1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên y tế tại một số khoa của bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2015

63 2,7K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn người chết liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện [21]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phí điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật. Nhiễm khuẩn bệnh viện trong các bệnh viện Việt Nam qua các báo cáo đã được đăng trên các tạp chí y học nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 5,4 - 8% người bệnh nội trú, nhiễm khuẩn vết mổ trên người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5 - 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40 - 50% [8]. Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện tại và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc và Điều dưỡng lâm sàng. Và đặc biệt nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ sơ sinh làm gia tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh lên từ 2 đến 4 lần [4], [14]. Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng được tăng cường, song nhiễm khuẩn vẫn chưa giảm. Có nhiều phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải vệ sinh tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh. Vệ sinh tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế [22].Vệ sinh tay làm giảm 40% nhiễm khuẩn bệnh viện [15]. Theo WHO, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của các nước trên thế giới dao động từ 5% đến 89% và trung bình là 37.8% [20]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trung bình ở nhân viên y tế từ 40 - 50% [21]. Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây nhiễm chéo nhưng thực tế theo quan sát thì việc tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế lại chưa cao. Tại BV Nhi Trung ương năm 2010 kết quả sự tuân thủ vệ sinh tay ban đầu tại 03 khoa HSTC tăng từ 33,3% lên 55,8% và sau cùng tăng 61,9% [5], Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012 tỷ lệ tuân thủ VST ở khoa Sơ sinh là 85% [7]. Bệnh viện Nhi đồng 2, năm 2013 tỷ lệ tuân thủ VST ở khoa Sơ sinh là 72,6%, khoa Cấp cứu là 64,3% [6]. Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay đúng quy trình còn rất thấp chỉ đạt 38,75%. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến năm 2015 chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, đồng thời đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế sau phát động chiến dịch “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay” năm 2015 của Bệnh viện nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên Y tế tại một số khoa của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015”, để đánh giá thực trạng và tìm hiểu những yếu tố liên quan từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 1

Chủ nhiệm đề tài: CKI ĐD Trần Thị Thu Hà

Cộng sự chính: ThsĐD Lữ Mộng Thùy Linh

CĐĐD Lê Ngọc ĐiệpCĐĐD Lê Ngọc Hằng

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY

ĐÚNG THỜI ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY ĐÚNG THỜI ĐIỂM

CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ KHOA

CỦA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2015 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Cần Thơ, năm 2015

SỞ Y TẾ TP CẦN THƠ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG



Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

 CCTH: Cấp cứu tổng hợp

 HSTC – CĐ: Hồi sức tích cực – Chống độc

 NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện

 NVYT: Nhân viên y tế

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Mốc lịch sử của vệ sinh bàn tay 4

1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện 5

1.2.1 Định nghĩa NKBV 5

1.2.2 Tác nhân gây NKBV 6

1.2.3 Tình hình NKBV hiện nay 6

1.2.4 Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện 6

1.3 Mối liên quan giữa tuân thủ vệ sinh tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 7

1.4 Tầm quan trọng của vệ sinh tay 8

1.5 Định nghĩa sự tuân thủ vệ sinh tay: 9

1.6 Một số nghiên cứu liên quan 12

1.7 Một số nghiên cứu liên quan 12

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu 16

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 16

2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 16

2.1.4 Kỹ thuật chọn mẫu 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 16

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 16

2.2.2 Thời gian thực hiện 16

2.2.3 Địa điểm thực hiện 16

2.3 Biến số nghiên cứu 17

2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 18

Trang 4

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 18

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.4.3 Sai số và cách xử lý 18

2.5 Xử lý số liệu 19

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu 20

3.2 Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay 21

3.3 Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và sự tuân thủ VST 26

Chương 4: BÀN LUẬN 30

4.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu 30

4.2 Tỷ lệ tuân thủ rửa tay 32

4.3 Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ rửa tay 35

KẾT LUẬN 39

KIẾN NGHỊ 40

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY ĐÚNG THỜI ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ

TUÂN THỦ VỆ SINH TAY ĐÚNG THỜI ĐIỂM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2015”

Phụ lục 2: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Phụ lục 3: PHIẾU QUAN SÁT TUÂN THỦ VỆ SINH TAY

Phụ lục 4: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Phụ lục 5: BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ

Phụ lục 6: DANH SÁCH NHÂN SỰ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân biệt VST bằng xà phòng và sát khuẩn tay nhanh 11

Bảng 3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu (n=89) 20

Bảng 3.2 Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo các thời điểm của đối tượng 20

Bảng 3.3 Phân bố theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 21

Bảng 3.4 Phân bố chuyên môn đối tượng theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 22

Bảng 3.5 Phân bố thâm niên làm việc theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 23

Bảng 3.6 Phân bố giới theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 23

Bảng 3.7 Phân bố độ tuổi theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 24

Bảng 3.8 Phân bố thời điểm khảo sát theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 25

Bảng 3.9 Liên quan giữa giới tính và tuân thủ rữa tay 25

Bảng 3.10 Liên quan giữa độ tuổi và tuân thủ rữa tay 26

Bảng 3.11 Liên quan giữa trình độ chuyên môn và tuân thủ rữa tay 26

Bảng 3.12 Liên quan giữa thâm niên làm việc và tuân thủ rữa tay 27

Bảng 3.13 Liên quan giữa thời điểm khảo sát và tuân thủ rữa tay 27

Bảng 3.14 Liên quan giữa số bệnh nhân chăm sóc và tuân thủ rữa tay của bác sĩ, điều dưỡng và bảo mẫu 27

