1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn địa lí lớp 8

22 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát khách quan: khi lựa chọn, sử dụng phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục BVMT cho HS, GV phải quan sát HS tham gia vào các hoạt động học tập, hìn

Trang 1

Trong một số hình thức BVMT thì giáo dục môi trường (GDMT) được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường Việc GDMT ở trường phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi

vì, đây là nơi đào tạo những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những người

sẽ nắm trong tay quyền làm chủ thiên nhiên, quyết định việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường Nếu học sinh (HS) được giáo dục đầy đủ để có thể nhận thức đúng đắn về các vấn đề môi trường thì các em sẽ là lực lượng đóng góp rất lớn trong việc BVMT

2 Thực tiễn

Ở nước ta, việc GDMT chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong các trường phổ thông Trong chương trình phổ thông, GDMT chưa được đưa thành môn học riêng biệt mà

nó được thực hiện theo một phương pháp tích hợp, lồng ghép vào các môn học khác Trong

đó, môn Địa lí được xác định là môn học có nhiều khả năng GDMT cho học sinh Để GDMT qua môn Địa lí đạt được hiệu quả cao, người giáo viên (GV) cần được trang bị những phương pháp GDMT hiện đại, tiên tiến và phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông

Do vậy, hướng nghiên cứu GDMT thông qua dạy học môn Địa lí lớp 8 là hướng nghiên cứu

Thông qua học tập môn Địa lí để đào tạo ra con người mới, năng động, có khả năng thích ứng với xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội HS có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn

đề môi trường nơi sinh sống và làm việc Cụ thể HS có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, có ý thức và hành động đúng trong việc BVMT xanh – sạch – đẹp

Trang 2

trường, lớp Đồng thời HS cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền BVMT cho gia đình và cộng đồng dân cư.

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát khách quan: khi lựa chọn, sử dụng phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục BVMT cho HS, GV phải quan sát HS tham gia vào các hoạt động học tập, hình thành thói quen độc lập, chủ động trong việc tìm tòi phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV GV cần quan sát để nhận biết sự chuyển biến của HS về nhận thức, tư tưởng và hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường

Phương pháp điều tra: sau khi sử dụng các phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực nhằm giáo dục HS ý thức BVMT, GV phát các phiếu học tập cho cả lớp để tìm hiểu mức độ nắm kiến thức, sự phát triển tư duy của HS, thông qua bài kiểm tra để nắm được kết quả học tập của HS

Tổng kết: xử lí, phân tích kết quả thu được từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của việc giáo dục BVMT cho HS theo phương pháp dạy học tích cực

III/ Giới hạn của đề tài

1 Đối tượng nghiên cứu

1.1 Mục tiêu chung về GDMT trong môn Địa lí cấp THCS

GDMT qua môn Địa lí ở trường THCS phải đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cả

+ Mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) và môi trường

+ Một số vấn đề cơ bản về môi trường cần phải quan tâm trong từng môi trường địa lí

+ Một số vấn đề khai thác, sử dụng và BVMT trong quá trình phát triển kinh tế

ở từng châu lục

+ Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, BVMT)

- Về kĩ năng:

+ Có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó

+ Có biện pháp, hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi trường, BVMT

Trang 3

1.2 Một số phương pháp tích hợp giáo dục BVMT trong môn Địa lí lớp 8

Mục đích của việc đưa GDMT vào nhà trường thông qua môn Địa lí là nhằm giúp HS

có được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về môi trường; biết được hiện trạng về môi trường, những nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường Từ đó hình thành ở HS có thái độ và hành vi ứng xử thân thiện, phù hợp với môi trường Vì vậy, phương pháp tích hợp GDMT trong môn Địa lí 8 về cơ bản là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học Tuy nhiên, trong các phương pháp đó

có một số phương pháp có nhiều khả năng GDMT một cách hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi HS phải bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa

ra được những giải pháp… trước các vấn đề của môi trường

Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung GDMT qua môn Địa lí lớp 8: phương pháp thảo luận, phương pháp đóng vai, phương pháp viết báo cáo và phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT)

2 Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy, GV nào cũng mong muốn HS của mình luôn học giỏi, nhất là học tập thật tốt bộ môn mà mình giảng dạy Vì vậy, bằng nhiều phương pháp, nhiều kinh nghiệm của bản thân, tôi sẵn sàng đem hết tâm huyết để truyền đạt phương pháp học tập tốt nhất để các em khắc sâu kiến thức đã được tiếp thu

Trong thời gian qua tôi luôn nghiêm túc thực hiện đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy theo chủ trương của ngành đã đề ra ở tất cả các lớp mà tôi được đơn vị phân công Tuy nhiên, do tôi muốn kiểm chứng khẳng định là việc giáo dục BVMT theo phương pháp dạy học tích cực có đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của HS hay không?

