2.1 Sơ lược về bệnh cây [1] 2.1.1 Định nghĩa về bệnh cây Trong những điều kiện sống được thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu cần thiết, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt theo bản tính di tr
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ - -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ THUỐC TRỪ BỆNH CÂY ĐỒNG (II) HYDROXIT
34,5 SC (HUYỀN PHÙ) TỪ ĐỒNG SUNFAT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
M.S Mai Viết Sanh Lê Khắc Nghiêm
Ks Đặng Minh Nhựt MSSV: 2063987
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 32
Tháng 11/2010
Trang 2BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC -
Ngày tháng năm 2010 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 Cán bộ hướng dẫn M.S Mai Viết Sanh Ks Đặng Minh Nhựt 2 Đề tài: “Nghiên cứu điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC (huyền phù) từ đồng sunfat” 3 Sinh viên thực hiện Lê Khắc Nghiêm MSSV: 2063987 4 Lớp Công Nghệ Hóa Học K32 5 Nội dung nhận xét: a Nhận xét về hình thức của luận văn:
………
b Nhận xét về nội dung của luận văn: - Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
Trang 3
c Kết luận và đề nghị điểm:
Cần thơ, ngày tháng năm 2010 Cán bộ chấm hướng dẫn
Trang 4BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC -
Ngày tháng năm 2010 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN 1 Cán bộ chấm phản biện 2 Đề tài: “Nghiên cứu điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC (huyền phù) từ đồng sunfat” 3 Sinh viên thực hiện Lê Khắc Nghiêm MSSV: 2063987 4 Lớp Công Nghệ Hóa Học Khóa 32 5 Nội dung nhận xét: a Nhận xét về hình thức của luận văn:
………
b Nhận xét về nội dung của luận văn: - Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
Trang 5
c Kết luận và đề nghị điểm:
Cần thơ, ngày tháng năm 2010 Cán bộ chấm phản biện
Trang 6Sau hơn 14 tuần thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô, em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình
Trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong và ngoài bộ môn đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường đại học Cần Thơ cũng như trong thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn thầy Mai Viết Sanh, người đã tận tình hướng dẫn và đã dành nhiều thời gian quý báo để giúp em hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn thầy Trương Chí Thành, anh Đặng Minh Nhựt đã góp ý
và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn các anh Lại Văn Ê, anh Phan Thanh Sang, anh Trần Phúc Trung và toàn thể các anh trong bộ phận R&D của công ty ADC đã giúp em phân tích các chỉ tiêu và thử nhanh mức độ gây cháy lá lúa của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC
Cảm ơn thầy Lương Huỳnh Vũ Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ em về trang thiết bị tại phòng thí nghiệm bộ môn
Chân thành cảm ơn gia đình đã nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho con học tập
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Lê Khắc Nghiêm
Trang 7Bệnh cây gây thiệt hại đáng kể đến sản lượng cũng như phẩm chất của sản phẩm cây trồng Để phòng trừ bệnh cây ngoài các biện pháp như chọn giống, phân bón, biện pháp canh tác phù hợp,… thì thuốc hóa học cũng là một yếu tố quan trọng
Hiện nay, việc sử dụng thuốc hóa học phòng trừ bệnh cây mà đặc biệt là thuốc trừ bệnh cây có chứa đồng (II) hydroxit còn gặp một số hạn chế như gây cháy lá, ít ổn định trong điều kiện bình thường Do đó, để khắc phục tình trạng bất lợi này thì cần phải sử dụng sản phẩm đồng (II) hydroxit có kích thước hạt nhỏ từ 1 - 8 µm và ổn định ở điều kiện bình thường
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, được sự cho phép của Bộ môn Công Nghệ Hóa Học, Khoa Công Nghệ, Trường Đại học Cần Thơ dưới sự hướng dẫn thực hiện của thầy Mai Viết Sanh và anh Đặng Minh Nhựt, đề tài được đặt ra “Nghiên cứu điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC (huyền phù) từ đồng sunfat” Với nhiệm
vụ là:
- Tìm phương pháp để điều chế đồng (II) hydroxit có kích thước hạt nhỏ
và ổn định trong điều kiện bình thường, khi cố định các yếu tố như tốc độ khuấy, tốc độ nhỏ giọt NaOH, nhiệt độ
- Điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC
- Kiểm tra tính chất và thử nhanh kiểm tra mức độ gây cháy lá lúa của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC
Trang 8
Nhận xét và đánh giá của cán bộ chấm hướng dẫn ii
Nhận xét và đánh giá của cán bộ chấm phản biện iv
Lời cảm tạ vi
Mở đầu vii
Mục lục viii
Danh sách hình xiii
Danh sách bảng xiv
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 2
2.1 Sơ lược về bệnh cây 2
2.1.1 Định nghĩa về bệnh cây 2
2.1.2 Nguyên nhân gây bệnh cây trồng 2
2.1.2.1 Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm 2
2.1.2.1.1 Yếu tố đất đai 2
2.1.2.1.2 Yếu tố thời tiết 3
2.1.2.2 Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm 4
2.1.2.2.1 Nấm 4
2.1.2.2.2 Vi khuẩn 5
2.1.2.2.3 Vi rút 5
2.1.2.2.4 Dịch khuẩn bào (Mycoplasma) 6
2.1.2.2.5 Tuyến trùng 6
2.1.2.2.6 Tảo ký sinh gây bệnh cây trồng 6
2.1.2.2.7 Xạ khuẩn gây bệnh cây trồng 6
2.2 Bệnh cháy lá 7
Trang 92.2.3 Tác nhân gây bệnh 8
2.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh 8
2.2.5 Biện pháp phòng trị 9
2.3 Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh 9
2.3.1 Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hóa học 9
2.3.1.1 Ưu điểm 10
