Những đóng góp của đề tài + Vận dụng cơ sở lý luận về cảnh quan, đánh giá cảnh quan trong việc nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
oOo
TRẦN THẾ ĐỊNH
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM
NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Hà Nội – 2010
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
oOo
TRẦN THẾ ĐỊNH
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM
NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Người hướng dẫn khoa học : PGS TSKH PHẠM HOÀNG HẢI
Hà Nội - 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu 2 năm tại Khoa Địa lý – trường Đại học Sư phạm Hà Nội dưới sự dạy bảo tận tình của các thầy cô trong khoa, trong trường
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy, cô trong Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong hai năm qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TSKH Phạm Hoàng Hải – Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong suất quá trình nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn tới Quý thầy, cô trong Bộ môn Địa lý; Quý thầy, cô trong Khoa Sư Phạm và Ban giám hiệu Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tham gia khóa học Cao học này Tôi cũng xin gửi cảm ơn gia đình cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Do thời gian, tài liệu và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để luận văn hoàn chỉnh hơn
Hà Nội ngày 02/11/2010
Tác giả
Trần Thế Định
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Giới hạn nghiên cứu 2
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu 2
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp luận: 3
4.1.1 Quan điểm tổng hợp 3
4.1.2 Quan điểm hệ thống 3
4.1.3 Quan điểm lãnh thổ 4
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững 4
4.2 Các phương pháp thực hiện 4
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu 4
4.2.2 Phương pháp bản đồ và GIS (Geographical information systems) 5
4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 5
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp 5
4.2.5 Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số 6
5 Những đóng góp của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 7
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tự nhiên tổng hợp 7
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở An Giang 9
1.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan 9
1.2.1 Quan niệm về cảnh quan 9
1.2.2 Lý luận nghiên cứu cảnh quan 12
Trang 51.2.3.1 Bản chất của hoạt động đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên 14
1.2.3.2 Quy trình đánh giá ĐKTN phục vụ phát triển KTXH 15
1.2.4 Phát triển bền vững 17
1.3 Cơ sở thực tiễn lãnh thổ nghiên cứu 19
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH AN GIANG 21
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan 22
2.1.1 Các nhân tố tự nhiên 22
2.1.1.1 Vị trí địa lý 22
2.1.1.2 Địa chất 23
2.1.1.2 Địa hình 25
2.1.1.3 Nhân tố khí hậu 27
2.1.1.4 Nhân tố thủy văn 30
2.1.1.5 Nhân tố thổ nhưỡng 31
2.1.1.6 Thảm thực vật 37
2.1.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 40
2.1.2.1 Dân cư và lao động 41
2.1.2.2 Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang 42
2.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 48
2.1.2.4 Đánh giá chung tác động của các nhân tố nhân sinh tới sự hình thành và biến đổi cảnh quan 49
2.2 Phân tích đặc điểm cảnh quan tỉnh An Giang 51
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh An Giang 51
2.2.1.1 Tổng quan về hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới và Việt Nam 51
2.2.1.2 Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh An Giang 60
2.2.1.2 Bản đồ cảnh quan và bảng chú giải 62
2.2.2 Phân tích cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh An Giang 64
2.2.2.1 Đặc điểm cấu trúc không gian 64
2.2.2.2 Đặc điểm cấu trúc chức năng 73
Trang 62.2.2.3 Đặc điểm động lực 76
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢNTỈNH AN GIANG 81
3.1 Những vấn đề về phương pháp luận đánh giá cảnh quan 81
3.2 Đánh giá cảnh quan tỉnh An Giang 82
3.2.1 Xây dựng thang đánh giá 82
3.2.1.1 Đối với sản xuất nông nghiệp 84
3.2.1.2 Đối với ngành lâm nghiệp: 87
3.2.1.3 Đối với ngành thủy sản 89
3.2.2 Các kết quả đánh giá riêng và phân hạng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với các ngành sản xuất tỉnh An Giang 93
3.2.2.1 Đối với sản xuất nông nghiệp 94
3.2.2.2 Đối với ngành lâm nghiệp 95
3.2.2.3 Đối với ngành thủy sản 97
3.2.3 Kết quả đánh giá tổng hợp các loại cảnh quan cho phát triển các ngành sản xuất 99
3.3 Một số đề xuất và kiến nghị về định hướng bố trí hợp lý không gian sản xuất theo hướng phát triển bền vững 104
3.3.1 Cơ sở đề xuất 104
3.3.2 Định hướng bố trí hợp lý không gian sản xuất tỉnh An Giang theo hướng PTBV 111
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT – XH 15
Hình 1.2: Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KTXH 17
Bảng 2.1: Các đặc trƣng khí hậu trung bình tháng, năm 2009 tỉnh An Giang 28
Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tháng ở An Giang 28
Bảng 2.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo huyện, thị 38
Bảng 2.3: Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế 39
Bảng 2.4: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế từ 2000-2009 40 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang 41
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành 43
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành 44
Bảng 2.8: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh An Giang 45
Bảng 2.9 Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G Isachenko 49
Bảng 2.10 Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A Gvozdetsky 50
Bảng 2.11 Hệ thống phân loại cảnh quan của V.A Nikolaev 51
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập 53
Bảng 2.12: Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1 : 1.000.000 (Phạm Hoàng Hải và nnk) 55
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh An Giang 58
Bảng 2.13 Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan tỉnh An Giang tỉ lệ 1 : 100.000 58
Hình 2.3 Mô hình đơn hệ thống (V.X Preobrajenxki) 60
Hình 2.4 Mô hình đa hệ thống (V.X Preobrajenxki) 63
Bảng 2.15: Đặc điểm loại cảnh quan An Giang 66
Bảng 3.1 Thang điểm và trọng số đánh giá 77
Bảng 3.2 Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại cảnh quan đối với ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang 82
Trang 8Bảng 3.3 Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại cảnh quan đối với phát triển lâm nghiệp tỉnh An Giang 84 Bảng 3.4 Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại cảnh quan đối với ngành thủy sản của tình An Giang 87 Bảng 3.5 Đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang 89 Bảng 3.6 Đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với ngành lâm nghiệp của tỉnh An Giang 91 Bảng 3.7 Đánh giá riêng mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với ngành ngƣ nghiệp của tỉnh An Giang 92 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan tỉnh
An Giang đối với các ngành sản xuất 93 Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với các ngành sản xuất 98
