Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên y tế tại một số khoa của bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2015 (Trang 59)

- Sau tiếp xúc môi trường xung quanh người bệnh

1. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay

Tỷ lệ NVYT tuân thủ đầy đủ các thời điểm rửa tay là 44,9%.

Tỷ lệ NVYT tuân thủ rửa tay thuộc khoa sơ sinh là 55,6%; khoa hồi sức tích cực – chống độc 27,3% và khoa cấp cứu tổng hợp là 40,9%.

Tỷ lệ NVYT tuân thủ rửa tay theo 5 thời điểm như sau:

- Trước tiếp xúc với bệnh nhân: có 67,5% tuân thủ rửa tay, trong đó có 65,1% NVYT rửa tay bằng sát khuẩn nhanh và 2,4% rửa bằng xà phòng.

- Trước khi thực hiện các biện pháp vô khuẩn: có 89,6% tuân thủ rửa tay, trong đó có cùng 44,8% NVYT rửa tay bằng sát khuẩn nhanh và bằng xà phòng.

- Sau tiếp xúc với bệnh nhân: có 83,1% tuân thủ rửa tay, trong đó có 41,0% NVYT rửa tay bằng sát khuẩn nhanh và 42,1% rửa bằng xà phòng.

- Sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch tiết: có 98,2% tuân thủ rửa tay, trong đó có 38,2% NVYT rửa tay bằng sát khuẩn nhanh và 60,0% rửa bằng xà phòng.

- Sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân: có 61,8% tuân thủ rửa tay, trong đó có 31,5% đối tượng rửa tay bằng sát khuẩn nhanh và 30,3% rửa bằng xà phòng.

2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ rửa tay

Ghi nhận có 2 yếu tố liên quan đến việc tuân thủ rửa tay của NVYT là thâm niên làm việc và thời điểm khảo sát. Trong đó những đối tượng có thâm niên làm việc > 5 năm và thời điểm khảo sát là buổi chiều thì tuân thủ rửa tay cao hơn các nhóm NVYT còn lại với p<0,05.

KIẾN NGHỊ

Đối với Ban giám đốc Bênh viện:

Trong các buổi họp cần tăng cường nhắc nhở đối với các Trưởng, phó khoa về sự cần thiết và quan trọng của việc rửa tay, nhất là trong 5 thời điểm đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Đồng thời cần tổ chức các đội giám sát công tác rửa tay hàng tuần, hàng ngày để có thể kịp thời chấn chỉnh các nhân viên chưa tuân thủ việc rửa tay trong quá trình làm việc.

Đối với Trưởng, phó các khoa:

Cần thường xuyên nhắc nhở các nhân viên của khoa mình phải rửa tay theo đúng quy định của ngành y tế, không được chủ quan trước mọi tình huống. Cần có những biện pháp xử lý như nhắc nhở các nhân viên vi phạm trong các buổi họp…

Đối với từng nhân viên y tế:

Bản thân cần tự giác tuân thủ các quy định của ngành, cần tăng cường tu dưỡng y đức để có thể phục vụ cho người bệnh ngày càng tốt hơn.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

1. Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ thực hiện quan sát các đối

tượng có rửa tay hay không mà chưa thực hiện quan xem các đối tượng rửa tay có đúng quy trình hay không. Đối với những trường hợp thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn thì tùy thuộc vào loại thủ thuật mà có những quy định rửa tay khác nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi chưa thể đánh những trường hợp này.

2. Tại 3 khoa sơ sinh, hồi sức tích cực – chống độc và cấp cứu tổng hợp có tất cả 101 nhân viên, tuy nhiên chúng tôi không thể thực tổng hợp có tất cả 101 nhân viên, tuy nhiên chúng tôi không thể thực hiện nghiên cứu trên tất cả các đối tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện

y tế tuyến cơ sở, Giám sát thực hành cơ hội vệ sinh tay, tr. 185.

2. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viện

y tế tuyến cơ sở, Kỹ thuật áp dụng trong PNC và phòng ngừa bổ sung, tr. 37 -

38.

3. Định nghĩa Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý, truy cập tại trang web

http://vi.wikipedia.org/wiki/, truy cập tháng 4 năm 2015.

4. Hang Phan Thi, Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Sơ sinh bệnh viện Hùng

Vương, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh (2010); 14 (3), tr. 62 – 157.

5. Lục Thị Thu Quỳnh, và cộng sự (2010), Hiệu quả của một số chương trình

thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi

Trung ương - Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013), Đánh giá thực hành rửa tay của

nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013, Bệnh viện Nhi đồng 2.

7. Nguyễn Thị Thanh Hà (2012), 18 đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân

viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi đồng 1, Y Học TP. Hồ Chí Minh - Tập 16 - Phụ bản của Số 2.