2.3.1.2 Nhược điểm 10
2.3.2 Các đặc tính cần có của một loại thuốc phòng trừ bệnh cây 11
2.3.3 Một số thuốc trừ bệnh thường dùng 11
2.3.3.1 Nhóm thuốc chứa đồng 11
2.3.3.1.1 Đồng sunfat 11
2.3.3.1.2 Đồng hydroxit 13
2.3.3.1.3 Đồng oxiclorua 14
2.3.3.1.4 Đồng citrate 15
2.3.3.1.5 Đồng oxit 15
2.3.3.1.6 Đồng oxine 16
2.3.3.1.7 Đồng Triclophenolat 16
2.3.3.2 Nhóm thuốc không chứa gốc đồng 16
2.3.3.2.1 Nhóm thuốc chứa thủy ngân 16
2.3.3.2.2 Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh 16
2.3.3.2.3 Những hợp chất dị vòng chứa nitơ 17
2.3.3.2.4 Thuốc trừ nấm lân hữu cơ 17
Trang 102.4 Điều chế đồng (II) hydroxit 17
2.4.1 Điều chế đồng (II) hydroxit theo phương pháp truyền thống 17
2.4.2 Điều chế đồng (II) hydroxit theo phương pháp hiện đại 18
2.4.2.1 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt 19
2.4.2.2 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt Silicon 19
2.4.2.3 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt và NH3 19
2.4.2.4 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt Na3PO4 19
2.4.3 Định lượng ion Cu2+ trong mẫu đồng (II) hydroxit 20
2.5 Sơ lược về thuốc bảo vệ thực vật dạng SC 20
2.5.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng huyền phù đậm đặc 20
2.5.2 Công dụng của thuốc trừ bệnh chứa đồng hydroxit dạng SC 22
Chương 3 THỰC NGHIỆM 24
3.1 Vị trí 24
3.2 Phương tiện 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1 Điều chế đồng (II) hydroxit 26
3.3.1.1 Phương pháp truyền thống 26
3.3.1.2 Phương pháp hiện đại 26
3.3.1.2.1 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL 26
3.3.1.2.2 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Silicon 27
3.3.1.2.3 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và NH3 27
3.3.1.2.4 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Na3PO4 27
3.3.1.3 Định lượng ion Cu2+ trong mẫu đồng (II) hydroxit 27
3.4 Điều chế và kiểm tra tính chất của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 29
Trang 113.4.1.1 Thành phần thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC 29
3.4.1.2 Công thức pha chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC 29
3.4.2 Phương pháp pha chế 29
3.4.3 Kiểm tra tính chất của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 30
3.4.3.1 Xác định độ phân tán 30
3.4.3.2 Xác định độ huyền phù 30
3.4.3.3 Xác định tỷ trọng SC 31
3.4.3.4 Xác định độ nhớt dung dịch 32
3.4.3.5 Xác định độ pH dung dịch 32
3.5 Thử nghiệm nhanh mức độ gây cháy lá lúa của thuốc mới điều chế 32
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 33
4.1 Kết quả điều chế đồng hydroxit theo phương pháp truyền thống 33
4.2 Kết quả điều chế đồng hydroxit theo phương pháp hiện đại 33
4.2.1 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL 33
4.2.2 Phương pháp thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Silicon 36
4.2.3 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và NH3 38
4.2.4 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Na3PO4 .40
4.3 Kết quả định lượng ion Cu2+ trong mẫu đồng (II) hydroxit 42
4.4 Kết quả đo nhiệt độ bắt đầu phân hủy của đồng (II) hydroxit 43
4.5 Chọn phương pháp sản xuất 43
4.6 Kết quả xác định thành phần sản phẩm tạo thành 43
4.6.1 Kết quả chụp SEM 44
4.6.2 Kết quả phân tích XRD 45
4.7 Kết quả kiểm tra tính chất lý hóa của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 46
Trang 12Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 6.1 Kết luận 47 6.2 Kiến nghị 47
Trang 13Hình 1.1 Bệnh cháy lá lúa 7
Hình 2.1 Mô hình cơ chế các dạng phản ứng trong vi nhủ tương 18
Hình 3.1 Thí nghiệm định lượng đồng (II) hydroxit 27
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng IGEPAL và kích thước hạt Cu(OH)2 33
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng silicon và kích thước hạt Cu(OH)2 36
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa thể tích NH3 và kích thước hạt Cu(OH)2 38
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng Na3PO4 và kích thước hạt Cu(OH)2 40
Hình 4.5 Ảnh chụp SEM với độ phóng đại 7000 lần và 1100 lần 43
Hình 4.6 Ảnh phân tích XRD của mẫu đồng (II) hydroxit 44
Hình 4.7 Ảnh dung dịch trước khi chờ lắng và sau 2 giờ 45
Hình 4.8 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với nồng độ 0,1% 46
Hình 4.9 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với nồng độ 0,15% 46
Hình 4.10 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với nồng độ 0,3% 46
Trang 14Bảng 4.1: Khối lượng và kích thước hạt Cu(OH)2 điều chế theo phương pháp 1 32
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi số giọt IGEPAL đến kích thước hạt Cu(OH)2 33
Bảng 4.3: Khối lượng Cu(OH)2 thu được khi thêm IGEPAL 34
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng silicon đến kích thước hạt Cu(OH)2 35
Bảng 4.5: Khối lượng Cu(OH)2 thu được khi thêm IGEPAL và silicon 36
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi thể tích NH3 đến kích thước hạt Cu(OH)2 37
Bảng 4.7: Khối lượng Cu(OH)2 thu được khi thêm IGEPAL và NH3 38
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng Na3PO4 đến kích thước hạt Cu(OH)2 39
Bảng 4.9: Khối lượng Cu(OH)2 thu được khi thêm IGEPAL và Na3PO4 41
Bảng 4.10: Thể tích EDTA tại điểm tương đương 41
Bảng 4.11: Nhiệt độ bắt đầu phân hủy của đồng (II) hydroxit 42
Bảng 4.12: Kết quả các chỉ tiêu phân tích 45
Trang 15Bệnh cây là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây trồng Người ta có nhiều phương pháp khác nhau để phòng trừ bệnh cây, trong đó có dùng thuốc hóa học Một trong những hợp chất hóa học trừ bệnh cây hiệu quả là hợp chất chứa gốc đồng, đặc biệt là đồng (II) hydroxit Hiện nay, việc điều chế đồng (II) hydroxit sử dụng trong thuốc trừ bệnh cây còn gặp một số hạn chế
do thuốc có khả năng gây cháy lá trên đối tượng phòng trừ bệnh Nguyên nhân thuốc gây cháy lá là do kích thước hạt đồng (II) hydroxit còn lớn, chúng bịt chặt khí khổng của lá ngăn cản quá trình hô hấp của cây hoặc do đồng (II) hydroxit không ổn định bị phân hủy thành đồng (II) oxit Do đó, vấn đề đặt ra là phải điều chế ra đồng (II) hydroxit có kích thước hạt nhỏ và có khả năng ổn định tốt trong điều kiện bình thường
Vì vậy, mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các phương pháp để điều chế đồng (II) hydroxit có tính ổn định và kích thước hạt nhỏ Cụ thể, chúng tôi sẽ dùng chất hoạt động bề mặt và các nhân tố như Silicon, amoniac và trinatriphotphat để điều chế ra đồng (II) hydroxit Sau đó điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC (huyền phù) và kiểm tra tính chất của thuốc vừa điều chế Cuối cùng thử nhanh mức độ gây cháy lá lúa của thuốc đồng (II) hydroxit 34,5 SC
Trang 162.1 Sơ lược về bệnh cây [1]
2.1.1 Định nghĩa về bệnh cây
Trong những điều kiện sống được thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu cần thiết, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt theo bản tính di truyền của nó Trong thực tế, cây trồng luôn chịu nhiều tác động của môi trường sống như điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ
ẩm, hóa chất, phân bón…), các vi sinh vật ký sinh gây bệnh làm cho cây trồng có biến đổi về đặc tính sinh lý và hình thái bên ngoài Những biểu hiện đó của cây trồng được gọi là bệnh cây Trên cơ sở những quan niệm trên ta có thể rút ra bệnh cây như sau:
“Bệnh cây là tình trạng cây sinh trưởng phát triển không bình thường, có quá trình bệnh lý biến động phức tạp, lâu dài, liên tục xảy ra ở trong cây dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh không phù hợp hoặc do ký sinh vật gây ra, dẫn đến sự phá hủy các chức năng sinh lý, cấu tạo làm giảm sút năng suất, phẩm chất của cây trồng trong một thời gian và không gian nhất định”
2.1.2 Nguyên nhân gây bệnh cây trồng [1], [3]
Nguyên nhân gây bệnh cây được chia làm 2 nhóm:
- Nguyên nhân phi sinh vật gây bệnh cây gồm những yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố ngoại cảnh bất lợi gây ra các bệnh gọi là bệnh không truyền nhiễm (bệnh sinh lý)
- Nguyên nhân sinh vật gây bệnh gồm các loại vi sinh vật gây bệnh ký sinh như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, dịch khuẩn bào (Mycoplasma), vi rút, các loại tảo và tuyến trùng Các loại bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh truyền nhiễm Nhóm gây bệnh này rất phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông lâm nghiệp và phòng trừ khá phức tạp
2.1.2.1 Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm
2.1.2.1.1 Yếu tố đất đai
Đất trồng là môi trường cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây Nếu đất quá thừa các chất dinh dưỡng và nước sẽ gây tình trạng mất cân đối, ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng làm phát sinh bệnh với những triệu chứng bên ngoài đặc trưng
Trang 17- Thiếu đạm cây biểu hiện còi cọc, lá biến màu
- Thiếu lân làm chậm sự phát triển của cây, biểu hiện ở số nhánh ít, lá nhỏ
- Bệnh do tác động của ánh sáng, tia phóng xạ
Trong điều kiện trời âm u kéo dài, trồng mật độ cây quá dày, bón thiếu đạm, mưa nhiều làm giảm cường độ quang hợp của cây, lá cây biến màu xanh nhạt, sọc trắng lá, thân và lá vươn quá dài, mãnh yếu, lướt đổ
Tác động của tia phóng xạ: Tia Rơnghen, α, β…với lượng cao cũng có thể gây ra những biến đổi bệnh lý làm lá biến màu, rụng lá, còi cọc và lụi chết
Trang 182.1.2.2 Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
Các vi sinh vật sống ký sinh trên cây, làm cho cây bị bệnh, có khả năng lan truyền
từ cây này sang cây khác nhờ môi giới truyền bệnh Cây trồng bị bệnh được gọi là ký chủ, vi sinh vật gây bệnh cho cây được gọi là ký sinh vật Những vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm chủ yếu gồm các loại nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và một vài loài khác
2.1.2.2.1 Nấm
- Đặc điểm chung
Trên 80% tổng số bệnh hại cây trồng là do nấm gây nên Cơ quan phát tán của nấm là bào tử, khi bào tử xâm nhập vào tế bào ký chủ sẽ hình thành các sợi nấm Nấm sinh sản chủ yếu theo phương thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính tạo ra các loại bào tử khác nhau có vai trò phát tán, lan truyền bệnh và bảo tồn lâu dài
+ Các loại bào tử vô tính của nấm: Bào tử bọc (Sporangiospore), bào tử động (Zoospore roi), bào tử phân sinh (Conidium) Chúng được sinh ra từ các cơ quan sinh sản vô tính
+ Các loại bào tử hữu tính của nấm: Các loại bào tử trứng (Oospore), bào tử tiếp hợp (Zygospore), bào tử túi (Ascospore), bào tử đảm (Basidiospore) được sinh ra do các cơ quan sinh sản hữu tính có các giao tử đực và cái kết hợp với nhau Các loại bào tử hữu tính có sức sống cao, có khả năng bảo tồn lâu dài từ năm trước tới năm sau
- Đặc điểm xâm nhập
