LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆP SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 30)

I. Giới thiệu chung về nhà máy

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Dệt may Việt Nam.

Với hơn 40 năm xây dựng, được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chủ quản cùng sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên luôn luôn vươn tới những chỉ tiêu cao về kinh tế đời sống cũng như an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hiện nay Công ty đang phát triển mạnh và đi vào ổn định.

Công ty May Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 do Bộ ngoại thương ra quyết định với cái tên Công ty may mặc xuất khẩu tạp phẩm. Ngay sau khi thành lập, công ty đã nhận 20 công nhân có tay nghề cao được chọn lọc từ các cơ sở may, trong đó có 8 cán bộ quân đội chuyên ngành. Tổng số cán bộ, công nhân là 28 người.

Tháng 9/1958, công ty tuyển thêm các công nhân có tay nghề cao trong các công đoạn sản xuất, vì thế tổng số cán bộ công nhân viên tăng lên con số là 550 người.

Ngay từ những tháng đầu, Công ty đã tổ chức các phong trào thi đua, nhờ vậy đến ngày 15/12/1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm với tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm, so với chỉ tiêu đề ra đạt 112,8%.

Đến năm 1959, kế hoạch công ty tăng gấp 3 lần so với năm 1958. Tổng sản lượng là 1.038.000 sản phẩm, trong đó có 4 mặt hàng mới là pajama, áo mưa và măng tô nam-nữ. Được trang bị thêm 400 máy để công ty chuyển hướng từ gia công sang tự tổ chức sản xuất, đảm nhiệm lấy 50% kế hoạch

sản xuất và có đủ điều kiện để nghiên cứu dây chuyền công nghệ hợp lý hoá nâng cao năng suất.

Năm 1960, kế hoạch được giao tăng 45% so với năm 1959. Tổng sản lượng là 1.529.419 sản phẩm đạt 116,16%.

Năm 1961, số khách hàng nước ngoài đã tăng hơn năm 1960 (Đức và Liên Xô): Mông Cổ và Tiệp Khắc. Công ty chuyển địa điểm về 250 Minh Khai.

Năm 1965, công ty được trang bị mới 178 máy may công nghiệp tốc độ 3000 vòng/phút của CHDC Đức, kết quả là chất lượng ngày một cao, đáp ứng yêu cầu của mặt hàng xuất khẩu.

Năm 1969 đến năm 1971, công ty gia công mặt hàng cho Pháp, hoàn thành vượt kế hoạch đuợc giao.

Năm 1972, Bộ Công nghiệp nhẹ và công ty May Việt Nam tăng cườn đầu tư thêm thiết bị cho 3 phân xưởng may và phân xưởng cắt. Công đoạn may được trang bị 391 máy may tốc độ 5000vòng/phút, công đoạn cắt với tổng số 16 máy. Vì thế tình hình sản xuất trong những năm từ 1973 đến 1975 có những tiến bộ rõ rệt.

Năm 1973: giá trị tổng sản lượng đạt được là 5.696.000 đồng với tỷ lệ vượt là 100,77%

Năm 1974: là 6.596.036 đồng và 102,28% Năm 1975: là 7.725.958 đồng và 102,27%

Năm 1976- 1980, trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy may 2 kim 5 chỉ, thay 60 máy cũ, 1 máy ép mex có công suấtlớn, nghiên cứu chế tạo 500 chi tiết gá lắp làm cữ, nghiên cu 17 mặt hàng mới, đưa vào sản xuất 10 loại. Bên cạnh đó; khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến ý tưởng và sáng tạo công nghệ, cơ điện, nghiệp vụ.

Năm 1979: được Bộ quyết định đổi tên thành “Xí nghiệp May Thăng Long”.

Năm 1981, bắt đầu gia công áo sơ mi, với 40.000 sản phẩm.

Đến năm 1985 tăng 1.300.000 sản phẩm. Tiếp đến là các hợp đồng của Pháp và Thuỵ Điển.

Năm 1983, xí nghiệp May Thăng Long được trao tặng “huân chưoơg lao động hạng nhì”.

Năm 1986, liên kết với UNIMEX, Dệt 8/3 và các đơn vị khác, nhanh chóng chuyển sang gia công mặt hàng nội địa. Được trao tặng “huân chương lao động hạng nhất”.

