Đề tài:TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆP SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ngành may mang tính phức tạp cao. Tính chất như vậy có thể thấy ở bất cứ khâu nào của sản xuất ngành may, khiến độ phức tạp trong thiết kế, tổ chức, quản lý về năng suất, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của các khâu càng về sau càng lớn. Do đó, việc điều hành một công ty may nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao là vấn đề không hề đơn giản, đặc biệt đối với những công ty may gia công. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã được công ty May Thăng Long tạo điều kiện để tìm hiểu thực tế các công việc phân tích kỹ thuật sản phẩm, xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ chuẩn bị sản xuất và sản xuất, tổ chức bố trí dây chuyền và mặt bằng sản xuất, Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang MỤC LỤC Phần I: Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 1. Tìm hiểu công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu 1.1 Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư 1.2 Kiểm tra, phân loại, cất giữ vật tư 1.3 Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liều 1.4 Thiết bị, phương tiện áp dụng 2. Tìm hiểu quá trình cắt 2.1 Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt 2.2 Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt 2.3 Tổ chức tác nghiệp công đoạn trải vải và cắt 2.4 Yêu cầu và phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ bán sản phẩm sau khi cắt 3. Tìm hiểu quá trình may 3.1 Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may 3.2 Công tác quản lý chất lượng may 3.3 Thiết bị may sử dụng trong công ty 3.4 Quá trình và thiết bị hoàn tất ( yêu cầu hoàn tất sản phẩm và các chế độ công nghệ xử lý hoàn tất) Phần II: Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ kỹ thuật ở xí nghiệp Phần III: Tìm hiểu chung công tác quản lý và kinh doanh của công ty Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Phần I: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆP SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP I. Tìm hiểu công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu 1. Phương pháp, thủ tục giao nhận vật tư: • Xuất, nhập nguyên phụ liệu: Khi nhận được chứng từ trên phòng Kế hoạch Xuất Nhập khẩu của công ty. Công ty cử cán bộ xuống làm thủ tục nhận hàng và thuê container để vận chuyển hàng về công ty. Nhập hàng căn cứ vào phiếu kế hoạch nguyên phụ liệu của mã hàng. Thủ kho lập thẻ kho. Căn cứ vào số lượng thực tế, tiến hành lập báo cáo thực nhận nguyên phụ liệu. Khi nhận được bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu từ phòng kỹ thuật và lệnh sản xuất, thủ kho thống kê tình hình nguyên phụ liệu của mã hàng kịp thời với tiến độ sản xuất và phát nguyên phụ liệu cho tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành. Thủ kho viết phiếu nhập kho, xuất kho. Trên phiếu xuất, nhập kho phải được ghi rõ số nhập, số xuất, tên hàng hoá vật tư, sử dụng cho mã hàng hay bộ phận nào trong ngày. Có sự giao nhận giữa thủ kho và người nhận hàng, xuất đến đâu viết phiếu xuất kho đến đó. • Xuất, nhập thành phẩm: Nhập thành phẩm: - căn cứ vào kế hoạch chi tiết các mã hàng và thông báo ( nếu có) - trước khi nhập phải kiểm tra tính hợp lệ của các loại chứng từ liên quan - đối chiếu số lượng sản phẩm thực tế với số lượng ghi trên phiếu xuất nhập - xếp hàng lên kệ và có nhãn vật tư Xuất thành phẩm: - căn cứ vào kế hoạch sản xuất và thông báo giao hàng - nhập hàng sang kho có bảng biểu theo dõi sản phẩm nhập kho của công ty. Thường xuyên đối chiếu giữa nhập, xuất, tồn, chứng từ và thực tế. 2. Kiểm tra, phân loại, cất giữ vật tư: 2.1. Đối với nguyên phụ liệu a) Kiểm tra: Tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu. Báo cáo tình hình nguyên phụ liệu cho phòng kế hoạch trước khi đưa vào sản xuất. Nguyên phụ liệu sau khi được kiểm tra, so sánh, đối chiếu sẽ được kế toán vật tư ghi sổ theo dõi cho từng loại ( kèm theo cả phụ liệu đồng bộ). Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Tất cả các nguyên phụ liệu trước khi nhập kho đều phải được kiểm tra về các thông số: - chiều dài ( của vải, khoá,…) - số lượng ( cúc, nhãn, khoá,…) - chất lượng nguyên phụ liệu ( chú ý các lỗi vải) - màu sắc (vải, chỉ, khoá…) - ngày giờ giao nhận vật tư Giấy tờ : - kế hoạch kiểm tra nguyên phụ liệu - bản báo cáo kiểm tra nguyên phụ liệu • Nguyên liệu: Tiến hành cắt mẫu hàng hoá và yêu cầu kỹ thuật công ty xác nhận chất lượng. Đối với vải đóng kiện kiểu tấm thì tiến hành bật một đầu kiện. Lấy phiếu ghi số lượng của cuộn vải đó đối chiếu với số tấm trong kiện, số mét vải trong từng tấm đã được ghi trong lý lịch cuộn vải. Nếu số đã khớp thì tiến hành dỡ kiện thứ 2, phải ghi rõ để riêng từng kiện. Nếu không thì để nguyên kiện hàng và báo cho phòng kế hoạch vật tư để giải quyết. Kiểm tra khổ vải: đối với vải dệt thoi thì kiểm tra trên máy kiểm tra vải. Còn vải dệt kim kiểm tra số mét trong một cây là dùng phương pháp cân hoặc đo trực tiếp trên bàn cắt. Bởi vải dệt kim có tính chất bai giãn. Báo cáo vào phiếu đo vải. Kiểm tra lỗi vải: trên máy kiểm tra vải. Đối với hàng dệt kim, cách kiểm tra lỗi như hàng dệt thoi: cùng cho vải chạy trên máy và dùng mắt để quan sát lỗi. Sau đó điền vào biểu mẫu kiểm tra vải. Tiến hành lập biểu mẫu tổng hợp kiểm tra vải. • Phụ liệu: Tiến hành kiểm tra 100% số lượng hàng nhập. Kiểm tra chất lượng : đối chiếu với hàng mẫu. Nếu vượt quá 20% hàng không đạt yêu cầu thì báo cáo với phòng kỹ thuật và kế hoạch để tiến hành đàm phán với khách hàng. Với những đơn hàng quá nhỏ, nếu phụ liệu chuyển về không đạt yêu cầu thì tiến hành lấy phụ liệu tương tự từ hàng tồn kho để kịp tiến độ sản xuất, đồng thời thông qua phòng kỹ thuật để đàm phán với khách hàng. Lập biểu mẫu Kiểm tra chất lượng phụ liệu Sản phẩm đạt yêu cầu mới được nhập kho. Sau đó thủ kho tiến hành viết phiếu nhập kho và yêu cầu người giao hàng ký vào phiếu nhập kho. Thường xuyên đối chiếu giữa nhập,xuất, tồn, chứng từ và thực tế. b) Phân loại và bảo quản: - Nguyên phụ liệu nhập về được đưa vào kho cất giữ, bảo quản và cấp phát khi có lệnh sản xuất. Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang - Nguyên phụ liệu thường được được để trên giá, kệ, được phân chia riêng biệt để đảm bảo khi cấp phát cho sản xuất không bị nhầm lẫn (có thẻ kho cho từng chủng loại). Thông thường, mỗi kệ hay giá là để nguyên phụ liệu của một khách hàng, trong đó, lại được sắp xếp theo từng lô, từng mã, từng chủng loại…để đảm bảo nguyên tắc dễ lấy, dễ tìm. - Nguyên phụ liệu được xếp cách ly với mặt đất, tường từ 0,5-0,7m tránh ẩm mốc, mối mọt; cách trần 1,5m. - Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát tới các công đoạn sau thì nguyên phụ liệu cấp phát trước để phía ngoài, cấp phát sau để phía trong. Ảnh kho nguyên liệu, phụ liệu Ảnh kho phụ liệu Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Ảnh thẻ nguyên liệu Ảnh phòng nguyên liệu 2.2. Đối với thành phẩm: Được bảo quản trong kho thành phẩm. Hàng được chuyển xuống kho thành phẩm ở dạng đã được đóng thùng carton và có phiếu đầy đủ (phiếu dán trên thùng). Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Sau đó hàng được kiểm tra lại sơ bộ khối lượng (kiểm tra xác suất). Việc làm này là để phục vụ cho việc vận chuyển xuất hàng bằng container. Có khu vực bộ phận làm giấy tờ xuất, nhập và vận chuyển thành phẩm. Ảnh kho thành phẩm 3. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu, thiết bị và phương tiện áp dụng: - Tiêu chuẩn chất lượng nguyên phụ liệu phòng kỹ thuật công ty xây dựng và bổ sung dựa trên những yêu cầu chất lượng của khách hàng. - Công tác xây dựng và áp dụng các thủ tục về xếp dỡ, lưu kho, bao gối và giao nhận nhằm phòng ngừa các sản phẩm lưu trong thời gian dài bị hư hỏng và suy giảm chất lượng, số lượng. - Các sản phẩm trong kho được lưu giữ trong điều kiện thích hợp tránh bị hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn trong quá trình bảo quản và giao nhận. - Chỉ những sản phẩm qua kiểm tra xác nhận đạt yêu cầu mới làm thủ tục nhập kho, với hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có kế hoạch đàm phán với nhà cung cấp. - Chất lượng phụ liệu được đối chiếu trực tiếp với mẫu do phòng kỹ thuật chuyển xuống. - Nguyên phụ liệu từ khi tạm nhập đến khi kiểm tra và đo đếm xong thì luôn được để ở các giá hàng, theo từng khu vực riêng và được phân loại theo khách hàng. Phương tiện, thiết bị: - Cân - Bàn kiểm tra lỗi vải - Máy nâng hạ Máy nâng hạ đẩy tay (được sử dụng để bốc dỡ trong kho) Máy nâng hạ cơ giới Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang - Sử dụng thang máy để vận chuyển nguyên phụ liệu giữa các tầng. Nhận xét: - Kho của công ty được bố trí gần cửa chính của công ty để công việc nhập hàng được dễ dàng, thuận lợi. Nhưng đường tới các xí nghiệp thì mất nhiều thời gian và nhân công vận chuyển. - Vì công đoạn cắt may và hoàn tất bố trí trên tầng II của mặt bằng công ty nên việc vận chuyển nguyên phụ liệu không thể chỉ dùng xe đẩy, mà đòi hỏi phải có công nhân bốc xếp. II. Tìm hiểu quá trình cắt Nhiệm vụ của phân xưởng cắt : - Nhận các tài liệu kỹ thuật do phòng kỹ thuật chuyển tới cùng với nguyên liệu từ kho nguyên liệu. - Tiến hành cắt cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may. 1. Qui trình: - Nhận nguyên liệu - Chuẩn bị bàn cắt - Trải vải - Sao sơ đồ - Cắt - Đánh số - Ép mex ( nếu có) - Phối kiện bó buộc - Xuất bán thành phẩm 1.1 Nhận nguyên liệu - Khi nhận được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch sản xuất và bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu, tổ trưởng liên hệ với kho nguyên liệu để tiến hành nhận nguyên liệu của mã hàng như : vải, mex, dựng, vải lót … - Kiểm tra lại khổ vải, đối chiếu phiếu báo khổ - Căn cứ vào bảng hướng dẫn sử dụng NPL để đối chiếu màu vải, chất liệu của nguyện liệu thuộc mẫu sơ đồ cắt 1.2 Chuẩn bị bàn cắt - Đây là khâu quyết định đến định mức vải, do đó việc ktra kỹ thuật diễn ra thường xuyên kết hợp với sơ đồ cắt. - Cần chuẩn bị dụng cụ, thiết, bàn cắt phù hợp với sơ đồ giác - Tiến hành kiểm tra mẫu sơ đồ bằng cách đo và đối chiếu kích thước của mẫu, đối chiếu lại với các dữ liệu ghi trên mẫu - Bàn cắt phải lau sạch sẽ. Trước khi trải vải thì phải trải 1 lượt giấy để tránh bẩn nguyên liệu và để vải trong quá trình cắt ko bị xô lệch. - Đặt sơ đồ cắt và đánh dấu chiều dài cần trải 1.3 Trải vải Tạo ra bàn vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đúng chiều dài, chiều rộng khớp với sơ đồ mẫu thì cần đáp ứng các yêu cầu sau: Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Phương pháp trải vải Theo sự chỉ đạo của tổ trưởng, công nhân trải vải, tháo dỡ vải ra khỏi cuộn tiến hành trải vải theo hướng dẫn; - Trải mặt phải lên - Khi trải vải nếu có hiện tượng co văng thì bấm văng hoặc dọc văng - Ở bảng màu từng cây vải, nếu bị loang màu thì dừng lại báo bộ phận kỹ thuật xử lý. Trong công tác trải vải, tuỳ từng chất liệu mà để độ thừa đầu bàn (thường là 2cm). Những chất liệu co bai để đầu bàn là 4cm. Số lớp vải trên bàn cắt được quy định theo độ dày bàn vải. 1.4 Sao sơ đồ: Sao chép lại các sơ đồ mẫu gốc do tổ kỹ thuật xây dựng để chuẩn bị cắt theo sơ đồ sao lại Quá trình thực hiện: Kiểm tra lại chi tiết trên sơ đồ gốc, sao bằng giấy than. Trong quá trình làm, dùng kẹp sắt kẹp chặt các lớp giấy xuống bàn từng đoạn một khoảng 60cm. Dùng bút, thước thẳng, dưỡng để sao lại một cách chính xác. Số lượng sơ đồ sao phụ thuộc vào số bàn vải cần cắt, mỗi bàn vải cần một sơ đồ sao. 1.5 Cắt: Sử