Hiện nay, thế giới xung quanh ta luôn luôn biến chuyển trên tất cả mọi mặt của cuộc sống
Love BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Bài tiểu luận Đề tài: Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới Quy Nhơn, ngày 29 tháng 11 năm 2010 2 MỤC LỤC Lời mở đầu Hiện nay, thế giới xung quanh ta luôn luôn biến chuyển trên tất cả mọi mặt của cuộc sống. Cho nên, để 3 Ph ầ n m ộ t: Lý luận chung 1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1. Công nghiệp hóa: Công nghiệp hóa có thể được hiểu một cách ngắn gọn là quá trình chuyển đổi từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, cải biến từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Hay khái niệm này còn có thể được hiểu theo nghĩa: Công nghiệp hóa là hoạt động mở rộng tiến bộ của khoa học kĩ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó. Trước kia (khi máy dệt chưa ra đời), người dân phải dùng khung cửi để dệt vải, chất lượng và số lượng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan con người (sức khỏe, tâm lý, công cụ,…). Ngày nay, vải được dệt ra trên dây chuyền có sự phân công và chuyên môn hóa cho từng công đoạn sản xuất, với quy trình hiện đại và kỷ luật người lao động được nâng cao. 1.1.2. Hiện đại hóa: Hiện đại hóa là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng sản phẩm tính trên đầu người mà còn là ở đời sống chính trị tinh thần của xã hội tạo ra những điều kiện thực để đưa xã hội đến trình độ văn minh, hiện đại góp phần thực hiện triệt để những giá trị những giá trị chung của nhân loại vào cuộc sống. Ví dụ như việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,… 1.1.3. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: 4 CNH – HĐH là việc phát triển sản xuất và quản lý kinh tế xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Về bản chất CNH – HĐH có tính khách quan: Là quy luật phổ biến của sự phát triển; Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; Hiện đại hóa các ngành kinh tế khác; khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, tức là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Phát triển LLSX, nâng cao năng suất lao động; tức là, CNH – HĐH làm thay đổi công cụ lao động, tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại hơn nhằm tăng năng suất lao động. Chuyển đổi văn minh xã hội; tức là, chuyển đổi nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, nói cách khác CNH – HĐH làm cho văn minh xã hội phát triển với chiều hướng ngày càng tiến bộ. Gắn với tính tất yếu và khách quan của quá trình CNH – HĐH lần đầu tiên tại hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII (tháng 7-1994), Đảng ta đã có nhận thức mới vê khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiên đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. 1.2. Tính tất yếu phải thực hiện CNH – HĐH ở nước ta: CNH – HĐH là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới để tiến lên sản xuất hiện đại. Đây là quá trình tạo nên phát triển nhảy vọt của LLSX cả về chất lượng và số lượng. Theo quan điểm CNML, cơ sở vật chất khoa học – kỹ thuật của CNXH phải là LLSX cao hơn CNTB, chỉ có dựa trên nền tảng của CNH thì mới tạo lập được thật sự đầy đủ những QHSX mới thì XHCN mới có điều kiện cơ bản để xấy dựng cơ sở cho xã hội mới. 5 Do đó, C.Mác khẳng định: ” Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là chúng sản xuất bằng cách nào, với TLSX nào, các tư liệu lao động không những là cái thước đó mà còn là chỉ tiêu của mối quan hệ xã hội”. Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, trong lao động thủ công, người lao động phải mất một khoảng thời gian dài, sử dụng công cụ sản xuất thô sơ hơn so với thời kỳ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. *Sau khi cách mạng tháng Tám(1945) thắng lợi chưa được bao lâu, thì đất nước lại phải trải qua cuộc kháng chiến 9 năm, nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề; chỉ có nông nghiệp tăng trưởng rất chậm (tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1955 so với năm 1939 tăng 23,9%, bình quân 1 năm tăng 1,3%, sản lựơng lúa chỉ tăng 318 nghìn tấn, đậu tương giảm 3,9 nghìn tấn, chè búp khô giảm 4,4 nghìn tấn, cao su tăng 4 nghìn tấn, lạc tăng 12,1 nghìn tấn, số lượng trâu tăng 210 nghìn con, bò tăng 114 nghìn con, lợn tăng 790 nghìn con .). Còn công nghiệp bị sút giảm mạnh (năm 1955 so với năm 1939, giá trị tổng sản lượng công nghiệp giảm 60,1%, sản lượng xi măng giảm 14,4%, than giảm 74,4%, muối giảm 33,5%, rượu giảm 65,3% .). Đứng trước tình hình nền kinh tế đất nước đang bị sa sút nghiêm trọng, yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng và Nhà nước là cần phải tiến hành CNH – HĐH để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Theo quan điểm của ĐCS Việt Nam, nước ta là một nước nông nghiệp vốn lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu nên dứt khoát phải tiến hành CNH, HĐH để tạo ra một trình độ phát triển mới về kinh tế - xã hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước có điều kiện củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Tức là Đảng ta đã khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. 