Bảng 3.15 Liên quan giữa nhân viên các khoa và tuân thủ rữa tay của bác sĩ, điều dưỡng và bảo mẫu 28

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm tuổi và giới đối tượng nghiên cứu 19Biểu đồ 3.2 Đặc điểm chuyên môn và thâm niên công tác của đối tượng nghiêncứu 19Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ đối tượng tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay 21

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn người chết liên quan đến nhiễm khuẩnbệnh viện [21] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện làcác nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và khônghiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễmkhuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới Một số nghiên cứu đã đưa ra 5hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh,

tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phí điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinhvật Nhiễm khuẩn bệnh viện trong các bệnh viện Việt Nam qua các báo cáo đãđược đăng trên các tạp chí y học nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc từ 5,4 - 8%người bệnh nội trú, nhiễm khuẩn vết mổ trên người bệnh có phẫu thuật chiếm từ2,5 - 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40 - 50%[8] Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện tại và tươnglai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiêncứu, thầy thuốc và Điều dưỡng lâm sàng Và đặc biệt nhiễm khuẩn bệnh viện ởtrẻ sơ sinh làm gia tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh lên từ 2 đến 4 lần [4],[14] Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ngàycàng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soátnhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng được tăng cường, song nhiễm khuẩn vẫn chưagiảm Có nhiều phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện, tuy nhiên sự lâytruyền qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu.Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứacồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnhtrong các cơ sở y tế

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩntại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế,

Trang 8

sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải

vệ sinh tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh Vệ sinh taycủa nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tổ chức Y tếThế giới (WHO) khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quátrình cung cấp dịch vụ y tế [22].Vệ sinh tay làm giảm 40% nhiễm khuẩn bệnhviện [15]

Theo WHO, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của các nước trên thế giới dao động

từ 5% đến 89% và trung bình là 37.8% [20] Tại Việt Nam, tỷ lệ tuân thủ vệsinh tay trung bình ở nhân viên y tế từ 40 - 50% [21]

Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây nhiễmchéo nhưng thực tế theo quan sát thì việc tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tếlại chưa cao Tại BV Nhi Trung ương năm 2010 kết quả sự tuân thủ vệ sinh tayban đầu tại 03 khoa HSTC tăng từ 33,3% lên 55,8% và sau cùng tăng 61,9% [5],Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012 tỷ lệ tuân thủ VST ở khoa Sơ sinh là 85% [7]

Bệnh viện Nhi đồng 2, năm 2013 tỷ lệ tuân thủ VST ở khoa Sơ sinh là 72,6%,khoa Cấp cứu là 64,3% [6] Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 tỷ lệ tuânthủ vệ sinh tay đúng quy trình còn rất thấp chỉ đạt 38,75%

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến năm 2015 chưa có nghiên cứu nào được thựchiện tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổnghợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, đồng thời đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay củanhân viên y tế sau phát động chiến dịch “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh tay” năm

2015 của Bệnh viện nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ

vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên Y tế tại một số khoa của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015”, để đánh giá thực trạng và tìm hiểu những yếu tố liên

quan từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnhviện

Trang 9

Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên y tế tạikhoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổnghợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015

 Xác định các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểmcủa nhân viên y tế tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc,

khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015.

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Mốc lịch sử của vệ sinh bàn tay

Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnhviện đã tử vong do sốt hậu sản Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcuspyogenes Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu một bác sĩcủa khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau 2 trường hợp bà mẹ tửvong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay của bác sĩ đó Ý kiến củaông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối

Vào những năm 1840, bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818 - 1865) công tác tạiBệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỷ lệ tử vong ở các

bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa Sản của bệnh viện Năm 1846, Semmelweisnghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa Sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹthuật rửa tay Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà chỉ

có các bác sĩ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2 là khoa hướng dẫn thựchành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học sinh hộ sinh) có tỷ lệ tửvong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03% Ông quan sát và thấy rằng các bác sĩ và sinhviên y khoa thường không rửa tay sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân, thậm chísau khi mổ tử thi bệnh nhân Ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn taykhông rửa của các bác sĩ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh Ông đã

đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thờiđiểm chuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân Tỷ lệ tử vong củacác bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24 % xuống 2,38% Tuy nhiên, tại thời điểm đó,nhiều người cho rằng khuyến cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnhcủa Semmelweis là quá nhiều và không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họchính là nguyên nhân gây tử vong hậu sản Một số người khác thì cho rằng kết

Trang 11

quả nghiên cứu của ông là thiếu bằng chứng khoa học Năm 1849 ông bị sa thảikhỏi bệnh viện Vienne và tới làm việc ở khoa Sản Bệnh viện Pest's St Rochus ởHungari (1851 – 1857) Tới năm 1860, Bệnh viện Vienne vẫn coi ông ta là kẻphản bội, mặc dù chính ông, khi còn làm việc tại bệnh viện đó, là người xoá tỷ lệ

tử vong do sốt cao ở trẻ sơ sinh từ 35/101 trường hợp

Năm 1879, tại một hội thảo khoa học ở Paris, bác sĩ Louis Pasteur đã lêntiếng: "Nguyên nhân gây tử vong ở những bà mẹ bị nhiễm trùng hậu sản chính làcác bác sĩ đã sử dụng bàn tay khám các bà mẹ bị bệnh rồi khám các bà mẹ mạnhkhoẻ" Sau đó, ông đã đưa ra lý thuyết về "Mầm bệnh" và phương pháp tiệtkhuẩn Pasteur được sử dụng tới ngày nay

