Mặc dù chưa có công trình khoa học chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu một cách chuyên biệt về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa hai từ “Hết” và “Còn”, song rải rác đây đó chúng tôi cũng
Trang 1Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo -
TS Trần Kim Phượng, người đã trực tiếp giảng dạy và tận
tình hướng dẫn em, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Nhân dịp này em cũng xin được cảm ơn thầy cô trong tổ bộ
môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn đã luôn động viên giúp đỡ em
Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên
Lê Thị La
Trang 2Lời cam đoan
Trong quá trình làm Luận văn tôi có tham khảo một số nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu với thái độ trân trọng và biết ơn
Tôi xin cam đoan những kết quả thu được trong khoá luận này chưa
được công bố hay sử dụng trong bất kì khoá luận và công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Lê Thị La
Trang 3Ký hiệu viết tắt
DT : Danh từ
ĐT : Động từ
TT : Tính từ TrT : Trợ từ
PT : Phó từ
KT : Kết từ QHT : Quan hệ từ
ST : Số từ
BN : Bổ ngữ
PTP Đ : Phó từ phủ định PTTD : Phó từ tiếp diễn PTTG : Phó từ thời gian (+) : Kết quả thử hợp lý (-) : Kết quả thử không hợp lý
Trang 4Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính Những đặc
điểm phức tạp của loại hình ngôn ngữ này đã đến tính phức tạp trong việc nghiên cứu và nắm bắt hoạt động ngữ pháp của từ Do đó lĩnh vực này thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nhưng cho
dù vậy, vốn từ tiếng Việt vẫn là một kho từ vựng vô cùng phong phú Nó mở
ra không ít những lối ngỏ thú vị cho những người đi sau muốn tìm hiểu vốn từ này Từ “Hết và “Còn” với hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa của nó là một trong những lối ngỏ ngư thế
- Trong rất nhiều từ còn chưa được nghiên cứu như một công trình khoa học, chúng tôi chọn từ “Hết” và “còn” bởi những lý do sau
+ Trong Tiếng việt “Hết” và “còn” là hai từ có phạm vi hoạt động tương đối, tần số sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau rất cao và linh hoạt
Đặc biệt mối quan hệ nội bộ giữa hai từ cũng khá phong phú và mang nhiều
điều thú vị Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động ngữ pháp của chúng là cần thiết để đưa ra các kết luận về những đặc tính từ loại và đặc điểm ngữ dụng
+ Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ thì chưa có một công trình khoa học riêng biệt nào tìm hiểu vấn đề này với độ sâu xứng đáng
+ Đề tài này là thực hiện là điều kiện để người viết có những kiến giải sâu sắc hơn về hoạt động ngữ pháp của “Hết”và “còn” Trên cơ sở đó có một cái nhìn khái quát hơn về bức tranh từ loại tiếng Việt, nắm vững hiện tượng chuyển di từ loại cũng như hiện tượng đồng âm của các từ trong Tiếng Việt
Trang 52 Lịch sử vấn đề
Việc phân định từ loại tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước như: Đinh Văn Đức, Lê Biên, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Phú Phong… đi sâu nghiên cứu và “Hết” và “còn” cũng được phân loại nhưng chưa chuyên sâu
Mặc dù chưa có công trình khoa học chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu một cách chuyên biệt về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa hai từ
“Hết” và “Còn”, song rải rác đây đó chúng tôi cũng bắt gặp những nhận xét của các nhà ngôn ngữ về vấn đề này và đặt chúng trong mối tương quan bản chất từ loại khác nhau Qua các vấn đề nêu sau đây bạn đọc sẽ có được hiểu biết về lịch sử vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu
“hết” và “Còn” được tìm hiểu ở dưới các góc độ khác nhau như:
động từ rong các trường hợp sau:
“1 Không còn nữa một quá trình tiêu hao, mất dần Mua hết cả tiền rồi Hết tác dụng”
2 Đạt đến mức trọn cả không còn gì nữa trong phạm vi được nói đến
“Năm hết tết đến Hết lòng vì bạn Làm hết sức mình”
3 Mất đi (vào một việc gì) Xe đi hết một tiếng mới đến
Mua hết năm chục đồng tất cả”
Trang 6Tuy nhiên cũng chưa có một công trình nào miêu tả cụ thể hoạt động của động từ Hết trên cơ sở tổng hợp ngữ liệu cụ thể
2.1.2 “hết” - Phó từ
