1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát quy trình sản xuất bánh mì bổ sung khóm

52 936 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trong phạm vi đề tài khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng khóm và đường cho vào bột nhào đến chất lượng bánh mì, khóm được băm nhuyễn và chần ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút, cho vào bột nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

VĂN HOÀNG LŨY

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ BỔ SUNG

Trang 2

Luận văn đính kèm với tên đề tài “KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH

MÌ BỔ SUNG KHÓM” do Văn Hoàng Lũy thực hiện và báo cáo đã được hội đồng

chấm luận văn thông qua

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của thầy hướng dẫn và bản thân Các

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Đồng ý ký tên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Nguyễn Đoan Duy đã tận tình hướng dẫn,

tìm cách giải quyết các vấn đề, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt luận

văn tốt nghiệp

Gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa Nông

nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và

truyền đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm bổ ích trong suốt

thời gian học ở trường

Cuối lời, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng thí nghiệm, các

bạn lớp công nghệ thực phẩm khóa 33 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Văn Hoàng Lũy

Trang 5

TÓM LƯỢC

Nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất bánh mì đã có nhiều đề tài nghiên cứu

khác nhau Với đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất bánh mì bổ sung khóm” đã được

thực hiện, bánh mì bổ sung khóm là một sản phẩm mới nhằm đưa chất xơ từ khóm

vào bánh mì với tỉ lệ thích hợp nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng bánh mà

còn tạo ra bánh có giá trị về cảm quan và dinh dưỡng Trong phạm vi đề tài khảo sát

sự ảnh hưởng của hàm lượng khóm và đường cho vào bột nhào đến chất lượng bánh

mì, khóm được băm nhuyễn và chần ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút, cho vào bột

nhào với tỉ lệ khác nhau Sau đó với thành phần phụ liệu tối ưu nhất khảo sát thời

gian nướng và nhiệt độ nướng ảnh hưởng đến chất lượng bánh nhằm tạo ra quy

trình sản xuất bánh mì ổn định và đạt chất lượng cao

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tỉ lệ khóm cho vào bánh mì thích hợp là 20% khối lượng bột vì nếu cho nhiều

khóm vào bánh thì làm cho bánh rời rạc, khả năng giữ khí kém, ít nở làm giảm chất

lượng bánh, ảnh hưởng tới cảm quan kém

Tỉ lệ đường cho vào bột nhào là 10% làm cho bánh có vị ngọt dịu không bị nhão và

cháy khét

Với 25 phút trong 2200C là thời gian và nhiệt độ tối ưu nhất để sản xuất bánh mì bổ

sung khóm

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM LƯỢC v

MỤC LỤC v

DANH SÁCH BẢNG viii

DANH SÁCH HÌNH ix

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH MÌ 2

2.1.1 Bột mì 2

2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược 2

2.1.1.2 Thành phần hóa học của bột mì 2

2.1.2 Nấm men 4

2.1.3 Khóm 5

2.1.4 Đường 6

2.1.5 Muối 7

2.1.6 Nước 7

2.1.7 Trứng 7

2.2 NHỮNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ 7

2.2.1 Sự hình thành khối bột nhào 7

2.2.2 Những biến đổi xảy ra trong bột nhào 7

2.2.3 Nướng bánh 9

2.2.6.1 Biến đổi độ ẩm và nhiệt độ của cục bột nhào 9

2.2.6.2 Các quá trình vi sinh và hóa sinh xảy ra khi nướng bánh 9

2.2.6.3 Các quá trình xảy ra trong bột nhào khi nướng 10

Trang 7

2.2.6.4 Sự thay đổi thể tích bánh khi nướng 10

2.2.6.5 Sự thay đổi khối lương bột nhào 11

2.2.6.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm 11

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 PHƯỢNG TIỆN NGHIÊN CỨU 12

3.1.1 Địa điểm 12

3.1.2 Thời gian thực hiện 12

3.1.3 Nguyên vật liệu – thiết bị 12

3.1.3.1 Nguyên vật liệu 12

3.1.3.2 Dụng cụ, thiết bị 12

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.2.1 Phương pháp phân tích 12

3.2.2 Quy trình thí nghiệm tham khảo 13

3.2.2.1 Quy trình 13

3.2.2.2 Thuyết minh quy trình 14

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14

3.3.1 Thí nghiêm 1: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng khóm và lượng đường bổ sung đến chất lượng bánh mì 14

3.3.1.1 Mục đích 14

3.3.1.2 Chuẩn bị mẫu: 14

3.3.1.3 Bố trí thí nghiệm 15

3.3.1.4 Tiến hành thí nghiệm 15

3.3.1.5 Ghi nhận kết quả 16

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nướng đến chất lượng của bánh mì 16

3.3.2.1 Mục đích 16

3.3.2.2 Chuẩn bị mẫu 16

3.3.2.3 Bố trí thí nghiệm 16

3.3.2.4 Tiến hành thí nghiệm 17

3.3.2.5 Ghi nhận kết quả 17

Trang 8

Chương 4: KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 18

4.1 THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG HÀM LƯỢNG KHÓM VÀ LƯỢNG ĐƯỜNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ 18

4.1.1 Ảnh hưởng của hàm lượng đường và khóm đến tỉ lệ tăng thể tích của bánh 18

4.1.2 Ảnh hưởng của hàm lượng đường và khóm đến độ cứng của vỏ bánh 19 4.1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng đường và khóm đến chất lượng cảm quan của bánh 21

4.2 THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN NƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁNH MÌ 23

