Người viết hi vọng qua việc thực hiện đề tài này cũng là dịp để người viết có điều kiện tiếp xúc, đánh giá tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm viết về người nông dân của Nam C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
LÊ THỊ THU CHINH
CÁI BI TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VIẾT
VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS HỒ THỊ XUÂN QUỲNH
Cần Thơ, năm 2011
Trang 21.1 Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao (1917 – 1951) 1.1.1 Tiểu sử
2.1 Giới thuyết về cái bi
2.1.1 Khái niệm về cái bi
2.1.2 Cái bi trong nghệ thuật
2.1.3 Các dạng bi khác nhau
Trang 32.2 Biểu hiện của cái bi trong truyện ngắn viết về nhân vật nông dân của Nam Cao
2.2.1 Các nhân vật nông dân Việt Nam trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám – 1945 là những con người có nhiều nhu cầu, khát vọng chân chính
2.2.2 Những nhu cầu, những khát vọng chân chính của các nhân vật nông dân Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám – 1945 đều không thể thực hiện được dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Khuynh hướng hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã có những đóng góp tích cực trong nền văn học hiện đại Việt Nam Những tên tuổi của những nhà văn hiện thực vẫn còn sống mãi trong lòng độc giả qua bao thế hệ như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển, Nam Cao… Và một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc được nhiều người biết đến
là Nam Cao Như chúng ta đã biết bối cảnh xã hội giai đoạn 1930 – 1945 vô cùng tăm tối, cả dân tộc bị đắm chìm trong đêm trường nô lệ Cuộc sống của nhân dân Việt Nam vô cùng khốn khổ, lầm than Bằng cảm quan hiện thực nhạy bén và trái tim nhân đạo cao cả, Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào tận những ngõ nghách, những góc khuất để phản ánh cuộc sống bần cùng, tối tăm của xã hội lúc bấy giờ Vì thế khi nói đến sáng tác của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa dạng của một ngòi bút đầy tài năng Hai đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao là viết về đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài viết về cuộc sống đói khổ,
bần cùng của những người nông dân, những con người “thấp cổ bé họng” trong xã
hội Khi nhắc đến Nam Cao, người ta thường liên tưởng đến nhân vật Hộ trong tác
phẩm Đời thừa với những giằng co, mâu thuẫn trong tâm hồn Hay về người nông
dân, chúng ta thường nghĩ ngay đến Chí Phèo là một người nông dân bị bần cùng hóa, bị lưu manh hóa và tiếng kêu đau đớn của Chí Phèo muốn làm người lương
thiện (Chí Phèo) Sức sống mãnh liệt của những nhân vật đó đã làm nên tên tuổi
của Nam Cao sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả
Khi người viết chọn đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” xuất phát từ lòng yêu mến,
cảm phục tài năng và quan điểm vì nghệ thuật của Nam Cao Nhà văn với thái độ dám nhìn vào sự thật nên đã có những trang viết thật độc đáo và sâu sắc về cuộc
Trang 5sống của những con người sống trong xã hội đen tối giai đoạn 1930 – 1945 Nam Cao suốt đời chiến đấu với cái ác cái xấu để bảo vệ những cái tốt đẹp và bảo vệ
tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã đặt ra cho cuộc đời mình: “Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa)
Nam Cao đã góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách của những người cầm bút chân chính Bên cạnh sự yêu thích muốn tìm hiểu về tác gia Nam Cao, người viết chọn đề tài này cho thấy được sự mới mẻ, độc đáo cũng như sự chân thành của ngòi bút hiện thực Nam Cao khi viết về người nông dân So với các nhà văn hiện thực cùng thời đều viết về cái khổ về mặt vật chất nhưng Nam Cao có phần tiến bộ hơn khi ông tìm hiểu những cái khổ về mặt tinh thần Người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến không những thiếu thốn về mặt vật chất mà thiếu thốn cả về mặt tinh thần Cái khổ về vật chất có thể nguôi ngoai được nhưng cái khổ về mặt tinh thần thì nó lại càng đáng sợ hơn Người viết hi vọng qua việc thực hiện đề tài này cũng là dịp để người viết có điều kiện tiếp xúc, đánh giá tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm viết về người nông dân của Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc và là một tác gia lớn của dân tộc Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
Khi viết về tác gia Nam Cao đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với những trang viết hay, sâu sắc và độc đáo Những trang viết ấy chan chứa tình cảm chân thành xuất phát từ lòng yêu thương, kính phục của các nhà nghiên cứu đối với tác gia Nam Cao Những bài nghiên cứu đó thường xoáy sâu vào cả nội dung và hình thức nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao Hai mảng đề tài khơi nguồn bất tận cho biết bao thế hệ độc giả muốn tìm tòi, nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao là
đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài người nông dân Mỗi nhà nghiên cứu đều có một
cách nhìn, cách cảm riêng khi nghiên cứu về những “đứa con tinh thần” của Nam
Cao Đặc biệt ở đây người viết muốn tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao để lấy đó làm tư liệu quý báu cho
Trang 6quá trình nghiên cứu về đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”
Đầu tiên xin được tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài người nông dân ở
phương diện nội dung Trong quyển Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, năm 1997 của Hà Minh Đức, tác giả nghiên cứu những sáng tác viết về người
nông dân của Nam Cao với những cuộc đời, những số phận bi thảm, đáng thương
của những con người “thấp cổ bé họng” trong chế độ thực dân nửa phong kiến Hà
Minh Đức đã đi vào phân tích, đánh giá, đưa ra những dẫn chứng chi tiết để làm
bật nổi lên số phận bi thảm của người nông dân: “Bằng cách thể hiện chân thật những cảnh đời tủi cực, nghèo khổ nơi xóm thôn, Nam Cao đã đề cập được quá trình bần cùng hóa Kết quả khốc hại của chế độ bóc lột người, của một bộ máy thống trị vô cùng hà khắc” [3; tr 52] Nội dung thể hiện chủ yếu trong bài viết của
là nói về nỗi khổ, nỗi đau cùng cực của người nông dân mà nguyên nhân sâu xa là
do chế độ xã hội gây ra Và làng Vũ Đại như là một hoàn cảnh điển hình trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao Vì làng Vũ Đại là nơi bộc lộ những ung nhọt và những cảnh tượng đáng thương của những kiếp người sống
trong xã hội Việt Nam giai đoạn tiền cách mạng Hay trong quyển Nam Cao – một đời người, một đời văn, Nxb Giáo dục năm 1997, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng
“Tấm lòng của Nam Cao, nỗi đau đời của Nam Cao, khát khao khôn nguôi của Nam Cao về một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn đối với con người, sự hiểu biết và lòng chân thành của Nam Cao đối với những điều ông viết ra luôn luôn lay động mạnh mẽ con người, khiến con người phải nhìn kĩ hơn vào chính mình và cuộc sống xung quanh để sống nhân ái hơn, có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn”
[8; tr 42] Hoàng Ngọc Hiến khi nghiên cứu những tác phẩm viết về người nông
dân của Nam Cao, ông cũng có bà viết “Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện Chí Phèo” trong quyển Văn học và học văn, Nxb Văn học – H năm 1997 Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét “Trong “Chí Phèo” qua cuộc sống của làng Vũ Đại, tác giả đã làm nổi bật một số nét cơ bản trong hoàn cảnh lớn của nông dân Việt Nam thời bấy giờ Bọn thống trị cũng như người lao động bị tha hóa, những
Trang 7chất độc ở ngay trong sự sống thấm vào máu từng người, vùi dập những gì tốt đẹp
và kích thích những gì nhỏ nhen, xấu xa trong con người” [11; tr.196] Hay trong quyển Nam Cao – Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học năm 1998, Nguyễn Văn
Hạnh khi nghiên cứu về đời sống của người nông dân thông qua những sáng tác
của Nam Cao thì ông có nhận định sau: “Họ thuộc thế giới của những người cùng khổ ở “dưới đáy” của xã hội, những con người bị tha hóa, bị què quặt, cả về thể xác lẫn tinh thần, bị áp bức, bị hành hạ vì tối tăm mặt mũi lo chạy ăn từng bữa, vì
sự bế tắc mục ruỗng của xã hội, vì sự hèn nhát, sợ hãi của chính mỗi người” [10;
tr 179] Cũng nói về vấn đề nhân cách của người nông dân khi phải đối mặt với
cái đói cái nghèo thì Lê Đình Kỵ đã viết: “Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh
lạ thường quá trình lưu manh hóa của một số quần chúng cơ bản trong hoàn cảnh
bị đè nén, áp bức, bốc lột của xã hội cũ” [33; tr.108] Đau xót và thương cảm
trước nỗi đau bị tước đoạt nhân phẩm của người nông dân, Vũ Dương Quỹ đã đi
vào nghiên cứu về những quá trình đi tìm lại nhân cách bị đánh mất: “Miêu tả số phận người nông dân chính là quá trình đi tìm nhân cách của họ” [33; tr.185] Tác
giả đã định nghĩa con đường tìm nhân cách mà nhà văn Nam Cao hướng nhân vật
của mình vươn tới: “Chí Phèo – Con đường tìm nhân cách của người thanh niên Chí Phèo là đi tìm lại cuộc đời” [33; tr.185] hay “Con đường thứ hai đi tìm nhân cách là con đường của Lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc) xin tạm gọi là con đường của tình thương và danh dự” [33; tr 186 – 187] Từ nguyên nhân nghèo
khổ, bị xã hội áp bức, người nông dân đã không giữ được nhân phẩm của mình trước hoàn cảnh nên họ bị biến chất, bị tha hóa và lâm vào bi kịch của những con người bị bần cùng hóa, bị lưu manh hóa Lê Đình Kỵ đã xót xa, thương cảm đối với quá trình con người bị tha hóa biến chất và ông đã cảm thông sâu sắc với nỗi
đau của họ: “Quần chúng nghèo khổ dù hiện ra dưới màu sắc sáng sủa hay u ám,
ý nghĩa khách quan của truyện ngắn Nam Cao vẫn là một: phải cứu lấy cuộc sống, phải bảo vệ con người” [33; tr.110] Cũng nói về cái khổ của người nông dân, trong quyển Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn năm 2003 của tác giả Trần Mạnh Thường, ông có nhận xét “Nam Cao tài năng đã
Trang 8dựng nên được bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam bị bần cùng thê thảm vào những năm 1940 – 1945 và vì vậy ông được coi là nhà văn của nông dân” [34,
tr.530] Nghiên cứu về đề tài người nông dân thì đa số những bài nghiên cứu đều xoáy sâu vào hai nội dung chính đó là cuộc sống nghèo khổ và vấn đề về nhân phẩm của họ Về vấn đề nhân phẩm của người nông dân trong quá trình đấu tranh với cái nghèo, cái đói cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu
Viết về miếng ăn và cái đói thì Nguyễn Đăng Mạnh trong quyển Nhà văn Việt Nam hiện đại: Chân dung và phong cách, Nxb Văn học năm 2006 đã nêu lên nhận định ở cuối bài viết: “Tác phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi” [23; tr 247 – tr 248] Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định chính
miếng ăn và cái đói là hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân Cũng chính vì miếng ăn và sự nghèo đói đã khiến họ lâm vào tình trạng
bế tắc không lối thoát và dẫn đến những bi kịch Hậu quả nghiêm trọng nhất là về vấn đề nhân phẩm, đạo đức của họ bị đe dọa, bị tước đoạt và bị hủy diệt
Tiếp theo người viết đi vào tìm hiểu những ý kiến và những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong ngững truyện ngắn viết về người nông dân trước cách mạng tháng tám 1945 của Nam Cao
Trong quyển Văn học Việt Nam hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 1997, Phong Lê cũng tìm tòi và nghiên cứu về giá trị tố cáo xã hội
qua những tác phẩm của Nam Cao Phong Lê không đi vào hai mảng đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao là viết về đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản,
ở đây Phong Lê đi sâu vào nghiên cứu những cái nghịch dị trong những sang tác
của Nam Cao Ông đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn Qua
việc tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân của Nam Cao thì Phong Lê đã phát hiện được những nét mới trong những sáng tác của
Nam Cao là ông đã đi sâu với những cái vặt vãnh của cuộc sống đời thường: “Nam Cao và Sê Khôp đều tìm về một chủ nghĩa hiện thực của đời thường, soi chiếu các giá tri phổ quát của đời sống vào “những chuyện không muốn viết”, vào những
Trang 9điều tưởng như chi li vặt vãnh” [21; tr.252] Tuy nhiên, từ những chi tiết vụn vặt, đời thường mang những nét rất riêng đã có một ý nghĩa khái quát thật sâu sắc: “Vũ Đại- không chỉ gợi một đơn vị làng với những ao chuôm, những lũy tre, những vườn chuối, giàn trầu quen thuộc mà còn là sự biểu hiện chung cho sự phong bế, trì trệ, nhếch nhác của bất cứ một quần thể dân cư nào đó, cả nông thôn và thành thị” [21; tr.255] Từ những hình ảnh của những người nông dân trong những sáng
tác của Nam Cao, chúng ta như thấy được cả một xã hội đang ngột ngạt đen tối và đang quằn quại trong đêm trường nô lệ dưới sự thống trị của thực dân nửa phong kiến Cuộc sống của những người nông dân vô cùng nghèo đói, khổ cực và tủi nhục Nhà văn Nam Cao đã thấy được cảnh nghèo túng, bần cùng của họ và ông
có một cái nhìn rất trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân Hay
trong quyển Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục năm 1997, Phan Cự
Đệ đã có nhận xét về ngòi bút hiện thực của Nam Cao “Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và thể hiện sinh động than phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu
tư sản nghèo và nông dân những năm 1940 - 1945” [2; tr.471] và Nam Cao là
“Người thư kí trung thành của thời đại, với một bút pháp riêng đầy sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chat, những bi kịch đau đớn, vật vã Thông qua những sáng tác của mình, Nam Cao đã phản ánh cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám” [2; tr.475] Một nhận định cũng không kém phần quan trọng của Trần Đăng Suyền trong “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” – Tạp chí Văn học số 6 năm 1998, ông viết “Nam Cao là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt nam Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông để lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” [31; tr.63] Và trong quyển Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học xã hội năm 2008 của Trần Đăng Suyền, ông đi vào khám
Trang 10phá thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao “Những nhân vật của Nam Cao là những “con người nhỏ bé”, những con người bình thường trong cuộc sống hằng ngày Nhà văn, với một sự cảm thông lớn lao đã chăm chú quan sát cuộc sống hằng ngày của nhân vật Cái đói, sự nghèo khổ, bệnh tật, tất cả những cái đó cứ đeo đuổi, cứ bám riết trên con đường đời của họ Trong những hoàn cảnh như vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy thật cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh những cuộc đời và số phận, những nét tâm lí và tính cách của nhân vật Chủ nghĩa tâm lí của sự trần thuật đã chi phối mạnh mẽ
và sâu sắc đến toàn bộ tổ chức của tác phẩm, từ cốt truyện, kết cấu, xung đột đến không gia và thời gain nghệ thuật” [32; tr.41 – tr.42] Nhìn chung, các bài nghiên
cứu trên của các tác giả thì đều có điểm chung là: đều nói về cái khổ về cuộc sống vật chất và cái khổ về cuộc sống tinh thần của người nông dân trong những sáng tác của Nam Cao Các tác giả đưa ra hàng loạt những cái khổ của người nông dân khi sống trong chế độ thực dân phong kiến Và những tác động ghê gớm của cơ chế xã hội đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của những người nông dân và ảnh hưởng đến cả một bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ Nó đã đẩy đời sống của người dân rơi vào cảnh bần cùng, ngõ cụt và không có lối thoát Đồng thời các tác giả còn làm bật nổi lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao trong những sáng tác viết về đề tài người nông dân
Vì có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong những sáng tác của Nam Cao đã tạo cho người viết có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu, học hỏi, đối chiếu và so sánh Từ việc kế thừa những ý kiến của các tác giả trên đồng thời người viết đã tham khảo rất nhiều tài liệu viết về Nam Cao, người viết xin được dựa vào những tư liệu quý giá đó để làm cơ sở khách quan cho bài
nghiên cứu của mình Tiến trình thực hiện bài nghiên cứu đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” Bước đầu người viết đi vào tìm hiểu đề tài người nông dân trong những
sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945 Đây vốn là một đề tài quen thuộc của các nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai
Trang 11đoạn 1930 – 1945 Và người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tìm hiểu khái niệm, những phạm trù mĩ học của cái bi và những biểu hiện của cái bi trong những sáng tác của Nam Cao khi viết về người nông dân Khi đi vào tìm hiểu người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến ta sẽ thấy được những bi kịch đau khổ của những con người đáng thương trong xã hội Tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao được dựa trên hai bình diện: tốt và xấu, thiện và ác, tìm ra bản chất lương thiện
của những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội Đồng thời cũng đi sâu vào
tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm cho người nông dân bị tha hóa, bị bần cùng hóa và những bi kịch về những kiếp người sống dưới đáy của xã hội Đi sâu vào những bi kịch về vật chất cũng như bi kịch về tinh thần của người nông dân sẽ thấy được một tấm lòng nhân đạo của Nam Cao khi viết về họ Thông qua
đó người viết nhằm tìm kiếm những nét mới mẻ, những tư tưởng hiện thực của Nam Cao khi viết về những số phận của người nông dân với những bi kịch về số phận và cuộc đời Người viết hi vọng sẽ gặt hái nhiều thành công khi chọn nghiên
cứu đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài quen thuộc trong những sáng tác của những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán Hình ảnh người nông dân được các nhà văn khắc họa một cách chân thật, sinh động qua ngòi bút hiện thực đầy sáng tạo và độc đáo Mỗi nhà văn
có cái nhìn riêng về người nông dân Các nhà văn hiện thực phê phán tuy cùng cảm quan hiện thực nhạy bén nhưng việc thành công của những trang viết còn phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, tấm lòng và sự nhiệt huyết của từng ngòi bút Đặc biệt Nam Cao có những trang viết về người nông dân rất đa dạng, phong phú và chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông Khi viết về người nông dân thì Nam Cao thường viết về những cái khổ, những bi kịch về số phận của những người nông dân sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Người nông dân bị đàn áp, bị xô đẩy vào những sự cùng cực và rơi vào bi kịch của số phận những
Trang 12người nghèo khổ bất hạnh Vì thế nhà văn Nam Cao được xem là một trong những nhà văn hiện thực có nhiều sáng tác hay và độc đáo khi viết về mảng đề tài người nông dân Đặc biệt là viết về những cái khổ, cái tủi nhục và những kết cục bi thảm
của những số phận bất hạnh của người nông dân Khi nghiên cứu đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”, người viết dựa trên bình diện so sánh, đối chiếu với những sáng
tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển… cũng như những tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn khi viết về đề tài người nông dân như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo… để thấy được những điểm khác biệt giữa các nhà văn khi viết về người nông dân Đồng thời, người viết vận dụng cái bi – một phạm trù mĩ học vào việc luận giải cái
bi của những cuộc đời các nhân vật nông dân mà Nam Cao đã miêu tả trong những truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám – 1945 Từ đó, giúp người viết nhận rõ cái bi của các nhân vật nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến được nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao khắc họa trong những sáng tác của ông
Từ đó thấy được giá trị hiện thực đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn viết về đề tài nông dân trước cách mạng tháng Tám của nhà văn Nam Cao
Và việc nghiên cứu về đề tài này, người viết nhằm mục đích là để lại tư liệu quý giá cho bản thân trong quá trình công tác sau này
4 Phạm vi nghiên cứu
Từ một nhà văn chân chất, hiền lành và rồi trở thành một người lính anh hùng đã chiến đấu và đã hi sinh vì quê hương Tổ Quốc Nam Cao đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị vừa mang tính tính nhân văn về quyền sống của con
người, đặc biệt là người nông dân (Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nghèo, Dì Hảo…) và vừa mang tính tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật (Đời thừa, Giăng sáng, Sống mòn…) Nam Cao đã viết nhiều về hai đề tài về nông dân và trí thức
