1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường tổ chức quản lý sau đại học ở học viện tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập

92 247 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 42,61 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

hi =

ĐỀ TAI KHOA HOC CAP HOC VIỆN

TANG CUUNG TO CHUC QUAN LY SAU BAI HOC

Ủ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG 0A0 CHẤT LƯỢNG

BAO TAO TRONG DIEU KIEN HOI NHAP

Chủ nhiệm đề tài: 1 TS Nguyễn Tuấn Phương 2 TS Nguyễn Trọng Thản

Khoa sau đại học - Học viện Tài chính

Trang 2

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 9ŸQĐ-HVTC Hà Nội, ngày0S tháng 05 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH 'ẻ việc: thành lập hội đồng nghiệm thu công trình NCKH

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Căn cứ Quyết định số 120/2001/QĐ/TTg ngày 17/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ vẻ việc thành lập Học viện Tài chính ;

Căn cứ Quyết định số 126/2001/QĐ-BTC ngày 5/12/2001 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính vẻ việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Học

viện Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 282/QĐ ngày 20/06/1980 của Uỷ ban Khoa học

và Kỹ thuật Nhà nước (nay-là Bộ Khoa học Công nghệ) quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các đề tài NCKH;

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-HVTC ngày 26/01/2010 của Giám đốc

Học viện Tài chính về giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 2010;

Xét đẻ nghị của Trưởng Ban Quản lý Khoa học

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu để tài năm 2010: " Tang cường tổ chức quản lý sau đại học ở Học viện Tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong, điều kiện hội nhập" do TS Nguyễn

Trang 3

= | chink Phan bién 2 Khoan, Khoa Tài chính công — Học Uỷ viên

viện Tài chính

5 TS Nguyễn Bá Minh, Ban Tổ chức cán bộ — Học viện -

+ — Tài chính

Thư ký Hội đồng: Th.S Nguyễn Mạnh Thiéu - Ban Quan ly Khoa học, Hoc vién Tai chinh

Điều 2 Hội đồng có nhiệm vụ căn cứ vào Quy định Quản lý khoa học của Học viện Tài chính để đánh giá và kiến nghị việc áp dụng kết quả nghiên cứu của để tài vào giảng dạy và học tập

Trang 4

HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,

- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2010

KẾT UUẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

Dé tài: Tăng cường tổ chức quản lý sau đại học ở Học viện tài chính nhằm nâng, cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập

Đồng chủ nhiệm: TS Nguyễn Tuấn Phương, TS Nguyễn Trọng Thản Thành viên tham gia: TS Nguyễn Tuấn Phương, TS Nguyễn Trọng Thản

1 Những ý kiến đánh giá chung:

1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:

Đề tài “Tăng cường tổ chức quản lý sau đại học ở Học viện Tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập” do TS Nguyễn Tuấn Phương, TS Nguyễn

Trọng Thản đồng chủ nhiệm có ý nghĩa cả vẻ lý luận và thực tiễn, để tài được lựa chọn hợp lý và cần thiết trong điều kiện hiện nay :

2 Những kết quả đạt được của để tài:

Một là, về bố cục của để tài: Đề tài được bố cục theo truyền thống gồm 3 chương với 78 trang đánh máy khổ A4, kết cấu của đẻ tài là hợp lý, phù hợp với mục tiêu và yêu câu của đẻ tài cấp cơ sở Để tài được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, các tư liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cay

Hai la, về nội dung đề tài:

~_ Để tài đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn để cơ bản về vai trò, đặc trưng, các loại hình đào tạo SĐH và tác động của toàn câu hoá, hội nhập quốc tế đối với đào tạo và quản lý đào tạo SĐH ở Việt Nam

- Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển đào tạo SĐH ở VN nói chung và ở HVTC nói riêng, để tài đi sâu phân tích chỉ tiết thực trạng công tác quản lý đào tạo SĐH ở ,Aí HVTC trên các khía cạnh: sự phát triển đội ngữ giáo viên, quy tình đào tạo, công tác tuyển sinh, chương trình và nội dung đào tạo, Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong quản lý đào tạo SĐH tại HVTC

- Đề tài đã đề xuất 3 nhóm giải pháp tương đối toàn diện, sát thực: Từ phía Nhà nước, từ phía BGD&ĐT, Từ phía HVTC Trong đó, dé tài phân tích làm rõ nhóm giải pháp

Trang 5

mới vẻ đánh giá chất lượng đào tạo, qui chức triển khai:

Để tài được tổ chức triển khai nhanh, tập trung phân tích và đánh giá khá sát thực tiễn

vẻ quản lý đào tại SĐH ở HVTC với những nội dung phù hợp, có chất lượng tốt,

chứng tỏ tác giả say sưa, nhiệt tình cao trong, nghiên cưu khoa học

3 Những vấn đề cần trao đổi thêm với chủ nhiệm để tài:

- Cân thống nhất tên để tài so với nội dung của để tài nghiên cứu - Viết gọn lại một số mục trong dé tài như: Mục 1.2; mục 2.2.6

- Làm rõ một số nội dung các phản biện đã trao đổi: Mục 2.2.2; 2.2.3; 3.15 3.2.25 1.3; 143.1; 1.3.2; 2.2.8; Các trang 56; 69 đến 72; 76; 77; 79

| Phân tích làm rõ hơn về tác động của hội nhập ảnh hưởng đến đào tạo SDH cia HVTC; HVTC làm gì để đáp ứng yêu cầu đào tạo SDH trong điều kiện hội nhập, làm rõ hơn yêu cầu về ngoại ngữ và tin học đối với giảng viên

- Để tài vẻ quân lý đào tạo nên bám sát chiến lược phát triển HVTC, phát triển lực lượng giảng viên, xem xét lại tính kha thi cha giải pháp Hội đồng ba (03) người như để tài đã trình bày

- Chỉnh sửa các lỗi chính tả trong nội dung của để tài 4 Kết luận của Hội đồng

Để tài là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, công phu và nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu nội dung, hình thức của một để tài nghiên cứu cấp cơ sở

Nhóm tác giả sửa chữa theo yêu cẩu của Hội đỏng và nộp quyển vẻ Ban Quản lý Khoa học trước ngày 15/06/2010

Trang 6

MỤC LỤC Mở đầu ele

Chuong 1: TO CHUC QUAN LÝ pAO TAO SAU BAI HOC] 3

TRONG DIEU KIEN TOAN CAU HOA VA HOI NHAP KINH TE

QUỐC TẾ |

1.1 | Đào tạo sau đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội | 3 |

1.1.1, | Vai td của đảo tạo sau đại học đối với sự phát trién kinh tế - xã 3

1.1.2 | Đặc trưng cơ bản của đào tạo sau đại học = 1.1.3 | Các loại hình đào tạo sau đại học

1.2, | Tác động của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế đối với quản | 8

lý và đào tạo sau đại học ae

1.2.1 | Toàn cầu hoá: Khái niệm và nội dung 8

1.2.2 | Tác động của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế đối với quản lý và |_ 9 đào tạo sau đại học

1.3 | Đào tạo sau đại học trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập | 22

Chương 2: THỰC TRẠNG TỎ CHỨC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU | 25

ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH E

2.1 | Quá trình phát triển đào tạo sau đại học ở Việt Nam nói 25 chung và ở Học viện Tài chính nói riêng

22 | Thực trạng tổ chức quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện | 27 Tài chính

2.2.1 | Khái quát về sự phát triển đội ngũ giáo viên | 27 |

2.2.2 | Vé quy trinh dao tao | 29

2.2.3 | Về công tác tuyển sinh 29

2.2.4 | Quy trình và phương pháp đào tạo -

Trang 7

2.2.7 2.2.8 2.3 243.1 2.3.2 24343 3.1 3.1.1 3.1.2 3.2 3.2.1 3.2.2

chương trình đào tạo và nội dung đào tạo 32

'Về tổ chức quản lý quá trình đào tạo 40

'Về chấp hành quy chế học tập của học viên cao học và NCS 4 'Về điều kiện vật chất phục vụ cho công tác đào tạo 4

Đánh giá chung về công tác tổ chức và quản lý đào tạo sau 44 đại học ở Học viện Tài chính

Những thành tựu ca

Những hạn chế 48

Nguyên nhân của những tồn tại 50

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TO CHỨC QUẢN LÝ SAU 55

ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NHẢM NÂNG CAO CHÁT LUQNG DAO TAO TRONG DIEU KIEN HOL NHẬP

Mục tiêu đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học 56

nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học

Mục tiêu đổi mới 56

Mục tiêu phát triển đào tạo SĐH 56 Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào 60 tạo sau đại học phù hợp với điều kiện hội nhập