Trong những năm đó, khuyến cáo rửa tay đã gặp rất nhiều khó khăn bởithiếu phương tiện rửa tay, thiếu nước, sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vikhuẩn trong khi đó nhân viên y tế rất thiếu kiến thức về vệ sinh bệnh viện Điều

đó đã giải thích cho sự phản ứng của các bác sĩ trước khuyến cáo rửa tay giữanhững lần tiếp xúc với những bệnh nhân khác nhau, họ cho rằng rửa tay như vậy

là quá nhiều

Năm 1910, bác sĩ Rosephine Baker (Hoa Kỳ) đã tổ chức khoá tập huấn đầutiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhi Năm 1992, một báo cáo khoa học của New Enland công bố kết quả nghiêncứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu Báo cáo cho thấy, mặc dù đã áp dụngnhững biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở cán

bộ y tế chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48% Cũng năm đó CDC (Mỹ)cho biết tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giao động từ 5 – 15% tại các bệnh viện,điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn trên nhân viên y tế và năm 1993 đã có 11nhân viên y tế mắc bệnh viêm gan A do không rửa tay sau khi tiếp xúc với 1

trong 2 bệnh nhân viêm gan A [19]

Trang 12

1.2 Nhiễm khuẩn bệnh viện

1.2.1 Định nghĩa NKBV

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), NKBV là các nhiễm khuẩn xuất hiệnsau 48h kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không ởgiai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện

1.2.2 Tác nhân gây NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinhtrùng Trong đó nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua thủ thuật đặt dẫn lưunước tiểu không đảm bảo vô khuẩn là phổ biến nhất, đứng hàng thứ 2 là viêmphổi

1.2.3 Tình hình NKBV hiện nay

 Trên thế giới

Bất kỳ nơi nào trên thế giới, các nước phát triển cũng như các nướcnghèo đều phải đối diện với NKBV Theo nghiên cứu của WHO tại 55 bệnh việncủa 14 nước trên các châu lục, khoảng 8,7% bệnh nhân nội trú mắc NKBV

 Tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện năm 2006– 2007 tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc đại diện các tuyến: Trung ương,tỉnh/Thành phố và Quận/Huyện cho thấy, tỉ lệ NKBV trung bình là 7,8% Trong

đó các bệnh viện tuyến TW có tỉ lệ NKBV là 5,4%; các BV tuyến tỉnh/thành phố

có tỉ lệ NKBV là 8,3% cao hơn tỉ lệ NKBV ở các BV tuyến quận/huyện là 6,4%.Tác nhân gây NKBV hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa, tiếp đó làAcinetobacte baumani và nấm Candida [11]

1.2.4 Hậu quả của Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với bệnh nhân cũngnhư các NVYT Các hậu quả của NKBV bao gồm:

1.2.4.1 Tăng chi phí và tăng ngày điều trị

Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nộinăm 2008 cho thấy, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4

Trang 13

đến 24,3 ngày và làm tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 - 32,3 triệu đồng [7].Đây quả là một số tiền lớn so với mức thu nhập trung bình của người dân tại thờiđiểm năm 2008 mới là 1024 USD tương đương gần 16 triệu đồng [8].Các bệnh nhân mắc NKBV đòi hỏi nhu cầu chăm sóc và điều trị cao hơn do đólàm tăng thêm áp lực công việc cho các NVYT vốn đã làm việc trong tình trạngquá tải.

1.2.4.2 Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật

Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâmsàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật,làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh (ví dụ như MRSA – tụcầu kháng kháng sinh Methicillin) là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong cácbệnh viện Tại Hoa Kỳ, tháng 10/2010, CDC công bố số người chết do MRSA đãvượt quá số người chết vì bệnh AIDS Trong số các bệnh viện được khảo sát,MRSA được tìm thấy ở 176 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 45%, trong đó 7,7% bị lâykhi đang nằm viện

1.2.4.3 Các hậu quả khác

NKBV còn làm tăng tỉ lệ tử vong và tăng các biến chứng cho người bệnh.NKBV không chỉ gây biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, là nguy cơ lây nhiễmcho NVYT, NKBV còn làm giảm chất lượng điều trị và uy tín của bệnh viện

1.3 Mối liên quan giữa tuân thủ vệ sinh tay và tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

NKBV lây truyền qua một số con đường, tuy nhiên việc lây truyền thôngqua bàn tay của NVYT là phổ biến nhất NKBV gây ra những hậu quả vô cùngnghiêm trọng không chỉ với bệnh nhân mà còn đối với các NVYT Sự tuân thủ

vệ sinh tay của NVYT (như rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịchsát khuẩn tay chứa cồn) được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất đểphòng ngừa hiệu quả NKBV VST đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinhvật gây ra NKBV cho bệnh nhân Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh taybằng dung dịch có chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lâytruyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế Một nghiên cứu trên Thế giới từ

Trang 14

năm 1994 đến 1997 trên 20,000 cơ hội rửa tay của NVYT tại một BV đã chothấy: khi tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tăng từ 48% (1994) lên 66%(1997) thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 16,9% (1994) xuống còn 6,9%(1997) Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ vệ sinh tay của NVYT cũngmang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỉ lệ NKBV [11]

1.4 Tầm quan trọng vệ sinh tay

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơngiản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệungười

Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cảbệnh viện và cộng đồng Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soátnhiễm khuẩn trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ratrong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh,trong đó có rửa tay bằng xà phòng là biện pháp cơ bản nhất Theo đó, chỉ mộtđộng tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gâybệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới Việc rửa taycũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường

hô hấp tới 19 – 45% Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thểmang tới 4,6 triệu mầm bệnh [19]

Vệ sinh tay (VST) là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không cóchất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn

Vệ sinh tay (VST) là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn lây lan của vi sinhvật, giảm thiểu vi khuẩn cư trú trên tay trong hoạt động chuyên môn hàng ngày

[12]

Vệ sinh tay là nội dung cơ bản của phòng ngừa chuẩn và là biện pháp hiệuquả nhất trong kiểm soát sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở khámbệnh chữa bệnh

Trang 15

1.5 Định nghĩa sự tuân thủ vệ sinh tay

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (Who), khi nhân viên y tế có thực hiện chămsóc người bệnh, sẽ có 5 thời điểm (5 cơ hội) mà người NVYT bắt buộc phải vệsinh:

1.VST trước khi tiếp xúc với người bệnh: NVYT phải rửa sạch bàn taytrước khi tiếp xúc bệnh nhân để bảo vệ bệnh nhân trước những tác hại của vikhuẩn do bàn tay của NVYT có thể mang lại

2.VST trước khi làm bất cứ thao tác nào đòi hỏi sự vô khuẩn khi chăm sócngười bệnh: rửa sạch bàn tay ngay lập tức trước một vài công việc được thựchiện vô khuẩn để bảo vệ bệnh nhân trước những tác hại của vi khuẩn, bao gồmcác mầm bệnh ở bản thân bệnh nhân, hoặc do lây từ cơ thể NVYT

3.VST sau khi tiếp xúc với người bệnh: rửa sạch bàn tay ngay sau khi phơinhiễm với yếu tố nguy cơ từ chất dịch tiết cơ thể (sau khi tháo bỏ găng tay) mụcđích để bảo vệ chính bản thân NVYT và môi trường chăm sóc y tế từ các mầmbệnh có hại ở bệnh nhân

4.VST sau khi có nghi ngờ phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể: rửa sạch bàntay của mình sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và khu vực xung quanh bệnh nhânkhi NVYT rời khỏi khu vực đó, để bảo vệ chính bản thân mình và môi trườngchăm sóc y tế từ các mầm bệnh có hại ở bệnh nhân

5.VST sau khi đụng chạm vào khu vực xung quanh người bệnh (dụng cụ,máy móc, đồ vật…): rửa sạch bàn tay sau khi tiếp xúc một vài đồ vật hoặc máymóc xung quanh bệnh nhân, khi NVYT rời khỏi khu vực đó để bảo vệ chính bảnthân mình và môi trường chăm sóc y tế từ các mầm bệnh có hại ở bệnh nhân

Và khi NVYT thực hiện vệ sinh tay ở 5 thời điểm này thì được gọi là cótuân thủ vệ sinh tay Tuy nhiên, nếu tại thời điểm quan sát đối tượng không thựchiện kỹ thuật vô khuẩn trên người bệnh và không nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu,dịch tiết thì có thể không thực hiện VST tại thời điểm 2 và/hoặc 4 vẫn được xem

là tuân thủ vệ sinh tay

Trang 16

Hình 1.1 Năm thời điểm VST (Theo WHO)Nội dung năm thời điểm VST hình 1.1 như sau:

1 Trước khi tiếp xúc với người bệnh

2 Trước khi tiến hành một thủ thuật vô khuẩn

3 Sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với dung dịch cơ thể (máu, dịch tiết )

4 Sau khi tiếp xúc với người bệnh

5 Sau khi tiếp xúc, đụng chạm vào các vật dụng xung quanh người bệnh

Trang 17

Tại sao phải VST? [21]

Bàn tay là con đường chính của việc lây truyền mầm bệnh trong quá trìnhchăm sóc sức khỏe

Hàng ngàn người chết mỗi năm trên toàn thế giới từ bệnh nhiễm trùng trongquá trình chăm sóc sức khỏe

Ai cần VST?

NVYT trong nghiên cứu này là những người làm trong bệnh viện có trựctiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh, họ là những Bác sĩ, Điều dưỡng, Bảomẫu, Hộ lý

Bác sĩ: còn gọi là thầy thuốc, là người duy trì phục hồi sức khỏeconngười bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựatrên kiến thức về cơ thể con người

Điều đưỡng: là người chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh

và xoa dịu nỗi đau người bệnh

Bảo mẫu: tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, người bảo mẫuphụ giúp Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh

Hộ lý: là người dọn dẹp vệ sinh chung trong bệnh viện [3]

Bảng 1.1 Phân biệt VST bằng xà phòng và sát khuẩn tay nhanh [2]

VST bằng xà phòng Sát khuẩn tay nhanh

Mục đích Loại bỏ chất dơ và vi sinh vật thường

Áp dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng nhưng chỉ khi tay khôngthấy rõ vết dơ

