1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khu di tích kim liên với việc phát triển du lịch luận văn tốt nghiệp đại học

91 1,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua cho thấy sự phát triển du lịch ởKim Liên – Nam Đàn chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó, vẫn bộc lộ nhiềuhạn chế: Khách du lịch đến tương đối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Khoa lịch sử -

Nguyễn thị mai

khoá luận tốt nghiệp đại học

khu di tíCH kim liêN

vớI việc pháT triểN du lịCH

ChuyêN Ngành : du lịCH

Lớp : 48B 2–Du lịch (2007 – 2011)Du lịch (2007 –Du lịch (2007 – 2011) 2011)

Giảng viên hớng dẫn : GVC Võ Anh Mai

Vinh, 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ Dulịch, Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học Vinh, em đã lựa chọn được đề tàinghiên cứu "Khu di tích Kim Liên với việc phát triển du lịch" làm khóa luậntốt nghiệp Cùng với sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc Ban quản lý Khu ditích Kim Liên và các nhân viên tại đây đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóaluận tốt nghiệp này Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tớicác thầy cô giáo và mọi thành viên trong Ban quản lý Khu di tích Kim Liên

đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu Đặc biệt emxin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Anh Mai người đã hướng dẫn em nhiệttình, chu đáo trong suốt thời gian qua, để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thiết khoa học 3

5 Nhiệm vụ của khóa luận 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Bố cục của khóa luận 5

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH KIM LIÊN 6

1.1.Vị trí địa lý 6

1.2 Lịch sử hình thành Khu di tích Kim Liên 7

1.3 Các di tích trong khu di tích Kim Liên 8

1.3.1 Cụm di tích Hoàng Trù 8

1.3.2 Di tích Làng Sen- Quê nội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 13

1.3.3 Di tích nhà thầy Vương Thúc Quý 17

1.3.4 Di tích nhà thờ họ Nguyễn Sinh 19

1.3.5 Di tích nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm 20

1.3.6 Di tích Núi Chung 22

1.3.7 Khu mộ bà Hoàng Thị Loan 23

1.3.8 Khu lưu niệm sự kiện hai lần Bác về thăm quê 25

1.4 Các giá trị của khu di tích Kim Liên 26

1.4.1 Giá trị về mặt lịch sử - tham quan 26

1.4.2 Giá trị về mặt kiến trúc 28

1.4.3 Giá trị về mặt tâm linh 29

Trang 4

Chương 2 :

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH KIM LIÊN .30

2.1 Thực trạng về thị trường khách 31

2.2 Thực trạng về tình hình doanh thu du lịch 37

2.3 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 38

2.3.1 Thực trạng cơ sở lưu trú 39

2.3.2 Thực trạng cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống 40

2.3.3 Cơ sở vui chơi giải trí, tiện nghi khác phục vụ khách du lịch 42

2.3.4 Hệ thống cửa hàng lưu niệm 42

2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 43

2.4.1 Mạng lưới giao thông vận tải 43

2.4.2 Hệ thống bưu chính viễn thông 45

2.4.3 Hệ thống cung cấp điện nước 45

2.5 Thực trạng về nguồn lao động 46

2.6 Thực trạng Công tác tuyền truyền, quảng bá 48

2.6.1 Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch 48

2.6.2 Công tác tuyên truyền giáo dục 49

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU DI TÍCH KIM LIÊN 53

3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch ở Khu Di tích Kim Liên 53

3.1.1 Quan điểm phát triển 53

3.1.2 Mục tiêu phát triển 53

3.2 Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch ở Khu di tích Kim Liên 54

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 54

3.2.2 Giải pháp góp vốn đầu tư 64

3.2.3 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 66

3.2.4 Giải pháp kết hợp các loại hình du lịch 69

3.2.5 Giải pháp về xúc tiến quảng bá 74

3.2.6 Giải pháp về hệ thống quản lý 75

Trang 5

3.2.7 Thiết kế các tour có điểm du lịch là Khu Di tích Kim Liên 77

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ An là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của Chủ tịch HồChí Minh, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Với tiềm năng về tàinguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, nhiều danh lam thắngcảnh đẹp kết hợp với một bề dày lịch sử - văn hóa đã tạo cho mảnh đất nàymột sức hấp dẫn lớn lao đối với du khách gần xa Trong những năm gần đây,cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước cộng với việc chú trọng đầu tưphát triển một cách tích cực có hiệu quả, du lịch Nghệ An đang có nhữngbước chuyển mình to lớn Du lịch không chỉ là một ngành “Xuất khẩu tạichỗ” mà còn được mệnh danh là“ Ngành công nghiệp không khói ”, “Con gà

đẻ trứng vàng” là “ Giấy thông hành của hòa bình ” Nó đã góp phần đem lạinguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân sách Tỉnh, góp phần tạo sự chuyển dịchtrong cơ cấu kinh tế, hơn nữa thông qua hoạt động du lịch làm tăng cường sựhiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội của các quốc gia

Dựa vào những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, Nghị quyết

45/CP của Chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” Trên tinh thần

đó, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020” được Ủy

ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt ngày 12/6/2009 cũng đã nêu rõ mục

tiêu tổng quát là: Phấn đấu đưa du lịch Nghệ An thành ngành kinh tế mũi

nhọn, phát triển bền vững; Phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An trở thành trungtâm du lịch khu vực Bắc Trung Bộ và là trọng điểm du lịch của cả nước

Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minhcách thành phố Vinh khoảng 15 km theo quốc lộ 46 Cảnh quan tự nhiên làngquê yên bình, êm ả… cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa gắn liền với thân

Trang 7

thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lợi thế cho dulịch Kim Liên phát triển

Tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua cho thấy sự phát triển du lịch ởKim Liên – Nam Đàn chưa xứng với tiềm năng vốn có của nó, vẫn bộc lộ nhiềuhạn chế: Khách du lịch đến tương đối đông nhưng doanh thu chưa cao, hiệu quảkhai thác hoạt động du lịch tại các điểm di tích còn nhiều bất cập, các sản phẩmdịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm lưu niệm của khách còn nghèo nàn, chưa tạo rađược những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn du khách; trình độ chuyên môn, kỹ năngnghiệp vụ của đội ngũ nhân viên vẫn chưa được toàn diện…

Vì lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Khu di tích Kim Liên

với việc phát triển du lịch”, với mong muốn trên cơ sở đánh giá thực trạng

hoạt động du lịch tại khu di tích Kim Liên, từ đó đề xuất những giải phápnhằm góp phần thúc đẩy du lịch Kim Liên phát triển, trở thành điểm hấp dẫnthu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đề tài này đã được một số tác giả tìm tòi và nghiên cứu Nó được đềcập trong các tài liệu như:

- Hồng Yến và Lan Anh (2009), Sổ tay du lịch Miền Trung, NXB LaoĐộng

- Di tích Kim Liên quê hương Bác Hồ (1992), NXB Nghệ An

Và một số tài liệu khác Tuy nhiên các tác giả của những đề tài nghiên cứutrên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc Mỗi đề tài đều có

Trang 8

những cái hay và mặt hạn chế riêng như: Trong cuốn, Sổ tay du lịch MiềnTrung của tác giả Hồng Yến và Lan Anh (biên soạn) hay Cẩm nang du lịchViệt Nam của tác giả Minh Anh và Hải Yến… thì chỉ giới thiệu khái quát và

đề cập đến một phần rất nhỏ tới Khu di tích Kim Liên Hay trong cuốn Di tíchKim Liên quê hương Bác Hồ- NXB Nghệ An, thì giới thiệu khá rõ nét về quêhương của Bác Tuy nhiên nội dung chủ yếu chỉ giới thiệu mang tính chất lịch sử,chưa đan xen, kết hợp với sự phát triển du lịch… Vì vậy tôi lựa chọn đề tài trên

để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, góp phần phát huy các giá trị của khu di tích

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khu di tích Kim Liên đối với sự phát triển du lịch

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: khu di tích Kim Liên ở NamĐàn - Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2000 đến năm 2010

4 Giả thiết khoa học

Khu di tích Kim Liên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển dulịch của tỉnh Nghệ An và của cả nước

Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp Nguyên nhân chính là

do các yếu tố về cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, các sản phẩm du lịch vàdịch vụ khác ở Kim Liên hầu như chưa phát triển Nó làm giảm đi nguồndoanh thu du lịch của địa phương và tỉnh

Qua tìm hiểu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở kim Liên – Nam Đàn– Nghệ An, tôi đã viết đề tài nghiên cứu: “ Khu di tích Kim Liên với việc pháttriển du lịch ”

Nếu đề tài này thành công sẽ có những đóng góp tích cực cho việc họctập, nghiên cứu của bản thân tôi cũng như các bạn sinh viên đang theo họcngành du lịch Đồng thời đề tài nghiên cứu này cũng là một trong nhiều ý kiếnđóng góp rất thiết thực đối với các cán bộ đã và đang làm việc tại Khu di tích

Trang 9

Kim Liên để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những thành tựu đã làmđược cũng như các vấn đề còn hạn chế trong thời gain qua… Từ đó cóthể đưa ra những biện pháp, những hướng giải quyết phù hợp, xác thực đểKhu di tích Kim Liên trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong lòng mỗi du kháchmuôn phương.

5 Nhiệm vụ của khóa luận

Nhiệm vụ quan trọng nhất của khóa luận là: Tìm hiểu các di tích trongKhu di tích Kim Liên, khai thác các giá trị tiêu biểu đó để phục vụ cho việcphát triển du lịch tại khu di tích Đánh giá những đóng góp tích cực cũng nhưmặt hạn chế của Khu di tích đối với sự phát triển du lịch từ khi thành lập chotới nay Đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hút khách du lịch trong

và ngoài nước đến với Khu di tích Kim Liên

Từ những kết quả đạt được trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài,giúp cho các bạn sinh viên trẻ hiểu được đặc trưng nghề ngiệp là: Làm du lịchkhông phải chỉ là để đi để hưởng thụ những cái đẹp của thiên nhiên ban tặng,hưởng thụ những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta để lại cho các thế hệ đời sau màlàm du lịch là phải biết phát huy những giá trị nổi bật, quý giá đó bằng mọi cáchthức và phương pháp, biết bảo vệ và khai thác một cách hợp lý để các di tích lịch

sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đó không chỉ phát triển ở thế hệ chúng ta,

mà còn phát triển và tồn tại vĩnh hằng ở các thế hệ con cháu sau này

Từ nhận thức đó giúp tôi và các bạn sinh viên học tập tốt hơn, cóđịnh hướng rõ ràng hơn trong nghề nghiệp, cố gắng học tập vì mục tiêuphấn đấu của mình

Đây cũng là một trong những biện pháp để tuyên truyền, giới thiệu,quảng bá cho du khách mọi miền biết được giá trị văn hóa sâu sắc của di tích,các tiềm năng phát triển du lịch để thu hút vốn đầu tư Vì vậy đề tài sẽ gópphần thúc đẩy sự phát triển du lịch ở Nghệ An

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát thực địa

Trực tiếp tham quan, nghiên cứu các di tích trong Khu di tích KimLiên, Thông qua việc ghi chép, nghe, nhìn, để lấy số liệu về đối tượngnghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân loại, xử lý thông tin số liệu

Đây là phương pháp chính trong việc nghiên cứu đề tài này Tôi đã tìm hiểuthu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau như: Tài liệu tại Ban quản

lý Khu di tích Kim Liên, Ban quản lý dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích KimLiên gắn với phát triển du lịch, các bài báo trong kho lưu trữ tại Khu di tích,các đánh giá nhận xét của các nhân viên trong Khu di tích… Cùng các tư liệu

đã in ấn, xuất bản thành các cuốn sách, các trang website đáng tin cậy, số liệuthực tế và từ các nguồn khác nhau

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo…Bài khóaluận gồm có 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Khu di tích Kim Liên

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại Khu di tích Kim Liên

Chương 3: Một sô giải pháp phát triển du lịch tại Khu di tích Kim Liên

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ KHU DI TÍCH KIM LIÊN

1.1.Vị trí địa lý

Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 đến km13 gặp ngã ba Mậu Tài,

rẽ trái theo con đường nhựa uốn mềm như dải lụa khoảng hơn 1km, du kháchgặp một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam, cũng cây đa bến nước,lũy tre làng Đó là xã Kim Liên - huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An

Xưa kia tuyên truyền rằng có một nhà địa lý người Trung Quốc rất giỏi,khi đi qua vùng này ông thấy địa hình ở đây rất đặc biệt Giữa trung tâm vùng cómột ngọn núi đứng độc lập Nếu quan sát kỹ thì thấy đường nét của núi có mộthình chữ “Vương” khổng lồ Vị đó liền phán rằng: “ Vùng này sẽ xuất hiện một

vị thánh là vua trăm họ của nước Nam” và Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên củanước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được xem là vị thánh ấy

Xã Kim Liên phía đông giáp với xã Nam Giang và xã Hưng Đạo, phíatây giáp xã Hùng Tiến, phía nam giáp xã Nam Cát, xã Hưng Lĩnh và xã XuânLâm, phía bắc giáp xã Nam Lĩnh Trước đây xã Kim Liên gọi là Chung Cựthuộc tổng Lâm Thịnh huyện Nam Đàn (trước năm 1945) Trong xã có cáclàng: Kim Liên ( làng Sen), làng Hoàng Trù, cùng các làng Ngọc Đình, VânHội, Tình Lý, Cường Kỵ, Khoa Cử Các làng này đều ở quanh núi Chung.Trong đó có hai làng có ý nghĩa rất đặc biệt đó là làng Hoàng Trù (hay còngọi là làng Chùa), và làng Sen ( Kim Liên) Hai ngôi làng này đã đi vào lịch

sử, vào trái tim triệu triệu con người cùng với tên tuổi của Chủ tịch Hồ ChíMinh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Trang 12

Hiện nay trên địa phận xã Kim Liên có Khu di tích Kim Liên, là mộttrong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về thân thế, và sự nghiệpcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại đây lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa lịch sử vềthời niên thiếu của Chủ tịch và những người trong gia đình

Toàn bộ khu di tích bao gồm: Nhà tranh của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bàHoàng Thị Loan, ngôi nhà Ông Bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thờchi nhánh họ Hoàng Xuân, mộ bà Hoàng Thị Loan, nhà tưởng niệm Chủ tịch

Hồ Chí Minh Toàn khu di tích rộng trên 250 ha, các điểm và cụm di tíchtương đối gần nhau Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, trùng tu,khai thác phát triển du lịch tại Kim Liên

1.2 Lịch sử hình thành Khu di tích Kim Liên

Di tích lịch sử văn hóa Kim Liên (gọi tắt là Khu di tích Kim Liên), làkhu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An, thuộc vùng duyên hải Miền Trung Việt Nam, cách thànhphố Vinh khoảng 20km theo quốc lộ 46 Được Đảng Cộng Sản Việt Nam vànhà nước cho xây dựng từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước Tới năm

1979, Khu di tích Kim Liên được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam (nay là

Bộ văn hóa thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử quốc gia theo quyđịnh số 54 VH/QĐ ngày 29/04/1979

Cụm di tích này được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quantrọng của quốc gia, là di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệpcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh Được nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều nămqua Hàng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu lượt khách trong và ngoàinước tới viếng thăm

Trang 13

1.3 Các di tích trong khu di tích Kim Liên

Đây là một quần thể di tích đa dạng, phong phú bao gồm: Các di tích vềquê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê Được hìnhthành từ năm 1956, Khu di tích Kim Liên gồm các di tích sau:

+ Di tích Hoàng Trù (quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh)

+ Di tích Làng Sen (quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh)

+ Khu mộ bà Hoàng Thị Loan

+ Khu lưu niệm sự kiện hai lần Bác về thăm quê

Ngoài ra còn có nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là những

di tích gắn liền với cuộc đời của Bác từ lúc Bác lọt lòng đến lúc Bác trở thànhmột cậu thanh niên có đủ nhận thức, hiểu biết

Đến đây du khách sẽ hiểu và cảm nhận được phần nào cuộc sống vàcon người nơi đây, hiểu được tại sao một mảnh đất khô cằn như vậy lại có thểnuôi dưỡng lên một tâm hồn cao đẹp, một con người vĩ đại như Chủ tịch HồChí Minh

1.3.1 Cụm di tích Hoàng Trù

Di tích Hoàng Trù (làng Chùa), là quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh,nằm ở trung tâm xóm Trù I xã Kim Liên – huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An.Cụm di tích này nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ tương đương với3.500m2

Trang 14

Là nơi Bác cất tiếng khóc chào đời và gắn bó với những năm đầu tiêncủa thời thơ ấu trong tình yêu thương, nuôi dưỡng của ông bà, bố mẹ, anh chị

và bà con làng xóm Cụm di tích này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử vănhóa Quốc gia năm 1990, bao gồm các di tích:

Năm 1883 để chuẩn bị cho lễ thành hôn của hai con là Nguyễn SinhSắc và Hoàng Thị Loan, cụ Hoàng Đường đã dựng một căn nhà tranh ba gianlàm chỗ ở riêng sau ngày cưới Những đồ đựng trong nhà đều bình dị và đượcsắp xếp hài hòa và ấm cúng

Gian ngoài, bên cửa sổ nhỏ đầu hồi có chiếc án thư (để nghiên mực,hộp bút lông) và hai chiếc ghế vuông, phía trên chếch về bên trong có hai giáđựng sách thánh hiền Đây là nơi học tập của ông Nguyễn Sinh Sắc, tại đâybiết bao trang sách đã được mở để chắp cánh cho cuộc đời sự nghiệp của Ông

và cũng biết bao nhiêu lần cụ Hoàng Đường đã sang đây cùng con trao đổithêm về văn chương, chữ nghĩa

Nhìn nét chữ rắn giỏi, ý tứ sâu sắc trong các bài tập, Cụ mừng thầm vàtràn đầy hy vọng vào tương lai của người con rể thông minh hiếu học Nhưngvào buổi suy tàn của nho giáo, đất nước lại trong cơn nguy kịch, rối ren,chuyện “Học tài thi phận” cũng là lẽ thường tình Vì vậy cho đến giờ phútvĩnh viễn cuộc đời (năm 1893) cụ Hoàng Đường vẫn chưa được nhìn thấyniềm vinh quang khoa bảng đến với người con yêu quý

Gian giữa sát bên vách có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, niếp nứa,trên trải chiếu mộc Trước giường có tấm màn che bằng vải mộc nhuộm nâu.Khi đứng trước chiếc giường này ai ai cũng xúc động, bởi trên chiếc giườngđơn sơ nhỏ hẹp này đôi vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc – Hoàng Thị Loan đã sinh

ra ba người con ưu tú cho đất nước: Cô Nguyễn Thị Thanh (1884), cậuNguyễn Sinh Khiêm (1888) và cậu Nguyễn Sinh Cung (19/05/1890) Sát bên

Trang 15

giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và những vật dụngquý của gia đình Chiếc rương là món quà hồi hôn của Cụ Kép khi chocon gái ra ở riêng.

Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã men theo chiếc rương này để chậpchững tập đi Đó là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời của Người, để rồisau đó nối dài những bước tiếp theo trên khắp bốn biển năm châu để tìmđường cứu nước

Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là “Người bạn đồng hành” với cuộcđời bà Loan, một người vợ hết lòng vì chồng, một người mẹ hết lòng vì con.Ban ngày lo việc đồng áng, đêm đến dưới ánh sáng ngọn đèn dầu lạc, bà ngồidệt vải dệt lụa nuôi sống gia đình và góp phần dệt nên cuộc đời, sự nghiệp củachồng và các con

Vừa nhẹ nhàng theo tiếng thoi đưa, bà Loan vừa nhè nhẹ lắc võng hát

ru đưa con vào giấc ngủ bằng các nàn điệu dân ca bay bổng, nuôi lớn những

hy vọng sâu xa, những ước mơ cao đẹp:

“ À ơi! làm người đói sạch rách thơm

Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”

Với tri thức phong phú về văn hoá dân gian của Chủ tịch Hồ Chí Minhbuổi đầu, nhờ công ươm trồng của người mẹ trẻ Nhân cách, tuổi thơ, tìnhcảm cao thượng của Người được phát triển một cách toàn diện trong sự chămsóc của mọi thành viên trong gia đình Đặc biệt là người mẹ hiền Hoàng ThịLoan và những tháng ngày sống ở Hoàng Trù, là kỷ niệm không bao giờ phaitrong ký ức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở nhỏ

Ngôi nhà tranh năm gian là nhà cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn ThịKép Cụ Hoàng Đường được tôi luyện trong cái “nôi” hán học, dù không cóhọc vị gì nhưng cụ nổi tiếng là hay chữ Cụ bà Nguyễn Thị Kép là con của

Trang 16

một nhà nho đỗ bốn khoa tú tài được giáo dục chu đáo trong một gia đình nhophong trọng đạo Họ sinh được cô con gái đầu lòng là Hoàng Thị Loan (1868)

và chín năm sau 1877 sinh thêm cô con gái là Hoàng Thị An

Gia đình cụ Hoàng Đường làm ruộng là chính, những lúc rảnh rỗi cụ bàcòn làm thêm nghề dệt vải, lụa Cụ Hoàng Đường mở tại nhà mình một lớphọc chữ Hán

Ba gian ngoài của ngôi nhà cụ dành làm nơi dạy học và tiếp khách Ởđây Cụ đặt một bộ tràng kỷ bằng tre, một án thư, hai cỗ dong dài, hai giá sách

Hai gian phía trong, một gian làm buồng, một gian làm chỗ sinh hoạtcho cụ Nguyễn Thị Kép và hai con gái

Tại ba gian nhà ngoài của cụ Hoàng Đường, cậu Nguyễn Sinh Sắc - cậuhọc trò bắt đầu học tập có thầy giáo kèm cặp dạy dỗ Ba gian nhà ngoài nàythông với nhà thờ tạo nên không gian thoáng mát, bộ phản ở gian thứ nhất lànơi cụ dạy học và cũng là nơi cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Sắc được học tậpchính quy, bài bản Bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những học cụ như:Bút lông, nghiên mài mực (ở gian thứ hai) gắn liền với việc dạy và học củathầy và các trò

Bộ phản ở gian thứ ba là nơi nghỉ ngơi của cặp thầy - trò; cha - con.Lúc hứng khởi họ thường trao đổi, thảo luận về các điển tích, giải nghĩa từkhó, hoặc tìm hiểu, phân tích những đoạn văn hay đầy tâm đắc Đấy là môitrường thuận lợi cho sự phát triển tài năng của Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc không chỉ là người thông minh, hiếu học, mà còn làmột thiếu niên siêng năng, hoạt bát trong sinh hoạt, nết na, lễ phép trong giaotiếp được cụ Hoàng Đường quý mến yêu thương như con đẻ

Về sau cụ đã gả con gái của mình cho người học trò hiếu học này Cuốinăm 1881, hôn lễ giữa Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chứctrong ngôi nhà gỗ năm gian Hai năm sau (1883) mới làm lễ thành hôn Ông

Trang 17

bà Hoàng Đường đã xây dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía tâynhà mình để cho đôi vợ chồng mới cưới có chỗ ở riêng Tại ngôi nhà cụĐường, tuổi ấu thơ của Bác Hồ đã được ông bà ngoại bồng bế, nâng niu, rucho Bác nghe những làn điệu dân ca đậm chất xứ Nghệ chứa đựng bao thi

tứ trữ tình

Cũng chính nơi đây, tuổi thơ của Bác đã chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại đối với các học trò của mình, sự tiếp thu những điều hay, ý tốt của cha mẹ qua những buổi đàm đạo, trao đổi với ông bà ngoại và chính Bác

đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần, chứa đựng những hoài bão đẹp đẽ, lớn lao của ông bà ngoại đối với người cháu thông minh và ham hiểu biết Ngôi nhà gỗ năm gian này là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc, là nơi ông bà cụ

Hoàng Đường xây dựng hạnh phúc lứa đôi cho bố mẹ Bác và cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Người

Chính vì vậy, khi về thăm di tích, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động nói rằng: “ Nếu không có ông bà cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn thị Kép thì

sẽ không có ông Nguyễn Sinh Sắc phó bảng và dĩ nhiên không có Chủ tịch

Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta”

Theo tộc phả để lại, tổ tiên dòng họ Hoàng Xuân ở làng Hoàng Vân,huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Trong họ Hoàng ở làng Hoàng Vân ngàytrước có nhiều người học giỏi, làm quan to, được phong tước hầu, tước quậncông

Từ Khoái Châu- Hưng Yên vâng lệnh triều đình, nhiều người con ưu túcủa họ Hoàng đã toả đi nhiều nơi đánh giặc, giữ nước và sinh cơ lập nghiệp,trong đó có người lấy vợ ở làng Nghĩa Liệt huyện Hưng Nguyên- Nghệ An,rồi lập ra họ Hoàng tại đây Đến thế hệ thứ 9 có cụ Hoàng Phác Cần lập ra họ

Trang 18

Hoàng ở Hoàng Trù Năm thế hệ sau có cụ Hoàng Xuân Cẩn (đậu 3 khoa tútài) sinh ra cụ Hoàng Đường (còn gọi là Hoàng Xuân Cát) ông ngoại Chủ tịch

Hồ Chí Minh

Ngôi nhà thờ này được cụ Hoàng Đường lập ra để thờ cúng cố nội làHoàng Xuân Mượu (còn gọi là Hoàng Trọng Mạo) ông nội là Hoàng Xuân Lý

và thân phụ là Hoàng Xuân Cẩn

Trên xà nhà ghi rõ năm hoàn thành: “Tự Đức tam thập tứ niên chi tuếtạo hoàn” (tức năm Tự Đức thứ 34 – 1881) trên đôi quyết trước nhà thờ có đôicâu đối nói lên uy danh của dòng họ:

“Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ

Chung Cự hùng thanh chấn ức niên”

Nghĩa là: “Hoàng Vân khí tốt truyền từ ngàn năm trước

Chung Cự tiếng hùng vọng đến vạn năm sau”

Bàn thờ được bài trí giản dị, nghiêm trang Đặc biệt có hiệu bụt cụHoàng Đường do ông Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tựtay viết, tỏ lòng thành đối với người bố vợ kính yêu của mình

Thuở ấu thơ ở làng Chùa (1890 – 1895) và những năm tuổi niên thiếu ởLàng Sen (1901 – 1906) cậu Nguyễn Sinh Cung thường theo cha đến nhà thờdâng hương hoa, tưởng niệm các vị tổ tiên, qua sự giảng giải của cha, cậu đãhiểu được ngọn nguồn và truyền thống vẻ vang của dòng tộc Hoàng Xuân

Từ khi khởi dựng đến khi Bác Hồ sinh ra, nhà thờ vẫn là ngôi nhà gỗ,lợp tranh, xung quanh thưng phên Mãi đến năm 1930 bà con trong họ Hoàng

đã tu sửa và lợp ngói như hiện nay

1.3.2 Di tích Làng Sen- Quê nội của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Cụm Di tích làng Sen cách cụm Di tích Hoàng Trù hơn 1,5 km về hướngTây Nam trên trục đường tham quan 540 Năm 1990 cụm di tích này đã đượcxếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Bao gồm các di tích sau:

Trang 19

N hà ông P hó b ảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Rời Hoàng Trù, theo con đường liên hương đi tiếp gần 2 km chính làLàng Sen (quê nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống trong thời niên thiếu(1901 – 1906) Đậu phó bảng khoa thi hội (Tân Sửu – 1901) ông Nguyễn SinhSắc được vua Thành Thái ban biểu “Ân tứ ninh gia” (Ơn chúa ban cho giađình tốt), cờ “Phó bảng phát khoa” và cho hưởng lễ vinh quy bái tổ

Trước vinh dự lần đầu tiên làng có người đỗ đại khoa, chính quyền vànhân dân làng Sen đã dựng lên ngôi nhà trên mảnh vườn rộng 4 sào 14 thướcTrung Bộ (tương đương với 2.500 m2), rồi xuống Hoàng Trù mời gia đìnhquan Phó bảng về ở Người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Thuyếtcũng dỡ ngôi nhà 3 gian đưa sang làm nhà ngang để mừng em công thànhdanh toại

Không gian ở đây tĩnh lặng, yên lành và rợp bóng mát cây xanh Haigian nhà ngoài được dùng để thờ tự và tiếp khách Biết bao cuộc tao ngộ, baolần đàm luận thế sự của các nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX đã diễn ra sôinổi, nhiệt thành ở đây Cũng vì thế mà Nguyễn Tất Thành có cơ hội được tiếpxúc, được nghe và thấu hiểu nỗi day dứt trăn trở của các bậc tiền bối đi trước

Gian thứ hai là nơi thờ người vợ thân yêu đã quá cố Đồ thờ bài trí rấtgiản dị như cuộc sống trước đây của bà Loan Những gian còn lại được dùnglàm nơi nghỉ ngơi, học tập và sinh hoạt của gia đình Vật dụng trong nhà đơn

sơ, giản dị: một chiếc rương gỗ nhỏ đựng thóc gạo, một tủ đựng ấm chén, bátđĩa, một đĩa đèn dầu lạc và duy nhất có chiếc chậu đồng nhỏ, chiếc mâm gỗsơn, gia đình thường dùng để tiếp khách quý

Ở nhà ngang có chiếc chum sành đựng nước, một chiếc gáo dừa để múcnước Hàng ngày, Nguyễn Tất Thành thường gánh nước từ Giếng Cốc đổ vàochum để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của gia đình

Trang 20

Tháng 5 năm 1906 lần thứ hai triều đình Huế mời ông Phó bảng ra làmquan, không có lý do trì hoãn, ông đành phải rời quê hương vào Huế nhậnchức Thừa Biện Bộ Lễ Hai anh em Tất Đạt, Tất Thành đi theo cha, còn chị cảNguyễn Thị Thanh ở lại quê nhà Hai năm sau, Tất Đạt trở về sống cùng vớichị gái và tham gia hoạt động chống Pháp Họ lần lượt bị thực dân Pháp bắt

và đầy ải nhiều lần Ngôi nhà bị bán qua nhiều chủ, sau này hoà bình lặp lại,ngôi nhà mới được chuộc về dựng trên nền đất cũ làm di tích lưu niệm

Hiện nay ngôi nhà được toạ lạc trên mảnh đất hình chữ nhật xungquanh có hàng rào tre xanh, đầu ngõ đi vào một bên là hàng râm bụt, một bên

là hàng mận hảo Trước sân là mảnh vườn nhỏ, theo ý nguyện của Bác nênvườn chỉ được trồng rau và các loại hoa màu chứ không trồng hoa Phía trướckhu vườn có cây bưởi, cây ổi, và mấy khóm mẫu đơn, phía sau là hàng cau.Ngôi nhà là kỉ vật chứng kiến và ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêunước, về nhận thức xã hội của Người

Di tích G iếng Cốc

Đến làng Sen, trên con đường đi vào làng ông Phó bảng bên cạnh aosen toả hương thơm ngát là một cái giếng đất hình lòng chảo Đó là GiếngCốc, nước giếng trong và ngọt

Giếng Cốc cách nhà ông Phó bảng gần 100 m Giếng này trước kia doông Nguyễn Doanh Cốc người làng sen đào ra Nhớ ơn người đào giếng nênngười dân làng gọi là Giếng Cốc

Năm 1885 thực dân Pháp đến xâm lược Nam Đàn, tú tài Vương ThúcMậu đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu trong hai năm 1885 – 1886, chiến trậnxảy ra rất ác liệt khắp cả vùng Chung Cự

Ngày 26/12/1886 Vương Thúc Mậu hy sinh, nghĩa quân bị đàn áp, một

số người phải dấu vũ khí xuống Giếng Cốc để khỏi lọt vào tay quân thù

Trang 21

Năm 1901 cậu Nguyễn Sinh Cung theo cha về sống ở lăng Sen, cậu thường ra giếng gânh nước về cho gia đình dùng Những buổi trưa hỉ cậu cùng câc bạn cùng trăng lứa thường ra ngồi hóng mât dưới gốc cđy trín bờ Giếng Cốc.

Năm 1957 về thăm lần đầu Bâc hỏi bă con: “Giếng Cốc nay còn nữakhông?” vă Bâc nói tiếp “Nước Giếng Cốc trong vă ngọt nấu trỉ xanh vă lămtương ngon nổi tiếng cả vùng”

Giếng Cốc đê trở thănh di tích gắn liền với quêng đời niín thiếu củaBâc trín mảnh đất lăng Sen

Lò Rỉn của cố Hoăng Xuđn Luyến ( nhđn dđn thường gọi lă cố Điền )thđn phụ ông Hoăng Xuđn Điền ở xóm Phụ Đầm thuộc lăng Sen Câch nhẵng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 100 m về phía Đông Cố lă người thợrỉn cần mẫn, thật thă, hiền lănh vă vui tính được nhđn dđn trong vùng yíumến Cố thường rỉn nông cụ như lưỡi căy, cuốc, liềm, hâi, dao, rựa

Trong thời kỳ sinh sống ở lăng Sen, những lúc rỗi rêi, cậu NguyễnSinh Cung thường ra lò rỉn chơi Cậu rất quý trọng Cố Điền vă Cố Điềncũng hết mực yíu thương cậu Cậu thường giúp Cố thụt bễ, đập đe vă đặcbiệt lă cậu hay hỏi han, trao đổi, đăm luận với Cố những vấn đề mă nhđndđn thường băn luận, phí phân Cũng có lúc cậu mượn dụng cụ Cố Điền, lấysắt vụn lăm đồ chơi

Sau năm mươi năm xa câch quí nhă, Bâc vẫn không quín những kỷniệm xưa Ngăy 16/06/1957 trở về thăm quí lần đầu, khi đi từ nhă mình racổng, Người chỉ tay về phía trước cổng hỏi bă con đi bín cạnh: “Trong năy có

lò rỉn Cố Điền, mấy lđu nay còn tiếp tục rỉn nữa không?”

Vừa lúc đó ông Hoăng Xuđn Điền (con trai Cố Luyến) từ ngõ đi ra Bâcnói: “Trông ông Điền còn khoẻ, lđu nay có tiếp tục rỉn nữa không?”

Trang 22

Ông Điền thưa: “Lâu nay tôi để cho con trai đầu lòng làm” Bác độngviên thêm: Nên tiếp tục rèn để bà con có nông cụ mà sản xuất.

Tại lò rèn Cố Điền, hồi niên thiếu Bác Hồ bắt đầu làm quen với laođộng thủ công nghiệp thô sơ Cũng nơi đây những câu chuyện trong đời sốnghàng ngày mà nhân dân thường bàn luận, trao đổi, đã giúp Bác hiểu thêm vềquê hương xứ sở, về nỗi khổ của người nông dân, sự áp bức, đè nén của hào

lý, quan lại triều đình phong kiến và bọn thực dân Pháp Thực tế sinh động đó

đã góp phần rèn đúc Nguyễn Sinh Cung sớm có lòng yêu nước và có chí cămthù giặc sâu sắc

1.3.3 Di tích nhà thầy Vương Thúc Quý

Nhà thầy cử nhân Vương Thúc Quý cách nhà ông Phó bảng NguyễnSinh Sắc khoảng 200 m về phía tây, nằm trong mảnh vườn rộng 3 sào 9thước Trung Bộ (tương đương với 1.775 m2), thuộc xóm Sen 4 xã KimLiên Thầy là con trai của Tú Tài Vương Thúc Mậu, là người thông minh,học giỏi, tài hoa

Ở đất Nam Đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có bốn người học giỏinổi tiếng được nhân dân suy tôn là “Tứ hổ” và được ca tụng: “Uyên bác bấtnhư San, tài hoa bất như Quý, cường ký bất như Lương, thông minh bất nhưSắc” (nghĩa là: Không ai hiểu biết rộng như Phan Văn San (Phan Bội Châu),không ai tài hoa như Vương Thúc Quý, không ai nhớ giỏi như Trần VănLương, không ai thông minh như Nguyễn Sinh Sắc) Vương Thúc Quýmang nặng mối thù nhà nợ nước Sau khi đậu cử nhân năm Tân Mão (1891),thầy không đi thi hội, không ra làm quan, ở nhà hoạt động cứu nước Thầy lànhân vật quan trọng trong phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, ĐặngThái Thân…

Trang 23

Sau đó Vương Thúc Quý và Phan Bội Châu ráo riết hoạt động thànhlập hội Duy Tân (1904) rồi tổ chức cho Phan Bội Châu xuất dương sang Nhậtkhởi xướng phong trào Đông Du năm 1905.

Sau khi người cha thân yêu bị thực dân Pháp sát hại (1886) VươngThúc Quý đã xây ngôi nhà để thờ cha và mở lớp dạy học Thời niên thiếuNguyễn Tất Thành đã có thời gian học tại đây Thầy Vương dạy học tròkhông theo lối sáo mòn tầm chương trích cú mà thường gắn liền với hiện tìnhnóng bỏng của đất nước:

“Ái Quốc mạc vong tổ

Ẩm hà đương tư nguyênThực quả đương tư thụCựu sỉ dĩ nan vong”

Dịch ( Yêu nước không quên tổ Uống nước phải nhớ nguồn

Ăn quả nhớ người trồng cây Nỗi nhục xưa không quên).

Hàng ngày trước khi giảng bài, thầy thường đốt đèn thắp hương tưởngnhớ cụ Vương Mậu ngụ ý nhắc nhở học trò noi gương người xưa sẵn sàng xảthân vì Tổ Quốc Một lần không may dầu chảy xuống, thầy ra đối thử tài tríhọc trò:

“Thắp dầu lên dầu vương ra đế”

Một cậu học trò nhanh nhảu đáp:

“Đốt hương rồi gió quạt bay tàn”

Thầy chê ý chí yếu ớt Trò Thành xin phép đối là:

“Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường”

Vế đối làm thầy Cử rất xúc động bởi ý chí mạnh mẽ của cậu bé mới 11tuổi Thầy sớm phát hiện ra năng lực và ý chí hơn người của trò Thành Từ đó

Trang 24

thầy ra sức chăm lo, vun đắp và gửi gắm vào cậu trò yêu những kỳ vọng lớnlao của mình Thầy thường cho cậu tiếp xúc với các chí sỹ yêu nước, các nhàkhoa bảng đến đàm đạo tại đây Thầy Cử Vương thường nhờ Nguyễn SinhCung lấy thuốc, lấy trà giúp thầy tiếp khách, có khi còn nhờ cậu chuyển cácthư từ liên lạc bí mật với các sỹ phu yêu nước trong vùng.

Thầy Cử Vương là người đã có tác động sâu sắc, tới quá trình hìnhthành, phát triển tư tưởng yêu nước trong thời niên thiếu của Bác

Trong cả hai lần Bác về thăm quê hương, Bác đều hỏi thăm gia đình Cửnhân Vương Thúc Quý Bác nói “Thầy Vương là thầy học của Bác thời niênthiếu” Năm 1990 nhà thầy cử nhân Vương Thúc Quý được xếp hạng là Ditích lịch sử văn hóa Quốc gia

Để tôn vinh gia tộc và giáo dục con cháu, ông đã tạc vào đôi quyếttrước nhà câu đối:

“Hồng Lạc giang sơn kính thiên trụ thạch Liên Hoàng tả hữu bạt địa minh”

Dịch: ( Cột đá đỡ trời nước non Hồng Lạc Văn minh dậy đất thôn xóm Liên Hoàng ).

Khi đậu Phó bảng (1901) ông Nguyễn Sinh Sắc trịnh trọng dâng lênnhà thờ biển “Ân tứ ninh gia” và cờ “Phó Bảng phát khoa” do vua Thái Thànhban tặng để tỏ lòng thành kính và biết ơn của mình

Trang 25

Thuở niên thiếu những ngày giỗ tết Nguyễn Sinh Cung thường theo đếnnhà thờ phụng dưỡng tổ tiên Trong lễ tế tổ ngày 15/11 Tân Sửa (1901) cậuCung được vào sổ họ với tên mới là Tất Thành Đạo lý nhớ ơn tổ tiên, nhữngcảm xúc thiêng liêng về họ tộc đã theo Người suốt hành trình cứu nước Mãitới ngày 16/06/1957 trong dịp về thăm quên lần đầu Bác mới thăm lại nhà thờ

họ và thắp hương tưởng nhớ tổ tiên

Mùa thu năm 1969 nhân dân ta và bạn bè quốc tế đau thương vĩnh biệtChủ tịch Hồ Chí Minh Dòng họ Nguyễn Sinh càng đau đớn trước sự ra đi củangười con ưu tú nhất Bà con đã cử một đoàn đại biểu ra Hà Nội dự lễ tang vàlập bàn thờ riêng trong nhà thờ họ để quanh năm hương khói tưởng nhớNgười và các thành viên trong dòng họ Nguyễn Sinh

Năm 1991 nhà thờ họ Nguyễn Sinh được xếp hạng là Di tích lịch sửvăn hóa quốc gia

1.3.5 Di tích nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm

Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minhthuộc xóm Phủ Đầm, làng Sen nay gọi là xóm Sen 3, xã Kim Liên Cáchnhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 250m về hướng đông, nằmtrong khu vườn rộng 3 sào 5 thước Trung Bộ (tương đương với 1.765 m2)

Cụ Nguyễn Sinh Nhậm, ông nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thế hệthứ mười của dòng họ Nguyễn Sinh Là một nông dân thuần phác nhưng cũngbiết ít nhiều chữ nghĩa, chẳng may sớm goá vợ, cụ ở vậy nuôi con khôn lớntrưởng thành rồi mới chịu đi bước nữa Người vợ thứ hai của ông là cụ Hà ThịHy- nổi tiếng thông minh hay chữ, giỏi đàn ca và xinh đẹp Cuộc nhân duyênhuyền diệu này đã sớm đơm hoa kết trái với sự ra đời của người con traithông minh Nguyễn Sinh Sắc

Ngôi nhà này vừa là nơi thờ tự của chi họ, vừa là nơi ghi dấu những kỷniệm thiêng liêng về gia đình Bác Hồ

Trang 26

Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành thường theo cha sang đây thắp hương đểtưởng nhớ ông bà nội.

Đây cũng là nơi dừng chân của cô Nguyễn Thị Thanh và cậu NguyễnTất Đạt sau những năm tháng bị thực dân Pháp tù đầy, là nơi anh trai của Bácchút hơi thở cuối cùng vào ngày 23/8 Canh Dần (1950), nơi bà con trong họđược nghe bức điện cảm động của Bác Hồ: “Được tin anh cả mất, lòng tôi rấtbuồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôikhông thể chăm nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu Than ôi! Tôi xinchịu tội bất lễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một ngườicon đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”

Ngày 9/11/1950

Chí Minh Trong ngôi nhà này, trước đây cũng đã treo trang trọng bức thư của ôngNguyễn Sinh Sắc gửi cháu Nguyễn Sinh Lý – một chiết lý sống thanh cao đểrăn dạy con cháu:

“Nhân sinh nhược đại mộngThế sự như phù vân

Uy thế bất thúc thịXảo hiểm đồ tự hạiGiới chi! Giới chi!”

Dịch: cuộc đời như giấc mộng lớn Việc đời tựa áng mây trôi

Uy thế không đủ để dựa Xảo hiểm là bị hại mình Răn đấy! Răn đấy!

Từ nền nếp gia phong ấy mà lớp con cháu trong gia đình đã kế tiếpnhau thành những người con ưu tú của quê hương như: Nguyễn Sinh Diên là

Trang 27

ủy viên Ban chấp hành Đảng Bộ Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Sinh Thản sớm xuấtdương hoạt động cách mạng hy sinh tại Matxcơva năm 1941 và được côngnhận là liệt sĩ quốc tế năm 1985, Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính TrịTrung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phó Thủ Tướng thường trực Chínhphủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… Ngôi nhà đơn sơ của cụNguyễn Sinh Nhậm chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, vì vậy nó trở thành di tíchlịch sử quốc gia năm 1990.

1.3.6 Di tích Núi Chung

Núi Chung tên chữ là Chung Sơn, là một quần thể di tích thắngcảnh nổi tiếng của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh Danh sỹNguyễn Thiếp (1723 – 1804) đã từng vịnh ngọn núi này:

“Chung sơn tại đỉnh hình vương tự

Kế thế anh hùng vương tử tôn”

Dịch ( Chữ vương trên đỉnh Chung Sơn tử Con cháu anh hùng kế tiếp nhau).

Núi Chung đứng thoai thoải một mình giữa vùng lòng chảo Nam Đàn chỉcách làng Sen, làng Chùa 1 km

Thuở nhỏ cậu Nguyễn Tất Thành thường cùng bạn bè lên núi Chungvãn cảnh và bày ra nhiều trò chơi sáng tạo và vui nhộn Gò Dăm Sinh vẫnphảng phất những trận cười trong những cuộc kéo co kịch liệt của đám trẻlàng Sen mà phần thắng thuộc về phe cậu Nguyễn Tất Thành Những lùm cây

ở lưng chừng núi là nơi diễn ra các trận đánh giả do cậu Thành đạo diễn, làmsống dậy trong các bạn nhỏ những trang sử oai hùng của dân tộc

Sau những trận tập kích, rượt đuổi nhau mệt nhoài, đám trẻ lại thư tháingồi trên lưng trâu thả diều với tiếng sáo khoan thai, hít thở không khí tronglành nơi hương đồng gió nội

Trang 28

“ Vị lãnh tụ nhỏ” của đám trẻ làng Sen, làng Chùa ngày ấy sau này trởthành Bác Hồ kính yêu của chúng ta Theo dấu chân người lớp lớp các thế hệthiếu niên quê nhà và cả nước thường đến đây cắm trại, mở các Đại hội cháungoan Bác Hồ, diễn lại các trò chơi mà thời niên thiếu Bác Hồ hằng ưa thích.

Ngày xưa núi Chung soi bóng mặt hồ Cự Thuỷ, ngày nay xanh biếcmàu xanh của 79 loài cây quý hội tụ từ muôn nơi đưa về trồng để nhớ ơn Chủtịch Hồ Chí Minh Các chứng tích ghi dấu ở ngọn núi này đã nung nấu tâmcan, hun đúc ý chí những người con trung kiên của Kim Liên – Nam Đàn.Đặc biệt là cậu Nguyễn Tất Thành mà sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại Với giá trị to lớn đó, núi Chung đã được nhà nước công nhận là Di tíchlịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991 Tương lai khi dự án “Tôn tạo và pháttriển du lịch Nam Đàn” được thực hiện núi Chung sẽ trở thành địa điểm thamquan, nghỉ ngơi, dã ngoại hấp dẫn khách muôn phương

1.3.7 Khu mộ bà Hoàng Thị Loan

Bà Hoàng Thị Loan, người mẹ kính yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh làngười thông minh, hiền lành, đức độ, cần cù lao động, yêu chồng, thươngcon Bà đã có công sinh thành và dưỡng dục ba người con yêu nước đó là: côNguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Sinh Khiêm và cậu Nguyễn Sinh Cung (tứcBác Hồ kính yêu)

Bà sinh năm 1868 mất ngày 22 tháng chạp năm canh tý (tức10/02/1901) thi hài của bà được bà con dân phố và Nguyễn Sinh Cung đưaqua cống Thanh Long bằng thuyền, ngược dòng sông Hương lên an táng tạichân núi Tam Tầng, dãy Ngự Bình, thành phố Huế

Năm 1922 lúc đang bị quản thúc ở Huế, nhân một chuyến được phép vềthăm quê, cô Nguyễn Thị Thanh đã bí mật đưa hài cốt mẹ về an táng tại vườnnhà Đến năm 1942 cậu Nguyễn Sinh Khiêm khi ra tù lần hai đã đi khắp NamĐàn, Hưng Nguyên tìm nơi an táng mẹ, và tìm được một vị trí đẹp ở núi Động

Trang 29

Tranh (trong dãy Đại Huệ) rộng khoảng 10ha, thuộc xã Nam Giang và đưahài cốt mệ lên an nghỉ vĩnh hằng tại đây.

Đứng ở ngôi mộ ta có thể thấy bao quát một vùng rộng lớn, gồm cáchuyện Nam Đàn,Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đức Thọ, Hương Sơn, là nơi

có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng Vị trí ngôi mộ chỉ cách quê hương

cụ Nguyễn Thị Kép (bà ngoại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh) ở xã Hưng đạo,huyện Hưng Nguyên chưa đầy 2 km

Đặc biệt từ vị trí ngôi mộ, nhìn về phía tây nam khoảng 5km là toàncảnh xã Kim Liên, Nguyệt Quả, Khoa Cử đều ở quanh núi Chung, trông rấthùng vĩ và bao la

Ngày 19/05/1984 với tình cảm thành kính và lòng biết ơn sâu nặng vềnhững cống hiến của bà đối với quê hương đất nước, Đảng bộ và nhân dânNghệ Tĩnh cùng lực lượng vũ trang quân khu IV đã làm lễ khởi công dựng lạingôi mộ Sau hơn một năm thi công, công trình đã hoàn thành vào dịp kỷniệm lần thứ 95 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hài cốt của bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên tại chỗ, nơi mà cậuNguyễn Sinh Khiêm đã chọn lựa Thân mộ được ấp bằng đá hoa cươngchuyển từ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào, chân mộ ghép đá cẩm thạch QuỳHợp (Nghệ An) Phần ốp đá do các kỹ sư và công nhân của Bộ Tư lệnh LăngChủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện

Toàn bộ phần mộ được che bằng giàn hoa chất liệu bê tông theo kiểudáng dàn hoa ở Phủ Chủ tịch Đứng ở dưới nhìn lên ta có cảm giác như chiếckhung cửi lớn, gắn với cuộc đời lao động cần cù của bà Hoàng Thị Loan nuôichồng, nuôi con ăn học Con đường lên xuống mộ với 304 bậc lên, 271 bậcxuống, uốn lượn theo sườn núi mềm mại như dải lụa đào

Hoa giấy từ Cao Lãnh – Đồng Tháp nơi yên nghỉ vĩnh hằng của ôngPhó bảng Nguyễn Sinh Sắc, đang từng ngày, từng giờ vươn ra phủ kín khung

Trang 30

giàn, che nắng, che mưa cho phần mộ Xung quanh khu vực mộ có nhiều loàicây biểu tượng cho sự mộc mạc giản dị, thanh cao và bất diệt giống nhưcuộc đời của bà Phía trước là sân trang trọng hình bán nguyệt, nơi đây có biadẫn tích bằng đá đen núi Nhồi (Thanh Hoá) ghi lại một cách xúc tích cốnghiến của bà với dân tộc.

Dưới chân núi, có khu nhà quản trang, tại phòng khách đặt sa bàn khu

mộ ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc do Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Thápkính tặng Khuôn viên xung quanh nhà quản trang được trồng nhiều cây lưuniệm của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Sườn núi haibên mộ được lực lượng vũ trang quân khu IV xây kè đá tạo mặt bằng với tổngkhối lượng 12.820 m3 trên các vành đai này

Từ ngày khánh thành 16/05/1985 đến nay khu mộ bà Hoàng Thị Loan

đã được đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế Ai ai cũng tỏ lòngthành kính, khâm phục và lòng biết ơn sâu sắc đối với bà Hoàng Thị Loan -Người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đãmang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam

từ thế hệ này đến thế hệ khác mãi mãi ghi ơn

1.3.8 Khu lưu niệm sự kiện hai lần Bác về thăm quê

Sau hơn 50 năm xa quê hương để tìm đường cứu nước, hoạt động cáchmạng Sáng ngày 16/6/1957 Bác mới có dịp trở lại thăm quê lần thứ nhất, hơnbốn năm sau đó 09/12/1961 sự vui mừng, phấn khởi, niềm hân hoan lại hiệnlên trên gương mặt Bác khi Bác được trở về thăm quê lần thứ hai Bác thămlại những kỷ vật thiêng liêng, gắn bó thân thiết với gia đình và tuổi thơ củamình như thăm lại làng Sen quê nội- ngôi nhà ông Phó bảng Nguyễn SinhSắc, thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm làng Hoàng Trù quê ngoại- nơiNgười cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng đầu tiên của tuổi thơ

Trang 31

ấu Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe bà con trong làng xóm, hỏi thăm về GiếngCốc, Lò Rèn Cố Điền- nơi đã gắn với bao kỷ niệm thời niên thiếu của Người.Bác vào mái đền xưa gặp các cán bộ địa phương, ra cây đa sân vận động làngSen gặp gỡ các tầng lớp đồng bào, nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt độnglâu năm Trong dịp về thăm quê đó Bác còn đến thăm hợp tác xã Vĩnh Thành-một hợp tác xã nông nghiệp bậc cao điển hình về phong trào trồng cây, chănnuôi, làm thủy lợi (10/12/1961), thăm nông trường Đông Hiếu- lá cờ đầu củacác đơn vị nông trường Việt Nam (10/12/1961)…

Những nơi Bác đến thăm đã trở thành những di tích lưu niệm sự kiện hai lầnBác về thăm quê Có những nơi như Vĩnh Thành đã được nhà nước công nhận

di tích, còn hầu hết trong số đó là địa danh lịch sử đều được cắm bia, biển kỷniệm để tưởng nhớ tới vị cha già dân tộc- Hồ Chí Minh

Như vậy Khu di tích Kim Liên tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An là một quầnthể di tích lịch sử văn hóa phong phú, đa dạng, có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, gópphần giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và phục vụ cho công tácnghiên cứu lịch sử, văn hóa và phát triển du lịch

1.4 Các giá trị của khu di tích Kim Liên

1.4.1 Giá trị về mặt lịch sử - tham quan

Đây là nơi ghi dấu về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch

Hồ Chí Minh

Những di tích trong cụm di tích Kim Liên gắn với cuộc đời của ông nộiChủ tịch Hồ Chí Minh (ông Nguyễn Sinh Nhậm), người đã sinh ra NguyễnSinh Sắc Nhưng không may 4 tuổi cậu Nguyễn Sinh Sắc đã mồ côi cha, 5tuổi mồ côi mẹ Cuộc sống của cậu gặp rất nhiều khó khăn (di tích nhà cụnguyễn Sinh Nhậm)

Năm 1878 cụ Hoàng Đường và bà Nguyễn Thị Kép (ông bà ngoại củaChủ tịch Hồ Chí Minh) đều là những tài năng, đức độ, đã cưu mang, dạy dỗ

Trang 32

cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc và gả người con gái yêu của mình làHoàng Thị Loan cho ông Để rồi từ mái ấm gia đình đó, hai người đã sinh ra

ba người con ưu tú cho nước nhà là cô: Nguyễn Thị Thanh (1884), cậuNguyễn Sinh Khiêm (1888) và cậu Nguyễn Sinh Cung (1890) Đặc biệt là cậuNguyễn Sinh Cung sau này trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Khu di tích Kim Liên gắn liền với Bác từ lúc Bác sinh ra (1890) đượcdưỡng dục, chăm sóc từ những bước đi đầu tiên, được thổi vào trong tâm trínhững tình cảm yêu thương, những khát vọng, ước mơ lớn lao qua những lời

ru, điệu hát ngọt ngào của mẹ:

“À ơi! làm người đói sạch rách thơmCông danh phủi nhẹ, nước non phải đền”

Từ lúc sinh ra đến khi 5 tuổi Bác sống ở Hoàng trù (quê ngoại) tuổi thơcủa người trải dài trên những cánh đồng mênh mông, những ngọn đồi xanhbiếc (núi Chung), cùng bạn bè đồng trăng lứa, chăn trâu, câu cá, thả diều,đánh trận

Những năm 1901 – 1906 Người sống ở Làng Sen (quê nội), lớn lênđược cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy dỗ, chỉ bảo, được đi học ở nhà thầyVương Thúc Quý, đặc biệt là được tiếp xúc với những nhà yêu nước Trongđầu cậu Nguyễn Tất Thành nảy sinh tư tưởng yêu nước ngay từ nhỏ và cậu cómôi trường nuôi dưỡng và phát triển tài năng của mình

Đến khi đất nước lâm nguy cũng là lúc cậu bé Nguyễn Tất Thành trởthành một thanh niên yêu nước ưu tú, Người đã quyết tâm đi tìm con đườngcứu nước cho dân tộc của mình và trở thành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộcta

Sau khi miền Bắc giải phóng, năm 1957 và năm 1961 Người có dịp trở vềthăm quê hương sau 50 năm xa quê: Bác thăm lại Hoàng Trù, Làng Sen, GiếngCốc, nhà thờ họ, Lò Rèn Cố Điền (các di tích lưu niệm hai lần Bác về thăm

Trang 33

quê) Bác nhớ lại gia đình, tổ tiên, nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ ấu và sự lớn lêncủa mình Bác xúc động trước tất cả mọi thứ đang hiện hữu xung quanh mình.

Để tưởng nhớ công lao về gia đình, quê hương, cuộc đời của Chủ tịch

Hồ Chí Minh thì Đảng bộ và Nhà nước cùng nhân dân Kim Liên – Nam Đàn– Nghệ An đã thành lập Khu di tích Kim Liên để mỗi du khách đi đến đây cóthể hiểu được cuộc đời, thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với cha mẹ,ông bà và những người thân yêu trong gia đình Bác đã ươm trồng và nuôidưỡng lên một đức tài như Người

1.4.2 Giá trị về mặt kiến trúc

Khu di tích Kim Liên là một trong những di tích lịch sử văn hóa đặcbiệt của nước ta Chính trên mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều bậc nhân tàicho đất nước mà tiêu biểu nhất là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủtịch Hồ Chí Minh

Về mặt giá trị kiến trúc, khu di tích là hình ảnh thu nhỏ của một làngquê Việt với những đặc điềm nổi bật như: có cây đa – biểu tượng của làng quêViệt Nam - nơi tụ họp đông vui của bà con trong làng mỗi buổi đi làm đồng

về, có giếng nước - nơi chứa đựng nước sinh hoạt chung cho cả làng…

Xen những khung cảnh thơ mộng ấy là những mái nhà tranh đơn sơ,giản dị với kiến trúc nhà trệt đất của người Kinh, nhà thường có ba gian (nhà

cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đờihoặc nhà năm gian (nhà cụ Hoàng Đường) ở gian giữa thường đặt bàn thờ giatiên Bên cạnh đó có nhà ngang để đặt nông cụ sản xuất, hay đồ dùng sinhhoạt khác

Điều đặc biệt ở kiến trúc nhà cổ của người dân Kim Liên – Nam Đànnói riêng, người dân Việt Nam nói chung là trước cửa ra vào có bậc cửa rấtcao (vì gian giữa thường đặt bàn thờ gia tiên nên khi vào nhà chúng ta không

đi thẳng ngay mà phải cúi mặt xuống để thể hiện sự kính trọng)

Trang 34

Bao quanh nhà là một khu vườn trồng nhiều loại cây rau màu nhưkhoai, sắn và các cây ăn quả: cam, quýt, bưởi, mít phục vụ nhu cầu cuộcsống của mỗi gia đình.

Mỗi dòng họ thường có nhà thờ riêng để tưởng nhớ những thành viêntrong dòng họ đã khuất, để tôn vinh gia tộc, giáo dục con cháu như: việc đỗđạt trong học hành, thi cử, làm quan (nhà thờ họ Nguyễn Sinh)

Đây là lối kiến trúc chung của làng quê Việt Nam xưa kia mà hiện nay

ở Khu di tích Kim Liên còn giữ lại được Vì vậy nó là một trong các giá trịtiêu biểu để phát triển du lịch tại khu di tích

1.4.3 Giá trị về mặt tâm linh

Giá trị tâm linh là giá trị vô hình (con người không thể sờ, cầm, nắmhay không thể cảm nhận trực tiếp bằng các xúc giác của con người) Giá trịnày được hình thành nên xuất phát từ niềm tin của con người Con người tin

và làm theo niềm tin của mình, nó tồn tại trong ý thức của mỗi người

Khi đến Khu di tích Kim Liên ngoài việc tham quan, tìm hiểu, thưởngthức các giá trị hữu hình: giá trị lịch sử tham quan, giá trị về mặt kiến trúc, thì

du khách có thể thắp những nén hương thơm để tưởng nhớ đến công ơn củaBác cùng gia đình, người thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giá trị tâm linh)

Để cầu mong sự bình an, hạnh phúc, những điều tốt đẹp cho gia đình và ngườithân yêu của mình

Và chắc hẳn rằng sau khi nghe những việc làm, tấm gương về nhữngviệc làm của Người thì ai ai trong số chúng ta cũng tự soi xét lại bản thânmình, xem những gì chúng ta làm được và những gì chúng ta chưa làm được,

để phấn đấu trong thời gian tiếp theo Khi đến đây tâm hồn chúng ta đượcchay tịnh, thanh lọc và hướng thiện hơn

Trên đây là các giá trị cơ bản của khu di tích, mỗi di tích đều mangtrong mình các giá trị này, chúng đan xen, hoà quyện vào nhau, làm nên vẻđẹp riêng của khu di tích, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nướctới thăm

Trang 35

Đây cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách trongtuyến du lịch xuyên Việt từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại Có thể xem Khu ditích Kim Liên là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch của

cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng

Trong thời gian qua sự phát triển của du lịch Kim Liên đã góp phầntích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Tuy tỉ lệ đóng gópcủa du lịch trong cơ cấu GDP của huyện Nam Đàn và xã Kim Liên còn thấp,nhưng phát triển du lịch phần nào giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đờisống tinh thần cho nhân dân

Trong một tương lai không xa, khi cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật du lịch được xây dựng và hoàn chỉnh, hình thành thêm các tuyến, điểm

du lịch mới, chắc chắn khu di tích sẽ thu hút nhiều hơn nữa khách du lịchtrong và ngoài nước đến thăm quan Kinh doanh du lịch dần dần trở thànhngành mũi nhọn của địa phương

Trang 36

2.1 Thực trạng về thị trường khách

Khách du lịch tới thăm quê Bác ngày càng đông, không chỉ ở khắp mọimiền đất nước mà còn từ nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như kếthợp du lịch với công việc, du lịch với nghiên cứu khoa học, học tập, du lịchthuần tuý… Mặc dù với nhiều mục đích khác nhau song tất cả du khách đều

có chung một mong ước là tận mắt chứng kiến và thăm nơi cuội nguồn sinh ra

vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam với lòng thành kính nhất

Từ ngày mở cửa phục vụ đón tiếp khách thăm quan, Khu di tích KimLiên đã đón tiếp hơn 25 triệu lượt người Hàng năm số lượng khách tới thăm

viếng, báo công, tưởng niệm bình quân từ 1,5 – 1,8 triệu lượt người

Đặc biệt năm 1990 kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã có tới 4,3 triệu lượt khách tới thăm quan

Theo thống kê số lượng khách du lịch tới thăm Khu di tích Kim Liênmột số năm gần đây cụ thể như sau:

Trang 37

( Nguồn: Nguyễn Thị Minh - Trưởng phòng tuyên truyền – Giáo dục Khu di tích Kim Liên)

Ngoại trừ năm 2003 ra thì tất cả các năm lượng khách đến đều đạt con

số trên 1 triệu người

Tuy nghiên trong giai đoạn 2000 – 2010 lượng khách du lịch đến Khu

di tích Kim Liên không ổn định, có năm giảm mạnh như năm 2003 so vớinăm 2002 giảm tới 97,2% thực tế cho thấy đây là năm không phải năm kỷ

Trang 38

niệm sự kiện trọng đại như so với các năm 2000, 2005, 2010… Mặt khác đây

là năm hứng chịu hậu quả, tàn dư của trận lũ lụt lớn vào năm 2001 và 2002,

đã làm ngập lụt nhiều thôn xã trong vùng, gây cản trở giao thông, thiệt hại lớnđến đời sống của nhân dân, làm ảnh hưởng tới hoạt động thăm quan du lịch,cũng như làm giảm nguồn vốn đầu tư ngân sách của tỉnh, huyện cho phát triển

du lịch ở Khu di tích Kim Liên

Đặc biệt năm 2003 đây còn là năm bùng phát dịch SARS ( bệnh viêmphổi cấp) nhiều người dân trong nước và quốc tế e ngại việc đi du lịch đểtránh nạn đại dịch này, vì thế mà hoạt động du lịch có dấu hiệu chững lại

Không vì lý do đó mà hoạt động du lịch có dấu hiệu chững lại đi xuốngtriền miên Với sự nỗ lực đưa ra những biện pháp hợp lý cán bộ ban ngànhcác cấp và nhân dân xã Kim Liên - huyện Nam Đàn đã nhanh chóng khắcphục, xua đi những hạn chế, yếu kém không ngừng vươn lên ở những nămgần đây, như năm 2007 đạt 1.597 ngàn lượt khách, tăng 396 ngàn lượt khách

so với năm 2006, năm 2009 tăng lên 1.789 ngàn lượt khách, năm 2010 con số

đã lên tới 1.856 ngàn lượt khách Đây là con số đáng mừng cho sự khởi sắcphát triển du lịch của Khu di tích Kim Liên và con số này cũng không ngừngtăng lên bởi nhu cầu cuộc sống của con người và điều kiện kinh tế của ngườidân được nâng cao, cải thiện

Nếu so với lượng khách đến Cửa Lò - một điểm du lịch hấp dẫn kháccủa Nghệ An thì lượng khách đến Khu di tích Kim Liên có phần vượt trộihơn Điều đó cho thấy sức hút không nhỏ của Khu di tích Kim Liên, mặc dùtrên thực tế ở Kim Liên không thể so với Cửa Lò về hệ thống cơ sở vật chất,

Trang 39

Cửa Lò (lần)

Bảng số liệu 2: Khách du lịch đến Khu di tích Kim Liên và Cửa Lò

giai đoạn (2000 - 2010) ( Nguồn : Sở du lich Nghệ An và Ban quản lý Khu di tích Kim Liên )

Biểu đồ 2: Thể hiện khách du lịch đến Khu di tích Kim Liên so với Cửa Lò

giai đoạn (2000 – 2010)

Qua biểu đồ thấy số lượng khách du lịch đến Khu di tích Kim Liên khácao, được lý giải bởi ý thức cuội nguồn của người dân Việt Nam Tuy nhiêntrong những năm gần đây tỷ lệ đó càng ngày càng rút ngắn và du lịch Cửa Lòngày càng chiếm ưu thế Như năm 2000 số lượng khách du lịch đến Khu ditích Kim Liên nhiều gấp 10,34 lần so với khách du lịch đến Cửa Lò Nhưngcon số đó ngày càng rút ngắn dần, đến năm 2009 số lượng du khách đến Cửa

Lò đã tăng cao gần bằng với số lượng khách du lịch đến với Khu di tích KimLiên và năm 2010 số lượng khách đến Khu di tích Kim Liên chỉ còn cao hơn

số lượng khách du lịch đến Cửa Lò 1,00 lần Vì vậy Ban quản lý Khu di tíchKim Liên cần có những chính sách về chú trọng đầu tư hơn nữa, hình thức dulịch cần đổi mới để tránh việc nhàm chán cho du khách, thì lượng khách tớithăm quan Khu di tích Kim Liên mới được nâng cao và ổn định lâu dài

Trang 40

Số lượng khách du lịch đến thăm Khu di tích Kim Liên chủ yếu là kháchnội địa Hàng năm cứ vào dịp lễ tết nhất là vào dịp sinh nhật Hồ Chủ tịch(19/5) các ngày trọng đại của đất nước như ngày giải phóng (30/4), ngàyQuốc khánh (2/9), người dân từ mọi miền tổ quốc lại nườm nượp về đây thắpném hương tưởng nhớ công ơn to lớn của Người.

Nguồn khách nội địa từ mọi miền đất nước, song phần lớn là từ thủ đô Hà Nội,các tỉnh phía Bắc và các tỉnh lân cận của vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Còn các tỉnh phía nam thì rất hạn chế

Khách nội địa thường đi theo đoàn với số lượng lớn do các cơ quan, xínghiệp, nhà trường tổ chức, khách đi lẻ tới đây không nhiều và họ thường đitheo gia đình hoặc nhóm bạn

Khách quốc tế đến thăm quê Bác theo ước tính hàng năm có khoảng 500 –

600 đoàn/năm với 50 quốc tịch khác nhau như: Anh, Pháp, Đức, Úc, TrungQuốc… Trong đó khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á chiếm 60% ( chủyếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan )

Khách du lịch quốc tế đến Nam Đàn với mục đích du lịch thuần tuý chưanhiều mà chủ yếu kết hợp du lịch với công việc và thường tổ chức theo tour

du lịch trọn gói của các công ty du lịch Số khách du lịch quốc tế tự do tới đâytương đối ít Vì vậy các cán bộ quản lý, các cơ quan chức năng cần có sự đầu

tư, quảng bá nhiều hơn để thu hút đông đảo du khách quốc tế

Hoạt động du lịch tại khu di tích Kim Liên cho thấy ngày đón khách hàngnăm là 366 ngày kể cả ngày lễ, tết, chủ nhật, không được phép đóng cửa kể cảthời kỳ trùng tu, sửa chữa

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồng Yến và Lan Anh ( 2009), Sổ tay du lịch Miền Trung, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Yến và Lan Anh ( 2009), "Sổ tay du lịch Miền Trung
Nhà XB: NXB Lao Động
3. Minh Anh và Hải Yến (2008), Cẩm nang du lịch việt Nam, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Anh và Hải Yến (2008), "Cẩm nang du lịch việt Nam
Tác giả: Minh Anh và Hải Yến
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
4. Thanh Bình và Hồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch, NXB Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Bình và Hồng Yến (2009), "Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch
Tác giả: Thanh Bình và Hồng Yến
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2009
5. Lê Thông (2001), Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thông (2001), "Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam, tập 3
Tác giả: Lê Thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. PTS Nguyễn Minh Huệ (1997), Địa lý du lịch, NXB TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: PTS Nguyễn Minh Huệ (1997), "Địa lý du lịch
Tác giả: PTS Nguyễn Minh Huệ
Nhà XB: NXB TPHCM
Năm: 1997
8. Ninh Viết Giao (2005), Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh,NXB Tổng hợp TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Viết Giao (2005), "Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: NXB Tổng hợp TPHCM
Năm: 2005
2. Nghệ An di tích (2005), NXB Nghệ An Khác
6. Di tích Kim Liên quê hương Bác Hồ ( 1992 ), NXB Nghệ An Khác
9. Dự án tôn tạo khu di tích Kim Liên gắn với việc phát triển du lịch Nam Đàn- UBND tỉnh Nghệ An Khác
10. Báo cáo tổng kết hoạt động Khu di tích Kim Liên Khác
11. http//www.Vietnamtourism.com.vn12.http//www.namdan.gov.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w