ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CẤP BÔ
* PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XÁC ĐỊNH MỨC BÁN PHÁ GIÁ VÀ THIỆT HẠI CỦA NGÀNH HOẶC CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ''
CHỦ NHIỆM ĐOÀN VĂN TRƯỜNG
Trang 2BO TAI CHINH
Đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp bô
Phương pháp phân tích, xác định mức bán
phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng
trong quá trình điều tra chống bán phá giá °° BAN CHU NHIEM DE TÀI
1 Chi nhiém b Cử nhân Đoàn Văn Trường
2 Phó chủ nhiệm: Tiếnsỹ Trần Công Chuyên 3 Thư ký Cử nhân Trần Văn Sinh Quân
4 Thành viên : Trưởng phòng, cử nhân Nguyễn Văn Siêu 5 Thành viên Cử nhân Nguyễn Văn Sơn
Trang 3ˆ/BỘ TÀUCHÍNH CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
—_ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ˆ số5Ÿ§ IQÐ- BIC
Hà nội, ngày 2` thắng /„/ năm 2004
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH “Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành
để đánh giá đề tài NCKH cấp Bộ năm 2002
BO TRUONG BỘ TÀI CHÍNH
- Can cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Quyết định số 152/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định về tổ chức nghiên cứu khoa học và quán lý tài chính trong công tác khoa học;
- Căn cứ Quyết định số 452/QĐ/BTC ngày 5/3/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC nam 2003;
- Căn cứ Quyết định số 2765/QĐ/BTC ngày 12/9/2003 của Bộ tyưởng Bộ Tài chính về việc giao bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2003;
- Xét để nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính và Viện trưởng Viện Khoa hợc Tài chính:
QUYẾT ĐỊNH
¡ 1; Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá đẻ
tài NCKH
Trang 4*
Pho - '1, Ông Vũ Văn Hoá - GS TS - Giám đốc Học viện Tài chính - Chủ
tịch Hội đồng
2 Ông Nguyễn Thành Hưng - Th.s - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thuong mai - Phản biện 1
3 Ông Quách Đức Pháp - TS - Vụ tudng Vu Chinh sich Thué - Bo
Tài chính - Phản biện 2
4 Ong Ngo Tri Long - PGS.,TS - Phé Vien trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên
5 Ông Nguyễn Hữu Đạt KPhó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế - Thành viên
6 Ơng Vũ Cơng Ty - PGS.TS - Phó trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên
7 Ông Nguyễn Dang Nam - PGS.,TS - Phó viện trưởng Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên
8 Ông Nguyễn Thức Minh - PGS.,TS - Trưởng ban Quản lý khoa học - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành vi
9 Ông Đỗ Đức Minh - PGS.,TS - Phó viện trưởng Viện Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thư ký Hội đồng
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thí hành kể từ ngày ký Thường tực Hội đồng Khoa học Tài chính và các Ông (Bà) có tên ở Điều 2 chịu trách nhiệm thí hành Quyết định này./
ÀI CHÍNH
Nơi nhân: K1/BO TRUONG BO
- Bộ KH&CN (để báo cáo), mn
Trang 5Phưng pháp phân tích, xác định mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng trong quá trình diểu tra chống bán phá giá
Chủ nhiệm đề tài: CN Đoàn Văn Trường, Học viện tài chính-Bộ Tài chính
1 Nhận xét chung:
Để tài Nghiên cứu Phương pháp phân tích, xác định mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng trong quá trình điều tra chống bán phá giá trong bối cảnh tồn cau hố và tiến trình hội nhập của Việt Nam là một đề tài mang tính ứng dụng cao vì dây là quá trình t hực thi pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam đã dược UBTVQH thong qua thang 5/2004
Cũng phải nói rằng trong tiến trình tồn câu hố hiện nay cạnh tranh sẽ ngày càng phát triển ở mức tỉnh vi hơn và khốc liệt hơn Nếu như cácc rào cản kỹ thuật ngày càng phát triển thì các biện pháp cạnh tranh cũng ngày càng phát triển Để tài đã chọn lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực tiễn và có giá trị áp dụng cao đặc biệt hiện nay Việt Nam đang thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực điêu tra những vụ chống bán phá giá hàng nhập khẩu, thậm chí thiếu cả kinh nghiệm đấu tranh với các vụ kiện cho ràng hàng Việt Nam bán phá giá ra nước ngoài Tác giả đã nêu ơ sở lý luận của việc xác dịnh mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng trong quá trình điều tra chống bán phá giá dây là diểm mấu chốt của phần nghiên cứu tiếp sau trong dé tai
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Tác giả đã nêu 3 mục tiêu của đề tài, đó là:
2.1 Làm rõ luận cứ khoa học của kháí niệm và tiêu chí : mức bán phá giá,
mức độ thiệt hạ h dong ban pt
2 2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới vẻ xác định mức bán phá giá
Kiến nghị
Tuy nhiện, để xây dựng một để tài đạt chất lượng tốt thì ta phải có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng Theo tôi những mục tiêu dược nhóm tác giả nêu trong dé
tài chưa rõ vì đây chỉ là lĩnh vực nghiên cứu Trong để tài này, có thể nêu mục tiêu như sau:
a Xác định được khái niệm mức giá dược coi là bán phá giá đối với
hàng hoá
b Xác định được thiệt hại đối với hàng hoá tương tự hay cộng đồng do việc bá
c Kiến nghị một số giải pháp áp dụng để chống bán phá giá đối với
Trang 6phạm Vi nghiên cúu của để tài:
" Bhẩn này, tác giả đã chỉ ra hai đối tượng chủ yếu trong quá trình
nghiên cứu là phương pháp phân tích và xác định mức bán phá giá, và mức độ thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng
Phạm vi nghiên cứu của để tài: Một số ngành sản xuất trong nước; Hàng hoá nhập khẩu bán phá giá
4 Về Phương pháp nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đè tài tôi thấy tác giả dùng phương pháp tổng hợp, thống kê
3 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Tác giải chia ra 3 phần lớn để nghiên cứu, theo tôi như vậy là hợp lý
Có thể tóm lược ý của tác giả như sau: rong chương, ~ Tác giả đã cố gắng tổng hợp những thông tỉn vẻ cách xác định mức há giá me - Tac giả đã nêu một số ví dụ cách tính giá đẻ thể hiện là giá bán được coi là bán phá giá
~ Tác giả đã tính toán rất toán học các ví dụ trong để tài, tôi đánh giá
cao sự tính toán này
* Tuy nhiên, trong phần I, tae giả nên chỉnh Chuyển phần giải thích từ ngữ lên trên phần khái ni
2 Giải thích về Biên độ bán phá cũng chưa rõ Biên độ này được tính
theo chênh lệch giá tuyệt đối hay chênh lệch của giá tính theo %?
3 Tr 8 (phân L.ii) có giải thích số lượng thích đáng là số lượng hàng hoá
được bán trong tiến trình buôn bán thông thường ở trong nước XK ít
nhất phải bằng 5% khối lượng XK của sản phẩm đó, để nghị tác giả giải thích điều này?
