1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng khmer ở trường dân tộc nội trú tỉnh kiên giang luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục

104 956 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Giáo dục là một quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đíchkhơi gợi, hoặc biến đổi nhận thức của cá nhân, đồng thời góp phần đẩy mạnhtiến trình công nghiệp hóa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHAN QUỐC LÂM

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đãnhận được sự giúp đỡ quý báo của nhiều đơn vị và cá nhân.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô, Phòng, Khoa trường Đại họcVinh đã chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Phan Quốc Lâm - người đã hết lòng

giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô dạy học lớp Cao học Quản lýgiáo dục khóa K19B tại trường Đại học Vinh

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, cán

bộ quản lý, giảng viên Tiếng Khmer cùng các em học sinh tại trường Phổthông Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang đã cung cấp tài liệu và có những ýkiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này

Cuối cùng, dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiềuhạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong các đồng nghiệp,quý Thầy, Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý kiến cho những thiếu sóttrong luận văn này

Tôi chân thành cảm ơn!

Nghệ An tháng 9 năm 2013

Tác giả

Danh Bá Tính

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Những đóng góp của luận văn 4

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG KHMER CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG 5

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Ngoài nước 5

1.1.2 Trong nước 7

1.2 Một số khái niệm căn bản 8

1.2.1 Tiếng Khmer 10

1.2.2 Dạy học và dạy học Tiếng Khmer 14

1.2.3 Phương pháp và phương pháp dạy học Tiếng Khmer 15

1.2.4 Đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer 17

1.2.5 Quản lý Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer .18

1.2.6 Giải pháp và giải pháp quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer .21

1.3 Một số vấn đề về đổi mới PPDH Tiếng Khmer 22

1.3.1 Trường PTDTNT 27

Trang 5

1.3.2 Vấn đề dạy học Tiếng Khmer 30 1.3.3 Vấn đề đổi PPDH Tiếng Khmer ở trường DTNT 31

Trang 6

1.4.1 Tính cần thiết của việc đổi mới PPDH Tiếng Khmer 34

1.4.2 Tính cần thiết của việc đổi mới PPDH Tiếng Khmer 35

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG KHMER Ở CÁC TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG 39

2.1 Khái quát đặc điểm trường DTNT tỉnh Kiên Giang 39

2.1.1 Đặc điểm tình hình trường DTNT tỉnh Kiên Giang 40

2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc giữ vững và phát triển giáo dục cho dân tộc thiểu số 41

2.1.3 Giáo viên dạy tại trường DTNT tỉnh Kiên Giang 45

2.1.4 Giáo viên dạy tiếng Khmer tại trường DTNT tỉnh Kiên Giang .45

2.1.5 Về SGK tiếng Khmer cho người dạy sách học cho học sinh 46

2.1.6 Về trang thiết bị cơ sở vật chất dạy và học 47

2.2 Thực trạng dạy học tiếng Khmer ở trường DTNT 48

2.2.1 Thực trạng chất lượng dạy học Tiếng Khmer 48

2.2.2 Thực trạng đổi mới PPDH 50

2.3 Thực trạng quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở trường DTNT .51

2.3.1 Khái quát về nghiên thực trạng cứu mục tiêu 51

2.3.2 Khái quát về nghiên cứu thực trạng nội dung 52

2.3.3 Khái quát về nghiên cứu thực trạng phương pháp 53

2.3.4 Khái quát về nghiên cứu đối tượng 53

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer ở trương dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang 54

Trang 7

2.4.1 Đánh giá chung về thực trạng 54 2.4.2 Nguyên nhân của thực trạng 55 Tiểu kết chương 2 57

Trang 8

DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH KIÊN GIANG 58

3.1 Những nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở trường PTDTNT 58

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 58

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 59

3.1.4 Nguyên tắc tính khả thi 59

3.2 Một số giải pháp quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer 60

3.2.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực quản lý cho CBQL về môn Tiếng Khmer 60

3.2.2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức Tiếng Khmer cơ bản cho CBQL nắm bắt được công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer 63

3.2.3 Giải pháp 3: Kế hoạch hóa vấn đề quản lý công tác đổi mới PPDH .64

3.2.4 Giải pháp 4: Quản lý công tác đổi mới PPDH Tiếng Khmer ở trường PTDTNT nhằm hướng tới hoạt động học tập chủ động tích cực 65

3.2.5 Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý công tác đổi mới PPDH ở trường PTDTNT 67

3.2.6 Giải pháp 6: Tăng cường công tác quản lý tổ nhóm chuyên môn trong công tác đổi mới PPDH 69

3.2.7 Giải pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đổi mới PPDH 71

3.2.8 Giải pháp 8: Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh của nhà trường .73

Trang 9

3.3 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của những giải

pháp đề xuất 76

Trang 10

3.3.2 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi 77

Tiểu kết chương 3 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 90

Trang 12

Hình:

Hình 1.1 Dạng chữ Khmer đầu tiên được quốc vương Bhavavaraman

sáng lập năm Phật lịch 707 10Hình 1.2 Dạng chữ Khmer được quốc vương Jiyavaraman và

HemaTrivaraman sửa đổi lần thứ hai Phật lịch năm 789 11Hình 1.4 Dạng chữ Khmer được quốc vương Soriyavaraman II sửa

đổi lần thứ tư Phật lịch năm 1116 12Hình 1.6 Dạng chữ Khmer thời hiện đại 13

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là một quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đíchkhơi gợi, hoặc biến đổi nhận thức của cá nhân, đồng thời góp phần đẩy mạnhtiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong

đó giáo dục là vấn đề trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển của đất nước “làquốc sách hàng đầu” được đảng và nhà nước quan tâm đầu tư, trong nhiềunăm qua ngành GD&ĐT đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể nhằm độngviên, khuyến khích học sinh dân tộc đến trường học tập, thực hiện tốt công tácphổ cập giáo dục, đồng thời phải động viên các em học tiếng dân tộc củamình, để góp phần tô thắm nét đẹp văn hóa chung của dân tộc Việt Nam

