Kết quả nguyên nhân hạn chế: 1.Kết quả:

Một phần của tài liệu Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới (Trang 34 - 39)

2.3.5.1. Kết quả:

Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một là_ Cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu

quả; tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quân thời kì 2001- 2005 đạt 16,7%/năm, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều kết quả. Hàng năm đưa thêm vào sử dụng hàng triệu m2 nhà ở (bình quân thời kỳ 2001- 2005, tăng mỗi năm

20 triệu m2). Công nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc

độ trung bình của cả nước. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng: sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính – viễn thông ... theo hướng hiện

Hai là_ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dưng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,9% năm

2005).

Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường.

Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 đến 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng 12,1% lên 17,9%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch quan trọng trong giai đoạn 2000 – 2005: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản giảm; tỷ trọng ngành

công nghiệp - xây dựng tăng; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng.

Tỷ trọng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005:

o Nông nghiệp đã có sự biến đổi thần kỳ, không chỉ tăng so với các thời kỳ trước, mà quan trọng là nhiều loại đã đủ dùng trong nước và xuất khẩu với khối lượng lớn (năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2.738,2 triệu USD; trên 5,25 triệu tấn gạo; 54,5 nghìn tấn lạc nhân; 892,4 nghìn tấn cà phê nhân; 587,1 nghìn tấn cao su; 108,8 nghìn tấn hạt điều nhân; 235,5 triệu USD hàng rau quả; 109 nghìn tấn hạt tiêu; 87,9 nghìn tấn chè...) và đứng thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều.

o Tính đến đầu năm 2005, cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, với tổng số gần 3,2 triệu lao động, tổng số vốn có gần 677,2 nghìn tỷ đồng, tài sản cố định 400 nghìn tỷ đồng. Sản phẩm công nghiệp không những nhiều gấp bội về số loại mà còn gấp nhiều lần về sản lượng.

o Điều quan trọng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao gấp rưỡi tốc độ chung, hiện có tỷ trọng (tính theo giá thực tế) cao nhất lên đến 43,6%, khu vực ngoài quốc doanh mấy năm nay tăng cao nhất trong 3 khu vực và tỷ trọng đạt 29%, đều cao hơn tỷ trọng 27,4% của khu vực doanh nghiệp nước ngoài.

o Từ năm 1988 đến tháng 7/2006 đã có 7.646 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung 69 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 35 tỷ USD, đứng thứ 5 khu vực, thứ 11 châu á và thứ 34 thế giới.

o Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư, 37,7% giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh, 58,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm trực tiếp cho 1 triệu lao động. Từ năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA cam kết đạt trên 32 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng trên 15 tỷ USD... Tốc độ tăng giá tiêu dùng đã giảm hẳn từ 774,7% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995; và 8,4% năm 2005. Tỷ lệ tích luỹ đạt 35,5% GDP, trong đó tiết kiệm từ nội bộ kinh tế đạt gần 30,9% GDP.

Ba là_ Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 – 2005 đạt trên 7,51% /năm, các năm 2006 – 2007 đạt 8% / năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/ người. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cụ thể là:

Bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 7,51%; Bình quân 1986 - 2005 đạt 6,76%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1977 - 1985; riêng thời kỳ 1991-2005 đạt 7,55%,

còn cao hơn nữa.

o GDP năm 2005 gấp khoảng 14 lần năm 1955, gấp trên 3,7 lần 1985 và gấp gần 3 lần 1990. Tăng trưởng kinh tế đã đạt 25 năm liên tục, vượt kỷ lục 22 năm của Hàn Quốc tính đến năm 1997, chỉ còn thua kỷ lục 27 năm hiện do Trung Quốc nắm giữ.

o GDP bình quân đầu người tính bằng USD nếu năm 1995 mới đạt khoảng 282,1 USD đứng thứ 10 trong khu vực, thứ 44 ở châu Á, thứ 177/200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì đến năm 2005 đã đạt 638 USD (năm 2004 đạt 553 USD/ người, đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 33/40 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 110/ 132 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới).

o Trong 20 năm qua, công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005,

thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%.

o Chỉ số phát triển con người được nâng lên, từ mức trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112/ 117 nước được điều tra.

o Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005.

2.3.5.2. Ý nghĩa

Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w