Phó từ “Hết” (Dùng phụ ttrước động từ, tính từ) là “Từ biểu thị ý kết thúc, không tiếp tục, tiếp diễn, tồn tại của một hoạt động, trạng thái, tính chất Trời hết mưa Hết giận Nắn lại cho hết cong”
(Trích 434 từ điển Tiếng việt – NXB Đ N, TTT Đ - 2004)
Trong một số tài liệu “Hết” được xếp vào nhóm phó từ chỉ ý kết thúc hoặc hoàn thành
Hầu hết “Hết” – Phó từ rất ít được quan tâm và chưa được nghiên cứu
ít các tài liệu chú ý đề cập phân loại nó
2.1.3 “Hết” – trợ từ
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học có viết: “Hết là trợ từ (dùng
ở cuối câu hoặc cuối phần câu có ý phủ định)” Từ biểu thị ý nhấn mạnh về phạm vi không hạn chế của điều vừa phủ định Không thấy gì nữa hết Chẳng
đi đâu hết Không cần gì hết
- “Hết” còn được một số nhà ngôn ngữ xếp vào nhóm “Trợ từ thể hiện thái độ dứt khoát: đâu, gì sất, hết”
ở vai trò “trợ từ” “Hết” cũng chưa dược quan tâm thấu đáo Lí do có thể do tính khái quát của các công trình nghiên cứu, hoặc cũng có thể do lí do
“Hết” là một từ chưa đón nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu
Tóm lại: Hoạt động ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ “Hết” trong tiếng Việt
hiện đại cũng đã được ít nhiều sự quan tâm Tuy nhiên trong từng dạng hoạt
động cụ thể vẫn còn những vấn đề chưa được làm rõ và chưa có sự thống nhất
Trang 7Hơn nưa, người viết nhận thấy chưa có một công trình nào bao quát tìm hiểu cả 3 dạng hoạt động của từ “Hết”, đặc biệt là mối quan hệ so sánh giữa Hết và Còn và một số vấn đề liên quan khác
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã có nhận xét:
“Những động từ tồn tại biểu thị trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng”
sau: “Còn - đg Tiếp tục tồn tại VD: kẻ còn, người mất Còn một tuần lễ
nữa là đến tết Bệnh mười phần còn ba
Tiếp tục có, không phải đã hết cả hoặc mất đi VD: Nó
còn tiền; Anh ta còn mẹ gì” [TĐTV-(tr.200)]
Tuy nhiên hoạt động này của từ “còn” mới dừng lại ở việc phân loại chứ chưa miêu tả một cách cụ thể rõ nét
Trang 82.2.2 “Còn” – Phó từ
“Còn” là Phó từ hoạt động khá linh hoạt với mật độ phong phú
“Còn” có vai trò phụ trước cho động từ và tính từ “Còn” thuộc “nhóm phó
từ so sánh và phó từ chỉ tiếp diễn – tương tự: cũng, đều vẫn, cứ, còn, nữa, cùng…” Đó là quan điểm của hai tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt Và quan quan điểm này được hầu hết các nhà ngôn ngữ tán đồng Ví dụ: “Anh Quỳnh, còn trẻ khoảng ba bảy, ba tám là cùng” (XCA, II, 19)
Hoàng Văn Thung đã chia kết từ thành hai loại kết từ đẳng lập và kết từ chính phụ Và ông đã xếp “Còn” vào loại kết từ đẳng lập chỉ có ý nghĩa quan
hệ đối chiếu – tương phản”, đồng thời ông còn xét “Còn” trong vai trò cặp quan hệ từ: “Thà rằng … còn hơn… chỉ ý quan hệ loại trừ”
Trang 9Kết luận: “Còn” và “Hết” là hai từ tuy đã được quân tâm nghiên cứu nhưng còn ở mức độ hạn chế Cả hai từ đều chưa có một công trình nào bao quát tìm hiểu cả bốn dạng hoạt động của chúng Những cơ sở lý thuyết về từ loại, những kết quả tìm hiểu về hai từ và cả những vấn đề còn tồn tại xung quanh việc nghiên cứu này là gợi ý và là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong khoá luận này chúng tôi muốn vận dụng lý thuyết từ loại vào việc tìm hiểu các dạng hoạt động của từ “Hết’ và “Còn” đồng thời nhằm phát hiện bản chất ngữ pháp, tính quy tắc ttrong hoạt động ngữ pháp và sự hành chức của các từ “hết” và “Còn” Từ đó hiểu sâu hơn về hệ thống từ loại tiếng Việt, biết cách sử dụng các lớp từ cho đúng quy tắc, hợp phong cách
và chuẩn mực của tiếng Việt hiện đại
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhirệm
vụ sau:
1 Tìm hiểu những vấn đề xung quanh việc phân định từ loại
2 Xác dịnh các dạng hoạt đông ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai từ “hết”
và “Còn” và miêu tả chúng dưới các dạng bản chất từ loại riêng
Trang 103 Tìm hiểu mối tương quan, so sánh giữa hai từ “Hết” và “Còn”