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục nhu cầuhọc tập ngày càng cao của nhân dân, đòi hỏi mới của nền kinh tế đã xuất hiệnnhững bất cập là xã hội hết sức quan tâm Cơ cấu của hệ thống giáo dục chưacân đối, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, quản lý nhà nước về quản

lý giáo dục chưa mạnh mẽ, các điều kiện dành cho giáo dục còn khó khăn,thực tế những năm qua cho thấy “ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổchức thực tiển của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả về đầu tư chogiáo dục và tạo cơ chế hoạt động giáo dục, chưa tạo ra sự phối hợp đồng bộgiữa các ban ngành, các nhà quản lý giáo dục chưa thực sự nhìn nhận đúngtầm quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số

Để bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số Hội đồng Bộ trưởng (nay

là chính phủ) Ngày 22/02/1980 đã có quyết định số 53/CP về chủ trương đốivới chữ viết của các dân tộc thiểu số, trong đó xác định “ tiếng nói và chữ viếtcủa mỗi dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quí của dân tộc đó, vừa là tài

Trang 14

sản văn hóa chung của cả nước” Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam 1992 tại điều 5 đã qui định” các tộc có quyền dùng tiếng nói, chữviết, giử gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyềnthống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

Mới đây nhất, ngày 14/01/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, trong đókhẳn định một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc là “ đảmbảo việt giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phongtục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc Cũng trong Nghịđịnh số 05/2011/NĐ-CP, đề cặp đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạođối với dân tộc thiểu số đã khẳng định: “Tiếng nói, chữ viết và truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của các dân tộc đưa vào chương trình giảng dạy trong cáctrường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bántrú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trườngdạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bànvùng dân tộc

Điểm qua những văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến côngtác bảo tồn, phát huy việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của các dân tộcthiểu số cho thấy đây là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nướcđược thực hiện nhất quán và đồng bộ từ trung ương đến địa phương, chínhnhờ thực hiện chủ trương đó mà trong nhiều năm qua, vốn tiếng nói và chữviết của nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta được phát hiện, lưu giữ, bảo tồn

và phát triển

Xuất phát từ lý luận, thực tiển nhằm phát huy bảo tồn văn hóa của cácdân tộc trên lảnh thổ đất nước Việt Nam, giúp công tác quản lý giáo dục thực

hiện đầy đủ phương châm được đề ra, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số giải

pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer của các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang”

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiển, luận văn đề xuất “một số giải phápquản lý đổi mới PPDH tiếng Khmer của các trường dân tộc nội trú tỉnh KiênGiang” nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý và dạy học của giáo viên

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu: Cấu trúc quản lý đổi mới PPDH tiếng Khmer của các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý đổi mới PPDH tiếng Khmer các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được những giải pháp đổi mới quản lý đổi mới PPDHmôn Tiếng Khmer có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khảthi, sẽ góp một phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếngKhmer ở các trường dân tộc nội trú

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer ởcác trường dân tộc nôi trú tại tỉnh Kiên Giang

- Xây dựng số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmercho trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra; phỏng vấn

- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Lấy ý kiến chuyên gia

Trang 16

7 Những đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và quản lýhoạt động dạy học tiếng Khmer từ trước tới nay, nhằm phát triển phươngpháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer tốt hơn

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động đổi mới PPDH

tiếng Khmer cho học sinh các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng Khmer

ở các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đổi mới PPDH tiếng

Khmer ở các trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

Trang 17

để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân loại những năm gần đâyđịnh hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóahoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV, phương phápnày đòi hỏi HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhậnthức và ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỷ năng đã thu nhậnđược công tác đổ mới PPDH theo hướng coi trọng người học, coi HS là chủthể hoạt động khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạocủa HS trong suốt quá trình dạy học là cần thiết.

Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với Ovide Decroly: OvideDecroly là bác sĩ, nhà tâm lý người Bỉ rất quan tâm đến tình trạng phát triểnkiến thức của trẻ em bình thường cũng như những trẻ em khuyết tật Do đó,ông nhiệt thành với việc trẻ em Năm 1901 ông thiết lập trung tâm giáo dụctrẻ em khuyết tật - Instude of Abnormal Chidren Tại đây, Decroly tổ chứcsinh hoạt lớp học như tại gia đình Nhờ vậy, mặc dù gặp khó khăn về thể chất,các em vẫn học tập vui vẽ, hứng thú và gặt hái được kết quả khả quan Quanđiểm và phương pháp giáo dục của ông và lớp học cần được tổ chức như “một phòng thực tập - workshop” Chương trình dạy học phải được đặc trên

Trang 18

căn bản thực tế, phân tích nhu cầu HS và chia thành bốn loại: thực phẩm gia

cư, sinh hoạt và phòng ngừa PPDH phải được chú trọng đến trình độ kiếnthức, tâm lý cá nhân để khuyết khích HS học hỏi, phát triển kiển thức qua tàiliệu cũng như trò chơi giáo dục đây là quan điểm dạy học sinh làm trung tâm

Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm với mô hình New Zealand.Hai nhà tâm lý giáo dục New Zealand là Graham Nuthall và Adrienne Alton-lee trong các năm 1990, 1992, 1993 đã xuất bản 3 nghiên cứu : "Predicting,Leaming from students Experience of Teaching-tiên đoán học hỏi kinhnghiệm giảng của giáo sinh", "Research ơn Teaching and Leaming - Nghiêncứu về dạy học và học hỏi" và "Understanding in how to Le am inClassroom" về "Phương pháp dạy lấy HS làm trung tâm".[26]

Trong lĩnh vực dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhàgiáo dục đã đề cập đến Ở phương Tây, từ trước công nguyên, Xôcrat (469-339) đã quan niệm giáo dục phải giúp con người tìm thấy và tự khẳng địnhchính bản thân mình ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy học cần cóphương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức,phù hợp với chân lý

Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 trước CN) quan niệm PPDH làdùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòihỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề nếp, thói quen tronghọc tập

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có

sự biến đổi về lượng và chất Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, cácnhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũCBQL trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường P.V.Zimin,M.I.Konđakốp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứu công tác quản lý hoạtđộng dạy học, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trongcông tác quản lý của CBQL.[27]

Trang 19

Khiến F.Osterman hiện là giáo sư kiêm chủ nhiệm khoa Khoa học cơbản, nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại Học Emmanual thuộc Đại họcQuốc tế và lấy bằng tiến sĩ Đại học Washington Sự nghiệp dạy học và nghiêncứu của bà chú trọng động lực trong hoàn cảnh xã hội, đặc biệt nhấn mạnhcông tác quản lý và quá trình tác động đến hành vi của người thầy trong lớphọc Công trình của bà được in trên báo "Khoa học quản lý".

