M ở đầu
2 .1.1 Định nghĩa về bệnh cây
3.3.1.2.4 Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Na3PO4
Hòa tan 10 g CuSO4.5H2O trong 150 ml nước, thêm vào 6 giọt IGEPAL và 100 ml dung dịch có chứa 5,5 g Na3PO4.12H2O. Trong các phản ứng sau lượng
CuSO4.5H2O, NaOH và IGEPAL vẫn được giữ nguyên nhưng tăng dần khối lượng
Na3PO4.12H2O lên lần lượt là 6 g; 6,5 g; 7 g; 7,5 g; 8 g; 8,5 g. Dung dịch NaOH được
tạo ra bằng cách hòa tan 3,5 g NaOH dạng hạt vào 200 ml nước cất. Các công đoạn còn lại thức hiện tương tự như ở mục 3.3.1.2.1.
3.3.1.3 Định lượng đồng (II) hydroxit [13]
Cân 0,25 g mẫu đồng (II) hydroxit, hòa tan bằng 10 ml HNO3 (1:1). Đun dung
dịch trên bếp điện khoảng 10 phút. Dung dịch được cho vào bình định mức 250 ml,
tráng cốc bằng nước cất, cho nước tráng vào bình định mức, thêm nước cất đến vạch.
Lắc đều.
Dùng pipet hút 50 ml dung dịch mẫu trên vào bình tam giác 250 ml. Trung hòa bằng dung dịch NH3 đậm đặc đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh đậm. Sau đó
cho vào vài giọt HCl (1:10) đến mất màu xanh đậm. Cho vào dung dịch 1 gam Murexit
khuấy cho tan hoàn toàn ( dung dịch có màu da cam), đem đi chuẩn độ bằng EDTA 0,05M đến khi chuyển sang màu tím. Ghi thể tích EDTA đã dùng. Tiến hành chuẩn độ
Hàm lượng đồng (II) hydroxit trong dung dịch được tính theo công thức: %Cu(OH)2 = a M V CM. . . .100 (%)
Trong đó: CM là nồng độ dung dịch EDTA dùng chuẩn độ.
V là thể tích dung dịch EDTA, V = 3 10 . 50 250 . v (lít).
v là thể tích EDTA đọc được tại điểm tương đương (ml).
M là khối lượng phân tử của Cu(OH)2.
a là khối lượng mẫu đem phân tích.
Hình 3.1 Thí nghiệm định lượng đồng (II) hydroxit.
a: Dung dịch Cu2+ khi thêm NH3, b: Dung dịch Cu2+ khi thêm HCl.
c: Dung dịch Cu2+ khi thêm Murexit, d: Dung dịch Cu2+ sau khi chuẩn độ.
c d