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TNTN : tài nguyên thiên nhiên
PTBV : phát triển bền vững
CSVC, HT : cơ sở vật chất, hạ tầng
ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long
KH & CN : khoa học và công nghệ
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, những tiến bộ xã hội nói chung đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống "tự nhiên - xã hội" Các dạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác triệt để, mạnh mẽ cho nhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, trong thực tế, sự khai thác này nhiều khi lại quá mạnh, nó vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên, dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thoái của tự nhiên và điều kiện môi trường của hành tinh chúng ta Vì vậy, vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên rõ ràng đã trở thành vấn đề bức thiết, có tầm quan trọng to lớn Điều này đòi hỏi cần có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ, xây dựng các
cơ sở khoa học sử dụng hợp lý chúng
An Giang là tỉnh biên giới phía Tây Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
là nơi bắt đầu của sông Tiền và sông Hậu, với tổng diện tích tự nhiên 3.536,2 km2, dân số 2,144 triệu người Vị trí đó đã tạo cho An Giang một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung Bên cạnh đó, lãnh thổ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, địa hình bằng phẳng với một phần diện tích thuộc vùng trũng Tứ giác Long Xuyên đã quy định cảnh quan tự nhiên của An Giang những nét đặc trưng riêng, rất độc đáo nhưng cũng rất dễ bị phá vỡ nếu con người không biết cách khai thác một cách hợp lý Do
đó việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhằm khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn
Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu của bản thân muốn nâng cao sự hiểu biết về tiềm năng tự nhiên của tỉnh trong việc phát triển một số ngành kinh tế mà không làm phá vỡ tổng thể, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Đồng thời, vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ lý luận qua thực tế, góp phần bổ sung, nâng
Trang 10Với những lý do trên, tôi lựa chọn “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ
mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang” làm đề
tài luận văn Cao học
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhằm làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên khu vực nghiên cứu phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên trên quan điểm phát triển bền vững
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xác lập cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Nghiên cứu điều tra, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - các yếu tố thành tạo cảnh quan
+ Thử nghiệm việc áp dụng các hệ thống phân loại cảnh quan đã được công nhận và sử dụng rộng rãi để xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, thành lập bản
đồ cảnh quan riêng cho tỉnh An Giang
+ Phân tích cấu trúc, chức năng động lực cảnh quan, từ đó đánh giá tổng hợp các tiềm năng tự nhiên bằng phương pháp thang điểm có trọng số Xây dựng bản đồ đánh giá cảnh quan cho từng mục đích sử dụng
+ Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp đưa ra được những ý kiến kiến nghị nhằm phân bố không gian lãnh thổ hợp lý cho mục đích phát triển các ngành sản xuất
3 Giới hạn nghiên cứu
3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào toàn bộ lãnh thổ tỉnh An Giang theo đơn vị hành chính (bao gồm cả các cồn, cù lao và diện tích mặt nước trên sông thuộc phạm vi tỉnh An Giang), có xét đến các đơn vị có mối liên hệ ở xung quanh
3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trang 11+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế -
xã hội của tỉnh An Giang
+ Đề xuất, kiến nghị những phương hướng phát triển hiệu quả cho một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và việc sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận:
4.1.1 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các vật thể và các hiện tượng tự nhiên mà là một tập hợp có tổ chức của chúng Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó
có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tính chất mở của địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể truyền theo những kênh khác nhau, và hiệu quả tích lũy của chúng không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra
Theo A.E.Fedina, quan điểm này chú ý tới sự phát sinh và sự phân hoá lãnh thổ, kiến trúc hiện đại của môi trường địa lý [28] Vì vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp vào nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh An Giang nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá CQ, đánh giá mức độ thuận lợi hay thích hợp của từng CQ Đây là cơ sở quan trọng cho quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT
4.1.2 Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, phổ biến và là quy luật cơ bản trong tiếp cận mọi vấn đề, đặc biệt là trong nghiên cứu địa lý Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn có tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động Theo L.v.Bertalanffy, 1956: “Hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ” [19, tr8]
Trang 12Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan tỉnh An Giang việc áp dụng quan điểm này có ý nghĩa quan trọng bởi mỗi một đơn vị cảnh quan là một bộ phận của đơn vị cấp lớn hơn và nó lại bao gồm nhiều đơn vị cấp thấp hơn Khi nghiên cứu cần phải xem xét nó trong hệ thống và mối quan hệ qua lại mật thiết giữa các yếu tố thành tạo cảnh quan khu vực, giữa các CQ với nhau và với các lãnh thổ xung quanh Dựa vào quan điểm hệ thống chúng ta xác định cấu trúc, chức năng các CQ và phân tích
sự phân hoá lãnh thổ
4.1.3 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ hay quan điểm vùng mang tính đặc thù của khoa học địa
lý Mỗi một đối tượng địa lý là một hệ thống tự nhiên, gắn vào một lãnh thổ cụ thể, tại đó có một chuỗi quá trình và hoàn cảnh không gian duy nhất, không lặp lại ở bất
kỳ nơi nào trên bề mặt trái đất Vì vậy, tất cả các vấn đề nghiên cứu không được tách rời với không gian lãnh thổ phân bố
Vận dụng quan điểm lãnh thổ để xác định không gian nghiên cứu của đề tài, xác định phạm vi từng CQ trong khu vực nghiên cứu và đưa lên bản đồ CQ Phân tích bản đồ, đánh giá, kiến nghị việc khai thác sử dụng hợp lý từng loại CQ cho các mục đích cụ thể mỗi khu vực và trên toàn lãnh thổ nghiên cứu
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm chủ đạo của PTBV đòi hỏi phát triển kinh tế đi đôi với BVMT và đảm bảo sự công bằng xã hội được thể hiện trong khai thác, sử dụng hợp lý TNTN, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, có cách thức khai thác tốt nhất, bảo đảm nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường tự nhiên PTBV được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ĐGCQ cho các mục đích cụ thể Quan điểm này được vận dụng vào đề tài trong việc đề xuất kiến nghị sử dụng các loại cảnh quan, định hướng không gian phát triển sản xuất khu vực nghiên cứu
