1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện thạch thất – TP hà nội

63 895 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 353 KB

Nội dung

Mặc dù trong những năm qua Chính phủ ban hành rất nhiều văn bảnnhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung vàđội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng nhưng một

Trang 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nước ta

đã cho thấy chính quyền cấp xã luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng Cóthể coi đây là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền bởi đây là cấp gầndân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động quản lý Nhà nướctrên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống

Tuy nhiên chính quyền cấp xã không thể hoàn thành nhiệm vụ củamình một cách có hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao Cũng như nhân

tố con người trong mọi tổ chức khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chính

là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền

xã nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị ở cấp xã nói chung Chính vìvậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn đượcĐảng và Nhà nước quan tâm Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII đã xácđịnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyếtđịnh chất lượng của bộ máy nhà nước”

Mặc dù trong những năm qua Chính phủ ban hành rất nhiều văn bảnnhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung vàđội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng nhưng một thực tế khách quan cầnnhận thấy là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán

bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương đối thấp,không tương xứng với vị trí, vai trò của họ Điều này ảnh hưởng không nhỏđến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và niềm tin của nhândân vào bộ máy chính quyền

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, trong những năm quacông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện

Trang 2

Thạch Thất cũng đã được các cấp chính quyền coi trọng Từ khi sáp nhập trởthành một huyện của thành phố Hà Nội, nhiệm vụ xây dựng một đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất càng trở nên cấp thiếthơn Yêu cầu đối với cán bộ, công chức lúc này không chỉ có đủ phẩm chất,đạo đức, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có tinh thần, thái độ tận tụyphục vụ đất nước, phục vụ nhân dân mà còn cần phải có một trình độ nănglực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với vị trí củađội ngũ cán bộ, công chức thủ đô trong thời kỳ mới

Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài “Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã - huyện Thạch Thất – TP Hà Nội” với mục đích đưa ra những kiến

nghị góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức cấp xã của huyện Thạch Thất hiện nay và xây dựng mộtđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của cả nước nói chung trong thờigian tới

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận, các quan điểm củaĐảng và Nhà nước về cán bộ, công chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng

- Thứ hai, xem xét, đánh giá thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất

- Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tácđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyệnThạch Thất trong giai đoạn tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ, công chức cấp xã

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu là các xã và thị trấn thuộc huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội.

-4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã được phân tích, đánh giá dựatrên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtlịch sử, các chủ trương, đường lối của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhànước Ngoài ra khóa luận còn sử dụng những phương pháp: phân tích, tổnghợp, so sánh, thống kê…

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,Khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.1 Khái quát về cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã

1.1.1 Cán bộ, công chức nhà nước

Với quan điểm cho rằng con người là yếu tố quyết định tất cả, các quốcgia đều đánh giá cao vai trò, vị trí của đội ngũ công chức, coi công chức làmột lực lượng đặc biệt quan trọng của xã hội, là nhân tố chủ thể quyết định sựthành công hay thất bại của mọi công việc trong quản lý Nhà nước, là lựclượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền hành chính ở mỗi quốcgia Do cơ cấu về nhân sự của chính phủ các nước không giống nhau nênquan niệm, khái niệm về công chức cũng có những điểm khác nhau

Ở Anh, “công chức là những người thay mặt Nhà nước giải quyết việccông” Đây là quan niệm của Hạ viện Anh đưa ra vào năm 1977, và công chức

là do Nhà vua trực tiếp bổ nhiệm, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Ở Pháp, khái niệm công chức được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, côngchức bao gồm toàn thể nhân viên trong bộ máy hành chính Thứ hai, côngchức bao gồm cả nhân viên trong bộ máy hành chính Nhà nước, các quan tòa,nhân viên sự nghiệp quốc doanh, nhân viên đơn vị quân sự và nhân viên làmviệc trong Quốc hội

Ở Đức, công chức được coi là một nhóm người có nghề nghiệp đặc biệttrong xã hội, phục vụ ở các đoàn thể xã hội, đoàn thể xây dựng, vật chất và tàichính có quan hệ làm việc và tuân thủ theo luật pháp

Trang 5

Ở Nhật, khái niệm công chức bao hàm cả công chức Nhà nước và côngchức địa phương Công chức Nhà nước bao gồm những nhân viên giữ nhữngchức vụ trong bộ máy Chính phủ ở trung ương, ngành tư pháp, Quốc hội…được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Công chức địa phương đượchưởng lương từ ngân sách địa phương Công chức Nhà nước ở Nhật cũngđược chia thành hai loại: công chức chung và công chức đặc biệt Công chứcđặc biệt là loại công chức bổ nhiệm không qua thi cử mà theo luật pháp quyđịnh, bao gồm mười tám loại nhân viên như Thủ tướng, các thành viên Nộicác…còn lại là công chức chung.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “công chức” lần đầu tiên được ghi nhận trong

“Quy chế công chức Việt Nam” ban hành theo Sắc lệnh số 76/SL ngày20/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo đó, công chức được hiểu là

“những công dân Việt Nam được chính quyền, nhân dân tuyển để giữ chức vụthường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là côngchức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng do Chính phủ quy định” Nhưvậy, phạm vi công chức rất hẹp, chỉ bao gồm những người làm việc thườngxuyên trong các cơ quan của Chính phủ, còn những người làm việc trong hệthống các cơ quan như Viện kiểm sát, Tòa án, Quốc hội, Hội đồng nhân dânkhông phải là công chức Tuy nhiên do điều kiện sau đó cả nước phải tậptrung vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam nênquy chế không được thực hiện đầy đủ

