1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khu di tích lịch sử văn hóa đền bà triệu với hoạt động di lịch ở thanh hóa luận văn tốt nghiệp đại học

75 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Là sinh viên Việt Nam học chuyên ngành Dulịch chúng tôi chọn đề tài: “Khu di tích lịch sử - văn hoá đền Bà Triệu với hoạt động du lịch ở Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu của mình, và hi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học Đây cũng là kết quả phấn đấu trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường đại học của em và công sức giảng dạy của biết bao thầy cô trong suốt thời gian qua.

Để có được kết quả và những thành công đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên – Thạc sĩ Phan Hoàng Minh giảng viên trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này cùng các thầy cô trong khoa Lịch Sử Thầy cô đã luôn tận tâm dạy dỗ, đem hết tri thức và khả năng của mình ra để truyền thụ cho những thế hệ sinh viên như chúng em.

Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên của Sở văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và tổng hợp tư liệu

Em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân những người đã luôn giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian qua.

Và lời cảm ơn cuối cùng em muốn dành cho ba mẹ những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và giúp em có được những thành quả như hôm nay

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ của khóa luận 4

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 5

7 Bố cục của khóa luận 5

B NỘI DUNG 6

Chương 1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN BÀ TRIỆU 6

1.1 Quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Bà Triệu 6

1.2 Quần thể các di tích liên quan đến Đền Bà Triệu 19

1.3 Lễ hội truyền thống Đền Bà Triệu 23

Chương 2 GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN BÀ TRIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 32

2.1 Giá trị của Khu di tích 32

2.2 Thực trạng khai thác Khu di tích 41

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN BÀ TRIỆU VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 50

3.1 Giải pháp 50

3.2 Đề xuất kiến nghị 61

C KẾT LUẬN 64

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

E PHỤ LỤC 69

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỷ XXI - du lịch trở thành một ngành kinh tế quantrọng của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đồngthời hoạt động du lịch đã trở thành nhu cầu của đông đảo người dân Du lịchđược định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đónggóp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới Du lịch không chỉ đơnthuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại cả lợi ích chính trị - văn hóa -

xã hội, là phương tiện mở rộng sự giao lưu văn hóa và xã hội giữa các vùngtrong cả nước và giữa các nước với nhau Du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội,tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giải quyếtcông ăn việc làm và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của những vùng cótiềm năng du lịch Tuy nhiên ngành du lịch cũng đang đứng trước nhiều thời

cơ cũng như thách thức mới Để có thể đáp ứng và bắt kịp được những vấn đềđang đặt ra trước mắt cần có nhiều sự đổi mới về cả chất và lượng, trong đóvấn đề đưa việc khai thác các điểm di tích lịch sử - văn hoá vào phát triển dulịch là vấn đề đáng được quan tâm Tuy nhiên phát triển phải đi đôi với giữgìn và phát huy những giá trị vốn có của nó Thời gian gần đây Khu di tíchlịch sử - văn hoá đền Bà Triệu (thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) đangthu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của các ban nghành chức năng Khu ditích này không chỉ nổi tiếng bởi những giá trị chứa đựng bên trong, mà cònhấp dẫn du khách bởi nhiều cảnh đẹp cùng với vị trí địa lý thuận lợi Nghiêncứu, tìm hiểu về Khu di tích này giúp chúng ta thấy được thực trạng phát triển

du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Đồng thời qua sự nghiêncứu có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm dần thay đổi, cải thiện vàkhắc phục tình trạng hiện tại của Khu di tích Bên cạnh đó còn góp phần phát

Trang 6

triển du lịch ở Khu di tích này, mang lại nguồn lợi cho tỉnh Thanh Hoá nóiriêng và đất nước nói chung Là sinh viên Việt Nam học (chuyên ngành Du

lịch) chúng tôi chọn đề tài: “Khu di tích lịch sử - văn hoá đền Bà Triệu với

hoạt động du lịch ở Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu của mình, và hi

vọng qua đó có thể góp một phần công sức trong việc giữ gìn và phát huy giátrị văn hoá của di tích cũng như cho sự phát triển của ngành du lịch trongtương lai của quê hương, đất nước

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Về việc khai thác các Khu di tích lịch sử - văn hóa nói chung, ở ThanhHóa nói riêng, trong đó có Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Bà Triệu vàohoạt động du lịch đã được nhiều học giả quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu vàcho ra nhiều công trình, nhiều ấn phẩm có giá trị Trong những công trình, ấnphẩm đó, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều nội dung khác nhauthuộc các giá trị văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa tâm linh của cư dânViệt, thông qua việc tôn vinh các vị anh hùng dân tộc qua các triều đại Xinđơn cử một số công trình sau:

- Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP.Hồ Chí Minh,

Khoa Lịch Sử trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, tái bản, 1992 Trong đó, tácgiả đề cập đến những giá trị văn hóa Việt Nam

- Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

1994 Trong đó tác giả đưa ra những vấn đề có tính phương pháp luận choviệc nghiên cứu văn hoá

- Đinh Gia Khánh, Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá

Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 Tác giả đã đề cập đến

những giá trị mang bản sắc riêng của văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hộinhập hiện nay

Trang 7

- Đinh Gia Khánh, Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã

hội Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995 Tác giả đã đề cập đến vai

trò của văn hóa dân gian Việt Nam đối với sự phát triển của xã hội

- Hồ Đức Thọ, Trần Triều Hưng Đạo Đại vương trong tâm thức dân tộc

Việt, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2006 Tác giả đề cập đến lòng tôn kính

của nhân dân Việt Nam đối với vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đã đượctôn vinh thành vị Thánh

- Lê Trung Vũ (Chủ biên), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội 1992 Trong đó, tác giả đã làm rõ những nét đặc sắc của các lễ hội cổtruyền Việt Nam và một số lễ hội tiêu biểu

- Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Văn hoá học đại cương và cơ sở văn

hoá Việt nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996 Đây được coi là cuốn giáo

trình cơ bản về văn hoá học và cơ sở văn hoá việt Nam, trong đó tác giả cóphân tích những giá trị của văn hoá lễ hội ở Việt Nam

Về lễ hội đền ở Thanh Hóa cũng đã có một số ấn phẩm được lưu hành như:

- Mai Thị Loan, Lệ Hải Bà Vương và Đền Thờ Bà Triệu, NXB Thanh Hóa

2008 Đây là cuốn sách trình bày được những nét cơ bản nhất về cuộc đời, sựnghiệp của Bà Triệu cũng như kiến trúc và lễ hội truyền thống Đền Bà Triệu

- Hoàng Tiến Tựu, Địa Chí Hậu Lộc,Nxb KHXH, năm 1990 Tác giả đãkhái quát các vấn đề liên quan tới huyện Hậu Lộc, trong đó có Khu di tíchlịch sử - văn hóa Đền Bà Triệu

- Nhữ Bá Sĩ, Thanh Hóa Tỉnh Chí, Nxb Thanh Hóa, Thế kỷ XVIII…

- Ngoài ra còn nhiều bài viết có liên quan đăng tải trên các tạp chí Dulịch và các trang Website

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi đi sâunghiên cứu các giá trị về văn hóa – lịch sử, tư tưởng của Khu di tích Đền BàTriệu và việc khai thác Khu di tích đó vào hoạt động du lịch ở tỉnh Thanh

Trang 8

Hóa Qua đó chúng tôi muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của việc khai thác Khu di tích này vào hoạt động du lịch.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Khu di tích lịch

sử - văn hoá đền Bà Triệu, bao gồm: đền Bà Triệu, Lăng Bà Triệu, đình làngPhú Điền và các di tích có liên quan khác vào mục đích phát triển du lịch Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các di tích ở huyện Hậu Lôc, tỉnhThanh Hoá lien quan đến Đền Bà Triệu

4 Nhiệm vụ của khóa luận

Khóa luận khái quát được những giá trị lớn mà Khu di tích chứa đựng.Đánh giá thực trạng khai thác Khu di tích vào hoạt động du lịch ở Thanh Hóa.Bên cạnh đó, khoá luận cho thấy thực trạng hết sức cấp bách về vấn đề đầu tưphát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử - văn hoá đền Bà Triệu Đồng thời đề racác phương hướng, giải pháp và đề xuất mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệuquả trong việc tổ chức khai thác Khu di tích vào hoạt động du lịch

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những nguồn tàiliệu cơ bản sau đây:

- Các sách giáo trình về văn hóa du lịch được dùng giảng dạy, học tậptrong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam

- Các sách chuyên khảo về văn hóa, du lịch, về đời sống tâm linh, về lễhội đền ở Việt Nam

- Các bài nghiên cứu về lễ hội đền nói chung và ở Thanh Hóa nói riêngđược công bố trên các tạp chí Văn hóa – Thể thao – Du lịch

- Các bài viết có liên quan trên các trang website

Trang 9

- Một số luận văn cao học thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học có liênquan đến vấn đề này.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm, nên chúng tôi sử dụngchủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp logic

+ Phương pháp lịch sử

+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

+ Phương pháp thu thập, xử lí thông tin

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

+ Phương pháp thống kê

6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài

Khóa luận sẽ tạo dựng một bức tranh tổng thể về các giá trị của Khu ditích lịch sử - văn hóa Đền Bà Triệu và thực tiễn hoạt động du lịch ở Khu ditích này trong thời gian qua, từ đó mà đưa ra một số đề xuất về các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả trong việc đưa Khu di tích vào hoạt động Du lịch ởThanh Hóa Đồng thời, hi vọng khóa luận sẽ cung cấp chút ít tư liệu chonhững người quan tâm

7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn được trình bày qua ba chương:

Chương 1 Những nét cơ bản về Khu di tích lịch sử - văn hoá đền

Bà Triệu.

Chương 2 Giá trị và thực trạng khai thác của Khu di tích lịch sử

-văn hoá đền Bà Triệu đối với hoạt động du lịch.

Chương 3 Giải pháp và đề xuất nhằm thu hút khách du lịch đến

với Khu di tích lịch Sử - văn hoá đền Bà Triệu.

Trang 10

B NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ KHU DI TÍCH

LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN BÀ TRIỆU

1.1. Quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Bà Triệu

1.1.1 Truyền thống tôn vinh các vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sinh

ra những con người kiệt xuất, có những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo

vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước, tài năng và đạo đức của họ được nhândân quý trọng, đời đời tôn kính Những con người kiệt xuất đó, tên tuổi của

họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được các thế hệ tiếp nối nhau thờkính và noi gương, họ trở thành những vị Anh hùng dân tộc, Danh nhân vănhóa Việt Nam Cuộc đời và sự nghiệp của các bậc vĩ nhân ấy không chỉ phảnánh tinh thần của dân tộc, hơi thở của thời đại, khát vọng và ý chí của nhândân, mà còn là những dấu son sáng ngời đã trở thành những giá trị tinh thần tolớn của dân tộc

Qua quá trình lao động và trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, nhândân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến cônghiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuầnnhiều đạo lí làm người Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền

thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thể

hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả to lớn để lại cho thế

hệ mai sau Đất nước Việt Nam xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai

Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch HồChí Minh Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng như

Trang 11

duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ,bắt nhịp theo thời đại Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựngđất nước giàu mạnh, văn minh Anh hùng dân tộc càng có công lớn đối vớiđất nước thì càng được toàn dân kính mến và có nhiều địa phương lập đềnthờ Ngay cả những vị anh dân tộc liều mình vì nước chiến đấu chống giặcnhưng không thành công cũng có đền thờ và danh tính của họ cũng được đặttên cho các đường phố, công viên, trường học và công sở khác Đây là trườnghợp của Bà Trưng, Bà Triệu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, LâmQuang Ky, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Hữu Huân, Mai Xuân Thưởng, PhanĐình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến,Trịnh Văn Cấn, Nguyễn Thái Học, v.v Những vị anh hùng dân tộc khôngthành công trong đại cuộc đánh đuổi quân xâm lăng mà dân ta còn tôn vinh vàlập đền thờ như vậy, thì tất nhiên là đối với những vị đại anh hùng đã thànhcông trong đại cuộc đành đuổi quân thù xâm lược ra khỏi lãnh thổ, giành lạichủ quyền cho đất nước, đem lại vinh quang vẻ vang cho dân tộc, dân ta càngphải tôn vinh nhiều hơn, lập đền thờ lớn hơn để tôn vinh và thờ cúng cácNgài với mục đích ghi ơn các Ngài Đây là nếp sống văn hóa của dân tộc ViệtNam và cũng là những bài học lịch sử để cho con cháu hay các thế hệ kế tiếpnhớ đến công ơn của các Ngài.

Thanh Hóa là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh nổi tiếng, phù hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tắmbiển, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, thamquan rừng biển…Thanh Hóa còn tự hào là nơi phát tích của nhiều triều đạinhư Tiền Lê, Hậu Lê… là vùng đất đã sinh ra nhiều anh hùng tuấn kiệt, danhnho, võ tướng, trong đó có nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) Cóthể nói, Bà Triệu đã đi vào tâm thức dân gian như một nhân vật huyền thoạivới sự tôn thờ và ngưỡng mộ

Trang 12

1.1.2 Những nét chung về việc xây dựng đền, đình, lăng ở Thanh Hóa

“Đền” là những công trình kiến trúc nghệ thuật, thờ các vị nhân thần,

thiên thần, những danh nhân, anh hùng dân tộc Đền có lịch sử phát triển gắnliền với lịch sử dựng nước và giữ nước Vì vậy, đây là một loại di tích lịch sửvăn hóa có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở nước ta, thường được xây dựng ởnhững nơi diễn ra các sự kiện lịch sử, nơi sinh hoặc mất của các thần điện.Đền có các mảng điêu khắc, các nhang án, đồ tế tự, tượng, hoành phi thườngđược sơn son thiếp vàng có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật, các công trình kiếntrúc thường gắn liền với các truyền thuyết, các lễ hội để tôn vinh các thầnđiện hoặc danh nhân, các anh hùng dân tộc

“Đình” là một trung tâm tín ngưỡng của nông dân Việt Nam, là một

trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của làng Đình còn như là trung tâm vănhóa cộng đồng của thôn xã Đình ở nông thôn Việt Nam là nơi thờ ThànhHoàng, vị thần bảo hộ của mỗi làng, là trụ sở chính của xã thôn – nơi họp hộiđồng kỳ mục để bổ bán binh dịch, phân chia công điền, công thổ, đặt khoánước, giải quyết công vụ và tranh chấp, nơi thu thuế, thu sưu Nơi tiến hànhphạt vạ cũng như ăn khao Vào dịp hội làng (ngày giỗ của Thành Hoàng),đình trở thành trung tâm văn hóa của làng Tất cả kho tàng văn hóa dân gianđược tích lũy từ đời này qua đời khác được biểu hiện ở đây, với sự tham gianhiệt tình của tất cả mọi thành viên trong làng

“Lăng” là những công trình được nhân dân xây dựng nhằm tưởng niệm

các vị nhân thần, thiên thần, những danh nhân, anh hùng dân tộc

Thanh Hóa là một tỉnh lớn ở phía bắc của miền Trung, nơi lãnh thổViệt Nam bắt đầu hẹp lại, có diện tích 11.168km2, số dân là 3.400.239 người(2009) Thanh Hóa có 20 huyện, một thành phố, 2 thị xã Nhiệt độ trung bìnhcủa tỉnh là 23,70c, lượng mưa trung bình năm từ 1.500mm - 1.800mm ThanhHóa có địa hình đa dạng: nhiều núi đá vôi, trung du và đồng bằng, diện tích

Trang 13

rừng nguyên sinh khá lớn Tỉnh có đường bờ biển dài 100km, có 6 cửa lạchthuận tiện cho thuyền và tàu nhỏ ra vào, có nhiều bãi biển đẹp và nhiều bãi cávới nhiều loại hải sản quý Thanh Hóa có tới 20 con sông, lớn nhất là sông

Mã chảy trong địa phận tỉnh dài 382km

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tới 20 dân tộc sinh sống, nhiều nhất làngười Kinh, người Mường Các dân tộc ở đây còn lưu giữ nhiều di tích vănhóa, phong tục tập quán phong phú Đây là một trong những địa bàn cư trúcủa người Việt Cổ, nơi có nền văn hóa Đông Sơn

Thanh Hóa còn là vùng đất có truyền thống anh dũng chống giặc ngoạixâm, Vì vậy mà thanh hóa có rất nhiều các công trình kiến trúc đền đài, miếumạo… nhằm tôn vinh các vị anh hùng của dân tộc, những người có côngtrong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta

Chính nhờ những yếu tố trên mà Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn

về du lịch.Với sự khẳng định và gia tăng vị thế, xứ Thanh đang là một trongnhững điểm đến ấn tượng, hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước Cùngvới các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia như Khu di tích lịch sử LamKinh, quần thể di tích đền Bà Triệu, Thành Nhà Hồ, Cầu Hàm Rồng Tỉnhcòn có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách cũng đã được xếp hạngquốc gia đó là bãi biển Sầm Sơn với hòn Trống Mái, đền Cô Tiên, Suối cáthần Cẩm Lương, hang Con Moong, động Trường Lâm, động Tiên Sơn, Vườnquốc gia Bến En, động Từ Thức, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu,rừng già Hà Trung Với việc khai thác hiệu quả nhiều loại hình du lịch, đãgóp phần làm đa dạng dịch vụ và sản phẩm du lịch xứ Thanh Đây cũng làyếu tố tăng số ngày lưu trú của khách du lịch mỗi khi đến với mảnh đất nàytham quan, nghỉ dưỡng, đồng thời hứa hẹn lượng khách du lịch trở lại nhiềuhơn sau mỗi lần đến đây Nếu như, giai đoạn 2001 - 2005, nghành du lịch tỉnhđón được 3.409.269 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 774.825 triệu đồng,

Trang 14

nộp ngân sách Nhà nước 45.271 triệu đồng thì bước sang giai đoạn

2006-2010, toàn tỉnh ước đón được 10,445 triệu lượt khách, gấp 2,74 lần so với giaiđoạn 2001-2005; doanh thu đạt khoảng 3.683.500 triệu đồng, gấp 4,29 lần sovới giai đoạn 2001 - 2005, nộp ngân sách Nhà nước 127.326 triệu đồng Dulịch đã mở ra cho tỉnh khá nhiều nghề, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đờisống của người dân cùng từ đó mà được nâng cao Nhờ vậy, những năm vừaqua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch luôn đạt khá cao, trở thành nghànhkinh tế có những đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập GDP của tỉnh

1.1.3 Vị trí địa lý, cảnh quan của Khu di tích

Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Bà Triệu nằm ở:

Vĩ độ 19054’00” đến 19059’00”

Kinh độ 105045’30” đến 105052’30”

trên địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Cách Hà Nộikhoảng 150km về phía Bắc và cách thành phố Thanh Hóa 15km về phía Nam,ngay sát quốc lộ 1A, trên đường thiên lý Bắc Nam

Để tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Bà Triệu, nhân dân ta đã xây dựng đền

Bà Triệu ở trên núi Gai, Lăng của Bà ở núi Tùng và đình làng Bà Triệu ở làngPhú Điền, tạo thành một tam giác nằm trong khu văn hóa bao gồm: đình,lăng, đền, nơi ghi dấu ấn lịch sử của cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô

do bà khởi xướng và lãnh đạo

Hậu Lộc nơi có Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Bà Triệu là mộthuyện đồng bằng ven biển, nằm phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa Từ lâu HậuLộc đã nổi tiếng với nền văn hóa Hoa Lộc và cửa biển Lạch Trường là trungtâm buôn bán có tính chất hương cảng thời đầu dựng nước Duy Tinh - ChợPhủ là quận lỵ (tỉnh lỵ) Thanh Hóa suốt thời Lý Trần Vùng này còn lưu giữđược ngôi chùa cổ xây dựng từ thời Lý (chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh) HậuLộc còn có lễ hội Cầu Ngư (làng Diên Phố) đã được Bộ văn hóa – Thông tin

Trang 15

bảo lưu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia Phía Tây huyện Hậu Lộc đồinúi như bát úp, những xóm làng nhỏ xinh xắn nép mình ven đồi Đường ô tô,đường xe lửa chạy giữa các triền núi, trông thật đẹp.

Khu di tích Bà Triệu là chứng tích về một người con gái trong trắng,quả cảm ngoan cường, người nữ anh hùng dân tộc siêu Việt quyết nối chí BàTrưng giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ

1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển

Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu sonsáng ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Dân tộc ta nóichung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tự hào đã sinh ra vị nữ anh hùng đã làm nênnhững chiến công rạng rỡ cho dân tộc Tinh thần yêu nước, chí khí quậtcường cùng sự hi sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp

sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tựchủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử

Tùng Sơn nắng quyện mây trời, Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

(thơ ca dân gian) Đền thờ Bà Triệu có lịch sử đã lâu đời, lúc mới khởi dựng chỉ có 3gian gỗ lợp bằng tranh, bên trong có một bệ thờ Bà Triệu Đến thời tiền Lý(549 – 602) Vua Lý Nam Đế trong một lần kéo quân vào Nam trừng trị bọnphong kiến Lâm Ấp, quấy rối bờ cõi nước ta đã dừng chân tại làng Bình Lâm(xã Hà Lâm, huyện Hà Trung bây giờ) Theo truyền thuyết khi trời tối nhàvua cho quân lính nghỉ tạm bên Đền, về khuya Ông thấy có ánh hào quangvụt qua Thấy lạ, vua cho gọi dân làng đến hỏi, khi biết đây là đền thờ BàTriệu, nhà vua làm lễ cầu xin Bà đánh thắng giặc Khi chiến thắng trở về, Vua

Lý đã phong Bà làm thần và cấp tiền cho dân làng Bồ Điền sửa sang ngôi đềntranh cũ

Trang 16

Năm Canh Thìn 1820, đời Minh Mệnh đã cho tu sửa ngôi Hậu cungtheo kiến trúc đền thờ cuốn tò vò, phần mái không sử dụng hiện vật gỗ đểtránh sự phá hoại của mối mọt do môi trường núi đất, đá sinh ra Đồng thờitrang trí cung thứ 2.

Năm Canh Ngọ - Bảo Đại năm thứ 5 (1930) tiến hành tu sửa năm gianBái Đường (4 hàng cột đá có câu đối được triều đình Huế và nhân dân côngđức) Theo số liệu của quan chức cai tổng, lý trưởng xã Triệu Lộc ghi năm

1935 và 1942 thì Đền Bà Triệu đến thời điểm đó đã tu sửa 14 lần

Trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của không lực Hoa Kỳ đãnhiều lần trút bom đạn xuống ngôi Đền Đến năm 1970, Ty văn hóa ThanhHóa đã tôn tạo, sửa chữa lại ngôi Đền Đến năm 1971và năm 1972 Mỹ lạiđánh phá, năm 1973 Ty văn hóa Thanh Hóa lại cho tu sửa ngôi Đền lần thứ 2

và xây tường hoa xung quanh hồ sen

Năm 2005, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Văn hóa thông tin củaUBND tỉnh Thanh Hóa và bằng nguồn kinh phí từ phát hành sổ số kiến thiết

do Trung ương hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động để trùng tu, tôn tạođền chính

Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Bà Triệu đã được nhà nước côngnhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ( Đền thờ và Lăng tháp đượccông nhận theo Quyết định số 54/ QĐ-BVHTT ngày 29/04/1979, Đình làngPhú Điền được công nhận theo Quyết định số 310/ QĐ-BV ngày 13/02/1996)

1.1.5 Kiểu dáng kiến trúc và cách bài trí

Cách Hà Nội khoảng 150km dọc theo quốc lộ 1A về phía Nam chúng

ta bắt gặp một ngôi làng nhỏ đó là làng Phú Điền thuộc huyện Hậu Lộc tỉnhThanh Hóa Ngôi làng xưa kia vốn nhỏ bé ấy giờ đã được du khách bốnphương biết đến bởi ở đó có đền thờ một vị nữ tướng kiên trung, một danhnhân đất Việt: “Đền thờ Bà Triệu” Khu di tích được xây dựng theo hình thức

Trang 17

kiến trúc truyền thống vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, theo kiểu “Nội công

ngoại quốc” Với diện tích khu vực Đền là 3,83 ha.

Thưở xưa, theo lời kể dân gian truyền lại, lúc ban đầu đền Bà Triệuđược làm bằng tre nứa, cột kèo bằng luồng, vách đất, mãi đến thời Lý Nam

Đế mới xây lại bằng gạch, có đá làm móng Do phong hóa của thiên nhiênnên đền phải trùng tu và sửa chữa nhiều lần Cấu trúc của đền có 3 cung màngày nay vẫn lưu giữ được dấu tích (hậu cung, cung đệ nhị và cung đệ tam)các cung đều bố trí có bài bản theo cách thức tín ngưỡng tâm linh thờ BàTriệu và những người có công trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô Nghithức bài trí có tượng Bà, có cờ nghĩa, bát hương, đại tự, lộng nhằm làm cholinh thiêng, hào khí trở nên sống động như thuở ấy Bà cưỡi voi đánh giặc

Ngày nay đền Bà Triệu được xây dựng theo lối kiến trúc “Nội công

Ngoại quốc” Đền, Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu đền, chùa có hai

hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể lànhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật baoquanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác

ở giữa Bố cục mặt bằng của đền có dạng phía trong hình chữ Công, còn phíangoài có khung bao quanh hình chữ Khẩu hay như chữ Quốc Du khách đếnthăm đền Bà Triệu chắc hẳn ai cũng có thể cảm nhận được cái giản dị màcũng rất trang nghiêm của một khu di tích đã được công nhận là khu di tíchlịch sử văn hóa cấp quốc gia này

Cổng ngoại của ngôi đền có kiến trúc cổng tứ trụ chất liệu bằng đákhối, có tường trạm nổi hình voi ở hai bên Các ô hộc ở trụ cổng và tứ trụtrạm hình long, ly, quy, phượng, bốn mặt liền khối đá thân trụ, hình thứcchạm bong âm vào thân cột Trang trí đầu trụ bằng phượng và nghê

Qua cổng ngoại là hồ nước, trên cơ sở hiện trạng hồ nước hình chữ nhật

cũ, lan can, bậc lên xuống hồ và sân đường bao quanh đã được tôn tạo, Lan

Trang 18

can có hình kiến trúc trụ, tường chất liệu đá, sân đường lát bằng đá tảng.

Bình Phong có kiến trúc hình cuốn thư, trang trí phù điêu, phượng vàvân mây, chất liệu băng đá khối

Miếu thờ được trang trí đăng đối trên đường thần đạo, trước cổng nội,sau cổng trung, kết cấu gạch mái bê tông cốt thép, dán ngói mũi hài, nền látgạch bát truyền thống Diện tích mỗi miếu là 6,25m2

Cổng nội (cổng tam quan), được xây bằng gạch, hai tầng ở cửa giữa,một tầng ở hai cửa bên, hai tầng mái, mỗi của 8 mái, mái cuốn vòm, dán ngói

âm dương Trang trí đầu trụ bằng 4 con phượng đa tụ, hai đầu trụ hình connghê Diện tích xây dựng là 62,5m2 Trước cổng đặt hai tượng nghê đá cổ, bậcthềm cao 4,86m, rộng 7,41m bằng đá tảng

Tiếp theo là một khoảng sân gạch khá rộng là sân tiền đường (sân thiêntĩnh), hai bên có hai voi đá quỳ chầu, có kích thước dài 1,586m, cao 1,29m,rộng 0,9m Ở giữa hai voi chầu có lư hương đá khá to.Voi là vật nuôi có vaitrò lớn trong cuộc sống, nên con voi gắn với các di tích từ thời tiền sơ sử đếnthời cổ trung đại, đăc biệt là các di tích đền đài, lăng tẩm, cung miếu Voilàm nên nét văn hóa độc đáo của xứ Thanh với những truyền thuyết hấp dẫn,

kỳ bí Lịch sử dân tộc đã từng nhắc đến chuyện bà Triệu đã khuất phục mộtcon voi trắng một ngà rất hung dữ trở thành bạn chiến đấu tung hoành trậnmạc quét sạch lũ giặc

Thôn Cẩm thuộc xã Định Công có truyền thuyết “Đá biết nói” như sau:Vùng núi này có con voi trắng một ngà rất dữ tợn hay về phá phách mùamàng, mọi người đều sợ Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vâybắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa còn lầy lội) rồidũng cảm nhảy lên cưỡi đầu voi và cuối cùng đã khuất phục được con voihung dữ Chú voi trắng này sau trở thành người bạn chiến đấu trung thành của

Bà Triệu Nghĩa quân Bà Triệu những ngày đầu tụ nghĩa, đã đục núi Quân

Trang 19

Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao:

Có bà Triệu tướng, Vâng lệnh trời ta.

Trị voi một ngà, Dựng cờ mở nước.

Lệnh truyền sau trước, Theo gót Bà Vương.

Nhờ đó cả vùng đã đồn ầm lên rằng núi Quân Yên biết nói, báo hiệu

cho dân chúng biết Bà Triệu là “thiên tướng giáng trần” giúp dân, cứu nước.

Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu năm 248 chống lại quân xâm lược Ngô

đã gây chấn động Giao Châu Khoảng 100 năm sau, sách sử Trung Quốc nhắcđến bà Triệu như một nhân vật thần kỳ của nước Nam Sách “Việt Điện ULinh” của Lý Tế Xuyên đầu thế kỷ XIII miêu tả bà Triệu khi ra trận như sau:

“Vú vắt sau vai dùng lụa quấn chặt, mặc áo vàng, đi guốc ngà đứng trên đầu voi, thanh thế ầm ầm chẳng có kẻ nào dám chống lại, trong quân đặt tên là Nhụy Kiều tướng quân” Qua nét vẽ từ tranh dân gian Đông Hồ, bà Triệu hiện

lên như một nàng tiên cưỡi trên con voi trắng Là nữ tướng nhưng trong tranhkhông thấy Bà cầm gươm giáo mà hai tay chỉ cầm hai dải áo Tranh còn vẽcặp vú dài nữ tính của Bà, nó lắt lẻo theo nhịp đi của chú voi Người dân xứThanh còn lưu truyền nhiều câu truyện đẹp về bà Triệu cưỡi voi xung trận vớitiếng cồng, tiếng chiêng thúc giục ba quân xông lên giết giặc Đền Bà Triệu làngôi đền có cảnh quan đẹp, kiến trúc bề thế với tượng voi chầu ở cổng, trướcsân đền, và hai bức tranh bà Triệu cưỡi voi trắng được trang trí hai bên tả hữucủa chính điện

Tượng voi đá trong đền Bà Triệu được làm từ đá của xứ Thanh, trongcác di sản tượng đá, tượng voi đá có số lượng nhiều nhất Các di tích đều cóvoi đá nằm chầu phục Đặc biệt voi đá xứ Thanh nói chung và voi đá quỳ

Trang 20

chầu ở đền Bà Triệu nói riêng được tô đẹp, tôn tạo nét uy nghiêm cho các ditích lịch sử- văn hóa, vẽ nên câu chuyện huyền thoại không phai mờ theo thờigian, năm tháng.

Hai bên nối với khoảng sân là tả vu và hữu vu là nơi để tiếp khách vàgiành cho mọi người sửa soạn đồ lễ, là dãy nhà 5 gian, thu hồi bít đốc, hai máitường gạch bao che ba mặt, vì hai hàng chân theo kiểu chồng giường giáchiêng, nền lát gạch bát cổ truyền Diện tích xây dựng hai nhà là 127,22m2

Trên cơ sở bảo tồn các cột đá có câu đối cổ và nếp gỗ cũ, Tiền Đường

có kiến trúc kiểu thu hồi bít đốc, tường gạch bao che ba mặt và một phần phíatrước Có hai cửa hậu đi vào sân trung đường Hệ khung cột đá vuông phíatrước Kết cấu vì kiểu cột kèo, kẻ liền bẩy Mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạchbát cổ truyền, bậc thềm bằng đá tảng Diện tích xây dựng 126,1m2 Toàn bộcác con giống kìm nóc, đỉnh nóc được giữ lại

Trung đường hay còn gọi là Cung giữa có kiến trúc 2 tầng, 8 mái, 5gian, 6 hàng chân cột, tường gạch bao che ba mặt và một phần phía trước Kếtcấu vì theo kiểu chồng giường, cột trốn, kẻ liền bẩy Mái lợp ngói mũi hài,nền lát gạch bát cổ truyền, bậc thềm bằng đá tảng

Hậu cung hay cung cấm có kiến trúc 2 tầng 8 mái, 3 gian, 4 hàng chângạch bao che 3 mặt và một phần phía trước Kết cấu vì theo kiểu chồnggiường, cột trốn, kẻ liền bẩy Mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch bát cổ truyền,

có 9 bậc thềm bằng đá tảng, trước gian giữa có hai con rồng đá, bậc thềm diệntích xây dựng là 90,55m2, giữa hai bậc thềm có bể nước, non bộ bằng đángâm thủy (đá tự nhiên)

Tường bao quanh khuôn viên khu đền xây bằng gạch, mặt trước và đoạnphía Tây trang trí gạch hoa đất nung dài 537,73m Tường chắn đất hai bên cổngtam quan, tiền đường, trung đường, hậu cung xây bằng gạch trang trí

Các chân tảng cột cái, cột con, cột hiên, cột góc bằng đá hình hoa sen,

Trang 21

đường kính chân tảng cột cái là 0,81m, cột con là 0,63m, cột hiên 0,45m.Toàn bộ gỗ của công trình được xử lý phòng mối mọt Hậu cung và trungđường làm bằng cửa bức bàn Tất cả các con giống ở khu Đền Bà Triệu, đặcbiệt các đầu đao đều được tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu nghànhnhư Giáo sư - Tiến sĩ Trần Lâm Biền.

Đây là một di tích được tu bổ, phục hồi hoành tráng và đầy đủ, cảnhquan thiên nhiên môi trường sinh thái không bị ảnh hưởng nhiều Một số cây

cổ thụ vẫn được bảo tồn, một số cây của các vị cấp cao Nhà nước trồng kỷniệm đang ngày càng tươi tốt Công trình được bàn giao quản lý và phát huy

di tích ngày 29 tháng 3 năm 2007 Hiện nay Đền Bà Triệu có một tổ chuyêntrách thuộc Ban quản lý và danh thắng huyện Hậu Lộc trực tiếp ngày đêm bảo

vệ, quản lý, hướng dân nhân dân dâng hương, tham quan vãn cảnh

Đi xuống cuối sân lên 13 bậc chính là 3 gian hậu cung Chính giữa

phía trên Đền có bốn chữ: “Triệu Nữ Vương từ” Cột đền bằng đá có nhiều

câu đối nêu công đức của bà Triệu Tại đền hiện nay còn lưu giữ hơn 10 bàithơ khắc đá Trong đó có thơ của Lý Thánh Tông, Nhữ Bá Sĩ

Toàn bộ khu đền trông về hướng Tây, dựa lưng vào núi vững chãi và

uy nghi Đền có chiều dài 50m, chiều rộng 15m, Đền đã bị hư hại nhiều theonhững thăng trầm lịch sử Hiện nay Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tíchlịch sử văn hóa Đền nằm ngay quốc lộ 1A nên bất cứ ai đi qua đều có thểdừng chân vào viếng đền, thắp nén nhang tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đối với vị anh hùng dân tộc Đây cũng chính là một điểm thuận lợicủa Đền có thể thu hút được lượng lớn khách du lịch và dễ dàng thành lập cáctour, tuyến du lịch

Hệ thống thờ cúng trong Khu Đền Bà Triệu rất trang nghiêm, theo quyluật thờ nhân vật anh hùng dân tộc Hậu cung ở giữa thờ Bà Triệu, hai bên tảthờ thân phụ Vua Bà, bên hữu thờ thân mẫu Vua Bà Bên trong Trung Đường,

Trang 22

ở giữa thờ tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên tả là bàn thờ hội đồng quan võ và

ba viên tướng họ Lý, bên hữu là bàn thờ hội đồng quan văn Bên trong TiềnĐường thờ thánh tổ và bách gia trăm họ

Phần nội thất đồ thờ đã có thiết kế mỹ thuật tổng thể, một số đồ thờ cổđược giữ nguyên, một số phải bổ sung mới để phù hợp với kiến trúc hiện tại.Các đồ thờ bổ sung mới được tập thể cá nhân công đức Đặc biệt Đền có một

số đồ thờ bằng đồng có giá trị: Chuông đồng, trống đồng, chiêng đồng, bộngũ sự, tam sự, bức đại tự…

Du khách sau khi dâng hương cung cấm (nơi linh thiêng thờ Bà Triệuchỉ khi cần mới mở cửa) và cung Giữa thì có thể ra phía hông hai cung này đểđược chiêm ngưỡng những mái đao xếp chồng lên nhau tựa như một tóa Sen

và sau đó lại trước cửa cung Bái đường để được đọc và nghe hướng dẫn một

số câu đối cổ khắc trên một cột đá đục vuông cạnh:

Nữ thù huy qua, danh chấn cổ Tượng đầu trước kích, tích lưu kim.

(Tay gái vung gươm lên nổi trướcĐầu voi đạp guốc, dấu còn nay)

Thiên tượng tinh anh, vạn nhân thanh sơn hiển thánh

Nữ trung hào kiệt, thiên thu bạch tượng truyền thần.

(Tinh anh ở trên trời vạn bậc non xanh hiển thánhHào kiệt trong nữ giới nghìn thu voi trắng truyền thần.)

Nhất tộc phùng từ, Na Lĩnh căn cơ kim tượng lĩnh Thiên thu thắng tích, Phú Điền phong cảnh cổ Bồ Điền.

(Một họ Phụng từ, Na Lĩnh ngày xưa giờ Tượng lĩnhNgàn thù thắng cảnh, Phú Điền hiện tại trước Bồ Điền.)

Trang 23

Na Lĩnh tức núi Nưa (huyện Nông Cống) nơi Bà Triệu hội quân.Tượng Lĩnh là núi Tượng hình giống con voi, núi này thuộc dãy Bần Sơn(còn gọi là Hồi sơn, hay núi Gai) nơi dựng Đền Bà Triệu ngày nay.

- Phích tích đương niên, chính khí phôi thai tiền Lý Đế

Triệu nhân tư thổ, thân cao đối Trĩ nhị Trưng Vương.

(dịch là: Dựng đền ngày nay đó, anh linh dạy tiếng sánh TrưngVương.)

Ngoài ra tại Đền còn lưu giữ những chuyện thơ như:

- Trông Bành Voi, Ngô cũng lắc đầu sợ uy Lệ Hải Bà

Vương, những muốn bon chân về Bắc Quốc.

Ngồi yên ngựa, khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi.

Đây là mở đầu câu chuyện kể bằng thơ về Bà Triệu đánh giặc Ngô củangười nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam là Nguyễn Thị Duệ - con gái làng KiệtĐạt, huyện Chí Linh, Trấn Hải Dương

Làng Phú Điền nổi lên như một con cá Chép đang bơi giữa biển lúamênh mông, xa xa thấp thoáng là lũy tre xanh hiền hòa

1.2 Quần thể các di tích liên quan đến Đền Bà Triệu.

Ngoài di tích đền Bà Triệu xây dựng trên núi Gai, trong khu di tích lịch

sử - văn hóa này còn có các di tích liên quan khác:

1.2.1 Lăng Bà Triệu

Tùng Sơn phong cảnh hữu tình, nơi đây thật là hùng vĩ Người con gáitrinh trắng đã hi sinh hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước, chọn gửi gắmthân xác tại đỉnh non xanh này, để lại cho người đời một tâm tưởng hoài niệnkhôn cùng Núi Tùng giống như một cây thông, trên đỉnh là Lăng Bà Triệuđược bao phong thành mộ nổi, có tường hoa bao quanh theo đồ án hìnhvuông Ngọn tháp cao bên cạnh mộ và một cây cổ thụ nghiêng mình soi bóng

Trang 24

mát đứng cạnh tháp tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp; riêng có mái tháp tamcấp vút cao, bốn mái uốn cong Trong lăng có bàn thờ và bát hương lớn Tạilăng có câu đối khắc vào đá:

Giang sơn hữu chủ Phong nguyệt vô biên.

Nghĩa là:

Núi sông có chủTrăng gió vô cùng

Cuối lăng có một tảng đá lớn, khắc hai chữ “ Mộ chí” bằng chữ Hán.Lăng và tháp không lớn, nhưng thật dung dị trong một không gian tinh khiết,trong lành Đứng trên đỉnh núi du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn núinon, làng mạc, đườn xe, đồng ruộng

Dưới chân núi Tùng có một cái giếng nhỏ tự nhiên, nước từ núi chảy rarất trong và không bao giờ cạn Cạnh giếng, bên cạnh một phiến đá có khắcchữ Hán nhưng nay đã bị mờ không thể đọc được, cạnh chân núi cá 3 ngôi mộcủa anh em họ Lý Bên cạnh là tấm bia kỉ niệm dựng năm Mậu Tý (1928) cao1m20, rộng 0,70m, dày 0,12m Một mặt chữ có trang trí rồng chầu Bia do KỷLão chức sắc Lý hào, bình dân làng Phú Điền dựng ca ngợi công đức BàTriệu Văn bia kết thúc bằng một bài thơ chữ Hán :

Trương Việt Bình Ngô binh chiến trường Ngặt kim di tích thượng lưu phương Giang sơn bất tử anh hùng nữ

Sử sách do tồn Lệ Hải Vương Tiêu kính lăng văn tiêu chính khí Thạch nham trạm nhật lẫn minh dương Sơn bang nhân vật thiên thu vọng Tùng lĩnh phong cao mã thủy trường.

Trang 25

Dịch thơ:

Chiến trận xưa vung búa diệt NgôTới nay di tích vẫn nên thờ

Giang sông chẳng mất anh hùng gái

Sử sách còn truyền Lệ Hải VuaDốc thẳm mây vờn nên chính khíSơn non nắng nhuộm động trời mưaVùng đây người vật ngàn thu vọngSông Mã, Tùng Sơn lộng gió lùa

Phía Bắc chân núi Tùng vào nhà máy giấy Châu Lộc là con đường mới

mở từ Quốc lộ 1A rất thuận lợi cho du khách đến thăm viếng thắng cảnh HànSơn

Phía trước cột đình là hai cột nanh to với hình khối vuông cạnh thẳngđứng Trên đỉnh cột nanh là hai tượng sấu hướng mặt vào nhau Bộ mái được

Trang 26

lợp bằng ngói mũi hài, trên bờ nóc hai bên là đôi rồng chạy dài với thế lưỡnglong chầu nguyệt.

Phía trong đình là 6 vì kèo chạy suốt ra tận mái hiên Kiến trúc theokiểu chồng rường kẻ bẩy Tất cả có 5 hàng cột chiều ngang và 6 hàng cộtchiều dọc Đình làng Phú Điền cũng là điểm nổi bật của văn hóa truyền thống

Đề tài trang trí trên các kẻ bẩy, vỉ ruồi và các xà ngưỡng, ván bưng đều đượctrạm khắc công phu gồm các linh vật, thú vật được linh thiêng hóa Phổ biếnnhất là rồng: miệng Sói, tai thú, trán Lạc Đà, sừng Nai, cổ Rắn, vẩy cá Chép,chân Cá Sấu, móng chim Ưng hóa thân trong vân mây Ngoài ra còn trạmkhắc các linh vật khác: Phượng, Hạc, các loài chim; thú: Lân, Rùa, Hưu,Ngựa, Voi và các loài cây hoa: Tùng, Trúc, Mai, Sen Nét đặc biệt của ngôiđình là trong các bức trạm khắc có xuất hiện cả hình người phụ nữ được tạotác dưới dạng nhạc công

Hậu cung là nơi thờ tự Bà Triệu, các tướng lĩnh của Bà Triệu và một sốthần linh được làng Phú Điền tôn thờ Hậu Cung gồm 3 gian, 16 cột, 3 bộ cửabức bàn nối giữa Hậu cung và đình chính là hàng cột đá vững chắc

Ngôi đình làng Phú Điền là mảng bổ sung hoàn chỉnh cho Khu di tích

Bà Triệu và khẳng định giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc ta, nhắc nhở mọingười nhớ về cuội nguồn truyền thống Thông qua kiến trúc và nghệ thuậttrang trí, điình Phú Điền đã phản ánh rõ tiếng nói đương thời của đời sốnglàng quê dân dã Giờ đây ngôi đình còn là nơi hành tự để du khách tới duxuân ngắm cảnh và tìm gặp lại những bàn tay tài hoa khéo léo, tinh tế của cánghệ nhân xưa

1.2.3 Các di tích khác

“An Nông, Phủ Tía, Núi Nưa

Am Tiêm, Tế Lợi sớm trưa luyện rèn”.

Bên cạnh các di tích kể trên còn có các địa danh liên quan đến cuộc

Trang 27

khởi nghĩa của bà Triệu cũng được nhân dân thờ cúng Quanh vùng núi Nưa,đâu đâu cũng ghi dấu Bà Triệu và những hoạt động của nghĩa quân, nhiều địadanh được nhắc đến như: Am Tiêm (nơi bà Triệu ở, thuộc quần thể di tíchNgàn Nưa), Bái Bò (nơi nghĩa quân nuôi bò lấy thịt), cánh đồng Bể (nơi trồnglúa), Làng Vạo (kho gạo), đồng Cấm Cờ (nơi Bà dựng cờ khởi nghĩa), giếng

Cô Tiên (nơi Bà lấy nước) Đặc biệt trên đỉnh Ngàn Nưa còn có khu đất bằngphẳng rộng gần 200m2, được lưu truyền là Huyệt đạo, đồng thời cũng là trungtâm của nghĩa quân trước đây Dưới chân núi Tùng hiện còn một loạt các địadanh như cánh đồng Lăng Chúa, đồng Vườn Hoa, đồng Xoắn Ốc Đây lànhững địa danh hoạt động của nghĩa quân

Nhân dân vùng Nưa còn cho biết về chiếc Cồng Bà Triệu Đó là chiếcCồng bị kẹt chặt trong lòng một cây đa cổ thụ, khi cây đa bị bão đánh đổ mớitìm thấy và chiếc Cồng đã được giao cho một cụ già cất giữ Cách núi Nưachừng 5km về phía Đông Nam, khảo cổ học đã tìm thấy trên đồi làng ĐịnhKim xã Tân Phúc (Nông Cống) di chỉ khảo cổ núi Sỏi và dấu vết một làng cổ.Dưới chân núi Nưa vào năm 1961 đã tìm thấy một thanh đoản kiếm và phầnchuôi kiếm là một tượng phụ nữ hết sức độc đáo, cùng thời Bà Triệu

1.3 Lễ hội truyền thống Đền Bà Triệu

Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên

có giá trị phục vụ du lịch lớn nhất Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóađặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc Lễ hội là một hình thứcsinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là mộtdịp để mọi người hướng về một sự kiện trọng đại của đất nước, hoặc liênquan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần lànhững hoạt động có tính chất vui chơi giải trí.Việt Nam có gần 400 lễ hội lớn,bất cứ một lễ hội nào cũng gồm phần lễ và phần hội:

Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ) Tùy vào tính chất của lễ hội mà

Trang 28

phần nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng Phần nghi lễ có ý nghĩaquan trọng và thiêng liêng chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giátrị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫncủa cả lễ hội đối với du khách Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội Phần hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn Mặc dùcũng chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nókhông khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung những yếu tốvăn hóa mới Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triểnnhững nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì

lễ hội nơi đó có giá trị hơn, có sức hấp dẫn đối với du khách hơn

Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hòa quyện với nhau,trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình

ý nghĩa tâm linh của phần lễ Hội chọi trâu Đồ Sơn là một ví dụ điển hình Ngày nay, lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách Vì vậy việc tổchức lễ hội không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan ban nghành, đoàn thểquần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của nghành du lịch Khiđến với Đền Bà Triệu đúng vào dịp tổ chức lễ hội, du khách tham gia lễ hội sẽmuốn hòa mình vào không khí tưng bừng của lề rước kiệu, được hò reo và cổ

vũ cho trò chơi “Ngô – Triệu giao quân” Du khách tìm được lễ hội bản thân

mình, quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thường

Lễ hội đền Bà Triệu là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giácủa nhân dân trải qua nhiều thế hệ Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyềnthống gắn liền với những truyền thuyết lịch sử về Bà Triệu - người nữ anhhùng đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt luyện tập võ nghệ, dấy binh, phất cờkhởi nghĩa (năm 248) chống lại sự thống trị tàn bạo của giặc Đông Ngô Đây

là những cơ sở, những “tích” để dịch nên trò của lễ hội Hàng năm từ ngày 21đến 24 tháng 2 (âm lịch), nhân dân thập phương trở về cùng với nhân dân Phú

Trang 29

Điền tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn trênmột không gian rộng theo quy trình đền, lăng, đình Các điểm di tích ấy đềudiễn ra tế lễ với nghi thức trang trọng vừa truyền thống vừa kết hợp với lễ hộiđương đại Lễ hội gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội:

Tại đền Bà Triệu chủ yếu là hoạt động tế lễ, như rước kiệu, tế nữ quan.Ngoài các nghi thức lễ còn có lễ Mộc dục Đây là một nghi thức lễ được nhândân địa phương rất chú ý, thận trọng chọn một ngày tốt để hành lễ thường làngày 18, 19 tháng 2 âm lịch ở cả hai nơi đền và đình làng, do ông từ cả và baông từ phụ chịu trách nhiệm Tiếp đó là tế Phụng Nghinh, là thủ tục mời vua

Bà cùng lục bộ triều đình, hội đồng các quan, thánh tổ bách gia về trong ngàyhúy kỵ vua Bà, là ngày rất trang trọng và linh thiêng, thời gian tế nửa ngày.Việc rước bóng là một nét độc đáo trong lễ hội Bà Triệu Đây là một thể thứchết sức quan trọng trong ngày chính hội, người ta đặt bát hương vua Bà lênkiệu cùng với hộp tư trang, đĩa trầu cau để tám chàng trai (đã được chon lọc,đức độ, sạch sẽ, gia đình không có việc tang, việc xấu) mặc áo đỏ cộc tay, thắtlưng màu đỏ, đầu chít khăn đỏ, quần trắng, chân đất khênh kiệu Người chủ tế

đi dưới gầm kiệu Tiếp theo có kiệu song loan, trên kiệu có áo trầu và các hộpsắc phong cũng có 8 người khiêng Nghi thức đi đầu có một hương án có haingười vác lọng che hương án, trên kiệu có bát hương, trầu cau hoa quả Sauhương án là phường bát âm cử nhạc lưu thủy, có trống, chiêng và có 32 ngườithực hiện các nhiệm vụ vác gươm, vác bát bửu, rùi trống Cứ như thế cácđoàn vác cờ hội, kiều song loan, người đi cùng đoàn rước kiệu ăn mặc chỉnh

tề, khăn nhiễu, quần trắng, áo lương Đạo hành từ đền chính đến Lăng rồi vềĐình làng Đến lăng kiệu được đặt trên giá đỡ để sẵn dưới chân núi trước mộ

“Tam quan” (tức mộ ba viên quan họ Lý) Lúc này chủ tế phải đội lô nhang ởkiệu cùng các quan viên lên lăng làm lễ và làm thủ tục nghi thức khấn đức

Bà: “lạy ngài Lệ Hải Bà Vương hôm nay là ngày húy kỵ, có khách thập

Trang 30

phương nhớ ơn đức Bà Vương về đây kính viếng, xin Bà Vương linh ứng lô nhang” Sau đó các vị chức sắc lên núi cáo yết Bà và xin ba nén hương cắm

vào bát hương nhân ngày húy kỵ, với tấm lòng thành kính của con cháu thậpphương nhớ công ơn Bà Đoàn cử hành vế Đình làng, kiệu và các đồ tế khíđược bài trí theo quy định Đêm ngày 20, có hát nhà tơ chầu thánh Sáng ngày

21 tế tiên thường, các phe giáp rước lễ vật ra đình hành lễ, đến trưa chia lộc

Lễ phẩm được dành một phần để biếu quan viên chức sắc, còn đem chia đềuthánh nhiều phần, tất cả đàn ông trong làng từ 60 tuổi trở lên mỗi người đượcmột phần lộc Đến tối thì tiếp tục các đoàn đến lễ và hát chèo ở sân đình.Ngày 22 rước kiệu về đền không theo đường cũ mà theo đường vòng về phíaNam làng Sau đó làm lễ yên vị, giải quân Ngày 24 có đại lễ và vài năm cómột viên quan đầu tỉnh thay mặt vua về tế Đây là tế tam sinh, lễ phẩm gồmmột con lợn sống được trọc tiết ngay tại buổi lễ, lấy một bát con đựng tiết vàcắt một nhúm lông ở gáy con lợn cho vào bát tiết đặt lên bàn thờ chính đểtượng trưng cho lễ cắt máu ăn thề trước khi ra trận của nghĩa quân Bà Triệu Các thành viên tham gia đại lễ tế chỉ khác tế Phụng Nghinh ở chỗ có 8người dẫn rượu và 4 người dẫn nến Khách thập phương về rất đông có cả cáchội tế nữ quan của các làng Phú Khê, Duy Tinh, Diêm Phố, Sầm Sơn, Hà Nội,Hải Phòng đến tế tại đền

Ban đêm thì thường có hầu bóng, gọi là “giá đồng Bà Triệu”, giá đồng

này thời gian không lâu, không có phán truyền gì Người ngồi giá đồng mặcquần áo đỏ thắt lưng xanh, dắt kiếm ngang lưng bên ngoài khoắc áo choàng

đỏ, đầu chít khăn nhiễu xếp nhiều màu sắc Người ngồi đồng chỉ ban trầu vàrượu cho người ngồi xung quanh Một trong những bài hát chèo văn trong cácgiá đồng như sau:

Sao khuê vằng vặc viêm bang Anh thư gặp vận nữ hoàng nổi ra

Trang 31

Nhớ xưa gây dựng nước ta.

Bà vương ở dất Thanh Hoa anh hào.

Người yểu điệu chất thanh cao.

Vú dài ba thước, mình cao một vầng.

Ganh đua đang lúc bụi trần.

Nữ nhi cũng phải một lần bồng tang.

Trông lên chẳng thẹn Trưng Vương.

Mà cho tỏ mặt phi thường mới nao.

Áo lam đổ láy chiến bào.

Đem thân bồ liễu gửi vào kiếm cung.

Hịch truyền rộng khắp tây đông.

Thu về tướng mạnh binh hùng trong tay.

Cửu Chân thế cả ai tày, Đồn dâng sông núi, trận bày ngược suôi.

Trận tiền trống chửa đứt hồi.

Giặc đà tan tác sớm lui tới đòn.

Sa cơ Lục Dận cuống cuồng, Nát gan tướng khách, tan hồn quân Ngô Tích xưa Lệ Hải Bà Vương

Má hồng để tiếng hùng cường thế gian.

Ngoài phần lễ, trong phần hội không những trò diễn dân gian mà còn

có hội trận tại đình làng Phú Điền, đây là hoạt động tiêu biểu, thu hút đượcnhiều người nhất, bởi đây là linh hồn của các hoạt động lễ hội nó khơi dậy,liên tưởng đến hào khí chống quân Ngô của Bà Triệu.Vào ngày hội, làng tựchia làm hai xóm, lấy ngôi đình lớn ở giữa làng làm ranh giới, phía bắc gọi làxóm trên, phía nam gọi là xóm dưới Trai tráng của hai xóm đến hàng trămngười từ 18 đến 45 tuổi chia thành hai phía quân tham gia tập trận chơi trò

Trang 32

“Ngô – Triệu giao quân” Mỗi người chuẩn bị sẵn một cây gậy bằng tre, dài

ngắn tùy ý Đúng sáng ngày lễ hội, trai xóm nào tập trung ở xóm đó dàn thànhthế trận Mở đầu, mỗi bên cho một vài người ra khiêu khích, tìm cách dụ đốiphương tiến về địa phận của mình Đội ngũ mai phục trong xóm đổ so ra tấncông, phe bên kia ào ạt tràn sang tiếp ứng, dùng gậy tre để đánh nhau, có khi

bị chảy máu, mẻ đầu nhưng không ai trách cứ ai bởi vì dân làng tin rằng họ sẽđược Bà Triệu phù hộ và có tập trận như vậy thì làng mới làm ăn sung túc

Đoạn đường rộng nhất trước cửa đình làng là “bãi chiến trường” Hai bên lề

đường, nhân dân tập trung rất đông, họ reo hò cổ vũ cho đội quân của mình

Lệ của làng là xóm nào xông lên nhiều lần là quân chiến thắng, được gọi làquân Bà Triệu Bên nào phải rút chạy nhiều lần thì bên ấy là quân Ngô Cuộctranh chấp diễn ra từ sáng tới trưa, rồi tất cả hòa vào nhau để đi rước kiệu Bà.Thêm một tục lệ có ý nghĩa nữa, hôm đó tất cả làng đều ăn nguội (ăn thức ănnấu sẵn từ hôm qua), để đến chiều mới nấu nướng linh đình Các cụ giải thích

là ra đánh trận là phải ăn lương khô, đến khi khải hoàn thì mở tiệc ăn mừng Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, cùng với những biến cố của lịch

sử, lễ hội Bà Triệu có nhiều thăng trầm Những năm gần đây, trên cơ sởnhững nét văn hóa truyền thống, những hoạt động văn hóa dân gian đã ăn sâuvào tiềm thức của nhân dân địa phương, những nét lễ hội xưa, đang được bảolưu hoàn thiện và bổ sung sắc thái mới của lễ hội hiện đại, nhằm tạo ra sứchấp dẫn về văn hóa cũng như tâm linh hướng thiện và từng bước phát triển.Ngày nay, một số quy tắc rườm rà của hình thức tế lễ trong lễ hội đã đượcchon lọc, rút gọn, thay vào đó là việc đưa thêm hình ảnh người phụ nữ xứThanh đang từng ngày, từng giờ đồng hành cùng đất nước chống giăc ngoạixâm, xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Ngoài cáchoạt động truyền thống, lễ hội còn có thêm nhiều nội dung phong phú như:chương trình sân khấu hóa, dâng hương tưởng niệm Bà Triệu, thi đấu vật, leo

Trang 33

dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng, văn nghệ quần chúng, thi nấu ăn, thi cácmôn thể thao (bóng truyền, bóng đá )

Có thể nói, nội dung và hình thức lễ hội đã phần nào nói lên sức mạnhtinh thần về sự tôn vinh khí phách anh hùng và sự biết ơn sâu sắc của hậu thếđối với Bà Triệu Lễ hội Bà Triệu đã thực sự trở thành gạch nối giữa hiện tại

và quá khứ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng về một vùng văn hóagiàu bản sắc – một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá đang được phuchồi và phát triển, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thồng của dân tộc Cùngvới lễ hội Bà Triệu gắn với khu di tích lịch sử này sẽ là điểm đến hấp dẫn với

du khách trong nước và quốc tế

Quá trình diễn ra lễ hội và có một kịch bản từ trước thận trọng cho đếntừng chi tiết là quá trình mà người xưa cũng đã hoàn thiện khá sâu sắc về tínhchiết lý, về lòng yêu nước và đối nhân xử thế của người có công với giangsơn tổ quốc Lễ hội Đền Bà Triệu được các nhà chuyên môn đánh giá là di sảnquý của người dân xứ Thanh nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung Đó làmột nét đẹp văn hóa cần phải bảo tồn, giữ gìn và phát triển

Gần đây để đáp ứng nhu cầu ngưỡng mộ của nhân dân, vào các nămchẵn, xã Triệu Lộc thường tổ chức lễ hội và rước kiệu, 5 năm hoặc 10 nămmột lần các cấp từ tỉnh đến xã phối hợp tổ chức lễ kỉ niệm Hàng năm vào cácngày từ ngà 19 đến ngày 24 âm lịch cũng diễn ra hội đền, để du khách thậpphương dâng hương tưởng nhớ tới vị nữ anh hùng của dân tộc-Triệu ThịTrinh Năm 2008, lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức với quy mô cấp tỉnh để kỉniệm 1760 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22 tháng 2Mậu Thìn 248 – 22 tháng 2 năm Mậu Tý 2008):

Nội dung tổ chức lễ hội gồm:

1 Phần lễ:

Tổ chức tế lễ, rước kiệu theo nghi thức truyền thống.

Trang 34

TT Nội dung hoạt động Đơn vị thực hiện Thời gian Địa điểm

1 Lễ trình cáo Xã Triệu Lộc Ngày 18/2 ÂL Đền Bà Triệu

2 Rước kiệu Xã Triệu Lộc Ngày 22/2 ÂL Từ Đền Bà

Triệu đến đình Phú Điền lên lăng

Bà Triệu và ngược lại

3 Tế Nam Đội Tế Nam

làng Phú Điền

Ngày 21-23/2 ÂL Đền Bà Triệu

và đình PhúĐiền

4 Tế Nữ quan Đội Tế Nữ làng

Phú Điền

Ngày 22-24/2 ÂL Đền Bà Triệu

và đình PhúĐiền

5 Lễ mít tinh kỉ niệm Ban tổ chức lễ

hội các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp

Từ 8h ngày 22/2ÂL

Khu di tíchĐền Bà Triệu

Từ 9h ngày 22/2ÂL

Đền Bà Triệu

7 Lễ yên vị Xã Triệu Lộc Ngày 24/2 ÂL Đền Bà Triệu

Ngoài ra còn có các chương trình văn nghệ

2 Phần hội:

- Hoạt động văn hóa chuyên nghiệp:

+ Trưng bày bảo tàng, triển lãm tranh ảnh, sách báo về sự nghiệp dựng nước,giữ nước Văn Lang của dân tộc, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 248 và nhữngthành tựu cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, những thành quả trong

Trang 35

công cuộc đổi mới của quê hương đất nước, nhằm giáo dục truyền thống tại

lễ hội Đền Bà Triệu, được tổ chức trong các ngày 28-29-30/3/2008 23/2 ÂL) tại khuôn viên di tích Đền Bà Triệu do các đơn vị Bảo tàng tổnghợp tỉnh, Trung tân Triển lãm – Hội chợ

(21-22 Quảng cáo tỉnh, Thư viện khoa học Tổng hợp tỉnh thực hiện

+ Biểu diễn nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp

- Hoạt động quảng bá du lịch: Tổ chức gian trưng bày quảng bá các hìnhảnh về tiềm năng du lịch Thanh Hóa tại Lễ hội Bà Triệu vào các ngày 28 - 29– 30/3/2008 (21 -23/2 ÂL)

- Hoạt động các trò chơi, trò diễn dân gian, hội thi văn nghệ, thể thao: đutiên, đu dây, hội thi văn nghệ Đánh cờ người, bóng truyền… do lực lượngquần chúng văn nghệ địa phương với sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng VHTThuyện, Trung tâm VHTT huyện Hậu Lộc, Trung tâm VHTT tỉnh và Sở Thểdục Thể thao Thanh Hóa, tổ chức vào các ngày 26 – 27 – 28/3/2008 (19 –21/2 ÂL) tại UBND xã Triệu Lộc, sân đình lang Phú Điền và Khu di tích Đền

Bà Triệu

Tiểu kết chương 1: Trên đây là những nét khái quát cơ bản về Khu di

tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu Khu di tích không chỉ là chốn linh thiêngvới các quần thể kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa mà còn là nơi có phongcảnh đẹp để du khách tưởng niệm và tham quan vãn cảnh Sự tồn tại lâu đời,cùng với những giá trị đặc biệt của lịch sử văn hóa và lễ hội độc đáo của khu

di tích đã đi vào lòng nhân dân với sự sùng kính biết ơn và ngưỡng mộ

Trang 36

Chương 2 GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHU

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỀN BÀ TRIỆU TRONG

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

2.1. Giá trị của Khu di tích

Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Bà Triệu là nguồn sử liệu sống động,

là chứng tích oanh liệt của cuộc khởi nghĩa làm lung lay nền thống trị của nhàNgô Khẳng định một dân tộc yêu chuộng độc lập tự do Đến với Khu di tíchlịch sử - văn hóa đền Bà Triệu, du khách không những được sống lại với cáikhông khí hào hùng của dân tộc Mà còn được biết và hiểu hơn về vị nữ anhhùng – Bà Triệu, cũng như được tham quan cảnh vật xung quanh Khu di tích Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông Ngô là Tôn Quyền bèn chia đất từHợp Phố về Bắc thuộc Quảng Châu dùng Lữ Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố vềNam là Giao Châu, sai Đại Lương làm thái thú, và sai Trần Thì làm thái thúquận Giao Chỉ Lúc bấy giờ, con của Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng

là Thái Thú, liền đem binh chống lại Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánhdẹp Do nghe lời chiêu dụ, Sĩ Huy cùng năm anh em ra hàng Lữ Đại giết chết

Sĩ Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội Dư đảng của Sĩ Huy tiếptục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàngvạn người và thống trị bằng những chính sách tàn bạo Chúng biến nước tathành quận, huyện để cai trị và bóc lột dân chúng Đặc biệt dưới ách đô hộ

của nhà Ngô (từ năm 220), với thủ đoạn lấy “binh uy mà ức hiếp”, bọn quan

lại nhà Ngô tham tàn bạo ngược, cai trị hà khắc, cướp bóc vơ vét của cải, ứchiếp và nhũng nhiễu dân lành Đất nước ta tiêu điều xơ xác, nhân dân ta oánhận căm thù Vào thời gian này, để có nhiều quân đánh nhau với Ngụy vàThục, quân Ngô bắt hàng vạn trai tráng đất Việt đêm sang Ngô đi lính, làm

Trang 37

bia đỡ đạn cho chúng Khắp đất nước, xóm làng diễn ra cảnh biệt ly, vợ khócchồng, con khóc cha vô cùng thảm thiết Khi xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp( Nam Kinh), vì thiếu thợ giỏi, nhà Ngô đã bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏiđất Giao Chỉ, Cửu Chân xứ Việt ta, cưỡng bức đưa sang làm thợ xây dựng.

Họ làm việc dưới đòn roi của quân binh nhà Ngô đến kiệt sức bỏ mạng nơicông trường Nhiều người ra đi mà vĩnh viễn không trở về được với quêhương đất tổ

Căm thù chính sách đồng hóa, áp bức bóc lột tàn bạo của bọn thống trịnhà Ngô, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy chống lại chúng và tiêu biểunhất lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh – người con gái trànđầy sức sống mãnh liệt và khí phách anh hùng đã đứng lên dựng cờ tụ nghĩachống lại quân Ngô Bà đã quyết một lòng cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệlầm than cực khổ Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương,Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh Ngoài ra, Bà Triệu còn được người đờigọi tôn là Nhị Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải bà vương (vua

bà ở vùng biển mĩ lệ)

Riêng các tên Triệu Ẩu, thấy xuất hiện lần đầu trong Nam Việt chí,Giao Châu ký (thế kỷ IV, thế kỷ V) rồi đến Thái bình hoàn vũ (thế kỷ

X) Trước đây, “Hồng Đức quốc âm thi tập”, “Đại Việt sử ký toàn thư”,

“Thanh Hóa kỷ thắng”, “Khâm định Việt sử Thông giám mục cương” đều

gọi bà là Triệu Ẩu Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản “Việt Nam sử

lược” đã không giải thích mà ghi chú rằng: “Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước

để là Triệu Ẩu Nay xét ra nên để là Triệu Thị Trinh” [tr.52] Kể từ đó, có

nhiều lý giải khác nhau:

- Theo sử gia Phạm Văn Sơn: vì người Tàu căm giận nên đặt tên làTriệu Ẩu (Ẩu có nghĩa là mụ) để tỏ ý khinh mạn [tr.205]

- Theo nhóm tác giả sách “Lịch sử Việt Nam” (trước thế kỷ 10, quyển

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w