4 Phạm vi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những vấn đề cuả đề tài, chúng tôi chọn đối tượng khảo sát rộng, không giới hạn ở một tác giả hay một tác phẩm nào, hay ở một thể loại văn học riêng biệt Chúng tôi khảo sát ngữ liệu từ truyện ngắn, nhật ký, tiểu thuyết, thơ thậm trí là lấy trong thực tế đời sống Điều này sẽ đảm bảo tính khách quan của những kết luận trong khoá luận của chúng tôi
6 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của khoá luận gồm…… trang chia làm ba chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận chung
+ Chương 2: Miêu tả từ “còn”
+ Chương 3: Miêu tả từ “Hết” – So sánh giữa hai từ “Hết” và “Còn”
Trang 11B Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
1.1 Từ loại và sự phân định từ loại
1.1.1 Khái niệm về từ loại tiếng Việt
+ “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được thể hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy lại”
[[NPTV-Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung - NXB GD, 2006 Tr74]
+ Theo Macxlốp trong Dẫn luận ngôn ngữ “Nói đến từ loại là có ý nói
đến phân nhóm về ngữ pháp những đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ thành những nhóm biệt loại nhất định, được đặc trưng bằng những dấu hiệu ngữ pháp nào đó”
(Maxlốp, DLNN, M… 1979, Tr128)
+ Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì: “Từ loại: Phạm trù Ngữ pháp bao gồm các từ có chung dặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như danh từ, động từ, tính từ, …” (Tr 1073)
Vậy: Từ loại là những lớp từ được phân chia trên cơ sở những đặc điểm ngữ pháp giống nhau
Trang 12Hiện nay, các nhà nghiên cứu khi làm thao tác phân định từ loại đã tương đối thống nhất với đặc trưng và coi là hai tiêu chí để phân định
b Tiêu chuẩn phân định từ loại Tiếng việt
Hai tiêu chuẩn phân định:
- Đặc trưng ý nghĩa khái quát
- Đặc trưng về hình thức ngữ pháp b.1 Trong đó, YNNP khái quát được hiểu là loại ý nghĩa phạm trù, có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một nhóm – cùng một loại từ
Ví dụ: - Các từ: Sách, vở, nhà, xe… có ý nghĩa khái quát chỉ thực thể
xếp vào các loại danh từ
- Các từ: Đi, chạy, nhảy… có ý nghĩa khái quát chỉ hành động,
sở cho việc phân định từ loại Tiếng việt
b.2 Đặc điểm về hình thức ngữ pháp: Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến hình Do đó, YNNP của từ không biểu thị ở bản thân dạng thực từ mà thường biểu thị ra bên ngoài tức là trong khả năng kết hợp các từ, trong hoạt đông ngữ pháp của chúng Vì vậy khi nói đến phương diện hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt, cần phải xem xét khả năng kết hợp
và chức năng cú pháp của từ
Thứ nhất, khả năng kết hợp các từ có khả năng tham gia vào một kết
hợp có nghĩa Xét khả năng kết hợp của từ là xét xem: Từ dó có khả năng làm thành tố chính hay thành tố phụ của một cụm từ chính phụ, Xét xem từ đó có
Trang 13khả nằng kết hợp với những từ nào (đặc biệt là hư từ được coi là những từ chứng)
Thứ hai, chức vụ cú pháp của từ là khả năng cấu tạo câu, đảm nhiệm
các thành phân câu của từ Thông thường các từ thuộc cùng một từ loại sẽ giữ những chức vụ cú pháp giống nhau (trong câu hoặc trong cụm từ)
Ví dụ:
- Các từ loại: DT, ĐT, TT thường đảm nhận vai trò các thành phần chính
- số từ, phụ từ: đảm nhận vai trò thành phân phụ
- Quan hệ từ: có vai trò kết nối các thành phần câu
- Tình thái từ: tình thái hoá ý nghĩa của câu
Dựa vào những tiêu chí phân loại trên, hệ tống từ loại tiếng Việt dược phân chia như sau
1.1.2.2 Phân định từ loại tiếng Việt
Từ loại tiếng Việt được phân chia làm hai phạm trù chính: thực từ và hư
Trang 14VD: Thực từ: Bàn, ghế; Ba, mẹ; tốt, xấu; đi, đứng …
Hư từ: Rất, hơi, không, chẳng, chưa, đà, sẽ đang, vẫn, cứ, còn… 1.2 Một số loại từ cơ bản:
1.2.1 Từ loại động từ
1.2.1.1 Khái niệm:
Động từ là những thực từ chỉ quá trình, các dạng vận động của sự vật, thực thể có sự vật tính
1.2.1.1 đặc điểm:
a Về ý nghĩa ngữ pháp khái quát
- Động từ là những thực từ chỉ các dạng vận động khác nhau của sự vật, thực thể
Quá trình vận động có thể là hoạt động, hành động (ý nghĩa hành
động); Có thể là trạng thái, cảm nghĩ (ý nghĩa trạng thái); có thể là quá trình biến đổi hoặc là vận động ban phát…
Trang 15b Khả năng kết hợp:
- Động từ thường có các phụ từ đi kèm đặc biệt là các phó từ “Hãy,