Trong những năm 1960 - 1980, khái niệm “cán bộ công nhân viên chứcnhà nước” được thay cho khái niệm “công chức” trong Sắc lệnh 76/SL trong

đó không phân biệt rõ công chức và viên chức Hoạt động của cán bộ côngchức trong giai đoạn này được điều chỉnh bằng những quy định của pháp luậtlao động chung với hoạt động sản xuất của công nhân Ví dụ Nghị định195/CP ngày 31/12/1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ kỷ luậttrong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước, Thông tư số 03/LĐ-TT của Bộ Laođộng ngày 28/2/1979 hướng dẫn thi hành kỷ luật lao động đối với công nhân

Trang 6

viên chức Nhà nước, quy định về trách nhiệm vật chất của công nhân, viênchức đối với tài sản Nhà nước.

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “công chức” được

sử dụng lại trong các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước.Ngày 25/5/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định169/HĐBT quy định khái niệm công chức như sau: “Công dân Việt Namđược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong công sởNhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đãđược xếp vào một ngạch hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp gọi là côngchức” Đây là khái niệm nêu khá đầy đủ các dấu hiệu căn bản của công chứctrong nền hành chính hiện đại như một số quốc gia quan niệm Tuy nhiên quyđịnh này vẫn còn một số hạn chế Vì vậy, ngày 26/2/1998, Ủy ban thường vụQuốc hội đã thông qua Pháp lệnh Cán bộ, công chức Pháp lệnh này ra đời đãthể chế hóa đường lối của Đảng, là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước taquản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội thay thế cho Nghị định 169/HĐBT

Quá trình thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức đã đi dần vào

nề nếp, trình độ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao Tuy nhiên doyêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cho phù hợp vớitình hình mới, ngày 29/4/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông quaPháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức.Theo đó, cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 như sau:

1 Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam,trong biên chế, bao gồm:

a Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongcác cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

Trang 7

b Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

c Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước

ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

d Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

e Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân

mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là

sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

g Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongthường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảngủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã);

h Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã

2 Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a,b,c,đ,e,g và h Khoản 1Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sựnghiệp theo quy định của pháp luật

Như vậy, Pháp lệnh không quy định rõ từng đối tượng ai là “cán bộ”, ai

là “công chức” mà sử dụng thuật ngữ “cán bộ, công chức” như một danh từdùng để chỉ hàng loạt các đối tượng được quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Luậtcán bộ công chức 2008 ra đời đã khắc phục hạn chế này Theo quy định tạiKhoản 1 và Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức 2008 thì:

Trang 8

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đốivới công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật

1.1.2 Cán bộ, công chức cấp xã

1.1.2.1 Khái niệm

Theo quy định của Khoản 3, Điều 4 và Khoản 2, Khoản 3, Điều 61,Luật Cán bộ, công chức 2008 thì:

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân

Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

Trang 9

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cóhoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một

chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Công chức cấp xã có các chứcdanh sau đây:

Trưởng Công an;

Chỉ huy trưởng Quân sự;

Văn hóa - xã hội

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

1.1.2.2 Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

Xã, phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trịnước ta Đây là nơi nối liền Đảng, Nhà nước, các tổ chức của hệ thống chínhtrị của đất nước với nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, chủ trươngcủa cấp trên Vì thế sự vững mạnh, hoạt động có hiệu quả của tổ chức Đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân của hệ thống chínhtrị xã, phường, thị trấn bảo đảm cho hoạt động bình thường của hệ thốngchính trị của đất nước trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã

Trang 10

là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọiviệc đều xong xuôi” Song chính quyền cấp xã khó có thể đảm nhận được vaitrò, trách nhiệm nặng nề đó nếu thiếu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận không thể thiếu trong độingũ cán bộ, công chức nước ta Mọi hoạt động của chính quyền cấp xã đều docán bộ, công chức cấp xã tiến hành Họ là người trực tiếp thực hiện chức năngquản lý nhà nước trong phạm vi địa giới hành chính, trực tiếp giải quyết theothẩm quyền được giao các yêu cầu của nhân dân, lắng nghe những tâm tư,nguyện vọng của nhân dân Cán bộ, công chức cấp xã cũng là người thườngxuyên tiếp xúc với nhân dân để triển khai thực hiện các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Mặt khác, cán bộ công chức cấp xã còn đảm nhận việc tổ chức và quản

lý mọi mặt hoạt động của chính quyền cấp xã như: quản lý hành chính, vănhóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, chăm lo cho đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Đây cũng chính là đội ngũ “tuyên truyền viên” tích cực, cung cấp nhữngthông tin về tình hình của địa phương trên các mặt chính trị, an ninh trật tự,phát triển kinh tế - xã hội, là nơi rút ra những sáng kiến, kinh nghiệm quý báu

từ thực tiễn cuộc sống để các cấp uỷ Đảng sửa đổi, bổ sung các chủ trương,chính sách cho hoàn thiện hơn, đề ra các chủ trương giải pháp phù hợp vớithực tế, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân

ở địa phương Có thể nói, cán bộ, công chức cấp xã chính là cầu nối giữaĐảng, Nhà nước và nhân dân

