1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh bột phát để năng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học si

51 508 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 849 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤTKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BỘT PHÁT ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BỘT PHÁT ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG CHO NAM HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 – YÊN THÀNH – NGHỆ AN

VINH – 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.s Châu Hồng Thắng là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTC Trường

Đại học Vinh, cùng các bạn sinh viên K48 – GDTC đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Và tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh Trường THPT Yên Thành II – Yên Thành – Nghệ An đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.

Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu của đề tài.

Do điều kiện về thời gian cũng như trình độ còn hạn chế và đề tài bước đầu nghiên cứu ở phạm vi hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11

1.1 Những quan điểm và khái niệm về sức mạnh bột phát 11

1.2 Những yếu tố chi phối sức mạnh bột phát 13

1.3 Xu hướng huấn luyện sức mạnh bột phát 15

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 18

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 18

2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm 18

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 18

2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 18

2.2.5 Phương pháp sử dụng test kiểm tra 19

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê 20

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu 21

2.3.2 Thời gian nghiên cứu 21

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 22

3.1 Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh Trường THPT Yên Thành II – Yên Thành – Nghệ An 22

3.1.1 Cơ sở lý luận của sức mạnh bột phát 22

3.1.2 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh 24

3.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của nam học sinh THPT 28

3.1.4 Lựa chọn một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh trường THPT Yên Thành II – Yên Thành – Nghệ An 31

3.2 Đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh trường THPT Yên Thành II – Yên Thành – Nghệ An 36

3.2.1 Lựa chọn test kiểm tra đánh giá 36

3.2.2 Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 37

3.2.3 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 40

KẾT LUẬN 46

KIẾN NGHỊ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Bảng kết quả phỏng vấn hệ thống các bài tập bổ trợ 27Bảng 2 Bảng kế hoạch tập luyện 29Bảng 3 Bảng kết quả phỏng vấn các test kiểm tra đánh giá

(n = 20) 31Bảng 4 Bảng kết quả kiểm tra chạy xuất phát cao 30m NĐC,

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Biểu diễn thành tích chạy xuất phát cao 30m của NĐC, 32

Trang 6

NĐC: Nhóm đối chứngNTN: Nhóm thực nghiệmTDTT: Thể dục thể thaoTHPT: Trung học phổ thông

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

GDTC là một trong những mục tiêu GD toàn diện của Đảng và nhà

nước ta và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là “quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thểchất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của conngười”

GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạmvới đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chứchoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm.GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: dạy học động tác( giáo dưỡngthể chất) và giáo dục tố chất thể lực Trong hệ thống giáo dục nội dung đặctrưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục vàgiáo dục lao động

GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là “ phát triểntoàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thểchất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, cũng cố sức khỏe, hình thành theo hệthống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quantrọng cho cuộc sống” Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đạihọc, Cao Đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụgiáo dục đó là: “ trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho họcsinh, sinh viên”

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước, nhà nước ta luôn coi trọng TDTT là mục tiêu hàngđầu TDTT có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe cho conngười, đồng thời TDTT góp phần nâng cao sức khỏe về tinh thần, làmphong phú đời sống văn hóa ,văn minh chung cho toàn xã hội Bởi vậy phải

Trang 8

-coi TDTT là phương tiện có hiệu quả và có khả năng ngăn chặn sự sa sút

về sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, từng bước nâng cao thể lựccho con người Việt Nam

Hoạt động TDTT nhất là thể thao trường học càng được Đảng vàNhà nước chú trọng và quan tâm Đảng đã đưa ra những chính sách sátthực trong công tác GDTC trường học Hoạt động TDTT còn là món ăntinh thần bổ ích đối với mọi người, trong nhà trường TDTT vô cùng quantrọng giúp cho học sinh có thêm tinh thần sảng khoái sau những giờ họcvăn hoá căng thẳng TDTT còn giúp cho chúng ta phát triển tốt các tố chấtnhanh, mạnh, bền, khéo léo để tiến tới một sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầucủa cuộc sống

Trong hệ thống các môn TDTT thì Điền kinh là một trong nhữngmôn được nhiều người quan tâm và ưa thích, phổ biến trong các trường học

và nó là một môn cơ bản dễ học, dễ phổ biến cho tất cả học sinh, sinh viêntham gia tập luyện Tập luyện điền kinh không chỉ có tác dụng nâng caosức khỏe mà còn là phương tiện để phát triển các tố chất thể lực giúp conngười phát triển toàn diện

Bộ môn điền kinh bao gồm nhiều môn trong đó nhảy cao là một mônđược tập luyện và thi đấu rộng rãi Nhảy cao trong GDTC là một trongnhững hoạt động cơ bản nhằm phát triển các tố chất thể lực tăng cường sứckhỏe cho học sinh, đặc biệt là “sức mạnh bột phát” sự phát triển linh hoạtkhéo léo và trở thành một môn thể thao

Trong các kỹ thuật, nhảy cao là nội dung thường được các vận độngviên có trình độ cao lựa chọn để thi đấu Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạtđộng không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tưduy động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục

Trang 9

Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào sứcmạnh bột phát, tuy nhiên trong quá trình học tập nội dung nhảy cao kiểunằm nghiêng đạt kết quả chưa cao Một mặt do đội ngũ giáo viên chưa cóphương pháp giảng dạy phù hợp, các bài tập có khối lượng và cường độvận dụng chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, chưa phùhợp với điều kiện và môi trường tập luyện.

Mặt khác do trình độ thể lực của học sinh còn hạn chế, chưa tự giáctích cực trong tập luyện, quá trình học còn mang tính bị động, việc tiếp thucác tri thức để rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo còn yếu kém trong quátrình tập luyện Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, hầu hết tất cả các giáoviên đều chưa chú ý đến việc phát triển tố chất “sức mạnh bột phát” vì đây

là tố chất quyết định đến thành tích của học sinh

Vì vậy việc áp dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh bột phátvào trong tập luyện là một việc làm hết sức quan trọng nhằm nâng caothành tích, rèn luyện thể lực, đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT trongtrường THPT Yên Thành 2- Yên Thành- Nghệ An nói riêng và tất cả cáctrường THPT trên toàn quốc nói chung

Từ sự phân tích nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Lựa

chọn một số bài tập phát triển sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh trường THPT Yên Thành 2 - Yên Thành - Nghệ An”.

Trang 10

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh bột phát để nâng

cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh trườngTHPT Yên Thành 2 – Yên Thành – Nghệ An

- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn để nâng cao

thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh TrườngTHPT Yên Thành 2 – Yên Thành – Nghệ An

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những quan điểm và khái niệm về sức mạnh bột phát

Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặcchống lại lực cản đó nhờ sự nổ lực cơ bắp

Cơ bắp có thể phát huy sức mạnh trong các trường hợp sau đây:

- Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh lực)

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)

Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực.Nếu con người thực hiện một loạt động tác nào đó với nổ lực cơ bắp tối

đa để làm chuyển động những vật thể có khối lượng khác nhau thì lực sinh

ra cũng khác nhau

Lúc đầu tăng các khối lượng vật thể thì lực phát huy cũng tăng lênnhưng tới một giới hạn nhát định, tăng khối lượng vật thể lại không thấylực cơ bắp tăng thêm Khi khối lượng vật thể quá lớn thì lực mà con ngườitác động vào nó không còn phụ thuộc vào khối lượng vật thể nữa mà chỉphụ thuộc vào sức lực của con người

Người ta đo tốc độ và lực cơ học khi thấy những quả tạ có trọng lượngkhác nhau và nhận thấy rằng giữa lực và tốc độ có tương quan tỷ lệ nghịchvới nhau: tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngược lại Trong trường hợpquả tạ nặng tới mức không thể đẩy xa được nữa thì lực lớn nhất,ngược lạitrong động tác tay không tốc độ tay sẽ lớn nhất Sự phụ thuộc giữa các chỉ

số lực và tốc độ trong các động tác với trọng lượng các vật thể khác nhau.Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học,người ta đã đi đến một số kếtluận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh:

- Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệtvới các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường

Trang 12

- Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất đôikhi gấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh.

- Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ

- Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khảnăng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không cótương quan với nhau

Trên cơ sở đó có thể phân chia năng lực phát huy lực của con ngườithành các loại sau:

- Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậmhoặc tĩnh)

- Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh)

Nhóm sức mạnh tốc độ lại được phân nhỏ tùy theo chế độ vận độngthành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung

Ngoài sức mạnh cơ bản nêu trên, trong thực tiễn và tài liệu khoa họccòn thường gặp sức mạnh bột phát

Khái niệm sức mạnh bột phát: là khả năng con người phát huy một lựclớn trong khoảng thời gian ngắn nhất

Để đánh giá sức mạnh bột phát người ta thường dùng chỉ số sức mạnhtốc độ:

T FMAX

MAX

I 

Trong đó: I – là chỉ số sức mạnh tốc độ

Fmax – là lực tối đa phát huy trong động tác

Tmax – là thời gian đạt được chỉ số lực tối đa

Trang 13

Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau,người ta thường sử dụng khái niệm sức mạnh tương đối, tức là sức mạnhcủa 1kg trọng lượng cơ thể.

Sức mạnh tương đối = Sức mạnh tuyệt đối / Trọng lượng cơ thể

Sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực kế hoặc tọng lượng tạ tối đa màvận động viên khắc phục được

Ở những người có trình độ tương đương nhưng trọng lượng cơ thểkhác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng hơn theo trọng lượng, còn sức mạnhtương đối lại giảm đi

1.2 Những yếu tố chi phối sức mạnh bột phát

Sức mạnh tích cực tối đa (còn gọi là sức mạnh tuyệt đối) của cơ chịuảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là:

- Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi

Nhóm này gồm có:

+ Điều kiện cơ học của sự co cơ

+ Chiều dài ban đầu của cơ

+ Độ dày (tiết diện ngang) của cơ

+ Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ

Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co

là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh Hoàn thiện kỹ thuật độngtác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban dầu tối ưu của sự cocơ

Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào độ dày của cơ nên khi độ dày tănglên thì sức mạnh cũng tăng lên Tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyệnthể lực được gọi là phì đại cơ

Sự phì đại cơ xẩy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dày lên (tăng thểtích) Khi sợi cơ đã dày lên đến một mức độ nhất định thì chúng có thể tách

Trang 14

dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ

mẹ Sợ tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài

Sự phì đại cơ xẩy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộmáy co bóp của sợi cơ đều tăng lên Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ cũngtăng lên đáng kể Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, hàm lượngARN, AND trong cơ phì đại tăng cao so cơ bình thường Hàm lượngcreatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin

và myozin và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ

Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các tuyến nội tiết tố sinh dụcnam như androgen, testosteron sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượngthận

Sự phì đại cơ ở trên được gọi là sự phì đại tơ cơ, khác với một loại phìđại cơ khác là phì đại cơ tương Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủyếu do tăng thể tích cơ tương tức là bộ máy không co bóp của sợi cơ Sựphì đại này phát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơnhư glycogen, cp, myoglobin tăng lên; số lượng mao mạch tăng lên cũnglàm sự phì đại cơ kiểu này Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ thươnggặp trong tập luyện sức bền, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ

Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợichậm (nhóm I) và nhanh (nhóm II-A, II-B) chứa trong cơ Các sợi nhanh,nhất là sợi nhóm II - B có khả năng phát lực lớn hơn các loại sợi chậm Vìvậy, cơ có tỷ lệ sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn Tập luyệnsức mạnh cũng như các hình thức tập luyện sức mạnh khác có thể làm thayđổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ Tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ

lệ sợi cơ nhanh gluco phân nhóm II-B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh oxy hóanhóm II-A và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh

Trang 15

- Các yếu tố thần kinh trung ương: điều khiển sự co cơ và phối hợp giữacác sợi cơ và cơ trước tiên là khả năng chức năng của các nơron thần kinhvận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao Sức mạnh tối đaphụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động Vì vậy đểphát lực lớn, hệ thần kinh phải gây hưng phấn ở rất nhiều nơron vận động.

Sự hưng phấn đó không phải quá lan rộng để không gây hưng phấn ở các

cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ,tạo điều kiện do cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh Trong quá trình tậpluyện sức mạnh các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất

là khả năng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ thần kinh trung ương.Các yếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ yếu tối đa đáng kể

Sức mạnh - tốc độ của cơ phụ thuộc vào :

+ Lực co cơ tối đa: Lực co cơ tối đa có tương quan tuyến tính với độ dàicủa ô cơ hoặc chiều dài của sợi myozin mang tính di truyền sẽ không biếnđổi trong quá trình phát triển cá thể và dưới ảnh hưởng của tập luyện

Hàm lượng actin ở cơ có sự tương quan tuyến tính với tổng hàm lượngcreatin trong cơ Cả hai chỉ số này có thể được sử dụng để kiểm tra sự pháttriển sức mạnh cơ và dự báo thành tích thể thao ở các bài tập sức mạnh –tốc độ

+ Tốc độ co cơ tối đa phụ thuộc vào tỷ lệ các sợi cơ, sợi cơ trắng (sợi cơnhanh) co nhanh gấp 4 lần sợi cơ đỏ (sợi cơ chậm)

+ Sự thay đổi cường độ khi co cơ

Từ sự phụ thuộc giữa sức mạnh và tốc độ co cơ mà những bài tập nhằmphát triển sức mạnh tốc độ, đặc biệt là sức mạnh bột phát có những đòi hỏi

cơ bản

1.3 Xu hướng huấn luyện sức mạnh bột phát

Trang 16

Khi giảng dạy kỹ thuật cho học sinh xu hướng hiện nay là phải đảm bảophát triển tích cực về khả năng vận động của người tập, khả năng làm việccao và tâm lý ổn định Đó là điều cần thiết để nâng cao thành tích nhảy caonói chung và thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng.

Con đường đưa đến thành tích phải qua huấn luyện toàn diện, có kếthợp các động tác bổ trợ để phát triển tính mềm dẻo và sự phối hợp cácđộng tác để phát triển sức nhanh Các động tác sức mạnh trong dậm nhảy,các động tác phát triển sức bền cũng như các động tác chuyên môn

Nhìn chung, ta có thể thấy các xu hướng huấn luyện sức mạnh bột phátnhư sau:

- Cải tiến, sáng tạo nhiều loại công cụ và phương tiện để sử dụng các bàitập sức mạnh bột phát

Các cuộc thi chính thức khởi nguồn lịch sử môn nhảy cao lần đầu tiên

có từ 100 năm trước Việc tập luyện nhảy cao về trước nhảy cao trên hố cát

và đường chạy đà bằng đất, nện hoặc xỉ than, các kỹ thuật còn nghèo nàn,công cụ và phương tiện phục vụ cho tập luyện còn hạn chế Do vậy, cáchình thức của các bài tập phát triển sức mạnh bột phát cũng đơn điệu,nghèo nàn Từ thập niên 80 của thế kỷ XX nhờ có sự ra đời của nệm mút,đường chảy nhựa tổng hợp và các máy móc thành lập khác nhau làm chocác bài tập đa dạng phong phú hơn

- Tận dụng các phương tiện về ánh sáng, âm thanh tăng hiệu quả huấnluyện sức mạnh bột phát

Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa cácgiác quan (thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác, vị giác) đều có tácđộng quan trọng tới việc nắm bắt kỹ năng, kỹ xảo và phát triển các tốchất vận động Vì vậy, ngoài việc dùng các giáo cụ trực quan hoặc ngônngữ, nhiều chuyên gia thể thao đã dùng ánh sáng, âm thanh, tiếng động

Trang 17

để tác động vào tâm lý cũng như quá trình hưng phấn của người tập,giúp cho việc tập luyện đạt hiệu quả cao.

- Tận dụng các phương tiện về ánh sáng, âm thanh tăng hiệu quảhuấn luyện sức mạnh bột phát

- Xu thế mô hình hóa cảm giác để dẫn dắt và chương trình hóa tácđộng

Đặc biệt trong hình thành nhịp điệu động tác, ví dụ trong nhảy caokiểu nằm nghiêng, muốn hoàn thành tốt một lần nhảy thì người nhảy phảichạy đà với một nhịp điệu ra sao, tốc độ chạy đà trước lúc dậm nhảy cầnđạt bao nhiêu m/s Giai đoạn giậm nhảy thời gian, vị trí, không gian của cơthể ra sao, lực giậm nhảy cần đạt bao nhiêu kg/1kg trọng lượng cơ thể…Tất

cả những vấn đề đó đều được mô hình hóa và chương trình hóa Người tập

sẽ bám sát mô hình và chương trình hóa đó mà dùng các bài tập để hoànthiện và nâng cao kỹ thuật, thể lực và thành tích thể thao

Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và huấnluyện môn nhảy cao nói chung và môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng nóiriêng thì chúng ta cần nắm vững tất cả các yếu tố liên quan và bổ trợ chomôn học, đặc biệt phải lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh bộtphát cho quá trình tập luyện để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằmnghiêng cho nam học sinh Trường THPT Yên Thành II – Yên Thành –Nghệ An chúng ta cần nắm vững các yếu tố cơ bản như: Quan điểm vềgiảng dạy và huấn luyện kỹ thuật, hiểu thế nào là bài tập phát triển sứcmạnh bột phát và vai trò của nó trong dạy học động tác, nắm vững kỹ thuậtnhảy cao kiểu nằm nghiêng, ngoài ra còn phải nắm được trình độ kỹ thuậtcủa người học, các thông số về động học trong nhảy cao và đặc biệt là ba

xu thế để nâng cao hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh bột phát đangngày càng được các nước có nền thể thao tiên tiến sử dụng rộng rãi trong

Trang 18

giảng dạy và huấn luyện thể thao Họ coi đó là những biện pháp để nângcao chất lượng giảng dạy và huấn luyện các môn thể thao nói chung vàmôn nhảy cao kiểu nằm nghiêng nói riêng Tất cả những phần tổng quantrên là cơ sở để chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

- 40 nam học sinh Trường THPT Yên Thành 2 –Yên Thành –NghệAn

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này chúng tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứunhằm mục đích thu thập thông tin qua đọc, phân tích và tổng hợp các tàiliệu có liên quan để đưa ra các kết luận quan trọng phục vụ cho hướngnghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách khoa học

2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích thu thập nhữngthông tin, các chỉ số, những sự kiện diễn ra trên cơ thể người tập dướitác động của bài tập Từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục mới phùhợp với đối tượng tập luyện để đạt được kết quả cao nhất

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập những khái niệm,thông tin cần thiết sát thực với thực tiễn tập luyện thông qua trao đổi,phỏng vấn, toạ đàm trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các nhà nghiên cứu vớicác cá nhân, các thầy cô có kinh nghiệm về các vấn đề nghiên cứu qua

đó có thêm kinh nghiệm và lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh bộtphát để nâng cao thành tích cho học sinh

Trang 19

2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp này được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm sosánh song song Trong quá trình nghiên cứu chia thành 2 nhóm, mỗinhóm 20 học sinh cùng lứa tuổi, giới tính, địa cư sinh sống, cùng thờigian tập luyện 2 buổi/tuần, mỗi buổi từ 20 – 25 phút, thời gian tập trong

8 tuần

Nhóm thực nghiệm sử dụng các bài tập đã được lựa chọn

Nhóm đối chứng tập theo giáo án thông thường

Thông qua phương pháp này chúng tôi đánh giá được hiệu quả thiếtthực của các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn và trình độ thể lực chongười tập

2.2.5 Phương pháp sử dụng test kiểm tra

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đánh giá thành tích sức mạnhbột phát cho người tâp

Phương pháp này sử dụng bao gồm các test sau:

- Chạy xuất phát cao 30m

+ Tư thế chuẩn bị: Lưng thẳng, người hơi cúi về trước

+ Cách thực hiện: Người tập khi nhận được tín hiệu xuất phát nhanhchóng chạy hết cự ly 30m với tốc độ cao nhất

+ Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng thời gian chạy hết cự ly,đơn vị đo bằng giây đồng hồ

- Nhảy cao nằm nghiêng

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, hai chân chạm đất bằngnữa trước bàn chân và khuỵu gối, trọng tâm dồn vào chân trước Thânngười hơi ngả về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên

+ Cách thực hiện: Khi người tập nhận tín hiệu thì chạy đà với cự lythích hợp và thực hiện động tác nhảy cao kiểu nằm nghiêng

+ Cách đánh giá: Mỗi người nhảy 3 lần thành tích được tính bằng lầnnhảy cao nhất Đơn vị đo cm

Trang 20

- Bật cao tại chỗ

+ Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi hai bàn chânhướng về phía trước, thân người thẳng tự nhiên, hai tay đưa với lên caohết cỡ

+ Cách thực hiện: Nhanh chóng duỗi nhanh các khớp hông, gối, cổchân tác dụng xuống đất một lực lớn, nhanh chóng bật đưa cơ thể lênkhỏi mặt đất, đùi lên cao Khi cơ thể ở điểm cao nhất với tay chạm vàovật chuẩn quy định để đánh giá kết quả

+ Cách đánh giá: Thành tích được tính từ điểm với khi chuẩn bị đếnđiểm với khi nhảy của cơ thể Đơn vị (cm) mỗi người bật hai lần lấythành tích cao nhất

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để đánh giá chính xác các sốliệu có liên quan Từ đó kiểm chứng lại để đưa ra các kết luận và tăngthêm độ tin cậy cho quá trình nghiên cứu

Để xử lí kết quả nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các công thức toánhọc thông kê sau:

Trang 21

So sánh hai số trung bình:

n n

X X

B

B A A

B AT

B A x

B i

A i

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tại trường Đại học Vinh và Trường THPT Yên Thành 2–Yên Thành –Nghệ An

2.3.2 Thời gian nghiên cứu

Các giai đoạn nghiên cứu

Từ ngày 15/11 đến ngày 10 /05 qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn: Từ ngày 15/11/2010 đến ngày 05/01/201: Lựa chọn đềtài, lập đề cương, kế hoạch nghiên cứu, dự toán kinh phí

- Giai đọan 2: Từ ngày 05/01/2011 đến ngày 21/02/201: Phân tích cơ

sở lý luận và thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu

- Giai đoạn 3: Từ ngày 21/02/2011 đến ngày 15/04/2011: Thu thậpthông tin, tính toán xử lý số liệu, phân tích dữ liệu thu được, viết luậnvăn

- Giai đoạn 4: Từ ngày 15/04/2011 đến ngày 10/05/2011

Hoàn thành luận văn

Nạp đề tài

Trang 22

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh Trường THPT Yên Thành II – Yên Thành – Nghệ An

3.1.1 Cơ sở lý luận của sức mạnh bột phát

Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của

cơ bắp Hay nói cách khác, sức mạnh của con người là khả năng khắc phụclực cản bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp

Hoạt động của cơ bắp có thể được sinh ra trong những trường hợp sauđây:

+ Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh)

+ Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)

+ Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ)

Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học

có giá trị khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sởphân loại các loại sức mạnh cơ bản Như vậy, sức mạnh của con người phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: khối lượng, lượng vận động, tốc độcủa vật thể hay tốc độ của động tác

Trang 23

Bằng thực nghiệm và sự phân tích của các nhà khoa học, người ta đã

đi đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh:

- Trị số lực sinh ra trong động tác chậm hầu như không có sự khác biệt

so với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường

- Trong các chế độ nhượng bộ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất,đôi khi gấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh

- Trong động tác nhanh trị số lực giảm dần theo tốc độ

- Khả năng sinh lực trong động tác nhanh tuyệt đối và khả năng sinhlực trong động tác tĩnh tối đa không tương quan với nhau

Trên cơ sở đó người ta phân loại sức mạnh bằng các loại sức mạnhsau:

+ Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong động tác chậm haytĩnh)

+ Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong động tác nhanh)

Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài bằng sựcăng cơ tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất Sức mạnh bột phát là mộtthành phần của sức mạnh tốc độ

Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy một lực lớn trongkhoảng thời gian ngắn nhất

Trong giảng dạy và huấn luyện TDTT cần chú ý đến cơ chế cải thiệnsức mạnh Có thể tiến hành các bài tập động lực xen kẽ các bài tập tĩnh lựcnhằm kết hợp cả hai hình thức co cơ đẳng trường và co cơ đẳng trương Các tố chất thể lực có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau, vì vậykhi huấn luyện để phát triển tố chất sức mạnh cũng cần phải quan tâm tớiphát triển các tố chất khác (sức nhanh, sức bền, sự khéo léo) Do đó đểhuấn luyện đạt được kết quả cao cần có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tốtrên cùng với việc thực hiện kỹ thuật động tác Thông thường để cải thiện

Trang 24

sức mạnh người ta thường sử dụng phương pháp lặp lại với vật có trọng tảităng dần hoặc sử dụng bài tập có trọng tải nhỏ và vừa với tốc độ thực hiệntăng dần hoặc liên tục.

Để phát triển tối đa sức mạnh – tốc độ, người ta thường sử dụng haiphương pháp cơ bản đó là: phương pháp gắng sức tối đa và bài tập lặp lạitối đa, cần sử dụng các bài tạp có cấu trúc động lực sinh học gần giống vớicác bài tập thi đấu, với số ít lần lặp lại và khoảng nghỉ không cố định,nhưng cần đủ thời gian để hồi phục và huy động lặp lại gắng sức tối đa(thông thường 1,5 – 2 phút)

Phương pháp lặp lại bài tập tối đa nhằm tăng tổng hợp protid và tăngkhối lượng cơ Để giải quyết nhiệm vụ này có thể sử dụng rộng rãi các bàitập ở mức đáng kể cho nhóm cơ đã chọn, lượng trọng tải cần khắc phụcthừơng không cao hơn 70% lực co đẳng trường tối đa, bài tập được thựchiện với số lần lặp lại cho đến khi mệt mỏi

Như vậy, thông qua những vấn đề lý luận trên chúng tôi có cơ sở để xácđịnh phương pháp tập luyện, loại bài tập, lượng vận động…được sử dụngphù hợp với đối tượng Từ đó chúng tôi có thể lựa chọn hệ thống bài tậpphát triển sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểunằm nghiêng cho nam học sinh Trường THPT Yên Thành II – Yên Thành –Nghệ An

3.1.2 Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh

Sức mạnh là khả năng con người khắc phục trọng tải bên ngoài bằng

sự căng cơ

Sức mạnh bột phát là khả năng con người phát huy một lực lớn trongkhoảng thời gian ngắn nhất Sinh lý học TDTT có viết: Sức mạnh tốc độ làmột dạng của sức mạnh trong đó có sự phát lực lớn và nhanh

Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:

Trang 25

- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ

- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó

- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co

Khi số lượng sợi cơ là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng

và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối

đa Lực đó gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ tĩnh sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diệnngang (độ đày) của sợi cơ Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơgọi là sức mạnh tương đối Bình thường sức mạnh đó bằng 0,5 – 1 kg/cm2

-Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh: Sức mạnh tích cực tối đa (sứcmạnh tuyệt đối) của cơ chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là:

- Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi gồm có:

+ Điều kiện cơ học của sự co cơ

+ Chiều dài ban đầu của cơ

+ Độ dày (tiết diện ngang) của cơ

+ Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ

- Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợpgiữa các sợi cơ và cơ

Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước lúc

co là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh Hoàn thiện kỹ thuật độngtác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ

Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày) nên khitiết diện ngang tăng lên thì sức mạnh cũng tăng lên

Sợi cơ là một tế bào được biệt hoá rất cao Vì vậy sợi cơ có thể phânchia để tạo ra tế bào mới Sự phì đại xảy ra chủ yếu do các sợi cơ có sẵndày lên (tăng thể tích) Khi sợi cơ đã dày lên một mức nhất định chúng cóthể tách dọc ra để tạo thành những sợi con có một đầu gân chung với sợi cơ mẹ

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Nghiệp Chí – Đo lường thể thao – NXB TDTT 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Nhà XB: NXB TDTT 1990
2. Dương Nghiệp Chí – SGK Điền kinh (tập 1,2) – NXB TDTT Hà Nội 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Điền kinh (tập 1,2)
Nhà XB: NXB TDTT HàNội 1981
3. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên – Sinh lý học TDTT – NXB TDTT 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Nhà XB: NXBTDTT 1994
4. Nguyễn Trung Hiếu – Nguyễn Thị Hà – Huấn luyện thể thao. NXB TDTT 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Huấn luyện thể thao
Nhà XB: NXBTDTT 1994
5. Phạm Minh Hùng – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục – Trường Đại học Vinh 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
6. Nguyễn Đức Văn – Toán học thống kê – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán học thống kê
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia HàNội 1987
7. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn – Trần Thúc Phong – Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT – NXB TDTT 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Lý luận vàphương pháp giáo dục TDTT
Nhà XB: NXB TDTT 1993
8. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT
Nhà XB: NXB 1990
9. Tâm lý học TDTT – Phạm Ngọc Viễn – NXB TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học TDTT
Nhà XB: NXB TDTT

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w