Một nghiên cứu về “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành VST giữa các NVYT tại bệnh viện Đại học Ain Shams tại Cairo năm 2006” cho thấy trong 2.189 cơ hội, các bác sĩ có sự tuân thủ quy trình VST cao hơn đáng kể (37,5%) so với nhóm khác của NVYT (P = 0,000). Loại phổ biến nhất của thực hành VST trong NVYT là VST thường quy (64,2%) và ít nhất là rửa tay sát trùng (3,9%). Hầu hết các Điều dưỡng (97,3%) cho rằng thực hiện VST theo đúng quy định chuyên môn và công việc này luôn được giám sát liên tục thì có thể cải thiện thực hành VST. Thực hiện chương trình can thiệp nhiều mặt về hành vi VST với giám sát liên tục và thông tin phản hồi hiệu quả, bên cạnh tăng nguồn cung cấp trang thiết bị cần thiết cho VST và quy định về quy trình VST thì sẽ cải thiện được sự tuân thủ VST ở NVYT [13].
Những yếu tố (kiến thức, thái độ, khả năng cung cấp xà phòng, dung dịch VST nhanh, khăn lau tay, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện…) có thể ảnh hưởng đến việc VST đã được xác định trong những nghiên cứu dịch tễ học đồng thời có những yếu tố gián tiếp gây ra như là lý do thiếu sự hướng dẫn thông tin đầy đủ về VST. Những yếu tố nguy cơ từ không tuân thủ quy trình VST thì đã được xác định trong một vài nghiên cứu quan sát và can thiệp để cải thiện việc tham gia VST [12], [16], [17], [23].
Trong một nghiên cứu về VST đăng trên tạp chí Lancet, kết quả cho biết 25% NVYT cho rằng việc rửa tay hàng ngày có liên quan đến viêm da, và hơn 85% các bệnh lý về da có liên quan đến VST và được y văn cập nhật như dùng các sản phẩm VST (xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh) không thích hợp da tay thường xuyên và lặp đi lặp lại, là nguyên nhân cơ bản của việc gây dị ứng da mạn tính ở những NVYT có tiếp xúc chất sát trùng cho VST [18].
• Trong nước
Theo nghiên cứu của BV Nhi Trung ương năm 2010 kết quả sự tuân thủ vệ sinh tay ban đầu tại 03 khoa HSTC của BV Nhi Trung ương tăng từ 33,3% lên 55,8% và sau cùng tăng 61,9%, theo đó tỉ NKBV cũng giảm từ 11,5% xuống 6,77% và 3,69% sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. [5]
Nghiên cứu của BV Nhi đồng 1 năm 2012 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT là 62%. Có sự khác nhau giữa 5 cơ hội phải rửa tay khi chăm sóc người bệnh. Việc rửa tay với cồn được lựa chọn nhiều hơn so với xà bông và nước 52% so với 48%. Khoa có sự tuân thủ rửa tay cao là Hồi sức tích cực sơ sinh (90%) và Sơ sinh (85%). NVYT có sự tuân thủ rửa tay cao là Kỹ thuật viên, Bảo mẫu > 70%. Khối Bác sĩ và Sinh viên thực tập tuân thủ VST kém chỉ chiếm 41 – 43%. Nghiên cứu của BV Nhi đồng 1 Buổi chiều có sự tuân thủ rửa tay cao hơn buổi sáng 66% so với 60% [7].