Qua đó ta thấy xã, phường, thị trấn là một xã hội thu nhỏ, mọi mặt hoạtđộng của xã hội đều diễn ra ở đó Không có xã, phường, thị trấn thì khônghình thành nên xã hội, đất nước không có cơ sở vững chắc, đường lối, chủtrương đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương,nghị quyết của quận, huyện và thành phố không trở thành hiện thực Do đó đểnâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã thì trước hếtphải nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chính

Trang 11

quyền cấp xã Họ không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩmchất đạo đức tốt mà còn phải là những cán bộ, công chức được trang bị đầy đủ

về tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực công tác để hoànthành các công vụ được giao Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcchính quyền cấp xã vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch

về lối sống, có năng lực thực hiện công vụ là việc làm cần thiết và thườngxuyên hiện nay

1.2 Những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1.2.1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lýphát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm xây dựng,phát triển một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, thành thạo vềchuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với Nhà nước và tận tụy với công việc.Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡngcủa từng vị trí công việc, phải dựa trên sự phân tích những hẫng hụt về nănglực thực hiện công việc của cán bộ, công chức

Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,

kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học nhằm hình thành và pháttriển các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của mỗi cá nhân Đào tạo theonghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnhhội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thổng để

họ có văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo để giúp họ

có khả năng thích nghi với cuộc sống, công việc, góp phần vào sự phát triểncủa xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người Đào tạo côngchức là hoạt động của quản lý nhà nước, theo đó công chức với những cương

vị, chức vụ khác nhau, nhu cầu khác nhau của từng nhóm, từng ngạch đượcđào tạo cơ bản một chuyên môn nhất định theo tiêu chuẩn về kiến thức được

Trang 12

Nhà nước quy định trong hình thức giáo dục quốc dân và tiêu chuẩn nghiệp

vụ trong hệ thống công vụ

Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng

làm việc…nhằm làm cho cán bộ, công chức có cơ hội củng cố và mở rộngmột cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn, nghề nghiệp sẵn

có để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn và thường được xácnhận bằng chứng chỉ

Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở đây có thể hiểu là quátrình đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ sau khi tuyển dụng và có quyết định

bổ nhiệm chính thức vào một ngạch công chức Do đó nó có những đặc trưngriêng, khác với việc đào tạo nói chung trong hệ thống giáo dục quốc dân Cụthể là:

- Về mục tiêu, đào tạo, bồi dưỡng cung cấp kiến thức mới, những kinhnghiệm, những tình huống xảy ra trong thực tế, nhằm nâng cao sự nhận thức

và hiểu biết về diễn biến và tình hình đang diễn ra trong đời sống hàng ngày

để giúp cho cán bộ công chức có khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mớicủa môi trường xung quanh vào công việc

- Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức, những ngườiđang thực thi công vụ trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội Do đó nội dung, chương trình học tập khôngphải là những kiến thức cơ bản mà là những kiến thức mới, các kỹ năng, kỹxảo làm việc, những kiến thức mà trong quá trình tiếp thu có chọn lọc, phêbình và sáng tạo để vận dụng tốt hơn vào nghề nghiệp

- Văn bằng chứng chỉ được cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức là cơ sở để cán bộ, công chức được xếp vào ngạch, bậc, được hưởng cácchế độ chính sách được quy định cụ thể đối với các chức danh, ngạch, bậc

Tóm lại có thể thấy đào tạo, bồi dưỡng được xác định như là một quátrình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thông qua việc họctập Việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, pháttriển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch Do đó, đào tạo, bồi

Trang 13

dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập nhằm giúp tổchức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tănggiá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là cán bộ, côngchức làm việc trong tổ chức

1.2.1.2 Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những hoạt độngquan trọng trong quy trình quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính nhànước Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức được bổ trợ, trang bịnhững kiến thức, kỹ năng giúp họ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụđược giao Đây cũng là một việc làm thường xuyên, phổ biến và rất quantrọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là trongbối cảnh nước ta đang đứng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nóichung và công cuộc cải cách hành chính nói riêng

Đào tạo, bồi dưỡng có những vai trò to lớn có thể kể đến như:

Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, truyền thụ

kinh nghiệm, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo trong thực thi công việc cho cán

bộ, công chức Cần nhận thấy thực tế rằng, mặt hạn chế cơ bản nhất của độingũ cán bộ, công chức nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là

sự hẫng hụt về trình độ, năng lực, thiếu kiến thức về quản lý nhà nước, phápluật, kỹ năng hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khácnhư ngoại ngữ, tin học Những mặt hạn chế trên chỉ có thể được khắc phụcthông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng Đây là hoạt động giúp cho mỗi cánhân bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết, tiếp cận với những tinh hoa vănhóa của nhân loại, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của loài người Cũng thôngqua nó, cán bộ, công chức nhận thức được quy luật của tự nhiên, xã hội, vậndụng chúng trong thực tiễn Như vậy, quá trình đào tạo, bồi dưỡng giúp tạo rachất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng góp phần tăng cường bản lĩnh chính trị và

phẩm chất đạo đức cho người cán bộ, công chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Trang 14

từng nói “Kẻ có tài mà không có đức là kẻ vô dụng, người có đức mà không

có tài thì làm việc gì cũng khó” Tuy nhiên hiện nay những biểu hiện tiêu cựcđang có xu hướng tăng lên làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán

bộ, công chức, làm giảm uy tín của Đảng và niềm tin của quần chúng nhândân vào chế độ Để khắc phục tình trạng trên, đào tạo, bồi dưỡng giữ một vaitrò hết sức quan trọng Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng góp phần hình thànhphẩm chất tâm lý, tư tưởng, đạo đức đúng hướng cho sự phát triển nhân cáchcủa mỗi cán bộ, công chức Một người cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” ngoàinhững kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, phải là người cólối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, lãng phí, tham nhũng, không có

tư tưởng đặc quyền đặc lợi, nhũng nhiễu nhân dân, phải có mối liên hệ mậtthiết với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một vấn đề quan trọng cầnthiết luôn đặt ra với mọi quốc gia trên thế giới Xã hội ngày càng phát triểnđòi hỏi người lãnh đạo, quản lý, điều hành trong xã hội phải có trình độ hiểubiết cao Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nhu cầu thườngxuyên cần phải tiến hành liên tục, một mặt trang bị kiến thức mới cho côngchức lãnh đạo, điều hành đương nhiệm, mặt khác đào tạo nguồn nhân lực chonền công vụ trong tương lai có trình độ, có tri thức vững vàng, có năng lựchoàn thành tốt nhiệm vụ Ngày nay đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước làmột yêu cầu tất yếu xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước, đưa Việt Nam hội

nhập quốc tế Trong những năm gần đây khi mở cửa hội nhập với khu vực vàthế giới chúng ta đã có hàng loạt vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải đổi mới để pháttriển và hội nhập Thế kỷ XXI với việc ứng dụng những thành tựu khoa học,công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất, vào các hoạt động quản lý nhànước cũng đòi hỏi phải có những con người có trình độ chuyên môn, trình độ

kỹ thuật cao để ứng dụng và áp dụng các phát minh khoa học Bên cạnh đótrong quan hệ đối ngoại, giao lưu, hợp tác với các nước cũng đòi hỏi đội ngũcán bộ, công chức phải am hiểu và nắm bắt được những quy định về pháp

Trang 15

luật, phong tục tập quán cũng như những đặc trưng riêng của từng quốc gia đểhội nhập và phát huy vai trò hợp tác của mình Đặc biệt, trong thời gian quachúng ta đã và đang tham gia, gia nhập các tổ chức như APTA, WTO… tăngcường mối quan hệ với các nước trong EU, Mỹ…Điều này đòi hỏi một độingũ có trình độ cao, có hiểu biết rộng là hết sức cần thiết Do đó công tác đàotạo, bồi dưỡng cần được đẩy nhanh và mạnh để có được đội ngũ công chứcđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và thực tiễn đặt ra.

Thứ hai, yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước Cải cách hành

chính nhà nước là một nhu cầu đòi hỏi khách quan không những ở Việt Nam

mà diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả các quốc gia có nềnhành chính phát triển Ở nước ta đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và độingũ cán bộ, công chức hành chính nói riêng là yếu tố quyết định chất lượngcủa nền hành chính Công cuộc cải cách hành chính nhà nước đặt ra nhiều yêucầu, thách thức đối với đội ngũ công chức hành chính hiện này nhằm đảm bảoxây dựng đội ngũ này ngang tầm với những yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới Đó lànhững yêu cầu về kiến thức chuyên môn, về kỹ năng nghiệp vụ và về thái độphục vụ của đội ngũ công chức hành chính, yêu cầu họ phải thành thạo vềchuyên môn nghiệp vụ, trung thành với chế độ, tận tụy với công việc, đáp ứngyêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà

nước Cụ thể là: Một là, yêu cầu về phẩm chất đạo đức cách mạng, về thái độ,

phẩm chất chính trị của công chức hành chính trong bộ máy hành chính nhànước Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do vậy đội ngũ cán

bộ, công chức phục vụ trong các cơ quan nhà nước phải là công bộc của nhândân Nâng cao trình độ lý luận chính trị, thấm nhuần các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng vì nhân dân phục vụ luôn là yêu cầu đòi

hỏi cấp thiết, thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, công chức Hai là, công

cuộc cải cách hành chính hiện nay với nền hành chính hiện đại và phát triểnluôn yêu cầu công chức hành chính phải phấn đấu không ngừng nâng caonăng lực thực hiện công việc, tự hoàn thiện bản thân, đảm bảo các tiêu chuẩn

Trang 16

ngạch bậc, vị trí mà họ đang đảm nhận Ba là, trước những biến đổi không

ngừng của môi trường, xã hội, của sự phát triển khoa học và công nghệ, yêucầu đội ngũ cán bộ công chức phải năng động, có khả năng thích ứng trướcnhững biến đổi và sự phát triển liên tục của tình hình mới Đây là yêu cầuphát triển nguồn nhân lực tương lai cho từng tổ chức, cho cả bộ máy Do đóyêu cầu đặt ra là người công chức phải được rèn luyện phát triển năng lựctheo hướng toàn diện, chuyên sâu, nhằm không ngừng phục vụ tốt cho côngviệc hiện tại và trong tương lai