tiểu tư sản đã tạo nên nét riêng trong phong cách sáng tác của Nam Cao Những sáng tác của Nam Cao thuộc khuynh hướng hiện thực phê phán luôn thu hút nhiều người thích nghiên cứu, tìm tòi và khám phá Những công trình nghiên cứu về tác
Trang 13gia Nam Cao của những nhà nghiên cứu sẽ góp phần làm cho những thế hệ hôm nay và mai sau sẽ hiểu sâu sắc, đúng đắn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao Với tư cách là một người nghiên cứu, người viết chọn nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, một phần là muốn đóng góp một
ít sự hiểu biết mới mẻ của bản thân về nội dung “cái bi” được thể hiện trong
những sáng tác viết về người nông dân Đồng thời người viết nghiên cứu về Nam Cao vì muốn tri ân về những đóng góp to lớn và rất có ý nghĩa của nhà văn đối với văn học và cuộc đời Và phạm vi nghiên cứu của người viết là những truyện ngắn
viết về người nông dân của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Đòn chồng, Mua danh, Một bữa no, Một đám cưới, Tư cách mỏ, Trẻ con không biết đói, Lang Rận, Nửa đêm,… Từ nội dung của những
tác phẩm đó, người viết đi sâu vào tìm hiểu những bi kịch trong số phận của người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến Qua đó ta sẽ thấy được giá trị phản ánh hiện thực một cách chân thật và rất cụ thể của Nam Cao Cũng thông qua đó ta thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo và những bài học triết lí mà nhà văn gởi gắm vào trong tác phẩm Do có rất nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu nhưng người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu Vì có nhiều người viết về tác gia Nam Cao, viết
về những tác phẩm của ông và có nhiều bài viết hay về nhà văn nên người viết e rằng đôi khi có sự lặp ý hoặc lặp lại những điều mà người khác đã nói trong những bài nghiên cứu của họ Nhưng thay vào đó là những cố gắng cũng như lòng yêu quý chân thành đối với tác gia Nam Cao thì người viết hi vọng sẽ đạt được nhiều thành công trong đề tài nghiên cứu này và có thể hoàn thành sớm học phần luận văn của mình
5 Phương pháp nghiên cứu
Mỗi công trình nghiên cứu thì các tác giả đều lựa chọn cho mình một phương
pháp nghiên cứu cụ thể Vì thế khi người viết chọn nghiên cứu về đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” thì người viết đã chọn cho mình những phương pháp nghiên cứu
Trang 14phù hợp với đề tài Vì phương pháp là vũ khí, là công cụ để vạch ra hướng đi, đường lối đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Và trong lĩnh vực khoa học cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả cao cho những công trình nghiên cứu thì phải vạch ra những phương pháp đúng đắn cho cả quá trình nghiên cứu Phương pháp
và mục đích chính là điều kiện đầu tiên và quan trọng trong mọi hoạt động Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì phương pháp được xem là yếu tố quyết định trong việc đánh giá nhìn nhận vấn đề vì nhờ phương pháp mà chúng ta có thể thấy được những quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của họ trong những công
trình nghiên cứu đó Trong đề tài nghiên cứu về “Cái bi trong những sáng tác viết
về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” thì người
viết đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học để truyền tải nội dung
mà người viết muốn trình bày về công trình nghiên cứu của mình Cụ thể những phương pháp nghiên cứu tiêu biểu và có hiệu quả mà người viết đã sử dụng trong bài nghiên cứu gồm có những phương pháp sau: Đầu tiên người viết đọc kĩ những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao, đặc biệt là những truyện
ngắn thể hiện được “cái bi” trong đó để nắm được nội dung chính và giá trị của
từng tác phẩm cụ thể; thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài để hiểu rõ hơn về
“cái bi” và nhất là những “biểu hiện của cái bi” trong tác phẩm viết về đề tài
người nông dân của Nam Cao Từ đó, người viết tập trung vào phân tích từng loại
bi kịch qua số phận của người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến Đồng thời người viết còn ghi nhận những đóng góp, những nhận định có tính chất khách quan chính xác của những nhà nghiên cứu trước đó để làm cơ sở, nền
tảng cho việc đưa ra những dẫn luận chung về “cái bi” và những “biểu hiện của cái bi” trong sáng tác văn học Để từ đó người viết đi vào lí giải vấn đề cái bi
thông qua từng tác phẩm cụ thể viết về người nông dân Do đó, ở đề tài này người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp cùng với những thao tác chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận Đồng thời người viết còn vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để làm bật nổi vấn đề mà người viết muốn đề cập đến và để làm sáng tỏ những luận điểm mà người viết đã nêu Người viết cũng đưa
Trang 15ra những dẫn chứng và bằng lí lẽ, kiến thức, kinh nghiệm sống để chứng minh, lập luận những vấn đề tiêu biểu mà người viết trình bày
Trang 16PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
1.1 Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao (1917 – 1951)
1.1.1 Tiểu sử
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 Nam Cao quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Nam Cao sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình trung nông lúc trước có kết hợp việc buôn bán ít nhiều nhưng về sau bị phá sản Ông thân sinh Nam Cao có mở một hiệu đồ gỗ ở phố hàng Tiện – Nam Định, sau vì thua lỗ nên cửa hàng vỡ, lại trở về nghề làm ruộng Gia đình Nam Cao sống khá chật vật, đông anh em và chỉ có một mình Nam Cao được đi học
Làng Đại Hoàng ở vào một vùng xa phủ, huyện nên đây là nơi tập hợp nhiều phe cánh, phân chia ngôi thứ, cũng là nơi xảy ra nhiều tệ nạn rượu chè, bài bạc, người nông dân sống trong cảnh đói nghèo, tủi nhục Chính quê hương và hoàn cảnh gia đình đã nuôi dưỡng tâm hồn Nam Cao Nam Cao luôn bị bệnh tật
giày vò thuộc tạng người “nay ốm mai đau” Từ nhỏ Nam Cao đã được lên Nam
Định học Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành chung Đầu năm 1935, Nam Cao trở về quê để chữa bệnh Cũng như đa số thanh niên thời bấy giờ, Nam Cao cưới
vợ khi anh mười tám tuổi Và đó là ngày 2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà Trần Thị Sen Vợ ông kém hơn ông một tuổi Hai gia đình ở cùng xã đều sống bằng nghề nông nghiệp nhưng so về kinh tế thì gia đình bên vợ của Nam Cao có phần khá giả hơn Vợ của Nam Cao là một người vợ hết mực yêu chồng và lo lắng cho chồng nhưng lắm khi cũng khổ vì chồng Khi vừa cưới vợ xong được một tháng thì Nam Cao lên Nam Định đi tàu vào Sài Gòn sống và làm việc cho một
Trang 17người cậu là ông Ba Lễ, chủ một cơ sở may đồ Tây cho Pháp Nam Cao là một cậu học trò hiền lành nhút nhát nhưng cũng có nhiều điều mơ mộng nên Nam Cao quyết định theo người cậu vào Sài Gòn sinh sống ấp ủ bao nhiêu ước mơ muốn theo đuổi nghiệp học tập của mình với hi vọng sẽ được sang Tây du học nhằm để
mở rộng tầm hiểu biết và để học hỏi “Y sẽ vào Đại học đường, y sẽ sang Tây, y sẽ thành vĩ nhân đem những đổi thay lớn lao đến xứ sở mình” (Sống mòn) Và trong
những năm sống ở Sài Gòn, Nam Cao phải lăn lộn vất vả để kiếm sống, ngoài việc làm chính thì Nam Cao còn làm rất nhiều nghề khác như chích thuốc ở nhà thương, sống chung với phu phen, thợ thuyền Chính những năm tháng lao động đầy cực khổ này đã giúp cho Nam Cao nhìn thấy và hiểu hết được đời sống khổ cực bị đọa đày cả về vật chất lẫn tinh thần của những người lao động mà đặc biệt
là tầng lớp tiểu tư sản và tầng lớp nông dân lao động nghèo Nhưng bao hoài bão bao ước mơ khát vọng của Nam Cao chưa thực hiện được thì bệnh tật lại đến và hành hạ thân xác Nam Cao Nam Cao quay về làng cũ và lúc này thì hoàn cảnh gia
đình lâm vào tình trạng túng quẫn: “Lũ em lúc nhúc rất đông không được học, không được mặc, thường thường không đến cả ăn, gầy guộc, rách rưới, bẩn thỉu” (Sống mòn), và một ông bố nát rượu Tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình
đều đè nặng lên đôi vai của người mẹ dẩm đang, chịu khó và giàu lòng hi sinh vì chồng, vì con Tình trạng xã hội lúc đó không chỉ có gia đình Nam Cao mà hầu như tất cả những người nông dân quê ông đều lâm vào hoàn cảnh đói khổ, bần cùng và cơ cực Bên cạnh sự khốn khổ, bần cùng của người dân là sự nghênh ngang và nhẫn tâm bóc lột tận xương tủy những người lao động khốn cùng của
bọn địa chủ, cường hào, ác bá trong làng “Đàn em bị bóc lột đến không còn cái khố để đeo” (Chí Phèo) Đến năm 1938, Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê
thấp nên ông từ Sài Gòn lại trở ra Bắc Đứng trước bao chông gai và trở ngại của cuộc sống nhưng bằng sự kiên cường và lòng quyết tâm đã tiếp thêm sức mạnh cho Nam Cao mạnh dạn ôn lại vốn học cũ và đi thi đậu bằng Thành chung Sau đó, Nam Cao xin làm công chức nhưng vì sức khỏe yếu nên không được nhận vào làm Và lúc này ông xin vào làm dạy học trong trường tư thục Công Thanh Chính
Trang 18môi trường dạy học nhiều vất vả của một thầy giáo trường tư nên Nam Cao đã phần nào hiểu rõ hơn về thân phận của những người trí thức tiểu tư sản nghèo dưới chế độ thực dân nửa phong kiến Năm 1940, khi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương thì lúc này Trường Công Thanh bị chúng lấy để làm chuồng ngựa Lúc này Nam Cao đành lui về sống một cuộc sống đói khổ, cơ cực và tủi nhục cùng với những người nông dân lao động nghèo ở làng Đại Hoàng Để trang trải cuộc sống
và để phần nào giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình Nam Cao phải viết văn để kiếm sống Đồng thời qua tác phẩm đó Nam Cao cũng muốn gửi gắm những tâm tư, tình cảm và cái nhìn của mình đối với thực tại của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Năm 1943, Nam Cao tiếp thu được đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Đông Dương qua Đề cương văn hóa 1943 và sự giới thiệu của Tô Hoài, Nam Cao tham gia vào nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật cùng với Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Và từ đó, Nam Cao đã xác định được
quan điểm và lập trường tư tưởng của mình trong sáng tácgắn liền với “nghệ thuật
vị nhân sinh” Khi cơ sở Văn hóa cứu quốc và Phong trào Cách mạng thanh niên