đừng, chớ” ở phía trước và “đi, thôi, nào, nhé” ở phía sau
- Động từ “Còn” kết hợp được với thực từ (danh từ) nhằm phản ánh các quan hệ trong nội dung vận động của quá trình
Trang 16- Các tiểu loại: + Động từ tình thái
Đặc điểm ngữ pháp: Nhóm động từ này đòi hỏi một bổ tố đi sau để nêu
rõ đối tượng sự vật tồn tại
Nhóm động từ chỉ quan hệ tồn tại gồm: “Còn, có, biến, mất, sinh ra…”
1.2.2 Từ loại phụ từ (phó từ)
1.2.2.1 Khái niệm
Phụ từ là những hư từ, phụ từ không có chức năng sở chỉ mà chỉ có chức năng dẫn xuất, sở biểu về tình thái
Ví dụ: đã, sẽ, đang, hay, rất, khí, lắm…
1.2.2.2 Đặc điểm
a ý nghĩa nội dung khái quát
- Phụ từ không thực hiện chức năng gọi tên, mà chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa ngữ pháp mà thôi
b Khả năng kết hợp
- Phụ từ không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ
- Phụ từ, chuyên làm thành tố phục bổ sung một nghĩa nào đó cho thành
tố chính Vì thế chúng được coi là “từ chứng” làm bộc lộ bản chất của các thành tố chính
Ví dụ: + “Hãy, đừng, chớ” chỉ kết hợp với động từ và tính từ, nó không kết hợp với danh từ => có tác dụng quy loại cho thực từ
c Chức vụ cú pháp :
Phụ từ không đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu Chúng
Trang 17phải cùng với các từ, thành tố chính của cụm từ mới thực hiện được chức năng của thành phần câu Vì vậy chúng còn được gọi là phó từ
1.2.2.3 Phân loại
- Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các từ chính đi cùng với phụ từ người ta chia phụ từ làm hai loại
+ Định từ: (các phụ từ đi kèm với danh từ): Những, các, mọi, mỗi, từng
+ Phó từ: Các phụ từ đi kèm với động tính từ: Còn, vẫn, cứ, đã, sẽ
Phó từ: Phó từ thường dùng kèm với thực từ Chúng biểu thị ý nghĩa
quan hệ giữa các quá trình và đặc trưng với thực tại, biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ảnh…
Đặc diểm: + Phó từ không có khả năng làm trung tâm ngữ nghĩa – ngữ
pháp trong kết hợp thực từ Rất ít phó từ có khả năng làm thành phần chính trong câu Phần lớn các phó từ có vị trí không dứt khoát, rõ dàng (có loại cô
định và di động)
* Phó từ được chia làm 11 nhóm nhỏ Trong đó “còn” là phó từ chỉ ý tiếp diễn đồng nhất; “Hết’ là phó từ chỉ ý kết thúc hoặc hoàn thành
- Phó từ chỉ ý tiếp diễn – tương tự biểu thị quá trình đặc trưng hay kéo
đài, liên tục hoặc lặp lại, trên cơ sở đồng nhất Chúng có khả năng kết hợp cả
đsộng từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho các vị trí về ý kéo dài hoặc tiếp diễn
Vị trí, chúng luôn đứng trước các vị từ Các từ thuộc nhóm từ này là: cũng,
cùng, vẫn , còn , cứ… Các từ này còn có khả năng kết hợp các yếu tố cùng
nhóm hoặc các lớp phó từ khác để cùng bổ sung ý nghĩa cho vị từ
Ví dụ: Cũng vẫn cứ đang còn lo lắng về tình trạng sức khoẻ của bà ấy
(Tr 72 – từ loại tiếng việt hiện đại – Lê Biên)
- Phó từ chỉ ý kết thúc hoặc hoàn thành: biểu thị ý kết thúc không còn tiếp tục, tiếp diễn, tồn tại của một hoạt động, trạng thái, tính chất Các từ
thuộc nhóm này là: Xong, rồi, hết Chúng kết hợp với cả động từ và tính từ Vị
Trang 18trí, chúng có thể đứng trước hoặc sau các vị trí, có khả năng kết hợp với phó từ cùng nhóm và khác nhóm
Ví dụ: Tôi đã làm xong hết rồi
Các tiểu loại cơ bản cuả quan hệ từ
+ Liên từ: các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, với, hay,
hoặc…
+ Giới từ: Các quan hệ từ phụ thuộc cho quan hệ chính phụ: của, bằng,
rằng, vì, do, tại, bởi, nên, cho nên, …
“Còn” là quan hệ đẳng lập chỉ ý nghĩa đối chiếu, tương phản (NPTV – Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung) “Còn” khi tham gia liên kết đóng vai
trò là cặp quan hệ từ: thà rằng… còn hơn; không những … mà còn … => chỉ ý
quan hệ loại từ hay tăng tiến
Trang 19* Vị trí của trợ từ: Trợ từ nhấn mạnh không có vị trí cố dịnh nhưng nó luôn
đứng trước bộ phận cần nhấn mạnh Trợ từ tình thái thường không có vị trí cố
định trong câu, song ta có có thể xét một số vị trí của trợ từ sau:
+ Trợ từ đứng ở đầu hoặc giữa câu
Ví dụ: Ngay cả, ngay, cái, những, đích thị…a, à, thế, đấy…
+ Trợ từ đứng ở cuối câu
“hết” là trợ từ đứng ở cuối câu “thể hiện thái độ dứt khoát: đâu, gì rất, hết….” (NPTV – tr…)