Nghiên cứu của BV Nhi đồng 2 năm 2013 Tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung 55,3%, 3 khoa có tỉ lệ rủa tay cao nhất: ngoại thần kinh (73,8%), sơ sinh (72,6%), ung bướu huyết học (71,4%), thấp nhất là nội tổng hợp (31%). Về chức danh thì điều dưỡng có tỉ lệ rủa tay cao nhất 62,8%. Theo năm thời điểm rửa tay của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỉ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là: 48,9% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 54,3% trước khi làm thủ thuật, 73,3% sau nguy cơ phơi nhiễm với dịch tiết, 59,7% sau khi tiếp xúc bệnh nhân, 48,7% sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân. Trong số nhân viên y tế tuân thủ rửa tay thì 61,8% thực hành rửa tay đúng theo qui trình. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các đối tượng khác biệt có ý nghĩa thống kê: 45,8% ở bác sĩ , 62,8% ở điều dưỡng/kỹ thuật viên, 38,1% ở hộ lý và 20% ở đối tượng khác. [6]
Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay đúng quy trình còn rất thấp chỉ đạt 38,75%, đa số NVYT khi thực hiện rửa tay đã bỏ qua bước 4 và 5 ( trên 50%), một số thì không đảm bảo thời gian(16,25%). [9]
Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tuân thủ VST của một số bệnh viện và kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST còn thấp (40 - 75%). Các yếu tố ảnh hưởng đến VST theo khảo sát cho thấy gồm: bệnh nhân đông/công việc nhiều, thời điểm rửa tay quá nhiều, thiếu nước hoặc địa điểm rửa tay không thuận lợi, sản phẩm rửa tay gây kích ứng da, dùng một đôi găng chăm sóc cho nhiều người bệnh, liên quan đến nhận thức và thói quen, sự kiểm tra của người quản lý chưa thường xuyên [1 0 ] .
1.7 Tổng quan về Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1979. Là Bệnh viện hạng I chuyên ngành Nhi khoa, khám - điều trị - chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi tại TP. Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợplà 3 trong 23 khoa phòng của BV. Trong đó khoa Sơ sinh có chỉ tiêu 70 giường bệnh điều trị trẻ bệnh từ 0 - 28 ngày tuổi với các bệnh lý như sau: Sanh non, Viêm phổi hít, Bệnh màng trong, Nhiễm trùng huyết sơ sinh, Vàng da, hồi sức hậu phẫu (Tắc ruột, Thoát vị hoành, Không hậu môn, Phình đại tràng bẩm sinh),Viêm màng não mủ, Viêm phổi, Nhiễm trùng rốn, Nhiễm trùng da, Sanh ngạt... Mỗi ngày cao nhất có > 80 bệnh nhi điều trị nội trú trong đó có 45 bệnh nặng: 16 trường hợp hỗ trợ bằng máy thở, 14 trường hợp thở NCPAP, 2 trường hợp thở oxy qua cannula. Khoa HSTC – CĐ có chỉ tiêu 12 giường bệnh điều trị trẻ bệnh nặng trên 28 ngày tuổi đến dưới 16 tuổi, nguy kịch như: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Viêm não – màng não, Tiêu chảy nhiễm trùng, Viêm tủy cắt ngang, Suy dinh dưỡng/Viêm phổi, bệnh lý tim mạch, bệnh về máu, Viêm phổi nặng, Rắn cắn… và đã cứu sống rất nhiều ca nguy kịch, có những ca di chứng não điều trị kéo dài bằng máy thở trên vài tháng, trung bình có 3 trường hợp thở máy, 4 trường hợp thở NCPAP, 6 trường hợp thở oxy qua cannula. Khoa Cấp cứu tổng hợp có chỉ tiêu 10 giường bệnh tiếp nhận điều trị trẻ bệnh từ 0 – dưới 16 tuổi với các bệnh lý sơ sinh – nội khoa và ngoại khoa, trung bình một ngày tiếp nhận khám và điều trị từ 55 – 82 bệnh nhi từ cấp cứu ngừng thở ngừng tim, rắn cắn, ngộ độc thuốc, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp, tai nạn, chấn thương, cấp cứu ngoại nhi…
Tổng số NVYT khoa Sơ sinh: 47 NVYT có 46 NVYT trực tiếp tham gia điều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4 kíp, Bác sĩ trực 24 giờ, Bảo mẫu trực 24 giờ và Hộ lý không trực.
Tổng số NVYT khoa HSTC - CĐ: 32 NVYT có 31 NVYT trực tiếp tham gia điều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4 kíp, Bác sĩ trực 24 giờ, và Hộ lý trực 24 giờ.
Tổng số NVYT khoa Cấp cứu: 25 NVYT có 24 NVYT trực tiếp tham gia điều trị và chăm sóc người bệnh, trong đó lực lượng Điều dưỡng trực 2 tua 4 kíp, Bác sĩ trực 24 giờ, và Hộ lý trực 24 giờ.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
NVYT của khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: NVYT trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: NVYT không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ
Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ có tổng cộng 104 NVYT, trong đó có 101 NVYT trực tiếp chăm sóc người bệnh nên chúng tôi chọn mẫu toàn bộ 101 NVYT này để mô tả thực trạng của 3 khoa nghiên cứu n = 101.