HS chuyển biến như thế nào về nhận thức, tư tưởng và hành vi trong công tác BVMT nơi các em sinh sống và học tập? Từ suy nghĩ đó nên tôi quyết tâm tực hiện nghiên cứu trong phạm vi lớp 8A2 với số lượng HS là 37 em

IV/ Kế hoạch thực hiện

Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong các chương, bài cụ thể Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên

hệ Giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù Vì vậy ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi,… giáo dục BVMT thường vận dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nêu gương; phương pháp học tập theo dự án… Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn Địa lí lớp 8 mà tôi đã áp dụng trong năm học 2010 – 2011: phương pháp thảo luận, phương pháp đóng vai, phương pháp viết báo cáo và phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT)

Trang 4

B/ PHẦN NỘI DUNG

I/ Cơ sở lý luận

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất;… Môi trường có vai trò cực

kì quan trọng đối với đời sống con người Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẫm mĩ,…

Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu Ở nước

ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo

cơ sở pháp lí vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước

Cụ thể hóa và triển khai việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày

31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền

II Cơ sở thực tiễn

Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia Công tác giáo dục không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc,… mà phải được thực hiện đối với mỗi công dân tương lai ngay từ khi học còn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục khác nhau

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng Đảng và nhà nước ta đã

đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường Hoạt động bảo

vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động

Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và

Trang 5

phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có công tác giáo dục BVMT.

Trong những năm học phổ thông, HS không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây,… Việc hình thành cho

HS tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh,

có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta Các thầy, cô giáo cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho HS, có trách nhiệm triển khai công tác giáo dục BVMT phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương Để GDMT qua môn Địa lí đạt được hiệu quả cao, người GV cần được trang bị những phương pháp GDMT hiện đại, tiên tiến và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS

III Thực trạng nghiên cứu

1 Các khuynh hướng GDMT qua môn Địa lí ở trường THCS

Khuynh hướng GDMT thông qua môn Địa lí ở trường THCS hiện nay là:

- Dựa vào nội dung bài học để lồng ghép hoặc liên hệ với các kiến thức GDMT, qua

đó cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về môi trường, tạo nên sự chuyển biến về ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và BVMT Đồng thời trang bị cho các em một số

kĩ năng và biện pháp BVMT thông thường

- GDMT qua môn Địa lí phải gắn với địa phương

- GDMT qua môn Địa lí phải được thực hiện tiếp nối từ lớp dưới lên lớp trên ở bậc THCS cũng như các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với môn Địa lí, với mục tiêu đào tạo của bậc học THCS cũng như đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh

2 Xác định nội dung GDMT qua môn Địa lí lớp 8

Dựa vào nội dung chương trình Địa lí lớp 8, có thể xác định nội dung GDMT như sau:

+ Biết vùng ven biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả

- Kĩ năng:

Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển của nước ta và nguyên nhân

Trang 6

của nó qua tranh ảnh, trên thực tế.

+ Biết việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng đã gây ô nhiễm môi trường, vì vậy việc khai thác khoáng sản cần đi đôi với việc BVMT

- Kĩ năng:

+ Xác định trên bản đồ một số mỏ khoáng sản của nước ta

+ Xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên khoáng sản với ngành sản xuất

- Thái độ, hành vi: không đồng tình với việc khai thác khoáng sản trái phép

Trang 7

chuyển của bão.

- Thái độ:

+ Có ý thức tìm hiểu về thời tiết, khí hậu

+ Có tinh thần tương thân, tương ái

+ Thấy được sự cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và cải tạo đất

+ Biết giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta

+ Biết hiện trạng, nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta

+ Biết Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

Trang 8

+ Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ động, thực vật.

+ Biết hiện trạng về môi trường và một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường và cảnh quan trong miền

+ Biết một số vấn đề về BVMT trong miền

- Kĩ năng:

Phân tích, so sánh các số liệu về tài nguyên của miền so với các miền khác trong cả nước

IV Các biện pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp GDMT cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 8 có rất nhiều, ở đây tôi xin đưa ra một số phương pháp có nhiều ưu điểm như:

1 Phương pháp thảo luận

Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó giữa GV và HS cũng như giữa

HS với nhau nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề hay đi đến kết luận hoặc một sự khái quát trên cơ sở tổng hợp các ý kiến

Phương pháp thảo luận tạo ra môi trường giao tiếp giữa GV-HS, HS-HS, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường lĩnh hội tri thức và hình thành nhân cách Thông qua việc trao đổi, thảo luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân có thể được điều