8. Phạm Đức Mục (2012), Giảm thiểu sự cố y khoa trong các bệnh viện.

9. Phan Trang Nhã, và cộng sự (2013), Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn trên

bàn tay nhân viên y tế trước và sau khi rửa tay thường quy tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng TP.Cần Thơ.

10. Sở Y tế Hà Nội (2008), Vấn đề tuân thủ rửa tay và các yếu tố ảnh hưởng,

truy cập tại trang web http://www.soyte.hanoi.gov.vn.

11. Tạ Thị Phương (2011), Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay

của nhân viên y tế tại khoa Ngoại và khoa Nội Bệnh viện đa khoa Đống đa - Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay, Luận văn

TIẾNG ANH

12. Boyce JM (1999), “It is time for action: improving hand hygiene in hospitals”. Ann Intern Med, pp. 130-153.

13. Elaziz, Bakr IM KM (2009), “Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care workers in Ain Shams University hospitals in Cairo”. pp 19 - 25.

14. Goldmann DA, Freeman J, Durbin WA, “Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. J Infect Dis. 1983 Apr.

15. Günter Kampf (2009). “Hand Hygiene for the Prevention of Nosocomial Infections”, Journal List, Dtsch Arztebl Int, v.106(40); 2009 Oct.

16. Larson EL Kretzer 4. Goldmann DA, Freeman J, Durbin WA, “Jr. Nosocomial infection and death in a neonatal intensive care unit”. J Infect

Dis. 1983 Apr.

17. Pittet, Maki D, Mourouga P, Perneger TV, Members of the Infection Control Program (1999). “Compliance with handwashing in a teaching hospital”.

Ann Intern Med, pp. 126.

18. Vincent JL (2003). “Nosocomial infections in adult intensive care units”.

Lancet, pp. 2068 - 2077.

19. WHO. (2013). "The history of hand hygiene – a tribute to Semmelweis", Retrieved June 2015.

20. WHO. (2013). "Guidelines-handhygiene", Retrieved March 2015.

21. WHO. (2013). "Hand hygiene - Why, How and When", Retrieved April 2015.

22. WHO. (2013)."Literature-review", Retrieved June 2015.

23. Wilhelm KP (1996), "Prevention of surfactant-induced irritant contact dermatitis". Curr Probl Dermatol, pp.78 – 85.

Số: /KH.PĐD.BVNĐ Cần Thơ, ngày 02 tháng 6 năm 2015

Phụ lục 1:

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY ĐÚNG THỜI ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐẾN SỰ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY ĐÚNG THỜI ĐIỂM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG

CẦN THƠ NĂM 2015

Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn người chết liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). NKBV ở trẻ sơ sinh làm gia tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh lên từ 2 đến 4 lần. Hầu hết việc lây truyền đều qua trung gian bàn tay. Vệ sinh tay (VST) của nhân viên y tế (NVYT) là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát NKBV và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và NVYT trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế. VST làm giảm 40% NKBV.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2012 tỷ lệ tuân thủ VST ở khoa Sơ sinh là 85%. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Nhằm đánh giá sự tuân thủ VST ở NVYT, góp phần xây dựng chương trình cải thiện VST ở khoa, và chiến dịch vệ sinh tay toàn bệnh viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên Y tế tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015” để đánh giá thực trạng và tìm

hiểu những yếu tố liên quan từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả làm giảm tỷ lệ NKBV.

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG TP. CẦN THƠ

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mục tiêu nghiên cứu:

• Xác định tỷ lệ tuân thủ VST đúng thời điểm của NVYT tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015.

• Xác định các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ VST đúng thời điểm của nhân NVYT tại khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợpBệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015.

Nay nhóm Nghiên cứu xây dựng kế hoạch khảo sát như sau:

1. Tất cả tên của NVYT đưa vào nghiên cứu được mã hóa bằng số nên thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật, chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không áp dụng kết quả vào khen thưởng hay kỷ luật vì vậy không ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như công việc của họ sau khi tham gia nghiên cứu

2. Nghiên cứu viên phải trung thực, khách quan; không thông báo trước thời điểm quan sát

3. Mỗi nghiên cứu viên chỉ quan sát 01 NVYT tại một thời điểm. Kết thúc phần quan sát NVYT đó sẽ chuyển sang quan sát NVYT tiếp theo.

4. Tiến hành khảo sát khi đề tài nghiên cứu được thông qua Hội đồng NCKH bệnh viện.

Kế hoạch này trình Ban giám đốc phê duyệt và thông qua Ban lãnh đạo khoa Sơ sinh, khoa HSTC – CĐ, khoa CCTH.

Chủ nhiệm đề tài: CKI.ĐD Trần Thị Thu Hà

Cộng sự chính: ThsĐD. Lữ Mộng Thùy Linh CĐĐD. Lê Ngọc Điệp

Phụ lục 2:

BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu

tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên y tế tại một số khoa của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015”.

