PHÒNG GD - ĐT KRÔNG ANATRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS Họ và tên: Võ Thị H
Trang 1PHÒNG GD - ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN
HÓA HỌC CẤP THCS
Họ và tên: Võ Thị Hồng Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Trình độ đào tạo: Đại học
Môn đào tạo: Hóa học
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS
I Phần mở đầu:
I.1 Lý do chọn đề tài
" Hãy làm những gì bản thân yêu thích, và yêu thích những gì bản thânđang làm" là phương châm đang được giới trẻ trên thế giới hiện nay áp dụngphổ biến và biến thành quan điểm học tập, làm việc của mình
Xét thấy nhiều học sinh hiện nay, bước vào bàn học với tâm trạng ngaongán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích "nuốt vào bụng" mớ công thức hóahọc, phương trình hóa học đầy số và chữ cái Latinh – ký hiệu Đó là một cáchhọc tập rất tiêu cực, bị động khi các em không có hứng thú với nó và nhanhchóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu mau quên, dễ chán
Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này, chủ động tham gia vào các hoạt động, tự lực giải quyết các nhiệm
vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên Để đạt được điều đó mỗi người giáo viên trong ngành đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra Có thể tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, nhưng các hướng đều đi đến mục đích chung, đó là làm thế nào để có thể có những giờ dạy thật tốt, nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên
Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong năm học 2013 – 2014 vừa qua - năm thứ 12 thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo tỉnh nhà: Đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy và học Nhóm giáo viên dạy Hóa Học
Trang 3trường THCS Lương Thế Vinh chúng tôi cũng đã tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học Đây cũng chính là một trong những lý do quyết định giúp tôi viết sáng kiến trên.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Không ngoài mục đích phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sángtạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân (Luật giáo dục 2005) và Quyết định số
16/2006/QĐ BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh Đó chính là mục tiêu đề tài hướngtới
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Một là: nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của GV cùng bộ môn trong trường, cụm chuyên môn để đánh giá và rút ra phương pháp
giảng dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của HS trong suốt quá trình thực hiện giải pháp
Hai là: Trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc
áp dụng : “Cách tạo hứng thú trong bộ môn hoá học ở trường THCS”
Trang 4I.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng áp dụng đế tài là HS lớp 8, 9 trường THCS Lương Thế Vinh học
bộ môn Hóa Học, cụ thể như sau:
42 HS lớp 9A1 năm học 2012- 2013
38 HS lớp 9A1, 36 HS lớp 9A3 năm học: 2013- 2014
36 HS lớp 9A5, 33 HS lớp 9A4 năm học: 2013- 2014
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học lớp 8,9 ở trườngTHCS Lương Thế Vinh nói riêng và ở huyện Krông Ana nói chung Về mặt kiếnthức kỹ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá học trong sảnxuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường
I.5 Phương pháp nghiên cứu
I.5.1 Phương pháp quan sát khoa học
Quan sát trực tiếp theo dõi và phân loại HS (Giỏi , Khá, Trung bình, Yếu,Kém) để đưa ra cách hợp lý cho từng đối tượng
I.5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
Điều tra, khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luậtphân bố và các đặc điểm của đối tượng
I.5.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham khảo ýkiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài
Trang 5I.5.4 Phương pháp lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quátrình phát triển, nguồn gốc của nguyên tố hóa học, nguồn gốc tên gọi, lịch sử cácnhà khoa học
I.5.5 Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôicho HS kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó rút
ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quảcủa của việc dạy học hoá học ở trường THCS
II Phần nội dung
II.1 Cơ sở lý luận
- Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Song quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay không còn phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể
- Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người lớn, muốn tự mình tìm hiểu, khám phá trong quá trình nhận thức Ở lứa tuổi học sinh THCS có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt động học tập
và tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau Các em có nguyện vọng muốn có các hình thức học tập mang tính chất “Người lớn” Tuy nhiên nhược điểm của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm được cách thức học tập mới cho bộ môn mà mình được tiếp cận năm học lớp 8
Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật sưphạm của thầy cô Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất
Trang 6giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động Dạy học theo phương pháp mới phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức hóa Quan điểm dạy hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa Trong đó phân tích tổng hợp có vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và phát biểu vấn đề dự đóan được các kết quả và chứng minh được dự đoán đó.