2.1.4 Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn toàn bộ NVYT của khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn trên.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 2.2.2 Thời hiện:gian thực
Hai tháng (từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến ngày 01 tháng 9 năm 2015).
Khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
2.3 Biến số nghiên cứu
Đặc tính mẫu nghiên cứu:
- Tuổi: lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh.
- Giới tính: có hai giá trị là nam hoặc nữ.
- Nghề nghiệp (chuyên môn): gồm 4 giá trị là: bác sĩ, điều đưỡng, bảo mẫu và hộ lý. và hộ lý.
- Thâm niên công tác: là thời gian công tác trong ngành, có 3 giá trị: < 2 năm, từ 2 – 5 năm và trên 5 năm. năm, từ 2 – 5 năm và trên 5 năm.
- Thời điểm khảo sát: gồm 3 giá trị là sáng, chiều và đêm.
- Sỗ bệnh nhân chăm sóc: là biến định lượng, số người bệnh mà một NVYT cần chăm sóc.
Các thời điểm vệ sinh tay: có 5 thời điểm - Trước tiếp xúc người bệnh
- Trước thực hiện kỹ thuật vô khuẩn- Sau tiếp xúc người bệnh - Sau tiếp xúc người bệnh
- Sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch tiết
- Sau tiếp xúc môi trường xung quanh người bệnh
Tại mỗi thời điểm có 3 giá trị là: sát khuẩn tay nhanh, rửa bằng xà phòng và không rửa tay.
Đối tượng được sát định tuân thủ rửa tay khi thực hiện rửa tay nhanh hoặc bằng xà phòng tại 5 thời điểm mà cán bộ khảo sát được.
2.4 Công cụ vàphương pháp thu thập số liệu2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng phiếu quan sát soạn lại (dựa theo bộ công cụ giám sát vệ sinh tay của WHO, 2006)
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Người thực hiện quan sát chính là nghiên cứu viên (nhóm thực hiện đề tài) được tập huấn về phương pháp nghiên cứu và không bị chi phối bởi khoa nghiên cứu. Người thực hiện quan sát kết hợp các hoạt động khác của bệnh viện (quan sát, kiểm tra vệ sinh buồng bệnh; trao đổi thông tin với lãnh đạo khoa,...) để quan sát mỗi lần đủ 5 thời điểm VST của đối tượng nghiên cứu. Có thể bỏ qua thời điểm 2 (nếu tại thời điểm quan sát đối tượng không thực hiện kỹ thuật vô khuẩn trên người bệnh) và thời điểm 4 (nếu không nghi ngờ hoặc tiếp xúc máu, dịch tiết tránh để đối tượng nghiên cứu biết mình bị quan sát.
2.4.3 Sai số và cách xử lý
Trong quá trình thu thập thông tin, những sai số có thể xảy ra là sai số chọn (quan sát nhầm đối tượng nghiên cứu) và sai số thông tin (do đối tượng nghiên cứu biết bị quan sát nên tuân thủ các thời điểm VST và sai lầm trong khi nhập liệu).
Để hạn chế những sai số trên, cần có những biện pháp:
Lập danh sách tất cả các NVYT 3 khoa được nghiên cứu với các thông tin cơ bản và mã hóa. Khi kết thúc quá trình quan sát, nghiên cứu viên sẽ đánh dấu tên (đã được mã hóa) theo danh danh sách lập sẵn để tránh nhầm lẫn.
Nghiên cứu viên phải trung thực, khách quan; không thông báo trước thời điểm quan sát; không vì mối quan hệ cá nhân mà làm sai lệch kết quả quan sát.
Mỗi nghiên cứu viên chỉ quan sát 01 NVYT tại một thời điểm. Kết thúc phần quan sát NVYT đó sẽ chuyển sang quan sát NVYT tiếp theo.
Số liệu được nhập đôi để kiểm tra tính chính xác của bộ số liệu.
Có điều tra thử 10 đối tượng để điều chỉnh bố cục, văn phạm bộ câu hỏi cho phù hợp.
2.5 Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập về sẽ được nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được xem xét trên các khía cạnh nhằm giảm sự ảnh hưởng đến mức tối đa việc vi phạm đạo đức như:
Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.
Nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch khảo sát trình Lãnh đạo Bệnh viện duyệt và thông qua Lãnh đạo khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức tích cực – chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp. Sau đó, Phòng điều dưỡng tham mưu văn bản thông báo cho 3 khoa được nghiên cứu để thống nhất về mặt quan điểm.
Nhóm nghiên cứu sẽ giải thích mục tiêu nghiên cứu cho từng đối tượng nghiên cứu. Mỗi đối tượng nghiên sẽ ký giấy đồng thuận tham gia vào nghiên cứu, chỉ biết khoảng thời gian khảo sát, không biết rõ thời điểm khảo sát.
Tất cả tên của NVYT đưa vào nghiên cứu được mã hóa bằng số nên thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật, chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không áp dụng kết quả vào khen thưởng hay kỹ luật vì vậy không ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như công việc của họ sau khi tham gia nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quan sát NVYT của khoa Sơ sinh, Hồi sức tích cực – Chống độc, khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chúng tôi thu được kết quả sau:
3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm tuổi và giới đối tượng nghiên cứu (n=89)
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có độ tuổi ≤ 35 chiếm 74,2% và trên 35 tuổi là
25,8%. Tỷ lệ đối tượng là nam có tới 77,5% và nữ là 22,5%.
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm chuyên môn và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu (n=89)
Nhận xét: Đối tượng chuyên môn là điều dưỡng có tỷ lệ cao nhất với
70,8%, bác sĩ là 16,9%, bảo mẫu là 4,5% và hộ lý là 7,8%. Về thâm niên công tác nhận thấy có tỷ lệ cao nhất là trên 5 năm với 44,9%, 2 – 5 năm là 29,3% và dưới 2 năm là 25,8.
Bảng 3.1 Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu (n=89)
Đặc tính mẫu Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thời điểm khảo sát Sáng 37 41,6
Chiều 19 21,3 Đêm 33 37,1 Tổng 89 100 Số bệnh nhân chăm sóc 1–5 bệnh nhân 50 61,0 6 - 10 bệnh nhân 19 23,2 Trên 10 bệnh nhân 13 15,9 Tổng 82 100
Nhận xét: Nhận thấy tỷ lệ quan sát vào buổi sáng là 41,6%, chiều là
21,3% và đêm là 37,1%. Về số bệnh nhân mà mỗi cán bộ cần chăm sóc từ 1 – 5 có tỷ lệ cao nhất với 61,0%, từ 6 – 10 bệnh nhân là 23,2 và trên 10 bệnh nhân là 15,9.
3.2 Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay
Bảng 3.2 Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo các thời điểm của đối tượng
Thời điểm rửa tay
Sát khuẩn nhanh
Rửa bằng
xà phòng Có rửa tay Không
Tổng (n)
n % n % n % n %
Trước tiếp xúc BN 54 65,1 2 2,4 56 67,5 27 32,5 83
Trước thực hiện kỹ
thuật vô khuẩn 26 44,8 26 44,8 52 89,7 6 10,3 58
Sau tiếp xúc BN 34 41,0 35 42,1 69 83,1 14 16,9 83
Sau nghi ngờ hoặc tiếp
xúc máu, dịch tiết 21 38,2 33 60,0 54 98,2 1 1,8 55 Sau tiếp xúc MT xung
quanh BN 28 31,5 27 30,3 55 61,8 34 38,2 89
Nhận xét: Nhận thấy tại thời điểm trước tiếp xúc với BN thì có 65,1% đối
tượng có rửa tay bằng cách sát khuẩn nhanh, 2,4% rửa bằng xà phòng và có tới 32,5% không thực hiện rữa tay. Tại thời điểm trước thực hiện kỹ thuật vô khuẩn thì có 44,8% rửa tay bằng cách sát khuẩn nhanh, 44,8% rửa bằng xà phòng và
10,3 không thực hiện rữa tay. Tại thời điểm sau tiếp súc bệnh nhân các tỷ lệ này lần lượt là 41,0%, 42,1% và 16,9%. Tại thời điểm sau nghi ngờ hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết lần lượt là 38,2%, 60,0% và 1,8%. Tại thời điểm sau tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân là 31,5%, 30,3% và 38,2%.