4 Tr 12 (1.3) tác giả giải thích giá trị thông thường 5% chưa rõ rang, dé nghị giải thích rõ hơn? 5 Tr 22 phân 3.3 tác giả xác định biên phá giá đơn lẻ chưa rõ rằng, chưa CÓ CƠ SỞ ‘a như sau:
Trong chương thứ II, Tác giả đã chỉ ra rất rõ kinh nghiệm của một số nước và bàí học áp dụng cho Việt Nam
Tác giả đã đưa ra kinh nghiệm điều tra dẻ áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Mỹ và EU rất chỉ tiết Nhưng trong phần kinh nghiệm của các nước ASEAN về chống bán pha sgiá lại rất tóm tất Theo tôi, cả hai phần kinh nghiệm này có thể nhận xét như sau: Tác giả nên nêu bật kinh nnghiệm vẻ chống bán phá giá của các nứoc gồm mấy bước kể từ khi khởi kiện của vụ
việc, vai trò của cơ quan nhà chính phủ (DOC) đến dâu và khi nào bất đầu
vào cuộc; vai trò của Hiệp hội như thế nào, của doanh nghiệp ra sao và nhất
là sự phối hợp giữa cơ quan chính phủ với Hiệp hội và doanh nghiệp? Phần
kinh nghiệm của Uc thì gần như là kể tên vụ việc
Trang 7phá giá, đây là những thông tỉ rất qu cho việc triển khai thực thi pháp lệnh
chống bán phá giá của Việt nam
Trong chương III, Tác giả đã phân tích tình hình thực tiến của thương,
mại Việt Nam và những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn đó Có thể nói đây là phần
rất quan trọng của để tài mà người đọc cần quan tâm và nó cũng thể hiện tính khả thi của để tài là ở chỗ này
Phân kiến nghỉ:
Tuy nhiên, phần này tác giả lại thiên vẻ giới thiệu các bước tiến hành chứ chưa di sâu vào việc phân công trách nhiệm cho các cơ quan khi cần phải dối phó với hàng nhập khẩu bán pha sgiá vào Việt Nam
Tom lai:
© Day 1a một đề tàí khó vì Việt Nam mới dí vào nền kinh tế thị trường, sự cạnh
tranh cùng đang bắt đầu nầy sinh trên thị trường Việt Nam Thậm chí ngay cả những nhà quản lý cũng không phảí dễ dàng nhận biết khi các công ty đưa ra
một hình thức cạnh tranh mới trên thị trường
© Mac di là đề tài khó nhưng nhìn chung tác giả đã có cách đặt vấn để đi thẳng
vào những yêu cầu của để tài đặt ra
«_ Bố cục để tài rõ ràng (theo phân bố hiện tại) và nhiều thông tỉn cập nhật hấp
dẫn người dọc Tuy nhiên, cần phân tích theo mục tiêu tôi vừa nêu trên thì sẽ nâng cao hơn tính khả thí của để tài
«Tuy nhiên, ở chương II để nghị tác giả cần chỉnh sủã một số ý như đã nêu
trên
« Phần mở đẩu của đề tài cần bổ sung thêm đổi tượng nghiên cứu và phạm vi
diều chỉnh và phương pháp nghiên cứu để giúp người đọc có những dinh hướng khi tiếp cận với để tài khoa hoc này
« —Y kiến cuối cùng: Để nghị Hội đồng thông báo cho tác giả bổ sung một số ý
nhỏ trên và cho nghiệm thu dễ tài
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2004 Uỷ viên phản biện
HL272 252774
Trang 8` BẢN NHẬN XÉT - ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ Tên Để tài:
“Phuong pflap phân tích, xác định mức bán phá giá và thiệt hại của ”
nganh hode conf dong trong quá trình Điều tra chong ban pha gid”
Chi nhiém dé tai
Cử nhân Đoàn Văn Trường
Người nhân xét thứ hai:
PGS.TS Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Nôi dung nhân xét:
Sau khi đọc xong toàn bộ 107 trang của công trình nghiên cứu và 14 trang
của bản báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu nói trên, tôi có một số nhận xét sau đây:
1 Về tính cấp thiết và ý nghĩa khoa hoc của Đề tài nghiên cứu: Có thể nói gian lận thương mại
trong đó có bán phá giá) là một tất yếu trong tự do hoá thương mạ ng thời cũng là một trong những thủ đoạn cạnh
tranh không lành mạnh Trong buôn bán quốc tế có bán phá giá, có các công cụ - luật pháp chống bán phá giá, được tất cả các nước là Thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới sử dụng Ở nước ta, cùng với việc ban hành Luật thương mại, năm 2004 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam Trong đó, tại Điều 6 quy định:
“Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hoá bản phá giá vào Việt Nam có đủ hai diéu kién sau day:
Một là hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
Hai là việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
Trang 9cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Tuy nhiên, để sử dụng một cách hữu hiệu công cụ này, theo quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh nói trên, thì trong phần lớn các trường hợp phải tiến hành hàng loạt các bước điều tra, phân tích
khá phức tạp để có thể xác định được các tiêu chí vẻ "giá trị thông thườm nộ
"giá xuất khẩu ”, “ biên độ bán phá giá ”, " sản phẩm tương tự ”, “mức độ thiệt hại ”, v.v lầm cơ sở kết luận về bán phá giá, thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất sản phẩm tương tự trong nước và đưa ra phán quyết đánh thuế Đây chính
¡ dung cốt lõi của vấn dé chống bán phá giá trong cạnh tranh thương
“Trong bối cảnh nước ta ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tác giả lựa chọn Để tài: “Phương pháp phân tích, xác định mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng trong quá trình điều tra chống bán phá giá” để nghiên cứu, đã đáp ứng dúng yêu cầu của thực tế cuộc sống hiện nay Do đó, Đề tài có ý nghĩa cấp thiết cả vẻ lý luận và thực tiễn rất
sâu sắc
1, Kết quả Công trình nghiên
Công trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau:
1 Đã hệ thống hoá được những vấn đẻ cơ bản vẻ bán phá giá, xác định mức bán phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra Cụ thể là:
() Những khái niệm và định nghĩa vẻ bán phá giá, cơ sở lý luận của việc
xác định mức bán phá giá và mức độ thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng
hoá nhập khẩu vào một quốc gia gây ra Đã làm rõ được các thuật ngữ như: “giá trị thông thường”, “ giá xuất khẩu” , * sản phẩm tương tự trong nước, ° thiệt hại
đáng kế” hoặc “nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho nghành sản xuất trong nước” làm cơ sở cho việc vận dụng và lý giải sau này,
đi) Hệ thống được các phương pháp xác định giá trị thông thường, giá
xuất khẩu và biên độ bán phá giá; các phương pháp xác định mức độ thiệt hại như: Điều tra ngành sản xuất trong nước, xác định lượng hàng nhập khẩu bá phá giá và tác động đến giá cả, ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước: xác định nguy cơ gây ra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và
Trang 102, Babnéu duge nhiing kinh nghiém cia mot s6 nude vé chéng ban pha
giá và đánh giá thực trạng công tác chống bán phá giá của Việt Nam Cụ thể :
(0) Những kinh nghiệm vẻ chống bán phá giá của Mỹ, EU, Úc, Trung
quốc; cũng như việc tổ chức thực hiện chống bán phá giá của các nước ASEAN như: Thái lan, Malaysia Indonesiav.v ;
Gì) Các công cụ Luật pháp hiện hành vẻ chống bán phá giá ở Việt Nam: thực trạng bán hàng với giá rẻ từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; và các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt Nam vẻ bán phá giá trong những năm qua Đây thực sự là những dấu ấn quan trọng thúc đẩy chúng ta phải tích cực di sâu nghiên cứu, tìm bằng được những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh chống bán phá giá
3 Để xuất và kiến nghị được một số giải pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam, phương pháp xác dịnh mức bán phá giá và mức dộ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra như:
(0) Cân xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường như: Hoàn thiện văn bản pháp luật về chống bán phá giá, trọng tâm là phương pháp xác định mức
bán phá giá và mức độ thiệt hại đối với ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong
nước; đồng thời với việc ban hành các văn bản hỗ trợ cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá như: quy định vẻ xuất xứ (C/O); quy định về quản lý và thu thué, ;Day là kết quả nổi bật và cũng là trọng tâm nghiên cứu của Để tài này
() Cuối cùng là kiến nghị về tổ chức bộ máy chống bán phá giá để thực thi các công cụ phòng vệ trong thương mại gi ước ta với các nước; trong đó có pháp luật vị i Đó cũng là điều kiện cần thiết để triển khai
thực hiện két qi i
HI Han chế của Đề tài
Để nâng cao chất lượng của để tài, xin có một só ý kiến như sau:
- Chưa thật gắn giữa mục tiêu Đề tài với những giải pháp đẻ ra ở chương
II Cả chương III có 16 trang, trong đó 10 trang đề xu: vấn đề lớn là cách xác định mức độ bán phá giá và thiệt hại do bán phá giá gây ra thì hầu hết chí
diễn giải nặng về lý thuyết như đã trình bày ở chương I