- Nhiều Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức,
có sự đầu tư cao cho học tập bộ môn
- Được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp đặc biệt là trong tổ bộ môn, cụm chuyên môn
Khó khăn:
- Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lười học, lười tư duy trong quá trình học tập
Trang 7- Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí
để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động
- Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm hóa học và vận dụng vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết sức khó
- Thời gian dành cho HS hoạt động trong một tiết học là quá ít, kể cả hoạt động tay chân và hoạt động tư duy
b) Thành công- hạn chế
Thành công:
- Đề tài đưa ra một số cách gây hứng thú để nâng cao hiệu quả và phát huy tíchcực học tập của HS khi học THCS Từ đó đã góp phần vào việc giáo dục họcsinh hiện nay trong việc học tập rèn luyện
- Đề tài đã giúp cho HS hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức hóa họcvới thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội
-Về mặt sư phạm đề tài còn góp phần hổ trợ, phát triển cái hay và mới cho HS,thu hút các đối tượng học sinh cả yếu kém tới khá giỏi Học sinh yêu thích bộmôn nhiều hơn đáng kể Số học sinh tự học bài về nhà tăng cao Đặc biệt là độingũ học sinh giỏi của trường trong các năm vừa qua đã có tinh thần tự tìm tòisay mê với bộ môn, dành được nhiều kết quả cao trong kỳ thi các cấp
Hạn chế:
- Trong thời gian 45 phút việc vừa truyền tải hết nội dung trọng tâm, vừa thựchiện giải pháp trong đề tài đòi hỏi sự linh hoạt của cả thầy và trò để đảm bảo
Trang 8thời gian Nếu giáo viên và học sinh quá sa đà vào phần tạo hứng thú này sẽ ảnhhưởng việc tìm tòi kiến thức trọng tâm mỗi tiết học, cháy giáo án
- Bên cạnh đó muốn thực hiện phương pháp này yêu cấu mỗi giáo viên và họcsinh thật công phu về mặt kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, cácvấn đề xã hội cũng như dụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiếtkhác nhau đòi hỏi nhiều thời gian công sức trước và sau mỗi tiết học Điều nàykhiến cho việc thực hiện đề tài khó diễn ra một cách thường xuyên
c) Mặt mạnh- mặt yếu
Mặt mạnh:
- Đề tài đưa ra nhiều cách tạo hứng thú đa dạng, giáo viên có thể áp dụng vớinhiều đối tượng học sinh Tạo hứng thú và lòng yêu thích cho học sinh khihọc bộ môn
- Đề tài phát huy được năng lực cá nhân
- Rèn luyện nhiều kỹ năng của học sinh như:
+ Kỹ năng hoạt động nhóm: học sinh biết hợp tác và chia sẻ
+ Kỹ năng sống: Rèn luyện phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhậnthức và hành động Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến
+ Kỹ năng thực hành thí nghiệm
+ Kỹ năng liên hệ tới vấn đề thực tế: Học sinh biết cách thức đi tới sự hiểu biết,coi trọng sự khám phá và khai phá trong học tập bộ môn, luôn liên hệ với thựctiễn đang thay đổi
- Phát huy được tính năng động sáng tạo, ham học hỏi của học sinh, học sinhbiết tự học, tự vận dụng
- Phát huy kiến thức xã hội, kiến thức thực tế, khả năng giảng dạy hữu hiệu,
sự sáng tạo, cá tính,lòng nhiệt thành và đức tính thân mật của giáo viên
Mặt yếu: Chưa đưa ra hết các bài dạy trong chương trình THCS
Trang 9d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân:
Qua quá trình giảng dạy thực tế và trao đổi với đồng nghiệp, nhận thấy ý thứchọc tập bộ môn của học sinh chưa cao, đa số HS chưa hứng thú tham gia xâydựng bài, thậm chí không xem lại bài khi về nhà Nhiều HS tỏ ra lúng túng,không tìm ra cách xử lí, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trongcuộc sống hàng ngày
Mặt khác, nhận thấy sự tiếp thu của học sinh còn phụ thuộc vào nhiều khảnăng khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa ổn định, chưa cómục đích sống đúng đắn, cho nên môi trường khách quan cần có những điềukiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho hứng thú phát triển: thưviện phong phú các đầu sách, phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ, những kỳvọng, sự động viên của thầy cô và gia đình Hứng thú học tập của học sinh đượctăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên Do vậy muốn nâng caohứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tậpđúng đắn Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng,hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫncủa thầy cô giáo Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động
cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy
ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầuchính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập
Yếu tố tác động:
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của nhà trường tới việc đổi mớiphương pháp dạy học, dạy học tích cực Ngoài ra thường xuyên tổ chức các hoạtđộng học tập, sinh hoạt mang tính tập thể, tổ chức các buổi ngoại khóa, tròchuyện, giao lưu giữa thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Trang 10Học sinh hiện nay hầu như quen với phương pháp nghe, chép, học thuộc, ítđược hoạt động, ít được suy luận, động não Phương pháp học của HS là thụ động,
ít tư duy, sáng tạo và HS thường gặp khó khăn khi giải quyết những bài tập liênquan đến thực tế đời sống xã hội Các hình thức hoạt động của thầy và cácphương pháp dạy mà thầy sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học tròhoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện
cho HS năng lực sáng tạo Các hiện tượng được giải thích chưa đúng nhận thức
khoa học bộ môn
Một số giáo viên còn bó buộc bởi lối dạy truyền thống, bởi các tiêu chuẩnđánh giá một tiết dạy, số kiến thức bắt buộc trong thời lượng ít ỏi 45 phút nênchưa truyền tải hết những ý tưởng dự định thực hiện trong bài dạy
Để thực hiện đề tài yêu cấu mỗi giáo viên và học sinh thật công phu vềmặt kiến thức sâu rộng ở nhiều bộ môn có liên quan, các vấn đề xã hội cũng nhưdụng cụ dạy học phải đa dạng linh hoạt trong các tiết khác nhau đòi hỏi nhiềuthời gian công sức trước và sau mỗi tiết học Điều này khiến cho việc thực hiện
đề tài chưa diễn ra một cách thường xuyên
Một số học sinh chưa có khả năng hoạt động nhóm, đối tượng học sinhphong phú, tâm lý phức tạp nên diễ n ra nhiều tình huống mà giáo viên khi mớithực hiện chưa lường trước được
II.3 Giải pháp, biện pháp:
II.3 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm giúp học sinh yêu thích bộ môn, nắm vững kiến thức, vận dụng kiếnthức vào thực tế, có hứng thú học tập bộ môn ngay từ những tiết học đầu tiên
II.3 2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trang 11II.3 2 a Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức
Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái cóthể chỉ bằng những câu nói vui, tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, kị nhất là giáo viên vào lớp, gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt không vui
Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò éphọc sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình Tránh phê bình học sinh khi có câu trả lời chưa chính xác
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi Từ đó sẽtạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân
Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành " tính chất hóa học của axit"
dù đã được giáo viên nhắc nhở trước, học sinh vẫn di chuyển xuống phòng thực hành chậm trễ, lộn xộn gây ồn ào, thiếu nghiêm túc
Giáo viên lúc này nên giữ thái độ bình tĩnh, chưa vội phát dụng cụ thí
nghiệm cho học sinh, cũng không nên nhắc nhở học sinh với thái độ cáu gắt Giáo viên có thể sử dụng ngay kiến thức của bài axit: " Axit cô đang cầm trên tay là axit H2SO4 , loại axit này như các em đã biết là rất háo nước, khi văng lên
da gây bỏng nặng Để bảo đảm tính an toàn cho bản thân cũng như bạn bè mong các em nghiêm túc hơn trong tiết học Và mong lớp lần sau không để tình trạng vào tiết muộn và ồn như hôm nay" Sau đó giáo viên dạy bình thường như đã dự kiến
Trang 12Ví dụ: Tình huống: Trong tiết thực hành học sinh làm bể ống nghiệm.Đây là tình huống thường gặp ở bộ môn hóa học bởi phương pháp làm thínghiệm là phương pháp không thể thiếu trong dạy học bộ môn Khi ống nghiệm
vỡ giáo viên nên nhanh chóng quán sát, tìm ra nguyên nhân Có thể là nguyênnhân khách quan như ống nghiệm mới được sử dụng trong các phản ứng nhiệt,ống nghiệm đã bị nứt từ trước Có thể là nguyên nhân chủ quan do các em làmthí nghiệm chưa đúng cách, đung nóng đột ngột, kẹp ống nghiệm vào giá quáchặt, đùa giỡn làm rơi vờ
Dù nguyên nhân là chủ quan hay khách quan giáo viên cũng nên bình tĩnh xử lýtình huống Thường các em sẽ rối, hoảng vì nghĩ hóa chất độc hại, một phần sợthầy cô la rầy, dẫn tới tình trạng lớp lộn xộn, nhóm học sinh có ống nghiệm bị
vỡ không đủ tự tin để làm lại thí nghiệm Điều này đòi hỏi giáo viên phải trấn antinh thần các nhóm về hóa chất các em đang sử dụng không độc hại, sau đó nhắcnhở các nhóm khác tiếp tục làm thí nghiệm để hoàn thành thí nghiệm Đối vớinhóm vừa làm vỡ ống nghiệm giáo viên vui vẻ cùng hướng dẫn các em một sốthao tác ban đầu để các em lấy lại sự tự tin Nếu hóa chất độc hại giáo viênnhanh chóng có biện pháp xử lý Tuy nhiên kết thúc giờ học nên làm rõ nguyênnhân ống nghiệm vỡ, nhắc nhỏ nhẹ nhàng, nhằm giúp các em rút kinh nghiệmlần sau
Tình huống này kỵ nhất việc giáo viên trách phạt học sinh ngay khi chưa rõnguyên nhân, hoặc nhắc nhở các em một cách khá gay gắt và nhắc lại nhiều lầnvới thái độ không hài lòng
II.3 2 b Gây hứng thú ngay từ giới thiệu bài mới
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏirất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp có
Trang 13liên quan tới kiến thức, tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình họctập.