4.2 Các phương pháp thực hiện
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu
Để thực hiện được các nội dung đề ra, đề tài đã tiến hành thu thập các nguồn
Trang 13liệu, tài liệu được thống kê, phân tích, tổng hợp, chọn lọc cho phù hợp với yêu cầu nội dung luận văn Trên cơ sở đó, lập đề cương chi tiết cho công tác thực địa để bổ sung, cập nhật tài liệu, bảo đảm tính đúng đắn và chính xác hoá của việc điều tra, nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ, phù hợp với mục đích nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp bản đồ và GIS (Geographical information systems)
Bản đồ là “ngôn ngữ” của địa lý, mỗi đối tượng địa lý đều được thể hiện ra trong không gian như một đối tượng có nét xác định trên bề mặt Trái Đất, nó được nhận ra một cách dễ dàng khi vị trí được thể hiện trên bản đồ [17, tr15] Vì vậy, bản
đồ là khâu đầu tiên và là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu địa lý
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp này được sử dụng trong suốt,
từ việc nghiên cứu bản đồ để vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của khu vực đến việc nghiên cứu đề ra định hướng phát triển Đồng thời, với sự hỗ trợ của các phần mềm GIS (Mapinfor) đề tài tiến hành chỉnh sửa, biên tập và thể hiện các bản đồ hợp phần; thành lập các bản đồ đánh giá cảnh quan và định hướng phát triển của cảnh quan
4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Thực địa là phương pháp bắt buộc khi nghiên cứu các vấn đề về TNTN và môi trường Nó là phương pháp duy nhất để thu thập nguồn thông tin đáng tin cậy
từ việc nghiên cứu, điều tra tổng hợp về ĐKTN, tiềm năng TNTN, KT-XH của khu vực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm địa lí tự nhiên và phân hoá không gian lãnh thổ Kết hợp với các phương pháp khác, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu
4.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc cảnh quan, mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị cảnh quan trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng
Trang 14Đánh giá tổng hợp giá trị kinh tế của TNTN và ĐKTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT-XH, mô hình hoá các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lí tài nguyên và BVMT
4.2.5 Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét tất cả các yếu
tố tự nhiên và mối liên hệ mật thiết của chúng cũng như với con người thông qua các hoạt động kinh tế
Ngoài ra để đảm bảo việc đánh giá được chính xác còn phải sử dụng đến các phương pháp khác như phương pháp định tính và bán định lượng Trong đó, đánh giá định tính là phân chia các tài nguyên thành các mức độ “tốt”, “xấu’ khác nhau dựa vào cảm nhận chủ quan hoặc những phân tích đánh giá theo một cơ sở khoa học nhất định
Đánh giá bán định lượng: Trên cơ sở các đánh giá định tính phân hạng các mức độ “tốt”, “xấu” tiến hành cho điểm với từng tiêu chí Sau đó, xác định điểm tổng hợp để so sánh và kết luận chung về mức độ thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản
5 Những đóng góp của đề tài
+ Vận dụng cơ sở lý luận về cảnh quan, đánh giá cảnh quan trong việc nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang
+ Tiến hành xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan cho khu vực nghiên cứu
+ Trên cơ sở bản đồ cảnh quan, tiến hành đánh giá cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau Xây dựng bản đồ đánh giá cảnh quan khu vực nghiên cứu
+ Đề xuất những định hướng phân bố lãnh thổ sản xuất hợp lý
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý tự nhiên tổng hợp
Trên thế giới:
Từ trước đến nay, trong với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì đã có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau Trước hết phải nói đến là những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây Học thuyết về cảnh quan đầu tiên được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S Berg với tiền đề là học thuyết của V.V Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên
Sau Docutsaev và L.S Berg rất nhiều những công trình nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường dựa trên quan điểm tổng hợp của các nhà địa lý Xô Viết như S.V Kalexnik, A.A Grigôriev, N.A Xontxev, V.N Xukatxev, B.B Polưnôv, V.I Prokaev, V.X Preobrajenxki Đặc biệt, A.G Ixatsenko, đã hoàn thiện lý luận và thực tiễn nghiên cứu tổng hợp cho mục đích phát triển nền kinh tế quốc dân với các công trình tiêu biểu của của ông như: “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên” (1969), “Địa lý học ngày nay” (1982) và “CQ ứng dụng” (1983)
Trong thời gian này cũng có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm tổng hợp của các tác giả thuộc các quốc gia khác như: A.Ghebecxơn (Anh); S.Passarge, E.Neef, A.Pen (Đức); J.Kônđracki (Ba Lan); R.Khactơxo, D.Uittơlxli (Mỹ); v.v đã đem lại những giá trị to lớn cả về lý luận và khả năng ứng dụng thực tiễn
Ở Việt Nam:
Tiếp cận tổng hợp đã được áp dụng vào Việt Nam cả về lý thuyết lẫn trong thực tiễn nghiên cứu địa lý ứng dụng Đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập với: “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước
Trang 16bằng phương pháp CQ” (1970) và “ĐLTN Việt Nam” (1970); Lê Bá Thảo với “Thiên nhiên Việt Nam” (1977) và “Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý” (1998)
Trong một vài thập niên vừa qua, ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan cũng như đánh giá tổng hợp nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường như các công trình mang tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng của Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Ngọc Khánh
Năm 1976, trong cuốn “Cảnh quan Địa lý miền Bắc Việt Nam”, GS Vũ Tự Lập đã trình bày về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp cảnh quan Qua công trình này, quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý tự nhiên đã được đề cao và quan điểm tổng hợp đã chinh phục được nhiều người bởi tính logic của nó Quan điểm tổng hợp đã có những đóng góp to lớn trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất
Năm 1997, trong cuốn “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ” các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới các tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Các công trình nghiên cứu theo hướng “Sinh thái hoá cảnh quan” mà tiêu biểu là công trình của Phạm Quang Anh, đã đưa ra khái niệm về cấu trúc sinh thái cảnh quan, đó là “Mô hình kinh tế sinh thái” với 3 phân hệ: phân hệ tự nhiên, phân
hệ xã hội của con người và phân hệ sản xuất
Xem xét một cách tổng hợp và toàn diện từ tự nhiên đến môi trường, kinh tế
và xã hội được đề cập trong những công trình của những năm 80, và đặc biệt những năm 90 thế kỷ XX trở lại đây (FAO, 1993; Nguyễn Văn Trương, 1992; Nguyễn Cao Huần, 2001 )
Những công trình nêu trên thực sự có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận đối với
đề tài luận văn “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang” như đã lựa chọn
Trang 171.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở An Giang
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng là khu vực
