1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân biệt quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước và sau thời kỳ đổi mới

4 4,4K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Đề tài: Phân biệt quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước và sau thời kỳ đổi mới

Môn: Kinh tế chính trị (Quá độ lên XHCN) Phân biệt quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trước sau thời kỳ đổi mới. Ngày nay, sự phát triển nhảy vọt của KHCN, đặc biệtcông nghệ thông tin công nghệ sinh học; bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hoá kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng đã đặt các nước đang phát triển như nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nếu không tận dụng tốt những cơ hội để vươn lên. CNH, HĐH là một nhiệm vụ chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh bền vững về mọi mặt, xây dựng thành công CNXH. Trước thời kỳ đổi mới, vào những năm 60, Đảng ta đã xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Con đường CNH, HĐH của nước ta cần có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”. Nghiên cứu quá trình CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay, đồng thời so sánh với trước thời kỳ đổi mới sẽ giúp chúng ta hiểu nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước, từ đó góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới. Thứ nhất: Những điểm giống nhau về quan điểm, chủ trương thực hiện CNH, HĐH đất nước trước đổi mới hiện nay được thể hiện là: - Đảng ta luôn khẳng định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ; - Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân. Chúng ta đã biết, xã hội loài người đã đang trãi qua 5 hình thái kinh tế xã hội, tương ứng với nó là 5 phương thức sản xuất khác nhau. Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. Đối với CNXH, giai đoạn thấp của CNCS muốn tồn tại phát triển cũng cần thiết phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu. Nước ta quá độ lên CNXH với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ LLSX mức thấp kém, lại trãi qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá, do đó cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn chưa thích ứng với CNXH. Để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, củng cố hoàn thiện QHSX XHCN, đồng thời để củng cố khối liên minh công- nông- trí cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH đất nước. Thành công của sự nghiệp CNH, HĐH chính là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện. Thứ hai: Những điểm khác nhau trong quá trình CNH trước sau thời kỳ đổi mới thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau: - Về quan điểm: + Trước đổi mới, chúng ta hiểu CNH một cách chưa đầy đủ, cho rằng CNH đơn giản là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động máy móc; Trong giai đoạn đổi mới đất nước, vào năm 1994, Đảng ta chính thức xác định CNH, HĐH nước ta là: quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao. + Trước đổi mới, CNH nước ta đã đặt vấn đề theo hướng hiện đại hoá; Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của KHCN dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa do đó yêu cầu phải gắn chặt HĐH với CNH đã được đặt ra ngày càng trở nên bức bách hơn. + CNH, HĐH trước đổi mới được thực hiện theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; Hiện nay, thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xem thị trường là yếu tố quan trọng góp phần trong việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, xác định mục tiêu, bước đi, biện pháp tiến hành CNH, HĐH. Do CNH, HĐH trước đổi mới được thực hiện theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, vì vậy nó được xem là công việc của nhà nước, nhà nước chỉ đạo các DNQD kinh tế tập thể thực hiện là chủ yếu; Trong giai đoạn hiện nay, CNH, HĐH được xác định là sự nghiệp của toàn dân, tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn của Đảng ta vì sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan, dẫn đến quá trình CNH, HĐH cũng phải do các thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện. Tính tất yếu đó là do: trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trình độ LLSX, cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH còn thấp kém, không thể ngay lập tức làm cho LLSX phát triển đến mức cần thiết để xác lập nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu mà đòi hỏi phải xác lập QHSX XHCN từ thấp đến cao cho phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của LLSX; mà do LLSX phát triển chưa đồng đều trong các ngành nghề, lĩnh vực nên tương ứng với mỗi trình độ phát triển đó là các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX các kiểu QHSX khác nhau, từ đó tất yếu sẽ có nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế còn do chế độ xã hội cũ để lại, trong điều kiện chế độ xã hội mới, chúng vẫn mặc nhiên tồn tại. + CNH, HĐH trong thời kỳ trước đổi mới chưa chú trọng đến hiệu quả kinh tế, nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các đơn vị kinh tế nhà nước kinh tế tập thể, đồng thời bao tiêu sản phẩm làm ra, do đó không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, sản phẩm đạt chất lượng chưa cao; bên cạnh đó, nhà nước chỉ chú trọng đầu tư xây dựng các xí nghiệp quy mô lớn mà chưa chú ý đến tính hiệu quả trong sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện CNH, HĐH phải: “Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết có hiệu quả”- (Văn kiện ĐH VIII của Đảng, tr 85). + CNH, HĐH trước đổi mới thực hiện trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, khép kín, hoặc chỉ quan hệ với các nước trong hệ thống XHCN, đây là mô hình phù hợp trong thời kỳ chống