4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nướng đến tỉ lệ tăng thể tích của bánh 23

4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian nướng và nhiệt độ nướng đến độ cứng của vỏ bánh mì 25

4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian nướng và nhiệt độ nướng đến chất lượng cảm quan của bánh mì 26

Chương 5: KẾT LUẬN –VÀ ĐỀ NGHỊ 28

5.1 KẾT LUẬN 28

5.2 ĐỀ NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

PHỤ LỤC 31

PHỤ LỤC 1 31

PHỤ LỤC 2 31

PHỤ LỤC 3 32

PHỤ LỤC THỐNG KÊ ANOVA ix

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của bột mì (tính theo % KL) và nhiệt lượng

(cal/100g) 2

Bảng 2.2 Thành phần hóa học của khóm tính trên 100g ăn được 6

Bảng 3.1 Nguyên liệu trong sản xuất bánh mì có bổ sung khóm (%nguyên liệu so

với bột mì) 14

Bảng 3.2 Nguyên liệu trong sản xuất bánh mì có bổ sung khóm 16

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của hàm lượng khóm và đường đến tỉ lệ tăng thể tích (lần)

bánh mì 18

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng khóm và đường đến độ cứng của vỏ bánh

(g/mm2) 19

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng khóm và đường đến cảm quan của bánh 21

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nướng đến tỉ lệ tăng thể tích bánh mì

Trang 10

Hình 4.3 Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ nướng bánh đến tỉ lệ tăng thể tích 23

Hình 4.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nướng đến độ cứng của bánh mì 25

Hình 5.1 Quy trình sản xuất bánh mì khóm hoàn thành 28

Hình 5.2 Bánh mì bổ sung khóm có dạng hình tròn 29

Trang 11

Chương 1: GIỚI THIỆU

Bánh mì là loại thức ăn được dùng nhiều nhất và rộng rãi nhất trên thế giới, và rất

quen thuộc với mỗi người Bánh mì là loại thực phẩm rất có giá trị dinh dưỡng cao,

trong đó có chứa nhiều protid, chất bột đường và lipid… góp phần đa dạng hóa bữa

ăn cho người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên… trong xã hội công

nghiệp hóa hiện nay Trên thị trường có nhiều loại bánh mì khác nhau, nhưng có

một đặc điểm chung là thiếu thành phần chất xơ trong bánh mì Chất xơ không xem

là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng nhưng nó là chất rất cần thiết đối với cơ

thể Với chế độ ăn uống hiện nay, giới sinh viên, cán bộ công chức, người lao động

thường với bữa ăn là thực phẩm chế biến sẵn với mục đích cung cấp năng lượng

cho cơ thể mà quên mất thành phần chất xơ cũng không kém phần quan trọng

Khóm là loài cây có hiệu quả kinh tế cao, quả khóm không chỉ phục vụ cho nhu

cầu tiêu thụ tươi trong nước mà còn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam Các mặt

hàng khóm xuất khẩu ở nước ta rất phong phú và đa dạng: khóm đóng hộp, khóm

đông lạnh, đồ hộp khóm nước đường, các sản phẩm nước trái cây, jam hay jelly từ

khóm…và bánh mì bổ sung khóm cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ khóm

Nguồn nguyên liệu khóm rất dồi dào cũng là loại trái cây chứa nhiều chất xơ Do

đó, nâng cao chất lượng dinh dưỡng thực phẩm nói chung và trong bánh mì nói

riêng là một việc làm rất có ý nghĩa, để đáp ứng nhu cầu trên, với đề tài này khảo

sát quy trình sản xuất bánh mì có bổ sung khóm để tăng hàm lượng chất xơ trong

bánh mì và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bánh mì có bổ sung khóm

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khảo sát quy trình làm bánh mì có bổ sung khóm để sản xuất ra loại bánh mì có

chứa chất xơ và hương vị thơm ngon nhằm đa dạng hóa sản phẩm về bánh mì

Trang 12

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH MÌ

Nguyên liệu sản xuất bánh mì chủ yếu là 4 thành phần chính: bột mì, nước, nấm

men, muối Ngoài ra, tùy theo loại bánh mà có các nguyên phụ liệu khác như:

đường, sữa trứng, bơ… và các phụ gia khác Trong trường hợp này sử dụng các

thành phần phụ liệu là đường, khóm và trứng

2.1.1 Bột mì

2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược

Bột mì có hai loại: Bột mì trắng và bột mì đen Bột mì trắng được sản xuất từ hạt

lúa mì trắng, bột mì đen được sản xuất từ lúa mì đen Do đó có bánh mì trắng và

bánh mì đen Bánh mì trắng có độ xốp cao hơn, độ acid nhỏ hơn và độ ẩm của bánh

cũng nhỏ hơn so với bánh mì đen Ruột bánh mì trắng có màu trắng ngà, vỏ có màu

vàng đẹp, còn bánh mì đen thì có màu nâu tối Ở nước ta chủ yếu sản xuất bánh mì

trắng Lúa mì trắng có hai loại: loại cứng và loại miềm, loại cứng có chất lượng cao

hơn Trong các loại bột đó có các hạng khác nhau: loại thượng hạng, loại I, loại II,

loại thô

2.1.1.2 Thành phần hóa học của bột mì

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của bột mì (tính theo % KL) và nhiệt lượng (cal/100g)