Từ năm 1990- 1992,cơ chế bao cấp được xoá bỏ, các doanh nghiệp tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới, công ty từng bước sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lao động theo quy định 176- 217 của Hội đồng bộ trưởng. Trước đây, việc bố trí sản xuất vẫn tách rời từng công đoạn (cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm) theo tổng đơn vị sản xuất khác nhau, khiến cho năng suất thấp, lãng phí lao động. Nay Công ty đã tổ chức lại sản xuất theo dây chuyền khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong một đơn vị

từ A đến Z. Qua việc tổ chức lại sản xuất, năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao, năng suất lao động tăng 20%, tiết kiệm được 300 lao động so với mô hình cũ. Cũng trong năm này, Công ty dầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của Đức bằng thiết bị mới của CHLB Đức (FAAP), Nhật Bản (JUKI), hệ thống mài giặt quần áo bò, cải tạo nhà xưởng, văn phòng.

Năm 1990, công ty chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trường và đã tiếp cận được nhiều thị trường mới ở Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, đó là những thị trường khó tính.

Năm 1993: kí được hợp đồng với 2 công ty của Đức, mua hàng nghìn tấn sợi, hàng triệu mét vải thu lãi 2,5 tỷ đồng. Thành lập trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội. Công đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây xựng một chi nhánh ở Hải Phòng.

Năm 1995, có quan hệ hợp tác với nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi như : công ty KOWA, Marubeny (Nhật Bản), Ravstab (Pháp), Vabaytech (Đài Loan), đám phán ký hợp đồng trả nợ Nga, Libi tổng giá trị hơn 600.000 USD. Thực hiện mức kinh doanh “mua đứt bán đoạn” năm 1995 đạt 21.200 tỷ đồng chiếm 28% doanh thu của công ty.

Cũng năm này, công ty xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EC, so với năm 1994 thì năm 1995 sản lượng tăng 12%, doanh thu tăng 18%, nộp ngân sách tăng 25,2%, thu nhập bình quân tăng 14,4%.

Năm 1996, công ty đầu tư 6 tỷ đồng để thành lập công ty May Nam Hải. Năm 1998, công ty đầu tư thiết lập dây chuyền bán tự động sản xuất áo sơ mi ở Xí nghiệp 1.

Bước vào năm 1998, cùng với phong trào thi đua lao động sản xuất, công ty mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại (máy bổ túi tự động, máy thêu điện tử, hệ thống giặt mài, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính), cải tạo mặt bằng, tu sửa các xí nghiệp khang trang, thoáng sạch đẹp. Công ty sản xuất được nhiều mặt hàng và ký được nhiều đơn đặt hàng của nhiều nước.

Năm 1999, do thị trường Thế giới và trong nước luôn biến động, sức mua giảm, cạnh tranh gay gắt về giá cả, do vậy số lượng các hợp đồng cua công y có phần giảm so với trước.

Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được BVQI (Vương Quốc Anh) công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001: 9002.

Năm 2001, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Hà Nam với tổng số vốn đầu tư trên 30 tỷ. Từ tháng 1/2003, nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu 45.000 sản phẩm vào các thị trường EU, Mỹ, Irac.

Năm 2001, lần đầu tiên công ty xuất sang thị trường Mỹ gần 20.000 sản phẩm Vest nữ được khách hàng ưa chuộng. Đối với thị trường nội địa, do có nhiều mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dung, sản phẩm của Công ty được giải thưởng Cúp Sen Vàng tại hội chợ xuất khẩu và tiêu dùng mùa thu năm 2001 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu.

Năm 2002 là năm công ty có nhiều thuận lợi và biến chuyển tốt, ổn định, phát triển rộng thị trường, tăng nhanh năng lực sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất và các khâu phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho năm 2003. Riêng năm 2002 đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ đảm bảo đủ việc làm cho gần 4000 cán bộ công nhân viên. Cử 50 cán bộ nghiệp vụ đi học các lớp quản lý ngắn hạn, mở lớp đào tạo thực hành cho 40 công nhân, cử 15 công nhân tham dự các lớp học tại chức.

Từ tháng 10/2003, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành cổ phần hoá doanh nghiệp hoạt động theo công ty cổ phần.

Tháng 2/2007 tiếp tục chuyển từ công ty cổ phần trực thuộc 51.4% của nhà nước sang hoạt động doanh nghiệp 100% vốn của các cổ đông.

Để đạt được những thành tích trên, công ty luôn có ý thức đề cao nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bồi dưỡng tay nghề kỹ thuật cho công nhân. Vinh dự là một đơn vị đầu tiên làm mặt hàng may xuất khẩu đã tạo niềm tin, nghị lực cho tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty May Thăng Long. Xứng đáng là niềm tin tưởng mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆP SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w