1.6 Một số nghiên cứu liên quan

Ngoài nước

Trang 18

Một nghiên cứu về “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành VST giữa cácNVYT tại bệnh viện Đại học Ain Shams tại Cairo năm 2006” cho thấy trong2.189 cơ hội, các bác sĩ có sự tuân thủ quy trình VST cao hơn đáng kể (37,5%)

so với nhóm khác của NVYT (P = 0,000) Loại phổ biến nhất của thực hành VSTtrong NVYT là VST thường quy (64,2%) và ít nhất là rửa tay sát trùng (3,9%).Hầu hết các Điều dưỡng (97,3%) cho rằng thực hiện VST theo đúng quy địnhchuyên môn và công việc này luôn được giám sát liên tục thì có thể cải thiệnthực hành VST Thực hiện chương trình can thiệp nhiều mặt về hành vi VST vớigiám sát liên tục và thông tin phản hồi hiệu quả, bên cạnh tăng nguồn cung cấptrang thiết bị cần thiết cho VST và quy định về quy trình VST thì sẽ cải thiệnđược sự tuân thủ VST ở NVYT [13]

Những yếu tố (kiến thức, thái độ, khả năng cung cấp xà phòng, dung dịchVST nhanh, khăn lau tay, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện…) có thể ảnhhưởng đến việc VST đã được xác định trong những nghiên cứu dịch tễ học đồngthời có những yếu tố gián tiếp gây ra như là lý do thiếu sự hướng dẫn thông tinđầy đủ về VST Những yếu tố nguy cơ từ không tuân thủ quy trình VST thì đãđược xác định trong một vài nghiên cứu quan sát và can thiệp để cải thiện việctham gia VST [12], [16], [17], [23]

Trong một nghiên cứu về VST đăng trên tạp chí Lancet, kết quả cho biết25% NVYT cho rằng việc rửa tay hàng ngày có liên quan đến viêm da, và hơn85% các bệnh lý về da có liên quan đến VST và được y văn cập nhật như dùngcác sản phẩm VST (xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh) không thích hợp

da tay thường xuyên và lặp đi lặp lại, là nguyên nhân cơ bản của việc gây dị ứng

da mạn tính ở những NVYT có tiếp xúc chất sát trùng cho VST [18]

Trong nước

Theo nghiên cứu của BV Nhi Trung ương năm 2010 kết quả sự tuân thủ vệsinh tay ban đầu tại 03 khoa HSTC của BV Nhi Trung ương tăng từ 33,3% lên55,8% và sau cùng tăng 61,9%, theo đó tỉ NKBV cũng giảm từ 11,5% xuống6,77% và 3,69% sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [5]

Trang 19

Nghiên cứu của BV Nhi đồng 1 năm 2012 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST củaNVYT là 62% Có sự khác nhau giữa 5 cơ hội phải rửa tay khi chăm sóc ngườibệnh Việc rửa tay với cồn được lựa chọn nhiều hơn so với xà bông và nước 52% sovới 48% Khoa có sự tuân thủ rửa tay cao là Hồi sức tích cực sơ sinh (90%) và Sơsinh (85%) NVYT có sự tuân thủ rửa tay cao là Kỹ thuật viên, Bảo mẫu > 70%.Khối Bác sĩ và Sinh viên thực tập tuân thủ VST kém chỉ chiếm 41 – 43% Nghiêncứu của BV Nhi đồng 1 Buổi chiều có sự tuân thủ rửa tay cao hơn buổi sáng 66%

so với 60% [7].

Nghiên cứu của BV Nhi đồng 2 năm 2013 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rủa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ sinh(72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%) Vềchức danh thì điều dưỡng có tỉ lệ rủa tay cao nhất 62,8% Theo năm thời điểmrửa tay của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là: 48,9%trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy

cơ phơi nhiễm với dịch tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khitiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân Trong số nhân viên y tế tuân thủrửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình Tỉ lệ tuân thủ rửa taygiữa các đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ , 62,8% ởđiều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và 20% ở đối tượng khác [6]

Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay đúngquy trình còn rất thấp chỉ đạt 38,75%, đa số NVYT khi thực hiện rửa tay đã bỏqua bước 4 và 5 ( trên 50%), một số thì không đảm bảo thời gian(16,25%) [9]Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tuân thủ VST của một

số bệnh viện và kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST còn thấp (40 - 75%) Cácyếu tố ảnh hưởng đến VST theo khảo sát cho thấy gồm: bệnh nhân đông/côngviệc nhiều, thời điểm rửa tay quá nhiều, thiếu nước hoặc địa điểm rửa tay khôngthuận lợi, sản phẩm rửa tay gây kích ứng da, dùng một đôi găng chăm sóc cho

nhiều người bệnh, liên quan đến nhận thức và thói quen, sự kiểm tra của người

quản lý chưa thường xuyên [1 0 ]

Trang 20

1.7 Tổng quan về Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979 LàBệnh viện hạng I chuyên ngành Nhi khoa, khám - điều trị - chăm sóc và bảo vệsức khỏe cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi tại TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu

tổng hợp là 3 trong 23 khoa phòng của BV Trong đó khoa Sơ sinh có chỉ tiêu 70

giường bệnh điều trị trẻ bệnh từ 0 - 28 ngày tuổi với các bệnh lý như sau: Sanhnon, Viêm phổi hít, Bệnh màng trong, Nhiễm trùng huyết sơ sinh, Vàng da, hồisức hậu phẫu (Tắc ruột, Thoát vị hoành, Không hậu môn, Phình đại tràng bẩmsinh),Viêm màng não mủ, Viêm phổi, Nhiễm trùng rốn, Nhiễm trùng da, Sanhngạt Mỗi ngày cao nhất có > 80 bệnh nhi điều trị nội trú trong đó có 45 bệnhnặng: 16 trường hợp hỗ trợ bằng máy thở, 14 trường hợp thở NCPAP, 2 trườnghợp thở oxy qua cannula Khoa HSTC – CĐ có chỉ tiêu 12 giường bệnh điều trịtrẻ bệnh nặng trên 28 ngày tuổi đến dưới 16 tuổi, nguy kịch như: Sốt xuất huyết,Tay chân miệng, Viêm não – màng não, Tiêu chảy nhiễm trùng, Viêm tủy cắtngang, Suy dinh dưỡng/Viêm phổi, bệnh lý tim mạch, bệnh về máu, Viêm phổinặng, Rắn cắn… và đã cứu sống rất nhiều ca nguy kịch, có những ca di chứngnão điều trị kéo dài bằng máy thở trên vài tháng, trung bình có 3 trường hợp thởmáy, 4 trường hợp thở NCPAP, 6 trường hợp thở oxy qua cannula Khoa Cấp

cứu tổng hợp có chỉ tiêu 10 giường bệnh tiếp nhận điều trị trẻ bệnh từ 0 – dưới

16 tuổi với các bệnh lý sơ sinh – nội khoa và ngoại khoa, trung bình một ngàytiếp nhận khám và điều trị từ 55 – 82 bệnh nhi từ cấp cứu ngừng thở ngừng tim,rắn cắn, ngộ độc thuốc, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp, tai nạn, chấn thương, cấpcứu ngoại nhi…

Tổng số NVYT khoa Sơ sinh: 47 NVYT có 46 NVYT trực tiếp tham giađiều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4 kíp,Bác sĩ trực 24 giờ, Bảo mẫu trực 24 giờ và Hộ lý không trực

Trang 21

Tổng số NVYT khoa HSTC - CĐ: 32 NVYT có 31 NVYT trực tiếp thamgia điều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4kíp, Bác sĩ trực 24 giờ, và Hộ lý trực 24 giờ.

Tổng số NVYT khoa Cấp cứu: 25 NVYT có 24 NVYT trực tiếp tham giađiều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4 kíp,Bác sĩ trực 24 giờ, và Hộ lý trực 24 giờ

Trang 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

NVYT của khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứutổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: NVYT trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: NVYT không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu:

Chọn mẫu toàn bộ

Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợpBệnh viện Nhi đồng Cần Thơ có tổng cộng 104 NVYT, trong đó có 101 NVYTtrực tiếp chăm sóc người bệnh nên chúng tôi chọn mẫu toàn bộ 101 NVYT này

để mô tả thực trạng của 3 khoa nghiên cứu n = 101

2.1.4 Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn toàn bộ NVYT của khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực – Chống độc,

khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thỏa mãn tiêu chuẩn lựa

chọn trên

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Thời hiện:gian thực

Hai tháng (từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến ngày 01 tháng 9 năm 2015)

2.2.3 Địa điểm thực hiện

Trang 23

Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

2.3 Biến số nghiên cứu

Đặc tính mẫu nghiên cứu:

- Tuổi: lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh.

- Giới tính: có hai giá trị là nam hoặc nữ

- Nghề nghiệp (chuyên môn): gồm 4 giá trị là: bác sĩ, điều đưỡng, bảo mẫu

và hộ lý

- Thâm niên công tác: là thời gian công tác trong ngành, có 3 giá trị: < 2năm, từ 2 – 5 năm và trên 5 năm

- Thời điểm khảo sát: gồm 3 giá trị là sáng, chiều và đêm

- Sỗ bệnh nhân chăm sóc: là biến định lượng, số người bệnh mà mộtNVYT cần chăm sóc

Các thời điểm vệ sinh tay: có 5 thời điểm

- Trước tiếp xúc người bệnh

- Trước thực hiện kỹ thuật vô khuẩn

- Sau tiếp xúc người bệnh

- Sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch tiết

- Sau tiếp xúc môi trường xung quanh người bệnh

Tại mỗi thời điểm có 3 giá trị là: sát khuẩn tay nhanh, rửa bằng xà phòng

và không rửa tay

Đối tượng được sát định tuân thủ rửa tay khi thực hiện rửa tay nhanh hoặcbằng xà phòng tại 5 thời điểm mà cán bộ khảo sát được

Trang 24

2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu

Sử dụng phiếu quan sát soạn lại (dựa theo bộ công cụ giám sát vệ sinh tay củaWHO, 2006)

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Người thực hiện quan sát chính là nghiên cứu viên (nhóm thực hiện đề tài)được tập huấn về phương pháp nghiên cứu và không bị chi phối bởi khoa nghiêncứu Người thực hiện quan sát kết hợp các hoạt động khác của bệnh viện (quansát, kiểm tra vệ sinh buồng bệnh; trao đổi thông tin với lãnh đạo khoa, ) để quansát mỗi lần đủ 5 thời điểm VST của đối tượng nghiên cứu Có thể bỏ qua thờiđiểm 2 (nếu tại thời điểm quan sát đối tượng không thực hiện kỹ thuật vô khuẩntrên người bệnh) và thời điểm 4 (nếu không nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch

tiết tránh để đối tượng nghiên cứu biết mình bị quan sát

2.4.3 Sai số và cách xử lý

Trong quá trình thu thập thông tin, những sai số có thể xảy ra là sai số chọn(quan sát nhầm đối tượng nghiên cứu) và sai số thông tin (do đối tượng nghiêncứu biết bị quan sát nên tuân thủ các thời điểm VST và sai lầm trong khi nhậpliệu)

Để hạn chế những sai số trên, cần có những biện pháp:

Lập danh sách tất cả các NVYT 3 khoa được nghiên cứu với các thông tin

cơ bản và mã hóa Khi kết thúc quá trình quan sát, nghiên cứu viên sẽ đánh dấutên (đã được mã hóa) theo danh danh sách lập sẵn để tránh nhầm lẫn

Nghiên cứu viên phải trung thực, khách quan; không thông báo trước thờiđiểm quan sát; không vì mối quan hệ cá nhân mà làm sai lệch kết quả quan sát

Trang 25

Mỗi nghiên cứu viên chỉ quan sát 01 NVYT tại một thời điểm Kết thúcphần quan sát NVYT đó sẽ chuyển sang quan sát NVYT tiếp theo.