Trang 20Chương 2: Miêu tả từ “còn”
2.1 Khái Quát
Từ “còn” có sự hoạt động ngữ pháp khá đa dạng, phong phú và linh
hoạt Trong cụm từ, trong câu, nó có thể đóng vai trò làm động từ, phó từ,
quan hệ từ
1 Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu trước
(Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
2 “Hố bom còn toác ra ở trên đồi”
[18,tr54]
3 “Còn bây giờ lại mùa thu hoa rẻ”
[18,tr63]
Trước hết, giá trị ngữ nghĩa của từ“còn” là chỉ sự tồn tại của sự vật và
hiện tượng hay cụ thể hơn là chỉ hành động trạng thái của sự vật hiện tượng
ấy Đây là giá trị của một từ “còn” thực tự, cụ thể là động từ Đặc biệt khi
tham gia quá trình tạo câu nó còn có khả năng biểu hiện thời của hoạt động,
trạng thái Khi đó nó có giá trị của một hư từ - một phó từ Ngoài ra từ “còn”
có thể dùng để nối để liên kết các vế câu, các câu, các đoạn Trong trường hợp
Trang 21Ví dụ: - Kẻ còn người mất
- Nó còn tiền
Và khi nghiên cứu sâu hơn về “còn” với vai trò là động từ, các tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung đã xếp “còn” vào nhóm ĐT không độc lập chỉ quan hệ tồn tại (xuất hiện tồn tại hoặc tiêu biến)
Ví dụ: Như anh đã biết đấy, em còn hai tay, anh Nhân còn hai chân, cả hai chúng em phải dựa vào nhau mà sống” [4,95]
Như vậy “còn” mang ý nghĩa chỉ quan hệ tồn tại (có tính qúa trình) giữa các thực thể, quá trình hay đặc trưng Quá trình ở đây chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn Sự tồn tại của sự vật hiện tượng được diễn tả có tính quá trình cho nên nó cũng phần nào biểu thị của sự tồn tại
Ví dụ: 1 Sau ấy mùi cao su khét lắm đấy mời cô lên… Bên cạnh còn chỗ ngồi” (MTCR – Tr 93) [19, 93]
2 “Trong khu vườn vắng chỉ còn hai người tình cũ”
[ 19, 109] Qua hai ví dụ ta thấy rõ ý nghĩa thực từ mà “còn” mang theo Sự tồn tại của một chỗ ngồi (chỗ chưa có ai ngồi) cạnh Lãm cho nên Lãm đã mời Nguyệt lên ngồi cùng ở ví dụ 2, sự tồn tại của người tình cũ” trong khu vườn vắng là có thực, đó chính là sự tồn tại rất riêng của thực thể, tính quá trình của
nó thể hiện ở chỗ, từ “còn” cho ta thấy trước đó trong khu vườn không chỉ có hai người (vì hơn hai người) ở hiện tại lúc này thì mới tồn tại “hai người tình cũ”
2.2.1.2 Khả năng kết hợp
“Còn” là một ĐT, như vậy nó giữ vai trò là một thực từ, tức nó có ý nghĩa thực – nghĩa từ vựng về sự vật, hiện tượng, loại nghĩa mà nhờ đó nó có thể được sự liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng nhất định
Trang 22Vì vậy, trước hết nó có khả năng làm thành tố trung tâm trong cụm
động từ Chúng ta sẽ lại trở lại để xét ví dụ trên
Ví dụ: “ Trong khu vườn vắng chỉ còn hai người tình cũ”
- Là một động từ “còn” giống với các động từ khác ở khả năng kết hợp với các phụ từ (phó từ), các phó từ này vừa làm rõ ý của động từ “còn” vừa tạo thêm sự khu biệt về thời gian (thì) ý nghĩa tồn tại mà “còn” mang theo
Ví dụ: 1 Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa [ 17, 128]
[PT phủ định)
2 “Nhưng anh ấy đã chẳng còn nữa” [ 17, 148]
[ đã: phó từ thời gian Chẳng: phó từ phủ định]
3 “… lúc tôi vẫn còn là một đứa học trò lêu têu…”[ 17,546]
(PT chỉ ý tiếp diễn thống nhất)
4 … Chúng tôi vẫn còn mỗi đứa một nơi
- Nếu như các thành tố đi sau của DT xét về mặt chức vụ ngữ pháp là những định ngữ thì các thành tố đi sau của ĐT xét về mặt chức vụ cú pháp là những bổ ngữ Về mặt cấu tạo, các bổ ngữ ấy có thể được cấu tạo là DT hoặc cụm DT hoặc đại từ
Trang 232 “ Không còn một chiếc lá đề cộm trước ngực nữa” [19.20] Như vậy để làm rõ nghĩa: cái gì tồn tại? hay tồn tại cái gì? ở thời điểm nào, các danh từ, cụm danh từ đã làm nhiệm vụ cụ thể hoá cho “còn” Sự tồn tại của sự vật, hiện tượng có tình quá trình
Lưu ý: “còn” có thể két hợp với một cụm từ đẳng lập: tuy nhiên cụn từ
đẳng lập này gồm những thành tố là danh từ hoặc đại từ
Ví dụ: Chỉ còn anh và em
Đại từ Qua nhưng ví dụ trên ta có thể khái quát về mặt cấu tạo các bổ ngữ của
động từ “còn” như sau:
Còn + danh từ/ đại từ
Còn + cụm danh từ
Và đây chính là dấu hiệu để nhận diện động từ “còn”; “còn” chỉ là
