1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc

55 567 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Th.S HOÀNG THỊ HUỆSinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ QUYÊN

THÁI NGUYÊN NĂM 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Giới thiệu chung về công ty 3

Phần I: Nội dung thực tập về Quản trị học 6

1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 6

1.1.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp .6

1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 9

1.1.3 Các chính sách của doanh nghiệp 12

1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 15

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15

1.2.1.1 Số cấp quản lý 16

1.2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý 16

1.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy Quản trị 17

Phần II: Nội dung về phân tích quản lý dự án 21

2.1 Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án 22

2.2 Phân tích rủi ro của dự án 26

2.3 Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 26

2.4 Quá trình quản lý dự án 28

2.4.1 Xây dựng các công việc thực hiện dự án 28

2.4.2 Lịch trình công việc của dự án 29

2.4.3 Biểu diễn các công việc qua biểu đồ Gantt và sơ đồ Pert 29

Phần III: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp 29

3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 30

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty 34

3.3 Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 37

Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất 40

4.1 Quản lý dự trữ 40

4.2 Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 47

4.3 Phương pháp dự báo của doanh nghiệp 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

Trang 3

Lời mở đầu

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quantrọng và tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Trong những năm gầnđây, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tưnhiều nguồn cho xây dựng Thị trường nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết.Nhiều biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến được đưa vào Việt Nam, tạo mộtbước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, quy mô công trình, về chất lượng tổ chức vàxây dựng, tạo nên diện mạo mới cho một đất nước đang phát triển vững chắcbước vào thế kỷ XXI

Công ty TNHH TÂN THỊNH đã hoạt động trong ngành xây dựng nhiềunăm, công ty luôn làm ăn có hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ:đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, doanh thu bìnhquân tăng hàng năm, công ty đem lại khoản nộp Ngân sách Nhà nước đáng kể,

…Để có được những thành tựu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình.Biết tận dụng những cơ hội kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao khảnăng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và quan trọng hơn cả là tìm rađược những hướng đi đúng đắn cho DN Điều này đòi hỏi các nhà quản trị DNphải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, có nghiệp vụ chuyên môn vững, có kinhnghiệm thực tế, có óc quan sát Bên cạnh đó họ cần phải nỗ lực học hỏi, tìmkiếm những cơ hội tồn tại, phát triển và củng cố của DN mình trên thị trườngtừng bước mở rộng thị trường để đạt lợi ích tối đa

Là một sinh viên thực tế ở công ty TNHH TÂN THỊNH, qua quá trìnhkhảo sát và tham khảo em đã hiểu rõ hơn về công tác quản lý, hoạt động củacông ty với những nội dung như trên và đã hoàn thành báo cáo thực tế của mình

Trang 4

với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường ĐHKT&QTKD và các CBCNV củacông ty.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về mặt lýluận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bản báo cáo này không tránh khỏi nhữngthiếu sót em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô cùng các cán bộcông nhân viên trong công ty để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thị Huệ cùng tập thể cán bộcông ty TNHH TÂN THỊNH đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này

Thái Nguyên ngày 04 tháng 06 năm 2010Sinh viên

Nguyễn Thị Quyên

Trang 5

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

 Tên Công ty: Công ty TNHH Tân Thịnh

 Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 15 – Phường Thịnh Đán – Thành phố TháiNguyên – Tỉnh Thái Nguyên

 Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ Việt Nam đồng)

quá trình phát triển công ty

Công ty TNHH Tân Thịnh tiền thân là một cơ sở sản xuất nhỏ thành lập năm

1993 Năm 2001 từ cơ sở sản xuất đã phát triển thành Doanh nghiệp Tân Thịnh,với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân Năm 2003, doanh nghiệp Tân Thịnhchuyển đổi thành Công ty TNHH Tân Thịnh

Kể từ khi thành lập, Công ty TNHH Tân Thịnh đã phát huy được thế mạnhmới để tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty tiếp tục đầu tư trong thiết bị thicông và tuyển thêm lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật năng động, đội ngũ thợlành nghề, thạo việc Công ty hiện đã có tiềm năng cơ sở vật chất vững vàng, cóđội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao,

có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinhdoanh hiện đại Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư thêm các thiết bị tiên tiếnhiện đại đáp ứng được khả năng thi công các công trình ngày càng lớn với các

Trang 6

tiêu chuẩn kỹ thuật cao, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Các năm vừa qua 2008, 2009 công ty đều nhận được giấy khen chứng nhận “ Đã

có thành tích xuất sắc trong thi công công trình xây dựng cơ bản”

Biểu số 01: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

( Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ)

Nhận xét: Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3

năm qua cũng có những tăng trưởng nhất định

Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm

2008 so với năm 2007 tăng lên gần 8 tỷ đồng Nhưng do tác động của khủnghoảng kinh tế đến năm 2009 doanh thu giảm xuống khoảng 7 tỷ đồng Tuydoanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua 3năm có sự biến động không đều, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy lợi nhuận trướcthuế qua 3 năm của Công ty tăng lên Đạt được thành công này là nhờ ban lãnhđạo của Công ty đã có những biện pháp và chính sách quản lý hiệu quả làm tăngdoanh thu Mặt khác, các khoản chi phí cũng được Công ty sử dụng một cáchtriệt để nhất, nhờ đó mà lợi nhuận của Công ty qua các năm cũng đã tăng lênmột cách đáng kể

Qua bảng trên ta cũng thấy được tổng giá trị tài sản qua 3 năm đều tănglên một cách rõ rệt, lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng giữa các năm

Trang 7

cho thấy tình hình tài chính của Công ty không những ổn định mà còn rất tốt.Tình hình kinh doanh ngày càng khả quan giúp Công ty ngày càng khẳng định

vị thế của mình trên thị trường, tự tin cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong vàngoài nước, đem lại lợi ích kinh tế chung cho đất nước

Năm 2009, Công ty được hưởng chế độ miễn giảm thuế TNDN theo quyđịnh về ưu đãi thuế trong của Nhà nước, giảm 30% thuế Thu nhập doanh nghiệpnhằm tháo gỡ khó khăn cho doanhh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh nền kinh

Chứng chỉ ngành nghề kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp ngày29/01/2003 theo số 1702000113 và được cấp lại vào ngày 25/04/2008 với cácngành nghề chủ yếu sau:

- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi

- Sản xuất các vật liệu xây dựng

- San lấp mặt bằng

- Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn

- Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản

- Xây dựng các công trình dân dụng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã khôngngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Với nhiệm vụsản xuất và cung ứng các công trình xây dựng theo hợp đồng, ngoài ra Công tycòn kinh doanh sản phẩm khác như: dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, san lấpmặt bằng, mua bán vật tư, hàng hóa,…

Trang 8

Sự tồn tại và phát triển của Công ty TNHH Tân Thịnh đã có những vai trò chủ yếu sau:

- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chế độ chính sách của Nhànước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhânviên trong công ty

- Là nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế góp phầnxây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn

Phần I: Nội dung thực tập về Quản trị học

1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp:

1.1.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp.

Trước tiên ta phải hiểu kế hoạch là gì: Kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu

và lựa chọn những phương thức để đạt được mục tiêu đó

Kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào vì:

+ Không có kế hoạch tức đã lập kế hoạch cho sự thất bại, không thựchiện được mục tiêu của tổ chức

+ Kế hoạch giúp tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của

Trang 9

Bất kỳ tổ chức nào cũng đều coi trọng công tác lập kế hoạch để đảm bảo chodoanh nghiệp phát triển trong tương lai Nếu không có các kế hoạch, nhà quảntrị có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của

tổ chức một cách hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái

mà họ cần tổ chức và khai thác Không có kế hoạch, nhà quản trị và các nhânviên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào

và ở đâu, phải làm gì Một kế hoạch tồi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ côngty

* Kế hoạch ngắn hạn:

- Xây dựng cơ bản, mua sắm dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, khochứa vật tư dùng cho sản xuất

- Tiến hành hoạt động quảng cáo, hoat động marketing

- Nghiên cứu thị trường: như đối thủ cạnh tranh, cầu về sản phẩm, đối tượngkhách hàng của doanh nghiệp

- Tiến hành các hoạt động sản xuất

* Kế hoạch trung hạn:

- Tiếp nhận và thi công các công trình

- Tiếp tục mở rộng các lĩnh vực kinh doanh

- Cải tiến quản lý

- Nâng cao chất lượng, tay nghề cho đội ngũ nhân viên

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị

Trang 10

* Kế hoạch dài hạn:

- Nhận và thi công nhiều công trình lớn

- Hoàn thiện tổ chức, mở rộng thị trường

- Triển khai bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 ra khắp các công trìnhmột cách nghiêm ngặt

- Đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chấtlượng, an toàn lao động và về môi trường

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để gia tăng số lượng công trìnhđồng thời tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất

- Duy trì và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

Công ty dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường tại tỉnh Thái Nguyên TháiNguyên là một tỉnh có nhiều đồi núi và khoáng sản cần phải được san bằng vàkhai thác Không những thế Thái Nguyên còn giáp các tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn,đây cũng là những tỉnh có địa hình hiểm trở và nhiều công trình được đặt ở đó.Nhận biết được điều này công ty đã quyết định đi vào hoạt động

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

- Mục tiêu trước mắt: xây dựng bộ máy hoàn chỉnh cả về tổ chức lẫn sản xuất

để công ty bắt đầu đi vào hoạt động Đồng thời tiến hành hoạt động quảng cáo

để cho khách hàng biết đến công ty

Trang 11

- Mục tiêu dài hạn: Mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao quản

lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đổ mới công nghệ, mở rộng địa bàn,hợp tác giao lưu với các doanh nghiệp tăng uy tín và thương hiệu cho doanhnghiệp

Bước 3: Phát triển các tiền đề

- Nghiên cứu và dự báo: phân chia công việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, đốithủ cạnh tranh cho bộ phận lập kế hoạch

- Các chính sách: thiết lập các chính sách về nhân sự, chính sách chất lượng,chính sách tài chính, chính sách sản xuất

Bước 4: Xây dựng các phương án

Công ty tiến hành xây dựng các phương án cụ thể cho mỗi mục tiêu cần thựchiện

Bước 5: Đánh giá các phương án

Đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trungthành cao nhất với các tiền đề đã xác định

Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định

Sau quá trình đánh giá các phương án, chọn ra một vài phương án có tính khảthi Sau đó đưa ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổchức cho việc thực hiện kế hoạch

1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của công ty:

Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giảipháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất Cũng có thểhiểu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanhnghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kỳ nhất định

Trang 12

 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp:

Trong bất kỳ lĩnh vực nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trêncác mặt:

- Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt độngtrong tác nghiệp Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không thiết lập rõ ràng,

có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không thấy đượctrong dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy cái toàn thể

- Tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển,đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá vềđầu tư, về nghiên cứu triển khai… có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sựsai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược

- Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địaphương Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính

 Lợi ích của chiến lược:

- Cho phép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội

- Đưa ra những vấn đề khách quan về vấn đề quản trị

- Xác lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện các hoạtđộng

- Tối thiểu hóa tác động của những thay đổi có hại

- Cho phép có các quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đãthiết lập

- Thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn lực cho các cơ hội đãxác lập

- Giảm thiểu thời gian cho sự điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc quyếtđịnh đặc biệt

- Là cơ sở hình thành cơ cấu thông tin nội bộ

 Căn cứ vào vai trò và lợi ích của việc lập kế hoạch chiến lược mà công ty

đã đưa ra những chiến lược phát triển công ty:

* Chiến lược tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 13

Chiến lược thâm nhập thị trường: Là một doanh nghiệp qua gần 8 năm

hoạt động, doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng phát triển sức tiêu thụ củakhách hàng Doanh nghiệp gia tăng thị phần bằng các biện phápmarketing như giảm giá, quảng cáo, tư vân khách hàng, chiết khấu bánhàng…Từ đó doanh nghiệp có thể biến khách hàng tiềm năng thànhkhách hàng hiện tại của mình

nghiệp chủ yếu là các khách hàng trong tỉnh (60% tổng sản lượng), vì vậy

mà doanh nghiệp luôn quan tâm đến chiến lược mở rộng thị trường sangcác tỉnh khác, phát triển qui mô rộng lớn hơn

ty là đơn nhất (chủ yếu khai thác đá và quặng) do đó doanh nghiệp luônluôn tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có thể mở rộngthêm một số sản phẩm và lĩnh vực khác có thể đem lại nhiều lợi nhuậncho doanh nghiệp

Chiến lược tạo sự khác biệt so với đối thủ: Doanh nghiệp tạo ra những

dịch vụ mà đối thủ không có Như dịch vụ giao hàng tận nơi, đúng thờiđiểm, đúng hẹn và có chiết khấu phần trăm với khách hàng mua với sốlượng lớn, khách hàng quen của doanh nghiệp

* Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã cử người đi học các lớp ngắn hạn, tiếp tục tuyển nhânviên có trình độ có năng lực vào doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp sản xuất

và kinh doanh hiệu quả hơn, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp Tuyểndụng nhân lực chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Tuyển nhân viên

có bằng cấp phù hợp để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ Những nhânviên mới phải được tổ chức giúp đỡ để nhanh chóng hoà nhập và thành thạocông việc Chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng Chính sách này phải gắnliền với khả năng phát triển sự nghiệp, thăng tiến Đào tạo và nâng cao tay nghề

Trang 14

1.1.3 Các chính sách của doanh nghiệp:

1.1.3.1 Chính sách trao đổi thông tin nội bộ: Quy định các kênh thông tin nội

bộ, đảm bảo thông tin truyền bá chính xác, kịp thời, hiệu quả

1.1.3.2 Chính sách của lãnh đạo: Hệ thống chất lượng nhà máy được xem xét

định kỳ 1năm/lần (trường hợp cần thiết có thể tổ chức xem xét đột xuất) để đánhgiá sự phù hợp, tính hiệu lực và khả năng hoạt động của hệ thống

Công Ty cũng không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, năng lực thiết bị,tạo mọi điều kiện cho cán bọ, công nhân của mình được thường xuyên đào tạonâng cao trình độ để có đủ năng lực cần thiết thực hiện những công việc đượcgiao

Công ty cũng tham gia các hội thảo với các tổ chức này về vấn đề nângcao năng suất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Để có thể phát triển lâu dài, công ty luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm vàđánh giá cao vấn đề chất lượng sản phẩm Do đó, vấn đề chất lượng được quantâm hàng đầu Chất lượng sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào yếu tố nguyên vậtliệu đầu vào, chất lượng đầu vào tốt là bước đầu tiên hình thành nên những sảnphẩm có chất lượng cao Công ty luôn đảm bảo quy cách, chất lượng đúng theotiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, áp dụng các tiêu chuẩn trong ngành xây dựngcho sản phẩm của mình

1.1.3.4 Chính sách sản xuất

Do đây là lĩnh vực mà công ty làm:

Trang 15

- Sản xuất các vật liệu xây dựng

- Khai thác đá, quặng

- Sản xuất các khấu kiện bê tông đúc sẵn

Một điều quan trọng mà công ty luôn luôn áp dụng đó là sản xuất sao chođáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng Lựa chọn nhà cung ứng, chất lượng hàngcung ứng và điều kiện mua bán giao hàng phải hợp lý đúng yêu cầu

Công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng và có tiến hành kiểm soát vềchất lượng, chi phí, thời gian……

1.1.3.5 Chính sách nghiên cứu và phát triển.

Do Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới nên Công

ty đã nhận định việc mở rộng và tìm kiếm thị trường mới là điều quan trọngnhất Vì vậy việc nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng để nắm bắt thời

cơ, nắm bắt được cơ hội của thị trường Cụ thể:

- Cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm: rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm,nâng cao các yếu tố đầu vào

- Khuyến khích và có đãi ngộ với những thành tích cá nhân có sáng tạo

- Áp dụng phương pháp thực hiện nghiên cứu triển khai: tự nghiên cứu

1.1.3.6 Chính sách nhân sự

Nhận thức được lao động là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty pháttriển tốt hơn, công ty đã đưa ra rất nhiều chính sách về nhân lực:

o Chính sách tuyển dụng, lựa chọn và định hướng phát triển:

- Đối với bộ máy tổ chức, công ty tuyển chọn nhân lực theo các tiêuchuẩn: Bằng cấp, kinh nghiệm,…

- Đối với công nhân cũng có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về điềukiện sức khỏe, phẩm chất Ngoài ra đối với những công nhân mới vàolàm sẽ có những buổi tiếp cận với tổ chức và học quy chế của công ty

o Chính sách đào tạo và phát triển kĩ năng thường gắn với các giảipháp nâng cao tay nghề của công nhân

o Chính sách bồi dưỡng đãi ngộ:

Trang 16

- Tiền lương, tiền thưởng: trả đúng thời gian, tăng lương theo taynghề, thưởng theo cá nhân và nhóm, đồng thời cũng có tiền làm thêm.

- Nhân viên cũng được nghỉ chế độ, nghỉ phép và nghỉ lễ…

o Biện pháp kiểm soát và kỉ luật: công ty có các mức kỉ luật cho cáctrường hợp vi phạm

1.1.3.7 Chính sách đối với người lao động:

* Số lượng người lao động trong công ty và cơ cấu lao động

- Đặc điểm lao động của công ty.

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng(người)

Tỷlệ(%)

Trang 17

o Biện pháp nâng cao hoạt động và thay đổi quản lý

o Sử dụng các thiết bị của công ty như email, internet và điện thoại

o Đào tạo

o Quyền nghiên cứu

o Làm việc ngoài công ty

o Bản quyền và quyền sở hữu

o Thông tin bảo mật

o Tán gẫu

o Rượu bia và ma tuý

1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được chuyênmôn hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, có những nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm nhất định được bố trí theo các cấp – khâu khác nhau để tiến hành các hoạtđộng nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra Việc xác định cơ cấu tổ chứcnhằm mục đích là tập trung vào công việc chỉ ra công việc nào cần tiến hànhtheo một mức độ chuyên môn hoá nhất định, phân định các chức danh, quyềnhạn từ đó các thủ tục, quy tắc để tiến hành các hoạt động của tổ chức nhằm đạtđược mục tiêu

Cấp quản trị là hình thức thể hiện của tầm quản trị được hiểu là số lượngnhân viên hay số lượng bộ phận trực thuộc mà nhà quản trị có thể kiểm soát cóhiệu quả

Trang 18

+ Cơ cấu tổ chức có tầm quản trị rộng thì số cấp quản trị ít

+ Cơ cấu tổ chức có tầm quản trị hẹp thì số cấp quản trị lớn

Thể hiện tính chặt chẽ của bộ máy quản lý, tính chuyên môn hoá của các bộphận đối với quyền hạn và trách nhiệm được giao để tiến hành các hoạt độngnhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

Sơ đồ 01: Cơ cấu quản lý của Công ty.

Trang 19

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

1.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy Quản trị:

- Ban giám đốc: gồm có một giám đốc và một phó giám đốc có nhiệm vụ

trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty

- Giám đốc: là người có thẩm quyền cáo nhất, là người đứng đầu đại diện

hợp pháp của Công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh, có nghĩa vụ với Nhà nước và chăm sóc lo đời sốngcho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Phó giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động ở Công ty cũng

như công trường, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi nhiệm vụ đượcgiao

Có quyền thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty khi giámđốc đi vắng

- Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc thực hiện các chính sách

quản lý và sử dụng lao động và có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹthuật, cán bộ quản lý

- Phòng kế toán tài vụ: Có trách nhiệm thực hiện các việc phục vụ cho sản

xuất kinh doanh, thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành hoạt động tài

kế toán

Phòng

kế hoạch

Phòng

kỹ thuật

Đội vật tư vận tải

Đội cơ giới Đội công trình

số 2 Đội công trình

số 1

Trang 20

chính, áp dụng hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán Đồng thời theo dõitình hình tài chính của Công ty, từ đó phản ánh được hiệu quả kinh doanhcủa công ty.

Thực hiện chế độ ghi chép kế toán, phản ánh trung thực, chính xác, kháchquan các nhiệm vụ kinh tế phát sinh Đồng thời tham mưu cho ban giám đốctrong lĩnh vực tài chính, tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định củaNhà nước

- Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về

sản xuất, các đề án phát triển trong tương lai, các chiến lược phát triển và

có trách nhiệm tìm hiểu thị trường, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng kinh

tế, xác định chính xác mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí để

hạ giá thành sản phẩm

- Phòng kỹ thuật: Xây dựng và thực hiện các quy trình công nghệ đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật cho từng công trình Đảm bảo mỗi công trình được xâydựng theo đúng thiết kế do nhà đầu tư cung cấp Trực tiếp tham gia cùngvới các tổ đội xây dựng thiết kế, bố trí, sắp xếp công nhân cho phù hợpvới từng công trình đảm bảo cho các công trình được hoàn thành theođúng tiến độ bàn giao

- Các tổ đội: Trực tiếp làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng, vận tải, khai thác,

Với các bộ máy tổ chức như trên không những giúp Công ty điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh tốt mà còn chuyên môn hóa từng bộ phận để pháthuy hết tiềm năng, sức sáng tạo của người lao động

Công ty TNHH Tân Thịnh hoạt động ở lĩnh vực chủ yếu là xây dựng

Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất

kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền

đề để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, ngành xây lắp cũng có những đặc điểm riêng khác biệt với các

ngành sản xuất khác làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và hạch toán

Trang 21

Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấuphức tạp, mang tính đơn chếc Mỗi sản phẩm được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật

và giá dự toán riêng Do đó, đòi hỏi trước khi tiến hành sản xuất phải lập dự toán

và thiết kế thi công và trong quá trình sản xuất sản phẩm phải tiến hành so sánhvới giá dự toán, lấy dự toán làm thước đo… Sản phẩm xây lắp là loại hàng hóa

có tính chất đặc biệt Thời gian sử dụng của sản phẩm này là lâu dài, giá trị sảnphẩm lớn Đặc điểm này đòi hỏi Công ty trong quá trình sản xuất phải kiểm trachặt chẽ chất lượng công trình

Do vậy, để có một công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư thì

quy trình công nghệ của Công ty bao gồm:

Khi có công trình mời thầu thì các cán bộ phòng kỹ thuật và cán bộ quản lý dự

án sẽ:

 Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật:

Hồ sơ kỹ thuật bao gồm: Dự toán, bản vẽ thiết kế do bên chủ đầu tư (bên A )cung cấp

Dự toán thi công do bên B (bên trúng thầu hoặc bên được chỉ thầu ) chính làCông ty lập ra và được bên A chấp nhận

 Sau khi dự toán thi công được bên A chấp nhận Công ty sẽ khảo sát mặtbằng thi công công trình

 Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động là công việc tiếp theo.Biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động được lập sao cho côngtrình thi công nhanh, đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật chất lượng và antoàn lao động Mỗi công trình sẽ có biện pháp thi công và biện pháp antoàn lao động cụ thể riêng phù hợp Việc thiết kế mặt bằng , lập biện phápthi công và biện pháp an toàn lao động chủ yếu thuyết minh bằng bản vẽcòn những phần không thuyết minh bằng bản vẽ thì cán bộ kỹ thuật trựctiếp thuyết minh chỉ đạo cho công trường thi công

 Công tác tổ chức thi công được thể hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơthiết kế mặt bằng tổ chức thi công, biện pháp thi công và biện pháp antoàn lao động Quá trình thi công được tổ chức theo các biện pháp đã lập

Trang 22

Sơ đồ 2: Đặc điểm quy trình sản xuất

(Nguồn: Phòng kỹ thuật )

Đối với những công việc như dọn dẹp giải phóng mặt bằng, Công ty sử dụngmáy móc thiết bị phù hợp như máy ủi, máy xúc, ô tô chở đất,…; đối với cáccông việc như thi công nền móng và thi công phần thô tùy theo yêu cầu củacông việc và xem xét hiệu quả kinh tế, công ty sử dụng máy móc thiết bị và điềuđộng nhân công cho phù hợp

 Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bên A và công tytiến hành nghiệm thu

 Hai bên tiến hành thanh quyết toán công trình hoàn thành sau khi đãnghiệm thu bàn giao công trình Khi quyết toán công trình đã được cấp cóthẩm quyền duyệt, bên A sẽ thanh toán nốt phần còn lại cho công ty

Sơ đồ 03: Tổ chức hồ sơ, tổ chức thi công

Trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh

Giải phóng

mặt bằng

Thi công nền móng

Thi công phần thô

Trang 23

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Phần II: Nội dung về phân tích và quản lý dự án

 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tân Thịnh – Thái Nguyên

 Tên dự án: Dự án đầu tư bổ sung máy móc phục vụ sản xuất

 Hình thức đầu tư: Đầu tư bổ sung

 Quy mô đầu tư: Đầu tư mua bổ sung máy lu rung nhãn hiệu HYPAC

 Địa điểm đầu tư: Công ty TNHH Tân Thịnh

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên

Trang 24

Việc đầu tư thiết bị sẽ góp phần hoàn thành tốt các công trình mà công tygiao và cả những công trình tự tìm kiếm Nó làm tăng tốc độ xây dựng, rút ngắnthời gian thi công, nâng cao chất lượng công trình, từ đó đem lại hiệu quả cao về

kỹ thuật, mỹ thuật Nếu dự án được thực thi thì công ty sẽ đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng hàng năm, góp phần xây dựng kinh tế và phát triển xã hội

* Đối với xã hội

- Tạo công ăn viêc làm cho 2 lao động với mức lương 4 triệu đồng/tháng

- Giảm tiêu hao nhiên liệu

- Góp phần làm tăng vị thế và uy tín của công ty

* Đối với nền kinh tế

- Góp phần tạo thu nhập ổn định cho 2 công nhân

- Dự kiến doanh thu do thiết bị mang lại từ 400 – 600 (triệu đồng/năm)

2.1 Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án

- Tổng vốn đầu tư: 220 (triệu đồng)

- Vốn tự có: 120 (triệu đồng)

- Vốn vay ngân hàng: 100 (triệu đồng)

- Giá trị thu hồi thanh lý: 50 (triệu đồng)

- Doanh thu hàng năm lần lượt là: 600; 500; 450; 400 (triệu đồng)

- Chi phí hàng năm: 300; 270; 250; 220 (triệu đồng)

- Khấu hao đều, thuế thu nhập doanh nghiệp 28% Công ty trả vốn và lãi vaytheo phương thức đều hàng năm

2.1.1 Khấu hao

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đều, thời gian khấu hao là 4năm

Trang 25

Dt = (Icd – SV)/n

Trong đó: Dt là khấu hao tài sản cố định năm t

Icd là vốn mua tài sản cố định năm t

SV là giá trị thanh lý của tài sản cố định khi dự án kết thúc

Trang 26

Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí vận hành – khấu hao – trả lãi

Tổng chi = vốn tự có + chi phí vận hành + trả vốn + trả lãi + thuế thu nhậpCFAT (dòng tiền sau thuế) = dòng thu – dòng chi

CFATPV = CFAT*hệ số chiết khấu

Bảng chi phí vận hành hàng năm

Các khoản mục chi phí Tổng chi phí/năm

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng 30

Bảng phân tích tài chính của dự án

Trang 27

* Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV

- Là chỉ tiêu phản ánh quy mô lãi của doanh nghiệp khi kết chuyển về mặt bằngthời gian hiện tại

- theo bảng phân tích tài chính của dự án ta thấy: NPV = 332,88 >0 Vậy dự án

có hiệu quả về mặt tài chính

Như vậy, sau 0,7 năm thì doanh thu đủ bù đắp chi phí

2.2 Phân tích rủi ro của dự án

- Bất kể việc thực thi dự án đầu tư dự án nào đi chăng nữa thì trong quá trình đócũng không tránh khỏi những rủi ro và trong việc đầu tư này cũng vậy: có thể do

Ngày đăng: 30/09/2012, 00:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Lợi thế cạnh tranh Quốc Gia” của Michael E.Porter – NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lợi thế cạnh tranh Quốc Gia”
Nhà XB: NXB Trẻ
2. “Lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z” của Mike McKeever – NXB Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z”
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
3. “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” của Ths Nguyễn Văn Dũng – NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh”
Nhà XB: NXB Tài chính
4. “Quản Trị Marketing” của Philip Kotler – NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản Trị Marketing”
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
5. “Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu” của Dương Hữu Hạnh – NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu”
Nhà XB: NXB Tài chính

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 03: Tổ chức hồ sơ, tổ chức thi công - Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc
Sơ đồ 03 Tổ chức hồ sơ, tổ chức thi công (Trang 23)
Bảng trả vốn và lãi - Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc
Bảng tr ả vốn và lãi (Trang 25)
Bảng chi phí vận hành hàng năm - Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc
Bảng chi phí vận hành hàng năm (Trang 26)
Sơ đồ PERT: - Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc
Sơ đồ PERT: (Trang 31)
2.4.2. Sơ đồ PERT và biểu đồ GANT. - Phân tich quản trị sản suất của công ty TNHH Tân Thịnh.doc
2.4.2. Sơ đồ PERT và biểu đồ GANT (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w