Robert B.Kottkamp là giáo sư tiến sĩ kiêm trưởng khoa Khoa học cơbản, nghiên cứu chiến lược và lãnh đạo Đại học Hofstra Ông nhận bằng cửnhân Đại học Depauw, rồi bằng Thạc sĩ giáo dục và bằng tiến sĩ Đại họcWashington Mục đích dạy học và nghiên cứu của ông là tìm hiểu khó khăntrong học tập, hoạt động tư duy và đổi mới dạy học cung như quản lý giáodục ông là đồng tác giả bốn công trình nghiên cứu và đã xuất bản trongtạp.-chí Phi Delta, Kappan Công trình mới đây của ông khảo sát quá trìnhthực hành phương pháp "Để Tôi Học", và quản lý nhắm tới đánh giá hiệuquả trong quản lý giáo dục với sự hỗ trợ của Hiệp hội Quản"lý Giáo dụcĐại' học Mỹ.[16]

1.1.2 Trong nước

Trước hết phải nó đến quan -điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ ChíMinh (1890 - 1969) Người đã nói rõ về PPDH "phải nâng cao và hướng dẫnviệc tự học ' hoặc "Lấy tự' học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào".Quan điểm này cho thấy muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lựachọn những PPDH đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suynghĩ và sáng tạo của người học.[12]

Trên cơ sở lý luận của Chủ.nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, đã có nhiều nhà khoá học, nhà giáo - dục Việt Nam nghiên cứu về quản

lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học như Nguyễn Ngọc Quang, HoàngChúng, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Hoàng Tâm Sơn, Nguyễn Văn Tường Mặc dù mỗi tác giả đi sâu vào những bình diện khác nhau của hoạt động dạy

Trang 20

học nhưng tất cả đều hướng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa GV và nhà

quản lý những nội dung quản lý hoạt động dạy học của CBQL Tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định "Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là

hoạt động trung tâm của nhà trường, quăn lý nhà trường thực chất là quản lýquá trình lao động sư phạm của người thầy".[28]

1.2 Một số khái niệm căn bản

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa làcon đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy,phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt đượcnhững kết quả phù hợp với mục đích đã định

Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồmmục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phươngtiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trítuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mụcđích đạt được)

Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định Nếumục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp vớimục đích hoặc nó không được sử dụng đúng

Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phươngpháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thìcũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dướitác động của phương pháp đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật kháchquan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biệnpháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng đểnhận thức và để hành động thực tiễn

Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương phápnói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?

Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đốitượng tác động của họ là học sinh Còn học sinh lại là chủ thể tác động của

Trang 21

mình vào nội dung dạy học Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững nhữngquy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạyhọc thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.

Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học

là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạtđộng của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vàohứng thú, nhu cầu, ý chí của họ Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mụcđích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạtđộng học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn

Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích củangười giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phươngtiện mà họ có Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ramục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ

có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học

Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau: Phương

pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhaucủa giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học

Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động cóchủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt độngnhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hộinội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp họcvới sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo,còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối củaphương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy

Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là nhữngthành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất

Trang 22

tương đối Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnhhội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trongphòng thí nghiệm Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định,chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.

1.2.1 Tiếng Khmer

Chữ Khmer đã hình thành song song với lịch sử của người Khmer.Nhưng người ta chỉ có thể ghi nhận được từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên.Vậy là đã qua một thiên niên kỷ hơn một ngàn năm

Hình 1.1 Dạng chữ Khmer đầu tiên được quốc vương Bhavavaraman

sáng lập năm Phật lịch 707

Nếu ta nghiên cứu tỉ mỉ từng năm theo quá trình phát triển của lịch sửthì không thể được Vì vậy nên các nhà nghiên cứu đã chia quá trình pháttriển của chữ Khmer thành 4 thời kỳ như sau:

CHỮ KHMER THỜI TRƯỚC ANGKOR:

Đây là thời kỳ đầu có thời gian từ khi khai sơn lập quốc, dựng xây nềnvăn minh cho đến thế kỷ thứ VIII Thời kỳ đó thủ đô chưa được xây dựng ổnđịnh Việc xây dựng nền văn minh có chữ viết hẳn hoi cũng chưa phát triểnmạnh mẽ Người ta tìm thấy một số di tích như chữ viết khắc trên đá vànhững mẫu truyện về tôn giáo Nhưng sữ học đã nói nhiều về nhà trí thứctrong thời kỳ này vì nhà vua rất trọng dụng nhân tài

Trang 23

Hình 1.2 Dạng chữ Khmer được quốc vương Jiyavaraman

và HemaTrivaraman sửa đổi lần thứ hai Phật lịch năm 789

CHỮ KHMER THỜI ANGKOR

Thời kỳ thứ hai tính từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ thứ XIV Thời kỳnày người Khmer đã xây dựng thủ đô rất phồn thịnh Nền văn minh của ngườiKhmer cũng bắt đầu phát triển mạnh Nhà vua đứng ra mở cuộc họp để chỉnhsửa chữ viết sao cho phù họp với hoàn cảnh thực tế Vì thế người ta thấy rấtnhiều di tích như văn bản quan trọng khắc trên đá Ngoài ra các nhà nghiên cứucòn tìm thấy những văn bản viết trên da thú như truyện Ramayana, truyênMahabhatara và truyện dân gian khác Mục đích văn chương của thời kỳ này cónhiều triển vọng và lên đến bậc cao nhất trong lịch sử chữ viết của người Khmer