có ý nghĩa kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng, điều kiện tự nhiên có nhiều nét độc đáo nên có nhiều công trình đề cập đến Phần lớn các đề tài đi sâu vào nghiên cứu các tiềm năng chính của tỉnh như: nghiên cứu điều kiện cho phát triển lúa, nuôi trồng thủy sản, hay nghiên cứu tiềm năng của tỉnh để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả Đặc biệt, phục vụ cho quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, UBND tỉnh
An Giang đã có xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến 2020” và “Định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế đến 2015” được thực hiện năm 2009 Những công trình này đều đã khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đưa ra định hướng phát triển cho từng ngành
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đã đáp ứng được phần nào phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Tuy nhiên, để sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý, phát huy hết thế mạnh của địa phương và quan trọng hơn là sự phát triển phải song hành với bảo vệ môi trường, rất cần có một nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển một số lĩnh vực kinh tế của tỉnh Đây cũng là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh An Giang”
1.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
1.2.1 Quan niệm về cảnh quan
“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “landschaft”, với nghĩa
là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách vở địa
lí từ năm 1805 Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì nền móng của cảnh quan học mới được xây dựng trong các công trình nghiên cứu về bề mặt Trái Đất của các nhà địa lí kinh điển Nga, Đức, Anh, Mĩ, Pháp như: L.C.Berge (1931) [8], N.A.Xolsev (1948) [8]; A.G.Ixatrenko (1969, 1985) [21], [22]; Armand (1975) [1]; Vũ Tự Lập (1976) [24]; Nguyễn Cao Huần (2005) [20]
Trang 18Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các định nghĩa về cảnh quan với nội dung và cách diễn đạt không giống nhau Không kể quan niệm CQ là phong cảnh, hiện nay trong khoa học địa lý cùng tồn tại 3 quan niệm khác nhau về CQ:
* Quan niệm chung: CQ được hiểu như một khái niệm chung đồng nghĩa với
khái niệm địa tổng thể các cấp Người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S Neustruev, ông cho rằng “CQ là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng thể tổng hợp địa lý ở các cấp phân vị khác nhau, có lịch sử hình thành khác nhau và quá trình phát triển không ngừng” Ủng hộ quan điểm này có các tác giả F.N.Minkov, D.L.Armand, Y.K Eftromov, P.V.Prokaev, E.N Lukasov
D.L Armand quan niệm cảnh quan là khái niệm chung để gọi các tổng thể tự nhiên lớn, nhỏ như cảnh quan Trái Đất, cảnh quan lục địa, cảnh quan đồng cỏ,… Thuật ngữ cảnh quan không những có thể dùng cho bất kì đơn vị phân loại nào như cảnh quan bán đảo, cảnh quan các khiên cổ,… mà còn dùng theo ý nghĩa chung giống như khái niệm đất đai, khí hậu,…
* Quan niệm kiểu loại: cho rằng CQ là một đơn vị phân loại trong hệ thống
phân chia các thể tổng hợp địa lý tự nhiên lãnh thổ Mỗi cấp phân chia phải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống hoặc từ dưới lên Quan niệm này thể hiện trong các công trình của B.B.Polunov, I.M.Knasenkov, các ông đã kết luận rằng cần phải chia ra các cảnh quan yếu tố Các cảnh quan này thường lặp lại ở khắp nơi, trên các yếu tố giống nhau của địa hình N.A Gvozdetsky đã bảo vệ quan điểm này, ông phân biệt cảnh quan yếu tố với các đại cảnh quan Các cảnh quan yếu tố tương ứng với các kiểu cảnh khu và phần nào với cảnh diện Còn đại cảnh quan là những tập hợp có quy luật của những cảnh quan yếu tố
* Quan niệm cá thể: CQ là một phân khu trên bề mặt Trái Đất, có giới hạn
Trang 19cảnh quan là một trong những đơn vị thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp Những đơn vị đó là đối tượng cơ bản của việc nghiên cứu địa lý cảnh quan Đại diện cho quan niệm này là các nhà khoa học: L.S.Berg, A.A Grygoryev, N.A Xolnsev, Kalexnic, A.G.Ixatrenko, Vũ Tự Lập
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này chia thành hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng 1: Coi “CQ là đơn vị dưới cấp vùng địa lý tự nhiên”
Theo Xolnsev, Kalexnic và Ixatrenko: CQ là một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về phát sinh và lịch sử phát triển, được đặc trưng bởi một nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng nhất, một phức hợp thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định
- Khuynh hướng 2: Coi “CQ và vùng địa lý tự nhiên thực chất là đồng nhất”, điển hình của Vũ Tự Lập Ông cho rằng:"CQ địa lý được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất (Vũ Tự Lập,1976)"
Tóm lại: Dù xét CQ theo khía cạnh nào thì CQ vẫn là một địa tổng thể tự nhiên Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân
vị nào, CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào
Hai quan niệm sau (quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể) được các nhà nghiên cứu chuyên ngành CQ sử dụng Trong đó, quan niệm kiểu loại phổ biến hơn Theo quan niệm này, CQ là sự phối hợp biện chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ
tự nhiên tương đối đồng nhất, không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ phân bố Quan niệm này rất có lợi thế cho thành lập bản đồ CQ phục vụ các mục đích thực tiễn Vì khi có nhiều yếu tố chưa thể định lượng được một cách chính xác, cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể ghép vào một nhóm, đưa ra các phương án tính toán, nhằm bố trí hợp lý sản xuất
Trang 20Như vậy, CQ địa lý là một quần tụ có quy luật của các yếu tố cảnh quan Các yếu tố này tác động tương hỗ lẫn nhau, trong đó sự thay đổi của một yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác ở các mức độ khác nhau.
1.2.2 Lý luận nghiên cứu cảnh quan
Theo GS Nguyễn Thượng Hùng: “NCCQ thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hoá của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên – các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”
NCCQ nói chung hay phân tích, đánh giá đa dạng CQ một lãnh thổ là dựa vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau Đề xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra:
+ Đối tượng NCCQ là các đơn vị CQ, gồm đơn vị phân loại CQ (các cấp như:
hệ, lớp, kiểu, loại, dạng và đơn vị phân vùng CQ (các cấp như: địa ô, miền, vùng, xứ ) Việc lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị CQ) theo đơn vị phân loại hay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộc vào tỷ lệ các bản đồ sẽ xây dựng
+ Những nguyên tắc nghiên cứu mang tính đặc trưng trong NCCQ là nguyên
tắc phát sinh, đồng nhất tương đối
+ Từ những nguyên tắc cơ bản cùng với mục đích và đối tượng nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp Sử dụng các phương pháp này làm rõ tính chất đặc thù của tự nhiên và các đơn vị CQ nhằm tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo: đánh giá tính đa dạng, phức tạp mỗi cảnh quan; xác lập quy trình nghiên cứu
Trang 21+ Các bước NCCQ: Xây dựng bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu; phân tích cụ thể tính đa dạng về cấu trúc, chức năng và động lực theo từng đơn vị CQ (theo đơn