Trang 9

chỉnh, được khẳng định hay bác bỏ, qua đó dẫn tới sự hình thành hoặc thay đổi trong suy nghĩ, thái độ của cá nhân HS về vấn đề thảo luận Với nội dung GDMT thì việc sử dụng phương pháp thảo luận sẽ góp phần giúp HS có những nhận thức đúng đắn về môi trường đã

và đang diễn ra, hình thành ở HS thói quen quan tâm thường xuyên đến các vấn đề môi trường và những kĩ năng, hành vi BVMT

Ví dụ: Khi dạy mục 3: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong bài

26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam – Địa lí 8 (đây là dạng bài tích hợp bộ phận)

GV có thể cho lớp thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm:

- Nhóm 1,2 thảo luận những vấn đề sau:

+ Kể tên một số khoáng sản nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí + Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

+ Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta?

- Nhóm 3,4 thảo luận những vấn đề sau:

+ Kể tên một số khoáng sản nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí + Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

+ Cần phải làm gì để giảm sự ô nhiễm do hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản gây nên?

Sau khi GV đã cho nội dung thảo luận và ấn định thời gian, HS tiến hành thảo luận với nhau; HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận; GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét,

bổ sung; cuối buổi thảo luận GV tổng kết, rút ra kết luận và đánh giá các ý kiến của HS

Ví dụ: Khi dạy mục 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

trong bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam – Địa lí 8 (đây là dạng bài tích hợp bộ phận) GV

có thể cho lớp thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm:

- Nhóm 1,2 thảo luận vấn đề sau: Sông ngòi của Việt Nam có những giá trị gì?

- Nhóm 3,4 thảo luận vấn đề sau: Những nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta

bị ô nhiễm? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?

Sau khi GV đã cho nội dung thảo luận và ấn định thời gian, HS tiến hành thảo luận với nhau; HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận; GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét,

bổ sung; cuối buổi thảo luận GV tổng kết, rút ra kết luận và đánh giá các ý kiến của HS

2 Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai tạo điều kiện cho HS được hòa mình vào thực tế cuộc sống, được đặt mình vào vị trí của những người có nghề nghiệp, địa vị khác nhau trong xã hội Đặc biệt, gắn với nội dung GDMT, các em còn có thể nhập mình vào những vật vô tri, vô giác hay những loài động, thực vật trong môi trường tự nhiên… nhằm giải quyết những vấn

đề môi trường Khi tham gia đóng vai, HS không chỉ được thể hiện khả năng diễn xuất của mình mà còn thể hiện được những suy nghĩ, cách nhìn, cảm xúc của mình về những vấn đề môi trường Đồng thời qua vai diễn HS có thể tự điều chỉnh và thay đổi những quan điểm, thái độ và hành vi của mình đối với môi trường

Ví dụ: Khi dạy mục 1 và 3 trong bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam – Địa lí

8 (đây là dạng bài tích hợp toàn phần), GV có thể sử dụng phương pháp đóng vai:

GV cử một số HS đóng các vai diễn sau:

Vai 1: Nhóm cây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc; vai 2: Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa và

chất nhuộm; vai 3: Nhóm cây thuốc; vai 4: Nhóm cây thực phẩm; vai 5: Nhóm cây làm

Trang 10

nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp; vai 6: Nhóm cây cảnh và hoa; vai 7: Động vật rừng;

vai 8: sinh vật biển; vai 9: Người đi săn.

- Nội dung các vai diễn

Vai 1: Tôi là đại diện cho một số loài cây như: Đinh, lim, lát hoa, cẩm lai,…Các bạn

có biết giá trị sử dụng của chúng tôi là gì không? Chúng tôi là nhóm cây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc đấy

Vai 2: Tôi là đại diện cho một số loài cây như: Hồi, thông, trám, hoàng đàn,…Các

bạn có biết giá trị sử dụng của chúng tôi là gì không? Chúng tôi là nhóm cây cho tinh dầu, nhựa và chất nhuộm đó

Vai 3: Tôi là đại diện cho một số loài cây như: Tam thất, ngải cứu, quế,…Các bạn có

biết giá trị sử dụng của chúng tôi là gì không? Chúng tôi có vai trò rất quan trọng, bởi vì chúng tôi là nhóm cây làm thuốc

Vai 4: Tôi là đại diện cho một số loài cây như: Nấm hương, nấm rơm, măng, mọc nhĩ,

cải xanh,…Các bạn có biết giá trị sử dụng của chúng tôi là gì không? Chúng tôi là nhóm cây thực phẩm, cung cấp thức ăn cho các bạn đó