bị giặc khủng bố, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt minh ở địa phương Khi cả nước bước vào cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đầy cam go và
ác liệt, Nam Cao cũng tham gia vào phong trào cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân
và Nam Cao được bầu làm chủ tịch xã Sau đó, Nam Cao được lên Hà Nội và công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc Có thời kì Nam Cao được làm thư kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong Đây là cơ quan ngôn luận của Hội cứu quốc Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ, cả dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ chuyển sang thân phận làm chủ đất nước Nhưng niềm vui thống nhất đất nước không được trọn vẹn vì bọn thực dân Pháp đã điên cuồng quay đầu lại xâm lược đất nước ta một lần nữa Vào ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước cùng đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và kháng chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ Nam Cao theo tiếng gọi của quê hương theo đoàn Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ Năm 1947, ông lên Việt Bắc, những năm kháng chiến chống pháp đầy gian khổ chính là lúc Nam Cao sống và chiến đấu hết
Trang 19mình vì quê hương và tổ quốc Nam Cao đã tham gia cuộc chiến, va chạm cuộc sống thực tế của cuộc chiến để có những tác phẩm mang giá trị hiện thực và phản ánh đúng bản chất của cuộc chiến mà cả dân tộc Việt Nam đang đấu tranh chống thực dân Pháp Nam Cao vừa làm biên tập cho báo Cứu quốc Việt Bắc, báo Cứu quốc Trung Ương, vừa là cộng tác viên tuyên truyền thông tin: viết tin, viết tài liệu giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận,… Năm 1948, Nam Cao vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông Dương Đây là niềm vinh dự và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Nam Cao
Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu Ba, Nam Cao bị một toán địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan, Ninh Bình Nam Cao ngã xuống giữa lúc ông đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương
Chuyến đi đó nhà văn lấy tư liệu để hoàn chỉnh tác phẩm Làng nhưng ông đã
không kịp thực hiện được hoài bão và khát vọng của cuộc đời mình
Về con người của nhà văn, Nam Cao là một con người hiền lành, trầm mặt, nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng khó gần Nam Cao rất khổ tâm về cái
tật “hãi người” và “cái mặt không chơi được” (tên một truyện ngắn) của Nam Cao Con người “mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi rụt rè, mỗi lúc lại
đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt” Trước Cách
mạng tháng Tám Nam Cao luôn sống trong tâm trạng đau khổ, u uất, bất đắc chí Phần vì ốm yếu, thất nghiệp nên Nam Cao sống lay lắt qua ngày bằng nghề viết văn và dạy học - là hai nghề bạt bẽo khi đó Nam Cao viết văn rất sớm và khá nhiều, tài năng trưởng thành rất nhanh Nhưng gần mười năm viết văn trước Cách mạng, Nam Cao hầu như không có vị trí trên văn đàn đương thời Hầu hết những truyện dài của Nam Cao đều phải bán bản quyền để rồi vứt đi vào một xó nào đó cho đến khi bản thảo bị thất lạc
Nam Cao luôn chất chứa trong lòng tâm sự của người nghệ sĩ “Tài cao phận thấp chí khí uất” (Tản Ðà) mà đó cũng là tâm trạng “phản kháng mãnh liệt”
của người trí thức tiến bộ với cái xã hội bóp nghẹt cuộc sống con người Nam Cao
Trang 20không như kẻ khác do bất mãn cá nhân mà hằn học, thù ghét “cả giống người”
Con người bề ngoài có thể lạnh lùng đó bên trong là một tâm hồn chứa chan yêu thương đồng loại Sự gắn bó cảm động đối với bà con dân quê là một tình cảm nổi bật trong con người Nam Cao Nhà văn lớn lên trong sự đùm bọc của những người nông dân nghèo khổ ruột thịt Ðó là bà ngoại góa chồng năm 22 tuổi, suốt cuộc đời vất vả và hi sinh vì con vì cháu Ðó là người mẹ hiền lành lam lũ Ðó là người vợ chịu thương chịu khó Ðó là người dì nuôi đã bế ẵm nhà văn khi còn tấm bé Hình ảnh những con người đó được lặp đi lặp lại trong nhiều trang viết đầy tình cảm của Nam Cao Các tác phẩm của Nam Cao thường xuất hiện cái làng Ðại Hoàng thân thiết và gần gũi suốt cuộc đời của nhà văn Hình ảnh quê hương đã nâng đỡ và chở che cho nhà văn lúc bi quan, bế tắc và tuyệt vọng Là một thanh niên tiểu tư sản, lại sống giữa xã hội đầy xấu xa, Nam Cao không phải không bị ảnh hưởng bởi nhiều mặt tiêu cực, nhưng điều đáng quý ở Nam Cao là quá trình tự đấu tranh nghiêm khắc với bản thân mình để vươn lên, vượt ra khỏi cuộc sống tầm thường, nhỏ nhen của cuộc sống Từ đó nhà văn dần vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái cao thượng trong cuộc sống đời thường của xã hội đương thời
1.1.2 Quan niệm sáng tác
Về quan niệm sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao, Nam Cao ước mơ sáng tác từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường Ông đã có thơ, truyện cười, truyện ngắn, kịch vui đăng báo từ năm 1938 Là một người cùng thời với
sự phát triển của văn học lãng mạn ở Việt Nam nên Nam Cao ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát ly Thơ của Nam Cao nặng về nỗi buồn vu vơ Nhưng truyện ngắn Nam Cao lại hướng vào việc đề cập đến cảnh ngộ đau khổ trong xã hội của những kiếp lầm than trong xã hội như: Một cô đào hát chết gục
trên sân khấu (Cảnh cuối cùng) Một diễn viên xiếc nghèo bị tình phụ đã giết chết người tình rồi tự sát khi biểu diễn (Hai xác chết) Hai chú bé thổi kèn Si-ca-gô và nhào lộn trên đường phố (Hai đứa trẻ) Thời kỳ này khuynh hướng phê phán xã hội cũng đã rõ nét ở Nam Cao như trong truyện ngắn Nghèo, Ðui mù, Một bà hào
Trang 21hiệp… Chủ nghĩa hiện thực thật sự được khẳng định ở truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Trong số những nhà văn hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Nam Cao là người có trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình Suốt cuộc đời lao
động văn chương nhà văn luôn suy nghĩ “Sống và viết” Nam Cao sớm nhận biết tính chất giả dối phù phiếm của thứ văn thơ “thơm tho” tràn trề “những ánh trăng lừa dối” Nam Cao đã kiên quyết đoạn tuyệt với thứ văn chương đó và đi đến với
chủ nghĩa hiện thực Với Nam Cao từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn tức là từ bỏ con đường thoát li hưởng lạc ích kỷ; lựa chọn chủ nghĩa hiện thực có nghĩa là trở về chỗ đứng của mình trong những người nghèo khổ ruột thịt Nhà văn đã xác định được vai trò, vị trí mình đối với việc phản ánh hiện thực với những bất công ngang trái Những tác phẩm hiện thực của ông phần lớn tái hiện làng quê của ông Đó là hình ảnh người bà, người mẹ, người dì mà nhà văn đã gắn bó từ thuở thiếu thời Vì vậy, nó như là một sự tri ân của ông đối với những người nông dân nghèo khổ
Trong Trăng sáng Nam Cao đã xác lập sứ mệnh cao quý của nghệ thuật trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đầy rẫy những áp bứt bất công thời ấy là “nghệ thuật phải hướng tâm hồn vào đời sống của quần chúng lao khổ dưới đáy xã hội” bằng việc lắng nghe và đưa những “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” vào trong sáng tác Những tác phẩm đều mang nhịp đập của trái tim dạt dào tình cảm nhân đạo của người nghệ sĩ, trong đó có nhà văn “Chứ không phải là món giải trí của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những chiếc ghế xích đu nhún nhảy” (Trăng sáng) Đây cũng là một tuyên ngôn cảm động, đanh thép của quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” cũng là lời tâm niệm chân thành của
nhà văn tiểu tư sản nguyện trở về, chung thủy với quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ Là một nhà văn chân chính, Nam Cao bao giờ cũng đặt cuộc sống lên trên nghệ thuật Nam Cao tự nhủ phải sống cho đúng thì viết mới đúng Khi thực
dân Pháp trở lại xâm lăng đất nước ta, Nam Cao muốn “vứt cả bút đi để cầm súng”, nhà văn cảm thấy “Nếu như chưa cầm súng một phen thì cầm bút cũng vụng về” (Bút ký Ðường Vô Nam - 1946) Với Nam Cao nghệ thuật phải hiện thực
Trang 22cả trong nội dung và hình thức Tiểu thuyết của Nam Cao hình như không có sự
hư cấu Vì vậy, đọc văn Nam Cao ta kinh ngạc về tính chân thực, điều đó khiến cho tác phẩm của nhà văn có sức thuyết phục mạnh mẽ Về phương diện lao động nghệ thuật, Nam Cao nhấn mạnh lương tâm người cầm bút, Nam Cao phê phán
nghiêm khắc sự cẩu thả trong nghề văn coi đó là sự “bất lương” là sự “đê tiện”
Nam Cao thấy hết trách nhiệm của người cầm bút với ý thức trách nhiệm đầy đủ
trước xã hội, phải nổ lực để “hiểu biết, khám phá, sáng tạo” Đó là những quan
niệm nghệ thuật trải dài trong suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn Nam Cao
1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Nam Cao hi sinh giữa lúc ngòi bút đang ở giai đoạn trưởng thành và chín muồi để chuyển hướng từ Chủ nghĩa hiện thực phê phán sang Chủ nghĩa hiện thực XHCN Sự nghiệp sáng tác của ông có giá trị với khoảng 100 tác phẩm, trong đó
có 60 truyện ngắn và 2 tập truyện dài Sống mòn và Truyện người hàng xóm Nam
Cao sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945
1.2.1 Thời kì trước Cách mạng tháng Tám
Nam Cao bước vào văn đàn hiện thực phê phán từ năm 1936, đây là khoảng thời gian diễn ra quá trình đấu tranh dằn vặt để lựa chọn quan điểm, khuynh hướng sáng tác cho riêng mình Đây cũng là thời kì mà nhà văn Nam Cao đang phiêu bạt nơi đất khách quê người Ở Sài Gòn, Nam Cao vừa làm đủ nghề để kiếm sống, vừa viết báo cho Kịch Bóng ở Sài Gòn, Ích Hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay Nội dung của những tác phẩm thời kì này xoáy sâu vào cuộc đời của những con
người sống bằng nghề mua vui cho người khác Cảnh cuối cùng nói về cuộc đời
của cô đào hát đam mê ca hát, suốt đời cô chỉ biết có nghệ thuật nhưng cuối cùng
cô đã gục chết trên sân khấu với cả giọng hát của mình Truyện Hai xác chết kể về
một diễn viên nghèo bị tình phụ và anh ta đã giết chết người yêu trong lúc hai người đang biểu diễn cùng nhau Những tác phẩm trong thời kì này chưa được đánh giá cao vì các tác phẩm này chưa đạt đến độ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Lúc này Nam Cao kí tên trên các tác phẩm của mình với các bút danh là: Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê Năm 1937, ông gửi in trên Tiểu thuyết