- Kinh nghiệm nước ngoài rút ra vấn đẻ về cách xác định bán phá giá và mức độ thiệt hại của các nước còn chưa được đậm nét Nêu kinh nghiệm nước ngoài thì nhiêu nhưng chưa thật sát với nội dung chủ đề nghiên cứu là: cách thức họ xác định biên độ bán phá giá và xác định mức độ thiệt hại do bán phá giá gây ra
Trang 11giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự ” Mục I, trang 80, nên bổ
sung thêm Điểm 4 nói về Luật xuất, nhập khẩu đã quy định vẻ thuế bổ sung liên quan đến bán phá giá Xem lại nhận xét đoạn cuối trang 87, vi hiện nay chúng ta đã có Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Namv.v
Kết luận: Nhìn chung để tài có nội dung khá toàn diện, phong phú, đã phan ánh được khá đây đủ và chỉ iết những vấn để cơ bản mà để tài cần đề cập
Trang 12MUC LUC
Lời nói đâu
Chương I: Cơ sở lý luận của việc xác định mức phá giá
và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra 1 Khái niêm, đỉnh nghĩa và thuât ngữ
1 Khái niệm và định nghĩa về bán phá giá
2 Giải thích một số thuật ngữ
II Xác đỉnh mức phá giá
‘ee pháp xác định giá trị thông thường
Giá trị thông thường dựa trên giá ở nước xuất khẩu
i 2 Giá trị thông thường dựa trên giá ở nước xuất xứ hàng hoá 1.3, Giá trị thông thường dựa trên cơ sở giá xuất khẩu sang một
nước thứ ba
1.4 Giá trị thơng thường tính tốn
1.5 Giá trị thông thường trong trường hợp bán hàng với giá
thấp hơn chỉ phí sản xuất
1.6 Cách tính toán chỉ phí để xác định giá trị thông thường
1⁄7 Xác định giá trị thông thường đối với nước không có nên kinh tế thị trường
2 Pres pháp xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu dựa trên giá thực tế đã trả
12 Giá xuất khẩu tính toán
2.3 Giá xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định 3 Phương pháp xác định mức phá giá .1 So sánh giữa giá xuất khẩu với giá trị thông thường 3.2 Tính toán mức phá giá 3.3 Xác định biên phá giá đơn lẻ
II Xác đỉnh mức đô thiệt hai
Kiểm tra ngành sản xuất trong nước
2 Xác định thiệt hại
3 „ Xác định lượng hàng nhập khẩu 'bán phá giá và các tác động
Trang 135, Xác định tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đến
rigành sản xuất trong nước có liên quan
6 Xác định nguy cơ gây ra thiệt hại vật chất 7 Mối quan hệ nhân quả
IV Hành đông chống bán phá giá
1 Những điêu kiện quy định để được phép tiến hành hành động
chống bán phá giá và các trường hợp đình chỉ cuộc điều tra
1.1 Bốn điều kiện để được phép tiến hành hành động chống bán phá giá 1⁄2 Các trường hợp đình chỉ cuộc điều tra chống bán phá giá 2 Các biện pháp chống bán phá giá 2.1, Các biện pháp tạm thời 2.2 Cam kết 2.3 Biện pháp chính thức V Những vấn đẻ tôn tai trong viêc thực thi chống bán phá giá „_ Vấn để so sánh giá công bằng - Vấn để các sản phẩm cùng loai
Van đề liên quan đến việc xác định mức độ thiệt hại
„ Vấn để liên hệ nhân quả - Vấn để về quy định cuối cùng
th
0)
—
Chương II Kinh nghiệm của một số nước về chống bán phá giá và thực trạng công tác chống bán phá giá ở Việt Nam
A Kinh nghiêm của môt số nước trên thế giới về chống
bán phá giá
1 Kinh nghiêm của Mỹ
„ Xác định giá trị thông thường
Xác định giá xuất khẩu
Tính toán mức phá giá Xác định mức độ thiệt hại
Việc xoá bỏ vị thế nước không cØ nền kinh tế thị trường
Trang 14a
UbWNE
„ Kinh nghiêm của EU
Xác định giá trị thông thường Xác định giá xuất khẩu
, Xác định mức phá giá
Xác định thiệt hại
Chế độ chống bán phá giá của EU áp dụng đối với,những nước
không có nền kinh tế thị trường
II Kinh nghiêm vẻ tổ chức thưc hiên chống bán phá giá
của môt số nước ASEAN
BONE
- Kinh nghiệm của Thái Lan
Kinh nghiệm của Malaysia
Kinh nghiệm của Indonesia
Nhận xét chung vẻ kinh nghiệm của các nước ASEAN
IV Kinh nghiêm của Australia
No
Nie
¬
tl
Trường hợp sữa hoà tan nhập khẩu từ Canada
_ Trường hợp bút chì mầu nhập khẩu từ Brazin, Hungary và Ba Lan - Trường hợp ciment clinker nhập khẩu từ Hàn Quốc
Trường hợp ván sàn nhập khẩu từ Trung Quốc
Nhựa tổng hợp nhập khẩu từ Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan Kinh nghiêm của Trung Quốc
Bối cảnh của vụ kiện bán phá giá nước táo cô đặc
„ Diễn tiến của vụ kiện
Thuc trang chống bán phá giá ở Việt Nam
Luật pháp hiên hành về chống bán phá giá ở Việt Nam Luật thương mại năm 1997,
Trang 153 Quạt điện 4 Điện tử 85 5 Ngành giấy 85 6 Nganh dét may 86 7 Dược phẩm 87 8 Nhận xét chung + 87
II Các vu nước ngoài kiên doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá 89 Chương II Kiến nghị những giải pháp chống bán phá giá
hàng nhập khẩu, và phương pháp xác định mức phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra
1 Hoàn thiên văn bản pháp luât về chống bán phá giá 95
1 Phương pháp xác định mức phá giá 95
2 Phương pháp xác định mức độ thiệt hại 99
II Ban hành các văn bản hỗ trơ cho việc áp dung thuế
chống bán phá giá 105
1 Các quy định về xuất xứ hàng hoá 105
2 Các quy định về quản lý, thu thuế 105
II Tổ chức bô máy thưc thi pháp luât chống bán phá giá 108
1 Những yêu cầu cần thiết 108
2 Mô hình tổ chức bộ máy thực thi thuế chống bán phá giá 109
C Kết luân 110
Trang 16LOI NOI DAU
Thực hiện theo tỉnh thần các Nghị quyết của Đảng, việc nước ta tham gia
hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới là yêu cầu bức xúc của sự phát triển
nội tại, lại vừa đáp ứng đúng với xu thế của thời đại Từ năm 1995 đến nay,
Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham
gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) và Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN ( AFTA ) năm 1995, Diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM ) năm 1996, Diễn dàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương ( APEC ) năm 1998, ký Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ tháng 7/2000 và
có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 Hiện nay Việt Nam đang tích cực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) và đang tiến hành xây dựng chính sách thương mại phù hợp với quy định của WTO
Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cũng đang đặt ra những thách thức to lớn, nhiều ngành sản xuất trong nước đang phải đối mặt với những, nguy cơ cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ quốc tế hùng mạnh, trong đó có cả các thủ
đoạn cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá hàng nhập khẩu để chiếm
đoạt thị trường Trong những năm tới thực hiện tiến trình hội nhập, các hàng rào bảo hộ bằng biện pháp hạn chế định lượng bị dỡ bỏ, thuế quan liên tục bị cắt giảm, thì việc cạnh tranh trên thương trường, trong đó có hành động bán phá giá hàng nhập khẩu, sẽ có chiêu hướng tăng lên và ngày càng khốc liệt hơn Việc bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế, trong đó có việc ban hành pháp luật chống bán phá giá, là một đòi hỏi hết sức bức bách, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
Dé tai nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Phương pháp phân tích, xác định mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc công đông trong quá trình điều tra
chống bán phá giá '' nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu ban hành pháp luật
chống bán phá giá ở nước ta
Mục tiêu của dé tài là nghiên cứu lý luận về mức bán phá giá, mức độ thiệt
hại của hành động bán phá giá; nghiên cứu kinh nghiệm xác định mức bán
phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra của một số nước
trên thế giới; nghiên cứu thực trạng về bán phá giá trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua, từ đó để xuất phương pháp xác định mức bán phá giá và
Trang 17Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những phần chủ yếu sau đây :
Phần thứ nhất, Trình bây cơ sở lý luận của việc xác định mức bán phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá gia gay ra
Phần thứ hai, Trình bây kinh nghiệm của một số nước về việc xác định
mức bán phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra, và
thực trạng công tác chống bán phá giá ở Việt Nam
Phần thứ ba, Kiến nghị những giải pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thị trường Việt Nam Trong đó đi sâu vào phương pháp xác định mức bán phá giá và mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra
Trong việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắng,
nhưng do chủ để mới mẻ, rộng lớn và rất phức tạp, nên còn có vấn đề chưa bao quát hết được Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
Hội đồng nghiệm thu và các Đại biểu Rất chân thành cám ơn
Chủ nhiệm đề tài
Trang 18CHUONG I
