M ở đầu
2 .1.1 Định nghĩa về bệnh cây
2.3.3 Một số thuốc trừ bệnh thường dùng
2.3.3.1 Nhóm thuốc chứa gốc đồng
Đây là một trong những nhóm thuốc trừ nấm được dùng phổ biến để trừ nấm
bệnh hại cây trồng. Ngoài ra, còn được dùng để trừ rêu, tảo; là thuốc gây ngán cho sâu.
Các hợp chất trong nhóm gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ, có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn ít độc đối với độc vật máu nóng. Thuốc có tác dụng bảo vệ là chính.
Các ion đồng được tế bào và bào tử nấm bệnh hút, xâm nhập vào bên trong. Ở đây, đồng sẽ kết hợp với các phân tử protit, phá hủy tính keo bình thường của nguyên sinh chất. Đồng còn kìm hãm họat động của các enzym, đặc biệt là các enzym trao đổi
hidratcacbon và enzym hô hấp.
Các thuốc chứa đồng thông dụng hiện nay:
2.3.3.1.1 Đồng sunfat [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử (TLPT) 249,7; công thức phân tử (CTPT)
CuSO4.5H2O. Dạng bột kết tinh màu xanh; tan trong nước 148 g/l (0oC), 230,5 g/l (25oC); tan trong methanol 156 g/l (18oC); không tan trong các dung môi hữu cơ; tan
trong glyxerin cho màu xanh lục tươi. Phong hóa chậm trong không khí. Bị mất hai
phân tử nước kết tinh ở 30oC, trở thành dạng khan ở 250oC. Phản ứng với các chất
kiềm trong dung dịch nước sẽ tạo ra đồng hydroxit. Với amoniac và các amin sẽ tạo ra
* Phương thức tác động và sử dụng:thuốc trừ tảo và trừ khuẩn phun lên lá với tác
dụng bảo vệ. Thuốc trừ được hầu hết các loại tảo trong đầm lầy, hồ nước, nước uống,
hồ nuôi cá, ruộng lúa…Đồng sunfat tạo được hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch Boocđô. Cũng được dùng để bảo vệ gổ. Ở liều khuyến cáo, đồng sunfat không gây độc
cho cà rốt và khoai tây khi phun trừ bệnh cho các cây này.
Độ độc với thực vật: Do có phản ứng chua, dễ gây độc cho cây nếu dùng riêng không hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch Boocđô. Tỉ lệ pha chế tạo thành thuốc Boocđô
là 1 phần đồng sunfat + 1 phần vôi sống (CaO) + 100 phần nước (tỉ lệ 1:1:100). Lấy nước đồng loãng (1 phần đồng sunfat hòa tan trong 80 phần nước) đổ vào nước vôi đặc
(1 phần vôi hòa trong 20 phần nước), vừa đổ vừa khuấy đều. Dung dịch pha xong, loại
bỏ cặn bã rồi phun lên cây. Thành phần hoạt chất chính của nước thuốc Boocđô là Cu(OH)2 + CuSO4. Nước thuốc Boocđô pha tỉ lệ như trên có phản ứng kiềm nhẹ (pH =
7 – 8). Thuốc Boocđô phòng ngừa nhiều bệnh cho cây trồng như bệnh mốc sương cà
chua, khoai tây, bệnh rỉ sắt cà phê, bệnh phồng lá chè, bệnh xám lá chè, bệnh giác ban bông, đốm lá đỗ tương, đốm nâu cam quýt, ghẻ lở cam quýt.
* Đặc tính đối với động vật: thuộc nhóm độc II, thuốc ít độc đối với người và
động vật máu nóng. LD50 qua miệng 472 mg/kg, không thấm qua da. Khôngđộc với cá và ong. Trong đất đồng bị hấp thụ mạnh trên bề mặt của những chất vô cơ và hữu cơ
nên ít di chuyển. Trong nước ion đồng thường tạo thành các phức hoặc bị hấp thụ, bị
lắng đọng, làm giảm hoạt tính của đồng.
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004:
BordoCop Super 12,5 WP, 25 WP: trừ sương mai vải, phấn trắng nho, sẹo trên cây có múi (Tân Quy Co.).
Cuproxat 345 SC: trừ rỉ sắt cà phê, bạc lá lúa (Cty TNHH ADC).
Đồng Hocmon 24,5 WDG: trừ thán thư ớt, đốm mắt cua thuốc lá (Tân Quy Co.). * Tên một số thương phẩm trên thế giới: Master Cop (Ingenieria industrial); Sulfacob (Ingenieria industrial); Super Bouille (La Comubia); Blue Viking (Griffin); Triagle Brand (Phelps Dodge).
* Khả năng hỗn hợp: ngoài việc pha với vôi thành thuốc Boocđô, đồng sunfat thường hỗn hợp với các thuốc Maneb, Mancozeb, Zineb. Không pha chung thuốc Boocđô với các thuốc trừ sâu khác.
2.3.3.1.2 Đồng hydroxit [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử 97,6; công thức phân tử Cu(OH)2; dạng
bột kết tinh màu xanh, tan ít trong nước và các dung môi hữu cơ. Dễ tan trong nước amoniac; để ở nhiệt độ lớn hơn 50oC trong thời gian dài sẽ bị khử nước.
* Phương thức tác động và sử dụng: là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng phổ
rộng. Là thuốc trừ bệnh cây có tác động tiếp xúc. Các chế phẩm ở dạng bột rất mịn (kích thước hạt 2 – 3 µm) hòa vào nước phân tán nhanh và lâu lắng đọng, phun lên lá cây có khả năng loang trải rộng và bám dính lâu.
Phòng trừ các bệnh sương mai cà chua, khoai tây; bệnh sương mai, mốc xám, phấn trắng cho nho; bệnh sẹo và loét cam quýt, bệnh rỉ sắt và đốm lá cà phê; bệnh
phồng lá chè; bệnh đốm rong và đốm đồng tiền cây ăn trái; bệnh rỉ sắt và vi khuẩn hại đậu đỗ; một số bệnh thối đốm vi khuẩn hại rau. Có thể hòa với nước rồi phun đẫm hoặc tưới vào gốc cây để phòng trừ các nấm hại gốc và rễ cây như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia, Pythium.
Đồng hydroxit là loại thuốc có hiệu lực trừ bệnh mạnh nhất nhưng lại an toàn hơn đối với cây trồng, do đó được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn so với các hợp chất đồng
khác.
* Độc tính đối với động vật: nhóm độc III, LD50 qua miệng 1000mg/kg, LD50 qua da 2000 mg/kg. Gây kích ứng và hại mắt, hại da ít độc đối với cá và ong. Thời gian
cách li 7 ngày.
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004:
Champion 37,5 FL; 57,6 DP; 77 WP: trừ bệnh thán thư hại xoài, nấm hồng hại cà phê, bệnh mốc sương hại cà chua, phấn trắng hại nho, bệnh sẹo hại cây có múi (Agtrol
Chemical Ltd, USA).
Funguran-OH 50 BHN (WP): trừ bệnh mốc sương hại khoai tây (Urania Agochem GmbH. Hamburg Germany).
Hidrocop 77 WP: trừ sương mai hại cà chua, mốc sương hại khoai tây (Tân Quy
Co., Tp. HCM)
Kocide R 53,8 DF, 61,4 DF: trừ bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hại lúa; bệnh đốm
vòng hại bắp cải, bệnh mốc sương hại khoai tây, cà chua; đốm lá hại bắp cải; bệnh sẹo
Map – Jaho 77 WP: trừ bệnh rỉ sắt hại cà phê; ghẻ cam; thán thư xoài, dưa hấu
(Map Pacific PTE Ltd).
* Tên một số thương phẩm trên thế giới: Cuproxyde (La Cornubia), Rameazuro (Agrimix).
* Khả năng hỗn hợp: Đồng hydroxit có khả năng kết hợp tạo ra Teachlead – C (+ ipconazole).
2.3.3.1.3 Đồng oxiclorua [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử: 213,6; công thức phân tử: CuCl2- 3CuO.4H2O hoặc [3Cu(OH)2.CuCl].H2O. Dạng bột màu xanh lá cây, không tan trong
nước, tan trong axit yếu tạo muối đồng (II), không tan trong các dung môi hữu cơ. Tan
trong dung dịch hydroxit amoni tạo một ion phức. Rất bền trong môi trường trung tính.
Phân hủy trong môi trường kiềm nóng tạo oxit đồng. Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 220oC.
* Phương thức tác động và sử dụng: Thuốc trừ bệnh cây, tác động tiếp xúc, phổ
tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn cho nhiều loại cây trồng. Phòng trừ các bệnh do nấm như các bệnh đốm đen, đốm nâu, ghẻ, bồ hóng trên cam, quýt, chanh…; bệnh rỉ sắt, thán thư trên cà phê; bệnh phồng lá , cháy xám lá trà; bệnh đốm lá, đốm mắt cua hại thuốc lá, bệnh giác ban bông; bệnh đốm nâu, sương mai hại cà chua; bệnh đốm lá, bệnh rỉ trên đậu…
* Độc tính đối với động vật: nhóm độc II, LD50 qua miệng 1470 mg/kg, LD50 qua da 1200 mg/kg, thời gian cách ly 7 ngày. Rất ít độc với cá và ong.
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004:
Bacba 86 WP: trừ héo rũ cây con dưa hấu (Cơ sở Rạng Đông).
COC 85 WP:trừ mốc sương cà chữa bệnh sẹo hại cây có múi (Tân Quy Co.)
Vidoc 30 WP/BTN; 50 HP; 80 WP: trừ mốc sương cà chua, khoai tây, giả sương
mai nho, bệnh loét cây có múi, phấn trắng chôm chôm (Cty thuốc sát trùng Việt Nam).
PN – Coppercide 50 WP: trừ loét sẹo cam quýt; sương mai, đốm vòng cà chua;
2.3.3.1.4 Đồng citrate [5], [6]
* Đặc tính lý học: Trọng lượng phân tử 252,5; Dạng lỏng, màu sẫm, không gây
cháy, bền trong môi trường kiềm, không ăn mòn mọi loại bao bì thùng chứa.
* Phương thức tác động và sử dụng:thuốc trừ bệnh có tác dụng phổ rộng.
* Độc tính đối với động vật: Nhóm độc III, LD50 qua miệng 2000 mg/kg, LD50
qua da 2831 mg/kg. Không gây kích thích da và mắt, không gây dị ứng. MRL không đáng kể.
* Tên các sản phẩm đăng ký thương mại ở Việt Nam đến tháng 4 năm 2004:
Ải Vân 6,4 SL: dạng lỏng màu xanh thẩm, tan tốt trong nước, không gây cháy nổ, không ăn mòn kim loại thùng nhựa hay chai PET. Trừ được nhiều loại bệnh khác nhau
như bạc lá, lem lép hạt lúa; đốm lá lạc; thán thưđiều. Thuốc ít độc đối với động vật có vú, không độc đối với cá và động vật thủy sinh. PHI 7 ngày (Cty TNHH Nông dược Điện Bàn).
Heroga 6.4 SL: Trừ được các loại bệnh như sưng rễ bắp cải; lở cổ rễ bắp cải, đậu
tương, lạc, dưa hấu; tuyến trùng cà rốt, hồ tiêu; bạc lá lúa (Cty TNHH BVTV An Hưng Phát).
2.3.3.1.5 Đồng oxit [4]
* Đặc tính lý học: thuốc dạng bột màu vàng, không tan trong nước, ăn mòn nhôm, hiệu lực trừ bệnh cao hơn Booc-đô và đồng oxiclorua nhưng dễ gây vết cháy ở lá và quả non, lớp thuốc bao phủ trên cây có màu đỏ, nên không dùng thuốc phun cho cây
cảnh hay cây ăn quả sắp thu hoạch.
* Phương thức tác động và sử dụng: Đồng oxit được gia công thành dạng bột
thấm nước 35% đồng (pha nước 0,1-1%), 50% đồng (56% Cu2O) và 75% đồng (pha nước 0,05-0,5%), phòng trừ các loại bệnh như bệnh mốc sương cà chua, khoai tây,
bệnh rỉ sắt cà phê, bệnh phồng lá chè, bệnh xám lá chè, bệnh giác ban bông, đốm lá đỗ tương, đốm nâu cam quýt, ghẻ lở cam quýt.
* Độc tính đối với động vật: LD50 per os: 470 mg/kg, MRL: rau, quả 15 mg/kg (tính theo đồng), các sản phẩm khác 10 mg/kg, PHI: cà chua 3 ngày, sản phẩm khác 3
2.3.3.1.6 Đồng oxine [4]
* Đặc tính lý học: Công thức hóa học C18H12CuN2O2. Là hợp chất đồng hữu cơ ở
dạng bột; màu xanh lá cây, không tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ; bền
vững ở độ pH 2,7-12.
* Phương thức tác động và sử dụng: dùng để xử lý hạt ngũ cốc, cải dầu, bông, đay, đậu, đỗ trừ bệnh hại mầm, cây con như bệnh Fusarium nivale, Septoria noderum, Tilletia caries, Alternaria, Botrytis, Cercospora, Phoma, Pythium, Sclerotinia và Ascochyta spp.
* Độc tính đối với động vật: LD50 per os 4700 mg/kg. 2.3.3.1.7 Đồng Triclophenolat [4]
* Đặc tính lý học: Công thức hóa học (C6H2Cl30)2Cu, thuốc ở dạng bột màu nâu
đỏ chứa 13,9% đồng. Không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Phân giải trong môi trường kiềm mạnh và axit mạnh.
* Phương thức tác động và sử dụng: xử lý hạt giống, chống bệnh chảy gôm và thối rễ. Xử lý sớm nhất trong 1-3 tháng, muộn nhất trong vòng 5 ngày trước khi gieo
với liều lượng 7-8 kg/tấn. Thuốc kích sự nảy mầm, góp phần làm tăng năng suất. * Độc tính đối với động vật:Ít độc đối với người và động vật máu nóng.