Ví dụ 1: Bài 27- CACBON- CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 9
"Đã bạn nào từng nấu cơm giúp bố mẹ trong những ngày cúp điện mà bịcháy, khê? Làm sao để chữa cơm khê? Các em đưa ra rất nhiều cách, còn cáchchữa cháy của cô là thêm ít than củi vào nồi cơm đó Liệu phương án này của cô
có đúng không ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay."
Giải thích: Vận dụng tính hấp phụ của than củi, nên hấp phụ được mùi khét
và khê của nồi cơm, làm cơm đỡ có mùi khê Đây là một tính chất vật lý kháquan trọng của Cacbon được nhắc tới trong chương trình
Ví dụ 2: Bài 5 – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8
Các em có biết một họp sữa bột có giá từ 15 đôla trở lên, bao gồm rất nhiều thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì Vậy các em có biết cơ thể chúng tađáng giá khoảng bao nhiêu tiền không? Cơ thể chúng ta gồm một lượng P đủ đểsản xuất 2200 đầu que diêm Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét Cộng cả lại
kể các các nguyên tố khác như Mg, Cu, K… Theo các nhà bác học tính ra thì vớimột người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3 đôla Bài học ngày hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về các nguyên tố hóa học
II.3 2 b Gây hướng thú cho học sinh bằng cách liên hệ các hiện tượng, sự việc xuất hiện trong cuộc sống
- Các hiện tượng xuất hiện trong chương trình truyền hình được yêu thích
ở độ tuổi các em:
Trang 14GV tìm, tiếp cận kênh thông tin và các chương trình truyền hình luôn đượccác em nhỏ và các bậc phụ huynh ưa thích, sau đó dựa vào các hiện tượng xuấthiện để đặt câu hỏi nghi vấn cho các em.
Cách này kích thích học sinh dù học hay chơi, xem phim nghe nhạc cũng sẽ
tự mình phát hiện ra những vấn đề hóa học lý thú
Ví dụ: Hóa học 8: THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ – NGUYÊN TỐ NITƠ
Trong đêm chung kết vua đầu bếp nhí toàn thế giới 2014: "MasterchefJunior US Season 2014" Á Quân nhí đã sử dụng một loại chất lỏng để đôngcứng thức ăn Đó là chất lỏng nào? Có tác dụng gì?
Giải thích: Các em sẽ biết đó là nitor lỏng khi đã được xem chương trình.Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu, là một chất lỏng đông lạnh cóthể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị têcóng Khi sử dụng nito lỏng món ăn bốc khói nhìn rất đẹp mắt
Ví dụ 2 : TIẾT 34 HOÁ HỌC 9- TRONG BÀI GIẢNG “CÁC ÔXIT CỦA
CACBON”
Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu trong các buổi biểu diễn "
The Voice Kids" hay " bước nhày hoàn vũ nhí" ?
Giải thích: Người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băngkhô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảmnhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạothành đám sương mù màu trắng Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánhsáng màu lên màn sương này
Ngoài ra giáo viên có thể giúp cho HS hiểu biết thêm về việc phòng cháy chữacháy và đây cũng là vấn đề thiết thực có khi xảy ra trong phòng thí nghiệm (cháy nổnatri …)
- Các hiện tượng gắn với một số môn học khác mà các em yêu thích