Loại bột Nước Protein Lipid Đường Xelulose Độ tro Nhiệt lượng

Loại thượng hạng 14 10,8 0,9 73,6 0,2 0,5 354,4

Nguồn: Bùi Đức Hợi, 2007

* Protein: Hàm lượng protein trong các loại bột mì khác nhau thì không giống

nhau Hàm lượng protein tăng dần từ bột hạng cao đến bột hạng thấp, nhưng về mặt

dinh dưỡng thì protein trong bột hạng cao giá trị hơn Protein trong bột mì gồm có 4

loại:

- Anbumin (hòa tan trong nước)

- Globumin (hòa tan trong dung dịch muối trung tính)

- Prolamin (hòa tan trong dung dịch rượu rượu 60 – 80%), còn có tên gọi là gliadin

- Glutelin (hòa tan trong dung dịch kiềm yếu 0,2%), còn có tên gọi là glutenin

Trong 4 loại protein nói trên, hàm lượng anbumin và globulin chiếm khoảng 20%,

còn 80% là prolamin và glutelin Tỷ lệ gliadin và glutenin trong bột mì tương

đương nhau Khi đem bột mì nhào với nước và để yên một thời gian sẽ tạo thành

gluten Rửa bột nhào cho tinh bột trôi đi, còn lại một khối dẻo đó là gluten Gluten

Trang 13

thu được sau khi rửa của bột nhào gọi là gluten ướt Trong gluten ướt có chứa

khoảng 60 – 70% nước Hàm lượng gluten ướt trong bột mì dao động khá lớn, từ

15-55%

* Glucid:

Glucid trong bột mì gồm có tinh bột, dextrin, cenlulose, hemicenlulose, glucid keo,

các loại đường Tinh bột là glucid quan trọng nhất của bột, trong bột có các hạng

cao có chứa đến 80% tinh bột Tinh bột của các loại bột khác nhau thì không giống

nhau về hình dáng, kích thước, khả năng trương nở và hồ hóa Độ lớn và độ nguyên

của hạt tinh bột có ảnh hưởng đến tính rắn chắc Khả năng hút nước và hàm lượng

đường trong bột nhào Hạt tinh bột nhỏ và hạt tinh bột vỡ sẽ bị đường hóa nhanh

hơn trong quá trình sản xuất bánh mì Trong các hạt tinh bột, ngoài tinh bột ra còn

có một lượng rất nhỏ acid photphoric, acid silisic, acid béo và các chất khác

* Lipid:

Là những chất hữu cơ kỵ nước có cấu trúc khác nhau, không hòa tan trong nước

nhưng có khả năng hòa tan trong các dung môi hữu cơ Trong số các lipid của bột

mì, ngoài các chất béo trung tính còn phải kể tới các photpharic, sterin, sắc tố và các

vitamin hòa tan trong chất béo Trong bột các lipit có trạng thái tự do và trạng thái

kết hợp với protid và glucid Những hợp chất này ảnh hưởng đến tính chất của

gluten, chúng làm cho gluten đàn hồi hơn Hàm lượng chung của các lipid trong bột

mì khoảng 2 – 3%, lipit của bột gồm khoảng 75% chất béo

* Enzym: thủy phân protein và tinh bột

Các enzym là những hợp chất protein có chất xúc tác thuỷ phân các chất phức tạp

thành các chất đơn giản phục vụ cho quá trình lên men Hai loại enzym quan trọng

trong sản xuất bánh mì:

Enzym thuỷ phân protein chia làm hai loại: proteinase và polipeptidase tác dụng của

chúng là thuỷ phân protein có cấu trúc phức tạp thành những hợp chất đơn giản,

chúng cắt đứt mối liên kết giữa protein với nước Trong công đoạn nhào bột một số

protein không tan trong nước sẽ liên kết với nước làm cho khối bột trở nên dẻo và

đàn hồi Nguồn protein đã có sẵn trong bột nguyên liệu từ nấm mốc từ các vi sinh

vật phân huỷ phân tử protein thành các axit amin khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự

hoạt động của proteinase 40 – 450C, pH thích hợp 4,5 – 5,6 Các chất khử có tác

dụng tăng cường hoạt động của proteinase trong bột bằng cách điều chỉnh nhiệt độ,

độ pH và sự có mặt các chất kìm hãm (muối ăn, chất oxi hoá) Men thuỷ phân tinh

bột gồm α-amylase và β-amylase trong điều kiện tối thích chúng có thể thuỷ phân

95% tinh bột trong bột, α-amylase thuỷ phân tinh bột cắt đứt mối liên kết α-1,4

glucoside cho ra dextrin mà dextrin liên kết với nước kém nên làm cho ruột bánh bị

Trang 14

ướt làm giảm chất lượng bánh Nếu trong bột nhão lượng α-amylase cao sẽ ảnh

hưởng xấu đến trạng thái của ruột bánh trong thời gian nướng Để giảm độ hoạt

động của α-amylase trong trường hợp cần thiết có thể tăng acid của bột nhào

β-amilase cũng tham gia vào quá trình đường hoá tinh bột, xúc tác cắt đứt liên kết

glucoside của α-1,4 glucan hình thành maltose làm tăng chất lượng của sản phẩm

2.1.2 Nấm men

Nấm men là tên chung chỉ nhóm nấm men có cấu tạo đơn bào và thường sinh sản

bằng cách nảy chồi và phân cắt Nhiều loài trong nhóm này có khả năng lên men

rượu được áp dụng trong sản xuất rượu bia, rượu vang, làm bánh mì (Lương Đức

Phẩm, 2001)

Chủng loại nấm men bánh mì thuộc loài saccharomyces cerevisiae, trung bình

chứa nước 68 – 75%, protid 13 – 14%, glicozen 6,8 – 8%, xenlulose 1,8%, chất béo

0,9 – 2%, tro 1,8 – 2,5% Ngoài ra còn có sinh tố D, B1, B2, B6, PP, axid pentotenic,

axid zolic và biotin, chất khoáng như: K, P, Mg, Ca, Fe và một số nguyên tố vi

lượng khác (Bùi Đức Hợi, 2007) Thời gian sinh sản hình thành tế bào mới khoảng

30 – 40 phút, nhưng trong môi trường bột cần 2,5 – 3 giờ Tốc độ sinh sản phụ

thuộc vào thành phần và nồng độ chất dinh dưỡng của môi trường, nhiệt độ, pH

và mức độ sục không khí Nhiệt độ thích hợp cho nấm men thích hợp sinh sản

Trong công nghệ sản xuất bánh mì giai đoạn lên men bột mì đóng vai trò quyết

định đến chất lượng bánh mì Quá trình lên men được thực hiện bởi nấm men Khi

đó nấm men sẽ chuyển hoá đường có trong bột mì thành cồn và CO2 theo phương

trình phản ứng sau:

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2

Chính CO2 sẽ là tác nhân làm bánh mì nở, khí CO2 được tạo thành sẽ bị giữ lại

trong các mạng gluten Gluten trong bột mì lại là protein rất đặc biệt chúng có tính

chất đàn hồi và tạo mạng Khi nướng bánh mì ở nhiệt độ cao CO2 sẽ tăng thể tích,

mạng gluten sẽ căng ra và tạo thành những túi chứa CO2 Khi nhiệt cao hơn

CO2 sẽ thoát ra khỏi túi chứa nó và tạo ra những lỗ xốp trong bánh Kết quả là

bánh có độ xốp, khả năng lên men càng mạnh, độ xốp của bánh càng nhiều bánh

càng nở và thể tích bánh càng tăng (Nguyễn Đức Lượng, 2002)

Có 3 dạng nấm men được sản xuất thường gặp:

Nấm men ép

Nấm men ép được sản xuất từ các chuyên sản xuất nấm men, nhà máy rượu bia và

các nhà máy làm bánh mì Trong dịch bã của nhà máy rượu bia rỉ đường có chứa rất

nhiều nấm men trong khối dịch bã nếu tận dụng sẽ rất kinh tế Nguyên liệu chính để

Trang 15

sản xuất nấm men bánh mì là rỉ đường (từ các nhà máy đường) thành phần rỉ đường

gồm có đường 40 – 50% chất không đường, nước 20 – 26% Muốn chuẩn bị môi

trường dinh dưỡng cho nấm men người ta pha loãng mật rỉ đường với nước Quá

trình sản xuất nấm men được thực hiện theo các bước chính như sau:

Axit hoá môi trường bằng H2SO4 chúng ta tách tạp chất không cần thiết Thêm

(NH4)2SO4, KH2PO4, biotin để tăng nguồn dinh dưỡng cho nấm men và để tăng tốc

độ phát triển của nấm men Sau đó cấy nấm men giống vào môi trường và thổi khí

liên tục vào dịch nuôi nấm men kéo dài 12 – 18 giờ Kết quả thu được 80 – 100g

nấm men trong một lít môi trường Dung dịch được ly tâm để tách nấm men, nấm

men thu được đem ép để loại ra nước thừa và bảo quản ở 0 – 40C Nấm men ép có

màu vàng nhạt, độ ẩm 75%

Nấm men khô

Nấm men khô được sản xuất từ nấm men ép có chất lượng cao Trước khi sấy khô

nấm men được trộn với bột mì và sấy chân không đến độ ẩm 7,5 – 8% (nhiều nhà

nghiên cứu cho rằng nếu sấy độ ẩm dưới 6% thì protid của tế bào nấm men bị biến

tính, enzym của nấm men bị mất hoạt tính) Độ ẩm nấm men khô không quá 11 –

12% So với nấm men ướt thì nấm men khô bảo quản lâu và vận chuyển dễ, tuy

nhiện hoạt tính thấp hơn so với nấm men ép

Nấm men lỏng

Nấm men lỏng là dịch nấm men chưa phân để tách nấm men Khi dùng nấm men

lỏng phải lưu ý đến hàm lượng nước trong nấm men lỏng để tránh bột nhào bị nhão

2.1.3 Khóm

Cây khóm có tên khoa học là Ananas comosus L Merr, là một trong những loại

trái cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao Cây khóm được trồng phổ biến ở Việt

nam Ở đồng bằng sông Cửu Long, khóm được trồng chủ yếu ở Long An, Tiền

Giang, Cần Thơ, Kiên Giang Khóm là một trong ba loại quả nhiệt đới có giá trị

kinh tế cao, được trồng và sử dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ

biến trên thế giới (Bartholomew et al., 2003) Hơn 70% sản lượng khóm sau thu

hoạch ở các nơi trên thế giới được sử dụng để ăn tươi, lượng khóm này còn

được sử dụng trong chế biến các sản phẩm xuất khẩu

Khóm thích hợp với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, sợ rét và sương muối, trong

điều kiện thích hợp có thể sinh trưởng quanh năm Khóm là loại cây ăn quả không

kén đất (Chan et al., 2003) Ở đồng bằng sông Cửu Long, khóm là cây tiên phong

đi mở đường cho các loại hoa màu và các cây trồng khác như mía, chuối, cam,

đậu…trên đất phèn Quả khóm là một trong các loại quả có hương thơm ngon và

giàu chất dinh dưỡng, có nhiều công dụng

Trang 16

Thành phần hóa học của nguyên liệu khóm

Trong thành phần dinh dưỡng của khóm hầu như không chứa tinh bột và vitamin

D, trong khi hàm lượng các loại vitamin khác đều hiện diện đủ, đặc biệt vitamin C

chiếm một tỷ lệ tương đối cao Các thành phần hóa học cơ bản của khóm được

Đường có ảnh hưởng đến độ dai của bột nhào và quá trình lên men của bột nhào

Đường nhiều làm cho bột nhào bị chảy và làm giảm chất lượng nước liên kết trong

bột nhào Nếu cho một lượng đường nhỏ vào bột nhào thì tốc độ của quá trình lên

men sẽ tăng nhưng quá trình lên men và ủ bột nhào sẽ bị ức chế nếu sử dụng đường

quá nhiều Đường cũng ảnh hưởng đến màu sắc của vỏ bánh Trong quá trình nướng

bánh ở nhiệt độ cao đường bị chuyển hoá thành các hợp chất màu làm cho màu sắc

của vỏ bánh đẹp hơn (Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí, 2000)

Trang 17

2.1.5 Muối

Muối có tác dụng làm cho vị của bánh ngon hơn, gluten chặt lại Muối có ảnh

hưởng đến trạng thái hoạt động của các vi sinh vật trong bột nhào và độ hoạt động

của enzym Muối sử dụng trong công nghiệp sản xuất bánh mì phải đảm bảo tiêu

chuẩn thực phẩm Hàm lượng muối 96,5-99,2% Các chất không tan từ 0,05-0,9 %

(Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí, 2000)

2.1.6 Nước

Nước dùng để trộn bột nhào là nước uống bình thường, nước phải trong suốt không

màu, không amoniac, H2S, hoặc các acid từ nitơ, không có vi sinh vật gây bệnh Độ

cứng của nước thích hợp từ 7 – 9 mg đương lượng trong một lít (1mg đương lượng

chứa 20,04mg Ca2+ và 12,06 mg Mg2+ trong một lít) Các muối trong nước cứng

cũng góp phần làm cho gluten chặt lại, vị nước cứng gây cho bánh không ngon vì

vậy nước có độ cứng cao không sử dụng trong cộng nghiệp bánh mì Nước không

đạt tiêu chuẩn phải được xử lí trước khi sử dụng (Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí,

2000)

2.1.7 Trứng

Trứng gà giúp giữ ẩm cho bánh lúc nướng và tạo hương vị sản phẩm ngoài ra trong

trứng gà còn có chất lecithins có tác dụng làm chất nhũ hóa tăng cường sự giữ khí

trong bột nhào

2.2 NHỮNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH

2.2.1 Sự hình thành khối bột nhào

Bột nhào thường chỉ chứa bột mì, nước, natri clorua Khi bột được thêm nước, natri

clorua và nhào trộn trong 10 – 20 phút, các protein của gluten sẽ hấp thụ nước, định

hướng, sắp xếp lại thành hàng và giãn mạch từng phần nên sẽ làm phát sinh các

tương tác ưa béo và hình thành các cầu đisufua mới Một mạng protein ba chiều

có tính nhớt đàn hồi được thiết lập, dần dần những tiểu phần gluten ban đầu

biến thành những màng mỏng bao lấy xung quanh các hạt tinh bột và những hợp

phần khác có trong bột mì Khối bột trở thành đàn hồi và dễ chảy gọi là bột nhão

(Lê Ngọc Tú, 2001)

2.2.2 Những biến đổi xảy ra trong bột nhào

Từ khi nhào bột đến khi nướng trong bột nhào đã xảy ra nhiều biến đổi và các biến

đổi này có liên quan đến quá trình lên men Quá trình lên men xảy ra từ khi bắt đầu

đến khi kết thúc chia làm hai giai đoạn chính :

- Giai đoạn 1: từ lúc đầu đến lúc chia bột Mục đích của giai đoạn này là tích tụ

Trang 18

hương vị và làm thay đổi tính chất bột nhào cho phù hợp với quá trình sản xuất

bánh, giai đoạn này bánh chưa nở

- Giai đoạn 2: từ lúc chia bánh đến khi lên men kết thúc quá trình lên men mạnh,

nhanh mục đích tích tụ hương vị và tạo nở

Toàn bộ các quá trình này liên quan đến hoạt động của vi sinh biến đổi hoá keo và

hoá sinh trong khối bột nhào

- Quá trình lên men vi sinh vật

Trong quá trình lên men bột nhào thì sự lên men rượu đóng vai trò chủ yếu và xảy

ra dưới tác dụng của hệ enzym trong nấm men, các enzym chuyển hoá các loại

đường thành CO2 và rượu Ảnh hưởng đến quá trình lên men kết thúc có các yếu tố:

nhiệt độ, nồng độ H+, các vitamin, khoáng, muối Song song với quá trình lên men

rượu bao giờ cũng có quá trình lên men acid lactic, quá trình lên men sinh ra một số

sản phẩm acid axetic, acid citric, acid formic, acid tartric trong đó acid lactic và

acid axetic là hai acid chủ yếu làm cho độ acid của bột nhào tăng lên Tốc độ tạo

acid phụ thuộc vào nhiệt độ Vì vậy nếu lên men ở nhiệt độ cao 35 – 400C thì bột

nhào rất chóng chua vì khoảng nhiệt độ này thích hợp cho sự phát triển của vi

khuẩn lên men acid lactic Quá trình lên men sinh khí CO2 tích tụ tạo thành các

túi khí, gluten có tác dụng làm khung giữ các khí từ đó cho bánh mì nở, xốp và đàn

hồi

Trong quá trình keo hoá của bột nhào cũng phụ thuộc vào độ acid của môi

trường bột nhào, nếu độ acid tăng thì sự peptid hoá protid tăng nhanh dẫn đến

protid trương nở nhiều và làm thay đổi tính chất vật lí của khối bột nhào (Vũ

Trường Sơn, Nhan Minh Trí, 2000)