vị phân loại hoặc theo đơn vị phân vùng)
Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và động lực của cảnh quan, cụ thể:
+ Về cấu trúc CQ: bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang Đặc trưng của
CQ thể hiện rõ nhất trong cấu trúc của nó Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, sinh vật, hoạt động nhân tác Mỗi khu vực nghiên cứu thể hiện đặc điểm phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị
CQ nhưng vẫn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị từ cao xuống thấp (từ lớp CQ, phụ lớp CQ đến kiểu CQ, loại CQ)
Phân hoá theo không gian và thành phần cấu tạo là đặc điểm rất quan trọng của
CQ Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị CQ trong toàn
hệ thống CQ Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng cho các mục đích sử dụng khác nhau
+ Về chức năng của CQ: qua cơ sở phân tích, ĐGCQ, xác định những chức
năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng sản xuất nông nghiệp, chức năng phát triển lâm nghiệp, chức năng phát triển thủy sản
+ Về động lực của CQ: các cảnh quan luôn chịu sự tác động trong suốt quá
trình hình thành, phát triển của mình Động lực phát triển cảnh quan phụ thuộc các yếu tố của tự nhiên (năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa ) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ Tác động này làm biến đổi CQ qua sự gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất – năng lượng trong nó, cả những tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người Tác động của con người nếu theo hướng tích cực sẽ góp phần giữ vững thế cân bằng của tự nhiên, tăng sinh khối CQ, cải thiện
Trang 22tốt môi trường khu vực Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng, gây thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường ) làm biến đổi, suy thoái CQ theo chiều hướng xấu
Những lí luận NCCQ nêu trên được đề tài vận dụng trong khi tìm hiểu nghiên cứu các ĐKTN và TNTN của địa bàn nghiên cứu nhằm xác định các loại CQ khác nhau trên lãnh thổ, đánh giá tổng hợp chúng cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp, thủy sản và bố trí hợp lý các ngành sản xuất
1.2.3 Lý luận về đánh giá cảnh quan
1.2.3.1 Bản chất của hoạt động đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định Trong nghiên cứu môi trường tự nhiên thì đánh giá phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cấu kinh tế - xã hội cụ thể [23,tr26] Đặc điểm tự nhiên là “đơn trị” nhưng giá trị kinh tế của đặc điểm TN là “đa trị” Bất kỳ thành phần riêng biệt nào của môi trường tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá, song vì các thành phần tự nhiên luôn tác động tương hỗ, gắn bó chặt chẽ với nhau nên việc đánh giá tổng thể tự nhiên như một chỉnh thể - đánh giá tổng hợp là nhiệm vụ thiết yếu “Việc đánh giá những tham số riêng biệt của hệ địa lý theo quan điểm thực tiễn nào đấy (giao thông, nông nghiệp, giải trí, ) về thực chất là trìu tượng hóa bởi vì từng hợp phần của hệ thống không bao giờ hoạt động riêng lẻ” [22, tr31]
Đánh giá tổng hợp một lãnh thổ là công việc rất phức tạp Bởi, đối tượng của đánh giá không phải là các địa tổng thể, các thành phần, các yếu tố riêng biệt mà chính là tổng hoà các mối quan hệ của chúng, sự tác động qua lại giữa các hệ thống
tự nhiên (bao gồm ĐKTN, TNTN - chủ thể của đánh giá) với hệ thống KT-XH (khách thể) Khi tiến hành đánh giá tổng hợp một lãnh thổ phải có sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên, mối liên quan giữa hệ thống tự nhiên và xã hội
Theo Nguyễn Viết Phổ: Đánh giá ĐKTN và TNTN, KT-XH của vùng thông qua việc đánh giá các tác động qua lại, sự liên kết ràng buộc giữa các dạng ĐKTN, quy luật phân hoá theo không gian và dao động theo thời gian của chúng trong một
trạng thái cân bằng động”
Trang 23Như vậy, nhiệm vụ quan trọng của đánh giá là dựa trên đặc điểm về điều kiện và mối quan hệ của hai hệ thống ĐKTN và KT-XH để xác định cơ cấu kinh tế, tốc độ, quy mô và phạm vi phát triển sao cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, song vẫn bảo vệ được môi trường
Để có kết quả đánh giá đúng, phải có số đo về trao đổi vật chất và năng lượng trong quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống (hệ thống TN và hệ thống KT-XH) Theo Terry Rambo, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT – XH Giải quyết mối quan hệ giữa hệ TN và hệ KT-XH là giải quyết mối quan hệ giữa thích ứng và chọn lọc Hệ TN không thể thích ứng với hệ KT-XH, mà hệ KT-
XH phải thích ứng và chọn lọc với hệ thống TN Yêu cầu của đánh giá phải hiểu được những quy luật của TN, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH để đưa ra các biện pháp tác động đúng đắn Đây là cơ sở khoa học của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN
1.2.3.2 Quy trình đánh giá ĐKTN phục vụ phát triển KTXH
Quy trình đánh giá được tiến hành theo 4 bước sau: (xem hình 1) [8]
a Xây dựng thang đánh giá:
Là bước quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá Thang đánh giá riêng được xây dựng qua các bước sau:
- Lựa chọn các tiêu chí (yếu tố) để đánh giá: Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá phụ thuộc nhiều vào đối tượng và mục đích đánh giá Đây là bước khá cấp thiết
và phức tạp
Tính thích ứng và chọn lọc
Trao đổi vật chất, năng lương và thông tin
Hệ tự nhiên
Hệ KT-XH
Trang 24- Xác định các bậc (mức) đánh giá: Người ta thường đánh giá qua 3, 4 hoặc 5 bậc từ cao xuống thấp, từ tốt đến xấu, ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau Thang chỉ tiêu thường được sử dụng là thang 3 bậc: rất thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi
- Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá: Việc xác định các chỉ tiêu cụ thể ứng với mỗi bậc là rất cần thiết, có tính chất định lượng để so sánh các kết quả đánh giá với nhau Để đảm bảo cho việc xác định chỉ tiêu chính xác cần dựa trên các cơ sở điều tra, tính toán, thực nghiệm hoặc ý kiến chuyên gia
- Xác định trọng số của chỉ tiêu: Trọng số của các chỉ tiêu hay hệ số tầm quan trọng được xác định dựa theo phương pháp ma trận và phương pháp chuyên gia Các chỉ tiêu quan trọng xuất hiện nhiều lần có trọng số là 3, các chỉ tiêu ít quan trọng hơn thì trọng số là 2 và trọng số là 1 khi chỉ tiêu đó ít quan trọng
b Đánh giá riêng:
Thu nhận đánh giá riêng từng yếu tố, từng thành phần của tất cả các địa tổng thể, trừ những địa tổng thể có yếu tố giới hạn Đánh giá riêng dựa trên cơ sở so sánh đặc điểm của từng địa tổng thể với thang điểm đánh giá đã xây dựng ở giai đoạn trên Điểm đánh giá riêng được ghi vào bảng tương ứng cho mỗi loại đối tượng đánh giá [11]
c Đánh giá tổng hợp:
Đánh giá tổng hợp cảnh quan là bước cuối cùng trong đánh giá cảnh quan đối với tất cả các chủ thể với mục đích lựa chọn được loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị cảnh quan [20] Phương pháp thông thường là cộng điểm đánh giá riêng Địa tổng thể có điểm càng cao thì mức độ thuận lợi cho các đối tượng càng lớn Tuy nhiên sử dụng phương pháp trên có nhược điểm là khi cộng điểm bình thường sẽ bỏ mất cấu trúc bên trong của các chỉ tiêu sinh thái, kỹ thuật của địa tổng thể được đánh giá