Vai 5: Và tôi là đại diện cho một số loài cây như: Mây, tre, trúc, giang,…Các bạn có

biết giá trị sử dụng của chúng tôi là gì không? Chúng tôi là nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp đấy

Vai 6: Tôi là đại diện cho một số loài cây như: Si, sanh, tùng, thiên tuế,… và các loài

hoa như: Đào, mai, hồng, cúc, phong lan,…Các bạn có biết giá trị sử dụng của chúng tôi là

gì không? Chúng tôi là nhóm cây cảnh và hoa làm đẹp cho cuộc sống của các bạn đấy

Cả 6 vai đồng thanh: Ngoài những giá trị trên, chúng tôi còn có vai trò rất quan trọng cho môi trường sinh thái, đó là giúp cho không khí trong lành, hạn chế lũ lụt và hạn chế xói mòn đất Các bạn thấy chúng tôi có quan trọng không?

Vai 7: Tôi là đại diện của các động vật rừng như: Voi, tê giác, sao la, sếu đầu đỏ,…

Chúng tôi đều là những loài động vật quý hiếm của Việt Nam

Vai 8: Tôi là đại diện cho những loài động vật biển như: Cá voi, cá heo, rùa biển,

mực,… Chúng tôi cũng rất có ích cho con người đó, vì chúng tôi là nguồn thức ăn, làm thuốc, trang sức…

Người đi săn (bước ra): Tài nguyên thực vật và động vật của Việt Nam thật phong

phú và có giá trị, ta phải khai thác thật nhiều mới được

Sau đó, người đi săn sử dụng động tác chặt cây và săn bắn động vật

Các vai diễn khác ngã xuống

- HS thảo luận, đánh giá:

GV cho HS nhận xét và thảo luận:

+ Giá trị của nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam

+ Tài nguyên sinh vật của nước ta rất phong phú nhưng có phải là vô tận không? + Hành động của người đi săn là đúng hay sai? Hành động đó sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng gì?

3 Phương pháp viết báo cáo

Viết báo cáo là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó GV đưa ra những chủ đề nhất định và yêu cầu HS tìm hiểu để đưa ra những thông tin về vấn đề đó

Nội dung báo cáo rất phong phú, cụ thể với nội dung GDMT thông qua môn Địa lí lớp 8, đó có thể là những vấn đề về môi trường và BVMT, tình hình khai thác và sử dụng tài

Trang 11

nguyên thiên nhiên, dân cư, các hoạt động của con người…đặc biệt chủ đề về môi trường địa phương là một trong những nội dung báo cáo cần được chú trọng.

Ví dụ: Sau khi dạy bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam, GV có thể yêu

cầu HS viết một bản báo cáo ngắn gọn về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở địa phương nơi học sinh sinh sống Nội dung bản báo cáo phải thể hiện đuợc:

+ Kể tên những loại khoáng sản của địa phương

+ Tình hình khai thác và sử dụng các loại khoáng sản đó ở địa phương em như thế nào?

+ Tài nguyên khoáng sản ở địa phương em có bị cạn kiệt không?

+ Nêu ý kiến của bản thân và đề xuất các giải pháp

4 Phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT)

Sự hỗ trợ của CNTT trong quá trình GDMT ở Địa lí lớp 8 được thể hiện qua việc ứng dụng các phương tiện hiện đại như: máy tính, máy chiếu… và một số phần mềm như Encatar, Atlas Việt Nam, Map view… và đặc biệt là kho thông tin tư liệu khổng lồ trên mạng Internet trong dạy học

Thông qua việc ứng dụng CNTT sẽ giúp HS có cảm giác gần gũi với môi trường hơn Không gian rộng lớn của môi trường bên ngoài sẽ được thu hẹp vào trong phạm vi lớp học bằng các hình ảnh về môi trường, các quá trình diễn ra trong tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán…), những hành vi của con người tác động tới môi trường và làm biến đổi môi trường như thế nào…

Ví dụ: Khi dạy mục 2 trong bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam – Địa lí lớp

8, để tăng hiệu quả GDMT, với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint, GV sử dụng một số hình ảnh, video khai thác từ các phần mềm có nội dung Địa lí và mạng Internet

Hình 1 Một slide về hình ảnh các loài động vật quý hiếm

Ngày đăng: 28/12/2015, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Sách giáo khoa Địa lí 8, sách giáo viên Địa lí 8, NXB Giáo dục Khác
[2]. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm Khác
[3]. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), Thiết kế các modun khai thác nội dung Giáo dục môi trường trong sách giáo khoa Địa lí bậc trung học, NXB Đại học Sư phạm Khác
[4]. Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Việt Hùng (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Khác
[5]. Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen (2005), Đổi mới dạy học Địa lí Trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.[6]. Một số website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w