Trang 23Thứ bảy các truyện ngắn: Nghèo, Đui mù Trên báo Hữu Ích: Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp Thông qua nội dung của những tác phẩm này ta thấy được ngòi
bút Nam Cao đang đi vào khai thác bản chất của cuộc sống và phản ánh hiện thực cuộc sống Đây chính là dấu hiệu chuyển mình về khuynh hướng sáng tác trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao
Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tràn vào Việt Nam âm mưu bành trướng và
sở hữu Đông Dương, trường tư thục Công Thanh nơi mà Nam Cao đang dạy học
bị chiếm đóng Nam Cao buộc thôi dạy và trở về quê nhà và viết truyện ngắn Cái chết của con Mực gởi cho báo Hà Nội Tân Văn với bút danh là Xuân Du Năm
1941, là năm đánh dấu sự thành công vang dội và khẳng định tên tuổi của Nam Cao trong dòng văn học hiện thực phê phán khi Nam Cao đem trình làng tập
truyện ngắn đầu tay Đôi lứa xứng đôi (Tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, sau được đổi tên là Chí Phèo) Khi tác phẩm này ra đời đã được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng Chính sự đón nhận của mọi người đối với tác phẩm Chí Phèo đã tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho Nam Cao tiếp tục sáng tác theo khuynh
hướng văn học hiện thực phê phán Xã hội Việt Nam trong thời kì này đang đắm chìm trong đêm trường nô lệ, nhân dân phải sống trong cảnh tối tăm, u ám dưới chế độ thực dân phong kiến Bọn thực dân và phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhau nhằm bóp nghẹt đời sống của nhân dân ta Làng Đại Hoàng – quê hương của Nam Cao, người nông dân lúc này phải sống trong cảnh bần cùng, cơ cực và nghèo đói Bên cạnh đó bọn thống trị còn tranh nhau bóc lột làm cho đời sống của người dân lâm vào tình trạng bần cùng hóa Và đây cũng chính là thời điểm mà Nam Cao cần phát huy hơn nữa ngòi bút hiện thực của mình và trong thời gian dạy
học ở tư thục Kỳ Giang – Thái Bình, Nam Cao đã viết các truyện ngắn: Dì Hảo, Nửa đêm Năm 1942, Nam Cao trở về làng và sáng tác hàng loạt các truyện ngắn như: Cái mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Con mèo, Những truyện không muốn viết, Nhìn người ta sung sướng, Đòn chồng, Trăng sáng, Đôi móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó Đồng thời, trong thời gian này ông cũng cho in những truyện ngắn viết cho thiếu nhi: Những kẻ khốn nạn, Người thợ rèn, Nụ cười, Con
Trang 24mèo mắt ngọc, Ba người bạn Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi thường được
tập trung miêu tả về những cảnh đời lưu lạc, những mảnh đời bất hạnh, những đời sống của những đứa trẻ sống đầu đường xó chợ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần Nam Cao đã viết bằng cả trái tim đồng cảm, thương xót đối với những cảnh đời bất hạnh của những trẻ thơ vô tội
Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập vào Hội văn hóa cứu quốc và ông tiếp
tục cho ra đời các tác phẩm: Mua nhà, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Thôi đi
về, Truyện tình, Mua danh, Một truyện Xuvơnia, Sao lại như thế này, Mong mưa,
Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Chuyện buồn giữa đêm vui, Điếu văn, Cười, Quên điều độ, Xem bói, Một bữa no, Ở hiền, Rửa hờn, Rình trộm, Nước mắt, Đời thừa in trên Tiểu thuyết thứ bảy Năm 1944, in truyện ngắn Lang Rận, Một đám cưới và một truyện dài: Truyện người hàng xóm được in trên tờ Trung Bắc chủ nhật, chia
ra làm nhiều kì Bản thân nội dung của những tác phẩm này không phản ánh xã hội nhưng thông qua những cảnh đời cùng cực, những số phận bi thảm của những con người sống trong cảnh đói rách, nghèo khổ để sau cùng lâm vào tình cảnh bế tác bần cùng hóa, bị tha hóa về nhân cách cho ta thấy được giá trị tố cáo của các tác phẩm này rất cao Qua đó, Nam Cao đã vạch trần bộ mặt xã hội thối nát đã gây
ra cho người nông dân bao nhiêu nỗi mất mát và chua cay vô cùng to lớn Đó là sự căm hờn đối với những chế độ áp bức, bất công và đàn áp cuộc sống con người của các thế lực thống trị Vào tháng 10/1944, Nam Cao hoàn thành tiểu thuyết
Chết mòn (Sau đổi tên lại là Sống mòn) Bộ tiểu thuyết này là cả một quá trình
“chết mòn” của người trí thức tiểu tư sản giữa một xã hội mà suốt ngày phải sống trong cảnh “áo cơm ghì sát đất”, sống trong những mối quan hệ xấu tốt giữa con người với con người Qua Sống mòn, ta thấy được sức mạnh tố cáo xã hội gay gắt
cũng như thấy được những khao khát đổi thay cuộc sống tù túng đó Cuộc sống chật vật hằng ngày được thể hiện qua những mâu thuẫn và đời sống nội tâm của
nhân vật Thứ trong tác phẩm: “Lòng Thứ đột nhiên hé lên một tia sáng mong manh: Thứ tự thấy hi vọng một cách vu vơ Sau cuộc chiến tranh này cuộc sống sẽ
dễ chịu hơn, công bình hơn, đẹp đẽ hơn”(Sống mòn) Tháng 8/1945, Cách mạng
Trang 25tháng Tám thành công đất nước về tay nhân dân Lúc này Nam Cao tham gia cướp
chính quyền phủ Lý Nhân và cho in truyện Mò sâm banh trên tạp chí Tiền phong
(Cơ quan ngôn luận của Hội văn hóa cứu quốc)
1.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám 1945
Trong thời gian này Nam Cao vừa tham gia hoạt động Cách mạng vừa sáng
tác Năm 1946, Nam Cao tham gia vào đoàn quân Nam tiến và tiếp tục viết Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Đường vô Nam, Cười Vào năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, trong thời kì này ông sáng tác nhật kí Ở rừng Cuối năm 1947, tiếp tục viết Nhật kí Ở rừng và cho ra mắt tác phẩm Đôi mắt Tác phẩm Đôi mắt có ý
nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép Tác phẩm nói về vấn đề nhìn nhận vấn đề của các thế hệ nhà văn lúc bấy giờ Cụ thể là cái nhìn và cách nhìn của các thế hệ nhà văn Nhà văn phải có cái nhìn đúng đắn và tích cực Tháng
7/1948, Nam Cao có bài viết về vấn đề Vài ý nghĩ về văn nghệ được đăng trên báo
Cứu quốc
Năm 1948 – 1949, Nam Cao đi thực tế ở vùng đồng bằng, sáng tác truyện
ngắn Bốn cây số cách một căn cứ địch Tháng 5/1950, ông nhận công tác và làm việc ở Tạp chí Văn nghệ Việt Nam, và ông đã viết tiểu thuyết Trận đầu về du kích
đồng bằng nhưng ông chưa viết hết phải bỏ dở dang vì ông chưa có thu thập đủ tài
liệu thực tế để viết Sau đó, Nam Cao đi chiến dịch và viết truyện Chuyện biên giới Năm 1951, in tập truyện kí Chuyện biên giới và kịch bản Đóng góp Ngày
23/9/1951, Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng dự Hội nghị liên khu Ba Sau đó, Nam Cao lên liên khu Bốn, rồi tham gia vào đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba Nam Cao có dự định vừa đi làm nhiệm vụ vừa kết hợp lấy thêm tài liệu để hoàn thành cuốn tiểu thuyết thai nghén nhưng ông đã chưa thực hiện được mong ước của mình thì ông đã bị địch phục kích và bắn chết vào ngày 30/11/1951
Ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám thì nhà văn Nam Cao đều có những sáng tác hay và đặc sắc Tuy ở thời kì đầu của quá trình sáng tác chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn nhưng sau đó Nam Cao đã nhanh chóng
Trang 26chuyển ngòi bút của mình sang chủ nghĩa hiện thực Vì thế cho nên khi nhắc đến Nam Cao người ít biết đến Nam Cao với vai trò là nhà thơ, nhà văn lãng mạn mà người ta chỉ nhắc đến Nam Cao với vai trò là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945
Chiến tranh không những đã cướp đi nhà văn Nam Cao để lại một khoảng trống cho nền văn học dân tộc mà còn làm mất đi một nhân tài của tổ quốc Nhưng với những đóng góp to lớn của nhà văn Nam Cao cho văn chương và cho cuộc sống sẽ mãi còn đọng lại trong mỗi con người Việt Nam Và để ghi nhận những đóng góp lớn lao của Nam Cao cho nền Văn học hiện đại Việt Nam năm 1996 Nam Cao được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1)
1.3 Đề tài người nông dân là một trong những đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Đề tài nông dân là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 Bên cạnh đề tài trí thức tiểu tư sản bởi vì xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ đang rối ren và tăm tối Bủa vây xung quanh nông thôn là những hủ tục lạc
hậu của làng xã mà đại diện là hương lí, hương hào, những chức sắc “cầm cân nảy mực” bênh vực cho quyền lợi của người nông dân theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”, phủ kín và chằng chịt mọi con hẻm của làng quê là dây thép gay của những chính sách “bảo hộ” của bọn thực dân phong kiến bằng những thứ thuế: thuế thân,
thuế ruộng, thuế vườn, thuế rượu… Tất cả đã tạo nên không khí ngột ngạt, oi bứt
và ảm đạm đến ghê sợ mà nông thôn Việt Nam phải gánh chịu Chắc có lẽ là do những nhà văn ấy hầu hết xuất thân từ nông thôn nên họ hiểu được cuộc sống, tâm
tư, tình cảm của người nông dân Gia đình, người thân của họ là những người
quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm miếng ăn đầy vất vả và
khổ cực Đồng thời họ còn bị các tầng lớp xiềng xích của kẻ thù bóc lột đến tận xương tủy và cuộc sống của những người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến lâm vào cảnh bần cùng Gia đình Ngô Tất Tố quanh năm phải vay nợ lãi cắt cổ của những người giàu có trong vùng, còn Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn
Trang 27lên trong một gia đình nông dân nghèo, một thứ “nghèo gia truyền”, đối với gia
đình đông con cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc phải lâm vào cảnh đói khổ, bệnh tật thường xuyên xảy ra như gia đình Nam Cao… Những con người nghèo khổ ấy phải chịu những lời mạc sát, cai nghiệt của bọn nhà giàu và còng lưng ra đóng nợ lãi cho chúng Hoặc khi nói về nhà văn Nguyên Hồng thì lại nhớ về những chuỗi ngày đắng cay, buồn tủi từ nhỏ đã phải sống cuộc đời của cậu bé mồ
côi, bố chết do bệnh lao, người mẹ trẻ bị khinh rẻ phải sống “tha phương cầu thực” Cuộc đời lam lũ bị hắt hủi, chịu bao cay đắng của cuộc đời đã tạo nên một
Nguyên Hồng hay xúc động, nhạy cảm và hay khóc trước số phận của những người bất hạnh Những nhà văn đó tuy sống cuộc sống nghèo khổ nhưng ở họ ta không thấy sự khuất phục, đầu hàng nghịch cảnh mà đó là sự vươn lên mạnh mẽ
Vì thế cho nên họ viết nhiều và viết rất hay về đề tài người nông dân Việt Nam trong giai đoạn này
Những nhà văn đã viết về đề tài người nông dân đó là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Dưới ngòi bút của các nhà văn hiện thực phê phán thì hình ảnh người nông dân hiện lên một cách chân thật và cụ thể Là một nhà văn cuối mùa, Ngô Tất Tố phải chịu cảnh đói nghèo triền miên và hơn hết là quê hương ông là vùng quê nghèo đói, cuộc đời của người dân quê suốt đời chôn chặt trong vòng vây của đói khát, bóc lột, chà đạp… Nhắc