6 Ph ầ n n ộ i dung: Việt Nam với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 2.1. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị, xã hội, cũng như đường lối phát triển kinh tế khác nhau; Đồng thời, tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Do đó, nền kinh tế nước ta giai đoạn sau chiến tranh được nhận định là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề. Vì thế, từ năm 1960, Đảng ta đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế đất nước theo đường lối CNH. Căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước mà quá trình công nghiệp hóa của nước ta thời kỳ này được chia ra làm hai giai đoạn: 2.1.1. Giai đoạn 1960 – 1975: Đặc điểm nước ta trong giai đoạn này là: 1_từ một nền công nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH mà không trải qua giai đoạn phát triển TBCN; 2_trong điều kiện đất nước bị chia cắt, mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, miền Bắc với vai trò của hậu phương lớn và sẵn sàng ứng phó với tình huống chiến tranh lan rộng ra miền Bắc, do đó, yêu cầu miền Bắc phải tiến hành phát triển công nghiệp nặng để đảm bảo cho mục tiêu hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn; 3_đồng thời, trong điều kiện các nước CNXH thực hiện CNH theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nên đã viện trợ cho nước ta trong lĩnh vực này. Năm 1960, công nghiệp chiếm tỉ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội, tương ứng nông nghiệp chiếm tỉ trọng 42,3% và 83%; Sản lượng lương/người dưới 300kg; GDP/người dưới 100USD. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, quan hệ xã hội đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu (đến năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo , gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp). 7 Mặc dù, với các nước phát triển thì CNH bình thường được tiến hành CNH từ nông nghiệp đến công nghiệp nhẹ và kết thúc quá trình CNH là công nghiệp nặng; tuy nhiên, Việt Nam bắt đầu quá trình CNH với việc phát triển công nghiệp nặng là hoàn toàn hợp lý trong thời kỳ này. Do đó, để trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích cơ giới hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động mà mục đích cuối cùng là đánh Mỹ cứu nước. Ngay từ đầu quá trình CNH, Đảng ta đã xác định CNH XHCN là nhiệm vụ hàng đầu trong suốt thời kỳ quá độ lên XHCN ở nước ta. Đại hội Đảng khóa III (9/1960) đã xác định mục tiêu căn bản của CNH XHCN là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài và phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. Công cuộc cải tạo XHCN đối với thủ công nghiệp và công thuơng nghiệp TBCN đã căn bản hoàn thành, công nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển, vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được phát huy. Tuy nhiên, nền kinh tế về cơ bản vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật trong nông nghiệp còn quá nhỏ yếu, công nghiệp nặng còn rất nhỏ bé, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nhân lành nghề còn quá ít ỏi… Với nhận định tình hình CNH thời kỳ đầu như trên, tại Hội nghị trung ương 7 khóa III (4/1962) đã đề ra phương hướng chung về xây dựng và phát triển công nghiệp nước ta là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp, Trong nền kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu quan hệ mật thiết với nhau: công nghiệp mà trước hết là công nghiệp nặng giữ vai trò chủ đạo và nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, 8 Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương; kết hợp xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ; kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ. Với những tiền đề vật chất cần thiết cho CNH còn hết sức hạn chế, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung và trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Mặc dù vậy, quá trình CNH vẫn đạt được những kết quả quan trọng: Ở miền Bắc, cho đến năm 1975, số xí nghiệp đã tăng lên 16,5 lần so với năm 1955. Với nhiều khu công nghiệp lớn đã được hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. Cơ khí Nhà máy thuỷ điện Thác Bà Năm 1975, sản xuất công nghiệp đã tăng 77% và lao động tăng 40% so với năm 1965. Và cũng trong năm 1975, toàn ngành công nghiệp đã làm ra 55% tổng sản lượng công – nông nghiệp, 41,5% tổng sản phẩm xã hội, 28% thu nhập quốc dân và 91,5% giá trị hàng xuất khẩu. 9 Theo biểu đồ trên, ta thấy thu nhập của người nông dân cũng có sự thay đổi, thu nhập bình quân người/tháng từ ruộng đã dần được tăng lên, cụ thể giai đoạn 1961-1965 chiếm 51,3% đã tăng lên 52,4% ở giai đoạn 1971-1975. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường. So với năm 1969, đến năm 1975, có 96% các hợp tác xã vùng đồng bằng đã được trang bị cơ khí, máy động lực tăng 7,3 lần, máy công tác tăng 16,6 lần; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, giống mới được phổ biến rộng rãi. Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hình thành và phát triển, đào tạo lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật và lao động có trình độ tay nghề cao. 2.1.2. Giai đoạn 1976 – 1986: Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì tiềm năng kinh tế của hai miền bổ sung cho nhau và có thuận lợi cơ bản là có hoà bình. Song do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp hậu quả chiến tranh nặng nề, cùng với những hạn chế trong việc tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và những vấp ngã, sai lầm trong chính sách kinh tế, đặc biệt “ giá – tiền – lương” (bao cấp về giá – bao cấp theo chế độ cấp phát vốn – tiền lương tượng trưng), nên cuộc khủng hoảng tiềm ẩn những năm 80 và bùng phát từ những năm 1985. Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội IV của Đảng (12/1976) đề ra đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 10 [...]... tiến hành công nghiệp hóa trong nền kinh tế mở, hướng ngoại Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp 2.3 Công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới: 2.3.1 Mục tiêu của CNH-HĐH ở nước ta trong thời kì đổi mới: 17 Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất... đây khái quát lại những quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới: Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức Từ thế kỉ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa Khi đó CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc 23 Nhưng trong thời đại ngày nay, Đại Hội XI... hành CNH trong một nền kinh tế mở và hướng ngoại Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp Hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo xây dựng nền... ngoại Đến đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về CNH: 16 Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn so với các nước đi trước – Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta để sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện tận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và thành... Mục tiêu tổng quát đề ra là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá Nâng... các mục tiêu Đảng ta đề ra theo chiều hướng phát triển với mục tiêu cao hơn thời kì trước 2.3.2 Quan điểm: Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta đề ra những quan điểm chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, IX, X của... phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa Hướng CNH – HĐH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu CNH – HĐH đất nước phải bảo đảm xây dựng... trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: Nhìn chung trong thời kỳ này, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hoá theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu: Công nghiệp hoá theo mô hình nên kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng 13 Công nghiệp hoá chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa;... thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại trong hội nhập kinh tế quốc tế để rút ngắn thời gian Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế và công nghệ phải có những bước trình tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước... triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp Muốn đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa hoc công nghệ là yêu cầu tất yếu và cấp thiết Phải đẩy nhanh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh và công . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Bài tiểu luận Đề tài: Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới Quy. triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hướng CNH – HĐH ở nước ta là phải