Co sé ly luận của việc xác định mức phá giá và
mức độ thiệt hại do hành động bán phá giá gây ra
1 Khái niêm, đỉnh nghĩa và thuât ngữ
1, Khái niêm và đỉnh nghĩa về bán phá giá
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn giá sơ sánh của sản phẩm tương tự trong quá trình kinh doanh thông thường trên thị trường của nước xuất khẩu
~ Hiệp định chung vẻ buôn bán và thuế quan ( Tổ chức GAAT ) năm 1947
Điều VI định nghĩa :
“ Ban phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán thành hàng hoá ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông
thường của sản phẩm đó khi bán ở trong nước `"
-_Kế thừa Hiệp định GAAT, Hiệp định vẻ chống bán phá giá trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO năm 1994 định nghĩa :
* Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
các điêu kiện thương mại thông thường `"
Như vậy trung tâm của khái niệm bán phá giá là có sự tách biệt về giá, khi
giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó khi bán ở trong nước xuất khẩu Do đó, muốn xác định một hàng hoá đang bán phá giá hay
không, điều trước tiên là phải tìm cách xác định được giá trị thông thường và
giá xuất khẩu của hàng hoá đó, từ đó xác định mức phá giá
2 Giải thích thuật ngữ
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe
doa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
„ Biên độ bán phá giá ( hoặc mức bán phá giá ) là khoảng cách chênh lệch
Trang 19„ Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc
đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự
được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập
khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá Sẩn phẩm tương tự là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản
phẩm bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, hoặc trong trường
hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm có nhiều đặc tính cơ
bản giống với sản phẩm bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm
đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng vẻ sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hang
hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước, hoặc là tình trạng dẫn
đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước
Đe doa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả
năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước
II, Xác định mức phá giá
1 Phương pháp xác đỉnh giá tri thông thường
Giá trị thông thường là giá bán có lãi của sản phẩm tương tự được bán với
số lượng thích đáng trên thị trường nội địa tới người tiêu dùng độc lập
Như vậy giá trị thông thường của hàng hoá được xác định bởi 4 điều kiện,
đó là : sản phẩm tương tự, số lượng thích đáng, có lãi và khách hàng độc lập, được giải thích như sau :
() Sản phẩm tương tự ( như đã giải thích ở phần thuật ngữ )
() Số lượng thích đáng là số lượng sản phẩm được bán trong tiến trình
buôn bán thông thường ở trong nước xuất khẩu ít nhất phải bằng 5% khối
lượng xuất khẩu của sản phẩm đó
Ví du 1: Nhà xuất khẩu
Xuất khẩu 100 radio giá 10 USD mỗi cái
Trang 20= 9
Trong trường hợp này do khối lượng bán nội địa < 5% khối lượng xuất khẩu nên không sử dụng được giá bán nội địa 12 USD làm giá trị thông thường
Ví du 2 : Nhà xuất khẩu
Xuất khẩu mẫu A 100 đơn vị
Xuất khẩumẫuB 50 đơn vị Téng số 150 đơn Bán nội địa mẫuA — 4đơnvị
Bán nôi địa mẫu B 4 đơn vị
Tổng số 8 don vị
Giá trị thông thường cho mẫu A & B có thể được sử dụng ? Nếu tính toàn bộ cho cả mẫu A và B :
8x 100
eeeree~~~e= = 5,3% có thể được sử dụng vì số lượng bán nội địa lớn hơn 5% 150
Nếu tính theo từng mẫu :
Theo mau A thi (4 x 100): 100 = 4% giá trị thông thường tính cho mẫu A không sử dụng được vì số lượng bán nội địa nhỏ hon 5%
Theo mẫu B thi ( 4 x 100 ) : 50 = 8% giá trị thông thường tính cho mẫu B có thể sử dụng được vì số lượng bán nội địa lớn hơn 5%
(iii) Tiến trình buôn bán thông thường là tiến trình cân đáp ứng hai điều
kiện: bán có lãi và khách hàng độc lập
- 'Bán có lãi là giá bán trung bình cao hơn chỉ phí đơn vị sản phẩm Trong
các trường hợp :
„ Nếu có ít hơn 20% lượng giao dịch nội địa là thấp hơn chi phí đơn vị thì : Giá trị thông thường = Giá trị trung bình của tất cả các lần bán hàng { nghĩa là bao gồm cả các lần bán thua lỗ )
Ví du : Bán xuất khẩu 500 radio với mức giá 10 USD/ chiếc
Bán nội địa 85 radio với mức giá 15 USD/ chiếc 15 radio với mức giá 10 USD/ chiếc
Chỉ phí sản xuất một chiếc radiolà 13 USD/chiếc
Giá bán thông thường là 14,25 USD/ chiếc ( tính giá trung bình của tất
Trang 21„ Nếu có > 20% giao dịch nội địa là thấp hơn chỉ phí đơn vị thì :
Giá trị thông thường = Giá trung bình của riêng các lân bán hàng có sinh lãi
Ví du : Bán xuất khẩu 500 radio với mức giá 10 USD/ chiếc
Bán nội địa 75 radio với mức giá 15 USD/ chiếc 25 radio với mức giá 10 USD/ chiếc Chỉ phí sản xuất một chiếc radio là _ 13 USD/ chiếc
Giá bán thông thường là 15 USD/ chiếc
Cách tính là loại trừ lượng bán hàng không sinh lãi ( nghĩa là 25 chiếc
radio bán ở giá 10 USD ), chỉ sử dụng các bán hàng có sinh lãi với khối
lượng lớn hơn 5% tổng số hàng đem bán ( 75 chiếc radio bán ở mức giá 15
USD/ chiếc )
Trong trường hợp giá bán trung bình thấp hơn chỉ phí đơn vị thì giá trị thông thường được thiết lập như khi không có giá bán nội địa có khả năng sử dung
Vi du : Bán xuất khẩu : _ 100 radio với mức giá 10 USD/ chiếc
Bán nội địa : 20 radio với mức giá 12 USD/ chiếc Chỉ phí sản xuất một chiếc radio là : 13 USD/ chiếc
Trường hợp này lượng bán nội địa là > 5%, nhưng nó không ở trong tiến
trình buôn bán thông thường vì giá bán trung bình thấp hơn chỉ phí đơn vị
Vì vậy giá bán nội địa 12 USD không được sử dụng làm giá trị thông thường, phải lấy giá của nhà sản xuất hàng hoá tương tự khác, hoặc giá trị
thông thường tính toán
(iv)_ Khách hàng độc lập là các khách hàng không có mối quan hệ đặc
biệt với bên xuất khẩu như là quan hệ họ hàng, góp vốn cổ đông, có quyền
kiểm soát chỉ phối Bất kỳ giao dịch buôn bán nào giữa các bên có quan hệ
chi phối/ liên kết đều là cơ sở không tin cậy cho việc xây dựng giá xuất khẩu hay giá trị thông thường, bởi vì các bên có quan hệ chỉ phối này có thể định
giá ưu đãi cho nhau trong buôn bán, hoặc chuyển nhượng sản phẩm dựa trên
cơ sở giá vốn, hoặc giá vốn cộng với một khoản lợi nhuận cố định Khi việc bán hàng giữa các bên có quan hệ chỉ phối/ liên kết không được giao địch với
một giá mà nhà xuất khẩu bán * hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự '' cho những người mua không có mối quan hệ chỉ phối/ liên kết, thì việc bán hàng này không được xem xét đến
Trang 22ML
„ Một bên kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với bên kia ; +¿:Một bên thứ ba kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp cả hai; hoặc
, Cả hai kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một bên thứ ba
Thông thường một quyền sở hữu 5% cổ phần được coi là đủ để tạo ra mối
quan hé cia “ bên có quan hệ chỉ phối/ liên kết '" Do vậy, có thể coi là có
mối quan hệ chỉ phối liên kết nếu :
Khéch hang chiém gitt _> 5% vốn của nhà xuất khẩu ;
„ Hoặc nhà xuất khẩu chiếm giữ _> 5% vốn của khách hàng ; hoặc
„ Bên thứ ba chiếm giữ _> 5% vốn của cả khách hàng và nhà xuất khẩu
Nếu thiếu một trong 4 điều kiện trên, thì giá trị thông thường sẽ phải dựa trên giá nội địa của các nhà sản xuất khác đáp ứng được 4 điều kiện đó, hoặc là giá trị thông thường tính toán
Các phương pháp xác định giá trị thông thường trong các tình huống khác
nhau như sau :
1.1 Giá trị thông thường dưa trên giá ở nước xuất khẩu
“Trường hợp này giá trị thông thường của sản phẩm bị điều tra sẽ được thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh được đã trả hoặc phải trả, trong điều kiện thương mại bình thường của sản phẩm tương tự khi sản phẩm này được tiêu thụ tại nước xuất khẩu
Ví dụ : Nhà xuất khẩu
Xuất khẩu 100 radio giá 10 USD mỗi cái Bán nội địa 10 radio giá 12 USD mỗi cái
Chỉ phí sản xuất của bán hàng nội địa là : 11 USD mỗi cái
Giá trị thông thường được xác định là : 12 USD một cái
1.2 Giá tri thông thường dưa trên giá của nước xuất xứ hàng hoá
“Trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần được vận chuyển qua nước xuất khẩu, hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu, hoặc
không có giá có thể so sánh đối với những sản phẩm này tại nước xuất khẩu
Khi đó, giá trị thông thường có thể thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh được đã được trả hoặc phải trả, trong điều kiện thương mại bình thường đối với sản phẩm tương tự khi sản phẩm này được tiêu thụ tại nước xuất xứ của
Trang 23
Ví du ; Hàng hoá được sản xuất từ Đài Loan chuyển tới Hồng Kông, rồi từ
Hồng Công xuất khẩu tới nước nhập khẩu Khi này giá trị thông thường được xác định ở Đài Loan, chứ không phải ở Hồng Công
1.3 Giá trị thông thường trên cơ sở giá xuất khẩu sang một nước thứ ba
Khi không có việc bán sản phẩm tương tự trong điều kiện thương mại bình thường tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu, hoặc khi những việc bán hàng như vậy không cho phép so sánh chính xác do điều kiện thị trường đặc
thù riêng ( như nước không có nền kinh tế thị trường ), hoặc số lượng bán
hàng thấp tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu ( việc bán hàng nội địa ít hơn 5% khối lượng hàng xuất khẩu ), giá trị thông thường của sản phẩm bị
điêu tra có thể thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự đang được bán hoặc được xuất khẩu sang một nước thứ ba tương ứng với
điều kiện giá này mang tính chất đại diện
Ví du : Sản phẩm fillet cá Basa nhập khẩu từ Việt Nam bị kiện bán phá giá
tại Mỹ, do coi Việt Nam là nước không có nền kinh tế thị trường nên cơ quan
điều tra của My da sit dung Bangladesh lam nước thay thế cho Việt Nam để xác định giá trị thông thường của cá Basa
1.4 Giá trị thông thường tính tốn
Khi khơng có việc bán sản phẩm tương tự trong điều kiện thương mại bình
thường tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu, hoặc khi những việc bán
hàng như vậy không cho phép so sánh chính xác do điều kiện thị trường đặc thù riêng ( như nước không có nền kinh tế thị trường ), hoặc
hàng thấp tại thị trường của nước xuất khẩu ( việc bán hàng nội địa í
khối lượng hàng xuất khẩu ), hoặc khi không xác định được giá trị thông thường trên cơ sở giá xuất khẩu sang một nước thứ ba ( hoặc không muốn sử
dụng phương pháp này ) thì có thể sử dụng giá trị thông thường tính toán
Giá trị thông thường tính tốn bao gơm 3 bộ phận :
a/ Chỉ phí sản xuất ( bao gồm lao động trực tiếp + các nguyên vật liệu trực
tiếp + chỉ phí quản lý hành chính sản xuất )
b/ Các chỉ phí quản lý và bán hàng nội địa
e/ Một tỷ lệ lãi ( trên các bán hàng nội dia)
Ví du :
Chỉ phí vật liệu trực tiếp 100 USD
Trang 2413
_ Chỉ phí quản lý hành chính sản xuất 10 USD
Chi phi sn xuất 130 USD
Cũỉ phí quản lý và bán hàng 40 USD
'Tổng chỉ phí 170 USD
Lãi ( 15% ) 30 USD
Giá trị thông thường tính toán 200 USD Ghi chú : Lãi lấy ở mức “ lãi bình thường ` trên doanh SỐ
1.5 Giá trị thông thường trong trường hơp bán hàng với giá thấp hơn
chỉ phí sản xuất
'Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chỉ phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm ( bao gồm chỉ phí cố định và chỉ phí biến đổi, cộng với các chỉ
phí quản lý, chỉ phí bán hàng và các chỉ phí chung ) có thể bị coi là giá bán
không theo các điều kiện thương mại thông thường, và có thể không được
xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông, thường của sản phẩm Việc này chỉ được thực hiện khi cơ quan điều tra xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm trong một khoảng thời gian kéo dài với một số lượng
đáng kể, và ở mức giá mà không cho phép việc thu hồi tất cả các chỉ phí
trong khoảng thời gian hợp lý
1.6 Cách tính toán chỉ phí để xác đình giá tri thơng thường
Việc tính tốn chỉ phí sẽ dựa trên cơ sở hồ sơ được nhà xuất khẩu hoặc nhà
sẵn xuất lưu giữ trong quá trình điều tra, những hồ sơ này là phù hợp với các
nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của các nước xuất khẩu, và phan
ảnh một cách hợp lý các chỉ phí liên quan tới quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự
Tổng số tiên chỉ phí cho quản lý, bán hàng và các chỉ phí chung khác sẽ
được xác định dựa trên các số liệu thực tế liên quan đến quá trình sản xuất và
bán sản phẩm tương tự theo điều kiện thương mại thông thường của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị điều tra đó Khi tổng số này không thể xác
Trang 25(0i) Bình quân gia quyển của số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất
Khẩu hoặc nhà sản xuất khác chỉ tiêu trong quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự tại thị trường của nước xuất xứ hàng hoá ;
(iii) Bất kỳ biện pháp hợp lý nào khác với điều kiện là mức lợi nhuận được
định ra theo cách đó không được vượt quá mức lợi nhuận các nhà xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất khác thu được khi bán hàng thuộc nhóm sản phẩm giống,
hệt hàng hoá trên tại thị trường của nước xuất xứ hàng hoá
Cơ quan điều tra sẽ xem xét tất cả các chứng cứ đối với việc phân chia các
chỉ phí hợp lý, trong đó gồm cả các chỉ phí mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất cung cấp cho rằng chúng đã và đang được sử dụng có tiền sử từ trước,
đặc biệt trong mối quan hệ tới việc hình thành các khoản phải trả dần phù
hợp và các giai đoạn giảm giá, và việc trừ bớt cho các chỉ phí cốt yếu và các
chỉ phí phát triển khác
Trừ trường hợp đã được thể hiện rõ trong việc phân chia các chỉ phí, cơ
quan điều tra sẽ điều chỉnh lại các chỉ phí một cách phù hợp đối với các hạng
mục chỉ phí không được tính lại, những hạng mục có lợi cho tương lai
và/hoặc sản xuất hiện tại, hoặc những chỉ phí mà cơ quan điều tra có thể
được đưa một cách hợp lý vào tính toán trong quá trình điều tra
1.7 Xác định giá trị thông thường đối với nước không có nên kinh tế thị trường
Trường hợp nước xuất khẩu sản phẩm bị điều tra là nước không có nền
kinh tế thị trường, cơ quan điều tra có thể coi những phương pháp xác định
giá trị thông thường đã nêu trên là không phù hợp, mà sẽ xác định giá trị
thông thường trên cơ sở :
(a) Giá có thể so sánh đã trả hoặc phải trả, trong quá trình thương mại bình
thường, với lượng mua bán sản phẩm tương tự dự kiến được tiêu thụ ở một
nước có nền kinh tế thị trường thích hợp ;
(b) Giá có thể so sánh đã trả hoặc phải trả, trong quá trình thương mại
bình thường, với việc xuất khẩu sản phẩm tương tự từ nước có nền kinh tế thị trường thích hợp sang các nước khác, bao gồm cả nước đang điều tra ;
(3) Giá thực đã trả hoặc phải trả ở quốc gia đối với sản phẩm tương tự sản
xuất trong nước, được điều chỉnh phù hợp có thể gộp trong đó biên lợi nhuận
tương ứng với biên được mong đợi trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại với các nhân tố liên quan ; hoặc
(4) Bất cứ cơ sở hợp lý nào khác
Trang 2615
2.1 Giá xuất khẩu đưa trên giá thực tế ñã trả
Giá xuất khẩu là giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho sản phẩm bị điều tra
khi bán ra nước ngoài từ nước xuất khẩu tới quốc gia đang điều tra vụ kiện bán phá giá sản phẩm đó
Giá xuất khẩu cân phải đáp ứng 3 điều kiện sau :
„ Giá đã trả thực sự hoặc giá phải trả ( giá trong hoá đơn )
„ Giá xuất khẩu tới cộng đồng
- Giá tới một khách hàng độc lập
Ví dụ :
Giá xuất khẩu tới người nhập khẩu độc lập
Người sản xuất / người xuất khẩu, bán hàng cho người nhập khẩu độc lập trong cộng đồng, giá bán là 100 USD
Giá xuất khẩu xác định chính là mức giá 100 USD
2.2 Giá xuất khẩu tính toán
Trong các trường hợp sau :
+ Nếu không có giá đã trả thực sự hoặc giá phải trả, tức là không có giá xuất khẩu, phải sử dụng giá xuất khẩu tính tốn
+ Nếu khơng có giá xuất khẩu tới cộng đồng, thì không phải chịu sự điều
tra bán phá giá
+ Nếu không có khách hàng độc lập, thì phải sử dụng giá xuất khẩu tính
toán Ví dụ :
Giá xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu có quan hệ họ hàng với người xuất khẩu
Người sản xuất / người xuất khẩu bán hàng cho người nhập khẩu, mà người
nhập khẩu đó có quan hệ họ hàng với người xuất khẩu ở giá bán một là 90
USD ( là giá xuất khẩu không tin cậy ); tổng các chỉ phí là 20%, lãi thông
thường ở mức 10% Người nhập khẩu bán hàng cho người mua không có quan hệ họ hàng ở mức giá bán hai là 100 USD
Trường hợp này phải xây dựng giả xuất khẩu tính toán
Giá bán một là không tin cậy
Giá bán hai là giá tin cậy được
Trang 27100 USD - ( (20% + 10% ) x 100) = 70 USD *Gid xudt khdu tinh todn 14 70 USD
2.3 Giá xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền tư quyết đỉnh
Trong trường hợp không có giá xuất khẩu, hoặc cơ quan có thẩm quyền cho rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy bởi vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả
thuận về bù trừ, khi đó :
(a) Giá xuất khẩu có thể được xây dựng trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu tiên cho một người mua hàng độc lập ; hoặc
(b) Nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập, hoặc là không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện
nhập khẩu hàng hoá, thì mức giá xuất khẩu có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định
3 Phương pháp xác đỉnh mức phá giá
3.1 So sánh giữa giá xuất khẩu với giá tri thông thường
Giá xuất khẩu sẽ được so sánh một cách công bằng với giá trị thông thường để xác định mức phá giá Việc so sánh này sẽ được tiến hành ở cùng mức độ thương mại, thường là ở mức giao tại nhà máy, và với lượng mua bán được
thực hiện ở thời điểm gần nhất có thể hoặc thời điểm càng giống nhau càng
tốt
Trong từng trường hợp cụ thể, có thể có sự chiếu cố hợp lý vẻ những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giá, trong đó bao gồm sự khác
biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng, đặc
tính vật lý và bất kỳ sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh hưởng đến việc
so sánh giá
Trong trường hợp giá xuất khẩu được xây dựng trên cơ sở giá ở đó sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập được
phép tính đến các chỉ phí, bao gồm các loại thuế và phí phát sinh trong giai đoạn từ khi nhập khẩu đến lúc bán lại và lợi nhuận thu được Nếu như sự so
sánh giá bị ảnh hưởng trong các trường hợp như trên, các cơ quan có thẩm
quyên sẽ xác định trị giá thông thường ở một thương mại tương đương với
mức thương mại mà giá thành xuất khẩủ được xây dựng, hoặc có thể khấu trừ
Trang 2817
Các cơ quan có thẩm quyển phải cho các bên hữu quan biết rõ những thông
"tim ñầo cẩn thiết phải có để có thể so sánh một cách công bằng và không
được phép áp đặt vô lý trách nhiệm đưa ra chứng cứ đối với các bên hữu
quan
Khi việc so sánh giá cần tính tới việc chuyển đổi tiền tệ, việc chuyển đổi
phải sử dụng tỷ giá hối đoái vào ngày bán hàng, với điều kiện là nếu ngoại hối thu được từ việc bán hàng xuất khẩu được bán trên thị trường kỳ hạn thì tỷ giá trong thương vụ bán ngoại hối kỳ hạn đó sẽ được sử dụng
Ngày bán thường là ngày ký hợp đồng, gửi đặt mua hàng, xác nhận đặt hàng, hoặc hoá đơn, bất cứ hình thức nào làm hình thành điều khoản mua bán chủ yếu
Những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ được bỏ qua trong quá trình điều
tra và các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép các nhà xuất khẩu có được ít nhất 60 ngày để điều chỉnh giá xuất khẩu của họ cho phép giá này phản ánh những xu hướng bền vững của tỷ giá tiền tệ trong thời gian điều tra
Trong trường hợp khi giá xuất khẩu và giá trị thông thường không có cơ sở
để so sánh, khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh Sự điêu chỉnh được cấp cho :
._ Mỗi một nhà xuất khẩu riêng biệt
Nếu nhà xuất khẩu có khiếu nại và chứng minh được có sự tác động đến kha nang so sánh về giá
Những điều chỉnh có khả năng tiến hành trên các bộ phân sau :
a/ Các đặc tính vật chất
Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt vẻ đặc tính
vật chất của sản phẩm liên quan Lượng điều chỉnh sẽ tương ứng với con số
ước tính hợp lý về giá trị thị trường của sự khác biệt đó
b/_ Phí nhập khẩu và các loại thuế gián tiếp
Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện theo giá trị thông thường với một con SỐ
tương ứng với mức phí nhập khẩu hoặc các khoản thuế gián tiếp phải gánh
chịu bởi sản phẩm tương tự đó, và bởi những nguyên liệu được đưa vào trong
sản phẩm đó, khi những mức phí đó được dự định cho việc tiêu dùng ở nước
Trang 29/` Chiết khấu, giảm giá và số lượng
“Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về mức chiết
khấu và giảm giá, bao gồm cả việc chiết khấu và giảm giá cho những sự khác biệt về lượng mua hàng, nếu sự chiết khấu và giảm giá đó được lượng hoá một cách hợp lý và có liên hệ trực tiếp với vụ bán hàng đang được xem xét
Việc điều chỉnh cũng sẽ được thực hiện đối với những khoản chiết khấu và giảm giá trả chậm nếu sự khiếu nại dựa trên những tập quán ổn định trong những khoảng thời gian trước đó, bao gồm cả việc tuân thủ với những điều
kiện cần có để đủ điều kiện hưởng chiết khấu hay giảm giá d/ Cấp độ thương mại
Giá xuất khẩu và giá trị thông thường được so sánh ở cùng mức độ kinh
doanh
Việc điều chỉnh được tiến hành khi giá xuất khẩu ở mức độ buôn bán khác
nhau đối với giá trị thông thường, và sự khác nhau trong mức độ buôn bán tác động đến giá cả là có thể so sánh được Các mức độ buôn bán : + Nhà sản xuất - Nhà phân phối „ Nhà bán buôn „ Nhà bán lẻ Người sử dụng cuối cùng
Vidu: - Xuất khẩu Nội địa
Bán hàng tới Giá tới người bán lẻ 100 USD
nhà phân phối Giá tới người phân phối 80 USD
Trung bình 90 USD
Giá trị thông thường 80 USD
Nghĩa là giảm trung bình tất cả các giá đến giá trung bình tới nhà phân phối, bởi vì hàng xuất khẩu là tới nhà phân phối
e/ Chi phi van chuyén, bdo hiểm, bốc dỡ và các khoản chỉ phụ trợ khác
Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về các chi phí
liên quan trực tiếp phải gánh chịu để chuyển sản phẩm có liên quan từ địa điểm của nhà xuất khẩu tới một người mua độc lập trong trường hợp những
chỉ phí như vậy được tính vào trong mức giá bán Những chỉ phí đó bao gồm chỉ phí vận chuyển, bảo hiểm, bốc dỡ và các khoản chỉ phí phụ trợ khác
Trang 3019
$'- Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về các chỉ phí
` đồng gói có liên quan trực tiếp đến sản phẩm Chỉ phí lao động và nguyên
vật liệu trực tiếp là được phép tính, không được tính chỉ phí quản lý hành
chính
g/ Tin dung
Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về chỉ phí của bất kỳ một khoản tín dụng nào được cấp cho vụ bán hàng đang được xem xét, với điều kiện đó là một yếu tố được tính tới trong khi xác định mức giá
bán
h/ Chi phi sau ban hang
Viéc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về các chỉ phí trực tiếp của việc bảo hành, trợ giúp kỹ thuật và các dịch vụ, như quy định
trong Luật hoặc trong Hợp đồng bán hàng
i/ Tiên hoa hồng
Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện đối với những sự khác biệt về khoản tiền hoa hồng được trả liên quan tới vụ bán hàng đang được xem xét
Sự điều chỉnh cho các hoa hồng chỉ có thể được làm nếu :
+ Hoa hồng được trả bởi nhà xuất khẩu tới nhà buôn/ đại lý, và
- Số lượng hoa hồng có liên quan trực tiếp tới một lần bán hàng cụ thể k/ Sự chuyển đổi tiên tệ
Khi việc so sánh giá đòi hỏi phải có sự quy đổi tiền, sự quy đổi như vậy sẽ
được thực hiện bằng cách sử dụng tỷ giá hối dodi tai thoi điểm bán hàng ( ngày bán hàng có thể là ngày của hợp đồng, ngày của đơn mua hàng, ngày
xác nhận đơn đặt hàng hoặc ngày của hóa đơn, tuỳ theo ngày nào là ngày thực tế tạo lập nên điều kiện bán hàng ) với điều kiện là nếu ngoại hối thu được từ việc bán hàng xuất khẩu được bán trên thị trường kỳ hạn thì tỷ giá trong thương vụ bán ngoại hối kỳ hạn đó sẽ được sử dụng Những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ được bỏ qua trong quá trình điều tra, và các cơ quan có
thẩm quyền sẽ cho phép các nhà xuất khẩu có được ít nhất 60 ngày để điều
chỉnh giá xuất khẩu của họ cho phép giá này phản ánh những xu hướng bền
vững của tỷ giá tiền tệ trong thời gian điều tra 3.2 Tính toán mức phá giá
'Việc tính toán mức phá giá sẽ dựa trên sự so sánh giữa giá trị thông thường được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền với giá trị bình quân gia quyền
Trang 31trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở giao dịch so với giao dịch,
thông qua so sánh giữa giá trị thông thường bình quân gia quyên với giá xuất khẩu của từng giao dịch
Ví du :
Nguồn thông tin thu thập được : „+_ Giá trị thông thường Giao dich Số lương Giá/ đơn vị Tổng công giá 1 9 12 USD 24 USD 2 4 15 USD 60 USD 6 14 USD 84 USD ( trung bình )
Giá xuất khẩu
Giao dịch Số lương Giá/ đơn vị Tổng công giá
1 (tới Đức ) 2 15 USD 30 USD
2 (tới Anh ) 2 4 USD 8 USD
4 9,5 USD 38 USD
( trung bình ) Tính toán mức phá gid :
Phương pháp trung bình tới trung bình :
a/ Giá trị thông thường trung bình là 14/0 USD
b/ Giá xuất khẩu trung bình 9.5 USD
Chênh lệch 4,5 USD
Mức phá giá là :
4,5 USD x 4 ( đơn vị )= 18 USD
Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng cơ cấu giá
xuất khẩu có sự chênh lệch đáng kể đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác nhau; và chứng minh được nếu áp dụng hai phương pháp bình quân gia quyền so với bình quân gia quyền và giao dịch so
với giao dịch khơng thể tính tốn được đầy đủ mức độ bán phá giá, thì có thé
ấp dụng phương pháp so sánh giá (rị thông thường được xác định trên cơ sở
bình quân gia quyền với giá xuất khẩu của từng giao dịch cụ thể Với ví dụ trên :
Hai giá xuất khẩu của cùng một sản phẩm khác nhau đáng kể theo khu
vực, tới Anh là 4 USD và tới Đức là 15 USD
Trang 3221
Số 6 lương Giá XK/đơnvjị Giá trị Phá giá/đơn vi Tổng số phá giá
(USD) thôngthường (USD), (USD) (USD)
i 2 15 14 0 0
2 2 4 14 10 20
38 ‘ 20
Phuong pháp giao dịch tới trung bình được sử dụng ở đây bởi
+ Phuong pháp trung bình tới trung bình không phản ánh đầy đủ mức độ
của bán phá giá ( phương pháp trung bình tới trung bình tính được là 18 USD
trong khi đó phương pháp giao dịch tới trung bình tính được là 20 USD )
„ Các giá xuất khẩu khác nhau đáng kể theo khu vực
Các giới hạn bán phá giá luôn luôn được biểu hiện như là % của giá nhập
khẩu CIF biên giới cộng đồng
Tổng số số lượng của bán phá giá x 100
TT Terer~rr~eererrrrrrrr=eeererrrr=rreeeeeeeeeexe = % Bán phá gía
Tổng số gía CIF biên giới cộng đồng
a/_ Nếu sự so sánh là trung bình tới trung bình % bán phá giá sẽ là : 18 x 100
- = 45%
38 + 2 (chi phi CIF)”
b/ Nédi su so sénh la giao dich téi trung bình, % bán phá giá sẽ là :
20 x 100
—— -— = 50%
38 +2 ( chi phi CIF)“
Ghỉ chí : ' Các giá xuất khẩu là ở mức ngoài nhà máy, vì vậy 2 USD được
cộng thêm vào dé dat CIF
Trang 33Giá xuất khẩu Giá trí thông thường
Thứ nhất Trungbình — tới Trung bình
Thứ hai Giaodich — tới Giao dịch
Thứ ba Giao dịch tới Trung bình
Trong ba phương pháp trên, phương pháp thứ nhất được sử dụng phổ biến nhất
Phương pháp thứ hai sử dụng khi có rất ít sự bán hàng, và hàng hoá được bán ra tại mỗi thị trường là giống hệt nhau hoặc tương tự
Phương pháp thứ ba chỉ được sử dụng trong trường hợp nếu mô hình các
giá xuất khẩu khác nhau đáng kể giữa người mua, các khu vực hoặc thời điểm, và nếu các phương pháp 1 và 2 không phản ánh đây đủ mức độ của
bán phá giá
Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường tại nước xuất khẩu, hoặc trong
trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó, hoặc do số lượng hàng bán tại thị
trường trong nước của nước xuất khẩu quá nhỏ ( < 5% số lượng bán xuất khẩu ), mức phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh giá xuất khẩu với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự đang được bán hoặc
được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện; hoặc được xác định thông qua so sánh với chỉ phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá, cộng thêm các khoản
chỉ phí hợp lý về quản lý, bán hàng, các chỉ phí chung và một khoản lợi
nhuan
“Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nơi xuất xứ hàng hoá, mà được xuất khẩu sang nước nhập khẩu từ một nước trung gian Giá của hàng hoá khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hoá,
ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển qua cảng của nước xuất khẩu, hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu, hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hoá
Trang 3423
Biên phá giá đơn lẻ sẽ được xác định cho mỗi một nhà xuất khẩu hoặc nhà
sắn xuất sản phẩm bị điều tra
Trong trường hợp số lượng nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
hoặc các dạng sản phẩm liên quan quá lớn đến mức sẽ không thể thực hiện
được nếu định tính biên phá giá riêng lẻ cho mỗi nhà xuất khẩu, nhà sản xuất
sản phẩm bị điều tra, có thể giới hạn việc xem xét trong phạm vi số lượng hợp lý các bên liên quan hoặc sản phẩm bị điều tra bằng việc sử dụng
phương pháp chọn mẫu có giá trị về mặt thống kê trên cơ sở các thông tin cơ
quan điều tra có được vào thời điểm chọn mẫu, hoặc bên liên quan có phân
trăm lớn nhất của lượng xuất khẩu từ nước bị nghi vấn mà có thể được điều tra một cách hợp lý Bất cứ việc lựa chọn nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, hoặc loại sản phẩm được thực hiện trong trường hợp này sẽ được tiến hành sau khi
tham vấn các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, hoặc nhà nhập khẩu liên quan Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn việc xem xét như đã nêu trên, cơ quan điều tra sẽ quyết định biên phá giá riêng lẻ cho bất cứ nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nào tình nguyện nộp các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra Tuy nhiên, nếu số lượng nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất quá lớn
đến mức việc xem xét đơn lẻ sẽ là gánh nặng quá đáng cho cơ quan điều tra,
và cản trở việc hoàn thành đúng hạn thời hạn điều tra, cơ quan điều tra có thể
giảm việc quyết định biên phá giá đơn lẻ trên cơ sở những trả lời tự nguyện,
và giới hạn việc xem xét trong phạm vi các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất
theo mẫu
IH Xác đỉnh mức đô thiệt hai
1 Kiểm tra ngành sản xuất trong nước
Khái niệm về ngành sản xuất trong nước ( đã được trình bây trong phần thuật ngữ )
Một cuộc điều tra chỉ được bất đầu nếu như đơn kiện được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong
nước, và được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản
lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bây tỏ ý kiến
tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bất đầu nếu như các nhà sản xuất bây tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn
25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước
làm ra
Trang 35Các nhà sản xuất theo kiện sản xuất được 30 Các nhà sản xuất không theo kiện sản xuất được 20
(a) Kiểm tra điêu kiện người kiện! người hd tro > 25% ngành sản xuất trong nước : 30/100 = 30% đạt (b) Kién tra điều kiện người kiện/ người hỗ trợ > 50% người không kiện : 30/ 50 = 60% đạt , Đơn kiện được chấp nhận điều tra vì đã thoả mãn được cả hai điều kiện 2 Xác định thiệt hai
Việc xác định thiệt hại phải được tiến hành dựa trên bằng chứng xác thực và
thông qua việc xem xét khách quan các yếu tố :
(a) Khối lượng sản phẩm nhập khẩu bán phá giá ;
(b)_ Tác động của hàng hoá bán phá giá đến giá trên thị trường nội địa của
các sản phẩm tương tự ; và
(c) Hậu quả của hàng nhập khẩu bán phá giá đến các nhà sản xuất các sản
phẩm trên ở trong nước
3 Xác đỉnh lương hàng nhâp khẩu bán phá giá và các tác đông đến giá
ở quốc gia
Đối với khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá, cần phải xem xét liệu
hàng nhập khẩu bán phá giá có tăng lên đáng kể hay không, việc tăng này có
thể là tăng tuyệt đối hoặc tương đối khi so sánh với mức sản xuất hoặc nhu
cầu tiêu dùng tại nước nhập khẩu
Về tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đến giá trên thi trường của
quốc gia, cần xem xét liệu :
Có phải là hàng nhập khẩu bán phá giá đã được giảm giá đáng kể so với giá của sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hay không; hoặc
„ Xem xét có đúng là hàng nhập khẩu đó đã làm giảm giá ở mức đáng kể
hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể, điều lẽ ra đã xẩy ra nếu không có
việc bán phá giá hàng nhập khẩu đó
Xác định mức độ giảm giá
Mục đích là để đánh giá tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đến giá
của ngành sản xuất trong nước Cách làm là tính sự khác biệt giữa giá thực tế
của ngành sản xuất trong nước và giá nhập khẩu như một tỷ lệ phân tram (%)
Trang 36Mic dinh mitc d6 pha giá
' Mục đích là để xác định sự tăng giá cần thiết để khắc phục được thiệt hại
do hành động bán phá giá gây ra Cách làm là tính sự khác biệt giữa giá
không bị thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và giá nhập khẩu như một
tỷ lệ phần trăm của giá nhập khẩu
Ví du : ,
Giá nhập khẩu 30 USD
Giá thực tế của nhà sản xuất trong nước 40 USD
Lỗ thực tế 10 USD
Chỉ phí sản xuất của nhà sản xuất trong nước 50 USD
Lợi nhuận 5,5 USD
Giá không thiệt hại ( 100% ) = Tổng chỉ phí 50 USD ( 90% ) + Lợi nhuận 3,5 USD ( lợi nhuận = 10% của doanh thu )
Giá không thiệt hại = ( 50: 90) x 100 = 55,5 USD
Mức giảm giá = 40— 30= 10 USD hay (10:40) x 100 = 25% Mức thiệt hại = 55,5— 30= 25,5 USD hay (25,5 : 30 ) x 100 = 85%
4 Trường hợp hàng hoá được nhâp khẩu từ nhiều nguồn
Khi sản phẩm nhập khẩu đang bị điều tra chống bán phá giá được nhập khẩu từ nhiều nguồn ( nhiều quốc gia ) khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá tác động tích luỹ của các hàng nhập khẩu đó đối với ngành công nghiệp quốc gia chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định được rằng :
(a) Biên độ phá giá được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi nước
vượt quá mức tối thiểu có thể bỏ qua, và số lượng hàng nhập khẩu gộp lại từ
mỗi nước vượt quá mức có thể bỏ qua được cho phép ;
(b) Việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là hợp lý nếu
xét đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau, và điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm tương tự trong nước Š Xác đỉnh tác của hàng nhập khẩu bán ph: lến ngành sản xuất trong nước có liên quan
Việc xác định ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá đối với ngành
sản xuất trong nước có liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các nhân
tố và chỉ số có ảnh hưởng đến tình trạng của ngành sản xuất, bao gồm :
(a) Việc giảm sút thực tế hay tiểm năng của doanh số, lợi nhuận, thị phần, năng suất, tỷ lệ lãi đối với đầu tư, tỷ lệ năng lực được sử dụng ;
Trang 37(© Ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiểm ẩn đối với chu chuyển tiền mặt,
lượng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, tăng trưởng, khả năng huy động
vốn hoặc nguồn đầu tư
Việc liệt kê trên chưa phải là toàn diện, và không thể đưa ra hướng dẫn chỉ
tiết cho bất cứ nhân tố nào được liệt kê trên đây
Ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được đánh giá trong mối
tương quan với sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự nếu như các số
liệu có được cho phép phân biệt rõ ràng ngành sản xuất đó trên cơ sở các tiêu
chí về quy trình sản xuất, doanh số và lợi nhuận của nhà sản xuất Nếu như
việc phân biệt rõ rằng ngành sản xuất đó không thể tiến hành được, thì ảnh
hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được đánh giá bằng cách đánh giá
việc sản xuất của một nhóm, một loại sản phẩm ở phạm vi hẹp nhất, trong đó
vẫn bao gồm sản phẩm tương tự, để có thể có được các thông tin cân thiết về
nhóm sản phẩm này
6 Xác đỉnh nguy cơ gây ra thiệt hai vật chất
Việc xác định có sự đe doa gay ra thiệt hại vật chất hay không phải được
tiến hành dựa trên các chứng cứ thực tế và không được phép chỉ căn cứ vào
phỏng đoán, suy diễn hoặc một khả năng mơ hồ Sự thay đổi trong hoàn cảnh
có thể gây tổn hại do việc bán phá giá phải trong phạm vi có thể dự đoán
được một cách chắc chắn và sẽ xẩy ra trong tương lai gần ( như là có lý do mang tính thuyết phục trong tương lai gần sẽ có sự gia tăng đáng kể của
hàng hoá nhập khẩu tại mức giá bi coi là bán phá giá ) Khi quyết định xem
có tổn tại nguy cơ gây tổn hại vật chất hay không, cơ quan điều tra phải tiến
hành xem xét các nhân tố bao gồm :
(a) Tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trường
trong nước và đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn ;
(b) Các nhà xuất khẩu có năng lực sản xuất đủ lớn có thể dùng ngay được hoặc có sự gia tăng đáng kể trong tương lai gần về năng lực sản xuất của nhà
xuất khẩu, và đây là dấu hiệu cho thấy có nhiều khả năng sẽ có sự gia tăng
đáng kể của hàng xuất khẩu bán phá giá sang thị trường của nước nhập khẩu sau khi đã tính đến khả năng các thị trường xuất khẩu khác có thể tiêu thụ thêm được một lượng xuất khẩu nhất định ;
(c) Liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm nữa hay không ;
Trang 3827
*- Không một nhân tố nào trong số các nhân tố trên bản thân nó có đủ tính
' quyết định để dẫn đến kết luận, nhưng tổng hợp các nhân tố trên sẽ dẫn đến kết luận là việc tiếp tục xuất khẩu bán phá giá là tiém tàng, và nếu như không áp dụng hành động chống bán phá giá thì tổn hại vật chất sẽ xẩy ra
Trong những trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá bị kết luận có thể gây
ra thiệt hại, thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ được xem xét và quyết định
7 Mối quan hê nhân quả
Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá
và tổn hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các
bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền
Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được
biết đến khác cũng đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước, và tổn hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do
hàng bán phá giá gây ra
Các nhân tố khác có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm :
(a) Số lượng và giá của những hàng hố nhập khẩu khơng bị coi là bán phá
giá ;
(b) Sự giảm sút của nhu cầu hoặc sự thay đổi vẻ hình thức tiêu dùng ;
(e)_ Các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất
trong nước và nước ngoài ;
(d) Sự phát triển của công nghệ ;
(đ) Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước IV Hành đông chống bán phá giá
1 Những điều kiên quy đỉnh để được phép tiến hành hành đông chống
bán phá giá và các trường hơp đình chỉ cuôc điều tra
1.1 Bốn điều kiên để được phép tiến hành hành đông chống bán phá
giá
Trang 39trong các Luật đó là hành động chống bán phá giá chỉ được tiến hành khi đã * chững mình được hiện tượng bán phá giá thỏa mãn đủ 4 điều kiện :
Thứ nhất, hàng hoá đang bán phá giá, có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu tới
nước nhập khẩu đang bán ở mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường
của nó khi bán hàng hoá đó ở trên thị trường của nước xuất khẩu
Phương pháp xác định giá xuất khẩu và giá trị thông thường đã được giải
thích ở phần trên
Thứ hai, có sự tổn thương vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc
đe doạ gây ra đối với công nghiệp nội địa sản xuất các hàng hoá tương tự với hàng hoá bán phá giá
Thứ ba, phải có “ quan hệ nhân quả '` giữa bán phá giá và các tổn thương vật chất ( hoặc đe doạ gây tổn thương ) do hành động bán phá giá gây ra, tức là tổn thương phải do chính hành động bán phá giá đó gây ra
Thứ tự, xem xét ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng
Hành động chống bán phá giá chỉ được tiến hành khi ảnh hưởng của nó bao trùm lên quyền lợi của cộng đồng Bởi vì trong một cộng đồng thông thường có mối xung đột về quyền lợi giữa các bên :
„ Nhà sản xuất muốn thực hiện sự cạnh tranh trung thực
Người sử dụng/ người tiêu dùng muốn hưởng giá thấp
„Các liên đoàn/ các tổ chức lao động muốn bảo vệ công ăn việc làm cho người lao động
Nhà buôn/ người bán lẻ muốn có lợi nhuận tối đa ( muốn giá nhập khẩu
thấp)
Ví du : Một nhà xuất khẩu Trung Quốc bán radio ở thị trường Việt Nam ở
mức giá 10 USD một chiếc Nhưng ở thị trường Trung Quốc người đó bán
radio đó ở mức giá 12 USD một chiếc
Nhà sản xuất Việt Nam thường bán radio tương tự ở mức giá 12 USD một chiếc trên thị trường nội địa, nhưng nay do có hàng radio nhập khẩu từ Trung Quốc bán giá rẻ hơn, nên khối lượng bán hàng bị giảm đi 50% và chỉ còn bán được ở mức giá 11 USD một chiếc Ngoài yếu tố trên không có yếu tố
nào khác gây ra tổn thương cho cộng đồng
Cộng đồng người Việt Nam mong muốn phục hỏi lại sự buôn bán trung
thực, và khơng muốn phụ thuộc tồn bộ vào hàng nhập khẩu
Trang 4029
= Yéucdul:
Nhà sản xuất Trung Quốc dang bán phá giá
Giới hạn bán phá giá là 2 USD một chiếc, hoặc là bằng 20% của giá xuất khẩu là 10 USD -_ Yêu cẩu 2: Nha sản xuất Việt Nam bị tổn thương 2 lần : „ Bị giảm 50% số lượng bán - Bị thiệt 1 USD cho việc bin I radio - Yêu cẩu 3:
Xuất khẩu bán phá giá của nhà sản xuất radio của Trung Quốc đã gây ra tổn thương cho các nhà sản xuất radio của Việt Nam
- Yêu câu 4:
Cộng đồng người Việt Nam muốn có sự cạnh tranh trung thực, không
muốn phụ thuộc toàn bộ vào hàng nhập khẩu
Kết luân :_ Cả 4 yêu cầu đã đáp ứng đây đủ
Quyết định cuối cùng là áp đặt một mức thuế chống bán phá giá lên sản
phẩm radio nhập khẩu từ Trung Quốc đủ để khắc phục tổn thương do hành
động bán phá giá đó gây ra
1.2 Các trường hơp đình chỉ cuộc điều tra chống bán phá giá
Một cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như cơ quan điều tra thấy
rằng không có đầy đủ bằng chứng vẻ việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp bán phá giá đó
Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan điểu tra xác định rằng biên độ bán phá giá không đáng kể, hoặc
trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc tổn hại tiềm
fa hoặc tổn hại thực tế do hành động bán phá giá đó gây ra là không đáng
kể
(a) Biên độ phá giá được coi là ở mức tối thiểu/ không đáng kể nếu biên độ
đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu ;
(b) Khối lượng nhập khẩu thông thường sẽ được coi là không đáng kể nếu