BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ - BÁN CƠNG TP HỖ CHÍ MINH KHOA PHỤ NỮ HỌC
CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC
CỦA HỌC SINH CẤP II - ĐỂ LÀM CƠ SỞ CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG HỌC
(TẠI TRƯỜNG CHU VĂN AN - QUẬN I - TP HCM)
GV HƯỚNG ĐẪN: NGUYỄN NGỌC LÂM
SV THỰC HIỆN : LÊ THỊ THẢO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC CHUYÊN NGÀNH PHỤ NỮ HỌC
KHÓA 3/ 1994 - 1998
Trang 2
Muc Tuc
peed
* PHAN MO DAU
1- L¥ do chon dé tai
2 - Dia ban nghiên cứu,
2.1 - Tình hình chung về phường Nguyễn Cư Trinh,
2.2 — Tình hình chung phường Phạm Ngũ Lão
3 - Tổng quan và quá trình hoạt động của trường Chu Văn An 4 - Mục tiêu nghiên cứu
5 - Phương pháp nghiên cứu
5.1 - Bảng câu hỏi 5.2 - Phỏng vấn sau
5.3 - Tham khảo tài liệu
5.4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, 5.5 - Chọn mẫu
5.6 - Kế hoạch và thời gian nghiên cứu x
* PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: TINH HINH CAC VAN DE
ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOC CUA HOC SINH
1.1 - Tình Hình Chung
1.1.1 - Vấn để học tập
1.1.2 - Các tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên
1.2 - Tình Hình Chung Của Học Sinh Cấp II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh 1.2.1 - Vấn để học tập
1.2.2 - Các tệ nạn xã hội 1.3 - Các nguyên nhân
CHƯƠNG2: PHÂN TÍCH KẾT QỦA
Trang 32.2— Các yếu tố gia đình liên quan đến việc học tập 29 2.2.1 - Bối cảnh sinh hoạt gia đình, 29
2.2.2 - Nghề nghiệp của cha mẹ 31
2.2.3 - Sự quan tâm của cha mẹ 32 2.3 - Môi Trường Giáo Dục 39 2.3.1 -Phương pháp giảng đạy 39
2.3.2 - Chương trình học 42
2.3.3 - Quan hệ giữa thầy cô và học sinh 42
2.4 - Môi Trường Xã Hội 45
2.4.1 -Vấn để vui chơi giải trí 45
2.4.2 - Quan hệ bạn bè 47
2.4.3 - Bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương , Thành phố 48
2.5 Những suy nghĩ về bản thân 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT RỨT RA TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU
3.1 Vai Trị Của Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội, 51
3.1 1— Môi trường gia đình 51
3.1.2 — Mơi trường giáo đực 53
3.1.3 — Môi trường xã hội 54
CHƯƠNG 4: NHU CẦU CAN CO MOT CHUONG TRINH CONG TAC XA HOI
TRONG GIAO DUC HOC DUONG
Trang 4Luan Van Tot MNohitp -
Trang 5
_đhạn (2ãn Tot Z1 : 2
1/ LY DO CHON DE TAI
Hơn bao giờ hết, sự tiến bộ của xã hội ngày nay nhanh chóng và rộng khắp trên nhiều bình điện và trên cả phạm vi toàn thế giới Việt Nam cũng đang ảnh hưởng qúa
trình phát triển nhanh chóng đó, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin đem lại những lợi ích và những điểu kiện cho việc phát triển các cá nhân trong xã hội
Giới trẻ ngày nay tiếp thu được nhiễu giá trị cuả sự tiến bộ dem lai, déng
thời đó cũng là những nguyên nhân đẩy các em vào những hành động không lành manh tiêu cực
Với cơ chế thị trường đã khuyến khích sự phát triển cá nhân, thúc đẩy giới trể-học tập để có thể tiến thân, nhưng nó cũng là nguyên nhân của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ và
làm thành một lối sống hưởng thụ
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đã nghe báo động về các tệ nạn xã hội, lối sống buông thả của lớp trẻ ngày nay: trẻ sống trụy lạc, sa đọa, nghiện ngập, trẻ bỏ nhà, bỏ trường đi hoang, nhậu nhoẹt, đua xe, trộm cướp, hành hung người thi hành công vụ Đứng trước những vấn để đó những người có trách nhiệm: gia đình và những người quan tâm về giáo dục phải đặt lại vấn để tìm ra những nguyên nhân và
lối giải thích như thế nào, đồng thời cũng tìm ra một biện pháp, lối thoát để giải quyết
những vấn để của trẻ em ngày nay
Vấn để tệ nạn xã hội là vấn để quan tâm của toàn xã hội được nhiều ngành khoa học xã hội nghiên cứu trên từng góc độ khác nhau Trong đó, ngành Cơng tác xã hội cũng đóng góp một phần trong công cuộc nghiên cứu để nhằm hỗ trợ cho việc tìm ra định hướng giáo dục
Trên góc độ của một nhân viên xã hội của ngành Công tác xã hội, chúng tôi có
những quan điểm và nhìn nhận vấn để cho một mối tổng hòa các mối quan hệ của xã
hội này như: bản thân, gia đình, học đường và mơi trường xã hội, nhằm tìm ra đâu là những nguyên nhân tích cực và tiêu cực của gia đình, nhà trường và môi trường xã hội đang tác động đến việc học của học sinh như thế nào, để từ đó có những giải pháp công tác xã hội học đường phù hợp Đó chính là những nguyên nhân mà chúng tôi chọn để tài này
Ở những nước phát triển biện pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh tại trường học không phải là mới và ngay tại Sài Gòn trước đây cũng từng có phịng khả đạo trong trường
Trung học làm vai trò tham vấn cho các học sinh Mấy năm gần đây Hội Bảo Trợ Trẻ Em Thành Phố đã phối hợp với tổ chức The Pecal § Buck Foundation thực hiện chương
trình “Cơng tác xã hội học đường” ở một số trường: Tiểu học Bông Sao, Quận 8; trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Quận Tân Bình; trường Trung học cơ sở Phước Bình, Quận 2;
Trang 6_“hân Van Tet MN ohitp 3
huynh vay vốn, Đồng thời hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất như nâng cấp cơ sở, cung cấp dụng cụ học tập cho học sinh, ngoài ra còn hỗ trợ cho học sinh đi tham quan để mở
rộng tâm nhìn kiến thức hoặc những trang thiết bị để học nghề Qua báo tuổi trễ số ra
ngày 23/10/1997 trên mục “Thắc mắc biết hỏi ai” cũng cho biết trường Bán công Diện Hồng đã có phịng “ tham vấn học đường” nhằm hỗ trợ và giải quyết vấn để tâm lý cho học sinh Tất cả những chương trình trên đã phần nào giúp cho học sinh, phụ huynh, nhà trường về mặt vật chất cũng như tỉnh thần, nhưng chúng tơi thấy chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội Vì thế qua cuộc nghiên cứu tại trường Phổ thông cấp 2 -3 Bán công Chu Văn An, Quận I chúng tơi muốn tìm hiểu và áp dụng một chương trình Cơng tác xã hội học đường như là sự hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động tư vấn ở các trường hiện nay và từ đây lan rộng ra cho các trường khác tại Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước
Chúng tôi mong rằng cuộc nghiên cứu này là một sự đóng góp nhỏ, góp thêm phần kêu gọi sự quan tâm và huy động một sự nỗ lực của những người có trách nhiệm giáo
dục ở trường học, ở gia đình nói riêng và tồn xã hội nói chung, nhằm hỗ trợ cho biện pháp tham vấn học sinh ở học đường
Được sự chấp thuận của Sở Giáo Dục - Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh, Phịng
Giáo Dục Quận I và sự cộng tác nhiệt tình của trường Phổ thông Cấp 2-3 Bán công Chu Văn An, cuộc nghiên cứu này chỉ trong một phạm vi nhỏ, với một cố gắng của bản thân còn rất khiêm tốn, đĩ nhiên có những giới hạn của nó về mặt số liệu, đữ kiện Để khắc phục những khiếm khuyết này tôi mong rằng qúi thầy cô cũng như những người quan tâm đến vấn để này góp ý bổ sung cho tôi
2/ ĐIA BẢN NGHIÊN CỨU
Trường Phổ Thông Cấp 2-3 Bán Công CHU VĂN AN nằm trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh, Quận I Vì là trường bán cơng và thực chất còn đa hệ (A,B và bán công) đo đó, Trường thu nhận học sinh rải rác ở nhiều phường, quận trong Thành phố Nhưng đa số học sinh trong Trường là dân cư của hai phường Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão.Vì thế chúng tôi xin giới thiệu vài nét đặc trưng của hai phường
2.1— Tình Hình Chung Phường Nguyễn Cư Trinh
2.1.1- Diện Tích -Điịa Lý- Dân Số
Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận I nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Diện tích 75 ha, có nhiều tiểm năng phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ Đồng thời cũng có nhiều tụ điểm phức tạp về an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội
Hiện nay tồn phường có 6582 hộ với 27734 nhân khẩu Trong đó tạm trú diện
KT3: Khu Đồng Tiến có 316 với 1354 nhân khẩu, khu Mã Lạng có 308 hộ với 1397
Trang 7Luan Vin Tot Nobiep 4
2.1.2 - Kinh Tế Đời Sống
* Sẵn Xuất tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay trên toàn phường có 94 cơ sở, 401 lao động gồm: Một hợp tác xã với 50 lao động,và 93 cơ sở tư nhân với 381 lao động.Trong 6 tháng đầu năm 1998 giá trị tổng
sẵn lượng ước thực hiện 2 tỷ đồng trong đó gía trị xuất khẩu là 200 triệu, so với 6 tháng đầu năm 1997 đạt 102,8%,
Về công tác thu tiễn lao động công ích tính đến nay Phường thu được 16.000.000 đồng so với chỉ tiêu quận giao 55.000.000 đồng đạt 29%
* Thương nghiệp quản lệ thị trường:
Hiện nay bộ phận thương nghiệp Phường quản lý 369 cơ sở kinh doanh, gồm: - Thương nghiệp : 215
- Dịch vụ : 70 - Ấn uống : 78
2.1.3 - Văn Hóa - Xã Hội
-_ Các hoạt động xã hội:
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Phường Nguyễn Cư Trinh đã cố gắng chăm lo đời sống cho diện chính sách Đồng thời vận động các cơ quan, đơn vị, đoàn thể hỗ trợ, cải thiện đời sống người dân nghèo Hiện nay toàn Phường có 865 người diện chính sách gồm: Hưu trí mất sức 542, bệnh binh 125, gia đình liệt sĩ 156, có cơng cách mạng 44
- Công tác giáo dục:
Hiện nay phường có 65 em đang theo học các lớp phổ cập tiểu học, 99 em học
xóa mù chữ, bổ tức văn hóa, 111 em học phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại hai trường
Chu Văn An và Trần Hưng Đạo kết quả cuối năm học 1997 - 1998 có:
+ 63/65 học sinh phổ cập tiểu học lên lớp đạt 96,92%
+ 93/99 học sinh lớp xóa mù chữ bổ tức văn hóa lên lớp đạt 93,93%,
+ 110/111 học sinh phổ cập giáo dục trung học cơ sở lên lớp đạt 90,47%, 2.1.4 - An ninh - Quốc Phòng:
+ An ninh trật tực
Trong 6 tháng qua, có 629 người nước ngoài và việt kiểu đến tạm trú, vi phạm cư '
trú 15, phạt vi phạm hành chánh 110.000 đẳng
Trang 8Luan Vin Tot =2, 5
- Tỷ lệ phá án tăng 33,45%
- Tài sản thiệt hại 284.200.000 đồng - Tài sản thu hồi 23.800.000 đồng + Tệ nạn xã hội :
Khu Mã lạng, Đồng Tiến là khu dân cư lao động nghèo với nhiều tệ nạn xã hội: mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập Vì thế, Phường đang tập trung chuyển hóa khu phố 8 Mã Lạng kết quả: bắt cảnh cáo mại dâm 2 vụ, 4 tên Buôn bán tàng trữ ma túy 2
vụ, 2 tên; giao đối tượng và 2 cục Hêrôin về công an Quận xử lý Cờ bạc 12 vụ - 40 tên, cảnh cáo 36 tên, phạt vi phạm hành chánh 34 tên - 800.000 đồng Thu gom 63 người
giao cho thương binh xã hội (gồm lang thang 5, Campuchia 10, trốn trường |, nghiện hút
13)
+ thực hiện nghị định 36CP:
Phát hiện 197 vụ Cảnh cáo 28, phạt 66 vụ - 3.870.000 đồng, tịch thu 83 trường hợp trong đó có 35 kg thịt rừng chuyển Chi Cục Kiểm Lâm TP xử lý
2.2- Tình Hình Chung Phường Phạm Ngũ Lão
2.2.1- Diện Tích - Địa Lý - Dân Số,
Phường Phạm Ngũ Lão, Quận ï cũng nằm ngay trung tâm Thành Phố Diện tích 50 ha, là một nơi tập trung nhiều thương mại và dịch vụ.Tuy nhiên đây cũng nơi có nhiều
du khách nước ngồi cho nên có nhiều vấn để phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội
Hiện nay tồn phường có 6160 hộ với 25939 nhân khẩu Trong đó tạm trú: 1237hộ
vơi 3512 nhân khẩu
2.2.2- Kinh Tế Đời Sống
Vì phường nằm ngay vị trí trung tâm Thành Phố nên có rất nhiều tiểm năng phát
triển kinh tế, thương mại, dịch vụ Do đó, đa số dân cư sống bằng nghề buôn bán và cho
thuê mướn phòng,nhà 2.2.3- Giáo dục:
Năm nay Phường đã được Sở, Quận cơng nhận xố mù phổ cập tiểu học và trung
học
- Tỷ lệ bỏ học từ 6 đến 17 tuổi khoảng1 13 em,
- Phường có khoảng 250 em từ 6 đến 17 tuổi nằm trong đạng xóa đói giảm nghèo
2.2.4 An ninh - Trật tự
Trang 9
SƠ ĐỒ HHU VỰC
TRƯỜNG CHU VAN AN
NGA 6 CONG HOA 5 : CHG, SIEU TH| > : KHU CƠ QUAN, DỊCH VỤ
: KHU VỰC TẬP TRUNG TNXH
; KHU LAO ĐỘNG [T_]: KHU VỨC TRUNG LƯU
NGUYEN
Trang 10“/lạu Vin Tat Nobigp - 7
3- TONG QUAN VA QUA TRINH HOAT DONG CUA TRUONG CHU VAN AN
Trường được thành lập năm 1959, là trường Trung học tư thục lớn của Sài Gòn lúc
bấy giờ với tên gọi HỨNG ĐẠO
Ngay từ trong những năm đầu sau giải phóng1975, trường đã đạt danh hiệu tiên
tiến cấp Thành Phố.Từ một trường cấp II-II Hưng Đạo đã lần lượt thay đổi để trở thành
cấp II (1977), trường cấp I-II (1979) và chính thức mang tên trường trung học cơ sở Chu
Văn An từ năm hoc 1990-1991 va hién nay là Trường Phổ Thông Cấp II-II Bán Công
Chu Văn An
* Đặc Điểm Tình Hình
+ Tổng số cán bộ công nhân viên:140
e Ban giám hiệu : 4 người «e Giáo viên cấp II : 115 người e Giáo viên cấp III: 60 người
e Công nhân viên :21 người
+ Tổng số lớp :51 lớp
- Cấp II : 14 lớp - Cấp II : 37 lớp + Số học sinh cấp II tính đến nay : 1535 em + Số học sinh cấp HI đếnnay +: 727em + Tổng số học sinh toàn trường : 2262 em
* Thuận lợi: :
- Tập thể giáo viên trường có ý thức kỷ luật, có nể nếp sinh hoạt chuyên môn đều
đặn, có tinh thần trách nhiệm cao
- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối tốt, có phịng Lab, vi tính đủ dạy cho bốn
khối lớp
- Hội cha mẹ phụ huynh hoạt động tích cực * Khó khăn:
- Đa số học sinh là con em gia đình lao động nên vấn để giữ nể nếp kỷ luật còn
hạn chế, nhiễu phụ huynh cịn khốn trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường
- Cơ sở trường vẫn được sử dụng chung cho bổ túc văn hóa và phổ cập ban đêm nên quản lý nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
- Trường được đổi là trường bán công nhưng thực chất còn đa hệ (A,B và bán công)
* Nội Dung Các Hoạt Động + Công tác phát triển giáo dục:
Trang 11hạn Vin Trt cu 8
Để bảo đảm chất lượng học tập tốt và nể nếp kỷ luật của nhà trường, tổ giám thị kết hợp với giáo viên chủ nhiệm theo dõi sự chuyên cần của các em trong học tập, em
nào nghỉ qúa ba ngày không lý do nhà trường sẽ báo ngay về cho gia đình Tính đến
cuối năm học sinh bỏ học là 69 em tỷ lệ 4,3%
Trường ưu tiên miễn giảm học phí cho con liệt sĩ thương binh, con giáo viên có hồn cảnh khó khăn và con gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo Đông thời Hội cha
mẹ phụ huynh đã duyệt cấp học bổng cho 43 em học sinh cấp II và 28 em học sinh cấp
TII nghèo ngoan giỏi, mỗi xuất 100.000 đồng, 5 em khác cũng được học bổng Nguyễn
Thị Minh Khai, 8 em nhận học bổng của Trần Hưng Đạo
+ Công tác giáo dục đạo đức:
Đối với Cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhà trường thường xuyên nhắc nhở
giáo viên khi lên lớp tác phong mẫu mực để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo Đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm ở mỗi thành viên bằng hình thức
khen thưởng hay phê bình khiển trách nhẹ nhàng, qua đó rút kinh nghiệm cùng nâng cao
tay nghề tạo được tỉnh thần đoàn kết trong nội bộ
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên nghe báo cáo thời sự về tình hình đối ngoại, đối nội, những mặt mạnh yếu của nước ta trên mặt trận chính trị, kinh tế và văn hóa Kết qủa đánh giá về đạo đức chính trị của
giáo viên: Tốt 75% , Khá 25%
Đối với học sinh: giáo dục cho các em lịng tơn sư trọng đạo, thực hiện tốt nội qui của trường lớp, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tôn trọng luật pháp, luật giao thông, tham gia tích cực phong trào Đồn Đội như tổ chức tham viếng tặng qùa cho trường kết nghĩa An Thới Đông, cho đổng bào bị bão lụt, đóng góp xây dựng Trần Vân Chẩm (Củ Chị) Và với thực trạng xã hội hiện nay, nhà trường đã giáo dục học sinh cách phòng chống
ma túy, bệnh AIDS thơng qua nhiều hình thức như tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ vẽ
tranh, làm báo tường, làm mơ hình Sài Gòn Thành Phố 300 năm Hơn nữa nhà trường cũng giáo dục học sinh làm việc tốt thông qua hình ảnh, lời đặn dị của Bác Hồ do nghệ sĩ Văn Tân trình điễn Kết qủa xếp loại đạo đức của học sinh năm 1997- 1998 như sau:
- Cấp II: 1535 họcsinh Tốt: 703 đạt45,8% Khá :627 đạt40,8% Trung bình: 205 đạt 13,4% Yếu :O0
- C&p II: 727 hoc sinh = Tét : 275 dat 37,8 % Khá: 313 đạt43,1% Trung bình: 78
dat 10,7% — Yếu: 1l đạt 1,5% :
* Công Tác Chuyên Môn Đạy Và học:
Nhà trường đã cải tiến phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động của trò
dưới sự chỉ đạo của thấy cô, thông qua việc rút kinh nghiệm các buổi học tập và dự giờ
mẫu đo phòng giáo đục Quận I tổ chức, trường đã tổ chức các tiết thao giảng theo
chuyên để Ngoài các tiết học chính khóa giáo viên còn tổ chức cho các em xem các
phim : Khoa học đời sống phục vụ cho việc nâng cao tâm hiểu biết của học sinh Song
Trang 12Lugn Van Tot =122 ˆ 9
các tiết dạy trên lớp các em còn được học thực hành nghe nhìn tại phòng Lab ở cả bốn khối lớp 1 tiếU 1 tuần
Ban giám hiệu đã tạo điểu kiện về thời gian cho các giáo viên có đủ điều kiện học
Đại học để nâng cao tay nghề Ban giám hiệu ngay từ đầu năm đã lên kế hoạch kiểm tra
toàn điện giáo viên mỗi tháng / 5 giáo viên
Trường còn tổ chức bổi đưỡng các môn Toán , Văn, Tin hoc, Ngoại ngữ và một số môn khác cùng kiến thức xã hội, lịch sử Việt Nam, tìm hiểu tình trạng về xây dựng
Thành Phố 300 năm cho 15 em học sinh giỏi dự thi giải thưởng Lương Thế Vinh, kết qủa
các em đạt giải nhất về phần lắp ráp mô hình “ Thành Phố Sài Gòn xưa và nay” Trường
cũng để cử 45 em từ khối 6 đến khối 9 dự thi THTN giỏi cấp Quận Đông thời trường
cũng kết hợp giữa các tổ chức chuyên môn và tổ giám thị, tổng phụ trách Đội cùng Bí thư Chỉ Đồn trường tổ chức thi đố em cho cả bốn khối lớp
Riêng khối 9, ban giám hiệu cũng có kế hoạch nhắc nhở thường xuyên, họp phụ huynh những em yếu kém hai lần để phối hợp theo đõi động viên khích lệ việc học tập của các em Bên cạnh đó trường cũng tổ chức chặt chẽ các kỳ thi học kỳ, tổ chức chấm
bài y như thi tốt nghiệp để tạo cho các em thói quen làm bài nghiêm túc và ý thức học
tấp tốt
Ngoài ra, nhà trường cùng phối hợp với gia đình giáo dục các em bằng cách giáo
viên chủ nhiệm theo dõi sát học sinh, hàng tháng báo cáo kết qủa học tập của học sinh
về phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc và điện thoại thông tín Kết quả xếp loại
học lực của học sinh năm 97- 98 như sau:
- Cp Il: 1535 hoc sinh Gidi: 151 dat 9,8% Kha: 537 dat 37,4% Trung bình: 679
đạt 44,2% Yếu: 127 dat 8,3% Kém:2 dat0,4%
- Cap IU: 727 hoc sinh Gidi: 2 dat 0,3% Kha: 105 dati44% Trung binh: 546
dat 75,1% Yéu: 72 datlO% Kém:2 đạt 0,3%
* Công tác Đoàn Đội, Văn thể mỹ
+ Cơng tác Đồn Đội:
Đã tổ chức cho Ban Chi hội, các chi đội và Bí thư chi đồn, cùng các em lớp trưởng các lớp, các em học sinh tiên tiến đi trại, tham quan, du lịch Ngồi ra cịn kết
hợp với tổ giám thị tổ chức tổng kiểm tra toàn diện học sinh về nể nếp học tập, rèn
luyện hạnh kiểm tác phong
+ Công tác văn thể mỹ:
Nhằm giúp các em rèn luyện thân thể, tập cho các em có tỉnh thân đồng đội, và
hướng các em vào những vui chơi giải trí lành mạnh, cơng tác Văn thể mỹ của trường đã
Trang 13Luan Van Tot Nogbgp ` 10
+ Cơng tác đồn thể cơng đồn
Cơng đồn đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách và xin trợ cấp khó khăn cho giáo viên, công nhân viên Ngày 20/11 hàng năm Cơng đồn thường kết hợp với Hội
cha mẹ học sinh với các cán bộ, giáo viên, công nhân viên nghỉ hưu về liên đoàn họp
mặt và tặng q Bên cạnh đó cơng đồn cịn chăm lo đời sống tỉnh thần cho các đồn viên dưới hình thức tham quan, du lịch
4 - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để hỗ trợ cho việc học tập tốt, phát triển nhân cách toàn điện, mục tiêu nghiên cứu cố gắng đi sâu vào những sinh hoạt của học sinh từ môi trường gia đình, mơi trường
giáo dục cho đến môi trường xã hội Cùng với việc nghiên cứu chúng tôi đưa ra một
chương trình tham vấn xã hội học đường tại trường với những hành động cụ thể:
-_ Vừa nghiên cứu, vừa tìm hiểu áp dụng vào thực tế giúp học sinh và gia đình học sinh giải quyết những khó khăn đang gặp phải
~ Tìm hiểu những yếu tố tác động mà học sinh phải gánh chịu dẫn đến sự suy giảm và cố gắng trong học tập
-_ Hình thành một chương trình cơng tác xã hội học đường lâu dài có thể lan rộng
đến các trường khác trong địa bàn Thành Phố Hỗ Chí Minh
-_ Giúp ngăn ngừa trẻ bỏ học và các tệ nạn xã hội nơi học sinh
-_ Giúp hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục, xã hội và gia đình
5~ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5,1- Sử dụng bảng câu hỏi và phống vấn sâu
Như đã nói ở trên cuộc nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các vấn để tâm lý xã hội
của học sinh cấp II để từ đó làm cơ sở cho một chương trình cơng tác xã hội học đường tại trường học Do đó sinh viên đã chọn phương pháp điều tra xã hội học qua bảng câu
hỏi Đồng thời còn tiến hành phỏng vấn sâu một số học sinh, phụ huynh và thầy cô để
vấn để được sáng tỏ hơn
Š.1.1- Gồm 3 bằng câu bồi phông vấn:
Bảng 1: 68 câu đành cho học sinh.Trong đó có 58 câu đóng và 13 câu hỏi mở
-, Bảng 2: 40 câu dành cho phụ huynh Trong đó có 23 câu hỏi đóng và 17 câu hỏi mở
- Bảng 3: 32 câu dành cho giáo viên Trong đó 28 câu hỏi đóng và 4 câu hỏi mở
5.1.2- Các nội dung chính
- Bản thân học sinh: sức khỏe, tâm lý phát triển, tâm lý học tập, cường độ học tập, động cơ học tập
- Mơi trường gia đình: bối cảnh sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp cha mẹ, các mối quan
hệ, sự quan tâm của cha me
Trang 14Lugn Van Tot <1 11
- Môi trường xã hội: vấn để vui chơi giải trí của trẻ, bạn bè trong trường và bên ngoài,
bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương của nơi gia đình học sinh thường trú nói riêng và của Thành Phố nói chung
5.2- Tham khảo tài liệu
Để để tài thêm phong phú và có tính thuyết phục, người viết còn kết hợp phân tích
các tư liệu có liên quan đến để tài nghiên cứu
5.3- Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
5.3.1- Phạm vỉ nghiền ciầu
Trong phạm vi và khả năng giới hạn sinh viên chỉ thực hiện cuộc nghiên cứu này tại trường Phổ thông cấp 2-3 Bán công Chu Văn An,
Š.3.2- Đối tượng nghiên cứu
- 150 học sinh cấp II (các loại:giỗi, khá, trung bình, kém, yếu)
- 40 phụ huynh học sinh (phụ huynh và một số thành viên trong Hội cha mẹ học
sinh)
- 20 thầy cô giáo và cán bộ Đoàn Đội
5.4- Chọn mẫu nghiên cứu:
%.4.1- Đối với học sinh
- Chọn khối: vì học sinh khối 6 là học sinh mới chuyển cấp nên sinh viên chọn ba
khối 7, 8, 9 Mỗi khối 50 phiếu phỏng vấn
- Chọn lớp và học sinh:
+ Mỗi khối chúng tôi chọn ngẫu nhiên hai lớp
+ Dựa vào đanh sách hai lớp phân thành 5 loại Sau đó tính khoảng cách chọn
mẫu chia tổng số học sinh của mỗi loại
5.4.2- Đối với phụ huynh học sinh - 5 phiếu đại diện Hội cha mẹ học sinh
- 35 phụ huynh của ba khối
5.4.3- Giáo viên
~ 8 giáo viên chuyên môn
- 2 cán bộ Tổng phụ trách Đoàn, Đội
- 10 giáo viên chủ nhiệm
5.5- Kế hoạch và thời gian nghiên cứu - 5/98 họp triển khai dé tài
- Từ tháng 5 đến tháng 6 soạn bảng câu hỏi - Tháng 7 đi phỏng vấn thử
- Tháng 9 thực hiện nghiên cứu
Trang 15Luan Van Tot Nobisp 12
Trang 16
Suạt Văn Øã.b/, 13
Chương 1l:
TÌNH HÌNH CÁC VẤN ĐỀ
ĐANG ẲNH HƯỚNG ĐẾN VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH
1.1 - Tình hình chung
1.1.1-Thực trạng về các vấn đề học tập của hoc sinh * Trên thế giới
Ở vào những tháng cuối cùng của thế kỷ XX này toàn thế giới từ quốc gia tiên tiến đến quốc gia chưa phát triển, từ gia đình đến xã hội, người ta đang cố gắng chuẩn bị để đi vào thế kỷ XXI, với tất cả những gì có thể làm được Nhất là người ta đang hoặch
định những chương trình học hành, sinh hoạt cho lớp trẻ, Vì trẻ em chính là những người chủ, là rường cột, là những người sẽ lãnh đạo, sẽ lèo lái gia đình, quốc gia và cả thế
giới Sự quan tâm này còn được cụ thể hóa bằng các tuyên bố, các văn kiện để rồi dẫn đến một Công ước Quốc tế về quyền trẻ em được Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989 trong đó có việc yêu cầu các chính phủ bảo đảm cho tất cả các em phải được đi học và học hết chương trình tiểu học miễn phí Cơng ước này đã được hầu hết các nước trên thế giới cơng nhận, trong đó Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Tiếp đến là Hội nghị Quốc tế về phổ thông giáo dục họp tại Jomtien, Thái Lan (1990), và Hội nghị họp tại Oslo ngày 28 - 29 tháng 10 năm 1997 yêu cầu các quốc gia thực hiện giáo dục phổ cập từ nay đến năm 2000, và đến thời hạn đó, ít nhất 80% các trẻ ở tuổi đi học phải tốt nghiệp chương trình tiểu học Hiện nay trên thế giới có 140 triệu trẻ từ 6 đến 11 tuổi không đi học — tức 23% trẻ em ở các nước đang phát triển đang trong độ tuổi theo chương trình tiểu học — và cũng có lẽ chừng đó bỏ học
trước khi kết thúc chương trình” + Ổ Việt Nam
Trong thời kỳ khó khăn, bao cấp, tỷ lệ học sinh phổ thông đi học trên tổng số dân toàn quốc giảm đần: Năm 1981: 21,37%; 1982: 15,67%; 1983:15,61%; 1984: 15,85%;
1985: 12,49%; 1986: 12,89%; 1987: 15,38%; 1988: 19,10%; 1989: 11,22%
Ngược lại tỷ lệ học sinh bỏ học có chiều hướng tăng: Năm học 1980-1981: 11,38%; năm
học 1985 - 1986: 11,40%; năm học 1990 — 1991: 32,37%; năm học 1991 — 1992: 32%
Chỉ riêng Thành Phố Hà Nội năm học 1989 -1990 số học sinh bỏ học độ tuổi 6
đến 11: 1010022 em; độ tuổi từ 12 đến 14: 6.887 em Tỷ lệ học sinh cấp 2 bỏ học là
12%: hoc sinh cap 3 bd hoc 18 8 - 9%
tCông ước quốc tế về quyền trẻ em Điều 28 la
? Giáo Sư Trần Tam Tỉnh “Nghèo và thất học”, báo cáo tại hội nghị GD và ĐT nghề cho trẻ và thanh thiếu niên nghèo tại Việt Nam,
Trang 17“2lạa đâu CẢ — l4
“Thành Phố Hồ Chí Minh năm học 1991 ~ 1992 có 34.000 học sinh bỏ học.!
Năm học 1989 — 1990: Học kỳ I tỉnh Đắc Lắc có 10 418 học sinh bỏ học Ở huyện
vùng cao Hoàng Liên Sơn ( Lào Cai, Yên Bái) số học sinh cấp 1 lưu ban và bỏ học dở chừng chiếm từ 70% đến 80% so với số học sinh huy động vào đầu cấp Trong khi đó số học sinh nữ đi học rất thấp, chỉ chiếm từ 5 đến 10% số em trong độ tuổi Đặc biệt số học sinh chỉ học trong một hai năm đầu, cịn cuối cấp có đến 90% nữ học sinh bơ học
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, huyện Đắc Nang tỉnh Đắc Lắc nhiều trường
phải đóng cửa vì học sinh không đến lớp Nhiều trường giảng đạy cầm chừng vì học sinh đi học thất thường với con số thấp Hai trường phổ thông cơ sở Quảng Khê và Đắc Hà có
100% học sinh bỏ học Hai trường Đắc Nia và Đắc Lao bỏ học 48 đến 56%
- Vùng núi bổ học nhiều hơn so với thành phố và đồng bằng Tỉnh, Thành phố Bỏ học Cấp! | Cấp2 Nam Hà 1,0% 10,0% Lang Son 20% 17% Kién Giang 14,8% Trà Vinh 30,0% Hà nội 0,8% 5,2%
Từ năm 1993 bắt đầu thực hiện nghị quyết TW4 với quan điểm chỉ đạo: Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đâu, thì hấu hết các tỉnh thành đã thi hành nhiều chính
sách cụ thể để bảo đảm công bằng trong giáo dục, bảo đảm cho người nghèo và các đối
tượng chính sách đểu được đi học Từ đó 3 năm học tiếp theo 1994 —1997 đã có những chuyển biến về nhiều mặt, quy mô giáo dục phổ thông phát triển cùng với tỷ học sinh bỏ
học giảm đi đáng kể ở các cấp lớp 1 - 2 - 3 cả những vùng nông thôn sâu, vùng dân tộc
(Khmer, Chăm) có thể đó là đấu hiệu chấm dứt sự suy thoái và chuyển sang trạng thái
phát triển mới.“
Đến niên học 1997 - 1998 tổng số học sinh các bậc học đều tăng 1,5 triệu em so
với học sinh niên học 1996 — 1907.” Nhưng cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hễ Chí Minh, vẫn cịn 1.300.000 trẻ đang tuổi phải đi học không được đến trường Cịn theo thơng tin từ văn phòng Bộ Giáo dục Đào tạo niên học 1998 -1999
1 Báo Sài Gịn giải phóng ngày 6 /11 /1992 2 Tap chí Khoa học và phụ nữ số 3 năm 1992
? Tập san vì trẻ thơ số 2 Tháng 5 ~ 1992
* Các số liệu của PGS Đào Trọng Hùng viện trưởng viện nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo phía Nam, Vấn để bỏ học của học sinh tiểu học là nên tảng của phát triển giáo dục
3 Số iệu cuả PGS Đào Trọng Hùng, trong bài : Tình yêu thương và việc làm thiết thực vì trẻ em nghèo,
Trang 18Lugn Vin Tet <1” 15
cả nước có trên 23 triệu sinh viên học sinh Trong đó, số lượng các bậc học đều tăng cao
so với niên học trước như tiểu học có đến 10,5 triệu học sinh (tăng132.600 học sinh) Trung học cơ sở 5,3 triệu học sinh (tăng 107.800 HS); Phổ thông trung học 1,6 học sinh (tăng 230.800 học sinh); Đại học 837.000 sinh viên, trong đơ có 230.000 sinh viên năm
thứ nhất ( tăng 12,4%)
1,1.2- Các tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên
Như chúng ta đã nói ở trên, lứa tuổi vị thành niên không những giữ một vị trí quan
trọng trong cơ cấu dân số mà cịn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển tương lai của đất nước Vì vậy việc tìm hiểu tệ nạn xã hội ở các em học sinh cấp 2 là việc làm cần
thiết ~
Trong qúa trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt
được thì hiện nay một số vấn để xã hội bức xúc mới nảy sinh Một trong những biểu hiện của vấn để đó là sự xuất hiện ngày càng gia tăng về số sinh viên học sinh nghiện
ngập xì ke, ma túy, trẻ lang thang đường phố, trẻ lao động sớm, trẻ làm trái pháp luật Theo Số liệu vé Phụ nữ Việt Nam 1985 ~ 1994 Nhà xuất bản 1995, thì tỷ trọng tội
phạm vị thành niên (trong tổng số tội phạm cùng loại)
Trước năm 1986 Thời gian gần đây
Toàn quốc 8,0 - 8.7% Toan quéc 9.0~9.2
Hà Nội* 10.0 ~12.0
TP Hồ Chí Minh* 18.0 - 19.0
(*) So với tổng số tội phạm địa phương?
Phân bố % tội phạm vị thành niên theo trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa Tỷ lệ %
Khơng biết đọc biết viết 44.0
CTN cap I 48.3
CTN cấp II 57
CTN cấp III 24
Nguồn: Tội phạm ở Việt Nam thực trạng và giải pháp NXB, CAND 1994,
Qua bảng phân bố trên ta thấy trình độ văn hóa có tác động rất nhiều trên hành vi phạm tội Trình độ càng thấp thì số phân trăm phạm tội càng cao
! Báo Tuổi trễ ngày 5/ 9 /1998
Trang 19Lute Vin Tot Nobisp 16
Phân bố % gái mại đâm theo trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa Tỷ lệ % Mù chữ 11.0 Cap I 39.0 Cấp II 32.7 Cấp II 16.5
Bộ lao động thương binh và xã hội cho biết tệ nạn nghiện ma túy gia tăng Hiện
nay cả nước có 132.000 người nghiện ma túy 70% dưới 30 tuổi Tình hình nghiện lây lan
nhanh trong thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, nếu năm 1996 có 17 học viên dưới 18
tuổi (1,05%) thì đến năm 1998 có 370 học viên dưới 18 tuổi (9,93%) Hiện nay có 2837 học sinh sinh viên nghiện ở 56 tỉnh, thành phố.'
Lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái là một đặc điểm quan trọng trong đời sống kinh tế — xã hội của cá nước Châu Á và Châu Mỹ La Tỉnh cũng như nhiễu nước khác
trên thế giới, ở Việt Nam vấn để lạm dụng tình dục trẻ em đã và đang là vấn để được dư luận xã hội quan tâm Trước hết, phải nói mại dâm trẻ em là một sự khai thác, bóc lột tình dục, hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác bao nhiêu em gái vị thành niên
trong lãnh vực này, theo một tài liệu của UNICEF con số đó khoảng 40.000
Dù khơng có số liệu tin cậy về số lượng thống kê, nhưng một điều chấc chắn là: số
lượng gái điểm trẻ em tăng nhanh vài năm gần đây, căn cứ vào cơ cấu tuổi những người hành nghề mại đâm số liệu của tỉnh Nam Hà phân tích trong số 164 mại dâm ở độ tuổi
thanh thiếu niên thì tỉnh có 17.6% ở độ tuổi 13-16 tuổi,19.5% ở độ tuổi 16 —18 tuổi,
cộng lại có 37.1% ở độ tuổi 13 - 18 tuổi.” Còn theo báo cáo của Ủy ban phòng chống
AIDS, tại Hà Nội có khoảng 7% gái mại dâm dưới 18 tuổi Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
tỷ lệ này là 16% Đó là những con số đáng báo động." Thực tế con số này biến động từng
ngày, bởi lượng trẻ này không chỉ hoạt động trong nước mà còn bị lường gạt, dụ dỗ, bán
sang các nước láng giểng Báo động về số trẻ di cư sang Campuchia để làm gái, một
thành viên ECPAT Cam puchia, ông Ukten cho biết: “ Hiện có gần 1000 trẻ em Việt
Nam đang hành nghề ở đất nước chúng tôi Trong một cuộc hỏa hoạn vào tháng 8/1995 tại Battambang, một khu vực nổi tiếng mại đâm, đã thiêu rụi 60 nhà chứa, cảnh sát đã
phát hiện có rất nhiều trẻ em Việt nam Sau khi thu gom đưa về nhà ở, số trẻ này được đưa đi khám bệnh Đau buồn thay, các em 4éu bi nhiém HIV”?
! Số liệu của báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/9/1998
? Tạp chí gia đình (Hội KHHGĐ Việt Nam) số 2
? Bấo cáo của phòng cảnh sát hình sự, Cơng an tỉnh Nam Hà tháng 10/1995 * Tình hình phụ nữ và trẻ em Việt Nam của Unicef, tr.143
' Báo Công;nhân dân, số chủ nhật ngày 26/5/1996
Trang 20Lan Van Tat Z2 17
1.2- Tình hình học sinh cấp H ở Thành Phố Hồ Chí Minh 1.2.1- Tình hình học lập
Theo số liệu của Ban chỉ đạo xây dựng hệ thống thông tin về nhân sự lao động và
dân số Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1997 thì trẻ em từ 0-5 tuổi ở Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ 27,88% dân số Trong đó trẻ gặp hồn cảnh đặc biệt khó khăn chiếm
tỷ lệ 3.7 %, trẻ em khó khăn có đến 49.60%, trẻ em lao động sớm, trẻ mề côi chiếm tỷ
lệ 5.5%, trẻ đường phố 16,68% Còn theo số liệu của Sở Giáo dục - Đào tạo Thành Phố Hề Chí Minh thì Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng dân số 5.043.609 người,Ì trẻ em được phân ra như sau:
Dân số Số lượng Dân số 0 — 2 tuổi 250.000 Dân số 3 — 5 tuổi 249.000 Dân số 0 — 5 tuổi 109.780 Dân số 5 tuổi 84.000 Dân số 6 tuổi 86,000 Dân số 6 — 10 tuổi 441.000 Dân số 11 — 14 tuổi 373.000 Dân số 15 tuổi 94.350 Dân số 15 tuổi có trình độ lớp 5 84.915 trở lên Dân số 15 — 17 tuổi 280.000 Dân số 15 — 25 tuổi 1.138.000 Dân số 15 — 25 tuổi còn mù chữ 31.000
Trang 21Luan Van Tot 12⁄4 18
Tình hình học tập của học sinh Trung học cơ sở toàn thành phố năm học:
1996-1997 / 1997- 1998," Năm học 1996 - 1997 Năm học 1997 — 1998 291731 290533 Lớp 6 Tỷ lệ huy 95.75% | Lớp 6 Tỷ lệ huy| 97.57% 85481 động 74227 dong Lên lớp 92.0% Lên lớp _ 90/21%
Lưu ban 3.65% Lưu ban 3.65%
Bỏ học 4.36 % Bỏ học 4.36%
Lớp 7 Lên lớp 91.85% | Lớp 7 Lên lớp 92.42%
80366 Lưu ban 4.64% | 78637 Lưu ban 4.32%
Bỏ học 3.51% Bồ học 3.26%
Lép 8 Lên lớp 89.3ó% |Lớp8 Lên lớp 91.42% 71453 Lưu ban 4.52% | 73817 Luu ban 3.20% Bỏ học 6.12% Bỏ học 5,38% Lớp 9 Lên lớp 96.30% ¡| Lớp 9 Lên lớp 92.01% 54431 Luu ban 0.58% | 63854 Lưu ban 0.67%
B6 hoc 2.85% B6 hoc 6.58%
TN THCS 94.39% TNTHCS 86.30%
So sánh tổng số hai năm học 96 — 97 / 97 ~ 98 ta thấy tỷ lệ học sinh giảm khoảng
0.45% và càng lên những lớp cao hơn tỷ lệ học sinh càng giảm Chẳng hạn năm học
1996-1997 tổng số học sinh lớp 6 là 85481 HS nhưng đến lớp 7 còn 80366 HS, lớp 8 còn 11453 HS và đến lớp 9 tổng số chỉ còn 54431 HS Năm học 1997- 1998 cũng vậy tổng số ldó 6 có 74227 HS nhưng đến lớp 9 chỉ còn 63852 HS Hơn nữa, số học sinh lớp 9
năm 98 (6.58%) bỏ học nhiều hơn năm 97 (2.28%)
1.2.2— Các vấn đề tệ nạn xã hội ở lửa tuổi vị thành niên tại TP Hồ Chí Minh
Điểm lại thư tịch từ năm 1994 báo chí đã đăng tải một số thơng tin về tình trạng
các học sinh ở độ tuổi 13 ~ 18 (cấp 2, 3) đã dám “bay đi” ra khỏi nhà, khỏi trường để
tìm cho mình những giây phút phiêu lãng mau qua, chỉ trong vòng một tháng đã có đến 20 học sinh cấp 2, 3 đã “Alêbay” với số tiền hàng triệu déng mang theo để chỉ phí cho những chuyến đi Các em đã mơ tưởng một ngày “Chủ nhật hồng”, “ Thứ hai xanh”, “
Thứ ba đen trắng ” ˆ
Một tài liệu khác nghiên cứu về mại dâm ở Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, năm
1989 số gái điểm trẻ em chiếm 2.1% tổng số gái mại dâm, năm 1990 con số này tăng
1 Số liệu của Sở giáo dục Đào tạo Thành Phố Hồ chi Minh
Trang 22Luan Van Tot c2 19
lên 5.2% và đến năm 1995 con số này đã tăng lên đến 15% Chỉ riêng huyện Nhà Bè, số
trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục có khoảng 60 em và gần 20 em sống bằng nghề đắt mối
Theo các báo cáo sơ bộ cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội trong 9 tháng đầu năm
1998 trên đại bàn Thành Phố Hồổ Chí Minh của Chỉ cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì
tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố còn nhiều phức tạp Tệ nạn mại dâm chưa được ngăn chặn triệt để, tệ nạn ma túy có chiểu hướng gia tăng, nhất là ở tuổi thanh thiếu niên, trẻ lang thang và người ăn xin vẫn còn khá đơng
Về nghiện hút thì số liệu thống kê mới nhất của ngành công an cho biết ở Thành Phố Hồ Chí Minh, số thanh thiếu niên trở thành đệ tử của Heroin đang tăng vọt, chiếm khoảng 80% người nghiện
Ngoài ra theo ước tính của Chỉ cục phòng chống tệ nạn xã hội số gái mại dâm trên địa bàn Thành phố hiện nay là 20.000 người Trong số š gái mại đâm bị bắt năm 1997, số dưới 18 tuổi chiếm 12% (năm 95 số này chiếm 8%) Còn theo số liệu của trung tâm Kế
hoạch hóa gia đình Thành Phố Hồ Chí Minh con số nạo thai dưới 18 mổi năm 1997 là
1280 ca, 6 tháng đầu năm 1998 có 581 ca, Trung bình mỗi ngày có 4 ca" 1.3- Nguyên nhân
1.3.1— Nguyên nhân trẻ bỏ hoe? * Nguyên nhân kinh tế
- Do lợi ích kinh tế trước mắt: học sinh bổ học để làm kinh tế cho gia đình (học sinh nơng thơn nghỉ học để ở nhà làm ruộng lấy thóc, học sinh biên giới bỏ học
để đào đãi vàng, khuân vác thuê cho thương nhân .)
~ Lợi ích kinh tế lâu đài: việc học chưa có tác dụng thiết thực, lao động trí óc, có học thường nghèo, nhiều việc không cân kiến thức văn hoá nhưng thu nhập cao - Đi học tốn kém nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn, thiết thực
* Nguyên nhân văn hoá xã hội - Tâm lý thực dụng
- Xã hội chưa thực sự để cao việc học, vai trò của nhà trường trong xã hội bị giảm
sút
- Nhiều học sinh bị bàn bè xấu lơi kéo
Ì Báo Sức Khỏe và đời sống, số 22 (29/5/1996)
? Báo Phụ nữ ngày 25/ 7/ 98
3 Báo Phụ nữ ngày 23/ 5/ 98,
* Báo Phụ nữ ngày 1/ 8/98
Trang 23Luan Vin + 12⁄2 20
* Nguyên nhân gia đình
- Nhiều gia đình hồn cảnh kinh tế khó khăn, đơng con, không quan tâm tạo điểu
kiện cho con học
* Nguyên nhân chính bản thân ngành tâm lý giáo dục
- Nhà trường: nội dung qúa tải, chưa thiết thực, phương tiện thiếu, cơ sở vật chất
còn nghèo
- Đội ngũ giáo viên: một số giáo viên chưa yên tâm gắn bó với nghề, đời sống cịn gặp khó khăn dẫn đến trình độ kiến thức và năng lực sư phạm hạn chế, không thu
hút, hấp dẫn học sinh
- Học sinh: nhiều học sinh khơng có nhu cầu học tập, kiến thức thiếu hụt, năng lực
hạn chế, sức khoẻ tinh thần và vật chất giảm sút
1.3.2— Những nguyên nhân lam tré em hu hồng
* Nguyên nhân sinh lý:
- Khủng hoảng của tuổi đậy thì: Mặt dù khơng có số liệu thống kê đầy đủ nhưng
chúng ta có thể nhận thấy phần đông các trẻ em phạm pháp ở vào tuổi đậy thì tức 13—14 tuổi (học sinh cấp ID Theo ông Lombroso, nhà phạm tội học người Ý thì:
“ tuổi dậy thì là nguyên nhân nhiều loại tội phạm của phái nữ Con gái có kinh qúa sớm dễ sinh ra tội mại dâm Nếu tuổi dậy thì chậm quá sẽ sinh ra tội trộm cắp”
- Nhu cầu không được thỏa đáng: Tuổi dậy thì cũng là tuổi các cơ quan biến chuyển đột ngột và mạnh mẽ Các em cần phải hoạt động nhiều, ăn uống nhiều
Sự thiếu trong việc ăn uống có thể cũng là nguyên nhân của tội trộm cắp
- Sự thúc đẩy của tình duc: Clinton T Duffy viết “ Dù cho ảnh hưởng của tình dục
có tính chất cơng khai hoặc tiềm ẩn, nó cũng là yếu tố thúc đẩy con người phạm
phải mọi thứ truyện mờ ám Chẳng hạn, chuyện hiếp dâm rõ ràng là một tội thuộc
tình dục Việc cổ tình gây hỏa hoạn, tuy chẳng có về gì liên quan đến tình dục
nhưng chính nó là vấn đề tình dục Dùng súng, mã tấu để cướp của, tuy khơng có về gì do tình dục thúc đẩy, nhưng chính là sự thực ”?
- Dà vậy tình dục khơng phải nguyên nhân duy nhất phạm tội nơi vị thành niên vì
có biết bao em đang trong tuổi này không phạm tội, bao nhiêu trẻ sống thiếu thốn nhưng không trộm cắp, trái lại bao nhiêu trẻ sống đẩy đủ sung mãn lại tham
lam, quậy phá -
! 1ê Tảo, Phạm tội học yếu lược, Đường Mới, tr 73
Trang 24Luin Van Tot =2 21
* Nguyên nhân tâm lý:
- Phản ứng sơ đẳng: qua theo dõi và tìn hiểu đời sống của các em nơi các trại cải
tạo, người ta thấy tính tình các em thay đổi qứa đột ngột từ ngày này sang ngày
khác Đó là đặc tính của hạng người phản ứng sơ đảng Mesnard trong quyển “
Education et caractère” cũng nhận thấy phần đông các trẻ phạm pháp đều thuộc
loại thân kinh chất (nereux) Vì khơng thể tự kiểm chế nên các em có những
hành vi nơng nổi Nhiều em phạm tội chỉ vì một phút bất đồng
- Do kém trí: có những em sinh ra vì lý do nay hay lý đo khác, bị thua thiệt các em cùng trang lứa Chính do sự thua thiệt này khiến các em phải tự tìm cách bù đắp
nhưng thay vì hành động thích nghị, các em lại có những hành động tội lỗi Khi
phân tích người ta thấy chúng có thương số trí năng kém Có lẽ cũng vì kém trí
nên các em bị lợi đụng
- Thiếu tỉnh thương: gia đình Việt Nam thường đông con nên việc chạy ăn chạy
mặc cho con cái là cả một vấn đề Mỗi khi sanh thêm một đứa con là gia đình lại
mang gánh nặng thêm Chính vì thế khi thêm một đứa em là anh chị chúng cảm thấy khổ sở Do đó những bực đọc, oán hờn sẽ đổ lên đầu đứa trẻ kia Sự ganh tị giữa anh em gia tăng Ý nghĩ thốt ly gia đình để tránh cảnh bực đọc cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho trẻ hư hỏng Theo số liệu thống kê 70% số trẻ em đi lang thang xuất thân từ gia đình qúa đơng con, trong đó gần một nửa là các
gia đình có 5 con trở lên,! Trong gia đình, cha mẹ qúa khắt khe cũng không thể
giáo dục con cái tốt được
* Nguyên nhân gia đình:
- Gia đình bất hịa: những cảnh gia đình lục đục thường đặt trẻ vào tình trạng căng
thẳng, lo âu thường xuyên vì những hục hic của cha mẹ có thể giáng xuống đầu
chúng bất kỳ lúc nào Những cuộc gây gỗ thường xuyên của cha mẹ trong những
lúc nóng giận khó có thể tránh được những lời lẽ, cử chỉ tục tần, bạo ngược mà
con cái của họ là nạn nhân Luật sư Nguyễn thị Vui đã viết “Cảnh tượng cha mẹ cãi vã nhau, nói xấu nhau trước mặt con cái, sẽ làm sụp đổ ấn tượng tốt đẹp của
con cái đối với cha mẹ, nó sẽ thấy cha nó bớt uy nghỉ, mẹ nó khơng còn là bà tiên
hiền dịu như nó hằng tưởng tượng ".ˆ
- Khi không thấy sự ấm cúng trong gia đình, trẻ em sẽ tìm nguồn an ủi nơi bạn bè ở bên ngoài Nếu gặp bạn xấu, các em sẽ dễ trở nên hư hỏng Nhiều vị giám thị trong các trường học đã nhận xét đa số những học sinh vi phạm kỷ luật, vô lễ với
giáo viên là những trẻ đã từng vô lễ với gia đình mà nguyên nhân thường là do sự
bất hoà trong gia đình ! Báo Phụ nữ số ra ngày 18/ 2/ 98,
? Nguyễn thị Vui: * vai trị của gia đình trong việc giáo dục thanh thiếu niên” ,Giáo dục nguyệt san số
Trang 25Luan Van Tot MNohigh 22
- Gia đình tan rã: Báo sài Gịn giải phóng trong mục câu chuyện tòa án có đăng bài “ Qua các phiên tịa, nghĩ gì về việc giáo dục gia đình” của Hương Un nói về trường hợp em Huỳnh Ngọc Long (xử ngày 15/ 2/1395): cha me em da ly di Em sống với mẹ và người cha kế Cha không đám la rẫy vì sợ mang tiếng “ bánh
đúc có xương” Mẹ Long cũng vậy sợ la rẫy con nó bỏ đi về với cha ruột nên cũng im lặng Long lớn lên trong sự nương chiều vơ hình đó Một hôm em đi chơi
về khuya qúa, bà la rầy đôi tiếng, Long bỏ đi Gặp bạn xấu xúi giục, em tham gia vào một vụ cướp và bị bắt Bà Odette Philippon đã viết: “ Nguyên nhân chính và phổ quát nhất của nạn thiếu nhỉ phạm pháp là sự khiếm khuyến, sự tan rã của gia
đình”.'
- Sự thiếu giáo dục gia đình: có những cha mẹ thương con nhưng không biết cách
đạy dỗ Khi con cái có lỗi thì đánh mắng thậm tệ mà khơng giải thích tại sao, và cũng chính nhéu cha mẹ đã mở đường cho con cái hư hỏng Nào là “ mày đi đâu
thì ải”, “tao không muốn thấy mặt mày” Trễ con vốn nông nổi và nhiễu tự ái,
gặp bạn bè cùng cảnh ngộ, chúng có thé tam nam, tum bay và bỏ nha di ln
Cũng có những cha mẹ qúa bạc nhược, không dạy nổi con cái, để mặc chúng làm
gì thì làm Chuyện cha mẹ đem con đi bán dâm cũng không phải là không cơ?
Xã hội Việt Nam trong giai đoạn mà đồng tiển được coi trọng hơn phẩm gia thi
mọi chuyện đều có thể xẩy ra Nghiên cứu của giáo su Sheldon Glueck 4a chitng
mình rằng: “trong gia đình các trê phạm pháp xẩy ra nhiều chuyện phi pháp đôi
bại hơn các gia đình trễ không phạm pháp”
* Nguyên nhân xã hội:
Tình trạng nghèo nàn: trong bài “có phải vì nghèo mà nhiều thanh niên hư hồng, phạm pháp” của Bùi Đình Nguyên “Khi hỏi ý kiến của một nhóm thì có 60% ý kiến cho
rằng nhìn vào xã hội hiện nay, có một sự thực không ai phú nhận là so với nhiều nước, nên kinh tế của nước ta chậm phát triển, mức sống người đân thuộc loại thấp nhất thế
giới
Sự thay đổi cơ chế xã hội: trong một xã hội đang chuyển mình phát triển như Việt Nam, không thể tránh việc thay cũ đổi mới, và cũng không thể tránh sự va chạm giữa
nếp sống cổ truyền và văn hóa ngoại lai, giữa thế hệ giả và thế hệ trẻ Theo nhãn quan của người tré thi thé hệ gìa là lạc hậu, ngược lại người gìầ thì cho thế hệ trẻ là nông nổi, mất gốc
Ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo xấu: trong những năm gần đây, những loại
băng video ăn khách là những băng thuộc loại hình sự xã hội đen, băng sex, đã ảnh
hưởng rất nhiều đến thanh thiếu niên Vì thiếu khơn ngoan, phán đốn nên có em trong một phút bốc đồng có thể khiến các em phạm tội: hiếp đâm, trộm cướp
‘ Odette Philippon, “ La Jeunesse cØwpable vous accuse”, Recueil Sirey Paris, tr 67 ? Tuấn Hải, “ bán con”, CA số 456-57, ngày 12 và 19 /4 /1995, tr 10
3 Sheldon Glueck, Delingquents in the making, Marper and Brothers Publishers N y
* Bùi Đình Nguyên, Có phải vì nghèo mà nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, phạm pháp? Thanh niên số 24
Trang 26Luin Vain Tot <2 23
Chương 2:
PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU 2.1—VỀ BẢN THÂN HỌC SINH
2.1.1 Thự c trang thể lý
Trong 150 em học sinh được phỏng vấn thì nam chiếm 62.7%, nữ chiếm 37.3% Về trình độ học vấn : chỉ tập trung ở 3 khối lớp 7, 8, 9 và vì thế tuổi các em thường nằm
trong khoảng từ năm 1983 — 1986
Biểu để 1:
Năm Sinh Của Học Sinh
SN 86 SN 83 9 25% _ _* SN 84 E1 SN 83 s 30% BSN 84 EISN 85 SN 85 s E1SN 86 36%
Biểu đồ trên cho thấy số tuổi có giao động vì một số phải ở lại lớp, một số đi học trễ,
Khi hồi về tình trạng sức khoẻ thì đa số các em trả lời sức khoẻ tốt (51.3%), bình
thường (48.0%), chỉ có L trường hợp (0.7%) là yếu thường xuyên bị đau đầu
Tỷ lệ này tương ứng với nhận xét của phụ huynh về con em mình: 50% phụ huynh nhận thấy con mình năng động 37% phụ huynh nhận thấy bình thường và 12.5% nhận thấy chậm chạm
Trang 27_“hạn Vin Tot Z2 24
2.1.2 Hiên trạng tâm lý
Bảng 1: Hiện nay em đang sống với ai?
( Số lượng | % Với cha mẹ 123 82.0 Chỉ với cha 1 0.7 Chi với mẹ 13 8.7 Với người khác 13 8.7 Tổng cộng 150 100
Bảng 1 cho thấy 82% các em học sinh hiện nay đang được sống chung với cha mẹ,
còn lại 18% các em chỉ sống với cha hoặc chỉ với mẹ, hoặc với người khác
Bảng 2: Các lý do các em không được sống chung với cha mẹ Lý do Số lượng % Cha mẹ ly dị 6 22
Cha mẹ đổi làm ăn xa 7 26
Để gần trường học 7 26
Cha chết 7 26 TC 27 100
Bảng 3: Trong gia đình em dễ nói chun với ai?
Dễ nói chuyện Số lượng | % Với cha mẹ 17 11.3
Với cha 16 10.7
Với mẹ 54 36.0
Với anh chị, em 38 253
Với ông bà, chú bác 16 10.7
Với mọi người 9 6
Tổng cộng 150 100
Trang 28Lugn Vin Tet MNohisp 25
Bảng 4: Trong gia đình em khơng thích nói chuyện với ai?
Khơng thích Số lượng | % Với cha 33 22.0 Với mẹ : 7 4.7 Với anh chị, em 7 47
Với cô cậu, chú bác 8 5.3 Ai cũng nói được 78 52.0
Khơng muốn nói vớiai | 17 1143
Tổng cộng 150 100
Biểu đồ 2:
Nguyên nhân đưa đến học sinh cá biệt
Cả 4 nguyên nhân H301
Tâm lý lứa tuổi Eä Thiếu sự Q tâm của T.Cô O Thiéu sy Q.tám cudCha me
Eã Vấn để GĐÐ
BÄ Tâm lý lứa tuổi Cả 4 nguyên nhân
Vin décp
Thigu sy Q.tam cudCha me [:
Kết qủa từ các bang trên cho thấy tình trạng hơn nhân gia đình có tác động đến tâm lý cuả học sinh Theo kết quả của bảng 3 và 4: có 36% học sinh trả lời dễ nói
chuyện với mẹ, 25.3% đễ nói chuyện với anh chị, trong khi đó các em dễ nói chuyện với cha chỉ có 10.7% và ngược lại cầm thấy không thích nói chuyện với cha là 22% Lý do
các em thấy dễ nói chuyện vì được thông cảm, được gần gũi, vui về Thường khi gia đình cha mẹ ly dị thì con cái hay sống với mẹ, hoặc khi chồng chết người vợ ở góa ni
con Nên có những em đã trả lời: “em chỉ sống với mẹ”, có những em trả lời không thích
nói chuyện với cha vì khơng quan tâm đến con cái, hay la mắng, say xin
Trang 29“hạn (6u 252 <1 26
chuyện với ai, lý đo các em phải sống xa gia đình đến đ' trọ nhà người quen để đi học và một số em phải sống với anh chị, cơ đì, chú bác do cha mẹ đi làm xa, cho nên cảm thấy ai cũng xa lạ khó nói chuyện Chắc chắn về tâm lý các em này bị hụt hãng, thiếu
thốn tình thương yêu của cha mẹ
Bên cạnh đó, với nhận định cla qui thay cơ ở đây thì ngun nhân đưa đến tình
trạng học sinh cá biệt phần lớn là do sự thiếu quan tâm của gia đình (60%) hoặc là do những vấn để của gia đình như: cha mẹ bất hòa, ly đị, ly thân (50%) Điều này ta thấy
cũng phù ý kiến trả lời của các em về câu hỏi: “Trong học tập em mong muốn gì?”
44.7% các em đã mong muốn được cha mẹ quan tâm nhất ,
2.1.3- Cường độ học tập
Trường phổ thông cấp 2 - 3 Chu Văn An ngoài giờ học chính (buổi sáng từ 7-11
giờ, buổi chiều từ 13 — 15 giờ), các em cồn học phụ đạo tuần hai buổi, mỗi buổi khoảng 2 tiết Ngoài ra đa số các em ở đây có học thêm (74.7%), trong số này 65.2% đến nhà thầy cô học, 20.5% học tại trường và14.3% mướn thây cô tới nhà dạy
Bảng 5: Nhận xét của học sinh về cường độ học tập
Mức độ Số lượng % Qúa nhiều 26 17.4 Vừa đủ 122 81.3 Hơi ít 2 1.3 Tổng cộng 150 100
Với kết qủa trên chúng ta thấy §1.3% học sinh cho rằng số môn học ở hiện nay
vừa đủ
Bảng 6: Nhận xét của thầy cô về cường độ học tập
Mức độ Số lượng: % Thích hợp 16 80 Chưa thích 4 20 hợp Tổng cộng 20 100
Hai bang 5 va 6 theo nhận định của học sinh và giáo viên thì qui trình học tập cuả
nhà trường phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, vì 81.3% học sinh nhận thấy
vừa đủ và 80% giáo viên nhận định về thời gian học tập ở trường thích hợp với lứa tuổi của các em, chỉ có 20 % cho rằng khơng thích hợp, với những lý đo : Học sinh còn nhiều
giờ rảnh (5%) nhưng cũng có những lý do thấy rằng học sinh phải học qúa nhiều, nhất là
Trang 30“hạn Van Tat MNohisp 27
2.1.4 - Dong co hoc tập
Nhận định cuả học sinh về động cơ học tập
Khơng thích 2% Thích học Bổ Khơng thích ~ Thich hoc 98% Biéu dé 3:
Biểu đỗ trên cho thấy 98.% các em học sinh đi thích học Với những lý do sau: Bảng 7: Lý do học sinh thích đi học Lý do thích đi học Số lượng |_ %
Học để có kiến thức dễ kiếm việc làm 84 56.2
Học để có tương lai 19 14.3
Học để nên người tốt giúp ích cho xã hội 14 9.2 Đi học có nhiều bạn bè 31 20.3
TC: 148 100
Theo số liệu này, ta thấy động cơ chính thúc đẩy các em học tập là để sau này dễ
kiếm việc làm và có tương lai (chiếm 75%), và có 20.3% học để có nhiều bạn bè vui
chơi ,và chỉ có 9.2% học để nên người tốt giúp ích cho xã hội (Có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự động viên của cha mẹ, nên ngay từ nhỏ các em đã nghĩ tới
Âđồng tiên” , hoặc có lẽ các em còn nhỏ chưa ý thức về vấn để phát triển nhân cách) Bảng §: Kết gủa học tập và đạo đức Xếp loại Số % Xếp loại Số % Tập học Lượng Đạo đức Lượng
Giỏi 14 93 Tốt 73 48.6
Khá 81 54.0 | Kha 63 42.0
Trung bình | 54 36.0 | Trungbình | 13 8.7
Yếu 1 0.7 Yếu I 0.7
Trang 31Luan Van Tet Nobigp 28
Đếi chiếu động cơ học tập và kết qủa học tập, đạo đức của các em trong năm ta thấy có mối tương quan Nếu 79.7% các em học sinh có động cơ học tập tốt thì cũng có 90% học sinh được xếp loại đạo đức tốt,và với trên 90% các em cảm thấy thích học cũng đưa đến kết qủa: 63.3% đạt loại giỏi và khá, 36% đạt trung bình, chỉ có 0.7% là yếu.Vậy nếu có động cơ học tập tốt sẽ có kết qủa học tập Vì thế, còn lại 2% các em khơng thích
học do học kém và chán học, là vấn để chúng ta cần quan tâm giúp đỡ các em Bảng 9:Em có trốn học lần nào chưa?
Số lượng % Thường xuyên 7 Thỉnh thoảng 17 11.3
Chưa bao giờ 133 88.7
Tổng cộng 150 100
Kết qủa bảng trên cho thấy tỷ lệ thỉnh thoảng trốn học 11.3% là con số cần báo
động
Trong số đó gồm những lý do sau:
- Đi học trễ không được vào lớp 2%
- Sợ thầy cô phạt :5.9%
- Ham vui bạn bè :8.7% Tương đương với số học sinh bị lưu ban là:15.3% Trong đó:
- Khơng có thời gian học :0.7%
- Nghỉ nhiều : 7.3%,
- Học kém 27.3%
- Chương trình học qúa cao :0.7%,
Bảng 10: Nhận xét về tình hình học tập của học sinh giữa thầy cô, phụ huynh và
học sinh :
Hoc sinh Phy huynh Thầy Cô
Ý kiến Số % |Ýkiến Số % |Ýkiến Số %
lượng _ | lượng lượng
Thich hoc 148 | 98.7 | Thich hoc 29 | 72.5 | Thich hoc 2 10
Binh 6|15.0| Tiếp thu 4 20
thường Cham
Không 2| 1.3 | Không 5 | 12.5 | Không 14 70 thich thich thich
Téng 150 | 100 | Tổng 40 | 100 | Tổng 20 100
Trang 32Lugn Vin Tot Nohigh 29
Kết qủa bảng trên cho thấy 98.7% các em thích học; 1.3% khơng thích vì: học yếu,
và đo cha mẹ ép buộc
Về phía phụ huynh 75% nhận thấy con em minh rất ham học, 15% thấy bình thường và 12.5% cảm thấy các em khơng thích học vì: rất ham chơi, học kém phải thúc
dục lắm mới chịu học
Đối với thầy cô nhận xét về tình hình học tập của các em như sau:
- 50% học sinh chưa ý thức và không tập trung học tập - 20% hoc sinh ngày nay đạo đức rất sa sút, lười biếng
- 20% các thầy cô cho rằng học sinh hệ bán công tiếp thu chậm
- 10% thầy cô thấy học sinh ham thích học đối với hai môn vẽ và thể dục
So sách các kết qủa của bảng trên cho thấy thầy cơ có cái nhìn không mấy lạc
quan về học sinh của mình
Về lý do nào đã làm cho học sinh chắn học; theo các phụ huynh thì:
- 42.5% cha mẹ đã qui việc chán học, bổ học là đo trẻ ham chơi, học mất căn bản không hiểu bài
- 42,5% các cha mẹ thừa nhận rằng do gia đình cha mẹ ít quan tâm,hay gây gỗ
- 7.5% do gia đình khó khăn
- 7.5% còn lại các bậc cha mẹ qui kết việc chán học,bỏ học của học sinh là do ảnh hưởng của phim ảnh, bạn bè xấu
2.2 - Các yếu tố gia đình liên quan đến việc học tập
2.2.1- Bối cảnh sith hoạt của gia đình
Bảng 11: Tình trạng hơn nhân gia đình của phụ huynh
Tình trạnh hơn nhân | Sốlượng | %
Trang 33Luan Vin Tet cu 30
Bảng 12: Tình trạng hơn nhân gia đình của cha mẹ học sinh
Số lượng | % Với cha mẹ 123 32.0 Chỉ với cha 1 0.7 Chỉ với mẹ 13 8.7 Với người khác | _ 13 8.7 "Tổng cộng 150 100 Biểu đổ 4:
Trình độ học vấn của cha mẹ và phụ huynh học sinh Phụ huynh i Cha E]Mẹ Cấp 1 Cấp 2 Cấp3 Đạihọc Không biết Qua các bảng trên cho chúng ta một số kết qủa sau:
Đa số các em học sinh ở đây đang được sống chung với cha mẹ (82%), ngồi ra có
8.7% chi sống với mẹ, 0.7% chỉ với cha, và 8.7% sống với người khác
Đồng thời, khi hỏi về số người và số anh em trong gia đình, được biết gia đình có số người trong hộ đông nhất là 12 người/ hộ, so với số người trung bình trong hộ là 5 người Số anh chị em trong gia đình ở đây đa số là 2, còn số anh chị em nhiều nhất là 8 so với số trung bình là 2 )
Đối với 40 phụ huynh được phỏng vấn thì tình trạng gia đình hiện nay: - 92.5% đang sống chung
- 2.5% cha me ly di
- 5% cha mẹ đi làm ăn xa
Với số con trong gia đình đơng nhất là 8 so với số con trung bình là 2 và phân
Trang 34Lute Van Tot Nobisp 31
Tình độ học vấn trung bình của phụ huynh và cha mẹ học sinh là cấp 3 Cao hơn nữa có đến 11.3% người cha và 13.3% người mẹ đạt trình độ Đại học,và trong các phiếu
các em có trả lời thì khơng có ai mù chữ
Tuổi trung bình của phụ huynh là 40, cao nhất 60 tuổi và thấp nhất 20 tuổi Còn
tuổi trung bình của cha mẹ học sinh là 42, cao nhất 65 tuổi và thấp nhất 32 tuổi
2.2.2- Nghề nghiệp của cha me và mức sống của gia đình Bảng 13: Nghề nghiệp của phụ huynh
Nghề nghiệp Số lượng | % 7
Công nhân viên nhà nước 15; 3745
Nội trợ 9 22.5
Buôn bán 6 15.0
Chạy xích lơ, xe Hon đa ôm 2 5.0
Thợ chuyên môn tại nhà 7| 175
Nghỉ hưu 1 2.5
Tổng cộng ` 40 100
Bảng 14: Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh
Cha Mẹ Nghề nghiệp SL % Nghề nghiệp SL % Lao động phổ 10] 6/7| Lao động phổ 3| 2.0 thông thông
Công nhân viên 45 | 30.1| Công nhân viên 40] 26.6
nhà nước nhà nước
Buôn bán 37] 24.6 Buôn bán 321 21.3
Thợ chuyên môn 26 | 17.3 | Thợ chuyên môn 9| 6.0
tại nhà tại nhà Tài xế xe (tư 13| 87 0 0 nhân) Kỹ sư, bác sĩ 4) 26 0 0 Nội trợ 63| 42 Nghỉ hưu 2] 134, Nghỉ hưu 1| 0.7 Thất nghiệp 2| 143 Thất nghiệp 1| 0,7 Không biết 1l| 743 Không biết 1] 0.7
Trang 35Lugn Van Tat <2 32
Qua hai bảng trên cho thấy nghề nghiệp phổ biến của cha mẹ các em cũng như
của phụ huynh là công nhân viên, buôn bán, và thợ chuyên môn tại nhà (thợ may, thợ
hàn , thợ tiện, sửa máy móc Ở đây ta thấy có sự khác nhau giữa nghề cha và nghề của
me (giữa nam và nữ) Người mẹ đa số phải lo việc nội trợ trong gia đình (42%) và tuy có 13.3% người mẹ có trình độ đại học nhưng khơng có ai làm nghề kỹ sư, bác sĩ
Biểu đồ 5:
Mức Sống Của Gia Đình Theo Tự Nhận Xét Cuả
HS,PH, PVV 80 147 75 BB Nhận xét cuả HS B Nhận xét của PH Nhận xét của PVV
