Ví dụ: đăng ký quốc tịch, hộ khẩu, bảo hộ quyền tác giả, cấp giấy phépkinh doanh, công chứng, giấy phép xuất nhập khẩu… Bên cạnh những côngviệc quản lý hành chính, các cơ quan nhà nước c
Trang 1lý, thu ngân sách nhà nước bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vàongân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về mặt bản chất, thungân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hộiphát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thànhnên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu củamình Lệ phí và phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổngnguồn thu của ngân sách nhà nước nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quanđến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Trong khuôn khổ bài tiểuluận này, em xin phép được nói về thu ngân sách từ phí, lệ phí và thực trạnghoạt động thu phí lệ phí ở nước ta trong những năm gần đây.
Do thời gian và trình độ cũng như khả năng có hạn nên bài tiểu luận của
em còn có những hạn chế thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự đóng góp củacác thầy giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2
I Một số vấn đề cơ bản về phí, lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước
1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất, tác dụng của phí, lệ phí
1.1 Khái niệm phí và lệ phí
1.1.1 Khái niệm lệ phí
Một số hoạt động của bộ máy nhà nước mang tính phục vụ, nhất là nhữnghoạt động cung cấp dịch vụ quản lý nhà nước cho dân chúng và các tổ chức bênngoài Ví dụ: đăng ký quốc tịch, hộ khẩu, bảo hộ quyền tác giả, cấp giấy phépkinh doanh, công chứng, giấy phép xuất nhập khẩu… Bên cạnh những côngviệc quản lý hành chính, các cơ quan nhà nước còn cung cấp các dịch vụ chongười có nhu cầu như : kiểm dịch động thực vật, đo đạc và lập bản đồ địa chính,chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giám định hàng xuất nhập khẩu, thẩm định antoàn bức xạ… Người thụ hưởng những dịch vụ này tất yếu phải trả cho cơ quancung cấp dịch vụ một khoản tiền gọi là lệ phí để bù đắp một phần kinh phí nhànước đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ công Lệ phí không phải giá cả của dịch vụcông mà chỉ động viên một phần thu nhập của người thụ hưởng nhằm thực hiệncông bằng trong tiêu thụ dịch vụ công
Như vậy, lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho một
cơ quan nhà nước khi thụ hưởng dịch vụ liên quan đế quản lý hành chính nhànước do cơ quan này cung cấp
1.1.2 Khái niệm phí thuộc NSNN
Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả chomột cơ quan nhà nước khi nhận được dịch vụ do cơ quan này cung cấp Tronghoạt động xã hội, nhiều tổ chức kinh doanh lẫn tổ chức thuộc bộ máy côngquyền cung cấp ra bên ngoài những dịch vụ công Phí của những dịch vụ nàychính là số tiền cần thiết phải thu của đối tượng thụ hưởng để bù đắp chi phíhoạt động và có lợi nhuận ( đối với tổ chức kinh doanh)
1.2 Đặc điểm của phí, lệ phí thuộc NSNN
Mặc dù phí, lệ phí thuộc NSNN đều là những khoản thu thuộc hệ thốngthu NSNN song chúng có nhiều đặc điểm riêng
Trang 3- Phí và lệ phí thuộc NSNN tuy không phải là giá bán của hàng hóa, dịch
vụ công nhưng ít nhiều mang tính bồi hoàn trực tiếp Chính phủ cung cấp hànghóa, dịch vụ công không nhằm mục đích tìm kiếm thu nhập mà thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội Do vậy, phí,
lệ phí thuộc NSNN là những khoản thu góp phần giảm nhẹ gánh nặng chi tiêucủa nhà nước
- Phí, lệ phí thuộc NSNN không thể đặt ra tùy tiện mà phải do cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định Nếu không, chúng không chỉ làm hao mòn
cơ sở của thuế mà còn ảnh hưởng nhiều đến thái độ của công chúng đối với nhànước Do đó, mọi khoản phí, lệ phí thuộc NSNN phải công bố rõ ràng tại tất cảcác cơ quan cung cấp dịch vụ công
- Phí và lệ phí là công cụ tài chính của nhà nước để điều chỉnh cả việccung cấp lẫn việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ công Do vậy, xây dựng mức thuđóng vai trò rất quan trọng Khi một khoản phí và lệ phí được các cơ quan chứcnăng của nhà nước xác định, nếu mức phí hoặc lệ phí được xác định là cao sẽlàm giảm thu nhập của người thụ hưởng, và chắc chắn sẽ gây tâ lý tiêu cực đốivới người thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ công, nếu mức thu quá ít thì việc thu lạikhông đáng kể và không đảm bảo bù đắp chi phí của nhà nước đã bỏ ra
1.3 Bản chất của phí, lệ phí thuộc NSNN
Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ côngcộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổchức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng đó
Thu phí tạo ra kinh phí để duy trì, bảo dưỡng, trùng tu, tái tạo các côngtrình phúc lợi công cộng, đảm bảo cho các công trình này phát huy tác dụng lâudài và đạt hiệu quả cao
Còn lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụhành chính pháp lý của nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụcho công viêc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật
Trang 41.4 Tác dụng của phí, lệ phí
Việc thu phí, lệ phí của nhà nước sẽ làm tăng thêm nguồn thu cho NSNN
để đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng tốt hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của xã hội
Những người được hưởng lợi ích từ các hàng hóa, dịch vụ công cộng donhà nước đầu tư phải trả phí Qua đây nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệuquả đối với các tổ chức, cá nhân thụ hưởng dịch vụ , góp phần thực hiện côngbằng xã hội
Đối với một nền kinh tế theo hướng cơ chế thị trường thì việc Chính phủđặt ra phí, lệ phí là hình thức tạo thị trường cho một số hoạt động công cộng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế xã hội hóa, số thu từ phí,
lệ phí vào NSNN có thể không tăng nhưng sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng choNSNN
Phí, lệ phí giúp nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt độngkinh tế - xã hội của các tổ chức, cá nhân trong xã hội
2 Phân loại phí, lệ phí
2.1 Phân loại phí
Có nhiều cách để phân loại phí dựa vào các tiêu thức khác nhau để phân loại
Theo chủ thể đầu tư và quản lý:
- Phí thuộc NSNN: là phí thu từ các dịch vụ do nhà nước đầu tư cung cấpnhưng chưa chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắchạch toán
- Phí không thuộc NSNN: là phí thu được từ các dịch vụ không do nhànước đầu tư hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho các tổ chức, cánhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán
Theo lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội:
- Phí phát sinh từ các lĩnh vực hoạt động kinh tế như:
+ Phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản
+ Phí thẩm định đầu tư
Trang 5+ Phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện
Theo cấp quản lý thuộc bộ máy nhà nước:
- Phí trung ương: là loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương và
do cơ quan , đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu
- Phí địa phương: là loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương
và do cơ quan , đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu
Hệ thống phí của Việt Nam hiện hành được phân loại theo tính chất, côngviệc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật tương
tự nhau để tránh trùng lắp và gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành trong côngtác quản lý và kiểm soát đối với từng loại phí
2.2 Phân loại lệ phí
Cũng như phí, lệ phí cũng có nhiều cách phân loai khác nhau
Theo tính chất của các dịch vụ thu lệ phí:
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân như:+ Lệ phí quốc tịch
+ Lệ phí hộ khẩu
+ Lệ phí cấp hộ chiếu
+
Trang 6- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tàisản như:
+ Lệ phí trước bạ
+ Lệ phí địa chính
+ …
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh như:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Lệ phí cấp giấy phép hành nghề
+ …
- Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia như:
+ Lệ phí bay qua vùng trời
Theo cấp quản lý thuộc bộ máy nhà nước:
- Lệ phí trung ương quản lý: là loại lệ phí thuộc nguồn thu của ngân sáchtrung ương và do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu
- Lệ phí địa phương quản lý: là loại lệ phí thuộc nguồn thu của ngân sáchđịa phương, và do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu
Hệ thống lệ phí hiện hành ở nước ta được phân loại theo nhóm các côngviệc quản lý nhà nước để thuận tiện cho công tác quản lý và kiểm soát đối vớitừng loại lệ phí Mỗi nhóm lại được chia thành các loại khác nhau
3 So sánh phí, lệ phí thuộc NSNN và thuế
Giống nhau:
- Đều là nguồn thu chủ yếu, thường xuyên của NSNN
- Đều gắn với quyền lực nhà nước, có tính chất pháp lý cao
Trang 7- Đều là những công cụ phục vụ cho công tác quản lý điều hành xã hộicủa nhà nước
- Về mục đích sử dụng
Thuế và lệ phí nói chung là các khoản thu không gắn một cách rõ rệt vớimục đích sử dụng cụ thể, mà chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu chi tiêu thườngxuyên nói chung của nhà nước
Ngựơc lại, phí là khoản thu thường gắn với những mục đích cụ thể Nóichung, mục đích của loại phí nào thường được dùng đặt tên cho loại phí đó Vídụ: phí cầu đường, học phí, viện phí…
- Về tác dụng phục vụ quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước
Thuế là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, thuế
có tác dụng kích thích, hướng dẫn sản xuất và tiêu dung, tác động đến mọi mặtcủa đời sống kinh tế - xã hội
Phí và lệ phí là công cụ quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, nhưng cóphạm vi hẹp hon, mức độ yếu hơn so với thuế
- Về quy mô phát sinh
Nói chung thuế có quy mô lớn, phát sinh tương đối tập trung, gắn liền vớicác hoạt động của nền kinh tế quốc dân Trong điều kiện kinh tế thị trường, thuế
là khoản thu chủ yếu của NSNN Trong khi đó, phí và lệ phí là những khoản thu
Trang 8nhỏ, lẻ tẻ, rải rác ở nhiều lĩnh vực hoạt động Vì vậy, phí và lệ phí thường đượcgiao cho chính quyềnđịa phương quản lý, chúng là khoản thu quan trọng củangân sách địa phương các cấp
II Quản lý thu phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước
1 Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí
Thẩm quyền quy định về phí và lệ phí là thẩm quyền quy định mức thu,chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng tiền phí và lệ phí Phân cấp thẩm quyền quyđịnh phí và lệ phí thu được thực hiện dựa vào tính chất và phạm vi ảnh hưởngcủa tùng loại phí, lệ phí
Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, liênquan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước HĐND tỉnh thànhphố trực thuộc trung ương quy định đối với một số loại phí gắn liền với quản lýđất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nướccủa chính quền địa phương Bộ tài chính quy định đối với các loại phí con lại ápdụng thống nhất trong cả nước
Chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có số thu lớn, có ýnghĩa pháp lý quốc tế, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy địnhđối với một số loại lệ phí gắn chức năng quản lý hành chính nhà nước của chínhquyền địa phương, phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phương
Bộ Tài chính quy định đối với những lệ phí còn lại
2 Xác định mức thu phí và lệ phí
Mức thu phí đối với các dịch vụ do nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồivốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của nhà nước trongtưng thơì kỳ Mức thu phí đối với các dich vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốnphải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng gópcủa người nộp
Căn cứ để xác định mức thu phí gồm vốn đầu tư để trang trải cho các chiphí thực hiện các dich vụ thu phí, bao gồm cả các chi phí để thực hiện các việc
Trang 9thu phí; khả năng thu phí, hiệu quả thu phí dự kiến trong đề án thu phí, tính chấtđặc điểm của từng dịch vụ thu phí; Chủ trương chính sách của nhà nước, tìnhhình kinh tế - xã hội và đặc điểm của các vùng trong từng tồi kỳ; Mức thu loạiphí tương ứng của các nước trong khu vực và thế giới nếu có.
Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí bao gồm:
- Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên
và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc… hoặc thuê ngoài tài sảntrực tiếp phục vụ công việc thu phí Chi phí này được phân bổ theo mức độ haomòn của những tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí;
- Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiệncông việc thu phí;
- Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, cáckhoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao độngtrực tiếp thu phí, lệ phí;
Tổ chức, cá nhân được thu phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèmtheo đề án thu phí để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định Đề ánthu phí phải nêu rõ phương thức đàu tư sử dụng, thời gian đầu tư hoàn thành,thời gian đưa dự án đầu tư vào sử dụng, thời gian dự kiến bắt đầu thu phí, dựkiến mức thu và căn cứ xây dựng mức thu, đánh giá khả năng đóng góp của đốitượng nộp phí, hiệu quả thu phí và khả năng thu hồi vốn Mức thu phí trước khitrình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành có sửa đổi, bổ xung cần có ý kiếncủa cơ quan tài chính cùng cấp (trừ trường hợp cơ quan xây dựng mức thu là cơquan tài chính) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính phải được gửi kèmtrong hồ sơ trình duyệt mức thu phí và là một căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩmquyền xem xét, quyết định mức thu phí
Việc xây dựng mức thu đối với những loại phí thuộc thẩm quyền củachính phủ quy định được thực hiện theo quy định của chính phủ đối với từngloại phí cụ thể, những loại phí thuộc thẩm quyền của bộ tài chính và thuộc thẩm
Trang 10quyền của HĐND cấp tỉnh quy định do UBND cấp tỉnh trình được thực hiệntheo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từngcông việc quản lý nhà nước,không nhằm mục đích bù đắp chi phí thực hiện côngviệc thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế
Tổ chức được thu lệ phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo vănbản đề nghị thu lệ phí Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xétban hành hoặc Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền
Riêng lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trịtài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ
3 Đối tượng nộp và các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí.
Đối tượng nộp phí và lệ phí là các thể nhân và pháp nhân được các tổchức,cơ quan của nhà nước cung cấp các dịch vụ công cộng theo quy định củapháp luật có thu phí hoặc lệ phí Các thể nhân và pháp nhân là đối tượng nộp phí
và lệ phí có nghĩa vụ thực hiện nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật
Tất cả các khoản phí và lệ phí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định mới thu được Các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí bao gồm :
- Cơ quan thuế nhà nước
- Cơ quan hải quan
- Cơ quan khác của nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũtrang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việctheo quy định của pháp luật được thu phí lệ phí;
- Các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy quyềnviệc thu phí, lệ phí
4 Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
4.1 Đăng ký, khai, thu, nộp phí và lệ phí
Các tổ chức (không phải là cơ quan thuế, cơ quan hải quan) và cá nhânthu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địađiểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí theo đúng thời gian quy
Trang 11định trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc trungương, tỉnh hoặc cấp tương đương quản lý đăng ký với cục thuế tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, thị xã, thịtrấn, xã, phường hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí đăng
ký với chi cục thuế quận, huyện Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉthu phí, lệ phí thì phải thông báo với cơ quan thuế đúng thời gian quy định trướckhi thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện khai phí, lệ phí từng tháng vànộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí , lệ phí để theo dõi quản lý.Trong trường hợp tháng không phát sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải khai và nộp
tờ khai cho cơ quan thuế Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải khai đầy đủđúng mẫu tờ khai, đúng thời hạn theo quy định và phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc khai phí, lệ phí của mình
4.2 Quản lý sử dụng tiền thu phí và lệ phí
Tiền phí , lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu và trường hợp tổchức khác thu phí, lệ phí đã được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thuphí, lệ phí theo dự toán hàng năm thì tổ hức thu phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệphí thu được vào NSNN
Trường hợp tổ chức thu chưa được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạtđộng thu phí, lệ phí hoặc tổ chức thu được ủy quền thu phí, lệ phí thì tổ chức thuđược để lại một phần trong số tiền phí, lệ phí thu được để trang trải phí cho việcthu phí, lệ phí, phần tiền phí, lệ phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.Phần phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệphí được tính theo tỉ lệ phần trăm trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được hàngnăm Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại phí, lệ phí và nội dung chicho việc thu phí và lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quền quyết định tỷ lệ phầntrăm để lại cho tổ chức thu phí và lệ phí ổn định trong một số năm