M ở đầu
2 .1.1 Định nghĩa về bệnh cây
4.7 Kết quả kiểm tra tính chất lý hóa của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit
hydroxit
Sau 1 lần dao động thuốc phân tán hoàn toàn. Sau 2 giờ có lớp lắng mỏng, màu dung dịch không thay đổi nhiều.
Hình 4.7 Ảnh dung dịch trước khi chờ lắng và sau 2 giờ.
Qua hình chụp và qua kết quả phân tích ta thấy thuốc có độ phân tán tốt.
Bảng 4.12: Kết quả các chỉ tiêu phân tích.
Chỉ tiêu phân tích Độ huyền phù Tỷ trọng SC Độ nhớt dung dịch pH dung dịch
Kết quả 90,5% 1,3 g/ml 1200 cp 7
4. Kết quả thử nghiệm nhanh mức độ gây cháy lá của đồng (II)
hydroxit 34,5 SC mới điều chế
Kết quả thử nghiệm với hai loại thuốc sau 7 ngày phun thuốc. Với nồng độ 0,1%
cả hai loại thuốc đều không gây cháy lá. Với nồng độ 0,15%, ô lúa phun đồng (II)
hydroxit 34,5 SC không bị cháy lá nhưng Cuproxat 34,5 SC thì lúa bị cháy lá nhẹ. Với
nồng độ 0,3%, ô lúa phun đồng (II) hydroxit 34,5 SC bị cháy lá nhẹ, ô lúa phun Cuproxat 34,5 SC thì bị cháy lá nặng.
Qua đó ta thấy sản phẩm thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC có mức độ gây cháy lá lúa ít hơn so với thuốc trừ bệnh cây Cuproxat 34,5 SC.
Hình 4.8 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với
nồng độ 0,1%.
Hình 4.9 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với
nồng độ 0,15%.
Hình 4.10 Lúa phun thuốc Cuproxat 34,5 SC và đồng (II) hydroxit 34,5 SC với
5.1 Kết luận
Sau 14 tuần thực hiện luận văn chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
Điều chế đồng (II) hydroxit theo phương pháp thêm 6 giọt IGEPAL và 8 ml dung dịch NH3 là tối ưu nhất. Sản phẩm thu được có dạng bột mịn, màu xanh lam, không tan
trong nước nhưng tan trong NH3, kích thước hạt 7,05 µm, nhiệt độ bắt đầu phân hủy
115oC.
Đã pha chế thành công thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC và có những chỉ tiêu như sau: Kích thước hạt 3,0 µm, độ phân tán khá tốt, độ huyền phù 90,5 %, tỷ trọng 1,3 g/ml, độ nhớt 1200 cp, pH = 7. Các chỉ tiêu này thỏa điều kiện tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam về tính chất của một dung dịch SC.
Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ bước đầu thử nhanh mức độ gây cháy lá
lúa của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC. Nhìn chung, thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit 34,5 SC không gây cháy lá khi dùng với nồng độ thích hợp, nồng độ
tối đa gây cháy lá lúa là 0,3%. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc đối chứng Cuproxat 34,5 SC,
của Nufarm sản xuất, cũng gây cháy lá lúa tương tự như vậy.
5.2 Kiến nghị
Do thời gian có hạn nên đề tài còn chưa thực hiện được một số công việc quan
trọng. Trong thời gian sắp tới nếu có điều kiện chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Khảo sát các phương pháp điều chế đồng (II) hydroxit từ Cu(NO3)2 và CuCO3.
- Trong quá trình điều chế Cu(OH)2 để đạt được những sản phẩm có kích thước
hạt nhỏ cần khảo sát thêm các thông số như: tốc độ khuấy, tốc độ nhỏ giọt
NaOH, nhiệt độ.
- Tiếp tục thử nghiệm tính hiệu quả của sản phẩm đồng (II) hydroxit 34,5 SC
[1]. Hà Huy Niên, Nguyễn Thị Cát Bảo vệ thực vật,2004, NXB Đại học sư phạm.
[2]. Trần Văn Hai Giáo trình hóa bảo vệ thực vật, 2005, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
[3]. Phạm Văn Kim Bài giảng các nguyên lý về bệnh hại cây trồng, 2000, Khoa Nông
Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
[4]. Trần Quang Hùng Thuốc bảo vệ thực vật, 1999, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[5]. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật, 2000, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Lê Trường, Nguyễn Trần Oánh, Đào Trọng Ánh Từ điển sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam, 2005, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
[7]. IUV Kariankin, II Angelov Hóa chất tinh khiết, 1976, NXB Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.
[8]. Phùng Tuấn Cẩm, Nguyễn Lý Sổ tay sử dụng nông dược Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, 1998, NXB Nông Nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.
[9]. Trần Văn Hai Giáo trình giảng dạy trực tuyến Bệnh chuyên khoa, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
[10]. Nguyễn Đức Nghĩa Hóa học nano công nghệ nền và vật liệu nguồn, 2007, Hà Nội.
[11]. http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/phong-tru-benh-111ao-on-cho-lua, truy cập ngày 24.10.2010.
[12]. http://www.hoahocngaynay.com/...giang.../217.cong nghe gia cong thuoc bao ve thuc vat, truy cập ngày 15.09.2010.
[13]. Nguyễn Thị Mỹ Thanh Xác định đồng trong một số thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng Luận văn tốt nghiệp, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, 2008.
[14]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Phương pháp thử thuốc bảo vệ thực vật,
Quyết định số 26/2002/QĐ-BNN, ngày 15 tháng 04 năm 2002.
[18]. United States Patent Office, 4944935, Jul. 31,1990. [19]. United States Patent Office, 490337, Dec. 25,1984.
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA ---//*//--- ******* Cần Thơ, ngày 20 tháng 08 năm 2010.
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Năm học: 2010 – 2011
1. Tên đề tài
"Nghiên cứu điều chế thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hyđroxit 34,5 SC (huyền
phù) từ đồng sunfat" 2. Sinh viên thực hiện
- Họ tên sinh viên: Lê Khắc Nghiêm - Mã số sinh viên: 2063987. - Ngành: Công Nghệ Hóa Học. - Khóa: 32. 3. Cán bộ hướng dẫn M.S. Mai Viết Sanh Ks. Đặng Minh Nhựt
4. Giới thiệu chung
Đồng là một kim loại rất thông dụng và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Trong
lĩnh vực nông nghiệp các hợp chất của đồng được dùng để làm thuốc trừ bệnh cây. Đặc
biệt là đồng (II) hydroxit được dùng để phòng trừ nấm bệnh cho cây. Trên thế giới đã có nhiều sản phẩm đồng (II) hydroxit được nhiều công ty lớn sản xuất như Nufarm,
Griffin…Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu điều chế đồng (II)
hyđroxit từ đồng sunfat làm thuốc trừ bệnh cây. Do đó, đề tài “Nghiên cứu điều chế
5. Mục đích yêu cầu 5.1 Mục đích
Nghiên cứu điều chế ở mức độ phòng thí nghiệm thuốc trừ bệnh cây đồng (II)
hyđroxit 34,5 SC từ đồng sunfat. Sản phẩm tạo ra phải có hiệu lực cao để trừ bệnh cây
và giá thành hạ.
5.2 Yêu cầu
Hỗ trợ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và kinh phí hỗ trợ.
6. Địa điểm, thời gian thục hiện
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 09/08/2010 đến ngày 08/11/2010.
7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan tới vấn đề trong đề tài
Bệnh cháy lá là một bệnh thường gặp ở lúa, bệnh có thể làm cho lúa bị cháy rụi
hoàn toàn nếu bị nhiễm sớm ở giai đoạn mạ hay giai đoạn nảy chồi. Nếu nhiễm bệnh
trễở giai đoạn trổ, bệnh làm thối đốt than, thối cổ gié nên làm đổ gãy, làm lép hay làm giảm trọng lượng hạt. Để phòng trừ bệnh này ta có thể chọn giống kháng nấm hay
dùng thuốc để phòng trừ bệnh. Một trong các loại thuốc có tác dụng phòng trừ hiệu quả đó là thuốc có chứa hoạt chất chính là đồng (II) hydroxit .
Trước đây việc điều chế đồng (II) hyđroxit ta chỉ cần hòa tan đồng sunfat ngậm
5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) vào nước sau đó cho natri hyđroxit (NaOH) vào để tạo
ra kết tủa. Sau đó tiến hành lọc rồi nghiền kết tủa đó với các phụ gia khác để tạo ra
thuốc trừ bệnh cây. Nhưng đồng (II) hyđroxit tạo ra theo phương pháp này có hiệu lực
không cao và không bền. Do đó đề tài được thực hiện bằng cách khảo sát các phương pháp khác nhau để tạo ra thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hyđroxit 34,5 SC từ đồng sunfat bền và có hiệu lực trừ bệnh cao hơn.
Bước 1: Điều chế và xác định chất lượng của đồng (II) hyđroxit:
- Phương pháp truyền thống: Hòa tan 10g CuSO4.5H2O trong 150 ml nước, thêm vào nước lọc 0,2 ml glyxerin và tạo kết tủa Cu(OH)2 bằng dung dịch chứa 3,5g NaOH trong 200 ml nước. Thêm NaOH đến khi màu lục xám ban đầu của kết tủa
chuyển sang màu lam tươi.
Để yên kết tủa rồi gạn bỏ chất lỏng càng nhanh càng tốt và lại rót nước cất
lạnh chứa 0,1 ml glyxerin vào đến ngập kết tủa. Sau khi để yên lại tiếp tục rửa gạn kết
tủa. Kết tủa đem lọc hút và được rửa trên phễu lọc đến khi mẫu thử hòa tan trong HCl không có phản ứng của SO4
2-
trong vòng 3-5 phút. Sau khi rửa sạch hết SO4 2-
, để yên cho chất lỏng chảy xuống hết thì nghiền chất bột nhão đặc còn lại với 0,2 ml glyxerin
trong bát sứ rồi sấy ở nhiệt độ 60oC trong 4 giờ.
-Phương pháp cải tiến:
+ Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Silicone, nhằm
tạo tính ổn định cho đồng (II) hydroxit .
+ Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và NH3, nhằm làm
tăng tính ổn định và hiệu lực phòng trừ bệnh cây.
+ Phương pháp có thêm chất hoạt động bề mặt IGEPAL và Na3PO4, nhằm làm tăng tính ổn định và hiệu lực phòng trừ bệnh cây.
Bước 2: Điều chế và kiểm tra tính chất của thuốc trừ bệnh cây đồng (II) hydroxit.
Bước 3: Thử nhanh mức độ gây cháy lá lúa của thuốc trừ bệnh cây đông (II)
độ nhỏ giọt NaOH, nhiệt độ, khảo sát ảnh hưởng của các tác nhân như Silicon,
amoniac, trinatri photphat đến sự ổn định và hiệu quả của đồng (II) hydroxit 34,5 SC.
9. Phương pháp thực hiện đề tài
Cố định các yếu như tốc độ khuấy, tốc độ nhỏ giọt NaOH, nhiệt độ. Thay đổi lượng của các tác nhân cần khảo sát, mỗi thí nghiệm thực hiện 3 lần rồi lấy kết quả
trung bình. Thí nghiệm được thực hiện theo các bước sau:
- Thí nghiệm điều chế đồng (II) hydroxit theo truyền thống. - Thí nghiệm điều chế đồng (II) hydroxit theo cải tiến. - Điều chế và kiểm tra chất lượng của thuốc trừ bệnh cây.
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Lược khảo tài liệu. Điều chế theo PP1 Điều chế theo PP2 Điều chế thuốc trừ bệnh cây Thử nhanh khả khả năng trừ bệnh của thuốc mới điều chế. Viết bài
SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2
Lê Khắc Nghiêm MSc. Mai Viết Sanh Ks. Đặng Minh Nhựt