d Thể hiện kết quả đánh giá
- Thể hiện các kết quả đánh giá trên bản đồ đánh giá
- Miêu tả, phân tích các kết quả đánh giá
- Đề xuất định hướng phát triển
Trang 251.2.4 Phát triển bền vững
- Quan niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua năm 1987 là: những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ" [ 18, tr 31]
Hình 1.2: Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KTXH [8]
Đặc điểm điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên
Trang 26Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về “Môi trường và phát triển” tổ chức tại Riođe Janeiro (Braxin) với sự tham gia của nhiều nước đã nhất trí rằng “PTBV là sự phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ" và PTBV phải là mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI [37]
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai PTBV có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, ổn định xã hội và BVMT Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế
Ngày nay bền vững về văn hoá, một lĩnh vực xã hội nhạy cảm cao là một yếu
tố được mọi người đặc biệt quan tâm Nó thể hiện ở sự duy trì và phát huy tính đa dạng, bản sắc văn hoá dân tộc phục vụ cho sự phát triển xã hội Để có được các thay đổi phù hợp với quan điểm về PTBV, mỗi người cần phải thay đổi các quan niệm về đạo đức sống Trước hết đó là trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và thế
hệ tương lai bao gồm: trách nhiệm sống hoà hợp với thiên nhiên; sự tồn tại bình đẳng của loài người và các dạng sống khác trên trái đất; ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung
Trang 27+ Bền vững về môi trường thể hiện: sử sụng hợp lý tài nguyên và điều kiện môi trường, xã hội Trong đó đề cao vấn đề BVMT như một điều kiện sống còn cho
sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ mới
Từ những quan niệm và tính cấp thiết của PTBV được nêu trên có thể thấy rằng việc nghiên cứu PTBV song song với tiến trình phát triển KT-XH, BVMT các vùng lãnh thổ của đất nước là một trong những vấn đề thời sự quan trọng, bức thiết đang được đặt ra Đây là một nhiệm vụ nhìn chung còn khá mới mẻ nhưng cũng rất phức tạp
Nhằm bước đầu giải quyết vấn đề PTBV, từ góc độ nghiên cứu địa lý tài nguyên và môi trường, chúng tôi cho rằng bằng phương pháp tiếp cận nghiên cứu địa lý tổng hợp, phương pháp ĐGCQ có thể xây dựng được những cơ sở khoa học
và giải quyết cơ bản các vấn đề đặt ra ở mỗi một vùng lãnh thổ
Như vậy từ việc nghiên cứu một số quan điểm, lý luận chung về PTBV chúng tôi tiến hành ĐGCQ tỉnh An Giang, nơi sẽ và đang có những biến động mạnh
mẽ trên hầu hết các mặt kinh tế, xã hội, tài nguyên và đặc biệt là ở khía cạnh môi trường, theo quan điểm này
1.3 Cơ sở thực tiễn lãnh thổ nghiên cứu
Tỉnh An Giang có diện tích 3.536 km2, với 11 huyện thị, 155 xã phường, thị trấn, có đường biên giới giáp với Campuchia hơn 100km của 17 xã thuộc 5 năm huyện thị biên giới An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, là tỉnh đầu nguồn của vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt
và có hai con sông chính là: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km, cùng với nhánh sông Châu Đốc (28 km) và sông Vàm Nao (7 km), hầu hết diện tích của tỉnh
bị ngập lũ sâu hàng năm, với dân số trên 2 triệu người, bình quân đất tự nhiên 1.700
m2/người, bình quân đất nông nghiệp là 1.200 m2/người, 80% dân số bằng nghề nông, kết hợp với chăn nuôi và khai thác thủy sản
Với điều kiện đó đã quy định cho tự nhiên tỉnh An Giang những đặc điểm hết sức đặc trưng và quan trọng, nhất là các hệ sinh thái đất ngập nước, ngập nước úng
Trang 28nước đồng bằng thấp, các HST ven lưu vực sông…mà những HST này sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu con người không biết cách khai thác chúng một cách bền vững Đó là đòi hỏi sự bền vững của môi trường sinh thái và nguồn lợi tự nhiên, sự bền vững của các vấn đề kinh tế - xã hội
Từ nhiều năm qua tỉnh An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực, góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, tạo được công ăn việc làm cho
số lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh, bước đầu có hiệu quả, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đang vấp phải những khó khăn, thách thức lớn Sự thách thức đó
là, trong quá trình khai thác, sử dụng tự nhiên cho phát triển kinh tế, con người đã can thiệp mạnh mẽ vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sức ép nặng nề lên các khả năng vốn có của các hệ tự nhiên nơi đây, hầu hết các cảnh quan trên lãnh thổ tỉnh hiện nay đều là các cảnh quan nhân tác, và cũng có những cảnh quan nhân tác kém bền vững Hậu quả là hiện nay các nguồn tài nguyên ngày càng bị suy thoái, cảnh quan môi trường bị biến đổi, mạnh mẽ nhất là các cảnh quan đất ngập nước ở đây
Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá như hiện nay, trong tương lai ở khu vực này sẽ có thêm nhiều khu công nghiệp được xây dựng, diện tích đất dành cho các khu dân cư, đô thị tăng lên nhanh chóng Bởi vậy, cảnh quan môi trường sẽ tiếp tục bị biến đổi, cân bằng tự nhiên của các HST đất ngập nước, ngập nước theo mùa vốn nhạy cảm này đang có nguy cơ bị phá vỡ Điều này sẽ kéo theo hàng loạt các hậu quả khác, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân trong tỉnh Trước thực tế đó, việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục tiêu cụ thể làm cơ sở cho quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường tỉnh đang là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách
Trang 29BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG
(Phụ lục 1)
Trang 30CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH AN GIANG
2.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan
+ Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km
+ Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km
+ Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57’B (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12’B (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46’Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35’Đ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới)
Diện tích toàn tỉnh 3.536 km2, bằng 1.07 % diện tích cả nước và đứng hàng thứ 4 ở ĐBSCL Hiện có 11 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ tháng 03/ 1999, thị
xã Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên
Nằm cách trung tâm chính trị, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km An Giang có đường biên giới chung với Campuchia, có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện với trục chính là quốc lộ nối với Quốc lộ 2 của Campuchia và sông Tiền, sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mêkông Đây là các tuyến giao lưu quốc tế quan trọng, nối ĐBSCL với Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua 2 cửa khẩu: Vĩnh Xương (huyện Tân Châu) và cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên đều nằm trên lãnh thổ tỉnh Mặt khác, với vị trí của An Giang ở ĐBSCL, khả năng giao lưu với các tỉnh bạn rất thuận lợi, thông qua các tuyến
Trang 31Cần Thơ về phía Đông Nam là những tuyến giao thông thuận tiện nối nhiều tỉnh trong vùng với thành phố Hồ Chí Minh