dụng máy cắt di động cắt bỏ các biên vải mép không bằng trước để xem má nào hụt thì kéo cho bằng. Sau đó tiến hành cắt các chi tiết phụ trước rồi đến chi tiết chính, chi tiết phụ ở phía tay nào thì cắt các chi tiết ở phía tay đó trước. Dùng máy cắt phá cắt từng mảng chi tiết, các chi tiết cần cắt gọt được chuyển sang máy cắt gọt. Khi gọt các chi tiết nhỏ cần phải chủ ý : phân biệt để riêng từng cỡ tránh tình trạng nhầm lẫn chi tiết nhỏ giữa các cỡ gây nên thừa thiếu hoặc bẩn bán thành phẩm. Đối với các chi tiết có điểm bấm (điểm tay, miệng túi, nắp túi…), đối với những mã hàng mà thân áo có 2 chi tiết trên thân thì khi cắt cần bấm dấu sâu 0,5cm. Yêu cầu kỹ thuật: các chi tiết cắt xong phải chính xác theo sơ đồ, đường cắt nhẵn, không gồ ghề. Cắt xong phải kiểm tra các tập bán thành phẩm, nếu chi tiết nào có lỗi thì bỏ ra ngoài để cắt bù và phải ghi lại các chi tiết lỗi. Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi việc cắt bán thành phẩm và ghi vào biểu theo dõi cắt bán thành phẩm. Sau khi cắt xong bó gọn các thành phẩm rồi chuyển sang bàn đánh số. 1.6 Đánh số, đồng bộ: Việc đánh số được tiến hành sau khi kiểm tra các chi tiết của sản phẩm về số lượng, độ chính xác cắt ra theo qui trình và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đích tránh sai màu của chi tiết cùng số. Vị trí đánh số được qui định theo tiêu chuẩn của từng mã hàng. Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty CP May Thăng Long Bộ môn CN May-Thời trang Yêu cầu đánh số: rõ ràng, lần lượt chính xác , cao số là 0,4cm, đánh sát mép. Nếu một bàn vải có nhiều màu sắc khác nhau thì đánh số từ lá đầu bàn đến hết màu đó và lại bắt đầu từ số 1 với màu vải khác. Biên bản yêu cầu đánh số xem phụ lục (Tiêu chuẩn cắt, quy trình cắt) Đánh số : sử dụng phương pháp in số bằng thiết bị in Great wall Z5208 (Z5210) Việc kiểm tra bán thành phẩm sau cắt (ví dụ với các cho tiết yêu cầu đối xứng) được kiểm tra và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu trong biên bản hướng dẫn cắt. 1.7 Ép mex: Trước khi ép mex phải xác định tính chất của từng loại mex để điều chỉnh nhiệt độ cũng như lực nén và thời gian cho phù hợp. Trong khi ép phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm, nếu chất lượng sản phẩm ko đạt yêu cầu thì phải tiến hành ép lại. Sản phẩm ép xong phải đảm bảo độ dính kết bền chặt không bong rộp hay biến dạng sản phẩm. 1.8 Phối kiện bó buộc Sau khi đánh số các chi tiết, công nhân phối kiện đồng bộ các bán thành phẩm cắt để chuyển cho công đoạn may, đảm bảo đủ chi tiết không lẫn lộn từ mã này sang mã khác, không rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Yêu cầu: trước khi phối kiện kiểm tra số mặt bàn các chi tiết chính và phụ có khớp nhau không. Bó buộc phải đúng quy định , tránh rơi vãi mất mát , đối với những bàn vải có từ 2 cỡ trở lên , khi phối cần chú ý đầu phối kiện của từng cỡ vào với nhau tránh nhầm lẫn hay thừa thiếu. 1.9 Xuất bán thành phẩm Khi BTP đã được bó buộc cất giữ, tổ trưởng có trách nhiệm quản lý bảo quản để cấp phát cho công đoạn may khi có lệnh sản xuất. Mỗi tổ trưởng fải ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu xuất: Phiếu xuất bán thành phẩm tổ cắt: Mã hàng Số lượng Tổ sản xuất Ngày Màu/C ỡ Vận chuyển Công 2. Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt Công đoạn trải vải được thực hiện thủ công, phương tiện hỗ trợ gồm bệ tở vải và que gạt. Bệ tở vải (cấu tạo). Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 10 [...]... nhu cầu sản xuất trong từng thời điểm, đảm bảo cung cấp kịp thời bán thành phẩm phục vụ cho công đoạn may III Tìm hiểu quá trình may Quá trình may được thực hiện trọng phân xưởng may, trên dây chuyền may Nhiệm vụ phân xưởng may: may lắp ráp các chi tiết từ khi nhận bán thành phẩm cắt tới khi hoàn thành một sản phẩm 1 Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may 1.