Thứ ba, yêu cầu xuất phát từ thực trạng cán bộ công chức Mặc dù đội

ngũ công chức đã có những chuyển biến đáng kể song thực trạng hiện nay củađội ngũ cán bộ, công chức vẫn nổi lên một số vấn đề: số lượng công chứcnhiều nhưng phần mô tả công việc và trách nhiệm của từng vị trí, của từng cánhân còn chưa phân định rõ ràng theo thứ bậc Việc này đã gây nhiều khókhăn cho công tác phân tích công việc và đánh giá kết quả lao động của cán

bộ, công chức Đối với nhiều cơ quan, đơn vị còn tình trạng vừa thừa, vừathiếu, năng lực làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế,chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng nâng cao năng lực nghiệp vụ và không ítcán bộ, công chức đi học chỉ cho đủ bằng cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩnngạch bậc, nhiều công chức chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chứcdanh chuyên môn đã ban hành Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa,biến chất, sách nhiễu nhân dân, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng.Năng suất hiệu quả lao động của đội ngũ này nhìn chung chưa cao và trongnhững chừng mực nào đó đã cản trở, làm trì trệ hoạt động giảm hiệu quả của

bộ máy Một bộ phận cán bộ, công chức khác không theo kịp với những biếnđổi của tình hình, chậm đổi mới, tác phong chưa khoa học gây ra những khókhăn đối với công cuộc đổi mới tổ chức Trong khi đó công tác đào tạo, bồidưỡng và quản lý sử dụng công chức chưa hợp lý, chưa thống nhất, đào tạoxong không được bố trí, một số đào tạo xong để các công ty tư nhân sử dụnggây ra hiện tượng chảy máu chất xám Trong tình hình đó quy chế về khenthưởng, kỷ luật còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, việc lập quy hoạch kế

Trang 17

hoạch phát triển nhân sự chưa được chú trọng, do đó chưa xây dựng được mộtđội ngũ cán bộ, công chức tận tụy, mẫn cán với công việc, chưa có chế độchính sách động viên, khuyến khích và ràng buộc công chức với công vụ.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ngày nay còn nhiều vấn đề phảiquan tâm chú trọng phát triển nhằm khắc phục những thiếu sót, tồn tại nhưNghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

đã nêu rõ: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay xét về số lượng,chất lượng và cơ cấu còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Một trong những nhiệm vụ quantrọng trong những năm tới đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải nângcao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũcán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩnnghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức, cần thực hiệnviệc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầungành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham giahoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời tăng cườnghợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng

1.2.1.3 Quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Từ trước năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến côngtác cán bộ, Người cho rằng muốn có CNXH trước hết phải có con ngườiXHCN, muốn có con người XHCN phải đào tạo họ giác ngộ lý tưởng cộngsản Vì vậy từ năm 1927, Người đã chú ý đưa những cán bộ trẻ sang học ởcác trường tại Liên Xô (cũ) và Trung Quốc, hình thành tư tưởng và ý chí cáchmạng giải phóng dân tộc

Với thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ đầutiên ở Đông Nam Á Bộ máy nhà nước được hình thành và được xây dựngngày càng vững mạnh Để làm được điều đó, Người đã chú trọng nhiều hơn

Trang 18

đến công tác cán bộ và nhất là khâu đào tạo, bồi dưỡng Người đã chỉ thị cho

mở trường cán bộ Việt Nam

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước luôn được Đảng

và Nhà nước quan tâm, được tiến hành thường xuyên, liên tục, mặc dù chưa đạtyêu cầu thực tế đề ra nhưng đã đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ cán bộ đáp ứngnhiệm vụ cách mạng qua mọi thời kỳ Để đào tạo, bồi dưỡng thì hệ thống cáctrường làm công tác này đã được hình thành từ trung ương đến địa phương

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡngnhững năm trước đây chưa xác định được mục tiêu một cách rõ ràng, chưaquan tâm đi sâu đến nội dung, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo cònthả nổi Đào tạo, bồi dưỡng còn chưa gắn với nhu cầu, kế hoạch sử dụng,chưa nhằm vào mục tiêu, đối tượng cụ thể, nhiều trường hợp đi học chủ yếu

vì mục tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức Vì vậy khi chúng ta chuyển đổi cơchế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường thì một bộphận không nhỏ cán bộ, công chức Nhà nước bị hẫng hụt về trình độ, kiếnthức, năng lực và không theo kịp với trình độ khoa học, công nghệ mới

Nhận thức rõ nguy cơ về vấn đề cán bộ, công chức, Đảng và Nhà nước

ta đã kịp thời đề ra những biện pháp chấn chỉnh, mà giải pháp quan trọng nhất

là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp Để tạo

cơ sở pháp lý đồng thời cũng đưa ra những định hướng đối với công tác đàotạo cán bộ, công chức, ngày 15/8/1994 Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 422/CT-TTg về nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức trong cả nước.Ngày 27/8/1996 Chính phủ thông qua Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức nhà nước cùng với Chương trình trọng điểm về đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ lãnh đạo chính quyền cơ sở Trên cơ sở các số liệu điều tra thực tế, đề án

đã đi sâu phân tích, đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế vềtrình độ cán bộ cơ sở, sự yếu kém của công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung công tác này trong giaiđoạn hiện nay Đồng thời đề xuất các chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường

Trang 19

quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chínhquyền cơ sở

Ngày 20/11/1996 Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số TTg nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

874/QĐ-mà mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thông thạo về chuyênmôn, nghiệp vụ, tận tụy với công vụ, có trình độ quản lý tốt, trung thành vớichế độ XHCN, đáp ứng được việc kiện toàn và nâng cao hiệu lực và hiệu quảcủa bộ máy quản lý nhà nước