- Quá trình hoá sinh

Quá trình hoá sinh trong bột nhào có liên quan chặt chẽ với enzym vi sinh vật và hệ

enzym trong bản thân nguyên liệu Những biến đổi chủ yếu có ảnh hưởng đến chất

lượng bánh là hệ glucid – amylase gây nên Trong quá trình lên men hệ glucid –

amylase luôn thay đổi, đầu tiên glucid bị thuỷ phân theo thứ tự: glucose,

fructose, sacarose, maltose, trisacarose Sau đó thuỷ phân tinh bột thành maltose

cho đến khi kết thúc Hoạt động protid -protease tuỳ thuộc vào loại bột và chất

lượng nấm men Nếu bột xấu và chất lượng nấm men kém, protease hoạt động

mạnh thì gluten bị vụn nát, do đó khả năng giữ khí của bột kém, bánh ít nở và

ruột bánh ướt (Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí, 2000)

Trang 19

2.2.3 Nướng bánh

2.2.6.1 Biến đổi độ ẩm và nhiệt độ của cục bột nhào

Khi gia nhiệt cục bộ trong lò nướng nhiệt độ và độ ẩm có sự thay đồi không giống

nhau giữa các lớp khác nhau: lớp vỏ bề mặt, lớp sát vỏ và lớp trung tâm của bánh

Ở những giây phút đầu tiên của quá trình nướng nhiệt độ cục bột (300C) thấp

hơn rất nhiều so với nhiệt độ buồng nướng (200 – 2300C) và do độ ẩm không khí

trong buồng nướng cao do đó sự ngưng tụ hơi nước trong bề mặt bánh (độ ẩm ở

lớp bề mặt tăng 1,3%) Sau đó nhiệt độ bề mặt tăng lên 1000C, khi đó ở lớp bề

mặt bánh có sự bốc hơi nước mạnh, trong giai đoạn này nhiệt độ ở lớp bề mặt

không tăng cho đến khi lớp vỏ mất hết nước, khi đó nhiệt độ vỏ bánh tăng lên 160

– 1800C và có sự hình thành lớp vỏ ngoài cứng Vận tốc hình thành vỏ bánh phụ

thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí trong buồng nướng Độ ẩm môi trường

khộng khí trong buồng nướng càng lớn và nhiệt độ nướng càng thấp thì quá trình

hình thành vỏ bánh càng chậm Lượng nước ở lớp ngoài của bánh một phần

chuyển sang môi trường không khí và một phần chuyển vào phía trong ruột bánh

Nguyên nhân ẩm di chuyển theo sự truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi

có nhiệt độ thấp (từ lớp ngoài vào trung tâm ruột bánh) Ẩm di chuyển từ nơi có ẩm

cao đến nơi có ẩm thấp (từ lớp bên dưới vỏ ra đến lớp vỏ bên ngoài và thoát ra môi