động từ khi và chỉ khi đi sau nó là danh từ, cụm danh từ, đại từ
* Một số kết hợp từ quen thuộc của động từ “còn”
Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy có một kết hợp từ được sử dụng rất thường xuyện cả trong văn chương và trong đời sống đó là kết hợp từ
“chỉ còn”
“Chỉ” là phó từ biểu thị phạm vi được hạn định không có gì thêm hoặc không có gì, không có ai khác nữa
Ví dụ: 1 Nó chỉ đọc truyện ngắn thôi
Trang 24Như vậy: “Chỉ còn ” - “Chỉ” là phó từ “Còn” là động từ tồn tại, kết hợp
“chỉ còn” biểu thị một phạm vi hạn định về sự tồn tại, không còn gì thêm hoặc không còn gì, không còn ai khác nữa
Trong ví dụ 1: Điều hạn định là ngoài truyện ngắn ra thì chủ thể của hành động “đọc” không “đọc” một thể loại nào khác (không đọc tiểu thuyết, không đọc thơ) ở ví dụ 2 tác giả muốn nhấn mạnh sự riêng tư trong tình yêu không còn ai khác chỉ còn có hai người yêu nhau là thuộc về mùa thu trước (mặc dù mùa thu đã đi qua)
Xét ví dụ:
1 “… Chỉ còn lại đó một người đàn ông đang tuyệt vọng, một trí tuệ
đang cần cấp cứu, đang cần hồi sinh” [ 17 192]
2 “… chỉ còn một kỷ niệm về một người đã khuất” [ 17, 470]
3 “… chỉ còn em và một chị nữa là hai thôi” [ 17, 86]
4 “Nay mai, chỉ còn đồng lương hưu ít ỏi của bố” [ 17, 279]
Ta có thể khái quát mô hình như sau:
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” [Tr 29+ 30] đã chỉ ra rằng:
ở tiếng Việt chức vụ của từ ở trong câu có quan hệ mật thiết với khả năng kết hợp của từ trong cấu trúc của ngữ Về một mặt nào đó, chính khả năng kết hợp của từ trong ngữ cùng với chức vụ của từ trong câu tiếng việt là thể hiện đặc trưng phân bố về chức vụ, tạo thành một cơ sở chung là đặc trưng cú pháp của
Trang 25từ tiếng Việt là thể hiện đặc trưng phân bố về chức vụ, tạo thành một cơ sở chung là đặc trưng cú pháp của từ tiếng Việt, khác với các ngôn ngữ Âu châu”
Nếu chức năng phổ biên và thường trực của danh từ (ngữ danh từ) là làm CN và BN (hơn 90% câu đơn tiếng Việt có CN là DT) thì chức năng phổ biến và thường trực của ĐT là làm vị ngữ Khi “còn” là động từ nó sẽ làm trung tâm của vị ngữ trong câu tiếng Việt Nó thường xuất hiện trong hai kiểu câu sau:
Kiểu câu: CN + “còn” + DN / Cụm DT
BN (CN – ĐT – BN)
b Câu tồn tại
“Còn” trong mẫu câu tồn tại , thì ý tồn tại không nhằm thể hiện, làm rõ
sự tồn tại của thực thể được nêu ra ở phần BN (danh từ, cụm danh từ)
Kiểu câu: Tr – v – B
=> Tr – còn + DT/ cụm DT
BN
BN
Trang 26Ví dụ : 1 “Tháng này, ở biển vẫn còn sương chứ?”
2.2.2.1 ý nghĩa cú pháp khái quát
Nguyễn Kim Thản quan niệm phó từ là lớp từ trung gian giữa hai phạm trù của từ tiếng Việt thực từ và hư từ Ngữ pháp hiện đại quan niệm phó từ thuộc lớp hư từ và mang những đặc điểm của hư từ
Trên quan điểm đó Diệp Quang Ban trong TVHĐ đã chia phó từ thành các nhóm nhỏ sau (9 nhóm) Chúng tôi đồng tình với cách chia đó song có bổ sung chia cụ thể thành 11 nhóm sau:
+ Nhóm phó từ thời gian: đã, từng, mới, sẽ, sắp…
+ Nhóm phó từ chỉ ý tiếp diễn đồng nhất: cũng, còn , đều…
+ Nhóm phó từ chỉ kết quả: được, mất, ra, đi…
+ Nhóm phó từ chỉ cách thức: ngay, liền, luôn, mãi, nữa…
+ Nhóm phó từ chỉ sự phối hợp: (tác động) cho, mãi, nữa…
Trang 27Theo đó “còn” thuộc tiểu nhóm phó từ chỉ ý tiếp diễn đồng nhất Phó từ “còn” biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hàng động trạng thái
là con của mình Trong câu: “Bắc còn rặn với một câu” có thể hiểu hành động
“dặn dò” của Bắc đã diễn ra trước đó và tại thời điểm hiện tại Bắc nhắc lại (thời điểm chia tay) Như vậy hành động thì ở hiện tại nhưng nhờ có phó từ
“còn” ta có được ý niệm về quá khứ của hành động
Ví dụ 2: “Giá không có đợt báo động lúc 4h sáng thì Lê còn ngủ”
[ 17, 39]
Hành động, trạng thái “ngủ” của Lê đã kết thúc không còn ở hiện tại Trong câu thơ thì trạng thái, tính chất của chủ thể diễn ra ở quá khứ và còn tồn tại ở cả hiện tại
“Luống cây còn thở sủi tăm Sương buông cho đống hoang nằm chiêm bao”
(Đồng quê – TĐK) Như vậy phó từ “còn” mang ý nghĩa khẳng định về sự tồn tại tiếp diễn của một hành động trạng thái nào đó của sự vật hiện tượng
Ví dụ: “Trong đời con, con còn thấy một người tốt nữa là gì con.”