Mỹ-cứu nước; hHện nay, CNH, HĐH được thực hiện trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, do đó cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác theo xu thế quốc tế hoá, hội nhập kinh tế thế giới, cụ thể là: “CNH, HĐH phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước” – (Văn kiên ĐH IX của Đảng, tr 25). + Trước đổi mới, khi đất nước còn chiến tranh, nhiệm vụ phát triển kinh tế nhằm để phục vụ cho nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, do đó CNH, HĐH trong giai đoạn này cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Hiện nay, chúng ta xác định: kết hợp chặt chẽ toàn diện phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường nền quốc phòng- an ninh của đất nước, vì vậy thực hiện CNH, HĐH phải đảm bảo đi đôi với giữ vững quốc phòng- an ninh đất nước. - Về mục tiêu của CNH, HĐH: Mục tiêu dài hạn của quá trình CNH, HĐH trước đổi mới hiện nay là giống nhau, tuy nhiên đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta cụ thể thêm mục tiêu trung hạn, đó là: đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. - Về nội dung CNH, HĐH: + Trong những năm từ 1960-1981, chúng ta chủ trương CNH phải đi từ công nghiệp nặng vấn đề ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được nâng thành bản chất cốt lõi của CNH, HĐH đất nước do đó đã tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn lúc này là cơ khí, luyện kim năng lượng (chủ yếu là thuỷ điện) mà chưa chú ý đến đầu tư cho công nghiệp nhẹ đặc biệt là nông nghiệp, trong khi tiền đề vật chất cần thiết chưa được tạo ra, cũng như hoàn cảnh chiến tranh hậu quả của cuộc chiến tranh chưa cho phép. Đến năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng đã xác định phải ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; tuy nhiên do không đề ra được các chính sách, giải pháp cụ thể, đồng bộ để phát triển nông nghiệp, vì vậy CNH, HĐH vẫn chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nặng, chưa chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp. + Trong giai đoạn hiện nay, nội dung cơ bản của CNH, HĐH được xác định là: đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản; phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành chế biến lương thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử công nghệ thông tin; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng như dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng… với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, đồng thời phát huy được hiệu quả; mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Từ những nội dung đó, chúng ta dễ dàng thấy được CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay đã có sự khác biệt nhiều so với trước thời kỳ đổi mới. Từ tập trung ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng nay đã chú ý đến phát triển công nghiệp nhẹ, xem CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước; điều này là hoàn toàn phù hợp bởi vì nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế ổn định chính trị đất nước. Từ chỗ chỉ tập trung phát triển công nghiệp nặng với một số ít ngành công nghiệp mũi nhọn nay đã chú ý đến cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế phát triển hợp lý các vùng, lãnh thổ; chú ý phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin tự động hoá. Từ mô hình kinh tế nhập khẩu nay đã chuyển sang mô hình hướng mạnh xuất khẩu là chính… Ngoài những khác biệt trên, trong quá trình CNH, HĐH hiện nay nước ta đòi hỏi phải không ngừng xây dựng phát triển những tiền đề sau: - Phải huy động sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn trong ngoài nước, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. - Phải tạo được nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong thời kỳ mới. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải chú trọng đến công tác giáo dục- đào tạo, bố trí sử dụng đúng người, đúng việc. - Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ thích ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ CNH, HĐH. - Có đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn, đạt hiệu quả kinh tế cao, kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, xây dựng thành công CNXH, bảo vệ vững chắc TQ. Thực tế CNH,HĐH nổi lên một số tình hình: Đi tắt đón đầu hay là bãi thải công nghiệp (máy móc lạc hậu nhập về ạt, cả công nghệ sinh học); phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, phát triển văn hóa… song tình trạng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (kinh tế, VH-XH). Nguyên nhân do nhận thức; nhiều chủ trương chưa được thực hiện tốt; ỵéu kém về năng lực trong nhập máy móc thiết bị (cả tiêu cực); cơ chế chính sách chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là đất đai, khoa học công nghệ, tín dụng, thị trường; việc tổng kết thực tiễn chậm; công tác nghiên cứu, ứng dụng, triển khai KHCN chưa được quan tâm… Tóm lại, CNH, HĐH đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ là lâu dài, với nhiều chạng đường đầy khó khăn, phức tạp, do đó trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được chắc chắn cũng sẽ có lúc gặp trở ngại hoặc sai lầm, dẫn đến hiệu quả không cao; điều quan trọng là phải biết khắc phục những yếu kém, khuyết điểm đó, tranh thủ tốt thời cơ để vươn lên. Từ những thành tựu đạt được qua 20 năm đổi mới, từ những kết quả đạt được trong những năm tiến hành CNH, HĐH theo tinh thần nghị quyết Đại hội VIII của Đảng; chúng ta có quyền tự hào tin tưởng vào đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng, tin tưởng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhất định sẽ thắng lợi, CNXH nhất định sẽ thành công.

Ngày đăng: 27/04/2013, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w