III.1. Kết luận:
Để đạt được những kết quả cao nhất trong tiết dạy, mỗi giáo viên với nhiệt huyết, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã luôn trăn trơ, tìm tòi nhiều cách giáo dục học sinh, nhưng đây không phải là điều dễ dàng làm được.
Riêng tôi, nhận thức được vai trò của người giáo viên: " thắp sáng ngọn lửa" tri thức của học sinh, để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức cũng đã có những nỗ lực của bản thân và muốn chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm qua đề tài" MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC CẤP THCS" trên. Nội dung của đề tài đề cập tới một số cách tạo hứng thú và khơi dậy niềm đam mê bộ môn trong tiết học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và liên quan tới nhiều vấn đề thực tế.
Trog quá trình thực hiện đề tài tôi đã thu được những kết quả khả quan nhất định:
Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm. Chọn lọc được đội ngũ học sinh giỏi đam mê bộ môn và có thành tích cao trong các kỳ thi.
Hầu hết học sinh yêu thích môn Hóa học hơn, về nhà các em chịu khó học bài cũ. Thậm chí nhiều học sinh chịu khó sưu tập thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, giám đặt ra những thắc mắc có liên quan tới cuộc sống và vận dụng kiến thức bộ môn để giải quyết vấn đề.
Ở hầu hết các tiết dạy học sinh bị thu hút vào bài giảng, lớp học sôi nổi, giúp nâng cao khả năng tiếp thu của học sinh và cảm hứng của giáo viên dạy bộ môn.
III.2.Kiến nghị:
Để thực hiện được đề tài và thực hiện hiều quả nhiều phương pháp, giải pháp đổi mới trong dạy hoc, tôi có những kiến nghị sau:
Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức, nâng cao kiến thức, tìm hiểu các hiện tượng, vấn đề gần gũi với học sinh. Vận dụng sáng tạo các phương pháp, đề tài, học hỏi đồng nghiệp để có bài giảng lôi cuốn được học sinh. Trang bị công nghệ thông tin để thực hiện linh hoạt sáng kiến.
Đối với nhà trường:
- Cần trang bị thêm trong kho sách thư viện các tài liệu tham khảo, bổ sung có chỉnh sửa theo chương trình và ngoài chương trình học. Nếu có thể được nên để một khu vực riêng cho đầu sách hóa học và các sách liên quan tới bộ môn.
- Cần tạo điều kiện giúp đỡ một số giáo viên sử dụng CNTT chưa thành thạo, giúp giáo viên ứng dụng các phần mềm dạy học, phần mềm soạn giảng. Bởi CNTT là một phần không thể thiếu trong thời đại CNTT
- Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức Câu lạc bộ Hóa học vui, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ hình thành hứng thú cho học sinh một cách hiệu quả.
Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trong quá trình viết đề tài mặc dù đã cố gắng hoàn thiện song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Buôn Trấp, ngày 15 tháng 01 năm 2015 Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO1) Những thí nghiệm đơn giản bạn có thể làm ở nhà 1) Những thí nghiệm đơn giản bạn có thể làm ở nhà
Tập 1, Tập 2, Tập 3
Tác giả: TOMISLAV SENCANSKI. Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
2) 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
3) Hóa học quanh ta
Tác giả: Dương Văn Đảm. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
4) Chìa khóa vàng tri thức - hóa học
Tác giả: Nhiều tác giả. Hồ Cúc (dịch). Nhà xuất bản: NXB Trẻ
5) Đố vui hóa học
Tác giả: Huỳnh Văn Út. Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục
6) Hóa học các câu chuyện lý thú
Tác giả: Thế Trường. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục
7) Chuyên đề nhận biết - tách chất và giải thích hiện tượng hóa học 9
Tác giả: Huỳnh Văn Út.
Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh
8) Sách giáo khoa hóa học 8. Nhà xuất bản: NXB Giáo dục