[ 17, 504]
Trang 28+ Kết hợp với các phó từ cùng nhóm:
Ví dụ: 1 “… Nắm chặt tay tôi cái đứa nhỏ vẫn còn cứ nằng nặc đòi đi
2 “Dĩ vãng dầy lên, nhưng tương lai thì vẫn còn vô tận” [18.90]
3 “Chúng tôi vẫn còn yêu nhau” [17, 517]
Trong tổng số hơn 500 phiếu thì “còn” với vai trò là phó từ chiếm 319 phiếu trong 319 phiếu “còn” kết hợp với phó từ “vẫn” chiếm tới 72 phiếu (22,6%) Sự kết hợp “vẫn còn” chỉ sự tồn tại, tiếp diễn, diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại có thể tiếp diễn ở tương lai
Thời mà “vẫn còn” biểu hiện có thể coi là thời điểm hoàn thành tiếp diễn, trong ví dụ 3, phó từ “vẫn còn” cho chúng ta ý thức về tính quá trình theo diễn biến thời gian: trong quá khứ (khi còn trẻ) Lực và Thai đã từng yêu nhau và sau 24 năm gặp lại đã có nhiều thay đổi họ nhận ra tình yêu giữa họ vẫn còn , họ yêu nhau và cả quãng đời còn lại tình cảm ấy trong họ sẽ còn mãi
Ví dụ: 1 “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm
ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi…” [17, 347]
Hiện tại Vẫn còn
Trang 292 “… nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở” [20, ]
+ Kết hợp với các phó từ khác nhóm
- Phó từ “còn” kết hợp với hầu hết các phó từ thuộc các nhóm phó từ khác Nhưng qua quá trình thống kê, phân loại trong hơn 50 tác phẩm tự sự cũng như thơ chúng tôi nhận thấy nó thường xuyên được sử dụng kèm với các phó từ phủ định (không, chẳng, chưa) Phó từ chỉ tương lai (sẽ, đang, đã…)
Ví dụ: - “Tôi cũng không còn thấy ghê tởm cái xã hội vừa bước chân vào, không còn thấy ngạc nhiên, cũng không còn thấy ngượng nghịu với bộ quân phục mặc trên người” [17, 192]
- “Giữa sự ngạc nhiên… và cũng chẳng còn thiết nghĩ đến ý tứ…”[17, …]
- “… không còn phải đắn đo gì nữa, Thạc cứ đi theo con đường này thôi, con đường không đòi hỏi đền bù lại điều gì và trọn đời cống hiến cho đất
Như vậy khi phó từ “còn” kết hợp với phó từ phủ định nó làm rõ hành
động, trạng thái của chủ thể trong quan hệ thời gian nó biểu hiện một sự tồn tại sảy ra trong quá khứ nhưng tại thời điểm nói (hiện tại) và ở tương lai nó không còn tiếp diễn nữa, nhưng ở gần thời điểm nói có lẽ sự tiếp diễn mà
“còn” tạo ra vẫn tồn tại
Phó từ “còn” trong sự kế hợp cùng phó từ phủ định, thực chất là một
sự khẳng định, khẳng định sự tiếp diễn trong diễn biến của thời gian
Quá khứ Hiện tại Tương lai
Còn Không còn
PT1 PT PT2 PT
Trang 30Khi phó từ “còn” kết hợp với một số phó từ chỉ thời gian nó làm ẽi sự tồn tại của vị từ trong mối tương quan có tính thời gian: quá khứ, hiện tại hay tương lai
Sẽ + Còn => sự tiếp diễn ở tương lai
Không/chẳng/ chưa + Còn => phủ định tiếp diễn
Sẽ + không/chẳng + Còn => phủ định ở tương lai
Đang + Còn => chỉ sự tiếp diễn (trong thì hiện tại tiếp diễn)
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ thì việc sử dụng kết hợp các loại phó từ với nhau đạt được hiệu quả cao hơn khi sử dụng chúng riêng lẻ nhau
Ví dụ: Nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ còn kiên trì theo con
đường xã hội chủ nghĩa (Khẩu ngữ)
2.2.2.3 Hoạt động ngữ pháp của phó từ “còn”
“Còn” thuộc nhóm phó từ chỉ ý tiếp diễn đồng nhất Là một phó từ trước hết nó bổ sung ý nghĩa cho thực từ, thực từ mà nó bổ sung là động từ và tính từ Vị trí của phó từ “còn” là đứng trước động tính từ (có tài liệu gọi là tiền phó từ) nó thuộc nhóm phó từ phụ trước
- Phó từ “còn” thành tố phụ trước cho động từ
Ví dụ:
PT
PT
Trang 311 “ Cảm ơn bác tặng thơ vui
Cháu chưa lặng lẽ qua đời được đâu Cháu còn ở với cây cau Bung xoè tán lá, đỏ au quả già Cháu còn ở với mẹ cha Mắt mờ chân chậm biết là cậy ai”
Còn bắt, còn yêu, còn thấy… => cụm động từ cảm nghĩ
Còn cần, còn định, còn phải… => cụm động từ tình thái