Phương hướng và phát triển đào tạo sau đại học 61

'Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tổ chức đào tạo sau 62 đại học

Kết luận 81

Trang 8

GDP USD GATT AFTA WTO NGO UNDP IMF EQUIS LBS CHỮ VIÉT TÁT “Tổng sản phẩm quốc nội Đô laMỹ

Thị trường chung Châu Âu và tư do Bắc Mỹ

Khu vực thương mại tự do Châu á

'Tổ chức thương mại thế giới

Tổ chức phi chính phủ

'Tổ chức Phát triển Liên Hợp quốc

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Chất lượng đào tạo Châu Au

Trang 9

ze GIẾP MỞ ĐÀU

“Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu th tắt yếu trong quan hệ quốc tế hiện đại, đã và đang tác động sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu, các quan hệ kinh tế quốc tế và từng quốc gia nói riêng

Thực hiện đường lối đổi mới và chính sách đa phương đa dạng hoá quan

hệ quốc tế, trong những năm qua Việt Nam đã tích cực thúc đẩy quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới Quá

trình hội nhập này diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực, trong đó có hội nhập về đào tạo đại học và sau đại học Hội nhập về đào tạo đại học nói chung và đào

tạo sau đại học nói riêng là một vấn đề đã được cả các nhà nghiên cứu lý thuyết,

các nhà hoạch định chính sách và các cơ sở đào tạo sau đại học trên thể giới quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây Tuy nhiên, hiện tại có quá ít công trình nghiên cứu khoa học ở trong nước lẫn nước ngoài về vấn đề hội nhập của 'Việt Nam, đặc biệt là những công trình nghiên cứu có hệ thống, đánh giá đầy đủ khách quan và cụ thể các tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh

tế quốc tế đối với công tác đào tạo sau đại học ở Việt Nam Xuất phát từ những,

nhận định trên, đề tài "Tăng cường tỗ chức quãn lý đào tạo sau đại học ở Học

viện Tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập”

được chọn làm chủ đề nghiên cứu

1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên thế giới, đặc biệt đi sâu nghiên cứu quá trình toàn cầu hoá trong lĩnh vực đảo tạo sau đại học và thực trạng công tác tổ chức quản lý sau đại học ở Học viện Tài chính từ đó đề

xuất các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý

đào tạo sau đại học ở Học viện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện hội nhập

'Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 3 vấn đề

Trang 10

và đào tạo sau đại học trong điều kiện tồn cầu hố và tế quốc tế

2 Đánh giá thực trạng về tổ chức quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện Tài chính trong thời gian qua

3 Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường tổ chức quản lý đào tạo

sau đại học ở Học viện Tài chính trong điều kiện hội nhập

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy thực trạng công tác quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện Tài chính làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để có thể đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường công tác

quản lý sau đại học ở Học viện Tài chính nhằm năng cao chất lượng đào tạo

trong điều kiện mới, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các khảo

sát và phân tích trong đề tài chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2000 đến nay 3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu điển

hình và phương pháp suy luận lô - gich để nghiên cứu, ngoài ra phương pháp

tổng hợp và so sánh cũng được sử dụng nhằm nêu bật những vấn đề mà đề tài

đang tập trung thảo luận 4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: TÔ chức quản lý và đào tạo sau đại học trong điều kiện tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng về tổ chức quản lý đào tạo sau đại học tại Học viện Tài chính

Chương 3: Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý đào tạo sau đại học ở

Trang 11

” Chương 1

€ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN TOAN CAU HOA VA HOI NHAP KINH TE Quoc TE

1.1 Đào tạo sau đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1 Đào tạo sau đại học đối với sự phát triễn kinh tế - xã hội

Lịch sử phát triển và tiến bộ của xã hội loài người cho thấy: xã hội muốn

duy trì và phát triển thì con người trong xã hội cần được giáo dục liên tục để

tiếp thu, cập nhật và phát triển kiến thức và kỹ năng mà loài người đã tích luỹ

được Giáo dục là hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với

sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội

Đào tạo sau đại học được hiểu là quá trình nhằm phát triển nhân cách con người ở trình độ cao, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người dạy và người học nhằm giúp

người học lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm tiên tiến nhất mà loài người

đã tích luỹ trong lịch sử

Đào tạo sau đại học tạo cho người học có được kiến thức, kỹ năng và thái độ

phù hợp với sự phát triển xã hội và môi trường nghề nghiệp Vai trò của đảo tạo

sau đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất, Đào tạo sau đại học góp phần tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn kỹ thuật cao, một trong những, yếu tố quyết định tăng trưởng kinh

tế và phát triển bền vững

Các học thuyết phát triển kinh tế từ trước cho đến nay cơ bản đều thống nhất quan điểm cho rằng để phát triển kinh tế, xã hội cần có ba nguồn lực cơ

bản: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tài chính Vị trí của các

nguồn lực này thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội Trong nền kinh tế

- nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò cơ bản, quyết định mức sản

Trang 12

E quá trình chuyển sang nền kinh té tri thức, nguồn lực

nhiên, của cải vật chất, tiền vốn vẫn đóng vai trò quan trọng,

nhưng vai trò quyết định sẽ thuộc về nguồn vốn con người - nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì thế, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nhân lực

Theo các chuyên gia của ƯNDP, các nhân tố đó là: giáo dục - đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm; và sự giải phóng con người Năm nhân tố

trên có khả năng tạo ra những giá trị cho sự phát triển nguồn nhân lực, chúng

gắn bó với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó, giáo dục - đào tạo là cơ sở

của các nhân tố khác Bởi lẽ, giáo dục là điều kiện thiết yếu để cải thiện sức

khoẻ và đình dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng, cải thiện lao động và để duy trì sự đáp ứng về kinh tế — chính trị nhằm giải

phóng con người Vì lẽ đó, đào tạo sau đại học được xem như là sự phát triển

nguồn nhân lực ở trình độ cao, là điều kiện không thể thiếu nhằm hình thành

nguồn vốn con người có chất lượng

Đào tạo sau đại học còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng

cao trình độ và khả năng thành thạo của người lao động Tức là góp phần tăng năng suất lao động Mức độ ảnh hưởng của đào tạo sau đại học đối với năng

suất lao động được tính bằng cách so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của một

cá nhân làm ra trong cùng một đơn vị thời gian trước và sau khi cá nhân đó trải qua một khoá đào tạo với chỉ phí của khoá đào tạo đó Kết quả này được gọi là

tỷ suất lợi nhuận xã hội khi đầu tư vào giáo dục Theo tính toán của các nhà kinh tế học, tỷ suất lợi nhuận của xã hội đầu tư cho giáo dục vào khoảng 8 -

10%, cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của xã hội đầu tư cho các lĩnh

Trang 13

còn được coi là nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh và

:Khác với vốn vật chất, vốn con người khi được sử dụng sẽ tích luỹ

ngày càng nhiều kinh nghiệm, trí thức Vì thế, đào tạo sau đại học không ngừng,

làm gia tăng giá trị và có đóng góp ngày càng lớn hơn đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia

Thứ hai, Đào tạo sau đại học mở rộng khả năng thích ứng nguồn nhân lực với thị trường lao động Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thị trường lao động trở nên năng

động hơn bao giờ hết Nhiều ngành nghề bị mit đi và thay vào đó là những, ngành nghề mới, với yêu cầu cao hơn về trình độ Điều kiện tham gia vào thị

trường lao động nhiều hơn và khắt khe hơn Trong bối cảnh đó, người lao động cần được đào tạo ở trình độ cao và luôn được đảo tạo lại nhằm hình thành năng lực thích ứng với sự vận động không ngừng của thị trường, Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học Schultz, T.W, Mincer, J và các chuyên gia của ngân hàng thế giới đã khẳng định những lao động được đào tạo ở trình độ cao có khả năng thích ứng nhanh và có hiệu quả hơn với sự biến động của thị trường lao động, với mức lương họ nhận được cũng cao hơn so với lao động phổ thông

Thứ ba, Đào tạo sau đại học góp phần tạo lập sự công, bằng trong xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội

Bên cạnh xoá đói, giảm nghèo, đào tạo sau đại học còn góp phan tạo lập một xã hội công bằng hơn Đào tạo sau đại học mang lại các kỹ năng, kiến thức

và quan điểm nhận thức xã hội ở tầm cao, đó chính là những nhân tố quyết định

nâng cao khả năng tham gia vào thị trường lao động của lực lượng lao động

nghèo điều đó vừa góp phần giải quyết việc làm vừa tăng thu nhập cho người nghèo từ đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Ngoài ra giáo dục và y tế luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Những người được giáo dục ở trình độ