Hình 1.3 Dạng chữ Khmer được quốc vương Rajentravaraman

sửa đổi lần thứ ba Phật lịch năm 798

Trang 24

CHỮ KHMER THỜI SAU ANGKOR:

Trong thời kỳ trước chữ Khmer rất phát triển nhưng đến thời kỳ nàylại rơi vào sự suy thoái rất trầm trọng gần như mất hẳn dấu vết về việcchuyển biến của chữ viết Nguyên nhân của sự suy thoái là do có ngoại bangđánh chiếm thủ đô Angkor, tất cả tài liệu ghi chép của một nền văn minh đã

bị đánh cấp hình như hoàn toàn, chỉ còn xót lại một số ít chuyển về thủ đômới Thủ đô mới không ổn định, cùng lúc đó xảy ra nội chiến và sự xâmchiếm từ ngoại bang nên chữ viết không có cơ hội để phát triến tiếp Trongthời kỳ này tất cả các tài liệu của người Khmer được viết trên lá buông vàtrên giấy Krăng (giấy dầy)

Cho đến cuối thế kỷ thứ XVII mới có trí thức nhiều trở lại, dưới sự hỗtrợ của quốc vương Ang Đuông (អអអអអអអ) Vị vua này xây dựng lại hệthống chữ Khmer mới họp trí thức lại ghi chép tài liệu và dựng xây hệ thốnggiáo dục mới

Hình 1.4 Dạng chữ Khmer được quốc vương Soriyavaraman II

sửa đổi lần thứ tư Phật lịch năm 1116

CHỮ KHMER THỜI CẬN ĐẠI:

Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1863 Đây là thời kỳ người Khmer sốngđưới sự đô hộ của ngoại bang nhất là Pháp Văn nghệ sĩ từ thời kỳ AngĐuông (អអអអអអអ) tiếp tục hoạt động theo tư tưởng ngày càng thất vọng của

Trang 25

minh Nhưng việc phổ biến tác phẩm thì có nhiều hơn trước, vì công nghệ in

ấn phát triển thuận lợi hơn thời kỳ viết trên lá Buông và Krăng

Cho đến năm 1953, Đây là thời kỳ độc lập, chữ Khmer đã trở thànhmột loại ngôn ngữ thông dụng với dạng hiện đại đúng nghĩa của nó

Hình 1.6 Dạng chữ Khmer thời hiện đại

Đối với chữ Khmer của cộng đồng người Khmer ở Việt Nam thì ta thấyrằng: có sự phát triển đều dù trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch

sử, ngôn ngữ và chữ viết đã được hoàn chỉnh nhưng chưa xây dựng được hệthống giáo dục Khmer ngữ rõ ràng Nhưng nói chung người Khmer họ rất cốgắng giữ gìn và bảo vệ chữ viết của mình Hiện nay chữ Khmer cũng đã đápứng được nhu cầu phát triển và hội nhập thế giới Và đặc biệt chữ Khmer đãtrở thành một bộ phận ngôn ngữ không thể thiếu trong cộng đồng ngôn ngữViệt Nam Dưới sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự nổ lực phấnđấu của mình, người Khmer nói chung và văn nghệ sĩ Khmer nói riêng hoàntoàn hy vọng rằng: Trong thời gian không xa Khmer ngữ sẽ phát triển lên mộttầm cao mới Đặc biệt là sẽ có tác phẩm mới và hay bằng chữ Khmer để làmphong phú thêm nền văn học Việt Nam

Trang 26

Tiếng Khmer là ngôn ngữ đơn lập, nhưng không đơn tiết tính mà cận

âm tiết, được phát triển từ hệ thống ký tự Pallava của miền Nam Ấn độ.Tiếng Khmer là ngôn ngữ không có thanh điệu Với nguyên âm có hai loại:

Nguyên âm thường có 24 chữ, nguyên âm độc lập gồm 13 chữ và 33phụ âm với 32 chân thuộc hai giọng o và ô, tiếng Khmer là ngôn ngữ có nhiều

âm vị nhất Từ vựng gồm lớp từ cơ bản gốc Nam Á, từ gốc Pali, Sanskrit, gốcPháp, Việt và Thái Tiếng Khmer được cho rằng có 4 phương ngữ chính:Battambang (ở khu vực phía Bắc); Phnôm Pênh, Surin (phía đông bắc TháiLan) và Nam Bộ (vùng ĐBSCL, Việt Nam) Một đặc điểm quan trọng làtính chất song thể ngữ ở khu vực ĐBSCL

1.2.2 Dạy học và dạy học Tiếng Khmer

Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích

nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”.

Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạonhững con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội Tuy nhiênquan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội Bởi

vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chấthóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học.Quan niệm đó đi ngược lại quan niệm của Socrate về giáo dục trong đó giáodục có nhiệm vụ “đỡ đẻ” các ý niệm vốn có trong mỗi con người, để cho ýniệm đó được khai sinh và trở thành giá trị tinh thần chung của nhân loại.Quan niệm đó cũng hạn chế nền giáo dục hướng đến một phương pháp giáodục giúp cho người học trở thành những con người sáng tạo, vượt qua đượcnhững giá trị tinh thần hiện có của xã hội Thời đại của chúng ta, và hơn nữa

xã hội chúng ta đang hướng đến một xã hội tri thức Một xã hội mà tri thứccủa con người đang được số hóa với một tốc độ cực lớn, làm cho tri thức dễdàng và nhanh chóng trở thành tài sản chung Tuy nhiên xã hội tri thức không

Trang 27

chỉ có nhiệm vụ tích hợp các kiến thức của con người đã đạt được trongnhững phương tiện lưu trữ dung lượng cực lớn, trong các cơ sở dữ liệu khổng

lồ mà còn có nhiệm vụ từ đó nhân lên khối lượng kiến thức này thành cáckiến thức mới có chất lượng cao hơn nữa

Đối vớ đồng bào Khmer, học tiếng và chữ Khmer là yêu cầu cần thiết,đáp ứng theo nguyện vọng đại đa số đồng bào Ở các tỉnh ĐBSCL nói chung vàKiên Giang nói riêng, hiện nay chữ Khmer được dạy xen kẽ với chữ phổ thông

ở các trường tiểu học và các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Việcdạy Tiếng Khmer dựa trên các ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạtvăn hóa phong tục tập quán,… của đồng bào dân tộc Khmer

1.2.3 Phương pháp và phương pháp dạy học Tiếng Khmer

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt mục đích Đểviệc dạy học tiếng Khmer thực hiện được mục tiêu rèn luyện kỹ năng giaotiếp, trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách, cần vận dụng các phương phápdạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, chú ý những phươngpháp đặc trưng như: thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu, phântích ngôn ngữ Cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụnghợp lý, đúng lúc, đúng chỗ; đồng thời biết phối hợp linh hoạt các phươngpháp đã nêu với các phương pháp dạy học khác như diễn giảng, thảo luận, đặt

và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan

Phương pháp dạy học Tiếng Khmer được tổ chức theo nhiều hình thức

khác nhau: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp Học sinh

được tổ chức làm việc độc lập trong trường hợp câu hỏi, bài tập đặt ra nhữngyêu cầu cụ thể, tương đối dễ thực hiện Trong trường hợp câu hỏi, bài tậptương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trườnghợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì

tổ chức làm việc theo nhóm Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được

áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên thực hiện các khâu giới thiệu bài,

Trang 28

củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc cho họcsinh trình bày kết quả làm việc.

Giúp HS có được những hiểu biết chung về lí luận và PPDH TiếngKhmer như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lý luận phươngpháp đó vào thực tiển dạy học môn Tiếng Khmer

Các quan điểm cơ bản của PPDH tiếng Khmer theo đường hướng giaotiếp: những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; Các quan điểm cơbản, biết thiết kế tổ chức phương pháp và kỹ thuật dạy học Tiếng Khmer

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer theođường hướng giao tiếp, hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếngKhmer, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học tiếng Khmer;

Các hình thức tổ chức và dạy học tiếng Khmer theo hướng phát huytính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, hệ thống hóa các hình thứcdạy học và quản lý để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạytiếng Khmer theo định hướng đổi mới PPDH tiếng mẹ đẻ

Đánh giá kết học tập môn tiếng Khmer, mục đích của việc đánh giátrình độ tiếng Khmer của người học, các kiến thức cơ bản liên quan đến hìnhthức, phương thức, phương tiện và qui trình đánh giá kết quả học tập tiếngKhmer theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, các kỹ năng đánh giáđược mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra, kỹ năng xây dựngcác tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quitrình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sửdụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá

Thiết kế giáo án nhật ký,hồ sơ sư phạm, yêu cầu, kỹ thuật thiết kế vàhình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lý kiểm tra hồ sơ giáo án,nhật ký và hồ sơ sư phạm trong thực tiển dạy học tiếng Khmer

Trang 29

Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Khmer theođường hướng giao tiếp, thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học, kỹthuật dự giờ và phân tích đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp, đồng thờicũng cố kỹ năng nghề nghiệp cân thiết khác của người GV.

1.2.4 Đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer

Đổi mới là thay đổi và làm cho tiến bộ hơn so với hiện trạng Trongsuốt những năm của thập niên 1950, khái niệm về đổi mới được xem như làkết quả của sự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phátminh độc lập Ngày nay, đổi mới được xem là kết quả của tiến trình tương tác

và trao đổi lẫn nhau giữa các chủ thế phụ thuộc lẫn nhau

Phương pháp dạy học là cách thức hành động.của GV và HS trong quátrình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hìnhthức cụ thể cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập PPDH

là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điềukiện dạy học xác định nhàm đạt được mục đích dạy học PPDH là những hìnhthức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội nhữnghiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể

Đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer là PPDH chọn giao tiếp là phươnghướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative competences) là đơn vịdạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạyhọc trong giao tiếp bằng giao tiếp và để giao tiếp) PPDH này sẽ phát huy tốtnhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của HS trong việc rèn luyện kỹ năngngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo HS cần phải được trang bịcách thức học tiếng Khmer và ý thức tự học tập, rèn luyện Người học là chủthề, cần phải biết cách tự học để có thể nắm vững tiếng dân tộc mình

Tiêu chí cơ bản của PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực chủ độngcủa HS trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc

Trang 30

Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của HS là năng lực giao tiếpnăng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tính huống giao tiếp cụ thể

Đổi mới PPDH Tiếng Khmer là dựa trên phương pháp giao tiếp đã sửdụng người GV phải biết lựa chọn phân cấp và trình bày cho phù hợp với giáotrình, trình độ HS và đặc biệt là phù hợp với sự phát triển của xã hội Trong thực

tế hiện nay giờ học tiếng dân tộc (Khmer ngữ) đang sử đụng phương pháp giaotiếp tuy nhiên người GV phải xác định lấy HS tầm trung tâm, GV chỉ là ngườihướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để giúp cho HS tham gia tích cực vào bài học các

em phải hoạt động và sử dụng tiếng Khmer trong giờ học đồng thời GV phải biết

tổ chức cho các em hoạt động theo cặp nhóm tuỳ thuộc vào nội dung bài học đềnhững HS khá, giỏi sẽ giúp đỡ những HS yếu, kém tham gia vào bài học, điềunày cũng giúp cho HS yếu về bộ môn cảm thấy thích thú hơn trong giờ học tiếngKhmer, các em không có cảm giác bị bỏ rơi

Do đó đồi mới PPDH Tiếng Khmer là đòi hỏi người GV phải nắm vữngngôn ngữ, có năng lực giao tiếp, chấp nhận lỗi của HS trong quá trình học (vềngữ âm, ngữ pháp, từ vụng) việc rèn luyện được thực hiện, nhưng khôngchiếm vị trí quan trọng

Những bài text, dialogue được sử dụng để dạy xoay quanh chức nănggiao tiếp và thường không được học thuộc lòng

Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy casstte, projector )

giúp cho HS học tốt đều được chấp nhận phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ

1.2.5 Quản lý Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Khmer

Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong.quá' trình phát triểncủa xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợptác lao động, Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: " Quản lý là tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao độngnhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến"

Trang 31

Theo PGS TS Đặng Quốc Bảo: "Hoạt động quản lý gồm hai quá trìnhtích hợp vào nhau; quá trình “Quản” gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức

ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệvào phát triển" Như vậy quản lý chỉnh là hoạt động tạo ra sự ổn định và thúcđẩy sự phát triển của tổ chức đến một trạng thái mới có chất lượng cao hơn

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiên có thể thấy rõ: Quản lý là quá trình tácđộng có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việcvận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác tiềm năng và cơ hội của tổ chức để 'đạt được mục tiêu đặt ra

Như vậy: Quản lý PPDH của CBQL là quá trình tác động có mục đích,

có tổ chức, của CBQL đến cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt đượcmục đích dạy học Vì PPDH luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽvới các thành tố khác của quá trình dạy học như: Mục tiêu - Nội dung -Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả, nên quản lý PPDH cũngcần tiến hành đồng bộ với các thành tố đó đặc biệt cần tác động vào mối quan

hệ Thầy - Trò

Quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer là quản lý nhằm nâng cao chấtlượng PPDH, là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức hệ thống đến cáchthức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Quản lý đổiPPDH Tiếng Khmer luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết với các thành

tố khác của quá trình dạy học: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phươngtiện - Hình thức - Kết quả, và tiến hành đồng bộ với việc quản lý các thành tố

đó, đặc biệt là sự tác động vào mối quan hệ giữa thầy trò trong quá trình dạy học Quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer là nội dung cốt lõi trong hệ thốngquản lý của nhà trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Nói đến quản lýđổi mới PPDH là nói đến việc thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý độingũ sư phạm; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học; quản

Trang 32

-lý điều kiện và môi trường làm việc, cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành,kiểm tra và đánh giá, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.Quản lý việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đổi mới PPDH Tiếng Khmer.Phương pháp dạy học mới là phương pháp tích cực hóa người học Đổi mớiPPDH hướng vào hoạt động chủ đạo của HS, chống lại thói quen thụ động,đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng cao trong nền kinh

tế tri thức Bồi dưỡng phương pháp tự học,tự rèn luyện kỹ năng để vận dụngkiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm ham học cho

HS Để đạt đạt được mục tiêu đã đề ra trong quản lý, người quản lý phải cầnhình thành và phát triển kích thích động cơ dạy củ thầy và học của trò Đó là :

* Một là đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới

* Hai là đổi mới cách học của trò theo hướng chủ động, năng động,sáng tạo…

* Ba là tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục, đi đôivới hành

* Tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc.Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer tuânthủ các bước của việc quản lý đổi mới PPDH Từ việc xây dựng kế hoạch đếnviệc tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tinphản hồi

Quản lý công tác xây dựng phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới PPDH môn Tiếng Khmer Đội ngũ giáo viên yếu tố quyết định chấtlượng giáo dục vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quan tâm đếncông tác xây dựng đội ngũ, đặt biệt là trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay Từ cơ sở lý luận và thực tiển đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer có thểkhẳng định rằng giáo viên vừa là đối tượng vừa là động lực chính của côngcuộc đổ mới này

Trang 33

1.2.6 Giải pháp và giải pháp quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer

Hiện nay mặt bằng dân trí vùng đồng bào Khmer còn thấp, nguồn nhânlực đào tạo không đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dụcmôn Tiếng Khmer tại trường PTDTNT Do đó chúng tôi xin đề cập một sốgiải pháp nhằm quản lý đổi mới PPDH Tiếng Khmer

Những giải pháp chung của ngành giáo dục và đào tạo Đổi mới về mụctiêu, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy; kiện toàn về tổchức, đội ngũ GV và cán bộ quản lý; nâng cấp về cơ sở vật chất, nâng mứchọc bổng cho HS trường PTDTNT khuyến khích các em học tập và rèn luyện;nâng cao chất lượng học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức

Xây dựng và thực hiện chương trình bổ túc kiến thức cho HS ngoài giờlên lớp chính, đối với các em chưa đủ khả năng tiếp thu trong một bài giảngtrên lớp, cũng như các em nói tiếng mẹ đẻ của mình con chưa rõ ràng Tạosân chơi cho các môi trường thực tế giao tiếp gắn liền với nên văn hóa đặc thùcủa dân tộc

Củng cố, phát triển và chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý giá dục

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội cán

bộ quản lý và GV, đặt biệt là giáo viện là người dân tộc Khmer, đảm bảo sốlượng, cơ cấu, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng, mở rộngqui mô giáo giáo dục trong thời kỳ mới, tiếp cận và quản lý thông tin nhằmgiúp cho cách phát triển giáo dục tại trường PTDTNT đạt kết quả cao

Củng cố đổi mới chương trình giảng dạy, nội dung và phương pháp đàotạo của giáo viên theo chương trình, sách giáo khoa mới, có tính đến đặc thùvùng dân tộc, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường PTDTNT Nghiêncứu và đề xuất với Chính phủ bổ sung chính sách đãi ngộ cần thiết về vậtchất, động viên về tin thần, tạo điều kiện thuận lợi cho GV giảng dạy và

Trang 34

CBQL, nhất là cán bộ và giáo viên người dân tộc, có tính nhiệt huyết trongviệt truyền thụ kiến thức môn Tiếng Khmer.

Hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất và nguồntài chính cho giáo dục đặc biệt các trường PTDTNT, đầu tư thỏa đáng choviệc phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, cải tạo và xâydựng trường lớp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảocác yêu cầu về diện tích, phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, thiết bị

và đồ dung dạy học, phòng thí nghiệm, thân chơi, thư viện, nhà tập đa năng.Đổi mới công tác xây dựng qui hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực,thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường học, ưu tiên phân bổ ngân sáchgiáo dục của nhà nước Chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục dântộc, nhất là tại trường PTDTNT, kiện toàn bộ máy quản lý các cấp, trong đó

có tổ chức nhân sự quản lý giáo dục học sinh dân tộc Khmer Thành lập tổchức chuyên trách về thi cử, xây dựng bộ máy kiểm định chất lượng chungnhất là môn Tiếng Khmer

Tiếp tục cải thiện nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đảm bảoquyền lợi và nghĩa vụ của người học, đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer; đảmbảo qui chế miễn giảm học phí, tăng học bổng, cấp sách giáo khoa môn TiếngKhmer miễn phí, quản lý khuyến khích nâng cao vài trò tự giác của CBQL,

GV và HS

1.3 Một số vấn đề về đổi mới PPDH Tiếng Khmer

Áp dụng đổi mới PPDH môn Tiếng Khmer không có nghĩa là gạt bỏcác PPDH truyền thống Ngay cả những phương pháp “tập trung vào GV”như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họalời giảng…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, để HS có thể học tíchcực Vấn đề là lựa chọn và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợpvới ý đồ sư phạm của người dạy Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt

Trang 35

tích cực trong hệ thống các PPDH môn Tiếng Khmer đã quen thuộc, đồngthời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh điềukiện dạy và học ở nước ta trong hoạt động đổi mới PPDH Theo tinh thần đó,dưới đây sẽ nêu khái một số phương pháp tỏ ra có hiệu quả trong dạy học tíchcực, với tư cách là ví dụ minh họa.

a) Phương pháp dạy học gợi mở vấn đáp Tiếng Khmer

Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thựchiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhấtđịnh được GV đặt ra Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV, HSthể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và lĩnh hội đượcđối tượng học tập

Đây là PPDH mà GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoànchỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mớiphải học Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, người ta phânbiệt các loại: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi

- Vấn đáp tái hiện: Được thực hiện khi những câu hỏi do GV đặt ra chỉyêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cầnsuy luận Vấn đáp tái hiện có nguồn gốc từ kiểu dạy học giáo điều Lý luậndạy học hiện đại không xem vấn đáp tái hiện là một phương pháp có giá trị sưphạm Loại vấn đáp này chỉ nên sử dụng hạn chế khi cần đặt mối quan hệgiữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi củng cố kiến thức vừamới học

- Vấn đáp giải thích minh họa: Được thực hiện khi những câu hỏi của

GV đưa ra có kèm theo các ví dụ minh họa (bằng lời hoặc bằng hình ảnh trựcquan) nhằm giúp HS dễ hiểu, dễ ghi nhớ Việc áp dụng phương pháp này cógiá trị sư phạm cao hơn nhưng khó hơn và đòi hỏi nhiều công sức của GVhơn khi chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thích hợp Phương pháp này được áp

Trang 36

dụng có hiệu quả trong một số trường hợp, như khi GV biểu diễn phương tiệntrực quan.

- Vấn đáp tìm tòi: là loại vấn đáp mà GV tổ chức sự trao đổi ý kiến - kể

cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó HSnắm được tri thức mới Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lí nhằm phát hiện,đặt ra và giải quyết một vần đề xác định, buộc HS phải liên tục cố gắng, tìmtòi lời giải đáp

b) Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề

Từ những năm 1960, GV chúng ta đã làm quen với thuật ngữ “dạy họcnêu vấn đề” nhưng cho đến nay vẫn chưa vận dụng thành thạo Có người chorằng, thuật ngữ “nêu vấn đề” có thể gây hiểu lầm là GV nêu ra vần đề để HSgiải quyết, do đó đề nghị thay “nêu vấn đề” bằng “gợi vấn đề” Thực ra, trướchết cần tập dượt cho HS khả năng phát hiện vần đề từ một tình huống tronghọc tập hoặc trong thực tiễn Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọngđối với một con người và không phải dễ dàng mà có được Mặt khác, sự thànhđạt trong cuộc đời không chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời nhữngvấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà bước quan trọng tiếp theo là giải quyết hợp

lí những vần đề được đặt ra Vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng dùngthuật ngữ “dạy học giải quyết vấn đề” hoặc “dạy học đặt và giải quyết vấnđề”, “dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (PH & GQVĐ) là PPDHtrong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiệnvấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề

và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được nhữngmục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của dạy học (PH & GQVĐ) là

“tình huống gợi vấn đề” vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống cóvấn đề” (Rubinstein)

Trang 37

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợicho HS những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năngvượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trảiqua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt độnghoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có

PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như

“phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “PPdạy học hợp tác”

Đây là một PPDH mà “HS được chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt,chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm

vụ riêng biệt của từng người các hoạt động có nhân riêng biệt được tổ chứclại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi họcsinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em

có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liênquan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫnnhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung

d) Dạy hoc trực quan

Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp

sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước,trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, và kiểmtra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

PPDH trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bày:

Trang 38

- Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chấtminh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…

- Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết

bị kỹ thuật, chiếu đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video Trình bày thí nghiệm

là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chon cẩnthận về mặt sư phạm Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức -học tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn Thông qua sự trình bàycủa GV mà HS không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tậpđược những theo tác mẫu của GV, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo…

e) Dạy học và rèn luyện thực hành

Luyện tập và thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêmcác kiến thức lí thuyết Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lạivới mục đích học thuộc những “đoạn thông tin”: đoạn văn, thơ, bài hát, kíhiệu, quy tắc, định lí, công thức, … đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năngđược thực hiện một cách tự động, thành thục trong thực hành, người ta khôngchỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà cong nhằm áp dụng hay sử dụng mộtcách thông minh các trí thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau Vì thế,trong dạy học, bên cạnh việc cho HS luyện tập một số chi tiết cụ thể, GVcũng cần lưu ý cho HS thực hành phát triển kĩ năng

f) Dạy học trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn

đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, nhữngthái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó Trò chơi họctập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi học tậpnào đó Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động củamột trò chơi Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:

+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một mônhọc hoặc một bài học cụ thể

Trang 39

+ Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của mộtgiờ học.

+ Mọi HS đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trongtrò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi

1.3.1 Trường PTDTNT

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang được chính thứcthanh lập năm 1991 đến nay đã tròn 14 năm Trong những năm học vừa quaThầy và trò trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực,cố gắngkhắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chương trình dạy và học Chất lượng dạy

và học của trường ngày càng được nâng cao rõ rệt, giữ vững tỷ lệ tốt nghiệphàng năm từ 95% đến 98%, số học sinh xếp loại đạo đức toàn trường đạt gần100% tốt và khá, tỷ lệ học sinh của trường đậu vào các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao Hàng trăm học sinh trưởngthành từ ngôi trường này đã đáp ứng, bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ dântộc trong tỉnh Năm học 2005-2006 Trường đã đón nhận trên 400 học sinh con

em đồng bào Khmer theo học 12 lớp của khối trung học phổ thông (THPH).Đội ngũ giáo viên của trường ngày càng được chuẩn hoá, nhiệt tình công tác,yêu nghề gắn bó với trường lớp

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang đã từng bước trưởngthành trong suốt 14 năm qua và có những bước tiến bộ rõ nét Điều đángphấn khởi là hoạt động của trường ngày càng đi vào nề nếp đã đánh thức đuợctinh thần ham học của học sinh, động cơ học tập của con em người dân tộcngày càng tiến bộ Từ kết quả này đã làm cho đồng bào dân tộc Khmer đãphấn khởi và tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên

đã thường xuyên động viên con em mình đi học ngày càng đông Thầy DanhĐức, Hiệu Trưởng Trường Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang cho biết,trongnhững năm qua trường luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệc quan

Trang 40

tâm Để xứng đáng với lòng tin yêu đó, thời gian tới, thầy và trò sẽ quyết tâmhơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, lý thuyết gắn liền vớithực tế Trường sẽ phấn đấu không ngừng để xứng đáng là một trường trọngđiểm của tỉnh.

Tại lễ Khai giảng của Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi ngọc Sương đãbiểu dương những kết quả đạt đuợc trong những năm vừa qua của thầy và tròTrường Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang Chủ tịch mong rằng toàn thể thầy côgiáo và học sinh của trường phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm họcmới Chủ tịch Bùi Ngọc Sương nêu rõ, đất nuớc ta đang đẩy mạnh côngnghệp hoá hiện đại hoá Đây là thời điểm đòi hỏi mọi người phải tìm ra môhình phát triển đúng đắn, có bước đi thích hợp để đẩy nhanh phát triển kinhtế-xã hội Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là phải đặc biệt nâng cao chấtlượng dạy và học trong thời gian tới để góp phần đáp ứng nguồn nhân lựcchất lượng cao người dân tộc Khmer cho tỉnh Đảng và Nhà Nước đã, đang và

sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em học tập, nghiên cứu.Thầy và trò của Trường cần nắm bắt cơ hội này để cùng nhau dạy tốt, học tốt

Năm học mới 2005-2006 Trường dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang cóthêm niềm vui là được dạy và học trên Ngôi Trường mới xây dựng khangtrang sạch đẹp đạt chuẩn quốc gia tại trung tâm thành phố Rạch Giá

Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằmhướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể củamôn học, bài học, lớp học

- Tháng 3 năm 1984 trường là Trường thanh niên dân tộc vừa học, vừalàm theo hệ chương trình bổ túc văn hóa, tại Huyện Châu Thành

- Tháng 9 năm 1989 trường được sát nhập vào Trường trung học sưphạm tỉnh Kiên giang chuyển chức năng thành Cơ sở tạo nguồn đào tạo giáoviên tiểu học dạy chữ Khmer trong Tỉnh

Ngày đăng: 15/12/2015, 11:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Đại từ điển tiếng Việt” (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM - Nguyễn Như Ý chủ biên) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đại từ điển tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM - Nguyễn Như Ý chủ biên)
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ Trường THPT, Trường THPT và Trường Phổ Thông có nhiều cấp bậc, ban hành theo quyết định số 07/2007 QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Trường THPT, Trường THPT và Trường Phổ Thông có nhiều cấp bậc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), hệ thống văn hóa văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hệ thống văn hóa văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
5. Babanxki Iu.K. Giáo dục học, NXB Giáo dục, M 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Hoàng Cơ Chính (2000), Đổi mới quản lý qui trình dạy học nhằm thực hiện công tác đổi mới PPDH, Nghiên cứu giáo dục, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý qui trình dạy học nhằm thực hiện công tác đổi mới PPDH
Tác giả: Hoàng Cơ Chính
Năm: 2000
7. Nguyễn Hữu Châu (1999), Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ 21 của một số nước trên thế giới, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ 21 của một số nước trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Năm: 1999
8. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn, (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 21, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 21
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
10. James Hdonnelly, JR-James L.Ginson, John M.Ivancevich (2001), Quản trị học căn bản, NXB Khoa học Kỹ thuật, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học căn bản
Tác giả: James Hdonnelly, JR-James L.Ginson, John M.Ivancevich
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2001
11. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1992
12. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập (tập V, VII), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1995
13. Đinh Lê Thư, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Khắc Cảnh, Đinh Lư Giang (2005). Vấn đề giáo dục vùng đồng bằng Khmer đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục vùng đồng bằng Khmer đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Đinh Lê Thư, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Khắc Cảnh, Đinh Lư Giang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
14. Hoàng Tuệ (1981), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và việt nam và chính sách ngôn ngữ. NXB GiáoDục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và việt nam và chính sách ngôn ngữ
Tác giả: Hoàng Tuệ
Nhà XB: NXB GiáoDục Hà Nội
Năm: 1981
15. Lữ Văn Nhật (2003), Tình hình giáo dục vùng dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang trong sách “Phát triển vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình giáo dục vùng dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang" trong sách "“Phát triển vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Tác giả: Lữ Văn Nhật
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
17. Đinh Lư Giang (2003), Tình hình song ngữ Việt-Khmer ở ĐBSCL. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình song ngữ Việt-Khmer ở ĐBSCL
Tác giả: Đinh Lư Giang
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
18. Quyết định số 53/CP (22/02/1980) về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số (Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số
20. Nghị định Chính phủ (14/01/2011) về công tác dân tộc (Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: về công tác dân tộc
24. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
25. Hồ Chí Minh, Bàn về công tác giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội 1956 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục
27. Đoàn Huy Oánh, Tâm lý sư phạm, NXB Đại hQuốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý sư phạm
Nhà XB: NXB Đại hQuốc gia TP.HCM

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w