Mặt khác, để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thựchiện theo kế hoạch ngày 07/5/2001 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số74/2001/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức giai đoạn 2001-2005 Đến ngày 04/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã raQuyết định số 161/2003/QĐ-TTg ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức Tiếp đó ngày 11/7/2003 Thủ tướng Chính phủ lại ra Quyếtđịnh số 137/2003/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực cho công tác hội nhập kinh tế giai đoạn 2003-2010

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII đã đề ra nhiệm vụ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cóphẩm chất năng lực là yếu tố quy định chất lượng bộ máy nhà nước”

Nhìn lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời gianqua nhất là từ khi có Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủtướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước, công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức đã có những chuyển biến tích cực Hệ thống các

cơ quan làm công tác đào tạo, bồi dưỡng từ trung ương đến cấp huyện đượchình thành và ngày càng được củng cố Hệ thống thể chế và các chế độ chínhsách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được bổ sung và hoàn thiện,trong đó đã hướng dẫn cụ thể về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, đối tượng đàotạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và loại hình đào tạo, phương thứcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước

Trang 20

Chiến lược cán bộ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXcủa Đảng đã nêu lên những quan điểm hết sức cơ bản về công tác đào tạo cán

bộ, công chức Đó là:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến 2010 là bảo đảmcho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đạt trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chứcdanh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách, tổ chứcđiều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cần hướngvào một số trọng điểm như đào tạo có mục tiêu, có chất lượng, khuyến khíchcác hình thức tự học, tự đào tạo để thường xuyên nâng cao trình độ côngchức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia đầu ngành trêncác lĩnh vực Đặc biệt cần quan tâm phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạonguồn cán bộ quản lý, chuyên gia từ những cán bộ trẻ Trước mắt cần tậptrung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính và cán bộ công chức

cơ sở, quan tâm đầu tư và đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia đầu ngành, cán bộ tham mưu xây dựng

và hoạch định chính sách ở tầm chiến lược

Để đáp ứng yêu cầu kiện toàn nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máyquản lý nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cầnhướng vào việc khắc phục kịp thời những hụt hẫng về trình độ chuyên môn,hạn chế về năng lực quản lý để cán bộ, công chức nhà nước thực hiện tốt nhiệm

vụ được giao, tập trung trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyênmôn, nghiệp vụ quản lý nhất là quản lý về hành chính nhà nước, đáp ứng yêucầu về kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý

Ngày nay, với xu thế hội nhập, giao lưu hợp tác quốc tế, nhiều lĩnh vựchoạt động mới và mang trình độ kỹ thuật cao, nhiều thiết bị tinh vi, tính năngcao đòi hỏi phải có một hiểu biết nhận định và những chuyên gia trình độ cao

Vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần phải thích ứng với môi trường mới để

Trang 21

có thế đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, nhất làchúng ta đang mở cửa hợp tác với các nước đòi hỏi cần có những cán bộ amhiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán và luậtpháp quốc tế.

Do đó đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức vềchuyên môn, về kỹ thuật nghiệp vụ hành chính là một yêu cầu cơ bản đượcđặt ra, là nội dung cơ bản, quan trọng trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lựcxây dựng chính sách, tổ chức, điều hành, thực thi công vụ theo yêu cầu ngàycàng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chỉ thật sự phát huyđược vai trò, tác dụng khi nó xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc, gắn liềnvới việc bố trí và sử dụng cán bộ công chức một cách phù hợp, gắn liền vớiquá trình phấn đấu và thăng tiến của họ Việc bố trí, sử dụng cán bộ, côngchức hợp lý đúng quy trình cách thức sẽ phát huy sự phấn đấu tích cực củacán bộ, công chức, tạo điều kiện để cán bộ đóng góp nhiều nhất và có hiệuquả nhất công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

1.2.1.4 Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có mục đích trang bịnhững kiến thức, kỹ năng cơ bản, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điềuhành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng độingũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành vớichế độ XHCN, tận tụy với công vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầucủa việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, thựchiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước Trong Quyết định số161/2003/QĐ-TTg ngày 20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ mụcđích của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là “trang bị kiến thức

về lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; chuyên môn nghiệpvụ; kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng

Trang 22

đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêucầu nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, trungthành với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Để thực hiện mục đích trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cần có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ củatừng ngạch công chức và chức danh cán bộ đã được nhà nước ban hành nhằmkhắc phục cơ bản tình trạng thiếu tiêu chuẩn của ngạch hoặc không đủ tiêuchuẩn để bổ nhiệm vào ngạch

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện công việc của cán bộ,công chức nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thựcthi công vụ, đảm bảo yêu cầu của công việc

- Đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực thường xuyên và đào tạo chotương lai của cơ quan, tổ chức, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực lâu dàicho tổ chức

1.2.1.5 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của sựphát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh, nghĩa là phảicăn cứ vào nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức của tổ chức Trong côngtác đào tạo, bồi dưỡng phải quán triệt các nguyên tắc đảm bảo các quan điểm,đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đảmbảo đào tạo theo nhu cầu, đào tạo bồi dưỡng gắn với thực hành, đảm bảo tínhhiệu quả thực tế

Nguyên tắc đảm bảo các quan điểm, đường lối, chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồidưỡng phải phản ánh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, phải luôn được cải tiến và không ngừng hoàn thiện theo quá trình đổimới của đất nước, của công cuộc cải cách hành chính nhà nước

Trang 23

Nguyên tắc đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu Nguyên tắc nàyyêu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo,bồi dưỡng của cán bộ, công chức, của cơ quan tổ chức Nội dung, chươngtrình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng theo nhu cầu công tácthực tế để nâng cao năng lực thực hiện công việc của cán bộ, công chức Hìnhthức, thời gian đào tạo cần được nghiên cứu thực hiện theo các chức vu, vị trícông tác khác nhau Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo theo sát đối tượng, lựa chọnđúng đối tượng đào tạo, tránh việc đào tạo, bồi dưỡng xong mà không dùngtới, không mang tính thiết thực.

Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với thực hành, học đi đôi vớihành Nguyên tắc này đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải hữu ích vàthiết thực, phải đem đến cho người học những kiến thức, kỹ năng thực tế, gắnliền với với công việc của họ, thống nhất với công việc họ đang làm Nộidung đào tạo, bồi dưỡng phải kếp hợp với thực tế, phải liên quan đến kỹ thuật,chuyên môn, yêu cầu chức trách mà cán bộ, công chức đảm nhận Thông quađào tạo, bồi dưỡng giúp cho kiến thức, trình độ, nghiệp vụ, hiệu quả công táccủa cán bộ, công chức được nâng lên rõ rệt, đạt được mục đích học để làmviệc, học để sử dụng trong công việc Vì vậy nội dung, chương trình, giáotrình phải được tính toán tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành một cách đúng đắn,phát triển kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giúp người học có những điều kiệnrèn luyện nâng cao tay nghề

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thực tế trong đào tạo, bồi dưỡng.Nguyên tắc này yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải chú trọngđến hiệu quả, không nên chú trọng hình thức, chạy theo chỉ tiêu, số lượng đàotạo Đồng thời cũng không nên phiến diện chạy theo chứng chỉ, bằng cấp màđào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả Trong đào tạo, bồidưỡng phải chú trọng sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả, phải đảm bảothực hiện tốt ở tất cả các khâu từ xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch, thựchiện đào tạo đến khâu đánh giá đào tạo

Trang 24

1.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/1/2004 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

xã, phường, thị trấn đến hết năm 2010 đã đưa ra các định hướng cơ bản chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã như sau:

1.2.2.1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Mục tiêu chung đến năm 2010: xây dựng, chuẩn hóa và từng bước trẻhóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnhchính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm đủ về số lượng, tiêuchuẩn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới

và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn

Mục tiêu cụ thể: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêuchuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ

và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xãhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Mục tiêu này được chia làm hai giai đoạnthực hiện:

Đến hết năm 2005, phấn đấu đạt: 70 - 80% cán bộ chuyên trách giữchức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định về trình

độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và

kỹ năng quản lý điều hành; 80% công chức cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thịđạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chủ chốt và cácchức danh chuyên môn ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ítngười, hải đảo được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhànước và chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ sơ cấp; lựa chọn để quy hoạchđào tạo trình độ trung cấp cho 25% đội ngũ cán bộ, công chức này

Từ năm 2006 đến năm 2010, trên cơ sở kết quả đạt được và kinhnghiệm của giai đoạn này, phấn đấu nâng trình độ cán bộ, công chức cấp xãgiữ các chức danh được đào tạo đạt trình độ trung cấp trở lên; đạt mục tiêu trẻhoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt; bảo đảm

đủ về số lượng, tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu

Trang 25

1.2.2.2 Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chứcđược Đảng và Nhà nước chú trọng, quan tâm thông qua việc đầu tư xây dựngphát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức đã được hình thành, xây dựng, củng cố và đã cónhững đóng góp rất lớn vào việc trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp

vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa nền hành chính nhà nước trong những năm qua nói chung, góp phần tạonên sự ổn định chính trị và phát triển đất nước

Hiện nay có các trung tâm lớn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, bên cạnh đó còn cóHọc viện Quốc phòng tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp

Các Bộ, ngành cũng có trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức của bộ, ngành mình Các địa phương đều có trường Chính trịtỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức củađịa phương mình và các huyện, quận, thị xã đều có Trung tâm bồi dưỡngchính trị tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở (Sơ đồ)

Đối với cán bộ, công chức cấp xã, công tác đào tạo, bồi dưỡng do hai

cơ sở đảm nhiệm là Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

và Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện

Học viện QP

Trường CT cấp tỉnh

Trường ĐT,BD CB,CC các Bộ, ngành

Địa phương

Trung tâm bồi dưỡng CT cấp huyện

Trang 26

Mối quan hệ phối hợp

Mối quan hệ chỉ đạo, quản lý

Mối quan hệ hướng dẫn về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy

1.2.2.3 Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí,chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lýluận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp

xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộchuyên trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của công chức Cụ thể công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xoay quanh bốn nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng độingũ cán bộ, công chức có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trịđúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt;

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lýnhà nước nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, tăngcường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trước yêu cầu của nhiệm vụmới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xâydựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý cácchương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu pháttriển;

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổtrợ khác để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài

Trang 27

trong lĩnh vực chuyên môn và từng bước hiện đại hóa, tăng cường năng lựccủa nền hành chính nhà nước.