Trang 14

y tế đối với sức khoẻ nói chung là tốt hơn Có một

ú rằng, tuổi thọ trung bình của người dân sống ở nước giàu thường

cao hơn nước nghèo

1.1.2 Đặc trung cơ bản của đào tạo sau đại học

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005

về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, với mục

tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất

công nghiệp hoá, lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệt

hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Những định hướng trên của Đảng và Nhà nước cho thấy tầm quan trọng của giáo duc - dao tạo nói chung và GDPH và SĐH nói riêng

'Vào năm 1968, GDĐH được tổ chức Văn hoá - Giáo dục - Xã hội của Liên

Hợp quốc (gọi tắt là UNESCO) quan niệm như là “giáo đực bậc ba” trong hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước Hội nghị tại Pari tháng, 10/1998, nhất

trí: “Tất cả các loại hình học tập, đào tạo hoặc đào tạo cho nghiên cứu được đảm bảo ở trình độ sau trung học bởi một cơ sở đại học hoặc được những nhà

chức trách có thẩm quyền công nhận như một cơ sở đại học” Đặc điểm của đào tạo sau đại học hiện nay là:

Thứ nhất, Đào tạo sau đại học là đào tạo ở bậc cao hơn so với đào tạo đại học (xác định của ƯNESCO) Đây là quá trình phát triển về chất và về lượng

nhằm đào tạo những người có tư duy và nhận thức tổng quan, có khả năng tô chức, quản lý và điều hành một nhóm người cùng làm việc Những người này thường được gọi là "lãnh đạo"

Thứ hai, Đào tạo sau đại học đã mang tính toàn cầu, không còn giới hạn

Trang 15

đại học luôn gắn với đào tạo day nghề Mỗi trường

đào tạo những ngành nghề cụ thé nhất định Danh mục ngành nghề

đào tạo ấy không cố định, khép kín, luôn thay đổi, mở theo yêu cầu của đời

sống xã hội Đây là xu thế của thể giới, Việt Nam chưa làm được điều này, còn

dạy theo kiểu Academic nặng về lý thuyết chung, rất kém về thực hành nghề

Thứ tư, Đào tạo sau đại học luôn song hành cùng nghiên cứu khoa học Không nghiên cứu khoa học nghiêm túc không phải và không còn là đào tạo sau đại học

Thứ năm, Đào tạo sau đại học mang đậm tính dân tộc, đồng thời cũng

mang đậm tính quốc tế Nó là đỉnh cao của tri thức quốc gia; là cửa ngõ để văn hoá, khoa học kỹ thuật quốc gia đến với thé giới và thế giới đến với quốc gia

1.1.3 Các loại hình đào tạo sau đại học

* Xét theo trình độ đào tạo, đào tạo sau đại học gồm: Đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với

người có bằng tốt nghiệp đại học;

~ Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người

có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ

Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình 46 tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 38, luật Giáo dục năm 2008)

* Xét theo phương thức đào tạo: có đào tạo tập trung và đảo tạo không

tập trung

* Xét theo hình thức sở hữu: các cơ sở đào tạo sau đại học công lập và các cơ sở đào tạo sau đại học ngồi cơng lập (dân lập, tư thục)

+ Trường đại học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở

Trang 16

lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động

+ Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội ~ nghề

nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài NSNN

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được

thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo

dục Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ

thống giáo dục quốc dân (Điều 48, luật Giáo dục 2005)

Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sap

nhập, chia, tách, giải thể đối với trường đại học do Thủ tướng, Chính phủ quyết định (Điều 51, luật Giáo dục 2005)

* Xét theo cấp quản lý: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Đại học công lập

khác, Đại học dân lập, Đại học tư thục

* Xét theo phạm vi đào tạo sau đại học: Đào tạo sau đại học ở trong nước và đào tạo sau đại học ở nước ngoài

1.2 Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với

quản lý và đào tạo sau đại học

1.2.1 Toàn cầu hoá: khái niệm và nội dung

"Tồn cầu hố là sự hội nhập của các nền kinh tế trên toàn thế giới thông qua thương mại, các hiệp định thương mại, tài chính, các mạng thông tin và sự

di chuyển của con người và tri thức giữa các dân tộc Quốc tế hoá cũng chính là những hoạt động như vậy diễn ra giữa hai hay nhiều hơn các quốc gia dân tộc, song không nhất thiết bao hàm một cách nhìn toàn cầu"

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Toàn cầu hóa trong giao dịch thương mai

Trang 17

hod hoạt động tài chính

Tồn cầu hố trong văn hóa và giáo dục đào tạo

1.2.2 Tác động của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế đối với quản lý và

đào tạo sau đại học

'Toàn cầu hoá, với những cơ hội và thách thức mà nó đem lại, tác động trực

tiếp tới giáo dục - đào tạo xét về tất cả các mặt nội dung chương trình, hình thức

và phương pháp đào tạo, tổ chức va quan lý Điều này được thể hiên trên các khía cạnh sau:

1.2.2.1 Toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế trong đào tạo

Toàn cầu hoá / quốc tế hoá tác động đến đào tạo đại học nói chưng và sau

đại học nói riêng thể hiện rõ rệt nhất thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở đào tạo Vì vậy, dưới đây chúng ta sẽ xem xét các hoạt động hợp

tác quốc tế hết sức đa dạng này đã và đang đổi mới như thế nào cùng với tiền

trình tồn cầu hố

* Trao đổi học viên

Hình thức quốc tế hoá đào tạo quen thuộc nhất là gửi học viên ra nước

ngoài học tập và tiếp nhận học viên nước ngoài vào trong nước đào tạo Trong

bối cảnh tồn cầu hố, càng ngày người ta càng thấy rằng biện pháp hữu hiệu nhất để chuẩn bị cho các học viên bước vào cuộc sống nghề nghiệp trong một môi trường ngày càng mang tính chất quốc tế cao hơn là tạo cơ hội để học viên

có dịp sống và học tập ở nước ngoài Các lợi ích về giáo dục và xã hội như tiếp thu hiểu biết và kiến thức mới về đa văn hố, hồn thiện ngoại ngữ (nhất là

tiếng Anh), thiết lập các quan hệ quốc tế về nghề nghiệp hay cá nhân, làm quen

với các quốc gia và các nền văn hoá khác đang rất được các cơ sở đảo tạo chú

trọng, đặc biệt là các cơ sở đào tạo sau đại học về kinh tế

Theo thống kê của UNESCO, số sinh viên du học nước ngoài trong vòng

Trang 18

'Nănï 1994 -1995, con số này đã đạt 1,5 triệu, (Theo số kê của 50 nước chủ nhà tiếp nhận đông nhất) Riêng nước Mỹ tiếp

nhận gần 1/3 số sinh viên nước ngoài (khoảng 500.000) Đặc biệt, sinh viên từ các nước Châu Á chiếm tới 3/5 (khoảng 291.000) số sinh viên nước ngoài ở Mỹ

(con s6 sinh viên châu á theo học ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu chỉ

bằng một nửa - khoảng 170.500) Úc cũng là quốc gia thu hút sinh viên nước

ngoài rất manh: chỉ trong vòng 10 năm gần đây con số này đã tăng gấp ba Quốc

gia này là một điển hình về chính sách hướng kinh doanh đối với sinh viên nước

ngoài Các trường đại học của Úc cam kết tiếp nhận sinh viên nước ngoài và

tham gia vào các chương trình quảng bá được tổ chức ở cấp quốc gia và triển

khai khắp thé giới Chính phủ Úc coi giáo dục là ngành công nghiệp xuất khẩu

tăng trưởng nhanh nhất (cho thu nhập khoảng 3,5 tỷ USD năm 2000) Vào cuối

những năm 1990 vừa qua, ở Úc có tới 143.000 sinh viên tự đóng hoàn toàn học phí, trong đó 54.000 là sinh viên đại học và sau đại học

Đề nâng cao tính quốc tế, nhiều chương trình đào tạo cao học về kinh tế

quy định tỷ lệ nếu có hoặc thậm chí bắt buộc của học viên nước ngoài Ví dụ, ở

Pháp tỷ lệ này là 20% đối với một số chương trình Master của Trường Quản trị

kinh doanh châu Âu ESCP - EAP và Học viện Thương mại Cao cấp HEC (riêng,

chương trình Master về Quản lý và Dự án Quốc tế của ESCP - EAP trong hai

năm gần đây số học viên nước ngoài chiếm tới trên 40% Tại Harvard Business

School, 33% số học viên MBA không phải là quốc tịch Mỹ Tại UCLA ‘Andreson School of Management, con số nay là 24%, còn & London Business

School, 21% học viên MBA không mang quốc tịch Anh

* Trao đổi giang viên và cán bộ nghiên cứu

Sau trao đổi học viên, trao đổi giảng viên và có thể coi là hình thức quốc tế

hoá quan trọng thứ hai trong đảo tạo đại học và sau đai học Tại nhiều khu vực

Trang 19

được thực hiện trong khuôn khổ của các mạng này,

hội thảo, semina chuyên đề, các dự án nghiên cứu hợp tác

Vi dy, các mạng nghiên cứu PEP (Nghèo đói và chính sách Kinh tế) và MIMAP (Tác động ở cắp Vi mô của các chính sách Kinh tế và Điều chỉnh ở cấp

'Vĩ mô) do Cơ quan Nghiên cứu phát triển Quốc tế ([DRC) của Canada tài trợ,

các mạng nghiên cứu về kinh tế Phát triển (Economic of Development), về hoạt động Doanh nghiệp (Entrepreneuriat) do Tổ chức các trường Đại học sử dụng tiếng Pháp (AUF) tài trợ, hiện đang tập hợp các giảng viên và các nhà nghiên cứu về kinh tế của hàng chục quốc gia trên khắp thế giới tham gia Ngoài ra, sự cạnh tranh của các hãng khàng không trong điều kiện tồn cầu hố đã làm chỉ phí đi lại những năm gần đây giảm đi đáng kể, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình trao đổi này

Cũng cần nhắc đến ở đây tình trạng chảy máu chất xám mà các nước đang

phát triển, nhất là các nước Châu Phi (do bat ồn chính trị và trình độ kinh tế - xã

hội thấp) và gần đây là các nước Đông Âu, đang phải đối mặt Thậm chí nhiều

người còn cho rằng việc các giáo sư vàcác nhà khoa học có trình độ của các

nước đang phát triển bị thu hút về các nước phát triển, các trung tâm nghiên cứu toàn cầu dường như đang hình thành một thị trường chất xám toàn cầu, chứ không đơn thuần là biểu hiện của quá trình quốc tế hoá đào tạo cao học trên quy

mô toàn thế giới

* Quốc tế hoá nội dung chương trình đào tạo

'Việc quốc tế hoá nội dung chương trình đào tạo được tiến hành qua nhiều

hình thức khác nhau như:

+ Lồng ghép vào các môn đã có hoặc đưa vào chương trình đào tạo các môn bắt buộc hoặc tuỳ chọn về ngoại ngữ, văn hoá, chính trị, luật pháp, môi trường kinh doanh ở nước ngoài

Trang 20

` mở hẳn chuyên ngành đào tạo "Tồn cầu hố và giáo như ở Viện Quốc tế và Phát triển Giáo dục (IIED) thuộc Đại học tổng hợp Sydney, Úc

+ Bế trí các đợt học tập hay thực tập, tham qua khảo sát ở nước ngoài, coi

đây là một phần của chương trình đào tạo

+ Hợp tác với các trường đối tác nước ngoài thiết kế chương trình theo

phương thức kết nói, một thời gian dao tao trong nước, một thời gian đào atạo ở

nước ngoài Các chương trình này có thể đưa đến việc hai bên đồng cấp bằng

thông qua các thủ tục công nhân tương đương (như dự án Việt Nam - Hà Lan hay dự án Việt Bi, chương trình đào tạo cử nhân Việt Úc được thực hiện tại trường đại học kinh tế quốc dân với các đối tác nước ngồi)

Quốc tế hố nội dung chương trình đào tạo là nhằm đáp ứng nhu cầu cung

cấp cho thị trường lao động những người có khả năng làm việc có hiệu quả

trong một môi trường mang tính quốc tế Đồng thời, trong, nhiều trường hợp, đây cũng là đòi hỏi của các tổ chức chuyên môn quốc tế; các trường muốn trở thành thành viên của các tỏo chức này hoặc được các tổ chức này công nhận bằng, thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về nội dung, quản lý chất lượng, cơ sở vật chất Các tổ chức như OECD và WTO cũng ngày càng quan tâm đến

các tiêu chuẩn về giáo dục - đào tạo, và trong các hiệp ước quốc tế thường có

điều khoản về công nhận tương đương bằng hoặc xác nhận có thể trao đổi

chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan * Công nhận tương đương

Như trên đã nêu, việc công nhận tương đương giữa các chương trình, bằng

cấp là không thể thiếu được trong quá trình quốc tế hoá đào tạo Cải cách về

bằng cấp cao học ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu nói chung, ở Pháp (chuyển sang hệ thống 3 cấp: Tốt nghiệp phổ thông 3 năm (Đại học) + 2 năm (master) + 3 năm (Tiến sỹ) và ở các nước Đông Âu là một ví dụ điển hình,

Trang 21

tạo của Châu Âu (EQUIS) và Hệ thống Chuyển đổi

Âu ŒCTS) đóng vai trò cốt lõi trong quá trình cải cách này Cần

nhắn mạnh rằng trong khi thẳm định các chương trình đào tạo sau đại học để có

thể công nhận bằng tương đương, EQUIS không chỉ xem xét nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo mà cần quan tâm cả đến cơ sở hạ tầng, phòng học và phòng làm việc, trang thiết bị (nhất là phương tiện công nghệ thông tỉn và

truyền thông), thư viện Quá trình thẩm định thường kéo dài 2 năm Ở Pháp hiện nay trong số hơn 150 cơ sở đào tạo MBA mới chỉ có hơn 10 cơ sở được sự công nhận của EQUIS

* Hội nhập chiến lược và định chế trong hợp tác quốc tế

Kright (1999) tổng kết các hoạt động và cơ chế này theo hai mảng lớn như sau, gọi là các chiến lược về chương trình và các chiến lược về tổ chức

Các chiến lược về chương trình đối với hoạt động quốc tế hoá

* Các chương trình khoa học ~ Trao đổi học viên

~ Học tiếng nước ngoài ~ Quốc tế hố nội dung

- Các mơn học theo khu vực và theo chuyên đề

- Học tập/làm việc ở nước ngoài ~ Học viên quốc tế

- Quy trình giảng dạy và học tập

~ Các chương trình hợp tác và bằng đôi ~ Thực hành đa văn hoá

- Trao đổi giảng viên và nhân viên ~ Các giảng viên và chuyên gia mời

Trang 22

ø trình khoá học với nghiên cứu, thực tập và tư

* Cộng tác nghiên cứu và học thuật

~ Các trung tâm khu vực hoặc chuyên ngành

~ Các đề tài nghiên cứu hợp tác

- Hội thảo và xemina quốc tế - Ân phẩm

~ Các hợp đồng/thoả thuận quốc tế về nghiên cứu

~ Trao đổi cán bộ nghiên cứu

~ Các đối tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác

- Phối hợp giữa nghiên cứu, nội dung và phương pháp giảng dạy * Quan hệ và các dịch vụ đối ngoại (trong va ngoài nước)

- Đối tác cộng đồng và các dự án với các tổ chức xã hội (phi chính phủ) hoặc các công ty tư nhân - Dịch vụ cộng đồng ~ Làm việc tại các dự án liên văn hoá ~ Các dự án hỗ trợ phát triển quốc tế ~ Các chương trình đào tạo ở nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng/ hợp đồng

~ Các chỉ nhánh (cơ sở) đào tạo ở nước ngoài và đào tạo từ xa

- Kết nối giữa các dự án phát triển và các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

~ Tham gia các mạng quốc tế

~ Các chương trình phát triển mạng lưới cựu học viên ở nước ngoài * Các hoạt động ngoài chương trình

Trang 23

tế, giao lưu văn hoá

"hệ với các nhóm văn hoá cộng đồng

~ Các chương trình thử nghiệm

- Hệ thống hỗ trợ xã hội, văn hoá và khu vực

Các chiến lược về tổ chức nhằm định chế hoá các hoại động quốc tế hoá

* Cấp lãnh đạo

~ Cam kết rõ ràng từ phía các cấp lãnh đạo có thẳm quyền

- Sự tham gia tích cực của đội ngũ giảng viên và cán bộ công nhân viên

~ Thông tin tuyên truyền về nhu cầu và mục tiêu của quốc tế hoá

- Sự công nhận về tính chất quốc tế của các cơ quan (chương trình đào tạo)

trong các tài liệu pháp lý chính thức, như quy định về chức năng nhiệm vụ trong

quyết định thành lập * Cấp tác nghiệp:

- Đưa tính chất quốc tế vào các kế hoạch hoạt động, ngân sách và hệ thống, quản lý chất lượng của các cơ sở đào tạo

- Cơ cấu tổ chức thích hợp

- Hệ thống giao tiếp (hình thức và phi hình thức) để liên hệ và có người

điều phối

- Cân đối giữa các hoạt động tập trung và phi tập trung quốc tế hoá - Hệ thống phân bổ nguồn lực và hỗ trợ đào tạo chính thích hợp

* Các dịch vụ hỗ trợ

- Hỗ trợ từ phía các bộ phận dịch vụ của trường như đăng ký tiếp nhân, ký túc xá, tín dụng, thư viện

- Dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế hoặc tư vấn, hỗ trợ sinh viên đi học nước

ngoài (tìm nhà ở, chọn chương trình, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá dân tộc )

* Phát triển nguồn nhân lực

Trang 24

cho phép tổ chức lại lực lượng chuyên gia quốc tế ~ Các chính sách khuyến khích và khen thưởng những người có đóng góp tích cực cho quá trình quốc tế hoá

~ Các hoạt động phát triển chuyên môn cho giảng viên và cán bộ công nhân viên

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ công nhân viên di công tác nước ngoài

* Các mạng đại học

Hình thức hợp tác đa phương này, với nhiều ưu việt của nó so với hợp tác

song phương, đang rắt phát triển trong những năm gần đây Phổ biến nhất là các

thoả thuận hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên và học viên, và công nhận tương, đương (tín chỉ hoặc cắp bằng) giữa các trường đại học với nhau Liên minh Giáo dục Đa quốc gia Toàn cầu (Global Allianee For Transnational Education -

GATE), một tổ chức quốc tế quan trọng liên kết giới kinh doanh, các trường đại

học và các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng, cấp tín chỉ và

bằng cắp về đào tạo quốc tế, phân biệt ba dạng thoả htuận giữa các trường đại

học là "đại Iy" (“franchising”), "Kết nghĩa" ("Twinning") và "nối khớp” (°articulation") Thoả thuận đại Jý là khi một trường đại học À đồng ý để một

trường đại học khác B ở nước ngoài tiến hành một số chương trình, môn học và cấp bằng của mình theo những điều kiện do hai bên quy ước với nhau; chương trình hoàn toàn đo trường A thiết kế xây dựng, nhưng do trường B tổ chức thực hiện Thoả thuận kết nghĩa là khi các trường đại học của nhiều nước khác nhau

Trang 25

c đối tác công nhận tương đương, trong khi các môn

thiết phải do cả hai bên cùng xây dựng

Ngoài ra, người ta cũng bắt đầu thấy xuất hiện các liên kết đại học xuyên

quéc gia (Transactional Merger of Institutions)

* Quốc tế hoá và vấn đề quan lý chất lượng đào tao

Quản lý chất lượng đào tạo đang là vấn đề bức xúc của hầu hết các quốc

gia trên thế giới, nhất là trong điều kiện tồn cầu hố hiện nay, khi mà ở nhiều

nước nguồn lực của các cơ sở đào tạo không cho phép đáp ứng nổi toàn bộ nhu cầu to lớn của xã hội, sự tham gia ngày cảng tăng của khu vực tư nhân với định hướng lợi nhuận trong giáo dục - đào tạo

~ Mối quan hệ giữa quốc tế hoá vào việc cải tiến chất lượng đào tạo sau đại học có thể được xem xét theo ba góc độ:

+ Đồng góp của quốc tế hoá vào việc cải tiến chất lượng của đào tạo: + Chất lượng của chính quá trình quốc tế hoá;

+ Khía cạnh quốc tế của các hệ thống và cơ chế quản lý chất lượng trong

đào tạo sau đại học

'Ta thấy hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế về quản lý chất lượng đào tạo

cao học như Council for Higher Edueaton Accreditation (CHEA, Mỹ), EQUIS(EU), Intemational Network of Quality Qssuarance Agencies in Higher

Education Vấn đề là các hệ thống quản lý chất lượng này còn khác nhau một

cách đáng kể Trước hết là khác nhau về chính khái niệm chất lượng là cơ sở đề

các hệ thống này hoạt động Green (1994) phân biệt các khái niệm sau đây về chất lượng: chất lượng như là sự phân biệt, như là sự phù hợp với các chuẩn mực đã định, như là sự tương hợp với mục đích hoặc hiệu quả đạt được các mục tiêu của cơ sở đào tạo, và như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Chức năng của các hệ thống quản jÿ chất lượng cũng như khác nhau: có thé là để thông

qua các phản hồi nhận được giúp cấp có thẩm quyền của tổ chức đào tạo cải tiến

LA Lung

Trang 26

và thiết kế chương trình, là trách nhiệm bảo vệ lợi

và bão đảm sử dụng đúng mục đích nguồn ngân sách chính phủ,

để cung cấp thông tin xác thực và rộng rãi, và cuối cùng là để sắp xếp hệ thống,

đào tạo cao học thông qua các chỉ số chất lượng về nguồn nhân lực và kế hoạch hoá

Tuy nhiên, với tiến trình phát triển hợp tác quốc tế như hiện nay, người ta

đang kỳ vọng một sự hội tụ về khái niệm cũng như chức năng, phương pháp và hoạt động của các tổ chức quốc tế về quản lý chất lượng này Về quản lý chất

lượng quá trình quốc tế hoá của một cơ sở đảo tạo, các chuyên gia cho rằng cần

bao gòm các mảng sau đây:

+ Đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu: phân công giảng dạy và trao

đổi với nước ngoài, hợp tác xây dựng chương trình môn học, các môn học tăng

cường, trường hè:

+ Học viên: các chương trình trao đổi có tổ chức hoặc do cá nhân, gửi đi

học nước ngoài và tiếp nhận học viên quốc tế;

+ Các yếu tố so sánh môn học và chương trình môn học: yếu tố khu vực và

quốc tế, ngoại ngữ, đào tạo từ xa, sử dụng các công, nghệ mới;

+ Cấp bằng (hay chứng chỉ), công nhận và đánh giá: các chương trình hợp tác/bằng đôi thoả thuận chuyển đổi tín chỉ, công nhận tương đương, thoả thuận đánh giá;

+ Lãnh đạo và quản lý: cơ cấu ra quyết định, văn phòng quốc tế, đội ngũ hoạt động quốc tế ở cắp khoa, tuyển chọn, khuyến khích và phát triển đội ngũ, tham gia các mạng quốc tế, trao đổi nhân viên, quản lý nguồn lực, dịch vụ thông,

tin và tư vấn, các thủ tục đánh giá và cơ sở hạ tầng

Đây chính là các mảng hoạt động đang được bám sát trong các hệ thống

Trang 27

die cong nghé méi đối với tiến trình quốc tổ hoá: Cuộc

của các nhà cung cắp dịch vụ đào tạo trên mạng

Vai trò của các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tỉn và truyền

thông, đối với tiến trình quốc tế hoá đào tạo đã được đề cập ở các phần trên

Internet cho phép thực hiện hàng loạt các dịch vụ đào tạo trên mạng như: cơ sở dữ liệu theo đối quá trình học tập của sinh viên; các trang web giới thiệu các chương trình đào tạo ở nước ngoài, bao gồm cả các thông tin chỉ tiết về các

môn học và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nhận đề bài và nộp bài làm, hoặc trao đổi

gu hỗ trợ các giờ lên

với giáo viên bộ môn, thay hướng dẫn qua e-mail;

lớp cho phép tiết kiệm thời gian và rất tiện lợi Cả các chương trình đào tạo từ

xa, nhất là đối với các môn học cơ bản, đã được chuẩn hoá, và các đề tài nghiên

cứu hợp tác, đều có thể khai thác thế mạnh này của Internet

Số các chương trình đào tạo trên mạng đặc biệt tăng nhanh trong những

năm gần đây Các nhà cung cấp dịch vụ lớn trong lĩnh vực này là University

(Canada), University Virtuelle (AUF) Trong khi đó, có thể nói tất cả các

trường đại học lớn trên thể giới đều có các chương trình đào tạo toàn phần hoặc

một phần trên mạng

1.2.2.2 Tồn cầu hố và chương trình đào tạo cao học

Có thể nói trong các chương trình đào tạo sau đại học về kinh tế, tài chính và quân trị kinh doanh, trong đó chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh MBA (Master of Business Administration) chiu tac dng trye tiép va manh mẽ nhất của quá trình toàn cầu hoá Mới đây, London Business School (LBS) đã tiến hành một cuộc điều tra qua phỏng, vấn hơn 100 giám đốc điều hành của các doanh nghiệp toàn cầu tại hơn 20 quốc gia khác nhau, để biết các doanh nghiệp này mong muốn gì ở các chương trình MBA và Thạc sỹ QTKD thời này, trong bồi cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng Dưới

đây là ví dụ về kết quả cuộc điều tra đang rất được dư luận chú ý, qua đó góp

Trang 28

4hể định hướng cho các chương trình MBA đang được

" Việt Nam

* Các doanh nghiệp muốn gì?

- Trước hết các giám đốc doanh nghiệp đều khẳng định các chương trình

MBA cần phải mang tính toàn cầu hơn cả về nội dung và hình thức đảo tạo Điều này là rõ ràng, khi mà như chúng ta đã thấy ở các phan trước, không chỉ

thương mại ngày nay có quy mơ tồn cầu, mà các doanh nghiệp cũng trở thành

toàn cầu Tuy nhiên, nhiều chương trình MBA trên thế giới còn rất hạn chế về

mặt này

- Thứ hai, các chương trình đào tạo về QTKD phải là đa ngành Hiện tại, các chương trình QTKD thường nặng về giảng dạy các môn riêng biệt theo các chức năng quản lý, trong khi thực tế kinh doanh ngày càng đòi hỏi phải làm việc với những êkíp đa chức năng và các dự án liên ngành

- Thông điệp thứ ba từ phía các doanh nghiệp là đào tạo QTKD phải vượt xa hơn là truyền đạt các kiến thức lý thuyết, để đến với áp dụng các kiến thức thực tiễn Các trường học kinh doanh theo truyền thống là nơi hấp thụ thông tin và kiến thức, nhưng giờ đây chương trình đào tạo sẽ phải mang tính ứng dụng và hướng hành động nhiều hơn

* Kinh doanh toàn cầu đòi hỏi những năng lực gì?

Cuộc điều tra cho thấy một người làm quản lý kinh doanh trong môi

trường tồn cầu hố cần có những năng lực sau đây:

~ Kiến thức là cơ sở của năng lực kinh doanh toàn cầu và có được qua kinh nghiệm và học hành Khi tuyển các thạc sỹ quản trị kinh doanh vào làm việc hầu

hết các doanh nghiệp cho rằng họ đã được trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết như: Kinh tế vĩ mơ tồn cầu; Tài chính toàn cầu; Chiến lược toàn cầu; Cơ cấu và động thái tổ chức; Kinh tế vi mô cạnh tranh; Khoa học ra quyết định; Marketing

Trang 29

đã từng trải qua thực tế, hình thành qua nhiều lần áp

„Trong quản lý, kỹ năng bao gồm ra quyết định, quản lý chất

lượng và nhạy cảm văn hoá Muốn thế nhà quản lý cần có kiến thức về quản lý

sự khác biệt văn hoá; xử lý sự mập mờ, bắt định và nghịch lý; Ra quyết định; chịu trách nhiệm; Quản lý chất lượng; Quản lý dự án; Khả năng, biến phức tạp

thành đơn giản; Kỹ năng trình bày; Lắng nghe và quan sát, Công tác và làm

việc trong mạng; Xây dựng và làm việc theo nhóm; Đánh giá được tài năng; Kỹ năng quan hệ/ cho phản hồi

- Phẩm chất có thể hiểu là các giá trị, đặc điểm cá nhân, hoặc các ứng xử

mang tính lãnh đạo Các phẩm chất này thường hình thành sau một giai đoạn nhất định trong thăng tiến nghề nghiệp Người quản lý cần có những phẩm chất sau: Chính trực cứng rắn; Hiểu biết về thế giới; Thành công nhờ thay đổi; óc phán xét và cảm tính; đòi hỏi những điều xuất sắc; Kiên trì và nhẫn nại; Tính thích ứng và phản ứng; Say mê và thuyết thục; Tò mò và sáng tạo; Tự biết về mình; Tự tin để lôi kéo người khác; Tràn đầy nhiệt huyết để động viên và truyền năng lượng; ham học hỏi và hướng dẫn

Kinh doanh luôn là hướng hành động, và kỹ năng luôn là cơ sở trong thực tế quản lý Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo thường cho rằng hình thành kỹ năng là trách nhiệm của các công ty và cá nhân Quan điểm này hiện nay không còn thích hợp nữa Các kỹ năng đòi hỏi đối với một nhà kinh doanh đã trở nên toàn cầu và phức tạp, và vì thế phải được đào tạo chuyên nghiệp hơn là đột xuất Các trường quản trị kinh doanh có thể và cần phải xây dựng cho học viên một số các kỹ năng chung như làm việc theo nhóm, quản lý dự án, quản lý chất lượng, và đánh giá tài năng,

Lãnh đạo kinh doanh đòi hỏi các phẩm chất như tính thẳng thắn, chính trực, tự tin, tờ mò và say mê đối với những điều xuất sắc Đặc biệt, phẩm chất

được các giám đốc nhắc đến nhiều nhất trong phỏng vấn là tính thẳng thắn

Trang 30

luôn luôn trung thực với những giá trị được thể hiện ra còn là sự phán xét và cảm tính

Cũng phải nói rằng, việc xây dựng và phát triển các phẩm chất này trước

đây vẫn được coi là chủ đề của các nhà di truyền học, nhưng ngày nay phải là

nhiệm vụ của các chương trình đào tạo QTKD

Các kết quả điều tra trên đây của LBS đang đặt ra những thách thức đối với các chương trình MBA nói riêng và các cơ sở đào tạo về QTKD nói chung Ngay cả đối với các trường danh tiếng trên thế giới như Harvard Business

School, nơi mà các học viên MBA nghiên cứu và chuẩn bị tới trên 500 trạng,

huống trong suốt thời gian học, người ta cũng đang tự hỏi phần lớn các nghiên

cứu trạng huống này được xây dựng nhằm mục đích giảng dạy tại trường, tốn nhiều thời gian, hướng tới cá nhân học viên, và quá đặc thủ để có thể áp dung

rộng rãi Hơn nữa, nội dung và triển vọng của các trạng huống này thường

khơng đủ tính tồn cầu Mặc dù Harvard sản xuất mỗi năm khoảng 750 trang

huống kinh doanh mới, nhưng các trạng huồng vẫn tập trung vào các thách thức

đối với các công ty phương Tây kinh doanh ở châu á, hoặc đạy các sinh viên

phương Tây về văn hoá kinh doanh châu á, và vẫn thiếu vắng các trạng huống

riêng về các công ty châu Á

Chúng ta hy vọng rằng, các cơ sở đào tạo quản trị kinh doanh, với sự năng, động vốn có, sẽ có thể nhanh chóng thay đổi để đáp ứng những đòi ohi mới nêu trên của thị trường kinh đoanh toàn cầu

1.3 Đào tạo sau đại học trong bối cảnh quốc tế hoá và hội nhập

Quá trình quốc tế hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới hệ thống giáo dục thế giới và các quốc gia riêng lẻ, từ đó đã

hình thành số đặc điểm cơ bản của đào tạo sau đại học của các nước:

Thứ nhất: Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo có xu hướng

thay đổi rõ nét Đặc điểm dễ nhận thấy là xuất hiện sự nhất thẻ hoá trong đào

Trang 31

thống nhất và tương đối giống nhau: các trường

đang phát triển thường tham khảo các chương trình đào tạo

tác nước công nghiệp tiên tiến và coi đó là chuẩn mực để xây dựng các điều chỉnh chương trình của mình Cũng như thế, nhiều nội dung giảng dạy và giáo

trình của các nước tư bản tiên tiến được các nước đang phát triển sử dụng, để giảng dạy trong các trường đại học

Thứ hai: Trước những thay đổi và điều chỉnh mang tính chuẩn hoá quôc stế trong chương trình và nội đung đào tạo đã dẫn tới những thay đổi trong việc cơ cấu các nguồn lực trong các trường đại học: Đội ngũ giảng viên được cơ cấu lại cho phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo, các hướng nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác đào tạo cũng được điều chỉnh và cơ cấu lại Thậm chí những thay đổi trong phương pháp đào tạo đã đặt ra những yêu cầu

mới trong việc thiết kế và xây dựng mới hệ thống giảng đường và phòng học

hiện đại

Thứ ba: Khác với những quan niệm trước đây, ngày nay trong, bối cảnh quốc tế hoá, giáo dục và đào tạo sau đại học không còn thuần tuý là loại hoạt động thuộc dịch vụ công cộng, đào tạo đã chứa đựng tính kinh doanh thương mại Do đó, nó mang đính cạnh tranh ngay càng mạnh mẽ khi cấp độ hội nhập của một quốc gỉ ngày càng cao Do đó tạo sau đại học đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh và cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ nên các trường đại học hướng tới việc xác định rõ sứ mạng và kế hoạch hành động, để phát triển hình ảnh của nhà trường ra công chúng và quốc tế Trong đó, một trong các hoạt động sôi động nhất hiện nay là marketing dao tao

Thứ tư: Các chương trình đào tạo sau đại học, đặc biệt là chương trình đào tạo MBA đã nhanh chóng chuyển hướng tới đào tạo nguồn lực đáp ứng thị trường lao động trong nước và quốc tế, các nội dung đảo tạo ngày càng gần sát với thực tiễn kinh doanh và chuyển sang hướng tăng cường thực hành công tác

Trang 32

tế mở ra nhiêu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đào

đại học trong nước và quốc tế: các hướng hợp tác trong đào

thống qua nhiều hình thức như phối hợp cùng đào tạo, công nhận trình độ của nhau, trao đổi giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên Qua trao đổi và

Trang 33

Chương 2

'THỰC TRẠNG TÔ CHỨC QUẢN LÝ

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

2.1 Quá trình phát triển đào tạo sau đại học Việt Nam nói chung và ở Học viện Tài chính nói riêng

Đào tạo nguồn nhân lực sau đại học có trình độ cao đã được Đảng và nhà nước quan tâm từ rất sớm Ngay trong những năm tháng đất nước còn đang có chiến tranh chống Mỹ (trước năm 1975), nhà nước đã cử hàng trăm lượt người ra nước ngoài học tập và nghiên cứu, trong đó đa iôs là các cán bộ nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học, các viện nghiên cứu và cán bộ quản lý thuộc

các bộ, ban ngành Trung ương và một số thành phố lớn Sau khi đất nước thống

nhất để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo ở cấp đại học, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học lại càng được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa Số lượng CS được nhà nước cử đi học ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu mỗi năm một tăng Nhiều người sau khi tốt nghiệp phó tiến sỹ và các tiến sĩ đã có những đóng góp to lớn và quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tô quốc Hơn

25 năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt

hơn nguồn nhân lực trình độ cao và nâng cao dần năng lực đào tạo của các trường đại học và một số viện nghiên cứu, nhà nước đã quyết định giao nhiệm vụ cho các cơ cơ sở đào tạo lớn đào tạo trình học viên trình độ trên đại học

Trường Đại học Tổng hợp, Bách Khoa và Đại học Kinh tế Quốc dân là ba cơ sở

đầu tiên được nhận nhiệm vụ đào tạo sau đại học (lúc đó chủ yếu đào tạo phó

tiến sĩ kinh tế) vào năm 1977

Trang 34

đầu kể từ khi bất đầu đào tạo sau đại học (1977 -

E giai đoạn này các trường chủ yếu đào tạo Phó tiến sỹ khoa học

Kinh tế chủ yếu theo mô hình đào tạo sau đại học của Liên Xô cũ và Đông Âu Tuy nhiên, mô hình này không còn phù hợp khi Liên Xô cũ tan vỡ và nướ ta tiến hành công cuộc đổi mới (1986)

Giai đoạn 2: Từ năm 1991 đến 2001, song song với đảo tạo phó tiến sỹ, một số trường được Bộ giáo dục và Đào tạo trao nhiệm vụ đào tạo cao học

Việc thành lập cấp đào tạo mới này cho thấy Việt Nam bắt đầu áp dụng mô hình đào tạo của thế giới phương tây và các nước trong khu vực

Giai đoạn 3: Từ 2001 đến nay Nhà nước chuyển đào tạo phó tiến sĩ thành

đào tạo tiến sỹ, các trường đều đào tạo sau đại học sau theo 2 cấp: Thạc sĩ và

Tién sĩ Đây là 2 cắp học tương ứng với các cấp đào tạo chung của thế giới Đến đây Đào tạo sau đại học của nước ta đã đi được những bước khá dài trên con đường hội nhập hoàn toàn vào nền giáo dục của thế giới Hai cấp đào tạo sau đại học trên đã chính thức được thừa nhận trong hệ thống văn bằng ở nước ta

Riêng đối với Học viện Tài chính đã có bÈ dầy lịch sử 47 năm đảo tạo, Nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng cán bộ Tài chính - Kế toán, trong đó có 22

năm đào tạo Sau đại học Nhiệm vụ đào tạo Sau đại học của Học viện Tài chính

được Nhà nước giao tại các quyết định:

Quyết định số!5-CT ngày 19/01/1987 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội;

Quyết định số 2555/QĐ-SĐH ngày 5/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội với hai chuyên ngành : Tài chính lưu thông tiền tệ và tín dụng( mã

số 5.02.09); Kế toán, Tài vụ và Phân tích hoạt động kinh tế( mã số 5.0211);

Trang 35

lưu thông tiền tệ và tín dụng; Kế toán, Tài vụ và Phân

kinh tế

Các chuyên ngành Sau đại học đang đào tạo tại Học viện Tài chính bao gồm :

- Chuyên ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng (mã số : 60.31.12) được

đổi tên từ chuyên ngành Tài chính lưu thông tiền tệ và tín dụng (mã số :

5.02.09) theo quyết định số: 101/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng (ma s6 : 60.34.20) theo quyết định số: 5037/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chuyên ngành Kế toán (mã số : 60.34.30) được đổi tên từ chuyên ngành

Kế toán, Tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế (mã số : 5.02.11) theo quyết định số : 101/QĐ-BGD&ĐT - ĐH&SĐH ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.2 Thực trạng về tổ chức quản lý đào tạo sau đại học ở Học viện Tài chính

2.2.1 Khái quát về sự phát triển đội ngũ giảng viên

Trong trường đại học, giảng viên đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng, quyết định tới chất lượng đào tạo của một trường Đào tạo sau đại học tại Học viện Tài chính sở di dat được những kết qủa tốt trong thời kỳ đổi mới chủ yếu là nhờ vào nguồn lực của đội ngũ giảng viên Đến nay Học viện có 681cán bộ biên chế và hợp đồng, trong đó có 350 giảng viên cơ hữu thường xuyên tham gia giảng dạy Về đội ngũ giảng viên, tính đến thời điểm hiện nay, tham gia đào tạo sau đại học của Học viện có :

Giảng viên cơ hữu : 28 Giáo sư và Phó giáo sư, 80 tiến sỹ

Giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng và tham gia hướng dẫn khoa học cho học viên cao học và nghiên cứu sinh: gần 200 Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ và

Trang 36

n đang công tác tại các Trường Đại học, các Viện nghiên Ngành và các Doanh nghiệp Bảng 2.1 Cơ cấu học vị của đội ngũ giảng viên cơ hữu ở Học viện Tài chính (%)

Các trường khối kinh tế Học viện

Học vị Thấp nhất | Trung bình | Cao nhất Tài chính

Tiến sĩ 0.0 64 29.8 22,5

Thạc sĩ 0.0 21.5 40.3 49,2

Cử nhân 36.3 18 100 28,3

Nguôn: Đề tài khoa học cắp bộ năm 2008 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

mã số B2008 - 38 - 69 và Ban Tổ chức cán bộ - Học viện Tài chính

Nguồn lực của Học viện Tài chính được tăng cường nhanh chóng và có tỷ lệ học vị ở hai cấp: thạc sỹ và tiến sĩ luôn ở mức cao của khối các trường kinh tế

là nhờ vào chính sách phát triển nguồn nhân lực của Học viện Trong những

năm gần đây bằng nhiều con đường và bằng nhiều nguồn lực và hình thức hợp tác đào tạo khác nhau, Học viện đã thường xuyên cử giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo ra nước ngoài học tập hoặc theo học trong các chương trình đào tạo quốc tế ở trong nước (có bằng thạc sỹ và chứng chỉ đào tạo ngắn hạn) Có được nguồn lực giảng viên trực tiếp giảng dạy và đội ngũ quản lý có trình độ cao đã

có tác động đáng kể tới sự thay đổi về các mặt của đào tạo sau đại học

Trong thời kỳ đổi mới, Học viện đã nhanh chóng cải tiến chương trình đào tạo, đổi mới nội dung giáo trình ở hai cấp đại học và sau đại học cho phù hợp

với yêu cầu chuyển đổi của nền kinh tế Hơn thể nữa, để mở rộng chuyên ngành

đào tạo, hiện nay Học viện đã và đang chủ động hợp tác với các trường đại học

lớn, có danh tiếng trên thế giới để xây dựng và phát triển chuyên ngành mới về

Trang 37

đào tạo sau đại học ngang tầm với một số các trường

khu vực

2.2.2 Về quy trình đào tạo

Từ sau năm 2001, đào tạo sau đại học tại Học viện Tài chính cũng như các trường đại học khác đều bao gồm hai cấp đào tạo (1) thạc sỹ và (2) tiến sĩ Công tác tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của các trường đại học ở nước ta thường được giao cho khoa Sau đại học phụ trách Khoa sau đại học có chức năng tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học Với chức năng này, khoa chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan tới đào tạo sau đại học Các khâu của quá trình đào tạo gồm: tổ chức tuyên sinh, tổ chức quản lý quá trình học tập và tổ chức cấp bằng tốt nghiệp

