1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên

25 5,2K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy n

Trang 1

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

1.1 Văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Mỗi nền văn hóa khác nhau có cácđịnh nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về VHDN Hiện có trên

300 định nghĩa khác nhau về VHDN Có một vài cách định nghĩa VHDN như sau:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác tronglĩnh vực” (Gold, K.A.)

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trongdoanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài” (Kotter, J.P & Heskett,J.L.)

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối

ổn định trong doanh nghiệp” (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.)

Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điềuhành Nếu doanh nghiệp là phần xác thì văn hóa doanh nghiệp là phần hồn Nói một cách hìnhtượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất

Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.

1.1.2 Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanhnghiệp đó Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa” cũngchính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùnghoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường

VHDN có ba nét đặc trưng, đó là:

(1) VHDN mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người Tập hợp một nhóm người cùng

làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị

đó Do đó, VHDN có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Theo thời gian,những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên,một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình

Trang 2

VHDN khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu pháttriển của tổ chức hoặc không Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điềucần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triểnchung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.

(2) VHDN có “tính giá trị” Không có VHDN “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá

tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướngphát triển của doanh nghiệp) Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượngtheo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện ra thành

“đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu” , nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là

“không phù hợp” Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể,không gian và thời gian Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chứcmình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá củamột doanh nghiệp nào đó

(3) Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định” Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá

doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi” Qua thời gian, các hoạt động khácnhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạothành văn hoá Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá

1.2 Tổng quan về tập đoàn Trung Nguyên

1.2.1 Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên

Trung Nguyên là một tập đoàn hoạt động trong ngành sản xuất và kinh doanh cà phê với cáclĩnh vực hoạt động là trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê, trà; nhượngquyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại, truyền thông… Tuy nhiên, lĩnh vực chủđạo trong sản xuất, kinh doanh của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng

đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối vớingười tiêu dùng cả trong và ngoài nước

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổphần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê TrungNguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam GlobalGateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê;

Trang 3

nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại Trong tương lai, tập đoàn TrungNguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán

ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trênthế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đãxây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toànquốc

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê) 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng

tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên

2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền

thương hiệu đến Nhật Bản

2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và

tiếp theo là Campuchia, Thái Lan

2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời

2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển

2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN,

121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm

2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất

Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là2,000tấn/năm

2006: Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa vào hoạt động các công ty

mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt, Vietnam Global Gate Way

2007: Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma

Thuột

Trang 4

2008: Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh thành

Làng cà phê Trung Nguyên tại BMT

2009: Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USD xây

dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột

2010: Mua lại nhà máy cà phê Sài Gòn từ Vinamilk.

1.3 Cấu trúc văn hóa tập đoàn trung nguyên

1.3.1 Khái quát về cấu trúc văn hóa doanh nghiệp

Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp như kết cấu của tòa nhà Đơn giản nhất, nó phải gồm 4 nhóm yếutố:

- Nhóm yếu tố giá trị

- Nhóm yếu tố chuẩn mực

- Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp

- Nhóm yếu tố hữu hình 

Trang 5

Giữa 4 nhóm này có vai trò và quan hệ như sau:

(1) Nhóm yếu tố giá trị: (Bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, triết lý kinh doanh)

Có thể ví như lõi trong cùng của cây gỗ được cưa ngang Phải trồng cây gỗ nhiều năm mới

có được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ Gía trị văn hóa của một tổ chức cũng vậy Tạodựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được sự xác lập của nó thông quaviệc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tốhữu hình  

Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy với khách hàng là một trong những giá trị mà

họ theo đuổi, thì người ta phải thấy giá trị này được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng

về nhân viên, giá trị này cũng phải được chuyển tải trong tuyển dụng nhân viên

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹ năng nhưng anh tathích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinh nghiệm nhưng không có động cơ phục

vụ Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năng có thể học để bù đắp, còn sự thay đổi động cơ sẽ khókhăn hơn Và dĩ nhiên, nhân viên nào làm việc có hiệu quả, phục vụ khách hàng tốt sẽ là ngườiđược thăng tiến, khen thưởng trong doanh nghiệp Do đó, người ta có thể nói: "Hãy cho tôi biếttrong cơ quan anh chị người được trọng dụng là người như thế nào, tôi sẽ nói được văn hóa của tổchức anh chị là văn hóa như thế nào"

(2) Nhóm yếu tố chuẩn mực: (Các nghi lễ)

Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với lõi trong cùng của cây gỗ khi cưangang Nhóm yếu tố chuẩn mực là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tựgiác tuân thủ Chẳng hạn, văn hóa truyền thống của Việt nam vốn đề cao tính cộng đồng Cái cánhân là cái thuộc về cộng đồng Giá trị này cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tổ chứcViệt nam

Ví dụ, sáng ra đến cơ quan, mọi người thường ngồi cùng nhau ít phút bên ấm trà chuyệntrò về thế sự, hỏi thăm nhau rồi mới vào việc Ai không tham gia cảm thấy không phải vàdường như sẽ có khó khăn khi hòa nhập chia sẻ  trong công việc Trong nhóm có người ốm, nếu

cử một người đi thăm đại diện thấy không yên tâm mọi người thấy dường như cần có mặt tất cảnhóm đi thăm mới phải đạo Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng trong các sự kiệnquan trọng của doanh nghiệp, logo vào nhóm này

Trang 6

(3) Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp:(Trọng dụng nhân

viên, hệ thống quản lý đánh giá nhân viên,…)

Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực Đây là kháiniệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc được thoải mái ở mức độ nào Ví dụ, nhân viên cấpdưới được tin tưởng ở mức độ nào, tổ chức có chấp nhận rủi do hay nó giữ ở mức an toàn nhất?Thái độ thân thiện hay thù ghét giữa các thành viên, xung đột trong doanh nghiệp có được giảiquyết hay lờ đi? Yếu tố phong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ và quyền lực của ngườiquản lý trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức Phong cách quản lý được thể hiện theonhiều cách khác nhau như: độc đoán, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo

(4) Nhóm yếu tố hữu hình: (Kiến trúc, Trang phục, Logo, Các ấn phẩm nội bộ,…)

Nhóm này được ví như vòng bên ngoài cùng của cây gỗ Các yếu tố của nhóm này dễ nhìnthấy. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách

tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trong doanh nghiệp, dòng chảy thông tintrong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp

Trong điều kiện môi trường bên ngoài thay đổi, thì nhóm yêu tố vòng ngoài cùng này sẽchịu tác động trước hết và nói dễ thay đổi hơn các nhóm ở vòng trong Khi các nhóm ở các vòngbên ngoài so với lõi trong cùng thay đổi trong một thời gian dài, đến lúc nào đó sẽ làm suy thoáigiá trị được ví như lõi trong cùng của thớ gỗ Đến lúc đó thì văn hóa của doanh nghiệp đã thayđổi một cách tự phát Sự thay đổi này có thể phù hợp hoặc cản trở mục tiêu, nhiệm vụ của doanhnghiệp

1.3.2 Cấu trúc văn hóa tập đoàn trung nguyên

(1) Nhóm giá trị cốt lõi

Tầm nhìn của tập đoàn Trung Nguyên:

“ Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục”.

Các bước đi cụ thể của Trung Nguyên đã đang sẽ làm để thực hiện được tầm nhìn của mình:

- Sản phẩm cà phê hòa tan G7: Tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại màmang sứ mạng chinh phục, chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển “Ngày hội cà phê hòa

Trang 7

tan G7” tại Dinh Thống Nhất không chỉ chiếm lĩnh thị phần mà còn đánh bại các “đại gia”nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.

- Sự phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chương trình: "Nước Việt Nam ta nhỏ haykhông nhỏ" và phát động "cuộc chiến vì thương hiệu Việt" tinh thần "người Việt Namdùng hàng Việt Nam"

- Trung Nguyên đã có 1000 quán cà phê nhượng quyền trải dài khắp các tỉnh từ Bắc tớiNam

- Tập đoàn Trung Nguyên mua Nhà máy Cà phê Sài Gòn từ Vinamilk (2010)

- Trung Nguyên tham gia và đóng góp vào nhiều hoạt động: nhà đầu tư, tài trợ chính chochương trình Khởi Nghiệp, phát động chương trình “Sáng tạo vì Thương hiệu Việt” “Nốivòng tay lớn” vì người nghèo, hỗ trợ chương trình từ thiện “Nối nhịp trái tim”

Sứ mạng của tập đoàn Trung Nguyên:

“ Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới”

Khách hàng mà Trung Nguyên hướng đến là tất cả những ai có nhu cầu và đam mê cà phêtrên toàn thế giới Trung Nguyên có tham vọng rất lớn là làm cách nào để có thể “kết nối và pháttriển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới”

Những hành động cụ thể:

Trung Nguyên xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: “Thống lĩnh thị trường nội địa,chinh phục thị trường thế giới”, bằng cách dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu; đầu tư vềngành và phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế

Chiến lược xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột “Bảo tàng cà phê thế giới” là một dự án, hành động của Trung Nguyên trong tổng thể chiến lược hiện thực hóa khát vọng Khát vọng giới thiệu, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần xây dựng Buôn

Ma Thuột trở thành một điểm đến du lịch kết nối những người yêu và đam mê cà phê trên toànthế giới Khát vọng tạo ra Thánh địa cà phê cho mọi tín đồ cà phê trên toàn thế giới

Giá trị cốt lõi

(1) Khát vọng lớn

(2) Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tê

Trang 8

(3) Không ngừng sang tạo đột phá

(4) Thực thi tốt

(5) Tạo giá trị và phát triển bền vững

Khát vọng lớn: Cà phê sẽ không chỉ đơn thuần chỉ là một thức uống mà nó

thực sự trở thành một nguồn cung cấp năng lượng sáng tạo cho nhân loại, tạo ra Thánh địa cà

phê cho mọi tín đồ cà phê trên toàn thế giới khát vọng xây dựng “Thiên đường cà phê toàn

cầu”, phản ánh được nền văn hóa của đất nước qua cách thiết kế và cung cách phục vụ

Tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế: cà phê sẽ trở thành một biểu tượng văn hóa ngoại giao

xanh của quốc gia, một ngôn ngữ đặc biệt để kết nối mọi người trên toàn thế giới hướng đến sựphát triển bền vững Cà phê Trung Nguyên trở thành đại sứ văn hóa của Việt Nam chương trìnhngoại giao văn hóa và tiệc chiêu đãi của Bộ Ngoại giao như “Đêm thế giới cà phê”, “Đêm ngoạigiao văn hóa ASEAN” Cà phê Trung Nguyên là sản phẩm duy nhất được chọn làm quà tặng cácnguyên thủ quốc gia, phục vụ trong các hội nghị thượng đỉnh APEC, ASEM, Diễn đàn kinh tế thếgiới (WEF), Hội nghị phụ nữ toàn cầu, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 17, cũng như phục vụ trêntất cả các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Không ngừng sáng tạo, đột phá: văn hoá sáng tạo ấy đều toát lên từ ly cà phê Trung Nguyên

đến phong cách bài trí, phục vụ tại các quán Kết hợp di sản văn hóa và tính hiện đại là điểm đặcsắc của Trung Nguyên, được thể hiện rõ trên bao bì, trong mô hình thiết kế, trang trí của các quán

cà phê Trung Nguyên tiên phong xây dựng tinh thần cà phê nhân văn - tinh thần đam mê, sángtạo hướng đến giá trị nhân bản và phát triển hài hòa, bền vững

Thực thi tốt : Thánh địa cà phê toàn cầu: Là mô hình kinh tế phát triển hài hòa bền vững, hiện

thực hóa với Thành phố cà phê và Bảo tàng cà phê thế giới

Tạo giá trị và phát triển bền vững: Trung Nguyên rất chú trọng đến việc xây dựng, phát triển

và bảo vệ bền vững thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động của mình để vươn đến mộtthương hiệu cà phê Việt mang tính toàn cầu thương hiệu Trung Nguyên là tài sản lớn nhất màcông ty có được và mọi thành viên công ty cũng như đối tác có trách nhiệm xây dựng và pháttriển, nuôi dưỡng và bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên

Mục tiêu của tập đoàn Trung Nguyên: Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty

thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất độngsản, chăn nuôi và truyền thông

Trang 9

Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, baogồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành, song lĩnh vực chủ đạo củaTập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê Và Trung nguyên là doanh nghiệp dẫn đầu trongthị trường nội địa về cafe

Không chỉ chiếm lĩnh thị phần mà còn đánh bại các “đại gia” nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.

(2) Nhóm chuẩn mực (Nghi lễ - Lễ hội)

Nghi lễ chuyển giao:

Mỗi một nhân viên khi mới ra nhập vào Trung Nguyên ngay trong tháng làm việc đầu tiên

đã được tham dự chương trình “ Chào mừng đến với Trung Nguyên” Đây là một chương trìnhtổng hợp dành cho tất cả các nhân viên trong tháng đầu tiên làm việc tại công ty Chương trình sẽgiới thiệu về lịch sử công ty, văn hóa tại nơi làm việc, các chế độ chính sách, các công cụ pháttriển và nguyên tắc, trình tự làm việc của công ty

Các nhân viên sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với các thành viên Ban Giám đốc, các cấpquản lý cũng như các nhân viên từ các phòng ban khác nhau để được cập nhật thông tin và xâydựng mối quan hệ làm việc

Nghi lễ củng cố

Công ty thường tổ chức các phong trào thi đua từ đó đánh giá khả năng, sự cố gắng, cũngnhư thành tích làm việc của nhân viên và tổ chức các buổi lễ tổng kết, khen thưởng cho các nhânviên xuất sắc

VD: Vào cuối năm 2010, Công ty đã phát động các phong trào “Thi đua tăng ca sản

xuất", “43 ngày đêm sản xuất giỏi”, huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm đạt mục tiêu sản xuất

3000 tấn hàng cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, tăng gấp 3 lần so với ngàythường Mỗi tuần, Công ty đều tiến hành sơ kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng xứng đángnhững tấm gương sản xuất giỏi và nhân rộng điển hình trong toàn công ty Việc làm này đã tăngnăng suất của nhân viên trong công ty, tăng khí thế làm việc từ đó đạt được mục tiêu của tổ chức

Trang 10

Không khí lao động khẩn trương  tại phân xưởng sản xuất của Nhà máy chế biến cà phê

Trung Nguyên Nghi lễ nhắc nhở

Tại Trung Nguyên khi chuẩn bị đưa các sản phẩm mới ra thị trường thì công ty luôn tổ chức buổi

lễ ra mắt sản phẩm mới Trong đó ban lãnh đạo nhắc nhở cho nhân viên các công việc, các nhiệm

vụ phải làm Buổi lễ ra mắt sản phẩm mới thể hiện quyết tâm và sự cam kết cao độ thực hiệnđược mục tiêu và ý nghĩa sự ra đời sản phẩm mới của toàn thể nhân viên trong công ty

VD: Buổi lễ ra quân cà phê tươi

Buổi lễ ra mắt cà phê tươi

Trang 11

Ra quân Nghi lễ liên kết

Trung Nguyên tổ chức ngày hội bán hàng để tất cả các nhân viên của công ty có dịp cọ sátthị trường và thấu hiểu khách hàng hơn, để kéo nhân viên văn phòng lại gần hơn với nhân viênbán hàng

Trang 12

“Ngày hội bán hàng” kéo các nhân viên gần với nhau hơn

(3) Nhóm yếu tố phong cách quản lý và không khí làm việc

Phong cách quản lý

Đặng Lê Nguyên Vũ  CT HĐQT tập đoàn Trung Nguyên là một ông chủ giỏi, một nhà quản trị

có tầm nhìn về chiến lược toàn cầu, góp phần đưa Trung Nguyên thành một thương hiệu Việtvững mạnh, góp phần ngành cafe Việt Nam ngày càng có uy tín cao trên trường quốc tế Phongcách lãnh đạo của ông được thể hiện qua những công cụ sau:

Ngày đăng: 20/12/2015, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w