ Qua điều tra xã hội học với giả thiết tất cả cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, sinh viên được hỏi đều hiểu rõ câu hỏi và trả lời đúng với thực tế Thu được các
số liệu như sau:
* 90% cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên cho rằng việc tăng cường các biện pháp quản lý nội dung, chương trình, quy trình đào tạo; quản lý hoạt động dạy học quyết định đến việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực;
* 80% giảng viên cho rằng để phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo thì phải có cơ sở vật chất dạy học bảo đảm đầy đủ
Phần 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu;
2 Lịch sử nghiên cứu;
3 Mục tiêu nghiên cứu;
4 Phạm vị nghiên cứu;
5 Mẫu khảo sát;
6.Vấn đề khoa học;
7 Luận điểm khoa học;
8 Phương pháp chứng minh
Phần 2 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Quan điểm Mác xít về nhân tố chủ quan
1.2 Khái niệm, vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo
Trang 61.3 Đặc điểm có tính quy luật vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong giáo dục, đào tạo
Chương 2 Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
2.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực
2.2 Những kết quả đạt được của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực
2.3 Những hạn chế của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực
Chương 3 Giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng
viên trong giáo dục, đào tạo ở trường Đại học Điện lực
3.1 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường đại học Điện lực;
3.2 Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp;
3.3 Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên;
3.4 Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi và bảo đảm cơ sở vật chất nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo