BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HOÁ
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
f
Trang 2
BO TAI CHINH
HOC VIEN TAI CHINH =—=t—
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
Các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương phúp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính đúp ứng yêu cầu công nghiệp hoú, hiện đại hoá vò hội nhập
kinh tế quốc tế
Chủ nhiệm: TS Nguyễn Văn Tạo
Phó Giám đốc Học viện Tài chính Thư ký: PGS,TS Nguyễn Thị Bằng
Thành viên: TS Nguyễn Ngơ Thị Hồi Thu
TS Lê Doãn Khải CN Dé Dinh Lam
CN Bai Anh Dũng
Trang 3CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc i $6: 8259.QD-BTC +H: Hà Nội, ngayA thang J nam 2005 QUYẾT ĐỊNH
'Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành
để đánh giá đề tài NCKH cấp Bộ năm 2003
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
~ Căn cứ Quyết định số 152/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về tổ chức nghiên cứu khoa học và quản lý tài chính trong công tác khoa học;
- Căn cứ Quyết định số 452/QĐ/BTC ngày 5/3/2003 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu KHTC năm 2003;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Tài chính và Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá dé
tài NCKH cấp Bộ năm 2003: "Các giải pháp đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế” do TS Nguyễn Văn Tạo - Phó Giám đốc Học viện Tài chính, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm
Điều 2: Chỉ định các thành viên sau đây vào Hội đồng đánh giá đẻ tài:
1 Ông Nguyễn Công Nghiệp - GS.,TS - Thứ trưởng Bộ Tài chính -
Trang 4ae Quang Minh - TS - Vụ trưởng Vụ Đào tạo bồi dưỡng
g cức ` viên chức, Bộ Nội vụ - Phản biện 1
3 Ông Bùi Văn Nhơn - PGS.,TS - Trưởng ban Đào tạo, Học viện
“Hành chính Quốc gia - Phản biện 2 4 Ông Phạm Mạnh Hùng - Ths - Phó Vự trưởng Vụ 'Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính - Thành viên 5 Ong Pham Ngoc Ánh - PGS.,TS - Phó Giám đốc Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thành viên 6 Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính - Thanh viên
7 Ong Dang Thái Hùng - PGS.TS - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế
toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính - Thành viên
8 Ông Hoàng Đức Long - TS - Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính -
“Thành viên
9 Ông Vũ Đình Ánh - TS- Trưởng phòng NCTH & PTDB - Viện
Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Thư ký Hội đồng
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thỉ hành kể từ ngày ký Thường
Trang 5GONG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bị
bụi 3 Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2005
Kính gửi: Hội đồng Khoa học chuyên ngành tài chính - Bộ Tài chính
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN -
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ - BỘ TÀI CHÍNH
1 TÊN ĐỀ TÀI: Các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo dưỡng cán bộ, công chức ngành tài chính đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
2 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS Nguyễn Văn Tạo, Phó giám đốc Học viện Tài
chính
3 NGƯỜI NHẬN XÉT PHẢN BIỆN:
Họ và tên: Trần Quang Minh Chức danh khoa học: Tiến sĩ Chúc vụ công tác: Vụ trưởng Đơn vị công tác: Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cô Bộ Nội vụ Địa chỉ cơ quan: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội, Điện thoại: 0780442 Cuong vị nhận xét: Là người nhận xét phan bién 1 chức nhà nước - 4 NỘI DUNG NHẬN XÉT:
Đọc toàn bộ nội dung Để tài, chúng tôi có những nhận xét như sau:
4.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiên của Đề tài:
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước nói chung và ngành tài chính nói riêng đã được tiến hành và đạt được những kết quả đáng
những năm vừa qua đã góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công, chức góp phần hoàn thành nhiệm vụ của nhà nước giao cho Nhưng hiện nay cong tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đang ra một số vấn để cần giải quyết, đó là về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới, cải
cách Cụ thể:
~ Nhiều nội dung trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn trùng
Trang 6nhĩ đào tạo bồi dưỡng chưa có tính liên thông; tính kế thừa
ng chết ha
nh hương
Phương pháp đào tạo bồi dưỡng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền
gi fnang nặng tính thụ động Phương pháp giảng dạy tích cực và phương pháp 'huống chưa được áp dụng nhiều
1 Vi vay, Dé tai nghiên cứu dé xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, chức ngành tài chính đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất
lớn hiện nay
4.2 Kết cấu, bố cục và hình thức trình bày của Đẻ tài:
~ Về kết cấu, bố cục được trình bày trong toàn bộ Đề tài là hợp lý và lôgic Tuy nhiên, cần có phần danh mục các tài liệu tham khảo để đúng quy định đối với một
đề tài nghiên cứu khoa học
Vẻ hình thức, các chương, mục, tiểu mục trong nội dung Để tài được trình bày đúng quy định, rõ ràng Nội dung từng vấn đề nêu ra đều mạch lạc, dễ hiểu
4.2 Kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài:
- Để tài đã luận giải một cách tổng quan vẻ cơng nghiệp hố trong tiến trình
lịch sử, đã trình bày khái quát quá trình nhận thức và nội dung cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong từng giai đoạn ở nước ta từ những nãi 60 của thế kỷ XX đến
nay; làm rõ khái niệm, nội dung của hội nhập quốc tế và mối quan hệ của nó đối với
kinh tế, chính trị, xã hội của môi quốc gia
- Đề tài phản ánh được sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế đến nền công vụ tài chính quốc gia, đòi hỏi nền công vụ tài chính quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả hoạt động
để đáp ứng những yêu cầu mới Cơ sở lý luận, thực tiễn và những giải pháp về đổi
mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhà nước được trình bày
trong Đề tài đã thể hiện rõ tính cấp thiết, tâm quan trọng và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của Đề tài
- Để tài đã phản ánh được kết quả cụ thể của công tác đào tào bồi dưỡng cán
bộ, công chức thuộc Bộ Tài chính và đánh giá đúng thực trạng, những ưu khuyết
điểm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực
tài chính của nước ta từ năm 1995 đến nay Đề tài cũng đã đưa ra được những kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức của một số nước và rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Trang 7
(Gi nội dung chương trình và phương pháp đào tạo bồi chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính đã bám sát các quan , mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tài ng Kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, phù hợp với
igi, tính chất đa dạng, phức tạp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
bộ Tài chính cũng như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt
g trong lĩnh vực tài chính Nhìn chung các giải pháp đáp \ ứng được yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiến trình cải cách hành
chính nhà nước
4.3 Những đóng góp chủ yếu của Đề tài, trong đó những đóng góp mới của Đề tài
- Đề tài đã đánh giá được kết quả, ưu khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm
của về công tác đào tạo, bồi đưỡng đối với cán bộ, công chức nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực tài chính
- Nội dung chương trình theo cấp độ, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, công chức đề xuất trong các giải pháp của Đề tài có tính kế thừa và đổi mới, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với đặc
điểm của đội ngũ cán bộ, công chức nước ta
- Đề tài đã đưa ra các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành tài chính có căn cứ lý luận, có cơ SỞ
thực tiễn, có tính khả thi cao
4.4 Tinh kha thi (khả năng áp dụng của Đề tài)
- Chúng tôi đánh giá cao về tính khả thi của các nội dung chương trình đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành tài chính được đề xuất trong các giải pháp đối với công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn, thủ trưởng và kế toán trưởng các đơn vị sản xuất kinh doanh, thủ trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp tài chính - kế toán xã, phường, thị trấn
- Các giải phá đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp các phương pháp giảng
đạy truyền thống, phương pháp giảng dạy tích cực và phương pháp tình huống với
không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và tăng cường về cơ sở
Vật chất đáp ứng cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm
công tác quản lý đào tạo xuất phát từ đòi hỏi thực tế và rất thiết thực Nếu các giải
pháp này được thực thi sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với ngành tài chính trong những năm tiếp theo
- Hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng theo các nội dung chương trình là phù
hợp Tuy nhiên, ở một số nội dung chương trình bồi dưỡng về kiến thức quản lý
Trang 8é
Ø.1 v Khhế lạ dung kiến thức trùng lắp giữa các nội
Những vấn đề cần trao đổi, góp ý thêm với Chủ nhiệm Đề tài
sở ¡ cấn tập trung đầu tư thêm vào phần các giải pháp đổi mới nội dung
€httơng trình và phương pháp giảng dạy vì phần này chỉ có 27/127 trang trong toàn
bộ nội dung trỉnh bày của Đề tài
~ Có một số chỗ còn trùng lắp và một số nội dung cần cụ thể, rõ ràng hơn như:
+ Cuối trang 33 và trang 34, Đề tài nêu các đối tượng cán bộ, công chức quy
định tại khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung
năm 2003, các đối tượng này bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở tất
cả các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của nước ta Để hiểu đây đủ hơn về các đối tượng công chức, viên chức ở nước ta, cần nghiên cứu các quy định tại Nghị
định của Chính phủ số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 vẻ việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
+ Trang 36, 37 trình bày đặc điểm vẻ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ Tài chính nêu: “phần lớn được đào tạo trong thời kỳ bao cấp” Tại số liệu đưa ra ở trang 37, có tới 85,39% trong tổng số 62.250 cán bộ, công chức thuộc Bộ
có độ tuổi dưới 30 và từ 30 - 50 tuổi được đào tạo, bồi dưỡng Cần xem lại tính chính xác của nhận định nêu trên
5 KẾT LUẬN
Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn Nhìn chung, nội dung các giải pháp là thiết thực, có tính khả thi trong thực tế Nếu một số thiếu sót, khiếm khuyết nhỏ như đã nêu ở phần trên được khắc phục thì chất lượng của Đề tài sẽ tốt hơn
Cách trình bày Đề tài có tính logic, tư duy khoa học
Với những kết quả đã đạt được, Đề tài đủ điều kiện để nghiệm thu tại Hội đồng khoa học chuyên ngành tài chính - Bộ Tài chính
NGƯỜI PHẢN BIỆN
ae
Trang 9'KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ end
aio ác giải pháp đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành tài chính, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS Nguyễn Văn Tạo
Phó Giám đốc Học viện tài chính
NGƯỜI NHẬN XÉT GS.TS Bùi Văn Nhơn
Học viện Hành chính Quốc gia
Sau khi đọc kỹ bản tổng hợp kết quả nghiên cứu Đẻ tài, tôi có một số nhận xét cơ bản sau đây:
1 Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước ta hiện nay nằm ở khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, trong đó nội dung chương trình và phương pháp đào tạo còn lạc hậu và
yếu kém Điều đó diễn ra ở tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong đó có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tài chính Cải cách, hoàn thiện được khâu này chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức và trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của Ngành, đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc
tế Vì vậy, tôi cho rằng, Đề tài đáp ứng được một trong những vấn dé đặt ra hiện
nay cho công tác đào-tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn thiết thực
2 Xét trên cả 3 mục tiêu của Đề tài
Lầm sáng tỏ lý luận về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần bộ, công chức
Đánh giá thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có các chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiện nay ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Trang 10i mới.nội dung chương trình và phương pháp đào tạo,
ay của
quê nghiên cứu mà Để tài đã thể hiện đáp ứng được các mục tiêu
nêu bật những thành công và đóng góp chính của tập thể tác giả nghiên
trên các mặt sau đây:
21 Đề tài đã trình bày khá sâu sắc những đồi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công
chức ngành Tài chính nói riêng, những cơ sở lý luận về nội dung chương trình đào
tạo, bổi dưỡng và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Từ những cơ sở đó, tập thể tác giả đã làm rõ sự cần thiết phải đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế của Ngành Tôi cho rằng đây là kết quả nghiên cứu lý
thuyết rất tốt, thể hiện một sự nghiên cứu công phu của tập thể tác giả nghiên cứu
để tài Các khái niệm về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngành Tài chính,
các phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đại được nghiên cứu và trình bày sâu, súc tích, có cơ sở khoa học, là tài liệu bổ ích cho các cơ sở đào tạo, hổi đưỡng cán
bộ, công chức của Ngành
2.2 Đề tài đã phác thảo được bức tranh khá sinh động và sát thực về thực trạng,
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Tài chính 10 năm qua
cũng như phân tích sâu thực trạng nội dung chương trình và các phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng được áp dụng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành
Điều đáng quan tâm là qua phân tích các tác giả nghiên cứu đẻ tài đã rút ra được
những bất cập, tổn tại trong các nội dung chương trình và các phương pháp đào tạo, bổi dưỡng đã và đang được áp dụng Có thể xem đây là thành công nổi bật của
chương này Ngoài ra tác giả còn tổng kết kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nội dung chương trình và phương, pháp đào tạo, bồi dưỡng, rút ra được các bài
học cho ngành Tài chính Đây là cơ sở thực tiễn cho việc để xuất các giải pháp ở
chương sau
2.3 Tập thể tác giả để tài dã nghiên cứu để xuất được một hệ thống giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tài chính cho những năm tới Các giải pháp đều có căn cứ khoa học từ:
- Cơ sở lý luận vẻ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
công chức nhà nước- sự đòi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế của ngành Tài chính đối với đội ngũ cán bộ, công chức và việc đào tạo
Trang 11cập trong nội dung, chương trình và phương pháp đào
y của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của Ngành
Í pháp đêu hướng vào:
phát từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức của Ngành và xu
hướng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành Tài chính đáp ứng đòi hỏi của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Thu hút học viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, lấy
học viên làm trung tâm trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng
Tạo ra một sự liên thông trong đào tạo, bổi dưỡng trong suất cả quãng đời chức
nghiệp của cán bộ, công chức và tạo ra một xã hội học tập suốt đời
Day là một hệ thống giải pháp có cơ sở lý luận, bám sát thực tiễn và khả thi
3 Kết cấu Để tài nhìn chung là phù hợp, văn phong sáng sủa và trình bầy
mạch lạc Các phương pháp nghiên cứu phù hợp và được sử dụng khá tốt
4 Một số hạn chế
- Phân kinh nghiệm của các nước ở chương 2 (mục 2.4) nếu đặt ở cuối chương l
thì hợp lôgfc hơn
- Tiết 1.1 của chương 1 trình bày quá dài dòng và chưa thực sự gắn với mục tiêu
Để tài, có thể lược bỏ đi nhiều
- Khong xác định được nhu cảo đào tạo, bồi dưỡng từ chính người học thì không,
thể có chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên và không thể
áp dụng phương pháp hiện đại vào thực tiến được Đó là chưa nói đến các khía cạnh
khác
- Muốn có một xã hội học tập suốt đời mà thiếu giải pháp vẻ thể chế (trách nhiệm
và quyền lợi người đi đào tạo, bồi dưỡng, ) thì khó lòng thực hiện được 5 Kết luận
Tuy còn một số bạn chế, Để tài là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm
túc, đáp ứng được các mục tiêu đặt ra, Tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu dé tai
này của tác giả Xin giới thiệu để Hội đồng thông qua nghiệm thu để triển khai thực
hiện và đánh giá vào loại xuất sắc
Hà Nội, ngày ÍƯ tháng 10 năm 2005 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 12nh Mục lục
Tối
Lời nói đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đổi mới nội dung chương trình
và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập KTOT
1.1 Nên kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tác động đến nên công vụ tài chính quốc gia 1.1.1 Thực chất CNH, HĐH và hội nhập KTQT
1.1.1.1 Cơng nghiệp hố ‘
1.1.1.2 Hoi nhap KTQT
1.1.1.3 Thực chất CNH, HDH va hoi nhap KTQT 6 Viet Nam 1.1.2 Sự tác động của nên kinh tế Việt Nam phát triển theo
hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đến nền công vụ tài
chính quốc gia
1.1.2.1 Những yêu cầu đối với CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam
1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ngành Tài
chính
1.1.2.3 Sự tác động của nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tác động đến nền công vụ tài chính quốc gia
Trang 13lfnứớc và ñgành Tài chính
b, Đặẽ điểm ÖTBD CBCC ngành Tài chính
1.2.2: Nội dunẻ chương trình ĐTBD CBCC ngành Tài chính 1.2.2.1 Khái niệm nội dung chương trình ĐTBD
1.2.2.2 Những đặc điểm vẻ nội dung chương trình ĐTBD
CBCC ngành Tài chính
1.2.2.3 Những yêu cầu về nội dung chương trình ĐTBD CBCC
ngành Tài chính
1.2.3 Phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính
1.2.3.1 Phương pháp giảng dạy trong ĐTBD CBCC
a Phương pháp giảng dạy truyền thống
b Phương pháp giảng dạy hiện đại
1.2.3.2 Phương thức ĐTBD CBCC ngành Tài chính
1.3 Sự cần thiết đổi mới nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và
hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1 Nhận thức về đổi mới nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính
1.3.2 Sự cần thiết phải đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và nội dung chương trình,
phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
Trang 14
(Thực trạng công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ
,năm 1995 đến nay
a Về số lượng CBCC được ĐTBD
b Thực hiện đúng định hướng ĐTBD CBCC đã được xác định
e Về tổ chức công tác ĐTBD công chức ngành Tài chính
d Đánh giá chung về công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính
từ năm 1995 đến nay
2.2 Thực trạng vẻ chương trình nội dung ĐTBD CBCC ngành
Tài chính từ năm 1995 đến nay
2.2.1 Những kết quả đạt được về nội dung chương trình DTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
a Công tác xây dựng nội dung chương trình ĐTBD công chức
ngành Tài chính đã được quan tâm đúng mức
b Các chương trình, nội dung ĐTBD đã được xây dựng phù
hợp với từng loại CBCC
c Nội dung chương trình bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính được thiết kế đa dạng, phong phú, linh hoạt với nhiều mô hình và cho nhiều đối tượng khác nhau phù hợp với sự thay đổi và
én kinh tế
yêu cầu quản lý tài chính của các giai đoạn phát
đất nước
2.2.2 Những tồn tại vẻ nội dung chương trình ĐTBD CBCC
ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
a Chưa có chương trình tổng thể cho công tác ĐTBD CBCC từ khí mới vào nghẻ đến khi nghỉ hưu nên công tác ĐTBD còn
mang tính mùa vụ và chỉ mới đáp ứng được yêu cầu ngắn hạn
b Xét toàn bộ các chương trình ĐTBD CBCC ngành Tài chính đã thực hiện chưa đạt được tính hệ thống
Trang 15,khâu;xây dựng chương trình, biên soạn nội dung và truyền đạt kiến thức còn có khoảng cách nhất định
2.2.3 Nguyên nhân của những kết quả và tổn tại về chương trình, nội dung ĐTBD CBCC ngành Tài chính những năm qua
2.3 Thực trạng về phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính
từ năm 1995 đến nay
2.3.1 Về phương thức tổ chức ĐTBD CBCC ngành Tài chính
từ năm 1995 đến nay
2.3.2 Vẻ tổ chức mạng lưới và điều kiện ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
2.3.3 Vẻ đội ngũ cán bộ giảng dạy các lớp bồi dưỡng CBCC
2.3.4 Vẻ phương pháp giảng dạy và học tập bồi dưỡng
2.4 Kinh nghiệm xây dựng chương trình ĐTBD CBCC của một số nước trên thế giới Những bài học kinh nghiệm đối với ngành Tài chính Việt Nam vẻ ĐTBD và xây dựng chương trình DTBD CBCC 2.4.1 Những kinh nghiệm của các nước vẻ chương trình DTBD CBCC a Cộng hoà pháp b Philippin c Singapore d Trung Quốc e Nhật Bản
2.4.2 Những bài học kinh nghiệm đối với ngành Tài chính Việt Nam về đào tạo và xây dựng chương trình ĐTBD CBCC
Chương 3: Phương hướng, giải pháp đổi mới nội dung chương 81 82 83 84 85 86 87 87 87 88 89 90 92 92 95
Trang 16tấp hướng đổi mới nội dung chương trình và phương đã ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu câu CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế đến năm 2010
3.1.1 Định hướng xây dựng đội ngũ CBCC ngành Tài chính
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
3.1.3 Một số quan điểm cần quán triệt trong đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế '
3.2 Giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
3.2.1 Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD CBCC
3.2.1.1 Đổi mới nội dung chương trình ĐTBD phải đáp ứng
được yêu cầu vẻ trình độ đối với từng đối tượng CBCC
3.2.1.2 Đổi mới nội dung chương trình ĐTBD phải đáp ứng
yêu cầu học tập suốt đời của CBCC trên cơ sở một chương trình ĐTBD có hệ thống có tính liên thông trong suốt cuộc
đời công chức
3.2.2 Đổi mới phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính 3.2.2.1 Đổi mới phương thức ĐTBD CBCC ngành Tài chính 3.2
Đổi mới phương pháp giảng dạy
3.2.3 Đổi mới quy trình xây dựng và phê duyệt chương trình
đào tạ bồi dưỡng cán bộ công chức
3.2.4, Một số giải pháp vẻ điều kiện thực hiện
3.2.4.1 Tăng cường đầu tư nhân lực, tri thức và tài lực cho
Trang 17.2 Tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất để đổi mới 123
phương pháp giảng dạy
3.2.4.3 Tiếp tực nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý cho 124
việc xây dựng và phê duyệt chương trình ĐTBD CBCC ngành
Tài chính
3.2.4.4 Nâng cao năng lực quản lý ĐTBD cho đội ngũ cán bộ 124 làm công tác quản lý ĐTBD của Vụ Tổ chức cán bộ và của các
cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBCC của ngành Tài chính
Kết luận 126
Phan phu luc ‘ 128
Phụ lục số 1: (04 biểu số liệu, từ phụ lục số 1.1 đến phụ lục 1.4) 128 Phụ lục số 2: (7 chương trình, từ phụ lục 2.1 đến phụ lục 2.7) 134
Phụ lục số 3: Các chương trình bồi dưỡng công chức ngành Tài 148 chính năm 2004 do Trung tâm BDCB&HTĐT tổ chức thực hiện
(20 chương trình, từ phụ lục số 3.1 đến phụ lục 3.20)
Phụ lục 4: Chương trình cập nhật kiến thức mới về kinh tế tài chính 168
Trang 18
tóm Lời nói đầu
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt từ khi có Đảng việc ĐTBD CBCC luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đây là giải pháp có tính chiến lược hàng đầu để xây dựng, phát triển kinh tế đất
nước và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng
Van kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIIT nhấn mạnh: "Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cả vẻ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ ỡng cán bộ lãnh
chuyên môn và năng lực thực tiễn, quan tâm đào tạo, b‹
đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia trước hết là
đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, coi trọng cả đức và tài, lấy
đức làm gốc"
Để nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ CBCC, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập, chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở Nâng cao chất lượng đào tạo, bổi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường
cơ sở vật chất, kinh phí cho hệ thống các trường chính trị, trường hành
chính, trường đoàn thể Kết hợp giữa đào tạo cơ bản, chính quy với việc
tăng cường định kỳ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức mới đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cả
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và ĐTBD cán bộ, trong những năm qua và đặc biệt là trong những năm gần đây, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm nhiều hơn đến công tác ĐTBD CBCC Coi ĐTBD
CBCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành và được đánh giá
Trang 19tức trong.các kỳ hội nghị ngành và tổng kết công tác của cơ
'Tài chính hàng năm Với những cố gắng đó, công tác ĐTBD CBCC eủa ngành Tài chính đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng chục ngàn
cán bộ được ĐTBD vẻ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính
Nhà nước và nhiều kiến thức khác về pháp luật, về kỹ năng quản lý Nhờ đó
đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ công chức đủ năng lực, đáp ứng ngày
một tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, coi chỉ tiêu chất lượng là hàng đầu, đặc
biệt là giai đoạn nước ta đang chủ động hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và
Thế giới, việc ĐTBD CBCC phải được thay đổi căn bản về chất Đổi mới
nội dung, phương pháp ĐTBD, gắn ĐTBD với quy hoạch cán bộ và sử dụng cán bộ theo những yêu cầu mới, tiêu chí mới đang đặt ra hết sức cấp bách Trong đó việc đổi mới nội dung và phương pháp ĐTBD CBCC được coi là giải pháp hàng đầu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
Xuất phát từ ý nghĩa đó Đề tài: "Các giai pháp đổi mới nội dung,
chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc f£" được lựa chọn
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó
2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đẻ tài a Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Để tài nghiên cứu thuộc loại ứng dụng thực tế Mục tiêu nghiên cứu
của đề tài
- Làm sáng tỏ những vấn để lý luận vẻ nội dung chương trình và
phương pháp đào tạo bồi dưỡng CBCC và những yêu cầu khách quan cần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài
chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập KTQT
- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng, nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
Trang 20ghiệm tủa các nước và rút ra những bài học để đổi mới
#'chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính Việt
Nam trong thời gian tới
- Để xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu câu CNH, HĐH và hội nhập KTỌQT
b Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của để tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung, chương trình, phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn nghiên cứu về nội dung,
chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính - Các tài
1995 đến nay trong đó chủ yếu là từ năm 2000 trở lại đây
, số liệu được dẫn trong nghiên cứu của để tài từ nam
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH và hội nhập KTQT của Việt Nam, về nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC trong điều kiện mới của nền kinh tế CNH, HĐH và hội nhập KTQT
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để đánh giá thực trạng
công tác ĐTBD, nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC
ngành Tài chính
- Tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, ý kiến của các chuyên gia, tập thể tác giả dé xuất những quan điểm và giải pháp về đổi mới nội dung
Trang 21iSheWong cia CNH, HDH va hoi nhap KTQT đến nền éhinh quéc’gia
4 Lâm rõ thêm những vấn đề lý luận về nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC đáp ứng yêu cầu thực tiễn CNH, HĐH và hội nhập KTQT dat ra đối với công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính
- Về nhận thức:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn của đẻ tài có đóng góp vào nhận
thức chung: công tác ĐTBD CBCC, nội dung chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC là công việc ông lớn và phức tạp cần xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và phối hợp tốt giữa các cơ quan tài chính, các Trung tâm 'BDCB và CBCC của ngành Tài chính
Để công tác ĐTBD CBCC ngành Tài chính đạt hiệu quả cao, việc xây
dựng nội dung chương trình và thực hiện ĐTBD CBCC cần đáp ứng được
những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với ngành Tài chính nói chung và đối với
CBCC nói riêng
~ Về thực tiễn:
+ Để tài đánh giá thực trạng công tác ĐTBD và nội dung chương
trình, phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính hiện nay
+ Xuất phát từ những yêu cầu của nền kinh tế thị trường CNH, HĐH
và hội nhập KTỌT, của nên công vụ tài chính quốc gia đối với công tác
ĐTBD CBCC ngành Tài chính đẻ tài đẻ xuất các giải pháp đổi mới nội dung
chương trình và phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính Những đề xuất
trong để tài vừa đặt ra những yêu cầu ở cấp độ vĩ mô đối với công tác xây
dựng nội dung chương trình và thực hiện ĐTBD, vừa đẻ cập đến những nội dung chương trình ĐTBD và những công việc cụ thể cần thực hiện trong tổ chức ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 2006-2010
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, để tài được trình bày 3 chương:
Trang 221: Những, vấn để lý luận về đồi mới nội dung chương trình
pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH và hội nhập KTQT
- Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng và nội dung chương trình, phương pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay
- Chương 3: Các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương, pháp ĐTBD CBCC ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế
Trang 232.1; Nhing vấn để lý luận vẻ đổi mới nội dung chương
và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài _chính đáp ứng yêu câu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế
1.1 Nên kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tác động đến nền công vụ tài
chính quốc gia
1.L1 Thực chất công nghiệp hod, hién dai hod (CNH, HDH) va hội nhập kinh tế quốc tế (KTOT)
1.1.1.1 Công nghiệp hoá:
“Theo từ điển tiếng Việt, CNH là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là trong công nghiệp dẫn tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động”
CNH là quá trình chuyển biến mang tính quy luật từ xã hội nông
nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp văn minh Quá trình chuyển biến
này được mở đầu ở nước Anh và bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối thế kỷ XVIH; quá trình CNH được mở rộng sang các nước Tây
Âu khác vào đầu thế kỷ XIX và tiếp tục đến Bắc Mỹ Đơng Âu và tồn thế giới Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các nước lựa chọn mô hình,
chiến lược CNH khác nhau Trong lịch sử phát triển CNH của các nước, các mô hình CNH được thực hiện gồm:
~ Mô hình CNH cổ điển
Mô hình CNH cổ điển được thực hiện khởi đầu ở nước Anh gắn liền
với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIH rồi sau
đó mở rộng sang các nước khác vào nửa cuối thế kỷ XX Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất được thực hiện bằng những tư tưởng mới của các
nhà khai sáng và các thế lực tư bản Tây Âu với các cuộc cải cách kinh tế -
Trang 24ÊR mạÄg nẫy ấp dụng những tiến bộ kỹ thuật thay thế hệ ÄXỹ thuật cũ có nh truyền thống bằng hệ thống kỹ thuật mới với
nguồn động lực và nguồn nguyên vật liệu mới, đưa nền sản xuất từ công
trường thủ công lên nền sản xuất đại cơ khí Kết quả là, các ngành công
nghiệp phát triển nhanh chóng, tạo nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế phát
triển
Mô hình CNH cổ điển ở nước Anh và các nước Châu Âu tiếp tục thực
hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX và đâu thế kỷ XX bằng cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai với việc sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật: Sự
sáng chế ra máy phát điện một chiều (1869), động cơ điện (1873), máy phát điện xoay chiều (1877), máy biến thế điện (1881) kỹ thuật điện phân, điện hoá, máy công cụ bán tự động và tự động
Mô hình CNH cổ điển kéo dài hơn 200 năm gắn liền với quá trình
xác lập và củng cố phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mục tiêu mô
hình CNH cổ điền là tăng trưởng kinh tế, coi lợi nhuận là động lực duy nhất của sự phát triển Con đường tích luỹ vốn chủ yếu cho CNH mà chủ nghĩa tư bản sử dụng là giảm tiền lương của người lao động, trốn trách nhiệm giải quyết các vấn đẻ xã hội, phát động các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa chiếm đoạt tài nguyên, sức lao động rẻ mạt và thị trường rộng lớn
Mô hình CNH cổ điển diễn ra trong điều kiện khoa học - công nghệ bắt đầu phát triển với trình độ chưa cao cùng với mục tiêu CNH tư bản chủ nghĩa đã đưa nước Anh, các nước Châu Âu và Bác Mỹ lên vị trí chỉ phối toàn bộ nền công nghiệp và kinh tế thế giới, sự bất công xã hội ngày càng cao ngay ở các nước công nghiệp phát triển và các nước trên thế giới
~ Mô hình CNH thay thể nhập khẩu
Mô hình CNH hướng nội - thay thế nhập khẩu xuất hiện vào những năm 50,60 của thế kỷ XX ở các nước đang phát triển mới giành được độc lập Mục tiêu CNH là giành độc lập về kinh tế khai thác các yếu tố tiểm năng của nền kinh tế, sản xuất thay thế nhập khẩu, phát triển nền cơng nghiệp hồn chỉnh, đồng bộ đáp ứng.yêu cầu tiêu dùng trong nước
Trang 25€NH hướng nội - thay thế nhập khẩu được thực hiện trong
thập kỷ ở nhiều nước Châu Á, Phi và Mỹ La tỉnh đã tạo ra sự thay
đổi sâu sắc đối với lực lượng sản xuất ở các quốc gia này, khai thác được
ˆ yếu tố tiểm năng, nên kinh tế tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân
Song, hạn chế lớn nhất của mô hình CNH thay thế nhập khẩu là sự lạc hậu vẻ kỹ thuật công nghệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng
của sản xuất công nghiệp và hiệu quả của nền kinh tế Hạn chế xuất, nhập khẩu, bao cấp trong sản xuất đã dẫn đến giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước ở thị trường nội địa và thị trường thế giới, nợ nước
ngoài gia tăng, hiệu quả CNH thấp
~ Mô hình CNH hướng về xuất khẩu
Cơ sở lý luận của mô hình CNH hướng về xuất khẩu là lý thuyết lợi
thế _ so sánh của Ricado và những thành tựu đạt được của cuộc cách mạng
khoa — học - công nghệ hiện đại Từ giữa những năm 40 của thế kỷ XX, thế giới thực hiện cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại, được chia
làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1, bắt đầu từ những năm 40 đến những năm 70 của thế
kỷ XX có đặc điểm là đẩy mạnh quá trình cải tiến các thiết bị hiện có nhằm
mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng Tăng
trưởng kinh tế theo chiều rộng có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự tăng tương ứng các yếu tố kinh tế như năng lượng, nguyên vật liệu, lao
động và các tác nhân sinh học, không gian và thời gian Ở thời kỳ này, khoa
học - công nghệ chưa phát triển đến trình độ cao, những yếu tố phát triển
kinh tế theo chiều rộng có nhiều tiềm năng nên đạt kết quả to lớn Song, sự
phát triển kinh tế theo chiều rộng gặp phải những giới hạn không vượt qua
được như giới hạn về tài nguyên, môi trường và sự gia tăng nhanh dân số
+ Giai đoạn 2, từ những năm 70 trở lại đây, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật có đặc điểm là bằng biện pháp khoa học - công nghệ vừa cải tiến các thiết bị hiện có, vừa tạo ra thiết bị mới theo hướng giảm chỉ phí về
Trang 26.ez
: ‘fading hong; ‘nang cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong, và đạt hiệu quả sản xuất cao
Những thành tựu đạt được trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho nhiều nước thực hiện mô hình CNH mới - CNH hướng vẻ xuất khẩu Nội dung cơ bản của chiến lược CNH hướng vẻ xuất khẩu là:
+ Thực thi chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng khuyến khích xuất
khẩu, như: cơ chế thị trường mở, hạ giá đồng tiền, tăng tín dụng thương, mại, tăng đầu tư từ nguồn NSNN cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu
+ Khuyến khích xuất, nhập khẩu, như: miễn hoàn toàn thuế xuất
khẩu; miễn giảm thuế nhập khẩu, đặc biệt là cho các ngành phục vụ xuất
khẩu; bỏ hàng rào phi thuế quan: quota, hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu + Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, đầu tư trực tiếp - FDI, đầu tư gián tiếp Các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hướng về xuất khẩu
+ Thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện biện pháp
ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp
có hàm lượng công nghệ cao và hướng vẻ xuất khẩu
Mô hình CNH hướng về xuất khẩu được thực hiện ở nhiều nước đang
phát triển và thu được thành công, nổi bật là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài
Loan, Xingapo, Mêhicô, Braxin Những quốc gia và vùng lãnh thổ này
trong khoảng thời gian 30 năm đã hoàn thành cơ bản CNH và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định Tuy nhiên, mô hình CNH hướng vẻ xuất khẩu cũng có những hạn chế, nền kinh tế quốc gia bị phụ thuộc vào bên ngoài và chịu sự ảnh hưởng lớn từ những biến động của bên ngoài; nền
Trang 27'gần đây xuất hiện thuật ngữ "hội nhập kinh tế quốc tế” p kinh tế quốc tế là gì? Trên thế giới hiện nay có nhiều khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế, như: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư; hội nhập kinh tế quốc tế là từng bước tự do hoá
các hoạt động kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế; hội nhập
kinh tế quốc tế là sự nỗ lực chủ động gắn kết nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua việc tiến hành các biện pháp tự do
hoá, mở cửa và tham gia các định chế quốc tế các cách tiếp cận này đều
đẻ cập đến vấn đẻ hội nhập kinh tế quốc tế là mở rộng các mối quan hệ
kinh tế của quốc gia với thế giới bên ngoài mà chưa đề cập đến bản chất hội nhập kinh tế quốc tế Trên thực tế, hội nhập kinh tế quốc tế là một cuộc chơi về kinh tế có tính chất toàn cầu mà ai cũng đều được tham gia, sự hội nhập kinh tế quốc tế đem lại lợi ích và cả thiệt hại cho bất kỳ ai đó Vì vậy,
các quốc gia chỉ hội nhập kinh tế quốc tế một khi có được lợi ích, lợi ích ở
đây xét cả về kinh tế, chính trị và xã hội
Từ thực tiễn kinh nghiệm thành công và chưa thành công của nhiều
nước về hội nhập kinh tế quốc tế và thực tiễn chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có thể đưa ra khái niệm về hội nhập
kinh tế quốc tế như sau: Đứng trên phạm vi khu vực và thế giới, hội nhập
kinh tế quốc tế là việc các nước tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có
thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau những điều kiện ưu đãi
trong quan hệ kinh tế thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi nhằm khai thác các khả năng của
nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế Đứng ở trên phạm vi một quốc
gia, hội nhập kinh tế quốc tế là việc quốc gia mở cửa kinh tế, phát triển kinh tế quốc gia gắn liên với kinh tế khu vực và thế giới, bằng việc mở rộng các
quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tìm kiếm và khai thác lợi thế bên ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước
Nghiên cứu bản chất kinh tế - xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế, rút
ra một số nhận thức sau:
Trang 28thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là một quốc gia tham
:càng sâu vào quá trình phân công lao động và trao đổi quốc tế làm
gia tăng-các mối quan hệ kinh tế quốc tế Song, sự tham gia vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia khơng phải hồn toàn là hội nhập kinh tế quốc tế Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của sản xuất Sản xuất phát triển làm nảy sinh và gia tăng các mối quan hệ kinh tế quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế Xét về lý luận và thực tiễn, phân công lao động và trao đổi quốc tế mang tính chất khách quan, chúng phát triển gắn liên với sự phát triển của sản xuất và lực lượng sản
xuất xã hội Các quốc gia đều có thể tham gia vào quá trình phân công lao
động và trao đổi quốc tế, tham gia vào quá trình này sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia Từ những thế kỷ trước, các nước có tham gia vào quá trình
phân công lao động và trao đổi quốc tế; song, nền kinh tế mỗi quốc gia phát
triển riêng rẽ không bị phụ thuộc vào những tác động từ các yếu tố bên
ngoài - nên kinh tế quốc gia có tham gia vào quá trình phân công lao động
và trao đổi quốc tế mà không có sự hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh
tế quốc tế diễn ra khi nên kinh tế quốc gia tham gia sâu vào quá trình phân
công lao động và trao đổi quốc tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế phát
triển có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế quốc gia và sự phát triển kinh tế quốc gia có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực và kinh tế thế
giới
Hai |
¡ nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia phải tham gia vào các
tổ chức kinh tế quốc tế và các liên minh kinh tế quốc tế và khu vực Trong các tổ chức quốc tế này, các nước thoả thuận và cam kết về mức độ, tiến trình mở cửa thị trường nộ
ia: cam kết dành ưu đãi cho nhau trong quan
hệ kinh tế thương mại, như: giảm, xoá bỏ thuế quan, xoá bỏ những cản trở phi thuế quan nhằm tự do hoá thương mại và
iu tư; cam kết thực hiện các
nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc sự minh bạch chính sách
luật pháp liên quan đến thương mại trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa
Trang 29xiên: Các cơ chế và chính sách kinh tế - tài chính này có tác làm thay đổi cơ chế, chính sách kinh tế - tài chính Vĩ mô quốc gia
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia tham gia vào các tổ
chức kinh tế quốc tế và liên minh kinh tế quốc tế, sự phát triển kinh tế quốc
gia không chỉ phục thuộc vào các nguồn lực trong nước, chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các định chế kinh tế - tài chính trong nước, mà còn phụ
thuộc vào các nguồn lực ngoài nước, chịu sự điều chỉnh bởi luật pháp và các định chế kinh tế - tài chính của các tổ chức quốc tế
Ba là: hội nhập kinh tế quốc tế có tác động đến phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia, thể hiện:
- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng kinh tế quốc gia Một quốc gia tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thực hiện chính sách
kinh tế thị trưởng mở cửa, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện này không
chỉ phụ thuộc vào khai thác các nguồn lực trong nước và phát triển trong
phạm vi khuôn khổ quốc gia, mà còn phụ thuộc vào khai thác nguồn lực
ngoài nước và phát triển trên phạm vi thế giới
~ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến cơ cấu kinh tế
Về cơ cấu ngành kinh tế, các ngành kinh tế có lợi thế, có lợi trong tham gia vào trao đổi sản phẩm trên thị trường khu vực và thế giới được đầu
tư phát triển Các ngành kinh tế không có lợi thế, không có lợi sẽ không được đầu tư phát triển
Về cơ cấu vùng lãnh thổ kinh tế, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển và cũng còn có các vùng kinh tế ít có điều kiện phát triển
~ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến thực hiện ổn định kinh tế của quốc gia trong quá trình phát triển Trong điểu kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển kinh tế của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố tác động bên trong mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động từ bên
ngoài, làm cho nền kinh tế luôn tiểm ẩn những yếu tố gây biến động
Trang 30của hội nhập kinh tế quốc tế đến các lĩnh vực chính trị -
va van hoá của quốc gia
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Đảng cầm quyền có đường lối phát “triển kinh tế mới, không còn mang nặng tính độc lập tuyệt đối trong khuôn
khổ quốc gia mà phải có mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu
vực và trên thế giới: xử lý các mối quan hệ không chỉ trong phạm vi quốc
gia, ma còn ở phạm vi khu vực và thế giới
Đối với lĩnh vực văn hoá - giáo dục, hội nhập kinh tế quốc tế góp
phần đẩy nhanh giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực đến đời sống chính trị - kinh tế - văn hoá của một quốc gia Điều đó đòi
hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác và lợi dụng những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những,
tác động tiêu cực có thể xẩy ra
Bốn là: hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội và thách thức to lớn đối
với nên kinh tế, doanh nghiệp và hàng hoá của quốc gia, đòi hỏi phải nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá sản
xuất trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội phát triển đối với nền kinh tế quốc gia Một quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có
điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế với các n khai thác lợi thế nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh nước; Quan hệ thị trường với các nước được mở
ng sẽ tạo điều ki:
tế trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia thực hiện các định
chế kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực trên nguyên tắc thoả thuận không phân biệt đối xử và cùng có lợi sẽ tạo điều kiện cho quốc gia trong các hoạt
động kinh tế - thương mại quốc tế được hưởng quy chế bình đẳng và đảm
bảo những quyền lợi trong giải quyết những tranh chấp nếu có xẩy ra
Trang 31'kỉnh te quide té cing tao ra những thách thức to lớn đối với dỗ Äidiildn \ế, đạc biệt với nên kinh tế các nước đang phát triển, nền kinh
tế các quốc gia luôn chịu áp lực cạnh tranh từ bên ngoài Ở các nước đang phát triển, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp, mặt hàng không đa dạng phong phú, thiếu tính phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nên khả năng đáp ứng tiêu dùng không cao Việc mở cửa thị trường, hàng hố nước ngồi được tự do nhập khẩu vào thị trường nội địa gây ra tình trạng các doanh nghiệp và hàng hoá trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hố nước ngồi ngay cả trên thị trường nội địa
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại những lợi ích và cả những thách
thức to lớn, nền kinh tế chịu sự tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài, doi hỏi Chính phủ phải hoạch định chính sách phát triển, các chương trình điều chỉnh cơ cấu và mở cửa kinh tế, phải bỏ ra những khoản chỉ phí lớn cùng,
quyết tâm nỗ lực cao từ Chính phù đến từng doanh nghiệp và mỗi người
dân
Xét từ thực chất hội nhập kinh tế quốc tế, nội hàm (thuộc tính vốn
có), hội nhập kinh tế quốc tế có biểu hiện sau:
~ Nên kinh tế phát triển theo mô hình kinh tế thị trường mở cửa, hoạt
động kinh tế quốc tế của quốc gia phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế phản ánh tính chất quốc tế hoá các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia ở các mức độ khác nhau Điều này chỉ thực hiện được với nền kinh tế thị trường mở cửa chứ không thể thực hiện được với nền kinh tế đóng cửa
- Quốc gia tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết quốc tế ở phạm vi khu vực và thế giới hoạt động kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia được thực hiện trên cơ sở các hiệp định thương mại song phương
và đa phương Trong đó, các bên tham gia hiệp định đưa ra những cam kết
dành cho nhau những ưu đãi trong quan hệ kinh tế thương mại; về mở cửa
thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; thực hiện các nguyên tắc không
Trang 32tối huệ quốc (MEN) và đãi ngộ quốc gia (NT), nguyên tác bạch chính sách luật pháp liên quan đến thương mại
~ Điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại của quốc gia với thế giới
bên ngoài dựa trên các định chế kinh tế - tài chính quốc
nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
1.1.1.3 Thực chất công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam
Ở nước ta, CNH được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ XX Ngay sau khi hoà bình lập lại ở miền Bac cuộc cải tạo XHCN giành được
thắng lợi có tính chất quyết định, Đại hội đại biểu Đảng lao động Việt
Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) lần thứ IIT (thang 9/1960) dé ra đường lối "thực hiện một bước công nghiệp hoá XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội" với nhiệm vụ cơ bản của
CNH là "ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp thực hiện một bước
việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nơng
nghiệp tồn diện, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm " (Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III - Nhà xuất bản tiến bộ năm 1960 trang 25, 26)
Ở thời kỳ này, Việt Nam tiến hành CNH trong điều kiện đất nước
chia cắt là 2 miền, miền Bắc vừa cải tạo và xây dựng CNXH và cùng miền
Nam tiến hành giải phóng dân tộc Trên thế giới, mâu thuần Bắc - Nam diễn ra gay gắt Vì thế, mặc dù một số ngành công nghiệp nước ta được phát triển, song chưa đạt được mục tiêu CNH nền kinh tế
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, nhận thức tính tất yếu
khách quan của'CNH nên kinh tế, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ
IV (năm 1976) đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN giai đoạn mới ở nước ta là: "Đẩy mạnh CNH XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn CNXH Uũ tiên phát triển công nghiệp nang một cách hợp lý trên cơ sở phát
Trang 33nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp va nông nghiệp cả
ˆ Wớe thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp" (Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ IV NXB sự thật năm 1997 - trang 67,68)
Do nhận thức không đúng đán, cùng với chính sách cấm vận của Mỹ, thời kỳ này Việt Nam tiến hành CNH nên kinh tế theo mô hình CNH hướng, nội Do không xuất phát từ đặc điểm, thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế, không khai thác được lợi thế trong và ngoài nước
nên hiệu quả CNH thấp, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ hầu như không
phát triển, nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân không được đáp
ứng, đời sống người lao động có nhiều khó khăn, nền kinh tế lâm vào tình trạng thiếu hụt, mất cân đối thu chỉ, không có tích luỹ
Những năm gần đây khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đạt
được những thành tựu to lớn, nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu thế mới: xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế trỉ thức, xu thế tồn cầu hố, xu thế mở cửa kinh tế quốc gia tác động đến sự phát triển của thời
đại, tính tất yếu khách quan và tiến trình phát triển đầy khó khăn của quá
trình CNH chuyển biến nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại Tại
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá VỊI (tháng 7 năm
1994) Đảng ta đã đưa ra một quan niệm mới về CNH, HĐH Đảng ta khẳng định, về thực chất "CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội
từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện
đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao" (Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá VII NXB Sự thật, năm 1994 trang 65)
CNH và HĐH là những hình thức đặc biệt của quá trình xây dựng
nền văn minh, song CNH và HĐH lại khơng hồn toàn đồng nhất với nhau
HĐH nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất, cơ
Trang 34tinh 40 tign tiến của thời đại HĐH còn bao hàm cả
“phi ih vain hoá và xã hội
'Ngày nay, HĐH đăng lôi cuốn và tác động đến tất cả các nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Ở các nước phát triển, HĐH là quá trình tiếp tục tạo ra và sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào mọi lĩnh vực xã hội để thúc đầy xã hội phát triển lên
một trình độ cao hơn
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang đưa tới sự thay
đổi triệt để vẻ chất lượng trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất Bởi vậy,
quá trình CNH ở nước ta trong điều kiện ngày nay bao hàm cả nội dung HĐH, CNH phải đi liên với HĐH
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã tổng kết 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới và để ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: "Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nên kinh tế đội
lập, tự chủ, đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng
XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liên với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường quốc phòng, an ninh"
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: Đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống Vật chất và tỉnh
thần của nhân dân, tạo nên tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc l'
jin thir IX NXB Chính trị quốc gia năm 2001, trang 89)
Trong điều kiện mới, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và
Trang 35này, Việt Nam phát triển nền kinh tế vừa theo hướng tuần
‘Aya theo huéng nhảy vọt và lợi dụng những ưu thế của thời đại, của phân
công lao động quốc tế mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
1.1.2 Sự tác động của nên kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng CNH, HĐH và 1.1.2.1 Những yêu cầu đối với CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam Đó là: - CNH, HĐH phải trang bị và trang bị lại những công cụ, thiết bị,
¡ nhập quốc tế đến nên công vụ tài chính quốc gia
phương tiện hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến cho toàn bộ nên kinh tế
quốc dân, đặc biệt là các ngành kinh tế then chốt làm gia tăng tỷ trọng sản
xuất công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
~ Chuyển biến cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội bằng việc thực hiện
đồng thời 2 cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một là chuyển dịch trong nội
bộ các ngành kinh tế vật chất: từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công
nghiệp, hai là chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức gia tăng, tỷ trọng các ngành kinh tế tri thức - những ngành có hàm lượng khoa học
công nghệ cao
~ CNH, HĐH vừa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học Các quá trình này tác động đến mọi người và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- CNH, HĐH được thực hiện cùng với mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, văn hoá Để quá trình hợp tác
này có kết quả cần xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế
quốc tế Phát triển các ngành kinh tế trong điều kiện cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và ngoài nước Có khả nãng du nhập mọi nguồn lực phát triển mới từ vốn, công nghệ, nhân lực đến các giá trị văn hoá xã hội Xây dựng thể chế kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập quốc tế mở cửa và phù
hợp với định chế kinh tế toàn cầu Xây dựng nguồn nhân lực hội nhập kinh
tế quốc tế, kết cấu nguồn nhân lực phải đạt tiêu chuẩn quốc tế như: các nhà hoạch định chiến lược, chính sách, các nhà quản lý, đội ngũ cán bộ khoa
Trang 36toanh:nhân và người lao động Để nguồn nhân lực đạt tiêu
qốc tế cẩn phải tăng đâu tư cho giáo dục, đào tạo và mở rộng hợp
tác quốc tế trong phát triển, khai thác và sử dụng nhân lực
1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy ngành Tài chính
~ Về chức năng nhiệm vụ:
Ngày 1 tháng 7 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định SỐ
71/2003/NĐ-CP Quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, thuế, lệ phí và thu khác của NSNN, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp (gọi chung là tài chính ngân sách); quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính ngân sách, hải quan, kiểm toán, kế