trường) Dưới lớp vỏ hình thành một vùng bay hơi nước, vùng này sẽ đi sâu vào

ruột bánh làm độ dày của vỏ bánh tăng dần vào bên trong Một phần hơi nước ở

vùng bay hơi chuyển qua vỏ và bay hơi, một phần do trở lực của lớp vỏ cứng nên

nước chuyển vào trung tâm ruột bánh Do đó độ ẩm ruột bánh tăng lên so với độ ẩm

ban đầu, 1,5 - 2,5% độ ẩm của lớp trung tâm tăng chậm và đạt giá trị nhỏ nhất so

với lớp trung gian Nhiệt độ trung tâm ruột bánh ở cuối quá trình nướng lên 94 –

970C và nhiệt độ đó đủ làm chín bánh

2.2.6.2 Các quá trình vi sinh và hóa sinh xảy ra khi nướng bánh

Trong những phút đầu tiên của quá trình nướng, nhiệt độ bánh 30 – 400C phát

triển của các nấm men và vi khuẩn lên men acid được tăng cường Sau đó giảm

xuống và ngưng hoạt động khi nhiệt độ đạt 700C Ở giai đoạn đầu cũng xảy ra quá

trình thủy phân tinh bột bằng enzym và bằng acid có trong bột nhào Trong quá

trình lên men bột nhào và lên men kết thúc, tinh bột được thủy phân rất ít nhưng

cường độ thủy phân tinh bột tăng khi bột nhào được gia nhiệt Nhiệt độ thích hợp

cho sự hoạt động của enzym β-amylase là 62 – 640C và của enzym α-amilase 71

– 750C Khi nhiệt độ tăng quá cao thì sự hoạt động của các hệ men bị ngưng Khi

nhiệt độ đạt 82 – 840C thì hoạt động của β-amylase bị ngưng và ở 97 – 980C hoạt

động của α-amilase bị ngưng Nếu hàm lượng acid trong bột nhào cao thì có thể rút

ngắn được quá trình thủy phân tinh bột bằng enzym nhưng do hàm lượng acid trong

Trang 20

bột nhào không đáng kể nên sự thủy phân tinh bột bằng acid thấp

Trong quá trình nướng bánh có gần 70 chất gây hương vị được tạo thành (rượu,

acid, este, aldehyd, ceton, furfurol) gây hương vị thơm ngon đặc trưng cho bánh

mì Đặc biệt ở lớp vỏ đã xảy ra phản ứng maillard tạo melanoidin, các chất màu và

các chất thơm Các chất gây mùi thơm từ lớp vỏ khuếch tán một phần vào ruột bánh

và một phần thoát ra môi trường Cường độ màu của vỏ bánh phụ thuộc vào: hàm

lượng acid amin và đường khử trong bột nhào, nhiệt độ nướng Vỏ bánh màu nhạt

thì chưa hình thành đủ các chất gây hương Như vậy sự hình thành màu sắc vỏ

bánh và sự tạo thành các chất thơm có liên quan với nhau Bánh mì có vỏ chặt

và nhẵn thì giữ được mùi lâu hơn

2.2.6.3 Các quá trình xảy ra trong bột nhào khi nướng

Các quá trình keo xảy ra chủ yếu trong bột nhào Khi nướng là quá trình hồ háo tinh

bột và sự đông tụ protein, các quá trình này có ý nghĩa lớn bởi vì làm bánh chín và

ăn được Ở 400C hạt tinh bột bắt đầu trương nở khi nhiệt độ tăng cao hơn thì các

hạt tinh bột vỡ ra Nước len vào bên trong hạt tinh bột phân hủy hạt tinh bột và giải

phóng các thành phần amylose, amylosepectin Amylose hoà tan thành dung dịch

còn amylosepectin tạo thành keo dính Muốn hồ hoá hoàn toàn lượng nước nhiều

gấp 2 – 3 lần lượng nước hiện diện trong bột nhào Do đó trong thời gian nướng

tinh bột chỉ được hồ hoá cục bộ Sự hồ hoá trong môi trường thiếu nước sẽ diễn

ra chậm và sẽ kết thúc khi nhiệt độ trung tâm bánh đạt 95 – 970C Tinh bột đã hồ

hoá sẽ liên kết với nước tự do trong bột nhào và nước thoát ra từ protid bị biến

tính Lượng nước tự do trong bánh giảm đi rõ rệt, do đó ruột bánh mì khi chín sẽ

khô ráo và đàn hồi Nếu emzym amylase phân cắt hầu hết tinh bột thành dextrin

thì tinh bột bị mất tính háo nước và ruột bánh sẽ trở nên dính Quá trình biến tính

của protid do nhiệt xảy ra ở 50 –700C Khi bị đông tụ protid sẽ giải phóng nước

liên kết, khi đó các phân tử protid liên kết chặt với nhau và mất tính đàn hồi

Protid biến tính tạo thành bộ khung chặt chẽ cho bánh mì và cố định hình dáng

của bánh Còn các hạt tinh bột đã hồ hoá keo dính và bám xung quanh bộ khung

gluten (Vũ Trường Sơn, Nhan Minh Trí, 2000)

2.2.6.4 Sự thay đổi thể tích bánh khi nướng

Thể tích bánh mì thành phẩm thường lớn hơn so với bánh mới đem vào nướng 10 –

30% Thể tích bánh tăng nhanh và nhiều trong quá trình lên men rượu trong

bột nhào, khí CO2 sinh ra đáng kể Dưới tác dụng của nhiệt độ trong quá trình

nướng, khí CO2, hơi nước, hơi rượu, không khí …sẽ dãn nở và làm cho thể tích ổ

bánh tăng

Khi vỏ cứng của bánh được hình thành và bao phủ lấy ổ bánh thì quá trình tăng thể

Trang 21

thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm không khí trong buồng nướng Sự tăng thể tích bánh

làm cho bánh có độ xốp cần thiết, hoàn thiện mặt ngoài của bánh và nâng cao khả

năng tiêu hoá của bánh

2.2.6.5 Sự thay đổi khối lương bột nhào

Về cơ bản 95% sự giảm khối lượng là do ẩm tách ra trong quá trình tạo vỏ bánh,

một phần do sự bay khí CO2, các axit hữu cơ dễ bay hơi, bay hơi rượu và sự cháy

các chất ở vỏ bánh trong quá trình nướng Sự giảm khối lượng bánh phụ thuộc vào

loại sản phẩm (hình dáng và khối lượng cục bột) phương pháp nướng (có khuôn hay

không có khuôn, độ dày của vỏ, lượng ẩm mất đi…) bánh có kích thước thể tích

nhỏ thì tỉ lệ giảm ẩm cao, bánh trong khuôn khi nướng ít bị giảm khối lượng Nếu

độ ẩm không khí hay buồng nướng cao thì độ ẩm bề mặt cục bột cao do đó sự tạo

vỏ càng chậm, vỏ bánh bóng láng, giữ khí tốt nên sự giảm khối lượng ít Nếu quá

trình nướng tạo vỏ bánh mỏng thì ít giảm khối lượng, nếu tôc độ đối lưu không khí

trong buồng nướng cao thì sự giảm khối lượng tăng

2.2.6.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm

Bánh mì tốt hình dáng đồng đều, không cong mốp, nở đều, không rạn nứt, vàng

đều, không cháy Cùi nhẵn bóng, vàng đồng đều Ruột bánh nở đều, không có bột

sống, không có chỗ quá dính, quá ướt, độ đàn hồi tốt, lấy ngón tay ấn nhẹ phải trở

lại trạng thái ban đầu, không vỡ thành mãnh nhỏ do quá khô

Mùi vị thơm ngon, không có mùi vị lạ, không chua, không đắng, không mốc

meo, không có mùi khét dầu, nhai không thấy lạo sạo do sạn cát

Độ ẩm trung bình 40-45%

Độ chua không quá 5 độ

Độ xốp 63-68%

(Phạm văn Sổ,1975)

Trang 22

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Địa điểm

Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Công

Nghệ Thực Phẩm trường Đại Học Cần Thơ

3.1.2 Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện 9/8/2010 đến 6/12/2010

3.1.3 Nguyên vật liệu – thiết bị

 Máy đo cấu trúc (Rheotex, Sản xuất Nhật Bản, 1996)

 Một số dụng cụ và thiết bị khác dùng trong nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp phân tích

 Xác định cấu trúc bánh bằng máy đo cấu trúc

 Đo thể tích bánh bằng phương pháp đo trực tiếp (xem phần phụ lục)

 Đánh giá cảm quan bánh mì bằng phương pháp cho điểm (xem phần phụ lục)

 Xử lý số liệu bằng chương trình thống kê Statgraphics 3.1

Trang 23

3.2.2 Quy trình thí nghiệm tham khảo

Trang 24

3.2.2.2 Thuyết minh quy trình

Chuẩn bị bột mì hàm lượng protein 8% (bột mì Đại Phong 8N)

Định lượng nguyên liệu: cân khối lượng nguyên liệu cần thiết Khóm được băm

nhuyễn và chần ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút để vô hoạt các enzyme và làm cho

cấu trúc khóm mềm đi, sau đó vắt bỏ phần nước trong khóm để tận dụng khối lượng

xơ khóm nhiều hơn khi cho vào bột

Nấm men hoạt hóa: cân lượng men sử dụng cho vào nước ở nhiệt độ 350C và cho

thêm một ít bột mì, hoạt hóa trong thời gian 30 phút Do nấm men là nấm men khô,

cần phải hoạt hóa trước khi sử dụng

Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau và nhào bột 20 phút Trong lúc nhào bột phải

đều tay và nhào bột theo một hướng để mạng gluten không bị đứt

Sau đó lên men sơ bộ khoảng 2 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C thể tích khối bột sẽ tăng

lên 2 – 3 lần Trong thời gian đó đảo bột khoảng 1 – 2 lần Nhiệm vụ chủ yếu của

đảo bột là làm cho độ xốp của bánh tốt hơn, ruột bánh mịn hơn và tạo điều kiện cho

nấm men hoạt động

Chia bột ra các khối có khối lượng tương đối bằng nhau sau đó cán tạo hình bánh

như ý muốn

Lên men kết thúc khoảng 60 phút sau đó đem đi nướng bánh và thành phẩm

3.3.1 Thí nghiêm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khóm và lượng đường bổ

sung đến chất lượng bánh mì

3.3.1.1 Mục đích

Tính được lượng khóm thích hợp thêm vào bánh mì để đạt chất lượng tốt nhất

3.3.1.2 Chuẩn bị mẫu:

Mẫu được cân theo khối lượng (g) như sau

Bảng 3.1 Nguyên liệu trong sản xuất bánh mì có bổ sung khóm (%nguyên liệu so với bột mì)

Nguyên liệu Mẫu 10% khóm Mẫu 20% khóm Mẫu 30% khóm

Trang 25

3.3.1.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thừa số 2 nhân tố 2 lần lặp lại

 Gọi nhân tố K: Lượng khóm bổ sung (%) có 3 mức độ

Nấm men hoạt hóa: cân lượng men sử dụng cho vào nước ở nhiệt độ 350C và cho

thêm một ít bột mì, hoạt hóa trong thời gian 30 phút

Chuẩn bị khóm: băm nhuyễn và chần khóm ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút sau đó

vắt bớt nước, cân lại khối lượng

Khuấy trứng 5 phút

Hòa tan đường và muối vào lượng nước còn lại

Trộn bột và nhào bột: cho vào bột nấm men đã hoạt hóa trộn đều bổ sung khóm,

đường, muối và trứng đánh sẵn đã cân

Lên men khối bột nhào 2 giờ và trong thời gian lên men đảo bột 2 lần

Sau đó chia khối bột nhào và vê thành từng khối bánh để ủ sơ bộ khoảng 5 – 7 phút

Trang 26

3.3.1.5 Ghi nhận kết quả

 Đo thể tích của bột nhào sau khi chia bột và thể tích bánh sau khi nướng

 Đo độ cấu trúc của bánh sau khi nướng

 Đánh giá cảm quan chất lượng bánh

 Xử lý số liệu bằng chương trình thống kê Statgraphics 3.1

Từ kết quả trên tìm ra hàm lượng khóm và đường bổ sung thích hợp để sử dụng kết

quả này cho các thí nghiệm sau

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nướng đến chất lượng của

bánh mì

3.3.2.1 Mục đích

Tìm ra tổ hợp nhiệt độ và thời gian tối ưu để nướng bánh mì có chất lượng tốt nhất

3.3.2.2 Chuẩn bị mẫu

Mẫu được cân theo khối lượng (g) như sau

Bảng 3.2 Nguyên liệu trong sản xuất bánh mì có bổ sung khóm

Nguyên liệu Bột mì Nấm men Nước Đường Khóm Muối Trứng

Khối lượng (g) 150 1(%) 50 Kết quả

Thí nghiệm được bố trí theo thừa số 2 nhân tố 2 lần lặp lại

 Gọi nhân tố T: Thời gian nướng (phút) có 3 mức độ T1 = 20 phút, T2 = 25 phút,

Ngày đăng: 16/12/2015, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w