Quá trình xâm nhiễm gây bệnh của nấm có thể là xâm nhiễm trực tiếp qua lớp cutin, qua mô biểu bì nguyên vẹn, qua tác động cơ học và hóa học hoặc xâm nhiễm qua các vết thương, qua các lổ hở tự nhiên trên các cơ quan của cây trồng Muốn xâm nhập gây bệnh, trước hết các bào tử phải được tiếp xúc với bề mặt của bộ phận cây và nảy mầm thành ống mầm Vòi bám xâm nhập vào bên trong mô của cây trồng Quá trình này chỉ thực hiện được trong những điều kiện phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, oxy, pH…
Trang 19Vi khuẩn gây bệnh cây trồng thường thuộc năm chi sau đây: Agrobacterium,
Erwinia, Pseudomonas, Xanthomonas, Corynebacterium
- Đặc điểm xâm nhiễm
Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua các vết thương xây xát, các lổ hở tự nhiên như mắt củ, khí khổng, thủy khổng Sau khi xâm nhập vào trong mô, vi khuẩn sinh sôi nảy
nở rất nhanh, di chuyển lan rộng trong các gian bào, các mạch dẫn; phân giải, phá hủy các cấu trúc mô tạo ra các triệu chứng bệnh khác nhau ở cây
2.1.2.2.3 Vi rút
- Đặc điểm chung
Là cơ thể sống đặc biệt không có cấu tạo tế bào và là thể nucleoprotein trong đó axit nucleic có vai trò quyết định toàn bộ đặc tính di truyền, đặc tính lây nhiễm, tính gây bệnh, tính độc… của vi rút Vi rút gây bệnh thực vật có 3 loại hình dạng phổ biến là: hình cầu đa diện, hình gậy, hình sợi
Vi rút có phương thức sinh sản, tái tạo, sinh tổng hợp các phân tử ARN và protein của vi rút thông qua hoạt động của nhân và ribôxôm của tế bào cây chủ
- Đặc điểm xâm nhiễm
Muốn xâm nhiễm vào tế bào cây, vi rút phải được chuyển vận vào bên trong nhờ các yếu tố bên ngoài hỗ trợ Sau khi đã sinh sản tích lũy ở trong tế bào các hạt, vi rút sẽ
di chuyển lan rộng từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu nối nguyên sinh và qua các mạch dẫn libe theo dòng nhựa của cây tới các bộ phận toàn cây Bệnh do vi rút gây ra thường có các triệu chứng thuộc nhóm làm hư hỏng mô và đôi khi làm chết tế bào Các triệu chứng do vi rút gây ra gồm có:
+ Khảm tức hư hỏng về màu sắc
Trang 20+ Lá bị teo nhỏ hoặc nhăn nheo, biến dạng
+ Hoại thư tức là mô cây bị chết
2.1.2.2.4 Dịch khuẩn bào (Mycoplasma)
Mycoplasma là vi sinh vật gắn liền với vi khuẩn nhưng không có vách tế bào thực
sự mà chỉ có màng nguyên sinh Chúng có cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ bé, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi điện tử Cơ thể chúng dễ dàng thay đổi hình thể (thường có dạng hình oval, hình tròn) và có thể lọt qua màng lưới mạch tế bào libe, vì thế chúng có trong bó mạch dẫn nhựa cây Bệnh Mycoplasma có các triệu chứng tương
tự như bệnh vi rút vàng lá, biến dạng lá, sưng u thân cành, lùn thấp cây, cành còi cọc Mycoplasma rất nhạy cảm với kháng sinh thuộc nhóm tetracylin
2.1.2.2.5 Tuyến trùng
Nhóm tuyến trùng gây hại cây là loại động vật thuộc ngành Giun tròn, kích thước nhỏ bé dài không quá 1 mm và rộng 0,01 – 0,05 mm, có hình giun kim thon dài, đầu và đuôi hơi nhọn hoặc hình tròn dẹt quả chanh
Tùy theo các loại tuyến trùng có đặc điểm xâm nhiễm, ký sinh khác nhau mà triệu chứng bệnh cây có thể biểu hiện theo các dạng sau:
- Thối chóp rễ, từng đoạn trên rễ
- Hình thành các chùm rễ thứ sinh
- Hình thành các nốt u sưng trên rễ
- Cây lùn thấp, còi cọc, vàng héo, thân, lá hạt biến dạng, xoắn cong
2.1.2.2.6 Tảo ký sinh gây bệnh cây trồng
Một số tảo có đời sống ký sinh cũng tham gia gây hại cây trồng Chi Cephaleurosli tạo ra các đốm rong trên lá nhãn, mít, tiêu,…cũng tham gia làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng
Tảo sinh sản bằng bào tử chứa trong bọc bào tử và lây lan bởi gió Tảo phát triển mạnh trong mùa ẩm ướt
2.1.2.2.7 Xạ khuẩn gây bệnh cây trồng
Rất ít loài xạ khuẩn gây hại cho cây trồng Chỉ một vài loài trong chi Streptomyces gây bệnh cho củ, rễ của một vài loài cây trồng Xạ khuẩn là vi sinh vật
Trang 21trung gian giữa vi khuẩn và nấm, có giai đoạn chúng ở dạng đơn bào, cũng như có giai đoạn chúng ở dưới dạng sợi, đa bào Sợi của xạ khuẩn có dạng xoắn ở ngọn
2.2 Bệnh cháy lá lúa [9], [11]
2.2.1 Thiệt hại
Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn Đây là bệnh phân bố rộng, có mặt ở hơn 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới Bệnh có thể làm cho lúa bị cháy rụi hoàn toàn nếu bị nhiễm sớm ở giai đoạn mạ hay giai đoạn nhảy chồi, nhất là khi có điều kiện thời tiết thuận lợi Nếu nhiễm trể ở giai đoạn trổ, bệnh làm thối đốt thân, thối cổ gié nên làm gãy đổ, làm lép hạt hay làm giảm trọng lượng hạt Bệnh nặng sẽ làm mất trắng năng suất nếu bà con nông dân không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời
Hình 2.1 Bệnh cháy lá lúa
2.2.2 Triệu chứng
Nấm bệnh có thể tấn công ở lá, đốt thân, cổ gié, nhánh gié và hạt Trên lá, đặc điểm của vết bệnh có thể thay đổi theo tuổi cây, điều kiện thời tiết và tính nhiễm của giống Trên các giống nhiễm, vết bệnh ban đầu chỉ là đốm úng nước nhỏ, màu xám xanh Vết bệnh sau đó lan ra, tạo vết hình mắt én, hai đầu hơi nhọn, tâm xám trắng, viền nâu hay đỏ, dài 1 – 1,5 cm, rộng 0,3 – 0,5 cm Nếu trời ẩm và giống có tính nhiễm cao, vết bệnh sẽ có màu xám xanh do đài và bào tử nấm phát triển trên đó, viền nâu hẹp hay mờ có quầng màu vàng quanh vết bệnh
Trang 222.2.3 Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây hại là nấm Pyricularia oryzae Cav Hay P grisea (Cook )Sacc
Bào tử của nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao đến 24 m, thậm chí đến 10.000 m
để lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát
từ 24-28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bảo hòa nước
Bào tử nảy mầm tạo đĩa bám và vòi xâm nhiễm; xâm nhiễm trực tiếp qua cutin và biểu bì, khuẩn ty nấm cũng có thể xâm nhiễm qua khí khổng Vòi xâm nhiễm phát triển
từ đĩa bám sau khi xâm nhập vào tế bào sẽ thành lập một túi và từ đó phát triển khuẩn
ty lan vào tế bào cây
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu là trong rơm lúa và hạt nhiễm bệnh Ngoài đồng nguồn bệnh lưu tồn chủ yếu ở các gốc rạ và rơm lúa bệnh Ở hạt nấm lưu tồn trong phôi, phôi nhũ, vỏ hạt và có khi ở lớp giữa vỏ và hạt Nấm cũng lưu tồn trên nhiều loại cây trồng
và cỏ dại, có đến 38 loài cỏ dại thuộc 23 giống nhiễm với nấm này
2.2.4 Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
- Điều kiện khí hậu thời tiết
Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẽ, ẩm độ cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều Đặc biệt trong vụ lúa Đông Xuân tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vào tháng giêng – tháng hai dương lịch, bệnh này sẽ gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa đứng cái đến trổ
- Điều kiện khô hạn
Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu, cây lúa không chống chọi được bệnh Ở những vùng cao nguyên; điều kiện khô hạn thiếu nước kết hợp với đêm sương mù nhiều, biên độ nhiệt lớn sẽ làm cho bệnh này càng dễ phát sinh mạnh
- Mật độ gieo trồng
Mật độ gieo sạ cũng có liên quan đến khả năng phát triển của bệnh cháy lá Gieo
sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẩm độ dưới tán lá càng cao, càng thuận lợi cho nấm cháy lá phát triển
Trang 23- Phân bón
Ba loại phân N-P-K đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu bón không cân đối Thông thường bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh; dư phân lân không thấy rõ ảnh hưởng lên bệnh
- Giống lúa
Thông thường các giống lúa cao sản ngắn ngày khi được phóng thích đưa vào sản xuất đại trà thì đã được các nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để cây lúa có khả năng ít nhiều mang gen có thể kháng hay chống chịu lại bệnh cháy lá Khả năng kháng lại bệnh của giống lúa chỉ có thể tồn tại trong một thời gian nhất định do con nấm gây bệnh cháy lá thường xuyên thay đổi “tính chất gây bệnh” để phù hợp với “con bệnh”
Do đó, bà con nên thay đổi giống mới sau một thời gian canh tác Ngoài ra, “tính chất gây bệnh” của các con nấm cũng thay đổi theo khu vực; thường được các nhà khoa học gọi là “nòi hay dòng nấm địa phương”
2.2.5 Biện pháp phòng trị
Cần áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM
Nên chọn hạt giống sạch bệnh Nên dùng biện pháp sạ hàng với lượng giống trung bình: 80-120 kg/ha
Bón phân cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm: 80-100kg N/ha là đủ Nên bón phân đạm theo nhu cầu cây lúa
Sau mùa thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại nguồn hữu cơ cho đất đồng thời diệt được mầm bệnh; hạn chế đốt rơm vì biện pháp này chỉ trả lại một số chất khoáng
có trong tro; đất dần dần kém màu mỡ mau suy kiệt
Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đoạn của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh cháy lá xảy ra
Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện Biện pháp hóa học: Điều chỉnh bét phun cho hạt thuốc thật mịn, đủ lượng nước 400-500 lít/ha với nồng độ theo khuyến cáo Các lọai thuốc thông dụng hiện nay: Filia 52.5 SE, Beam 75 WP, Flash 75 WP, Fuan 40 EC, Fuji One 40 EC, Rabcide 20 SC hoặc 30 WP, Kian 50 EC, Kitazin 50 EC, Kitatigi 50 ND hoặc 10 H, Vikita 50 ND hoặc 10 H
Trang 24Áp dụng chất kích kháng SAR3-ĐHCT do Bộ Môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu thử nghiệm khá hiệu quả với liều phun 10cc chế phẩm/bình phun 8 lít nước vào 3-4 tuần đầu sau khi sạ.
2.3 Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh
Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh là biện pháp dùng chất độc hóa học để phòng trừ bệnh bảo vệ cây trồng, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh Tiêu diệt mầm bệnh khi mầm bệnh còn bên ngoài ký chủ cũng như đã xâm nhập vào bên trong ký chủ
2.3.1 Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hóa học [1]
2.3.1.1 Ưu điểm
- Là biện pháp có hiệu quả cao, nhất là khi bệnh đã phát sinh thành dịch Trong trường hợp này, việc phun thuốc trị bệnh mới có thể chặn đứng dịch bệnh kịp thời
- Thuốc có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào cây trồng để ngừa bệnh Thuốc tạo thành một lớp áo bao phủ xung quanh lá, thân, cành, trái và cả hạt giống của cây trồng, bảo vệ không cho mầm bệnh xâm nhập vào
- Thuốc cũng có khả năng tiêu diệt được mầm bệnh đã xâm nhập vào mô của cây Với các loại thuốc có tính lưu dẫn, thuốc có thể theo nhựa cây di chuyển đến một
bộ phận khác của cây để trị bệnh ở những nơi không thể phun thuốc tới được, ví dụ như rễ cây
- Biện pháp dùng hóa chất trừ bệnh cây được xem là biện pháp rất kinh tế vì rẻ tiền, dễ áp dụng nhưng cho hiệu quả trị bệnh cao
2.3.1.2 Nhược điểm
- Thuốc trừ bệnh cây trồng thường thì ít nhiều cũng có một độ độc nhất định
Do đó, biện pháp dùng hóa chất sẽ gây ô nhiễm cho môi trường sống của chúng ta
- Thuốc có thể gây hại cho người sử dụng thuốc một cách trực tiếp, nếu không
áp dụng các biện pháp bảo hộ an toàn lao động đúng mức
- Một số loại thuốc còn có thể lưu tồn lâu bên trong thiên nhiên qua dây chuyền thực phẩm, cuối cùng sẽ gây hại cho người ăn các nông sản cũng như các loại thực phẩm (thí dụ các thuốc thuộc nhóm thủy ngân hữu cơ)
Trang 25- Biện pháp này rất dễ tạo ra mất cân bằng sinh thái trầm trọng vì có thể tiêu diệt hết các vi sinh vật đối kháng Và từ đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh khác xảy ra nghiêm trọng hơn
2.3.2 Các đặc tính cần có của một loại thuốc phòng trừ bệnh cây [1]
- Có độc tính cao đối với mầm bệnh khi dùng thuốc với nồng độ thấp
- Không độc hoặc rất ít độc với ký chủ, người và các động vật khác
- Bền vững trong khi tồn trữ, cũng như khi sử dụng
- Phân tán tốt trên bề mặt của ký chủ
vi khuẩn ít độc đối với độc vật máu nóng Thuốc có tác dụng bảo vệ là chính
Các ion đồng được tế bào và bào tử nấm bệnh hút, xâm nhập vào bên trong Ở đây, đồng sẽ kết hợp với các phân tử protit, phá hủy tính keo bình thường của nguyên sinh chất Đồng còn kìm hãm họat động của các enzym, đặc biệt là các enzym trao đổi hidratcacbon và enzym hô hấp
Các thuốc chứa đồng thông dụng hiện nay:
2.3.3.1.1 Đồng sunfat [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử (TLPT) 249,7; công thức phân tử (CTPT) CuSO4.5H2O Dạng bột kết tinh màu xanh; tan trong nước 148 g/l (0oC), 230,5 g/l (25oC); tan trong methanol 156 g/l (18oC); không tan trong các dung môi hữu cơ; tan trong glyxerin cho màu xanh lục tươi Phong hóa chậm trong không khí Bị mất hai phân tử nước kết tinh ở 30oC, trở thành dạng khan ở 250oC Phản ứng với các chất kiềm trong dung dịch nước sẽ tạo ra đồng hydroxit Với amoniac và các amin sẽ tạo ra các phức có màu Với nhiều axit hữu cơ, tạo muối ít tan trong nước
Trang 26* Phương thức tác động và sử dụng: thuốc trừ tảo và trừ khuẩn phun lên lá với tác
dụng bảo vệ Thuốc trừ được hầu hết các loại tảo trong đầm lầy, hồ nước, nước uống,
hồ nuôi cá, ruộng lúa…Đồng sunfat tạo được hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch Boocđô Cũng được dùng để bảo vệ gổ Ở liều khuyến cáo, đồng sunfat không gây độc cho cà rốt và khoai tây khi phun trừ bệnh cho các cây này
Độ độc với thực vật: Do có phản ứng chua, dễ gây độc cho cây nếu dùng riêng không hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch Boocđô Tỉ lệ pha chế tạo thành thuốc Boocđô
là 1 phần đồng sunfat + 1 phần vôi sống (CaO) + 100 phần nước (tỉ lệ 1:1:100) Lấy nước đồng loãng (1 phần đồng sunfat hòa tan trong 80 phần nước) đổ vào nước vôi đặc (1 phần vôi hòa trong 20 phần nước), vừa đổ vừa khuấy đều Dung dịch pha xong, loại
bỏ cặn bã rồi phun lên cây Thành phần hoạt chất chính của nước thuốc Boocđô là Cu(OH)2 + CuSO4 Nước thuốc Boocđô pha tỉ lệ như trên có phản ứng kiềm nhẹ (pH =
7 – 8) Thuốc Boocđô phòng ngừa nhiều bệnh cho cây trồng như bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, bệnh rỉ sắt cà phê, bệnh phồng lá chè, bệnh xám lá chè, bệnh giác ban bông, đốm lá đỗ tương, đốm nâu cam quýt, ghẻ lở cam quýt
* Đặc tính đối với động vật: thuộc nhóm độc II, thuốc ít độc đối với người và động vật máu nóng LD50 qua miệng 472 mg/kg, không thấm qua da Không độc với cá
và ong Trong đất đồng bị hấp thụ mạnh trên bề mặt của những chất vô cơ và hữu cơ nên ít di chuyển Trong nước ion đồng thường tạo thành các phức hoặc bị hấp thụ, bị
lắng đọng, làm giảm hoạt tính của đồng
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004: BordoCop Super 12,5 WP, 25 WP: trừ sương mai vải, phấn trắng nho, sẹo trên cây có múi (Tân Quy Co.)
Cuproxat 345 SC: trừ rỉ sắt cà phê, bạc lá lúa (Cty TNHH ADC)
Đồng Hocmon 24,5 WDG: trừ thán thư ớt, đốm mắt cua thuốc lá (Tân Quy Co.)
* Tên một số thương phẩm trên thế giới: Master Cop (Ingenieria industrial); Sulfacob (Ingenieria industrial); Super Bouille (La Comubia); Blue Viking (Griffin); Triagle Brand (Phelps Dodge)
* Khả năng hỗn hợp: ngoài việc pha với vôi thành thuốc Boocđô, đồng sunfat thường hỗn hợp với các thuốc Maneb, Mancozeb, Zineb Không pha chung thuốc Boocđô với các thuốc trừ sâu khác
Trang 272.3.3.1.2 Đồng hydroxit [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử 97,6; công thức phân tử Cu(OH)2; dạng bột kết tinh màu xanh, tan ít trong nước và các dung môi hữu cơ Dễ tan trong nước amoniac; để ở nhiệt độ lớn hơn 50oC trong thời gian dài sẽ bị khử nước
* Phương thức tác động và sử dụng: là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng phổ rộng Là thuốc trừ bệnh cây có tác động tiếp xúc Các chế phẩm ở dạng bột rất mịn (kích thước hạt 2 – 3 µm) hòa vào nước phân tán nhanh và lâu lắng đọng, phun lên lá cây có khả năng loang trải rộng và bám dính lâu
Phòng trừ các bệnh sương mai cà chua, khoai tây; bệnh sương mai, mốc xám, phấn trắng cho nho; bệnh sẹo và loét cam quýt, bệnh rỉ sắt và đốm lá cà phê; bệnh phồng lá chè; bệnh đốm rong và đốm đồng tiền cây ăn trái; bệnh rỉ sắt và vi khuẩn hại đậu đỗ; một số bệnh thối đốm vi khuẩn hại rau Có thể hòa với nước rồi phun đẫm hoặc tưới vào gốc cây để phòng trừ các nấm hại gốc và rễ cây như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia, Pythium
Đồng hydroxit là loại thuốc có hiệu lực trừ bệnh mạnh nhất nhưng lại an toàn hơn đối với cây trồng, do đó được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn so với các hợp chất đồng khác
* Độc tính đối với động vật: nhóm độc III, LD50 qua miệng 1000mg/kg, LD50 qua
da 2000 mg/kg Gây kích ứng và hại mắt, hại da ít độc đối với cá và ong Thời gian cách li 7 ngày
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004: Champion 37,5 FL; 57,6 DP; 77 WP: trừ bệnh thán thư hại xoài, nấm hồng hại cà phê, bệnh mốc sương hại cà chua, phấn trắng hại nho, bệnh sẹo hại cây có múi (Agtrol Chemical Ltd, USA)
Funguran-OH 50 BHN (WP): trừ bệnh mốc sương hại khoai tây (Urania Agochem GmbH Hamburg Germany)
Hidrocop 77 WP: trừ sương mai hại cà chua, mốc sương hại khoai tây (Tân Quy Co., Tp HCM)
Kocide R 53,8 DF, 61,4 DF: trừ bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hại lúa; bệnh đốm vòng hại bắp cải, bệnh mốc sương hại khoai tây, cà chua; đốm lá hại bắp cải; bệnh sẹo hại cây có múi; bệnh bạc lá hại lúa (DuPont Vietnam Ltd)
Trang 28Map – Jaho 77 WP: trừ bệnh rỉ sắt hại cà phê; ghẻ cam; thán thư xoài, dưa hấu (Map Pacific PTE Ltd)
* Tên một số thương phẩm trên thế giới: Cuproxyde (La Cornubia), Rameazuro (Agrimix)
* Khả năng hỗn hợp: Đồng hydroxit có khả năng kết hợp tạo ra Teachlead – C (+ ipconazole)
2.3.3.1.3 Đồng oxiclorua [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử: 213,6; công thức phân tử: CuCl23CuO.4H2O hoặc [3Cu(OH)2.CuCl].H2O Dạng bột màu xanh lá cây, không tan trong nước, tan trong axit yếu tạo muối đồng (II), không tan trong các dung môi hữu cơ Tan trong dung dịch hydroxit amoni tạo một ion phức Rất bền trong môi trường trung tính Phân hủy trong môi trường kiềm nóng tạo oxit đồng Bị phân hủy ở nhiệt độ trên
-220oC
* Phương thức tác động và sử dụng: Thuốc trừ bệnh cây, tác động tiếp xúc, phổ
tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn cho nhiều loại cây trồng Phòng trừ các bệnh do nấm như các bệnh đốm đen, đốm nâu, ghẻ, bồ hóng trên cam, quýt, chanh…; bệnh rỉ sắt, thán thư trên cà phê; bệnh phồng lá , cháy xám lá trà; bệnh đốm
lá, đốm mắt cua hại thuốc lá, bệnh giác ban bông; bệnh đốm nâu, sương mai hại cà chua; bệnh đốm lá, bệnh rỉ trên đậu…
* Độc tính đối với động vật: nhóm độc II, LD50 qua miệng 1470 mg/kg, LD50 qua
da 1200 mg/kg, thời gian cách ly 7 ngày Rất ít độc với cá và ong
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004: Bacba 86 WP: trừ héo rũ cây con dưa hấu (Cơ sở Rạng Đông)
COC 85 WP:trừ mốc sương cà chữa bệnh sẹo hại cây có múi (Tân Quy Co.) Vidoc 30 WP/BTN; 50 HP; 80 WP: trừ mốc sương cà chua, khoai tây, giả sương mai nho, bệnh loét cây có múi, phấn trắng chôm chôm (Cty thuốc sát trùng Việt Nam)
PN – Coppercide 50 WP: trừ loét sẹo cam quýt; sương mai, đốm vòng cà chua; đốm lá, thối thân lạc; rỉ sắt cà phê (Cty TNHH Phương Nam, Việt Nam)
Trang 292.3.3.1.4 Đồng citrate [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử 252,5; Dạng lỏng, màu sẫm, không gây
cháy, bền trong môi trường kiềm, không ăn mòn mọi loại bao bì thùng chứa
* Phương thức tác động và sử dụng: thuốc trừ bệnh có tác dụng phổ rộng
* Độc tính đối với động vật: Nhóm độc III, LD50 qua miệng 2000 mg/kg, LD50
qua da 2831 mg/kg Không gây kích thích da và mắt, không gây dị ứng MRL không
đáng kể
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004:
Ải Vân 6,4 SL: dạng lỏng màu xanh thẩm, tan tốt trong nước, không gây cháy nổ,
không ăn mòn kim loại thùng nhựa hay chai PET Trừ được nhiều loại bệnh khác nhau
như bạc lá, lem lép hạt lúa; đốm lá lạc; thán thư điều Thuốc ít độc đối với động vật có
vú, không độc đối với cá và động vật thủy sinh PHI 7 ngày (Cty TNHH Nông dược
Điện Bàn)
Heroga 6.4 SL: Trừ được các loại bệnh như sưng rễ bắp cải; lở cổ rễ bắp cải, đậu
tương, lạc, dưa hấu; tuyến trùng cà rốt, hồ tiêu; bạc lá lúa (Cty TNHH BVTV
An Hưng Phát)
2.3.3.1.5 Đồng oxit [4]
* Đặc tính lý học: thuốc dạng bột màu vàng, không tan trong nước, ăn mòn nhôm,
hiệu lực trừ bệnh cao hơn Booc-đô và đồng oxiclorua nhưng dễ gây vết cháy ở lá và
quả non, lớp thuốc bao phủ trên cây có màu đỏ, nên không dùng thuốc phun cho cây
cảnh hay cây ăn quả sắp thu hoạch
* Phương thức tác động và sử dụng: Đồng oxit được gia công thành dạng bột
thấm nước 35% đồng (pha nước 0,1-1%), 50% đồng (56% Cu2O) và 75% đồng (pha
nước 0,05-0,5%), phòng trừ các loại bệnh như bệnh mốc sương cà chua, khoai tây,
bệnh rỉ sắt cà phê, bệnh phồng lá chè, bệnh xám lá chè, bệnh giác ban bông, đốm lá đỗ
tương, đốm nâu cam quýt, ghẻ lở cam quýt
* Độc tính đối với động vật: LD50 per os: 470 mg/kg, MRL: rau, quả 15 mg/kg
(tính theo đồng), các sản phẩm khác 10 mg/kg, PHI: cà chua 3 ngày, sản phẩm khác 3
tuần
Trang 302.3.3.1.6 Đồng oxine [4]
* Đặc tính lý học: Công thức hóa học C18H12CuN2O2 Là hợp chất đồng hữu cơ ở dạng bột; màu xanh lá cây, không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ; bền vững ở độ pH 2,7-12
* Phương thức tác động và sử dụng: dùng để xử lý hạt ngũ cốc, cải dầu, bông,
đay, đậu, đỗ trừ bệnh hại mầm, cây con như bệnh Fusarium nivale, Septoria noderum, Tilletia caries, Alternaria, Botrytis, Cercospora, Phoma, Pythium, Sclerotinia và Ascochyta spp
* Độc tính đối với động vật: LD50 per os 4700 mg/kg
2.3.3.1.7 Đồng Triclophenolat [4]
* Đặc tính lý học: Công thức hóa học (C6H2Cl30)2Cu, thuốc ở dạng bột màu nâu
đỏ chứa 13,9% đồng Không tan trong nước và các dung môi hữu cơ Phân giải trong môi trường kiềm mạnh và axit mạnh
* Phương thức tác động và sử dụng: xử lý hạt giống, chống bệnh chảy gôm và
thối rễ Xử lý sớm nhất trong 1-3 tháng, muộn nhất trong vòng 5 ngày trước khi gieo với liều lượng 7-8 kg/tấn Thuốc kích sự nảy mầm, góp phần làm tăng năng suất
* Độc tính đối với động vật: Ít độc đối với người và động vật máu nóng.
2.3.3.2 Nhóm thuốc không chứa gốc đồng
2.3.3.2.1 Nhóm thuốc chứa thủy ngân
Đây là nhóm thuốc lớn trước đây đã được sử dụng rộng rãi để trừ nấm và vi khuẩn Chúng gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ được dùng để xử lý hạt giống hoặc phun lên cây và xử lý đất
Tuy các hợp chất thủy ngân có hiệu lực trừ nấm và vi khuẩn cao nhưng dễ gây ngộ độc cho cây, rất độc với động vật máu nóng, tồn tại lâu trên cây trồng, nông sản, đất và môi sinh nên việc dùng chúng trên thế giới bị thu hẹp lại
2.3.3.2.2 Nhóm thuốc chứa lưu huỳnh
Đây là nhóm thuốc được dùng để trừ nấm sớm nhất Chúng bao gồm lưu huỳnh nguyên tố, các hợp chất lưu huỳnh vô cơ và hữu cơ Cơ chế tác động của các thuốc lưu huỳnh với nấm bệnh rất khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học của chúng
Trang 31- Những hợp chất dị vòng khác chứa nitơ trong phân tử
- Những hợp chất chứa clo và nitơ
2.3.3.2.4 Thuốc trừ nấm lân hữu cơ
Các thuốc trừ nấm trong nhóm lân hữu cơ là những thuốc trừ nấm có tác dụng nội hấp, có tính chọn lọc cao Cơ chế tác động của thuốc đến nấm bệnh là ngăn cản quá trình tạo kitin của vách tế bào, ức chế hoạt tính của enzym alchoholdehydrogenaza
2.3.3.2.5 Nhóm thuốc kháng sinh
Kháng sinh là các hợp chất được tổng hợp trong quá trình sống của một số sinh vật (nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, thực vật) có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật khác (đặc biệt là vi sinh vật) Thuốc kháng sinh có tính nội hấp mạnh và có tính chọn lọc rõ rệt với cây và vi sinh vật gây bệnh Các chất kháng sinh được dùng để phòng trừ bệnh cây theo hai cách:
- Dùng các vi sinh vật đối kháng xử lý bề mặt cây để chúng tiết ra kháng sinh
- Dùng trực tiếp kháng sinh để phun lên cây, xử lý giống hay xử lý đất Ưu điểm lớn nhất của kháng sinh là ít độc với động vật máu nóng và cây trồng
2.4 Điều chế đồng (II) hydroxit [7], [10]
2.4.1 Điều chế đồng (II) hydroxit theo phương pháp truyền thống
Hòa tan một lượng CuSO4 và glyxerin vào nước, sau đó kết tủa chúng bằng dung dịch NaOH Rửa kết tủa thu được sản phẩm Cu(OH)2
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
Trang 322.4.2 Điều chế đồng (II) hydroxit theo phương pháp cải tiến
Phương pháp này hướng đến mục tiêu điều chế được Cu(OH)2 có kích thước càng nhỏ càng tốt Đồng (II) hydroxit được điều chế dựa trên công nghệ hạt micell nano Trong đó pha liên tục là nước, pha phân tán là các hạt vi nhũ tươngđược tạo thành bởi các chất hoạt động bề mặt Cơ chế của phản ứng tạo thành Cu(OH)2 là ion Cu2+ được bao bọc bởi chất hoạt động bề mặt tạo hệ vi nhũ tươngcó kích thước cực nhỏ, NaOH được hòa tan trong nước phân li thành
-Sau đó trộn lẫn chúng lại với nhau, hạt vi nhũ tươngvà ion OH- mang điện tích trái dấu tiến lại kết hợp thành một khối, chất phản ứng ion Cu2+ và OH- bắt đầu tiếp xúc với nhau tạo nên chất kết tủa Cu(OH)2 Khi đó các hạt vi nhũ tươngsẽ trung hòa về điện nên các hạt vi nhũ tươngsau phản ứng sẽ không kết khối lại được với nhau và kích thước hạt Cu(OH)2 không lớn lên được Do đó, Cu(OH)2 được tao ra có kích thước nhỏ hơn so với phương pháp truyền thống
Hình 2.1 Mô hình cơ chế các dạng phản ứng trong vi nhủ tương
Trang 332.4.2.1 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt
Đồng (II) hydroxit được điều chế bằng cách hòa tan một lượng CuSO4, đồng thời cho vào chất hoạt động bề mặt Hỗn hợp này được khuấy đều để tạo vi nhủ tương Sau
đó cho NaOH vào để tạo kết tủa Kết tủa được rửa sạch bằng nước để tránh bị phân hủy thành CuO
2.4.2.2 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt và Silicon
Đồng (II) hydroxit được điều chế bằng cách hòa tan một lượng CuSO4, đồng thời cho vào dung dịch Silicon và chất hoạt động bề mặt Phần còn lại tương tự như mục 2.4.2.1
2.4.2.3 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt và NH3
Đồng (II) hydroxit được điều chế bằng cách hòa tan một lượng CuSO4, đồng thời cho vào chất hoạt động bề mặt, khuấy đều Cho từ từ NH3 vào để tạo phức, sau đó cho NaOH vào để tạo kết tủa
Kết tủa được rửa sạch để tránh bị biến thành màu đen, do đồng (II) hydroxit bị phân hủy thành CuO
2.4.2.4 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt và Na3PO4
Đồng (II) hydroxit được điều chế bằng cách hòa tan một lượng CuSO4, đồng thời cho vào chất hoạt động bề mặt, khuấy đều Cho từ từ dung dịch Na3PO4, mục đích để tạo ra chất trung gian CuNaPO4 để điều chế Cu(OH)2 đồng thời tạo kết tủa với Fe2+(nếu có trong phản ứng) tránh tạo ra xuất hiện CuO Sau đó thêm NaOH vào để tạo kết tủa
Kết tủa được rửa sạch để tránh bị biến thành màu đen, do đồng (II) hydroxit bị phân hủy thành CuO
Trang 342.4.3 Định lượng đồng (II) hydroxit [13]
Để định lượng đồng (II) hydroxit thì ta axit hóa chúng sau đó chuẩn độ ion Cu2+
Có nhiều phương pháp khác nhau để định lượng ion Cu2+ Trong các phương pháp đó thì phương pháp phân tích bằng complexon là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhờ cách tiến hành đơn giản và có độ chính xác cao Phương pháp này dựa trên phản ứng tạo phức của các ion kim loại với nhóm thuốc thử hữu cơ có tên chung là complexon Trong số các thuốc thử đó thì complexon III: muối đinatri của axit etylenddiamintetraacetic là hợp chất được sử dụng phổ biến nhất Nó tạo phức bền với rất nhiều kim loại
Complexon III phân li trong dung dịch nước theo phương trình:
2.5 Sơ lược về thuốc bảo vệ thực vật dạng SC
2.5.1 Thuốc bảo vệ thực vật dạng SC [12]
SC hay huyền phù đậm đặc là dạng chế phẩm được ưa dùng vài chục năm trước đây SC chính là hệ phân tán đậm đặc 20 - 50% (trọng lượng hoặc thể tích) hoạt chất bảo vệ thực vật dạng vi hạt rắn có cỡ hạt 0,5 - 5µm vào trong pha nước Vấn đề khó nhất trong sản xuất dạng chế phẩm này là làm sao cho chế phẩm ổn định, bền ít nhất 2 năm kể cả khi có sự thay đổi nhỏ về thành phần các chất trong đó Việc bổ sung một số
tá dược (phụ gia) cũng có thể làm tăng thêm hoạt lực của hoạt chất trong chế phẩm SC Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, công nghệ gia công SC đã được áp dụng phổ biến để gia công các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là tinh thể rắn Hoạt chất