Số liệu được nhập đôi để kiểm tra tính chính xác của bộ số liệu

Có điều tra thử 10 đối tượng để điều chỉnh bố cục, văn phạm bộ câu hỏi chophù hợp

2.5 Xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập về sẽ được nhập và phân tích số liệu bằng phầnmềm SPSS 20.0

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này được xem xét trên các khía cạnh nhằm giảm sự ảnh hưởng

đến mức tối đa việc vi phạm đạo đức như:

Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học của Bệnh việnNhi đồng Cần Thơ

Nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch khảo sát trình Lãnh đạo Bệnh việnduyệt và thông qua Lãnh đạo khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – chống độc,khoa Cấp cứu tổng hợp Sau đó, Phòng điều dưỡng tham mưu văn bản thông báocho 3 khoa được nghiên cứu để thống nhất về mặt quan điểm

Nhóm nghiên cứu sẽ giải thích mục tiêu nghiên cứu cho từng đối tượngnghiên cứu Mỗi đối tượng nghiên sẽ ký giấy đồng thuận tham gia vào nghiêncứu, chỉ biết khoảng thời gian khảo sát, không biết rõ thời điểm khảo sát

Tất cả tên của NVYT đưa vào nghiên cứu được mã hóa bằng số nên thôngtin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật, chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu,không áp dụng kết quả vào khen thưởng hay kỹ luật vì vậy không ảnh hưởng đếnquyền lợi cũng như công việc của họ sau khi tham gia nghiên cứu

Trang 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua quan sát NVYT của khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa

Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chúng tôi thu được kết quả sau:

3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm tuổi và giới đối tượng nghiên cứu (n=89)

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có độ tuổi ≤ 35 chiếm 74,2% và trên 35 tuổi là

25,8% Tỷ lệ đối tượng là nam có tới 77,5% và nữ là 22,5%

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm chuyên môn và thâm niên công tác của đối tượng

nghiên cứu (n=89) Nhận xét: Đối tượng chuyên môn là điều dưỡng có tỷ lệ cao nhất với

70,8%, bác sĩ là 16,9%, bảo mẫu là 4,5% và hộ lý là 7,8% Về thâm niên côngtác nhận thấy có tỷ lệ cao nhất là trên 5 năm với 44,9%, 2 – 5 năm là 29,3% vàdưới 2 năm là 25,8

Trang 27

Bảng 3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu (n=89)

Nhận xét: Nhận thấy tỷ lệ quan sát vào buổi sáng là 41,6%, chiều là

21,3% và đêm là 37,1% Về số bệnh nhân mà mỗi cán bộ cần chăm sóc từ 1 – 5

có tỷ lệ cao nhất với 61,0%, từ 6 – 10 bệnh nhân là 23,2 và trên 10 bệnh nhân là15,9

3.2 Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay

Bảng 3.2 Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo các thời điểm của đối tượng

Thời điểm rửa tay

Sát khuẩn nhanh

Nhận xét: Nhận thấy tại thời điểm trước tiếp xúc với BN thì có 65,1% đối

tượng có rửa tay bằng cách sát khuẩn nhanh, 2,4% rửa bằng xà phòng và có tới32,5% không thực hiện rữa tay Tại thời điểm trước thực hiện kỹ thuật vô khuẩnthì có 44,8% rửa tay bằng cách sát khuẩn nhanh, 44,8% rửa bằng xà phòng và

Trang 28

10,3 không thực hiện rữa tay Tại thời điểm sau tiếp súc bệnh nhân các tỷ lệ nàylần lượt là 41,0%, 42,1% và 16,9% Tại thời điểm sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc vớimáu, dịch tiết lần lượt là 38,2%, 60,0% và 1,8% Tại thời điểm sau tiếp xúc môitrường xung quanh bệnh nhân là 31,5%, 30,3% và 38,2%.

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ đối tượng tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng thực hiện rửa tay đầy đủ tại các thời điểm trong

ngày là 44,9% và không thực hiện rữa tay là 55,1%

Bảng 3.3 Phân bố theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng tại khoa sơ sinh tuân thủ đầy đủ về các thời

điểm rửa tay là cao nhất với 55,6%, tiếp đến là khoa cấp cứu tổng hợp với 40,9%

và thấp nhất là khoa hồi sức tích cực – chống độc chỉ có 27,3%

Bảng 3.4 Phân bố chuyên môn đối tượng theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời

điểm rửa tay

Trang 29

Nhận xét: Nhận thấy ở khoa sơ sinh thì đối tượng hộ lý tuân thủ 100%

việc rửa tay, tiếp đến là bác sĩ với 66,7% Tại khoa hồi sức tích cực – chống độcthì đối tượng hộ lý cũng tuân thủ tốt nhất với 50,0%, các bác sĩ thì không ai thựchiện rữa tay Tại khoa cấp cứu tổng hợp thì bác sĩ là tuân thủ tốt nhất với 100%

có rửa tay tại các thời điểm

Bảng 3.5 Phân bố thâm niên làm việc theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm

Trang 30

Nhận xét: Nhận thấy ở khoa sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – chống độc

và khoa cấp cứu tổng hợp thì các đối tượng có thâm niên làm việc > 5 năm là cótuân thủ rửa tay cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 71,4%, 40,0% và 55,6%

Bảng 3.6 Phân bố giới theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay

Bảng 3.7 Phân bố độ tuổi theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay

Trang 31

Nhận xét: Nhận thấy ở khoa sơ sinh thì các đối tượng có độ tuổi > 35 tuân

thủ rửa tay cao hơn đối tượng ≤ 35 tuổi với tỷ lệ là 78,6% và 45,2% Ở khoa hồi sức tích cực – chống độc và cấp cứu tổng hợp thì ngược lại với những đối tượng

≤ 35 tuổi có tuân thủ rửa tay cao hơn lần lượt là 27,8% và 47,1%

Bảng 3.8 Phân bố thời điểm khảo sát theo khoa về tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay

Ngày đăng: 29/12/2015, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện y tế tuyến cơ sở, Giám sát thực hành cơ hội vệ sinh tay, tr. 185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện y tế tuyến cơ sở
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
2. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện y tế tuyến cơ sở, Kỹ thuật áp dụng trong PNC và phòng ngừa bổ sung, tr. 37 - 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện y tế tuyến cơ sở
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
3. Định nghĩa Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý, truy cập tại trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/, truy cập tháng 4 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: truy cập tại trang web http://vi.wikipedia.org/wiki/
4. Hang Phan Thi, Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Sơ sinh bệnh viện Hùng Vương, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh (2010); 14 (3), tr. 62 – 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Sơ sinh bệnh viện Hùng Vương
5. Lục Thị Thu Quỳnh, và cộng sự (2010), Hiệu quả của một số chương trình thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của một số chương trình thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Nhi Trung ươn
Tác giả: Lục Thị Thu Quỳnh, và cộng sự
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013), Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013, Bệnh viện Nhi đồng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự
Năm: 2013
7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2012), 18 đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi đồng 1 , Y Học TP. Hồ Chí Minh - Tập 16 - Phụ bản của Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 18 đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2012
9. Phan Trang Nhã, và cộng sự (2013), Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế trước và sau khi rửa tay thường quy tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng TP.Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn trên bàn tay nhân viên y tế trước và sau khi rửa tay thường quy tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Tác giả: Phan Trang Nhã, và cộng sự
Năm: 2013
11. Tạ Thị Phương (2011), Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội Bệnh viện đa khoa Đống đa - Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay, Luận văn tốt nghiệp cử nhân, Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội Bệnh viện đa khoa Đống đa - Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay
Tác giả: Tạ Thị Phương
Năm: 2011
12. Boyce JM (1999), “It is time for action: improving hand hygiene in hospitals”. Ann Intern Med, pp. 130-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: It is time for action: improving hand hygiene in hospitals”. "Ann Intern Med
Tác giả: Boyce JM
Năm: 1999
13. Elaziz, Bakr IM KM (2009), “Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care workers in Ain Shams University hospitals in Cairo”. pp 19 - 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care workers in Ain Shams University hospitals in Cairo
Tác giả: Elaziz, Bakr IM KM
Năm: 2009
14. Goldmann DA, Freeman J, Durbin WA, “Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. J Infect Dis. 1983 Apr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. "J Infect Dis
15. Günter Kampf (2009). “Hand Hygiene for the Prevention of Nosocomial Infections”, Journal List, Dtsch Arztebl Int, v.106(40); 2009 Oct Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand Hygiene for the Prevention of Nosocomial Infections”, "Journal List, Dtsch Arztebl Int
Tác giả: Günter Kampf
Năm: 2009
16. Larson EL Kretzer 4. Goldmann DA, Freeman J, Durbin WA, “Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. J Infect Dis. 1983 Apr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. "J Infect Dis
17. Pittet, Maki D, Mourouga P, Perneger TV, Members of the Infection Control Program (1999). “Compliance with handwashing in a teaching hospital”.Ann Intern Med, pp. 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compliance with handwashing in a teaching hospital”. "Ann Intern Med
Tác giả: Pittet, Maki D, Mourouga P, Perneger TV, Members of the Infection Control Program
Năm: 1999
18. Vincent JL (2003). “Nosocomial infections in adult intensive care units”. Lancet, pp. 2068 - 2077 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nosocomial infections in adult intensive care units”. "Lancet
Tác giả: Vincent JL
Năm: 2003
19. WHO. (2013). "The history of hand hygiene – a tribute to Semmelweis", Retrieved June 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The history of hand hygiene – a tribute to Semmelweis
Tác giả: WHO
Năm: 2013
20. WHO. (2013). "Guidelines-handhygiene", Retrieved March 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines-handhygiene
Tác giả: WHO
Năm: 2013
21. WHO. (2013). "Hand hygiene - Why, How and When", Retrieved April 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hand hygiene - Why, How and When
Tác giả: WHO
Năm: 2013
10. Sở Y tế Hà Nội (2008), Vấn đề tuân thủ rửa tay và các yếu tố ảnh hưởng, truy cập tại trang web http://www.soyte.hanoi.gov.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w