Nhóm thực hiện: CKI.ĐD Trần Thị Thu Hà, ThsĐD. Lữ Mộng Thùy Linh, CĐĐD. Lê Ngọc Điệp, CĐĐD. Lê Ngọc Hằng

Cơ quan công tác: Phòng Điều dưỡng BVNĐTPCT Mục đích của nghiên cứu:

Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn người chết liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện. Một số nghiên cứu đã đưa ra 5 hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện đối với người bệnh là: tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phí điều trị và tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật. Có nhiều phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Để đánh giá thực trạng và tìm hiểu những yếu tố liên quan từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Do đó chúng tôi rất mong muốn thực hiện đề tài này với sự tham gia của anh/ chị là đối tượng nghiên cứu trong đề tài.

Nếu anh/chị đồng ý tham gia vào nghiên cứu chúng tôi sẽ quan sát vệ sinh tay của anh/chị theo 5 thời điểm của Who khi thực hiện chăm sóc người bệnh.

Anh/chị có thể dừng tham gia vào nghiên cứu bất cứ lúc nào mà anh/chị muốn. Những thông tin liên quan đến anh/chị sẽ đảm bảo hết sức riêng tư và phiếu quan sát tuân thủ vệ sinh tay của anh/chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác. Nếu anh/chị đồng ý với tất cả những trình bày ở trên, chúng tôi mong muốn nhận được chữ ký của anh/chị vào giấy này. Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của anh/chị vào đề tài.

Phụ lục 3:

PHIẾU QUAN SÁT TUÂN THỦ VỆ SINH TAY

Mã ID:

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Năm sinh: ... 2. Giới tính: 1. Nam  2. Nữ  3. Nghề nghiệp: Bác sĩ  Điều dưỡng  Bảo mẫu  Hộ lý 

4. Thâm niên công tác

< 2 năm 

2 - 5 năm 

> 5 năm 

5. Thời điểm khảo sát

Sáng 

Chiều 

Đêm 

B. THỜI ĐIỂM VỆ SINH TAY

Thời điểm rửa tay Thực hiện

1. Trước tiếp xúc người bệnh

1. Sát khuẩn tay nhanh  2. Rửa bằng xà phòng 

3. Không 

2. Trước thực hiện kỹ thuật vô khuẩn

1. Sát khuẩn tay nhanh  2. Rửa bằng xà phòng 

3. Không 

3. Sau tiếp xúc người bệnh

1. Sát khuẩn tay nhanh  2. Rửa bằng xà phòng 

3. Không 

4. Sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch tiết

1. Sát khuẩn tay nhanh  2. Rửa bằng xà phòng 

3. Không 

5. Sau tiếp xúc môi trường xung quanh người bệnh

1. Sát khuẩn tay nhanh  2. Rửa bằng xà phòng 

3. Không 

SỞ Y TẾ TP.CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phụ lục 4:

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Cần Thơ, ngày 26 tháng 03 năm 2015

Người lập bảng CKI ĐD. Trần Thị Thu Hà STT Nội dung Tháng 3/2015 Tháng 4 5/2015 Tháng 6/2015 Tháng 7 8/2015 Tháng 9/2015 Tháng 10/2015

1 Viết đề cương, đăng ký đề tài 2 Chỉnh sửa đề cương 3 Báo cáo đề cương 4 Lấy số liệu 5 Xử lý số liệu 6 Báo cáo kết

SỞ Y TẾ TP.CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phụ lục 5:

BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ

(Viết bằng chữ: Tám triệu ba trăm mười ba ngàn hai trăm đồng)

Cần Thơ, ngày 26 tháng 3 năm 2015

Người lập bảng

CKI ĐD. Trần Thị Thu Hà STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 In đề cương Cuốn 05 52.000đ 260.000đ

2 In phiếu quan sát Tờ 111 1.200đ 133.200đ

3 Công thu thập số liệu Bộ 111 10.000đ 1.110.000đ

4 Công xử lý số liệu Bộ 01 5.800.000đ 5.800.000đ

5 Giấy A4 Gram 02 50.000đ 100.000đ

6 Bút bi Cây 50 2.000đ 100.000đ

7 Máy ghi âm Cái 01 550.000đ 550.000đ

8 In đề tài Cuốn 05 52.000đ 260.000đ

Phụ lục 6:

DANH SÁCH NHÂN SỰ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên Đơn vị công tác Ký tên

1 CKI ĐD. Trần Thị Thu Hà Trưởng Phòng Điều dưỡng BV Nhi đồng Cần Thơ

2 ThsĐD. Lữ Mộng Thùy Linh Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh

3 CĐĐD. Lê Ngọc Điệp

Điều dưỡng trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp

BV Nhi đồng Cần Thơ

4 CĐĐD. Lê Ngọc Hằng

Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ vệ sinh tay đúng thời điểm của nhân viên y tế tại một số khoa của bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2015 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w