Còn ngồi, còn nằm, còn đứng… => cụm động từ tư thế
Ví dụ: 1 “ Những cái bát đĩa gần nhau còn có lúc va chạm, huống hồ con người ta.” [17,…]
2 “chân bước trên rơm thơm, khó ai định liệu được mình còn ao ước cuộc sống nào hơn thế” [18, ]
Chua, cay, thơm, tròn, vuông, gian dối, dịu hiền…
- Phó từ “còn” khi kết hợp với các tính từ nó làm rõ sự tồn tại tiếp diễn của tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể Tức là trạng thái ấy tồn tại ra sao
ở hiện tại (đôi khi là ở quá khứ hay tương lai)
Trang 32- Không, lúc ấy tôi còn nhỏ dại lắm.” [17 ]
3 “Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” [18, 62]
4 “Vẫn còn sớm, chơi đã” (Khẩu ngữ )
Như vậy “còn” phụ trước cho tính từ nó không chỉ có tính đặc trưng hạn định về sự tiếp diễn mà nó còn đem lại đặc trưng thông báo cho tính chất của vật thể, thực thể
ở ví dụ 3, nếu không có phó từ “còn” thì ta không nhận ra trạng thái
“lóng lánh”đang tồn tại, đang diễn ra ở thời điểm nói Lúc này câu văn đơn thầu chỉ là sự miêu tả nhưng có phó từ “còn” thì câu văn đầy hình ảnh trở nên chặt chẽ và giàu cảm xúc hơn bởi vì trạng thái “lóng lánh” đã có, nay tác giả vẫn nhận ra và vẫn cảm nhận được
Trong quá trình hoạt động, phó từ “còn” phụ trước cho tính từ cho nên
nó kết hợp với cả các phụ từ chỉ mức độ: “rất, hơi, khá, cực kỳ, tương đối”,
nhất là từ chứng: “rất” (từ chứng này là từ để nhận diện từ loại tính từ)
Ví dụ: “Cô ấy vẫn còn đang rất trẻ” [6,104]
Trang 33* Tần số xuất hiện phó từ “còn” phụ trước cho động từ và tính từ
ở đây chúng tôi giới hạn khảo sát trong 25 truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Minh Châu – Tuyển tập truyện ngắn – NXBVH – 2006)
Số câu có phó từ
“còn” phụ trước cho
động từ
Số câu có phó
từ “còn” phụ trước cho tính
Trang 3424 Mùa trái cóc ở Miền Nam 519-568 11 6
2.2.3 Quan hệ từ - “còn”
2.2.3.1 ý nghĩa ngữ pháp khái quát
“Còn” ngữ vai trò là quan hệ từ khi đó nó không còn giữ vai trò làm thành tố chính hay thành tố phụ mà chỉ thực hiện chức năng liên kết
2.2.3.2 Hoạt động ngữ pháp của quan hệ từ – “Còn”
* “Còn” là kết tử đẳng lập chỉ ý quan hệ đối chiếu – tương phản Vị trí của quan hệ từ “còn” là ở đầu câu hoặc giữa câu Khi “còn” đứng ở đầu câu nó có vai trò liên kết các câu với nhau có quan hệ đối chiếu tương phản Còn khi nó
Trang 35đứng ở giữa câu, sau dấu phẩy thì để liên kết các vế trong câu (nội bộ câu) có quan hệ tương phản
* Bảng tần số xuất hiện của quan hệ từ “còn”
Trong 504 phiếu, “còn” là quan hệ từ chiếm 95 phiếu (18,8%) Vai trò liên kết của quan hệ từ còn cụ thể ở 95 phiếu như sau:
Quan hệ từ “còn”
Tổng số
“Còn” dùng để liên kết các vế trong câu
“Còn” dùng liên kết câu với câu, đoạn với đoạn
+ “Còn”- quan hệ từ liên kết các vế trong câu
Qua bảng thống kê phân loại chúng tôi nhận thấy: Khi “còn” giữ vai trò là quan hệ từ nó thực hiện nhiệm vụ liên kết các vế trong nội bộ câu nhiều hơn là thực hiện nhiệm vụ liên kết các câu với câu, đoạn với đoạn Tuy nhiên khi thực hiện nhiệm vụ liên kết các vế trong câu nó tạo ra được sự cân đối về hình thức vầ sự rõ ràng về ý nghĩa của câu Chính bởi vậy “còn” thường đứng sau dấu phẩy ngăn cách các vế câu có quan hệ đối chiếu – tương phản Nội dung ý nghĩa ở hai vế có thể là sự tiếp nối đơn thuần
Ví dụ: “đây là ngôi mả của cha con, còn đây là mả chú Hệ” [17, ]
Hoặc có thể là sự tiếp nối tương phản
Ví dụ:
1 “ông cụ bảo Ngạn chạy đi, Ngạn chạy thoát, còn ông cụ vẫn ngồi
điềm nhiên uống rượu trong nhà, bị chúng bắn chết ngay tại chỗ” [17,8]
=> Ngạn chạy, Ngạn thoát <= còn => ông cụ ngồi lại, ông cụ bị giết
2 “Người thành phố sống bằng cửa hiệu, còn cái người nông dân chúng tôi sống bằng đất.” [17, ]