Với vị trí đó, An Giang lại có nhiều lợi thế so sánh để phát triển mạnh khu vực kinh tế nông nghiệp (hiện là một tỉnh đứng đầu về sản lượng lúa của vùng ĐBSCL), vừa có những đặc trưng riêng biệt có đồng bằng và rừng núi, tài nguyên… để có thể phát triển ngành kinh tế đa dạng và tương đối toàn diện
- Loại đá granitoit tuổi Jura thượn: Các hoạt động mạnh mẽ của vỏ trái đất
trong thời kỳ tạo sơn đã hình thành nên các khối núi Cô Tô, núi Cấm, bao gồm 2 pha Pha đầu là nhóm đá có thành phần thạch học: diorit, diorit-pyrocene Pha 2 có các loại đá granite màu xám trắng, chứa nhiều mica và horblem, đặc biệt trong đá này chứa nhiều khoáng vật biotite có màu đen tuyền khi bị phong hóa sẽ chuyển sang thành plogopite (mica vàng) có màu vàng lấp lánh
- Loại đá granite tuổi Créta: Đây là pha xâm nhập được xếp vào phức hệ Đèo
Cả có tuổi địa chất là Créta Chúng được chia thành 3 pha xâm nhập khác nhau
+ Pha 1 có diện tích lộ hẹp, hình thành từng dải có chiều ngang từ 700m đến
800m, phân bố ở sườn phía Đông của núi Cấm, từ khu Lâm Viên đến tiếp giáp với phía Bắc núi Nam Qui Đá có màu phớt hồng
+ Pha 2 xâm nhập chính ở khu vực núi Dài, phía tây Bắc núi Cấm, núi
Tượng và các khối núi nhỏ như núi Két, Trà Sư, Ba Thê, Bà Đội Đá có màu hồng
+ Pha 3 phân bổ ở các khối núi nhỏ cô lập như núi Sập, thành phần chủ yếu
là granite hạt nhỏ chứa biotite
Trang 32- Loại đá micro-granite tuổi Créta: Các loại đá này được xếp vào phức hệ Cà
Ná, phân bổ chủ yếu ở các núi cô lập như núi Sam, núi Trà Sư, núi Nổi Đá có màu xám sáng,hạt nhỏ Nhiều nơi tập trung thành mỏ như mỏ molipdenite ở núi Sam
Các thành tạo trầm tích:
Ở tỉnh An Giang phần lớn lãnh thổ được bao bọc trầm tích sông (còn gọi là
trầm tích phù sa mới) có tuổi Holocene: Chúng phân bố phổ biến dọc theo 2 bên bờ
sông Tiền, sông Hậu và sâu trong nội đồng một mạng lưới sông ngòi dày đặc Dải bồi tích có bề rộng không đồng nhất mà thay đổi phụ thuộc vào sự uốn khúc của sông Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét và cát mịn Tùy thuộc vào điều kiện
và môi trường thành lập mà chúng được chia thành các kiểu trầm tích:
- Trầm tích đê tự nhiên: Là dải đất khá cao, phát triển dọc 2 bên bờ sông,
rạch lớn do vật liệu các trận lũ bồi đắp nên Bề ngang các dải đê tự nhiên từ vài chục mét, có nơi đến vài km, do sự chuyển dịch liên tục của dòng sông như ở Thạnh
Mỹ Tây (Châu Phú), rạch Cỏ Lau ở Vĩnh Hòa (Tân Châu) Đê tự nhiên trở thành đất thổ cư, khu đô thị, đường giao thông
- Trầm tích bưng sau đê: Thường xuất hiện ngay sau đê hoặc giữa các đê tự
nhiên,là nơi có địa hình hơi trũng, vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột Bưng sau đê thường được dùng cho trồng lúa; dễ bị lầy hóa, ngập úng
- Trầm tích đồng lụt (hay là đồng phù sa): Đây là diện tích bị ngập lũ hàng
năm Do mặt đất trải rộng, thời gian ngập lũ lâu nên đồng lụt là một bồn khổng lồ
để phù sa mịn hạt của sông trầm lắng Càng xa sông, lớp phù sa trầm lắng càng mịn hạt và ít dần
- Trầm tích bưng lầy và trấp: Là các trũng nhỏ, dạng nằm cách xa sông, đất
không có điều kiện thấm nước và thoát nước, nên độ ẩm duy trì suốt năm Đây là nơi tiếp giáp giữa đồng lụt thấp và thềm bồi tích chân núi Trầm tích chủ yếu là xác
bã thực vật sinh sống trong môi trường đầm lầy, khi chết tạo thành lớp hữu cơ dày 1-2m, vượt quá 20% trong đất Bưng lầy lúc đó gọi là đất trấp Ở An Giang, bưng lầy và trấp phân bố thành đai kéo dài ở phía Đông của vùng Bảy Núi…
Trang 33- Cồn sông (hay là cù lao sông), doi sông mới là phần đất phát triển ngang
được nhô ra do dòng sông dịch chuyển hướng dòng chảy đi nơi khác, vật liệu thô thường được bẫy lại Thành phần chủ yếu là cát thô và bột Đây là phần trầm tích đáy của lòng sông Hậu và sông Tiền Cồn sông có địa hình không bằng phẳng, nó được bao bọc bởi gờ cao chung quanh, ở giữa cồn thường có địa hình lồi lõm, dấu vết của quá trình gắn liền những cồn sông cổ lại với nhau Nơi có cơ cấu cây trồng rất đặc biệt, gồm các loại cây ăn trái và màu
Ngoài ra trên địa bàn An Giang còn có nguồn gốc trầm tích biển, trầm tích
sông - biển, trầm tích đầm lầy hình thành trong các thời kỳ biển tiến, biển thoái của
Pleixtoxen
2.1.1.2 Địa hình
An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn
có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi
Đồng bằng:
Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi
- Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm
tích lâu dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính Hướng từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang
+ Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính Cao từ 3m00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư hoặc
bờ kênh đào Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ở khu giữa sông Tiền, sông Hậu Cao dưới
1m50 phổ biến nhất ở phía hữu ngạn sông Hậu
+ Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ
Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến
Trang 34tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là xép và rạch tự
có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và có độ cao từ 5m
đến 10m + Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ phù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng Chênh lệch độ cao giữa các bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m
- Dạng núi: Có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính: cao và dốc,
thấp và thoải
+ Dạng núi cao và dốc được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt,
có dốc lớn trên 25°, như núi Cấm, núi Tô, núi Dài
+ Dạng núi thấp và thoải được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15° Phần lớn các núi dạng này nằm liền hoặc gần kề với các núi lớn như núi Nam Qui, Sà Lôn, núi Đất
- Độ cao núi: Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc
lập như sau:
+ Cụm núi Sập có 4 núi là: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc
Trang 35+ Cụm Ba Thê có 5 núi cũng nằm trên đất huyện Thoại Sơn là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc Núi Ba Thê lớn nhất trong 5 núi với độ cao
221m và chu vi khoảng 4.220m
+ Cụm núi Phú Cường có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên là: núi Phú Cường, núi Dài năm giếng, núi Két, núi Rô, Trà Sư, Bà Vải, Đất Lớn, Bà Đắt, núi Cậu, Đất Nhỏ, Mo Tấu, núi Chùa và Tà Nung Cao nhất là núi Phú Cường 282mvới chu vi khoảng 9.500m
+ Cụm núi Cấm có 7 núi nằm giáp trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên gồm: núi Cấm, Bà Đội, Nam Qui, Bà Khẹt, Tà Lọt, Ba Xoài và Cà Lanh Núi Cấm cao nhất 705m với chu vi 28.600m
+ Cụm núi dài thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi: núi Dài, núi Tượng, núi Nước
và núi Sà Lôn Trong đó núi Dài cao nhất 554m và chu vi là 21.625m
+ Cụm núi Tô có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn Cô Tô
là núi cao nhất 614m
với chu vi 14.375m + Núi Nổi nằm độc lập ở huyện An Phú độ cao 10m và chu vi khoảng 3.200m + Núi Sam cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228m
và chu vi khoảng 5.200m