toán giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào chức năng, Bộ Tài chính có 23 loại nhiệm vụ quan trọng
Sau:
1 Nhiệm vụ về pháp luật tài chính
2 Vẻ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tài chính
3 Quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN)
4 Quản lý thu phí, lệ phí và thu khác của NSNN
5 Quản lý quỹ dự trữ Nhà nước và các quỹ tài chính khác
6 Quản lý dự trữ quốc gia
7 Quản lý tài sản nhà nước
8 Vé tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
9 Quản lý vay nợ, trả nợ của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ quốc
tế
10 Quản lý tài chính các ngân hàng
11 Về kế toán, kiểm toán
12 Về Hải quan
Trang 37_ hvực giá
'Š'IM:Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và tham gia quản lý thị 3rường chứng khoán theo quy định của pháp luật
“ 15 Thống kê tài chính
16 Về hợp tác quốc tế
17 Công tác nghiên cứu khoa học
18 Quản lý chỉ đạo hoạt động đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
19 Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội, tổ chức phi chính
phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ
20 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
những, tiêu cực trong lĩnh vực tài chính ngân sách 21 Về cải cách hành chính
22 Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ công chức
23.Quản lý tài chính tài sản được giao
- Về tổ chức bộ máy ngành Tài chính có ba bộ phận: Bộ máy giúp
việc Bộ trưởng, các tổ chức tài chính chuyên ngành và các tổ chức sự
nghiệp của Bộ
+ Bộ máy giúp việc Bộ trưởng được tổ chức thành Vụ (gồm 13 Vụ)
Văn phòng Bộ, Thanh tra tài chính, các Cục, Vụ có chức năng tham gia
nghiên cứu hoạch định chính sách tài chính, quản lý và tham mưu cho Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính
+ Các tổ chức tài chính chuyên ngành được tổ chức thành Cục, Tổng
cục và tương đương Có 5 Cục, gồm: Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá, Cục dự trữ quốc gia và Cục Tin học và thống kê tài chính Có 4 Tổng cục và tương đương: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
+ Các tổ chức sự nghiệp gồm: Học viện Tài chính, các Trường Cao
đẳng tài chính kế toán, Tạp chí tài chính, Thời báo tài chính
Trang 38ñ thu'cho'NSNN và phải quản lý chặt chẽ các nguồn chỉ
ial MSNN với khối lượng chỉ tiêu hàng trăm ngàn tỉ đồng mỗi năm
Hoạt động thu chỉ tài chính nhà nước có ảnh hưởng tích cực và có cả ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Nếu hoạt động thu chỉ tài chính nhà nước
đúng đắn, quản lý thu chỉ chặt chẽ, nên tài chính quốc gia lành mạnh tạo
điều kiện tốt cho nền kinh tế phát triển nhanh và bẻn vững Ngược lại nếu
hoạt động thu chỉ tài chính nhà nước không đúng đắn, quản lý thu chỉ không chặt chẽ, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả; nền tài chính quốc gia không lành mạnh thì nền kinh tế sẽ phát triển chậm và lâm vào khủng, hoảng Hoạt động quản lý nhà nước vẻ tài chính đạt được kết quả cao hay
thấp phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ và năng lực của đội ngũ CBCC ngành Tài chính Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành cùng với tổ chức hợp lý bộ máy, CBCC ngành Tài chính cần phải thường xuyên rèn
luyện, tu dưỡng và học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác trong
thực thi công vụ
1.1.2.3 Sự tác động của nên kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đến nên công vụ tài chính quốc sia-
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới kinh tế, chuyển mô hình kinh tế từ kinh tế kế hoạch tập trung
sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Sự chuyển đổi mô hình kinh tế này là phù hợp với xu thế phát triển của thời ã hội Việt Nam hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI là: "Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp" Từ
đại và đòi hỏi của đất nước Đường lối phát triển kinh tế -
đường lối kinh tế nêu trên, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã
xác định mục tiêu tổng quát và chiến lược phát triển kinh tế - xã
ội 10 năm
(2001-2010) là: "Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
Trang 39:'ViệtINam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực
giới”
% Thực thi những đường lối, chủ trương này có tác động làm thay đổi
tình hình kinh tế - xã hội trong nước, có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh
tế - xã hội, đến thể chế và hoạt động quản lý nhà nước Trong nền kinh tế kế
hoạch tập trung, nên công vụ có vai trò rộng lớn, là biểu hiện sức mạnh của
Nhà nước, là tham gia vào các hoạt động cụ thể của nên kinh tế bằng phương thức ra mệnh lệnh chỉ thị cho công dân thực hiện Nền công vụ trong kinh tế thị trường định hướng XHCN có vai trò nghiên cứu và phát triển các chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lý, khai thác được nguồn
lực trong và ngồi nước, cung cấp thơng tin và các dịch vụ cho công dân để
nhận được sự đồng góp từ công dân trong thực hiện luật pháp, chính sách Sự chuyển đổi mô hình kinh tế, thực hiện đường lối CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế trong những điều kiện mới có tác động thay đổi nên công
vụ tài chính quốc gia biểu hiện:
- Công vụ tài chính trong nên kinh tế kế hoạch tập trung có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Cơ chế quản lý tài chính mang tính tập trung cao: tập trung các nguồn thu và chỉ vào NSNN trung ương
+ Quản lý tài chính theo phương thức cung cấp (cấp phát) các yếu tố
đầu vào và quản lý nhận các yếu tố đâu ra, ít quan tâm đến hiệu quả tài chính xã hội
+ Khai thác các nguồn lực tài chính trong nước là chủ yếu, ít có khả
năng và điều kiện khai thác các nguồn lực tài chính ngoài nước, các nguồn
lực tài chính ngoài nước giữ vị trí thấp trong phát triển kinh tế - xã hội Nền
tài chính quốc gia ít có khả năng phát t
„ thu chỉ ngân sách luôn trong tình trạng mất cân đối (bội chỉ)
- Công vụ tài chính trong nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HDH va hoi nhập quốc tế có những đặc điểm sau:
Trang 40,quản lý tài chính vừa tập trung các nguồn thu chỉ vào trung ương để đảm bảo những cân đối lớn và đầu tư phát triển nền
kinh tế quốc dan, vita phan cấp quản lý thu chỉ cho các NSNN địa phương
để đảm bảo khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa
phương
+ Quản lý tài chính dựa trên nguyên tắc và cơ chế của thị trường,
không can thiệp vào thị trường bằng những biện pháp hành chính cùng với
thực hiện chức năng cơ bản của Nhà nước về tài chính thông qua xác lập và
thực thi chiến lược, kế hoạch, chính sách, tạo môi trường pháp lý và tài
chính cho các chủ thể kinh tế hoạt động năng động, có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
+ Tài chính điều tiết hoạt động kinh tế và phân phối lợi ích một cách
công bằng thông qua việc sử dụng các công cụ ngân sách, thuế, tín dụng
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính
sách
+ Có chính sách và biện pháp khai thác các nguồn lực tài chính trong
và ngoài nước Nền tài chính quốc gia có điều kiện phát triển; đảm bảo cân đối thu, chỉ NSNN
+ Giành tỷ lệ hợp lý và gia tăng đầu tư phát triển khoa học công nghệ
và giáo dục - đào tạo
Định hướng phát triển tài chính đến năm 2010 bao quát một cách toàn diện các lĩnh vực có liên quan đến tài chính nhằm mục tiêu xây dựng nên tài chính quốc gia lành mạnh và bên vững, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước Để thực hiện định hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến nam 2020 đòi hỏi sự nỗ lực cao của cán bộ lãnh đạo
và công chức chuyên môn ngành Tài chính Sự nỗ lực của CBCC không chỉ
được biểu hiện ở tỉnh thần trách nhiệm, tận tuy với công việc mà còn biểu
hiện ở tầm nhìn trí tuệ, ở năng lực nghiên cứu và triển khai công vụ nhằm
chuyển chiến lược thành hành động cụ thể trong đời sống kinh tế - xã hội
Điều này chỉ thực hiện được bằng việc ĐTBD đội ngũ CBCC ngành Tài