Khoa Sau đại học có nhiệm vụ tổ chức quá trình tuyển sinh đào vào, tổ

chức thi tuyển, lập danh sách học viên trúng, tuyển, gọi học viên trung tuyển nhập học, xây dựng thời kế hoạch học tập cho các khoá học, theo dõi quá trình giảng đạy của giáo viên, quản lý học viên, làm thủ tục bảo vệ luận văn, luận án và cấp bằng tốt nghiệp

2.2.3 Về công tác tuyển sinh

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ giáo dục và Đào tao giao, Học viện ra thông báo tuyển sinh sau dai học trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngồi ra, thơng báo tuyển sinh SĐH còn được Học viện gửi tới các cơ quan Trung ương, các địa phương trong cả nước

Công tác tuyển sinh được tiến hành 02 đợ/01 năm thường vào tháng 02 và tháng 08 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Địa điểm tuyển sinh ngay Học viện hoặc các cơ sở đào tạo khác sau khi đã được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

'Nhu cầu học tập sau đại học của xã hội ngày một tăng, điều này thể hiện ở số lượng thí sinh tham gia đăng ký dự thỉ tuyển sinh sau đại học ở Học viện Tài chính Bảng 2.2 cho thấy số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao học và nghiên cứu

Trang 38

tài chính — Ngân hàng và Kế toán tăng nhanh qua các

được thể hiện qua bảng 2.2 và 2.3

` Băng 2.2 Số lượng thí sinh tham gia dự tuyển cao học tại Học viện Tài chính qua các năm gần đây

Nội dung 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009

Chỉ tiêu tuyển sinh 0170017017067

Số thí sinh đăng ký dự thi 721 | 1130 | 1274 | 1523 | 2486 Số thi sinh dy thi 590 | 878 | 1048 | 1164 | 1916 “Thí sinh trúng tuyển 140 | 251 | 269 | 375 | 700

Nguồn: Khoa Sau đại học- Học viện Tài chính

(Ghi chú: Riêng năm 2009 có 103 học viên cao học tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào)

'Bảng 2.3 Số lượng thí sinh tham gia dự tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện

“Tài chính qua các năm gần đây Nội dung 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009

Chỉ tiêu tuyển sinh 25 16 25 30 40

Số thí sinh đăng ký dy thi 37 25 22 29 41

Số thí sinh dy thi 32 22 22 29 41

Thi sinh trúng tuyển 25 19 22 29 41

Nguôn: Khoa Sau đại học- Học viện Tài chính

Đáp ứng nhu cầu học SĐH tăng lên của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm cũng điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo giao cho trường Số chỉ tiêu giao đào tạo cao học tăng từ 140 năm 2005 lên 683 năm 2009 tương đương tốc độ tăng 388% Đối với đào tạo trình độ tiến sĩ số chỉ tiêu tăng nhanh từ 25 năm 2005 lên 40 năm 2009 tương đương với tốc độ tăng 60%

Hồ sơ tuyển sinh ngày càng được cải tiến khoa học hơn, bám sát hơn

Trang 39

thuận tiện cho thí sinh đăng ký Việc thông báo được thông báo sớm (tháng 4 và tháng 10 hàng năm) do đó sau đại học chủ động hơn trong việc lập lịch hệ thống ôn tập và bổ sung, kiến thức Việc thụ lý hồ sơ luôn được cải thiện theo hướng tin hoc hoá tiện lợi

cho hững khâu chấm chỉ và xét tuyển sau này

Tổ chức tốt công tác học chuyển đổi cho các thí sinh dự thi thuộc các

chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần với ngành đăng ký dự tuyển Học viện đã xây dựng được quy định về danh mục số môn cần phải học đối với

chuyên ngành cần chuyển đổi sang các chuyên ngành của Học viện -

Các kỳ thi tuyển sinh SĐH được tổ chức thi hết sức nghiêm túc, đáp ứng,

đúng yêu cầu quy chế tuyển sinh SĐH, các ky thi này thường được các đoàn kiểm tra của bộ đánh giá cao Tỷ lệ vi phạm quy chế từ mức cảnh cáo trở lên thường ở mức 1% - 2%, với tỷ lệ vi phạm ở mức thấp này đã phản ánh tính chất

nghiêm túc trong công tác thi tuyển sinh của nhà nước

Ra đề thi va Chim thi SDH được Học viện hết sức chú trọng, các tiểu ban ra

đề và chấm thi được thành lập bảo đảm đúng với quy chế, trong quá trình làm đề và chấm thi luôn được thực hiện theo một quy trình và trình tự hết sức nghiêm

ngặt, điều này đã được các kỳ thi kiểm nghiệm, trong rất nhiều năm gần đây chưa

có một vấn đề nào đáng tiếc xây ra đối với khâu làm đề và khâu chấm thi Tuy nhiên, công tác tuyển sinh sau đại học còn một số mặt hạn chế như: - Phần học chuyển đổi do thí sinh có văn bằng đại học lệnh ngành thực sự

chưa đáp ứng được yêu cầu trang bị cho thí sinh những kiến thức của chuyên ngành đó, việc học này thường mang nặng hình thức và có tính chất đối phó nhiều hơn vì học cùng với thời gian học viên ôn thi tuyển sinh

- Mối quan hệ giữa các môn thi tuyển sinh với chương trình dao tạo chưa thực sự khoa học, do đó các môn thỉ tuyển như hiện nay, trong một chừng mực

nào đó, có thể hạn chế việc tuyển chọn nhân tài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán của Học viện

Trang 40

phương pháp đào tạo

cấp đào tạo sau đại học, hiện nay Học viện đang áp dụng quy trình đảo tạo theo "niên chế" có nghĩa là bắt buộc học viên phải tới lớp nghe giảng trực tiếp theo kế hoạch học tập định trước do khoa sau đại học xây dựng Chương trình đào tạo có thời lượng khoảng 54 đơn vị học trình (1 đơn vị học trình =15 tiết giảng trên lớp) tương đương với 36 tín chỉ Với thời lượng kế trên học viên theo học ở các lớp tập trung (học trong giờ hành chính như sinh viên đại học) thì quá trình đào tạo là 1 năm Nếu học viên theo học ở các lớp khơng

tập trung (học ngồi giờ hành chính thường vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối

tuần) thì thời gian cho tồn khố học là 2 năm

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu học của các học viên cao học và nghiên cứu sinh Học viện thường tổ chức các lớp học không tập trung (học các buổi tối, các ngày cuối tuần hoặc mỗi tháng học 01 tuần vào giờ hành chính) Các lớp cao học không tập trung chiếm tỷ lệ rất cao tới 100% số lượng học viên Điều này

trở nên bình thường trong giai đoạn hiện nay vì đa số học viên sau đại học đều là những người đang công tác do đó họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tranh thủ học buổi tối hoặc các ngày cuối tuần và Học viện phải điều chỉnh lịch giảng day để đáp ứng nhu cầu của số đông học viên

2.2.5 Mục tiêu, chương trình đào tạo và nội dung đào tạo - Mục tiêu đào tạo:

Thạc sĩ: nhằm trang bị cho người học có trình độ học vấn vững vàng, thuần thục nghề nghiệp, có khả năng giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình Người học theo cấp học này gọi là học viên cao học

“Tiến sĩ: Nhằm trang bị cho người học và nghiên cứu có trình độ chuyên

môn cao, có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học Người theo cấp học này là nghiên cứu sinh (NCS)

Ngày đăng: 26/12/2015, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w