đến Ngô Tất Tố thì ai cũng nhớ đến tiểu thuyết Tắt đèn, bộ tiểu thuyết đã gây tiếng vang và giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ thực dân phong kiến Tắt đèn ra đời
trong hoàn cảnh quê hương Bắc Ninh gánh chịu nạn lụt khủng khiếp cuốn trôi đi
bao ruộng lúa, của cải và cả tính mạng con người “Hai năm trước khi Tắt đèn ra đời một nạn lụt khủng khiếp tràn ngập sáu huyện thuộc Bắc Ninh làm 146634 người dân thất cơ lỡ vận, không có kế sinh nhai Trong đó thực dân chỉ chọn
33161 người khỏe mạnh đi phu đắp đê, số còn lại thì đi ăn xin lang thang đầu đường xó chợ” [16; tr 44] Qua Tắt đèn, Ngô Tất Tố muốn tố cáo một thứ “giặc”
còn ác ôn hơn nữa đó là sự bóc lột của thực dân Pháp tại làng Đông Xá Tiếng vang của mõ, trống, tù inh ỏi trong những ngày sưu thuế như là những tiếng giục
Trang 28giã, dồn thúc và đẩy người nông dân vào con đường cùng Cũng xuất phát từ ý
nghĩa tố cáo xã hội và lòng cảm thông sâu sắc đối với người nông dân mà Bước đường cùng đã được Nguyễn Công Hoan tái hiện lại trên bề rộng, khái quát từ cuộc sống Hiện thực của Bước đường cùng là tất cả bộ mặt thối nát của xã hội gây
nên cho người nông dân bao tai họa khủng khiếp như nạn Tây đoan bắt rượu lậu, nạn sưu cao thuế nặng, nạn cường hào ác bá, nạn cho vay nặng lãi, cảnh lũ lụt đói kém… Nhân vật Pha trong tác phẩm là một người nông dân chân chất hiền lành nhưng bị tên Nghị Lại thâm độc lập mưu để cướp ruộng đất Các nhà văn hiện thực thường xây dựng hình ảnh người nông dân đáng thương trong thế đối lập với bọn thống trị đầy mưu mô nham hiểm Một Chị Dậu hiền lành, đảm đang tháo vát lại phải đối đầu với Nghị Quế, tên trọc phú, dốt nát bủn xỉn… Một anh Pha thật thà, chân chất, cần cù với một Nghị Lại ngu xuẩn, ốm yếu, thâm độc… Đây là những tác phẩm viết về sức mạnh của quần chúng đại diện tiêu biểu là chị Dậu và anh Pha được phản ánh trên bình diện hiện thực của xung đột, mâu thuẫn của giai cấp và nhằm đả kích vào bọn thống trị Mặc dù chỉ là hành động tự phát, riêng lẻ, rời rạc cũng cho thấy cái nhìn tiến bộ của các nhà văn hiện thực về người nông dân, về những mâu thuẫn tất yếu của thời đại cần được giải quyết Các nhà văn hiện thực do được sở hữu năng khiếu đặc biệt nên rất dễ nhạy cảm với những đổi thay của thời cuộc, đặc biệt là thời kì đất nước diễn ra những cuộc đấu tranh đòi tự
do, cơm áo, dân chủ của phong trào Mặt trận dân chủ Ngay cả Vũ Trọng Phụng, một hiện tượng bị xem là thuộc trường phái chủ nghĩa tự nhiên, luôn bị mổ xẻ và
tranh luận nhưng với bút pháp “tả chân” hiện thực cùng với quá trình nhập cuộc
với phong trào cách mạng dân chủ đã có những chiều hướng thích nghi Do cuộc sống tù túng, khốn khổ nên ngòi bút của Vũ Trọng Phụng thường xoáy sâu vào đả
kích xã hội để trút những bực dọc cá nhân Trong Vỡ đê, ông đã có cái nhìn mới
mẻ về người nông dân khi ông cho nhân vật Phú có những tư tưởng tiến bộ, có niềm tin vào cách mạng để thôi thúc người dân biểu tình đòi quyền lợi cho mình, hoặc sự xuất hiện của giáo Minh, người chiến sĩ cộng sản với những cuộc biểu tình công khai đòi quyền lợi cho người nông dân…
Trang 29Khi viết về người nông dân thì các nhà văn hiện thực phê phán đều có điểm chung đó là mỗi nhà văn đều bám sát vào hiện thực để phản ánh và phản ánh một cách trung thực Nhưng những cách nhìn, quan điểm của mỗi nhà văn đều mang những nét riêng Hiện thực khi vào tay mỗi nhà văn đều được cụ thể hóa trên từng
khía cạnh và bình diện khác nhau Cụ thể như trong Tắt đèn, Bước đường cùng,
Vỡ đê tuy xuất phát từ điểm nhìn chung là mâu thuẫn giai cấp cần được giải quyết
nhưng bằng tài năng và phong cách riêng của từng nhà văn mà các tác phẩm đó
mang nét đặc sắc riêng không trùng lập Hiện thực Tắt đèn không được khái quát
như bức tranh toàn cảnh ở nông thôn đương thời mà nó chỉ là thước phim tái hiện lại không khí ngột ngạt, bức bách của những ngày sưu thuế Nó mang tính cách điển hình đặt trong mối xung đột giữa người nông dân với chế độ và guồng máy thống trị quan lại ở nông thôn Còn Nguyễn Công Hoan thì đi vào khái quát bề rộng của hiện thực với tất cả những chính sách đè nén, áp bứt những con người đáng thương Anh Pha bị bọn địa chủ âm mưu cướp ruộng đất và anh đã chống trả lại hành động gian manh của kẻ thù bằng tinh thần phản kháng mạnh mẽ: phang
đòn gánh vào đầu tên Nghị Lại Bước đường cùng được xây dựng trực tiếp từ mâu
thuẫn gay gắt giữa người nông dân và giai cấp thống trị Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm là có áp bứt thì tất sẽ có đấu tranh Tác giả đã vạch ra con đường sống duy nhất cho người nông dân là đoàn kết lại, dũng cảm đấu tranh đến cùng với kẻ thù giai cấp và hành động của Pha, San, Trương Thi… chống lại bọn địa chủ cướp lúa, cướp đất là minh chứng cho sức mạnh phảng kháng của người nông dân
Không phải chỉ các nhà văn hiện thực phê phán mới viết về đề tài người nông dân mà các nhà văn lãng mạn cũng viết về đề tài này Nhưng dưới ngòi bút của họ thì nông thôn Việt Nam và hình ảnh người nông dân không giống với những nhà văn hiện thực phê phán Các nhà văn lãng mạn cũng viết về đề tài người nông dân là do phong trào cách mạng dân chủ không chỉ ảnh hưởng đến các nhà văn hiện thực mà nó còn ảnh hưởng đến trào lưu lãng mạn đặc biệt là các cây bút trong Tự lực văn đoàn Các nhà văn này cũng có những đóng góp có phần tích
Trang 30cực cho lợi ích của quần chúng Hội Ánh Sáng do Nhất Linh làm chủ tịch được sự
đỡ đầu của Chatel, mặc dù bề mặt của hội là cơ quan bù nhìn phát ngôn cho bọn thực dân nhưng những hành động cứu tế dân ở Bắc Ninh, thi hành những cải cách, xây dựng những trường học, phát thuốc, đào giếng… Những hoạt động đó xét cho cùng thì cũng có ích cho dân mặc dầu nó xuất phát từ những chiêu thức muốn tạo
sự tin tưởng, ngụy biện vào những chính sách hữu nghị của thực dân Pháp nhằm
đánh lạc hướng nhân dân của Chatel Và những tác phẩm như Giấc mộng Từ Lâm, Con đường sáng, Gia đình, Hai vẻ đẹp… được ra đời trên cơ sở tiền đề của hội
Ánh Sáng tổ chức nhằm đem lại niềm tin cho người dân, cho đất nước Những hoạt động mà các nhà văn muốn hướng đến là muốn nâng cao trình độ cho dân, giáo hóa dân Nhưng hầu như những tư tưởng của họ đều thực hiện bằng tư tưởng
cải lương, ảo tưởng Chẳng hạn như trong Giấc mộng Từ Lâm, Nhất Linh đã nêu
mơ ước đứng lên lập trường địa chủ, đại khái là xây dựng những ngôi trường, tậu
ruộng, lập thư viện, đồn điền… để giáo hóa cho dân “Người thời làm trong đồn điền có nhiều hoa lợi cho dân khỏi đói, người thì dạy nghề công nghệ, người thì dạy học, cốt làm cho họ biết ăn ở với nhau cho hòa hợp, biết yêu cảnh thiên nhiên…” Nhất Linh mơ ước xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân
dựa vào lòng tốt của địa chủ tân học mà điều đó thì quá xa rời khi địa chủ và nông dân là hai lực lượng đối kháng, không thể dung hòa Đó vẫn mãi là một giấc mộng
đẹp Ngoài ra họ còn xây dựng thêm hình ảnh “khách chinh phu” mang đầy hoài
bão muốn cải tạo cuộc sống xã hội ngày càng tươi đẹp hơn, họ là những người suốt đời đeo đuổi ước mơ huyền ảo, để trốn tránh cuộc đời hèn nhát, ô nhục và ấp
ủ lòng yêu nước mơ hồ Họ vừa tích cực nhưng lại vừa tiêu cực, có chút lạc quan nhưng nhanh chóng nhuốm màu ảm đạm Có lẽ đó là hai trạng thái đối lập trong hai con người văn chương và chính trị của Hoàng Đạo, Nhất Linh, Khái Hưng Chính con đường tuột dốc của văn chương cùng với sự suy thoái về chính trị của
họ Như nhân vật Dũng trong Đoạn tuyệt, Duy trong Con đường sáng, Doãn trong Hai vẻ đẹp cảm thấy thất vọng về sự thống khổ của người dân quê, sự “u mê ngu muội”, sự dốt nát quê mùa mà họ cho là không thể thay đổi được Như Nhất Linh
Trang 31từng phát biểu: “Tôi vẫn tha thiết mong cho đám bình dân thiệt thòi và thấp kém trong xã hội có những quyền sống mà họ thiếu thốn Tôi đã bị thất vọng nhiều lần, thất vọng như bao nhiêu người khác đã quá mong mỏi ở những nơi không nên mong mỏi…” Các nhà văn lãng mạn luôn thi vị hóa cuộc sống và trong họ luôn
xuất hiện hai cực đầy mâu thuẫn giữa lãng mạn và hiện thực Còn Thạch Lam thì viết văn bằng một trái tim chân thành tha thiết Dường như còn văng vẳng đâu đây tiếng còi tàu đem lại ánh sáng niềm tin cho chị em Liên và cho cả phố huyện buồn
tẻ (Hai đứa trẻ) Cách nhìn của Thạch Lam đối với người lao động là cái nhìn hiện
thực giàu tính nhân đạo Tác giả không hề dùng gam màu thi vị để tô điểm bức
tranh nông thôn Việt Nam Hay trong Nhà mẹ Lê, là cuộc đời cơ cực, vất vả của
người mẹ một thân một mình nuôi đàn con nheo nhóc Tuy suốt cuộc đời cực khổ long đong nhưng mẹ Lê vẫn hi sinh một cách thầm lặng Và kết thúc tác phẩm là cái chết bi thảm của mẹ Lê để laị đàn con thơ dại Cách giải quyết của Thạch Lam không vạch ra hướng đi cho nhân vật hay đó là quá trình bần cùng hóa không lối thoát của người lao động nghèo khổ? Lời văn của Thạch Lam nhẹ nhàng, đằm thắm và giàu chất trữ tình Nhân vật của Thạch Lam nhỏ bé, tội nghiệp thường tách mình ra khỏi cuộc sống thì Thạch Lam dường như cũng tách rời và biệt lập với những phương châm, quan điểm của Tự lực văn đoàn Người nông dân hiện lên trong ngòi bút của Thạch Lam nhỏ bé, cô đơn và lạc lõng Họ không phải là nhân vật của hành động mà họ là con người nội tâm, nhân vật của tâm lí, trạng thái Đó là thân phận của những bà mẹ, người vợ Việt Nam đảm đang, tần tảo,
giàu đức hi sinh (Cô hàng xén, Hai lần chết, Nhà mẹ Lê…) Hay luôn hoài tưởng
về quá khứ và hi vọng ở tương lai (Hai đứa trẻ) Cảm quan lãng mạn của Thạch
Lam chưa nhìn nhận được những mâu thuẫn, xung đột giai cấp mà chỉ đi sâu vào việc miêu tả cuộc đời, số phận của người dân nghèo khổ, chưa hướng nhân vật vào con đường cụ thể mà chỉ kết thúc đúng với thực tại cuộc sống mà họ đang đối mặt
và gánh chịu Còn trong những sáng tác của Nguyên Hồng là hình ảnh của những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ Miêu tả nỗi đau của người
phụ nữ bị lễ giáo và các hủ tục lạc hậu đã đẩy họ vào con đường “buôn phấn bán
Trang 32hương” như Tám Bính (Bỉ võ) hoặc phải bỏ làng ra đi để rồi phải chết nơi “đất khách quê người” Hay những đứa trẻ lang thang kiếm sống, bị cuộc đời vứt bỏ, phải đối mặt với cuộc sống đầy cam go và thử thách (Con chó vàng, Hai nhà nghề) Nhân vật của Nguyên Hồng được tạo nên trong trường liên tưởng từ chính
cuộc đời và thân phận của nhà văn Khi nghĩ về Nguyên Hồng với cảm quan hiện thực đầy lãng mạn ta sẽ thấy được những điểm tích cực trong những sáng tác của Thạch Lam Bên cạnh đó, Trần Tiêu cũng được xem như một trường hợp tương tự như Thạch Lam Là một nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn nhưng khi viết về
đề tài nông dân, ngòi bút của Trần Tiêu thể hiện nhiều nét tiến bộ Bộ tiểu thuyết
Con trâu là những chương xúc động về đời sống gia đình nông dân là bác xã
Chính Cuộc sống của họ tuy nghèo khó nhưng rất vui vẻ và hạnh phúc nhưng rồi
vì hạn hán, thuế và tiền mua chức xã để nở mặt nở mài mà gia đình họ phải bán ruộng đất và lâm vào cảnh đói khổ Ông xã Chính làm việc suốt đời chỉ mơ ước có một con trâu để cày nhưng cho đến lúc chết bác vẫn mê man với ước mơ có một con trâu cho riêng mình Gia đình bác xã cần cù, siêng năng nhưng quanh năm vẫn
bị thiếu ăn, nợ nần chồng chất Qua đó cho chúng ta thấy rằng, những trang văn của Thạch Lam, của Trần Tiêu nhẹ nhàng nó không có tính dứt khoát và mạnh mẽ như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng Nhưng chúng ta có thể thấy các tác phẩm của Thạch Lam, Trần Tiêu mang cái nhìn hiện thực Và hai nhà văn ấy được xem là điểm sáng của trào lưu lãng mạn
Dòng văn học hiện thực phê phán đã tạo nên sức sống vững chãi Nó phê phán những quan điểm thoát li, trốn chạy cuộc sống Nam Cao là thế hệ nối tiếp của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng nên Nam Cao nêu cao tinh thần của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao luôn đòi hỏi văn chương nghệ thuật phải trở về đời sống hiện thực, phản ánh tình trạng thống khổ của hàng triệu nhân dân
lao động "Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng) Và khi lần giở những trang văn viết về nông thôn Việt Nam
của dòng văn học hiện thực ta không khỏi xót xa trước những cảnh đời, số phận của người nông dân trên bề mặt tác phẩm của Nam Cao Nam Cao đi vào miêu tả
Trang 33những số phận, mảnh đời đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật của làng quê Việt Nam, những nỗi khổ vặt vãnh, tủn mủn đang gặm nhấm và làm băng hoại nhân cách của con người Qua những truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân, Nam Cao đã tiếp thu được những mặt tích cực của các nhà văn hiện thực trước đó
và tạo được sự khác biệt làm nên những thành công không thể nhằm lẫn với bất cứ
ai trong dòng văn học hiện thực phê phán Nam Cao là một người suốt cuộc đời hi sinh vì nghệ thuật
Khi nhắc đến Nam Cao, người đọc không thể không nhớ đến những trang viết đầy bi phẫn và xót thương cho số phận của những trí thức tiểu tư sản nghèo như: Hộ, Điền, Thứ… trong xã hội thực dân phong kiến Khi nhắc đến Nam Cao, người đọc không thể cầm lòng được trước những số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ Có thể nói ông vừa là nhà văn của tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa là nhà văn của nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 Ở đề tài nào ông cũng có đóng góp đáng kể
Khi Nam Cao bước vào “làng văn” hiện thực phê phán thì “làng văn” này
đã có một số nhà văn đã thành danh Hầu hết các sáng tác của họ cũng tập trung khai thác đời sống bấp bênh, nghèo khổ của người nông dân và người trí thức tiểu
tư sản nghèo trước cách mạng tháng Tám 1945 Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng… Nam Cao cũng đi vào đề tài trí thức tiểu tư sản và nông dân nhưng khác với những nhà văn trên Nam Cao đã tìm cho mình một lối đi riêng để khắc họa một bức tranh hiện thực của đời sống một cách cụ thể và chân thật nhất
Thông thường các nhà văn khác đi vào khai thác “cái đói” về vật chất Còn Nam Cao không chỉ đi vào “cái đói” về vật chất mà ông còn đề cập đến “cái đói” về
tinh thần Đây là đặc điểm tạo nên nét riêng, nét đặc sắc ở ngòi bút Nam Cao Nam Cao đã phản ánh cuộc sống của giai cấp tiểu tư sản với những hình ảnh của những người trí thức rơi vào bi kịch ở mảng đề tài viết về đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo Bên cạnh đề tài trí thức tiểu tư sản thì đề tài viết về người nông dân cũng là một đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao Khi viết
về đề tài người nông dân thì Nam Cao đã lấy tư liệu từ hiện thực cuộc sống của
Trang 34làng Vũ Đại của nhà văn để đưa vào trong những sáng tác của mình Đề tài người nông dân cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn nổi tiếng sáng tác và đã có
những thành công đáng kể như: Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Vũ Trọng Phụng với tác phẩm Vỡ đê Đây là những cây bút
tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán những năm cuối thập niên 1930 Nhưng hình ảnh người nông dân hiện lên trong những trang viết của Nam Cao hoàn toàn mới mẻ và độc đáo đã khẳng định được tài năng sáng tạo của nhà văn Nông thôn Việt Nam hiện lên trong tác phẩm của Nam Cao không rộng lớn và bao quát như trong những tác phẩm của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan mà nông thôn Việt Nam trong sáng tác của Nam Cao chỉ là bối cảnh cụ thể của làng Vũ Đại Bối cảnh xã hội làng Vũ Đại không những không hạn hẹp về những sự kiện, những hoạt động mà còn mở ra cho người đọc thấy được rất nhiều vấn đề bao quát của xã hội thực dân phong kiến đương thời Làng
Vũ Đại là nơi diễn ra những cuộc phân chia ngôi thứ, phân chia bè phái để bóc lột nhân dân một cách dã man Nơi đây thường xảy ra những tệ nạn rượu chè, cờ bạc
và những tệ nạn xã hội Làng Vũ Đại còn là nơi cho chúng ta thấy được những cảnh tủi nhục, nghèo khổ, bần cùng hóa đã đè nặng lên cuộc sống của những người dân lao động nghèo Hình ảnh của người nông dân trong những sáng tác của Nam Cao không phải là sự đánh trả lại bọn lính lệ, cai tổng như chị Dậu và cũng
không giống như anh Pha trong Bước đường cùng dám đương đầu với bọn ác ôn
để dành lại ruộng đất cho mình Người nông dân của Nam Cao đã không xuất phát
từ mâu thuẫn giai cấp buộc phải giải quyết một cách cấp thiết mà chỉ là cuộc đấu tranh với cái nghèo và cái đói Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đi vào
mổ xẻ những ung nhọt của giai cấp thống trị gây nên những căn bệnh hiểm nghèo cho người nông dân còn Nam Cao thì xem xét lại nguyên nhân sâu xa của quá trình xâm nhập của những tế bào di căn gây nên những ung nhọt cho xã hội Nam Cao đã đi sâu vào ngõ nghách của những mâu thuẫn muôn đời giữa người nông dân và chế độ áp bứt bóc lột Đó là cả một quá trình vật lộn với cái đói và cái nghèo trong cuộc sống khốn khổ của người nông dân Hình ảnh người nông dân
Trang 35hiện lên trong tác phẩm là những con người đang vật vã, giằng co với miếng ăn hằng ngày Tuy sống ở nông thôn nhưng họ vẫn bị nạn đói hoành hành Người nông dân ở đây không phải đói khổ vì do thiên tai, do thời tiết làm mất mùa mà người dân đói là do bọn địa chủ bóc lột đến tận xương tủy gây nên trong khi đó bọn địa chủ thì sống trong cảnh giàu sang
Nam Cao phản ánh hiện thực cuộc sống dựa trên những quá trình người dân phải chống chọi với cái đói, cái nghèo Đó là hình ảnh một Lão Hạc lương thiện, hiền lành vì thương con muốn hi sinh cho con và vì cuộc sống quá túng quẫn đến không có cái gì để ăn nên ông đã dùng bã chó để kết thúc cuộc đời đau khổ của
bản thân mình (Lão Hạc) Và đó là cuộc đời của anh Đĩ Chuột cũng tương tự như
cuộc đời của Lão Hạc, vì không muốn đem lại gánh nặng cho vợ con và để giải
thoát khỏi cuộc đời nghèo khổ nên anh đã thắt cổ tự vẫn (Nghèo) Bức tranh hiện
thực của nông thôn làng Vũ Đại bao trùm một màu sắc tang tóc và chết chóc, chia lìa với những cảnh tượng đầy máu và nước mắt Và con người muốn giải thoát cuộc đời khỏi cuộc sống bế tắc, cùng quẫn chỉ có thể tìm đến cái chết chứ không còn con đường nào khác Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết đầy thương
tâm của Lão Hạc và anh Đĩ Chuột Còn người đàn bà trong Một bữa no thì nguyên
nhân dẫn đến cái chết của bà ta là do bà vì no quá mà chết Đây cũng là một hi vọng muốn duy trì cuộc sống của những con người bần hàn trong những ngày đói khổ Chính điều này đã thôi thúc bà cái Tí đến ăn rình nhà bà phó Thụ (nơi cháu
bà là cái Tí đang đi ở) Bà đã không còn nhớ đến danh dự và sĩ diện, chính cái đói
đã làm lưu mờ tâm trí lấn áp phần người và bộc lộ rõ nét phần con trong con người
bà lúc này Bà đã chết trong cái no và đây cũng là kết cục của những số phận người nông dân nghèo khổ
Bên cạnh việc kết thúc cuộc đời mình như Lão Hạc, anh Đĩ Chuột để giảm nhẹ gánh nặng và sự lo toan cho vợ con, anh phải tự treo cổ để kết thúc cuộc đời mình Cái chết của Lão Hạc và anh Đĩ Chuột là hai cái chết thanh cao, chết để cho những người còn lại được sống Và cái đói cũng làm cho nhân cách của con người
bị thui chột đi, vì miếng ăn họ có thể không nghĩ đến ai khác ngoài bản thân mình
Trang 36Nhân vật người cha trong Trẻ con không biết đói, vì miếng ăn mà tự cho mình cái
quyền được ăn cả phần của vợ con mình vì luôn thấy đói Hay vì miếng ăn mà
người cha luôn nhìn vào cái bụng căng tròn của con mà khẳng định “trẻ con không biết đói” Cũng giống như nhân vật người cha trong Trẻ con không biết đói thì nhân vật người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó cũng vì miếng ăn mà
không thiết gì đến vợ con đang trong cảnh đói khát Người cha tìm mọi cách để thịt con chó và cùng bạn bè ăn nhậu no say bỏ mặc vợ con đói khát Chính cái đói
đã làm mất đi tình cảm cha con tốt đẹp và thiêng liêng Cùng cảnh ngộ với cái đói
làm mất đi nhân cách của con người là vợ Lúng (Đòn chồng) Cũng vì miếng ăn
mà thị đã quên đi danh dự và sỉ diện của bản thân mình Thị đã ăn gian hai tấm bánh đúc của bà bán hàng và vì thế mà chị ta bị phát hiện, bị lăng nhục ở ngoài chợ Hay sau khi chị ta bị chồng đánh đập dã man, chị ta vẫn cứ sà vào nồi cháo trai mà hắn nấu để chén sạch Cái đói lúc này đã thật sự có ma lực và con người có thể đánh mất cả chính bản thân mình Chỉ có miếng ăn là quan trọng nhất đối với
họ lúc này Qua những cảnh đời những nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao
ta thấy hệ thống nhân vật gồm đủ mọi nhân vật với nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng ở mỗi nhân vật lại có những cách biểu hiện khác nhau trong cảnh đói khổ Những nhân vật của Nam Cao cùng ở trong hoàn cảnh đấu tranh ác liệt với cái đói, cái nghèo Qua đây ta thấy Nam Cao rất am hiểu về cuộc sống và bản chất của những người nông dân trong những năm tháng đói khổ Ông nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện tạo nên một bức tranh nông thôn với nhiều màu sắc và nhiều dáng vẻ khác nhau
Chính cuộc sống nghèo đói đã dồn con người ta vào con đường cùng không lối thoát Có người cố chống chọi lại nghèo đói bằng mọi cách kể cả cái chết và cũng có người bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính Những con người nhỏ bé này
bị những sự nham hiểm, độc ác của chế độ xã hội đã đẩy họ đến ngõ cụt, đẩy họ
vào cuộc sống bế tắc không lối thoát Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao là đại diện cho lớp người đó trong xã hội Chí Phèo xuất thân từ một anh nông dân hiền lành nhưng sau khi bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân thì khi trở
Trang 37về đã biến thành con quỷ dữ, thành một kẻ côn đồ không ai dám gần Chí Phèo đã thực sự bị tha hóa về nhân cách sau khi đi tù về Chí Phèo cũng có những ước mơ
về cuộc sống tốt đẹp bình thường như bao nhiêu người dân lương thiện khác nhưng chính cái xã hội đó đã dồn ép Chí vào ngõ cụt và đem lại cho cuộc đời Chí
cả một màu u tối Chí đã trở thành một người chuyên rạch mặt ăn vạ, bị cả làng Vũ Đại xa lánh Nhưng khi gặp được Thị Nở là một người phụ nữ dở hơi đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo Nhờ bát cháo hành của Thị Nở mà Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc và thương yêu của người khác dành cho Chí Tuy Chí không được mãn nguyện được làm người lương thiện để tiếp tục sống nhưng đó cũng là cả một quá trình đấu tranh của con người với cái ác và cái xấu Họ thà chết
để được sống làm người lương thiện Đó là quá trình thức tỉnh lương tâm trong
con người của Chí Phèo Không giống như Chí Phèo, nhân vật anh Cu Lộ trong Tư cách mõ bị tha hóa về nhân cách tuy có sự thức tỉnh nhưng anh không có hành
động đấu tranh để chống chọi lại với cái ác và cái xấu Anh ta có lúc thức tỉnh và ý thức được việc làm của mình nhưng vì định kiến của xã hội và sự đố kị của người đời đã đẩy anh vào con đường tha hóa không lối thoát Và anh ta lại cứ tiếp tục làm nô lệ của cái xấu và cái ác Cu Lộ lúc đầu cũng là một người nông dân hiền lành chân chất, chăm chỉ làm ăn và được mọi người xung quanh yêu mến quý trọng Lúc đầu làm một thằng mõ, anh áy náy nhưng mọi người rất ủng hộ anh Họ động viên anh nhưng khi thấy anh có được nhiều lợi ích từ việc làm mõ thì họ lại
ganh tỵ với anh Họ xa lánh anh và khinh bỉ anh: “Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá Họ ngấm ngầm ghen tị với hắn Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa nhau để báo thù” (Tư cách mõ) Lộ nhận ra được sự thay đổi của mọi
người xung quanh khi nhìn anh, anh tỏ ra hối hận nhưng rồi cuối cùng anh lại trở thành một tên mõ chính tông cũng tham lam và đê tiện Sự tha hóa, biến chất đó chính là do sự ghẻ lạnh, lòng đố kị của con người tạo nên Viết về sự tha hóa của người nông dân, Nam Cao muốn phê phán tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn và độc
ác đã cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, đẩy anh Cu Lộ thành một thằng mõ chính tông với những bản tính xấu xa Từ sự cảm thông, xót xa trước cảnh ngộ của
Trang 38những người nông dân cũng như nhìn rõ bộ mặt cay nghiệt của chế độ xã hội cho nên những trang viết của Nam Cao viết về đề tài người nông dân luôn có giá trị ở mọi thời đại Khi viết về người nông dân Nam Cao luôn có một cái nhìn nhân đạo sâu sắc và một trái tim chân thành để nhìn nhận vấn đề Những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân vô cùng phong phú và đa dạng Những số phận, cuộc đời của người nông dân là những mảnh ghép của bộ mặt xã hội đương thời Nó mang tính cụ thể và khái quát của nông thôn Việt Nam Có lẽ
do xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khổ cũng như thấm thía nỗi đau của
số phận người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến nên Nam Cao
đã tạo cho mình lối đi riêng và có những sáng tác sâu sắc khi viết về đề tài người nông dân
Xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với đẫy rẫy những bất công và giai cấp nông dân là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ xã
hội đó gây ra Những người nông dân “chân lấm tay bùn” cũng bị áp bức bóc lột
và cái nghèo đeo bám Họ cày xới trên mảnh đất của địa chủ vất vả, cực nhọc nhưng vẫn không có cái ăn Họ bị vây bủa bởi những thứ thuế má, tô tuất, những
hủ tục lạc hậu của xã hội thực dân nửa phong kiến với một bộ máy cai trị độc ác
Và kết quả là đã đẩy người nông dân lâm vào cảnh túng quẫn, nợ nần chồng chất phải bỏ làng đi vào những sở mộ phu, những đồn điền cao su hay đến bước đường cùng phải đi tự vẫn để kết thúc cuộc đời Nhắc đến cuộc sống bần cùng của người nông dân thì những truyện ngắn của Nam Cao có sức truyền tải đầy đủ nhất Nam Cao đã len lỏi vào cuộc sống từng gia đình nông dân của làng Vũ Đại để phản ánh nhưng không phải là sao chép nguyên mẫu mà qua tài năng nghệ thuật của nhà văn
thì cuộc sống của người nông dân được hiện lên rất sống động Qua Tắt đèn, Ngô
Tất Tố đã bốc trần thứ thuế thân đã đẩy gia đình của chị Dậu vào cảnh bần cùng
Đồng thời với phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố đã phê phán những thủ đoạn của
chánh tổng, chánh hội, chánh lễ với những hủ tục quái gở nhằm thống trị và bóc lột người dân Ngô Tất Tố đã đanh thép tố cáo chế độ xã hội áp bức, đè nén cuộc sống của người nông dân Khác với những thái độ đả kích mạnh mẽ như Ngô Tất
Trang 39Tố, Nam Cao cũng nói về những hủ tục, tệ nạn ở nông thôn bằng một thái độ nhẹ nhàng Nam Cao miêu tả cuộc sống của người nông dân một cách chân thực đúng với bản chất vốn có của nó Trong truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện rất nhiều những tệ nạn xã hội như rượu chè, xóc đĩa đã đẩy người nông dân vào cảnh nợ nần
chồng chất, đói khổ triền miên Từ ngày mẹ chết là một câu chuyện đau lòng về
người mẹ yêu thương, chăm sóc Ninh và Đật đã qua đời vì nghèo không có tiền chạy chữa bệnh tình Hai đứa trẻ chỉ biết trông đợi vào sự chăm sóc và lo lắng còn lại của người cha mà thôi Chúng không có cơm ăn, không có áo lành lặn để mặc Cha chúng bỏ chúng bơ vơ để đi kiếm sống bằng nghề xóc đĩa Và cuối cùng phải bán nhà vì thua xóc đĩa Âm thanh của những tiếng dùi đục phá nhà làm cho Ninh
nhớ lại tiếng: “Người ta đóng cá chiếc săng của mẹ” khi mẹ chết hay đó cũng là
những âm thanh đóng chặt cuộc đời của hai chị em Ninh vào tối tăm, bi thảm Hay
những người chồng, người cha trong một loạt truyện ngắn Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó, Dì hảo, Ở hiền, Đòn chồng, Mua danh cũng bị
cuốn hút vào rượu chè, cờ bạc Những người đàn ông đó chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không hề nghĩ đến vợ con mình đang đói khổ Những người đàn ông này sẵn sàng bán non những buồng chuối, những gốc bưởi, lấy tiền làm lụng vất vả của vợ để mua rượu thịt và để đi xóc đĩa Đó là những con người vô trách nhiệm
và nhẫn tâm với những người thân trong gia đình Nếu như không có tiền, không
có gì để cầm cố thì chúng đánh đập vợ con, chúng vay nợ khắp nơi để lo cho chí
ăn chơi của chúng Đó là những kẻ vô công rỗi nghề, lười biếng, ích kỉ, tham ăn,… Bọn họ chính là sản phẩm của những tệ nạn mà bọn thống trị bày ra để nhằm đầu độc tinh thần cũng như đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng để họ dễ dàng bóc lột Tuy Nam Cao không trực tiếp tố cáo xã hội nhưng thông qua những truyện ngắn của Nam Cao ta thấy được nội dung tố cáo của những thiên truyện của Nam Cao càng mạnh mẽ hơn
Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao còn viết về những vấn đề xoay quanh những phong tục tập quán lạc hậu Khi những người nghèo khổ đó chết đi thì việc ma chay ở thôn quê là nơi để người ta ăn uống hả hê Đó chính là lí do mà
Trang 40Lão Hạc (Lão Hạc) trước khi chết phải để dành tiền làm đám để không làm phiền xóm giềng Hoặc cuộc đời của anh Thái trong Làm tổ phải lâm vào cảnh tứ cố vô
thân, không tài sản Vì lúc ông cha y còn sống thì cũng nghèo rớt mồng tơi nhưng khi chết thì phải lo cỗ, lo trà, trăm thứ phải lo nên không còn có gì để lại cho con
cháu Nam Cao đã đúc kết một triết lí về thủ tục ma chay ở nông thôn: “Bởi vì người ta không phải là con chó, người ta không thể chết như con chó chết, chết còn làm lợi cho kẻ khác Người chết phải đem chôn Lại không thể cầm cái mai, moi một đống đất lên mà chôn như chôn một con mèo chết vào gốc cây khế cho cây khế ngọt Phải mua cỗ gỗ Phải mời xóm, mời làng Phải có bát nước, miếng trầu Phải biện lưng cơm cho những người khiêng Ấy nói phận nghèo Nếu cứ thế còn vay mượn được thì lại còn phải đến trăm thứ khác Cái chết ở thôn quê là một cái gì đó rầy rà to” (Làm tổ) Người nông dân khi sống thì phải chịu bao nhiêu
điều cực khổ nhưng đến khi chết thì vẫn không được yên nghĩ Người thân của những người chết thì lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu Ngoài những hủ tục ma chay làm hại người chết lẫn người sống thì cuộc sống ở nông thôn, người dân còn
bị mê muội, lôi cuốn giữa miếng ăn giữa đình làng Đúng là “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” Những người nông dân vì ham địa vị, danh tiếng đã tạo điều kiện cho bọn thống trị có cơ hội được đục khoét Trong Góc chiếu giữa đình
kể về bọn quan lại chức sắc ở làng Đ.Tr vì không có tiền để sửa lại đình nên treo chức sắc Lý Cựu lơ lửng và rao bán Ông Lũy là người ít học nhưng tham lam danh vọng chức tước đã bán ruộng bán trâu để mua chức Lý Cựu Để rồi cuối cùng bà Lý Cựu phải ra Hà Nội làm vú già để kiếm sống Bên cạnh đó còn có tình
cảnh đáng thương của vợ chồng anh Bịch (Mua danh), hai vợ chồng nghèo khổ
làm lụng vất vả, có giàn trầu xanh tốt bán được nhiều tiền Trớ trêu thay cho cảnh những người nghèo được chút tiền bạc liền bị bọn hương lí bòn rút bằng cách bắt
đi phu, nếu không có tiền phải đem thân ra chịu Cuối cùng anh Bịch phải đi vay
đi mượn tiền cộng với số tiền bán giàn trầu có được để mua chức hương trưởng để thoát thân Tiền thì mất, nợ nần thì bủa vây nhưng anh Bịch chỉ có mỗi một nhiệm
vụ là giải tán bọn trẻ ranh Bọn chức sắc trong làng đã tìm ra những chức danh,