Để thực hiện các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có các chương trình đào tạo, bồidưỡng như sau:

- Các loại chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thứctheo tiêu chuẩn ngạch, chức danh cán bộ, công chức

- Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức.+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩnngạch, chức danh

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn,nghiệp vụ

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch, đàotạo công chức dự bị

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu HĐND

- Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học,ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch

1.2.2.4 Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Các khóa học cần được tổ chức theo các hình thức khác nhau, phù hợpvới yêu cầu, tính chất và khả năng về nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính củamối cơ quan, tổ chức và địa phương Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng rất đadạng, bao gồm: đào tạo, bồi dưỡng tập trung, bán tập trung; đào tạo, bồidưỡng tại chức; đào tạo, bồi dưỡng tại nơi làm việc, đào tạo từ xa; đào tạo,bồi dưỡng thông qua các hình thức luân chuyển cán bộ, qua tham gia hội thảo,hội nghị Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu lựa chọn hình thức tổchức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp đối với từng đối tượng cán bộ, công chức,đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khoá đào tạo, bồi dưỡng

Trang 28

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là phương pháp đàotạo, bồi dưỡng tích cực: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duysáng tạo của người học; tăng cường hoạt động đối thoại trao đổi thông tin,kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viênvới nhau.

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT

Huyện Thạch Thất phía bắc và đông bắc giáp huyện Phúc Thọ, phíađông nam và nam giáp huyện Quốc Oai, phía tây nam và nam giáp tỉnh HòaBình, phía tây giáp Thị xã Sơn Tây

Trước đây Thạch Thất là huyện thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây Từnăm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình Từ 1978đến 1991 nhập vào thủ đô Hà Nội Từ năm 1991 lại trở về với tỉnh Hà Tây

Từ 1 tháng 8 năm 2008, khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, Thạch Thất làmột huyện của Hà Nội Cùng ngày, HĐND thành phố Hà Nội mới (mở rộng)quyết định chuyển cho huyện Thạch Thất quản lý 3 xã mới nhập từ huyệnLương Sơn tỉnh Hòa Bình, là các xã: Tiến xuân, Yên Bình, Yên Trung Diệntích tự nhiên của huyện là 20.250,84 ha, dân số 197.350 người (2009) với 22

xã và 1 thị trấn Đặc điểm trên khiến cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãtrong huyện có sự xáo trộn về mặt số lượng và chất lượng Các xã mới nhập

từ tỉnh Hòa Bình là các xã miền núi, do đó học vấn của cán bộ, công chức xãcòn thấp, điều kiện tiếp cận với tri thức mới không nhiều, có sự chênh lệch vềtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ với đội ngũ cán bộ, công chức của các xãkhác trong huyện

Năm 2009 với sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND chínhquyền từ huyện đến cơ sở và toàn thể cán bộ, nhân dân toàn huyện đã phấnđấu hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

đề ra Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 16 % Tổng giá trị sản xuấtước đạt 1.695.602 triệu đồng bằng 101,2 % tăng 15% so với năm 2008 Bìnhquân thu nhập đạt 6,2 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế : Nông, lâm, ngưnghiệp 16,7%, Công nghiệp – xây dựng 66,1% và Thương mại - dịch vụ 17,2

Trang 30

% Tính đến nay trên địa bàn huyện có 299 doanh nghiệp, thu hút 6.400 laođộng Toàn huyện có 35/54 làng có nghề, trong đó có 9 làng nghề đã đượcUBND chuyện công nhận là làng nghề truyền thống thu hút khoảng 10.500lao động Dịch vụ du lịch của huyện ngày càng được mở mang và phát triển,tập trung vào một số địa danh nổi tiếng như chùa Thầy, chùa Tây Phương…Một bộ phận làm nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm dịch vụ Hiệnnay số lao động làm trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ khoảng 11.000người và đang có xu hướng tăng trong những năm tới Sự phát triển nhanhchóng về kinh tế - xã hội của huyện đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ,công chức xã là phải nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng hànhchính, trau dồi các kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về luật kinh tế, thươngmại, đất đai để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ mới.

2.1 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp

xã trên địa bàn huyện Thạch Thất

2.1.1 Quy định của pháp luật Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Đảng, Nhà nước, Thành uỷ Hà Nội và Huyện uỷ Thạch Thất trong thờigian qua đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp

xã Sự quan tâm đó không chỉ thể hiện qua các chủ trương, đường lối màĐảng ta đã đề ra, mà còn được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật kháccủa Chính phủ Cụ thể là:

- Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

- Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ vềcông tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức

- Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ vềcán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đàotạo, bồi dưỡng công chức

Trang 31

- Quyết định số 874/1996/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướngChính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

- Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn2001-2005”

- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướngChính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/1/2004 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường,thị trấn đến năm 2010

- Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thịtrấn giai đoạn 2006 - 2010

- Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 của Bộ Nội vụ vềviệc ban hành quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức

- Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chínhhướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 28/5/2005 của Thường vụ Thành ủy HàNội về Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức giai đoạnh 2005 - 2010

2.1.2 Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã của huyện Thạch Thất,

có hai cơ sở chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đó là Trường Đào tạo cán bộ

Lê Hồng Phong và Trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện Thạch Thất

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong được thành lập theo Quyết định số92/QĐ-TU ngày 17/9/1993 của Thường vụ thành ủy Hà Nội và Quyết định số5580/QĐ-UB ngày 02/10/1993 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở sápnhập ba trường: Trường Đảng Lê Hồng Phong, Trường Quản lý nhà nước và

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2005
1. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Khác
3. Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về công tác sử dụng và quản lý cán bộ, công chức Khác
4. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
5. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
6. Quyết định số 874/1996/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước Khác
8. Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
9. Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010 Khác
10. Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 Khác
11. Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
12. Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
13. Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 28/5/2005 của Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005 - 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w