Nhìn chung, địa hình của An Giang không phức tạp, rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản Địa hình là cơ sở hình thành các lớp cảnh quan, các dạng địa hình khác nhau đã tạo nên các lớp cảnh quan núi (phụ lớp núi thấp), và lớp cảnh quan đồng bằng (phụ lớp đồng bằng thấp) Đây là nét riêng của cảnh quan
An Giang so với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1.3 Nhân tố khí hậu
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa gần giống với khí hậu xích đạo
- Điều kiện hoàn lưu khí quyển:
Là một tỉnh xa biển, nhưng do địa hình bằng phẳng nên cơ chế gió ở An Giang khá thuần nhất, phản ánh tương đối rõ điều kiện hoàn lưu Hàng năm có 2
Trang 36mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào hoạt động từ tháng V đến tháng X, mát và ẩm nên gây ra mùa mưa Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang từ tháng XI đến tháng IV năm sau, xuất phát
từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri
và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão
- Chế độ mưa ẩm:
Chế độ mưa ở An Giang có sự phân hóa sâu sắc theo mùa Mùa khô thường bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào cuối tháng IV năm sau Trong suất mấy tháng liền, lượng mưa trung bình không tháng nào vượt quá 100mm, thông thường chỉ đạt
50 - 60mm Còn mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, còn sự phân bố mưa theo lãnh thỗ thì không đáng kể Lượng mưa trung bình năm 1400 - 1500 mm và ít biến động qua các năm Do nhiệt độ quanh năm ít thay đổi nên sự biến đổi của độ ẩm chỉ phụ thuộc vào lượng mưa Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau trùng với mùa khô Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%
Trang 37Bảng 2.1: Các đặc trƣng khí hậu trung bình tháng năm 2009 tỉnh An Giang
Nhiệt độ (0C)
Lƣợng mƣa (mm)
Số giờ nắng (h)
Độ ẩm (%)
192,9 180,2 222,9 309,8
27,4
26,3
24,5 25 25,5 26 26,5 27 27,5 28 28,5 29 29,5
Trang 38- Các yếu tố khí tượng khác:
+ Lượng mây ở An Giang tương đối ít Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng vẫn nắng Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn Lượng mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.N
+ An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày Tổng số giờ nắng cả năm lên trên 2.400 giờ
Dựa vào những đặc điểm khí hậu khá đồng nhất đó, nên trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu chỉ bao gồm một kiểu cảnh quan là kiểu cảnh quan rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm
2.1.1.4 Nhân tố thủy văn
Lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, do An Giang nằm
ở vùng trung tâm của hạ lưu lưu vực sông Mê Kông, có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có hai hệ thống sông chính; sông Tiền dài 80km, sông Hậu dài 100km và sông Vàm Nao dài 7km, là sông chia lưu lượng nước của sông Tiền và sông Hậu
Chế độ thuỷ văn của An Giang phục vụ chặt chẽ chế độ nước sông Mêkong
và chịu ảnh hưởng của 4 yếu tốt chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy sông Mêkong, chế độ mưa nội đồng và đặt điểm về địa hình, hình thái kinh rạch
Chế độ bán Nhật Triều không điều của biển Đông với hai lần triều lên và triều xuống trong ngày Triều biển Đông triền vào sông Tiền và sông Hậu và lan truyền vào các kênh rạch làm gia tăng mực nước bình quân trên sông Tiền và sông Hậu, rất có lợi cho tưới, nhưng bất lợi cho việc tiêu nước mùa lũ, đặt biệt lúc lũ lớn gặp lúc triều cường
Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành “mùa nước nổi “, trên địa bàn tỉnh có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập
lũ với mức nước phổ biến từ 1 – 2,5 m, thời gian ngập lũ từ 2,5 cho tới 5 tháng, thường là 15/8 tới 20/12
Trang 39Cường suất lũ ở An Giang thường không ổn định, dao động từ 36cm/ngày Khi lũ chảy tràn vào đồng ruộng, cường suất lũ giảm dần và ổn định từ 2-4cm/ ngày Độ dốc lũ ổn định hơn qua các năm, lớn nhất có thể đạt 5 cm/km đối với sông Tiền và 4cm/km đối với sông Hậu Do đặc điểm cường suất lũ có giá trị tương đối thấp, mực nước lên chậm, từ từ nên đã tạo điều kiện cho hoạt động thủy sản ở An Giang phát triển mạnh từ bao đời nay
17-Lưu lượng dòng chảy lớn nhất: Thời gian lũ thường kéo dài từ 4 tháng đến 7 tháng, tuỳ theo năm có lũ lớn hoặc lũ nhỏ Từ số liệu đo đạc từ nhiều năm, Lưu lượng nước lũ khá lớn, cực đạt dao động từ 16.900 m3 - 27.000m3/s ở sông Tiền tại Tân Châu và 8.000m3/s ở sông Hậu tại Châu Đốc
Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất: Dòng chảy sông Cửu Long tuy phong phú, nhưng phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm 80% -90%, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau chỉ chiếm 10 –20% lượng dòng chảy năm Tuỳ thuộc vào độ lớn lũ năm trước mà lưu lượng nước kiệt nhất vào tháng 3 hoặc tháng 4 Lưu lượng kiệt nhất tại Tân Châu dao động từ 1.246 – 1.556 m3/s
Nhìn chung lưu lượng, trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào Chính
sự phong phú về nguồn nước đã tạo cho An Giang xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn Với hệ thống kênh rạch chằng chịt đã điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất vào mùa khô và đặc biệt là hệ thông đê bao điều chỉnh nước phục vụ tưới tiêu trong mùa lũ Điều này càng làm cho nhân tố thuỷ văn giữ vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển và trao đổi vật chất - năng lượng giữa các lớp, các loại cảnh quan trong lãnh thổ Ngoài ra nhân tố này còn góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống các loại cảnh quan của tỉnh An Giang
2.1.1.5 Nhân tố thổ nhưỡng
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82% Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ
Trang 40tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác
Nhóm đất phèn
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42- ) và có độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2-3 Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67% Dựa trên nguồn gốc hình thành và mức độ nhiễm phèn trong đất, có thể chia đất phèn ở An Giang thành các loại tầng đất sinh phèn (phèn tiềm tàng), tầng đất than bùn chứa phèn, đất nhiều phèn và đất bị nhiễm phèn
- Đất phèn tiềm tàng:
Ở An Giang xuất hiện chủ yếu ở địa bàn các xã Vọng Thê, Vọng Đông (Thoại Sơn), Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), Tân Tuyến, Tà Đảnh (Tri Tôn), Tân Lợi (Tịnh Biên)… Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình, bề dày tầng phủ bên trên và mức độ sinh phèn khác nhau, ở một xã như Vĩnh Phú, Thoại Giang, Tây Phú, Vọng Thê tầng sinh phèn xuất hiện ở độ sâu 80-100cm cách mặt đất, càng đi
về hướng Tây Nam bề dày tầng phủ càng giảm, tầng phèn xuất hiện gần mặt đất hơn Hầu hết đất phèn tiềm tàng có thành phần chủ yếu là sét (40,83%), bột 45,13%, cát mịn 4,15%
- Đất phèn nhiều:
Đây là loại đất chưa phát triển có phèn hoạt động rất mạnh, bên dưới là tầng sinh phèn Loại này phân bố ở các thung lũng hẹp phía Tây và Đông của vùng Bảy Núi Chúng hình thành một vành đai gần như khép kín vùng đồi núi, bắt đầu từ kênh Vĩnh Tế qua An Nông, vòng qua thung lũng giữa Lạc Quới và núi Phú Cường đến kênh Mới, chạy dọc theo kênh Tám Ngàn nối thông qua Tri Tôn Thành phần hạt độ chủ yếu là sét chiếm 41,31%, bột 36,68%, cát 4,75%
- Đất phèn ít:
Bao gồm đất phù sa phát triển bị nhiễm phèn và đất nhiễm phèn nặng được