Khá giả Đủ ăn Nghèo
Biểu để trên cho thấy có những nhận định khác nhau :
- Đối với học sinh 74.7% các em tự đánh giá gia đình đủ sống, 20.7 % nhận thấy khá giả và 4.7% cảm thấy gia đình thuộc loại nghèo
- Về phía phụ huynh khi đánh giá mức sống của gia đình mình 75% cho rằng đủ
ăn,15% nhận rằng gia đình thuộc loại khá giả, còn lại 10% cho là nghèo
- Cdn với cái nhìn khách quan của phỏng vấn viên thì số gia đình phụ huynh thuộc loại khá giả chiếm tới 35.5%, các gia đình đủ ăn là 57.5% và gia đình thuộc điện nghèo là 7.5%
2.2.3- Sự quan tâm của phụ huynh về việc học tập của học sinh
Trang 36Lugn Vin Tt =2 33
Bảng 15 cho thấy 87.5% các bậc phụ huynh có theo dõi việc học của con em, còn
lại 12.5% không bao giờ theo dõi với lý đo trình độ của cha mẹ thấp và một số cho là
khơng có thời gian
Về phía học sinh 56% các em trả lời gia đình thường xuyên kiểm tra, 40% nhận thấy gia đình chỉ thỉnh thoảng mới kiểm tra và 4% các em trả lời gia đình khơng bao giờ
kiểm tra bài vở cho các em cả
Bảng 16: Tương quan giữa mức sống của gia đình và việc theo dõi học tập cho học
sinh Mức sống Theo dõi % ~
Gia dinh viéc hoc tap
Có Khơng Khá 6 6 100% 100% Nghèo 3 4 30 75.5% 13.3% | 100% 1 4 25.0% | 100% TC 35 5 40 87.5% 12.5% | 100%
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy có một tương quan giữa mức sống của gia đình
và việc theo đối việc học tập cho học sinh ở nhà.Tuy mối tương quan này ở mức độ thấp
và với số lượng ít nhưng nó cũng phản ánh phần nào tình trạng hiện nay xã hội
Bảng 17: Nhận định của phụ huynh và học sinh về cách gia đình theo đõi học tập
Phụ huynh Học sinh
Cách theo dõi | Sốlượng | % Aikèmhọc | Sốlượng | %
Dạy và kiểm tra 21] 60 Cha mẹ 30 | 20.0
Nhắc nhở 14 40 Anh chị 25 | 16.7
- Người khác 4| 27
Mướn thây cô 21 | 14.0
Tự học 70 | 46.7
Tổng cộng 35 | 100| Tổng cộng 150 100
Kết qủa bảng trên 60% các bậc phụ huynh có theo dõi việc học của học sinh bằng
cách dạy và kiểm tra bài vở, tương ứng với 53.7% học sinh có người kèm học ở nhà, còn
Trang 37_“han Van Tot <2 34
Bảng 18: Tương quan giữa mức sống của gia đình học sinh và việc ai kèm học ở nhà
Aikèm | Cha | Anh | Mướn | Người | Tự %
Mức mẹ chị | Thấy | khác | học Sống cô Khá 5 5 8 2 1l 31 16.4% | 16.4% | 25.8% 6.5 35.5 100% % Đủ ăn 24 18 13 1 56 112 21.4% | 16.1% | 11.6% | 0.9% | 50.0% 100% Nghèo 1 2 1 3 7 14.3% | 28.6% 14.3 | 46.7% 100 TC 30 25 21 4 70 150 20.0% | 16.7% | 14.0% | 2.7% | 46.7% 100%
Bảng trên cho thấy có sự tương quan giữa mức sống của gia đình cách dạy kèm
con cái học ở nhà.Tỷ sổ này tuy cũng còn ở mức thấp
Bảng 19: Nhận định của học sinh và phụ huynh về việc thúc đẩy học tập
Học sinh Phụ huynh Mức độ Số lượng | % Mức độ | Số lượng | % Vui mừng, 122 8-12 Có 35 87.5 khen thưởng Bình thường 28 18.7 Không 5 12.5 Tổng cộng 150 100 40 100
Bảng trên cho thấy đa số phụ huynh thúc đẩy con cái học tập bằng hình thức khen
thưởng (87.5%)
Bản thân học sinh 81,3% các em cho biết mỗi khi đạt được thành tích trong học tập
hay một việc tốt nào đó thì thái độ của cha mẹ vui mừng, khen thưởng
Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng tạo điều kiện cho con cái có thời gian học tập, khi được hỏi: “Trong gia đình có hoạt động gì ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh
không?” 87.5% phụ huynh trả lời không, nhất là đối với phụ huynh của các em học sinh
lớp 9, gia đình nào cũng lo cho cuộc thi tốt nghiệp của các em Còn lại 12.5% gia đình
có những hoạt động ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh với lý do sau:
- 10% các em phải phụ giúp gia đình
Trang 38Luge Van Tet 124 35
Bảng 20: tương quan giữa mức sống và những hoạt động trong gia đình có ảnh hưởng đến việc học của học sinh,
ith Mite size 9 Hoạt động anh Tổng
củaGĐ_ | hưởng đến việc học | cộng Có Khơng Khá 6 6 100% 100% Đủ ăn 4 26 30 13.3% 86.7% 100% Nghèo 1 3 4 - 25.5% 75.0% 100% Tổng cộng 5 35 40 12.5% 87.5% 100%
Bảng 20 cho thấy có sự tương quan giữa mức sống của gia đình và việc có những hoạt động làm ảnh hưởng đến việc học của các em, tuy mối tương quan này ở mức độ
thấp Đa số các em thuộc gia đình nghèo nên các em phải phụ giúp gia đình, và vì
nghèo nên nhà cửa chật chội khơng có nơi dành riêng cho việc học
Sự quan tâm của gia đình cịn thể hiện qua việc gia đình phụ huynh có thường xuyên liên lạc với nhà trường và các thầy cô của con em mình Ơng cha ta đã có câu: “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Bang 21: Ong bà có thường xuyên liên lạc với thầy cô của học sinh không?
Mức độ Số lượng % Thường xuyên 16 40
Khi có giấy mời hoặc khi 20 50
họp PH
Chưa bao giờ 4 10
Tổng cộng 40 100
Theo kết quả trên có 40% phụ huynh thường xuyên liên lạc; 50% phụ huynh chỉ liên lạc khi có giấy mời ; 10% chưa bao giờ liên lạc
Các bậc phụ huynh ở đây thường xuyên liên lạc bằng hình thức:
- Đến trường hỏi giáo viên chủ nhiệm 7.5% - Lién lac qua dién thoai 32.5%
Qua đây, ta thấy mối tương quan giữa gia đình và nhà trường cịn giới hạn, vì nếu phụ huynh có thường xuyên liên lạc với thầy cô thì cũng chỉ qua điện thoại để hỏi thăm
Trang 39Luin Vin Tat Mokisp 36
khá giả mới có phương tiện này Cịn ngồi ra, phần đơng các gia đình chỉ liên lạc với
nhà trường năm hai ba lần qua việc họp phụ huynh hoặc khi con em vi phạm có giấy
mời mới đến, thậm chí có những gia đình khốn trắng việc giáo dục con cái cho nhà
trường Một số phụ huynh đã nêu lý do: “gia dinh t6i ban làm ăn nên khơng có thời gian”
Gia đình cịn là chỗ dựa tỉnh thần vững chắc và tin tưởng để các em có thể thé 16
nhiing niém vui nỗi buồn Về điểu này khi được hỏi: “Khi ở trường hay ở lớp xảy ra một
vấn để nào đó, học sinh có kể cho ơng bà nghe không?” 80% các bậc cha mẹ cho biết khi ở trường hay lớp có chuyện gì các em thường về kể cho gia đình nghe, nhưng có tới 20% cha mẹ cho biết khi có vấn để gì các em chẳng bao giờ kể cho gia đình nghe mà
thường do nhà trường hoặc thầy cô chủ nhiệm báo cho biết Và khi nghe các phụ huynh
thường có những biểu hiện sau: (xem bảng 22)
Bảng 22: nếu có khi nghe học sinh kể ông bà thường có thái độ như thế nào?
Tìm hiểu Số lượng |_ %
Tìm hiểu thêm qua GV 28| 82.5
100%
Tìm hiểu qua PH khác 5| 15.7
100%
Tìm hiểu qua bạn bè HS 9| 28.1
100%
Không quan tâm 4| 13.0
100%
TC 46 | 139.3
(Ghi chú: tỷ lệ tổng cộng hơn 1,00% do câu hỏi dược chọn nhiều ý)
Ngoài ra, khi hỏi: “Gia đình có thường xuyên chuyện trò với học sinh khơng?” Kết
qủa có:
- 62.5 % phụ huynh trả lời thường xuyên nói chuyện với con cái - 32.5% các bậc cha mẹ chỉ thỉnh thoảng nói chuyện với con cái
- 5% cha mẹ khơng nói chuyện với con cái bao gìơ Với lý do khơng có thời gian Các bậc phụ huynh ở đây thường đành thời gian nói chuyện với con vào lúc:
- Những lúc rảnh rỗi :41.7%
- Buổi tối 33.3%
- Bất cứ lúc nào :25%
Ngày nay cách xử phạt như thế nào đối với trẻ khi chúng phạm lỗi là điều hết sức
quan trọng, vì không phải như ngày xưa “ cha mẹ bảo đâu con ngồi đó” nữa Ngày nay
Trang 40Len Van Tot 12 37
nào để các em nhận ra lỗi lầm sửa chữa, chứ khơng phải vì sợ Biểu dé 6 sẽ cho thấy
thái độ xử phạt của phụ huynh và sự cảm nhận của học sinh khi bị sửa phạt Biểu đồ 6:
Thái độ xử phạt của PH và cảm nhận của HS khi bị sửa phạt
68 : 83.3 Phụ huynh ~ Học sinh 30 20 40 T 1 La mắng Đánh địn Tìm hiểu, Khun bảo
( Ghi chú: tỷ lệ hơn 100% do câu hổi được chọn nhiều ý)
Kết qủa từ biểu dé trên hơn 60% phụ huynh thường xử phạt con cái bằng cách la
mắng và đánh đòn, Còn lại 45.3% phụ huynh đã sửa phạt con cái theo hướng tìm hiểu, giải thích, khuyên bảo
Bảng 23: Tương quan giữa học vấn và thái độ xử phạt của phụ huynh khi học sinh
phạm lỗi Trình độ Thái độ Tổng cộng Họcvấn | La mắng | Đánh địn | Tìmhiểu Cấp 1 2 3 2 7 28.6% 42.9% 28.6% 100% Cấp 2 4 1 4 9 44.4% 11.1% 44.4% 100% Cấp 3 9 2 9 20 45.0% 10.0% 45.0% 100% Dai hoc 2 2 4 50.0% 50% 100% Tổng cộng 17 6 17 40 42.5% 15.0% 42.5% 100%