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất ( xí nghiệp. .. kinh doanh của doanh nghiệp IV Những mặt tồn tại và giải pháp đề xuất Công tác kế hoạch và điều hành sản xuất: Củng cố công tác kế hoạch và điều hành sản xuất nhằm đáp ứng mọi yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời và thúc đẩy sản xuất và đảm bảo các cam kết với khách hàng Tiếp tục cải tiến sản xuất, lắng nghe ý kiến khách hàng, đổi mới bộ máy quản lý, tìm kiếm lao động Công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật... thực tập tốt nghiệp Bộ môn CN May- Thời trang Công ty CP May Thăng Long III Nội dung tài liệu tổ chức - điều hành sản xuất cho một mẫu hàng nói chung IV Lệnh sản xuất theo quý, theo ngày do phòng kế hoạch thị trường lập Bảng theo dõi tiến độ sản xuất tại phòng giám đốc xí nghiệp Tìm hiểu công tác sáng tác thiết kế mẫu công ty Đối với những đơn hàng phải thiết kế mẫu - Thiết kế một cỡ chuẩn để may mẫu theo... hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới, công ty từng bước sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lao động theo quy định 176- 217 của Hội đồng bộ trưởng Trước đây, việc bố trí sản xuất vẫn tách rời từng công đoạn (cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm) theo tổng đơn vị sản xuất khác nhau, khiến cho năng suất thấp, lãng phí lao động Nay Công ty đã tổ chức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín, các công đoạn sản xuất được thực... thực tập tốt nghiệp Bộ môn CN May- Thời trang Công ty CP May Thăng Long Phần II: TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT Ở XÍ NGHIỆP I Nội dung tài liệu thiết kế kỹ thuật cho một mẫu hàng nói chung và cho một mẫu cụ thể nói riêng Do đặc thù công ty may gia công là là may gia công lên phần lớn tài liệu thiết kế kỹ thuật không thực hiện trực tiếp tại công ty Bộ phận kỹ thuật tại công ty và xí nghiệp chỉ... Duyên Lớp: K11_CNDMTT 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ môn CN May- Thời trang Công ty CP May Thăng Long III Đánh giá chung của cá nhân về quá trình sản xuất – kinh doanh của từng xí nghiệp Vị thế của Công ty trong ngành : Công ty Cổ phần May Thăng Long là một trong những Công ty có thời gian hoạt động trong ngành lâu đời nhất trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam Công ty có thương hiệu riêng và chỗ đứng trên... trong sản xuất để nâng Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ môn CN May- Thời trang Công ty CP May Thăng Long cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập của người lao động Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ ngoài Chuyên đề QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG KHÂU CHUẨN BỊ SẢN XUẤT: Trong quá trình tìm hiểu nghiệp vụ kỹ thuật ở bộ phận kỹ thuật của công. .. tiêu thụ sản phẩm trong nước Sinh viên : Nguyễn Thị Hải Duyên Lớp: K11_CNDMTT 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ môn CN May- Thời trang Công ty CP May Thăng Long Trong xu thế hội nhập quốc tế sản phẩm ngành dệt may nói chung và sản phẩm của công ty nói riêng đang bị cạnh tranh quyết liệt, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm tung ra thị trường với giá cả thấp hơn giá của Công. .. vào chuyền mã hàng mới Trong thực tế sản xuất của xí nghiệp, để dây chuyền may được trôi chảy liên tục thì tổ trưởng phải linh hoạt rải chuyền gối đầu hai mã hàng Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật đến từng công nhân Hướng dẫn công việc cho từng công đoạn Kiểm tra giám sát việc thực hiện của công nhân và yêu cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Thường... ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam thành Công ty Cổ phần may Thăng Long Giấy CNĐKKD: Số : 0103003573 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 01 năm 2004 Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết