1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU tác ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đến sản XUẤT NÔNG NGHIỆP và các GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG tại HUYỆN hải hậu, TỈNH NAM ĐỊNH

85 905 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 5,03 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và vận dụng tổng hợp những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập, tôi đã thực hiện đề tài: Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS TRẦN NGUYÊN BẰNG

Hà Nội – 2015

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS TRẦN NGUYÊN BẰNG

Địa điểm thực tập : HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Hà Nội – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và vận dụng tổng hợp những kiến

thức đã thu được trong quá trình học tập, tôi đã thực hiện đề tài: Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp thích ứng tại Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các thầy cô giáo và sự động viện khích lệ của gia đinh, bạn bè Nhân dịp nàytôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó Cám ơn ban giámđốc, các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường, Trường Học viện Nông NghiệpViệt Nam Các cán bộ, công nhân viên Phòng NN&PTNT huyện Hải Hậu,phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hậu, UBND xã Hải Nam, UBND

xã Hải Lý; trạm trưởng Trạm khí tượng Văn Lý; gia đình và cùng toàn thể bạn

bè của tôi

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVHD, thầy giáo Th.STrần Nguyên Bằng người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi,hướng dẫn tôi tận tình phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nộidung của đề tài

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên khóa luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của cácthầy cô giáo, các nhà khoa học và toàn thể bạn đọc

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

Lê Thị Trang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH vi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3

2.1.1 Các khái niệm liên quan 3

2.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 4

2.1.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu 7

2.2 Cơ sở pháp lý 8

2.2.1 Trên thế giới 8

2.2.2 Tại Việt Nam 8

2.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 10

2.3.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu 10

2.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất nông nghiệp 23

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đối tượng 31

3.2 Phạm vi 31

3.3 Nội dung nghiên cứu 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu 31

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 32

3.4.3 Phương pháp thống kê, phương pháp xử lý số liệu 32

Trang 5

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại huyện Hải Hậu - Nam Định 33

4.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Hải Hậu 33

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hải Hậu 36

4.2 Diễn biến các yếu tố khí hậu của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 39

4.2.1 Xu hướng về sự thay đổi của nhiệt độ 40

4.2.2 Xu hướng về sự thay đổi của lượng mưa 43

4.2.3 Xu hướng về sự thay đổi của bão lũ 45

4.2.4 Xu hướng của mực nước biển và hiện tượng xâm thực mặn 47

4.3 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 51

4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 51

4.3.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu 53

4.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 54

4.4.1.Các hiện tượng của thời tiết cực đoan tại huyện Hải Hậu 54

4.4.2 Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu 55

4.5 Đề xuất một số giải pháp thích ứng trong nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH65 4.5.1 Sự thích ứng của người dân đối với BĐKH trong SXNN 65

4.5.2 Những yếu tố gây trở ngại cho người dân khi thực hiện các thích ứng với BĐKH trong SXNN 66

4.5.3 Đề xuất một số giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH 67

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

5.1 Kết luận 71

5.2 Kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các danh sách văn bản pháp luật và dưới luật liên quan đến BĐKH

9

Bảng 2.2: Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 (oC) .12

Bảng 2.3: Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam 17

Bảng 2.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) 17

Bảng 2.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 18

Bảng 2.6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) 19

Bảng 2.7: Diện tích nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng 21

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu nguồn nhân lực thời kỳ 2005 - 2010 37

Bảng 4.2: Cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm theo giá hiện hành 38

Bảng 4.3: Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá cố định 2010) .38

Bảng 4.4 : Nhận thức của người dân về thời gian xuất hiện bão, tần số xuất hiện bão và cường độ bão trên địa bàn 2 xã (% số hộ phỏng vấn trên từng xã) 46

Bảng 4.5 : Nhận thức của người dân về thủy triểu và tác động của nước biển dâng đến xâm thực mặn tại địa bàn (% số phiếu) 49

Bảng 4.6 : So sánh xâm nhập mặn tại sông Ninh Cơ năm 2009 so với 2008 51

Bảng 4.7 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 huyện Hải Hậu 52

Bảng 4.8 : Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp qua các năm (%) 53

Bảng 4.9 : Các hiện tượng thời tiết cực đoan của huyện Hải Hậu 54

Trang 7

Bảng 4.10 : Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt

tại địa bàn nghiên cứu (% số phiếu điều tra) 55Bảng 4.11: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến chăn nuôi (%)

57Bảng 4.12: Sản lượng và năng suất một số loại cây trồng của huyện Hải Hậu

(năm 2000 – 2013) 61Bảng 4.13: Sản lượng một số vật nuôi ngành chăn nuôi của huyện Hải Hậu

(năm 2000-2014) 63Bảng 4.14: Các giải pháp thích ứng của người dân với BĐKH trong SXNN 65Bảng 4.15: Những khó khăn khi người dân thực hiện các thích ứng trong

SXNN trước BĐKH (% số phiếu của 2 xã) 66Bảng 4.16: Các giải pháp thích ứng với BĐKH áp dụng cho các hộ chuyên

trồng lúa, trồng màu 67Bảng 4.17: Các giải pháp thích ứng với BĐKH áp dụng cho các hộ chuyên NTTS

68

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất qua các năm 12

Hình 2.2: Sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất qua các năm 14

Hình 2.3: Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu (2000 - 2100) 15

Hình 4.1: Bản đồ huyện Hải Hậu 33

Hình 4.2: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế tại huyện Hải Hậu, 2011 36

Hình 4.3 : Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi tần suất xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm (n=45) 40

Hình 4.4: Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi thời gian xuất hiện nhiệt độ bất thường trong năm (n=45) 41

Hình 4.5: Diễn biến nhiệt độ của huyện Hải Hậu giai đoạn 1980-2014 (oC) 42

Hình 4.6: Nhận thức của người dân về sự thay đổi lượng mưa (n=45) 43

Hình 4.7: Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa, số ngày mưa bất thường trong năm và tình trạng hạn hán của hai xã 44

Hình 4.8: Diễn biến lượng mưa huyện Hải Hậu giai đoạn 1985- 2014 45

Hình 4.9: Nhận thức của người dân về sự thay đổi của mực nước biển 48

Hình 4.10: Biến động của mực nước biển trung bình tại Nam Định giai đoạn 1961-2002 50

Hình 4.11: Nhận thức của người dân xã Hải Lý về ảnh hưởng của BĐKH đến nghề làm muối 58

Hình 4.12: Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu giai đoạn (2000 - 2014) 59

Trang 9

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu hiện nay không còn là một khái niệm xa lạ với mọingười trên thế giới Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp tới con người vàsinh vật trên Trái Đất Cùng với sự phát triển những hoạt động của con người đãlàm gia tăng việc gây ô nhiễm môi trường, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng dầnlên Đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4oC tới 5,8oC Sự nónglên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mựcnước biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản phát thải cao),

sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp(IPCC, 2010)

Theo cảnh báo của IPCC (2007), Việt Nam sẽ là một trong 5 quốc giachịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng đồng bằngsông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng ven biển miền Trung sẽ bịngập lụt, nhiễm mặn do nước biển dâng

Nam Định là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía Nam đồng bằngsông Hồng, có diện tích tự nhiên là 1651,42 km2 trong đó đất sản xuất nôngnghiệp là 936,33 km2, đất lâm nghiệp là 42,405 km2, đất nuôi trồng thủy sản141.638 km2, đất làm muối và đất nông nghiệp khác là 12,792 km2 (Niên giámthống kê tỉnh Nam Định, 2010) bằng 0,5% so với cả nước Tỉnh có 72 km đêbiển có lợi thế biển và điều kiện phát triển nông nghiệp, làm muối và nuôi trồngkhai thác thuỷ hải sản (Sở NN&PTNN tỉnh Nam Định, 2010)

Hải Hậu là huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, códiện tích tự nhiên là 228,9559 km2 với diện tích đất nông nghiệp là 156,3587

km2, trong đó diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp chiếm 68,29% diện tích đất

Trang 10

là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Trong điều kiện thời tiết hiện nay các yếu

tố khí hậu thay đổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sử dụng đất nông nghiệp: sảnxuất nông nghiệp, năng cây trồng và chất lượng sản phẩm của huyện (PhòngTNMT huyện Hải Hậu, 2013)

Là một huyện ven biển nên huyện bị chịu những tác động không nhỏ củabiến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp? Biến đổi khí hậu đã tác động thế nàotới sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Hậu? Để trả lời câu hỏi trên tôi đã quyết

định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp thích ứng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”

với mục đích tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệpđồng đưa ra một số giải pháp thích ứng để góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống của người dân trong huyện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu hiện trạng SXNN trên địa bàn huyện

- Tìm hiểu ảnh hưởng của BĐKH đến SXNN trên địa bàn huyện

- Đề xuất một số biện pháp khả thi cho việc giảm thiểu ảnh hưởng củaBĐKH đến SXNN của huyện Hải Hậu

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1.1 Khí hậu

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (1950) cho rằng: Khí hậu là tổng hợpcác điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dàihạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khíquyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượngkhác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định (Bộ TNMT, 2008)

2.1.1.2 Biến đổi khí hậu

Trong lịch sử địa chất của Trái Đất, sự biến đổi khí hậu đã từng xảy ranhiều lần với những thời kì nóng và lạnh kéo dài hàng vạn năm còn gọi là thời

kì băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp hoặc dâng cao Hiện nay, có nhiềuvăn bản, nhiều tổ chức đưa ra các khái niệm định nghĩa về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi cơ bản của khí hậu được quy trực tiếp hoặcgián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàncầu và sự thay đổi này cộng thêm khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sátđược trong những thời kì có thể so sánh được (UNFCCC, 1992)

BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống biến đổi khí hậu, có thểnhận biết được qua sự biến đổi trung bình và sự biến động của các thuộc tínhcủa nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài điển hình là hàng thập kỉ hoặcdài hơn Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khíhậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do những tác động thườngxuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sửdụng đất (IPCC, 2007)

Trang 12

2.1.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặccon người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường nhằm mục đích giảm khả năng bịtổn thương do giao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tậndụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ TNMT, 2008)

2.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

2.1.2.1 Biến đổi khí hậu trong thời kỳ địa chất

Trong hội thảo tham vấn quốc gia về chương trình mục tiêu quốc gia ứngphó với BĐKH và NBD năm 2008 (Bộ TNMT, 2008) đã cho rằng khí hậu TráiĐất đã trải qua nhiều lần biến đổi Cụ thể như sau:

Khoảng 45 triệu năm trước, một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đấtlàm bề mặt Trái Đất bị bao phủ một lượng khói bụi dày đặc, và Trái Đất bị chìmtrong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng mặt trời Trái Đất bị lạnh

đi và loài khủng long bị tuyệt chủng

Khoảng 2 triệu năm trước công nguyên, Trái Đất cũng trải qua nhiều lầnbăng hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100.000 năm.Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 – 70C,riêng ở vùng cực khoảng 10 – 150C

Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trước côngnguyên, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất cao hơn thời kỳ tiền côngnghiệp (1750) khoảng 20C và mực nước biển trung bình cao hơn trong thế kỷ 20

từ 4 đến 6m

Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 – 15 nghìn năm.Sau thời kỳ này, Trái Đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển Samạc Sahara trong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trước công nguyên có cây

cỏ và chim muông Khoảng 5 – 6 nghìn năm trước công nguyên, nhiệt độ TráiĐất cao hơn hiện nay

Trang 13

Đầu thế kỷ 14, Châu Âu trải qua một kỷ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vàitrăm năm Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắcnghiệt làm cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đinơi khác.

BĐKH xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên, chủyếu là sự chuyển động của Trái Đất, các vụ phun trào của núi lửa và hoạt độngcủa mặt trời

2.1.2.2 Biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại

Theo Crutzen (2002) nhận định, BĐKH toàn cầu đã bắt đầu từ cuối thế kỷXVIII, sự nhiễu loạn của các hệ tự nhiên của Trái Đất, được khẳng định phần lớn là

do hoạt động của con người, đã tạo nên kỷ nguyên mới “kỷ nguyên con người” Sựtăng nhiệt độ Trái Đất quan sát được trong 50 năm qua là một bằng chứng mới lạ,được khẳng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người

IPCC (2013) đã đưa ra trong Báo cáo tóm tắt lần thứ 5 về vấn đề hoạchđịnh chính sách 4 nhận định quan trọng về BĐKH của NASA gồm:

Có đến 95% hoạt động của loài người phải chịu trách nhiệm trước vấn đềnóng lên toàn cầu Theo các nhà khoa học NASA, trong giai đoạn 1880 – 2013(trừ năm 1998) chỉ trong 13 năm kể từ năm 2000, Trái Đất đã xuất hiện 10 nămnóng nhất Riêng năm 2010 và 2005 được xếp hạng là năm nóng nhất trong lịch

sử Và năm 2013 cũng là năm thuộc những năm có nhiệt độ cao kỷ lục trong 134năm Có thể nói Trái Đất ngày càng nóng lên so với những thập kỷ trước đó

Nồng độ CO2 đạt mức chưa từng có trong vòng 800.000 năm Trong suốtthời kỳ băng hà, nồng độ CO2 vào khoảng 200 ppm, và trong suốt thời kỳ sau kỷbăng hà và dao động quanh mức 280 ppm Trong năm 2013, nồng độ CO2 vượt qua

400 ppm và là lần đầu tiên trong lịch sử Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóngcủa nồng độ CO2 trong không khí là do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

Mực nước biển tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh hơn trong vòng 40 năm

Trang 14

đoán rằng trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng thêm 18 – 59 cm, nhưngnhững con số này không bao gồm bất ổn trong phản hồi chu kỳ khí hậu carboncũng không bao gồm những tác động đầy đủ của những thay đổi trong dòngchảy lớp băng.

Trong hai thập kỷ qua, tại đảo Greenland và băng ở Nam cực đã tan chảy

và sông băng đã giảm ở hầu hết các nơi trên thế giới Tiêu biểu của sự biến đổikhí hậu hiện nay là sự nóng lên toàn cầu được khẳng định do hoạt động của conngười Từ năm 1750, con người đã biết sử dụng các nguồn nguyên liệu hóathạch và phát thải vào khí quyển các chất khí gây hiệu ứng nhà kính dẫn đếntăng nhiệt độ của Trái Đất Từ đó đến nay, con người đã thải ra gần 2.000 tỷ tấn

CO2 vào không khí

Theo đánh giá của IPCC (2013) việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệuhóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải,xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phárừng nhiệt đới đóng góp khoảng (18%), sản xuất nông nghiệp khoảng (9%) cácngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng (24%), còn lại (3%) là từ cáchoạt động khác

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát thải khí nhà kính chủ yếu

CO2, CH4, N2O, HFCS, PFCS, SF6 là nguyên nhân hàng đầu gây BĐKH, đặc biệt

từ năm 1950, thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng tăngcường sử dụng các nguồn nhiên liệu: than, dầu khí, sản xuất xi măng,… chặt phárừng, chăn thả gia súc…, các hoạt động công nghiệp, sản xuất nhôm, giao thôngvận tải… càng gia tăng các khí nhà kính Sự tăng lên của các khí nhà kính dẫnđến gia tăng hiệu ứng nhà kính của lớp khí quyển đã tạo ra một lượng bức xạcưỡng bức với độ lớn trung bình là 2,3w/m2, làm cho Trái Đất nóng lên Nếunồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽtăng lên 3oC (IPCC, 2007) Dự báo đến năm 2050 nếu không có biện pháp khắcphục hiệu ứng nhà kính nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1,5oC đến 4,5oC

Trang 15

BĐKH còn thể hiện thông qua mực NBD Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4của IPCC (2007) sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã được minh chứng rõ ràngthông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độnước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làmtăng mực nước biển trung bình toàn cầu Mực nước biển tăng phù hợp với xu thếnóng lên do có sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu ước tínhgồm: Giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băngNam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra BĐKH còn do yếu tố tự nhiên cũng làmột nguyên nhân nhỏ gây nên BĐKH như hiện tượng núi lửa phun trào thải rakhí SO2, bụi, hơi nước và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thểảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Đồng thời có sự thay đổi của cường độánh sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời Sự thay đổi cường độánh sáng của Mặt trời gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xướng mặt đất làmnhiệt độ bề mặt Trái Đất thay đổi

Như vậy, BĐKH do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếuvẫn là do con người, hoạt động của con người gây nên

2.1.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Biểu hiện của BĐKH đã được kiểm chứng và cảm nhận thông qua sựnóng lên của khí quyển, nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên làm cho các băng

ở cực Bắc, cực Nam đều tan chảy, điều này dẫn đến sự dâng cao của mực nướcbiển BĐKH làm thay đổi thành phần, chất lượng khí quyển và kéo theo sự dichuyển các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau Mưa,nắng các vùng địa lý không còn tuân theo quy luật như trước đây BĐKH cònlàm thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác Đồng thời làmthay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần củathuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển Như vậy, BĐKH ngày càng biểu hiệnmột cách rõ ràng

Trang 16

sự phát triển kinh tế tiến triển một cách lâu bền (UNFCC, 1992).

Nghị định thư Kyoto (bao gồm 28 điều và 2 phụ lục A và B) của công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH.

2.2.2 Tại Việt Nam

Việt Nam đã có những văn bản chính thức của Nhà nước liên quan đếnphát triển bền vững và biến đổi khí hậu theo trình tự thời gian như sau:

Trang 17

Bảng 2.1: Các danh sách văn bản pháp luật và dưới luật liên quan đến

BĐKH

phát hành

Cơ quan phát hành

1 Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto 12/1998 Chính phủ

2 Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư

Kyoto

9/2002 Chính phủ

3 Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo

Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên

hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước

khung của Liên hợp quốc về BĐKH tại Việt

Nam

17/12/2005 Chính phủ

6 Thông tư 10/2006/TT-BTNMT “Hướng dẫn xây

dựng dự án Cơ chế Phát triển sạch trong khuôn

khổ Nghị định thư Kyoto”

12/12/2006 Bộ TNMT

7 Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư

Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc

9 Công bố Chiến lược Quốc gia về Phòng chống,

Thích nghi và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm

Trang 18

theo CDM.

11 Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP xây dựng

Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc

BĐKH toàn cầu, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng

đồng quốc tế cho Chương trình này

12 Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg chương trình

mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu

2/12/2008 Chính phủ

13 Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Chiến lược

quốc gia về biến đổi khí hậu

2.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.3.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu

2.3.1.1 Biến đổi khí hậu trên thế giới

BĐKH toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng thể hiện rõ nhất là hiệntượng nóng lên của Trái Đất Bên cạnh đó còn hiện tượng nước biển dâng, lượngmưa thay đổi… BĐKH toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyểntheo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước Khắp nơi trên thế giới đangphải hứng chịu các hiện tượng cực đoan của thời tiết: lũ lụt, hạn hán, băng tan,sóng thần Theo thống kê của WMO (2010) có các hiện tượng cực đoan: nắngnóng ở Liên bang Nga, Ukraina, Beelarus và 1 số nước châu Âu khác Mưa lớn,

lũ lụt ở Pakistan, Nepan, Trung Quốc, Việt Nam Giá rét ở Canada, Anh, ĐôngBắc Trung Quốc

Trang 19

Nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng

100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây Cụ thể như sau:

a Nhiệt độ tăng

Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đưa ra các nhận định:

Trong vòng 100 năm qua (1906 - 2005) nhiệt độ trung bình của toàn cầutăng 0,74oC Tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây lớn gấp đôi so với 50năm trước đó Từ năm 2001, trong vòng 10 năm nhiệt độ trung bình cao hơn0,5oC so với giai đoạn 1961 - 1990

Giai đoạn từ năm 1995 - 2006 (trừ năm 1996) 11/12 năm được xếp vàodanh sách nhiệt độ cao nhất trong lịch sử từ năm 1850, nóng nhất là năm 1998

và 2005 Gần đây nhất là năm 2010 được coi là năm nóng nhất trong lịch sử vàtháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ năm

1880 (IPCC, 2007)

Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mựcnước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003 Ngoài ra, nhiệt độ trungbình của đại dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng gópphần vào sự tăng lên của mực nước biển Mực nước biển trung bình toàn cầu đãtăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanhhơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003 Tổng cộng, mực nước biểntrung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100 năm gần đây (IPCC, 2007)

Trang 20

Hình 2.1: Sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất qua các năm

(Nguồn: IPCC, 2010)

Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả làgiảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng0,07oC mỗi thập kỷ

Bảng 2.2: Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 ( o C)

Trang 21

Bảng 2.2 cho thấy giai đoạn (1910 - 2000) nhiệt độ trung bình toàn cầutăng cao sự chuẩn sai nhiệt độ năm 1910 là -0.2oC đến năm 2000 đã tăng lên0,7oC Riêng vào năm 2000, các khu vực trên thế giới có mức tăng nhiệt độ daođộng từ 0,4 - 0,9oC Mức tăng nhiệt độ trong vòng 90 năm cao nhất là ở Châu Á

từ -0,2 lên đến 0,9oC, thấp nhất ở Châu Úc từ 0,1 đến 0,5oC

b Lượng mưa thay đổi

Trong báo cáo tổng hợp thông tin của Viện khoa học khí tượng thủy văn

và môi trường (IMHEN, 2010) đưa ra:

Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhaugiữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thờiđoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực

Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng lạigiảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độgiảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây Ở Nam

Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Namnhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây Ở Châu Phi, lượng mưagiảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960 – 1980 Ở khu vựcnhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho

cả thời kỳ 1901 – 2005 Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biếnđổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO Ở đới vĩ độ trung bình

và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ,Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đớiphía Bắc vĩ độ 30oN thời kỳ 1901 – 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từthập kỷ 1990 Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơilượng mưa có xu thế giảm (Hình 2.2)

Trang 22

Hình 2.2: Sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất qua các năm

(Nguồn: IPCC, 2010)

c Nước biển dâng - băng tan

Từ giữa thế kỉ 19 tốc độ NBD đã lớn hơn tốc độ nước biển dâng trungbình của hai ngàn năm trước đó Từ 1901 - 2010, trong 100 năm mực nước biểntoàn cầu tăng 0,19m

Do đại dương bị ấm lên và sự giảm các dòng sông băng và các tảng băng

sẽ làm mực nước biển tiếp tục tăng Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu bị tanvới khối lượng đáng kể Tại bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7%

so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 3oC so vớinăm 1982 Theo NASA (2010) diện tích băng giảm trung bình 10% trên 1 thập

kỷ kể từ 1975 làm diện tích phủ băng ở Bắc cực chỉ còn 30% so với 60% trướcđây Theo Colin Summerhayes (2009) nếu toàn bộ băng ở phía Tây Nam cựctan, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 0,9 - 1,5m vào cuối thế kỷnày Một số bộ phận của các tầng băng ở Greenland tan chảy nhanh trong nhữngnăm gần đây, song chưa khẳng định là hiện tượng tạm thời hay thể hiện xu thếdài hạn Các tầng băng ở Nam cực cũng bị giảm đi về khối lượng

Trang 23

Theo dự báo của IPCC (2007) mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng0,18 -0,80 m vào thời kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.

Hình 2.3: Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu

-Kết luận của Nguyễn Đức Ngữ (2010) đưa ra: Trong 70 năm qua, nhiệt độtrung bình năm tăng lên 0,1oC/thập kỷ (0,07 - 0,15oC), nhiệt độ trung bình 4 thập

kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn 3 thập kỷ trước (1931 - 1960)

Diễn biến nhiệt độ trung bình của 2 giai đoạn 1961 - 1975 (cao nhất rơivào nửa thập kỷ 1961 - 1965) và giai đoạn 1991 - 2005 (cao nhất rơi vào nửathập kỷ 2001 - 2005) Nhiệt độ mùa đông, cũng như mùa hè và nhiệt độ năm củagiai đoạn gần đây cao hơn các giai đoạn trước Nhiệt độ trung bình các nửa thập

Trang 24

kỷ trong mùa đông cũng biến đổi nhiều hơn trong mùa hè Nửa thập kỷ 1996

-2000 được coi là có nhiệt độ cao nhất trên các vùng khí hậu phía Bắc và cácvùng khí hậu phía Nam (IMHEN, 2010)

Có thể nhận định như sau về tốc độ xu thế của nhiệt độ các mùa và nămtrong khoảng 50 năm của thời kỳ nghiên cứu:

Mùa đông

Nhiệt độ tăng với tốc độ phổ biến 0,1 - 0,4oC mỗi thập kỷ, tương đối cao ởcác vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất ở Tây Bắc và tương đối thấp ở các vùng khíhậu phía Nam, thấp nhất ở Nam Bộ Tốc độ tăng nhiệt độ ở vùng núi cũng caohơn vùng đồng bằng vì vậy là một vùng núi ở phía Nam, Tây Nguyên có tốc độtăng nhiệt độ vượt cả Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Mùa xuân

Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,04 - 0,17oC trên mỗi thập kỷ tương đối đồngđều trên các vùng khí hậu trừ Tây Bắc với tốc độ tăng nhiệt độ thấp hơn cácvùng khí hậu khác Tốc độ tăng nhiệt độ của mùa xuân thấp hơn mùa đông

Mùa hè

Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,1 - 0,18oC khá đồng đều trên các khu vực khíhậu từ Bắc vào Nam Tốc độ tăng nhiệt độ của mùa hè thấp hơn mùa đông vàxấp xỉ mùa xuân

Mùa thu

Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,1 - 0,15oC, thấp hơn mùa đông và xấp xỉ các mùakhác Tuy nhiên có sự nhau giữa các vùng khí hậu, tương đối cao ở các vùng khí hậuphía bắc, cao nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tương đối thấp ở các vùng khí hậu phíaNam, thấp nhất ở vùng Nam Bộ Ở Việt Nam nhìn chung mức thay đổi nhiệt độ cựcđại dao động trên toàn quốc là -3oC đến 3oC, mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu daođộng -5oC đến 5oC Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độtăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn tốc độ tăng của nhiệt độ cực đại, phù hợp với

xu thế BĐKH chung của toàn cầu (Bảng 2.3)

Trang 25

Bảng 2.3: Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua

ở các vùng khí hậu của Việt Nam.

Vùng

Nhiệt độ ( o C) Lượng mưa (%)

ThángI

Tháng

ThángV-X

ThángXI-IV Năm

Việt Nam còn đưa ra các dự đoán trong các kịch bản BĐKH về nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung

bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ

1980 - 1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng íthơn, chỉ khoảng từ 1,1 - 1,4oC được trình bày trong bảng 2.4

Bảng 2.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải thấp (B1) Vùng

Các mốc thời gian của thế kỉ 21

trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở

Trang 26

Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở TâyNguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 được thể hiệntrong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình

năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980

-1999 khoảng 3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC,Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC Mức tăng nhiệt độ trungbình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ởTây Nguyên và 2,6 oC ở Nam Bộ (Bảng 2.6)

Trang 27

Bảng 2.6: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) so với thời kỳ 1980 – 1999

theo kịch bản phát thải cao (A2)

b Lượng mưa thay đổi.

Lượng mưa biến đổi không nhất quán, có khu vực tăng, có khu vực giảm.Trong 2 thập kỉ gần đây, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có lượng mưa giảm trongkhi đó lượng mưa ở Đà Nẵng lại tăng Ở các tỉnh Nam Bộ lượng mưa có xu thếgiảm, kéo theo tình trạng khô hạn tăng lên Lượng mưa lớn nhất trong 24h cũng

có phần tăng lên trong thập kỉ gần đây (Nguyễn Đức Ngữ, 2010)

Lượng mưa mùa khô (tháng XI - IV) tăng lên chút ít hoặc thay đổi khôngđáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phíaNam Lượng mưa mùa mưa (tháng V - X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phầndiện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phíaNam Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa,tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Khuvực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăngmạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua(Bảng 2.2) Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất

là trong những năm gần đây Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tươngứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Tồn tại mối tươngquan khá rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông

Trang 28

xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên cácvùng khí hậu phía Nam (Bộ TNMT, 2012).

Xu thế của lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phíaBắc gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và tăng trêncác vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ Tốc độ xu thế phổbiến là 2 – 10 mm/năm cá biệt lên đến 15 mm/năm như Trà My, Bảo Lộc, haitrung tâm mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (IMHEN, 2010)

Theo số liệu lượng mưa trung bình, mùa mưa bắt đầu vào tháng IV, tháng

V ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng V, tháng VI ở phía Bắc củaBắc Trung Bộ (Thanh Nghệ Tĩnh), tháng VIII, tháng IX ở phía Nam của BắcTrung Bộ (Bình Trị Thiên), phía Bắc của Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, QuảngNgãi, Bình Định, Phu Yên, Khánh Hòa) rồi trở lại tháng V, tháng VI ở phíaNam của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ (IMHEN, 2012)

Cao điểm của mùa mưa trung bình vào tháng VII, tháng VIII ở Tây Bắc,Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng IX, tháng X ở Bắc Trung Bộ, tháng X, tháng

XI ở Nam Trung Bộ rồi trở lại vào tháng VIII, tháng IX, tháng X ở Tây Nguyên,Nam Bộ Mùa mưa kết thúc vào tháng IX, tháng X ở Tây Bắc, tháng IX, tháng X,tháng XI ở Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng XI, tháng XII ở Bắc Trung Bộ,Nam Trung Bộ rồi trở lại tháng X ở Tây Nguyên, tháng XI ở Nam Bộ

Theo tổng hợp thông tin của Nguyễn Đức Ngữ (2010) số ngày mưa phùncũng giảm đi rõ rệt như ở Hà Nội từ năm (1961 - 1970) trung bình mỗi năm có29,7 ngày mưa phùn sau đó giảm còn 14,5 ngày trong thập kỉ (1991 - 2000)

c Nước biển dâng

Theo kết luận trong nghiên cứu của Trần Thục và cs (2012) số liệu mựcnước đo đạc từ 1993 - 2010 cho thấy xu thế tăng nước biển trên toàn biển Đông

là 4,7 mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu hướng tăng nhiều hơn so vớiphía Tây Chỉ tính cho dải ven biển Việt Nam, khu vực Trug Trung Bộ và Tây

Trang 29

Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho dải ven biển Việt Namtăng khoảng 2,9 mm/năm.

Trong số không nhiều trạm hải văn ở Việt Nam, có thể chọn được 3 trạmđại diện cho 3 vùng bờ biển để nghiên cứu về xu thế mực nước biển (Sơn Trà,Cửa Ông và Hòn Dấu) Trong thời kỳ 1960 – 2008, tốc độ xu thế của mực nướcbiển trung bình năm là 3,88 mm/năm ở trạm Hòn Dấu (tiêu biểu cho vùng biểnBắc Bộ) ở Sơn Trà là 3,10 mm/năm (tiêu biểu cho vùng biển Trung Bộ) và 3,38mm/năm tiêu biểu cho vùng biển Nam Bộ Giữa các trạm hải văn tiêu biểu cho 3vùng không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ xu thế của mực nước biển trung

bình năm Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3 – 4

mm/năm hay 3 – 4 cm/thập kỷ, nghĩa là trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nước biển

ở Việt Nam dâng lên khoảng 15 – 20 cm Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu

thế cao hơn, còn mực nước biển thấp nhất thì ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có

nơi thấp so với mực nước biển trung bình Trong thời kỳ gần đây, mực nước

biển cao hơn thời kỳ 1961 – 1990 về trị số trung bình cũng như trị số cao nhất

và trị số thấp nhất (IMHEN, 2011)

Bảng 2.7: Diện tích nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng

(% diện tích) Mực nước

dâng (m)

ĐB sông Hồng, Quảng Ninh

Ven biển miền Trung

TP Hồ Chí Minh

ĐB sông Cửu Long

Trang 30

nhất của Việt Nam nếu diện tích đất bị mất đi nhiều sẽ là tổn thất lớn tới nềnkinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nước biển dâng caonhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 - 82cm, thấp nhất ởvùng Móng Cái trong khoảng từ 49 - 64cm; trung bình toàn Việt Nam nước biểndâng trong khoảng từ 57 - 73cm Theo kịch bản phát thải cao (A1FI), vào cuốithế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trongkhoảng từ 85 - 105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trongkhoảng từ 66 - 85cm; trung bình toàn Việt Nam nước biển dâng trong khoảng từ

78 - 95cm Mực nước biển trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cmvào năm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m

d Hiện tượng thời tiết cực đoan

Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơntrong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều kỷ lục có tính dị thường về thời tiết nhưnhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có

El Nino, điển hình là năm (1997 – 1998) mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có LaNina như năm 2007 (Bộ TNMT, 2008)

Rạng sáng 16/12/2010,không khí lạnh tràn qua Hà Nội làm nhiệt độ thấpnhất xuống 10oC, Hoài Đức 9oC, Sapa 2,7oC, Lạng Sơn 6oC Ngày 17/12 MẫuSơn -0,8oC,có băng giá Ngày 25/12, không khí lạnh tràn về, nhiệt độ ở Hà Nộixuống 9oC, Sapa 3oC Ngày 7/1 /2011, Mẫu Sơn có băng giá (Tổng hợp số liệuthứ cấp, 2015)

Trang 31

Nắng nóng, hạn hán

Nắng nóng tăng lên nhiều nơi trong các năm 1981 - 2000, chủ yếu cáctỉnh phía Nam Những đợt nắng nóng hầu hết xảy ra vào những năm có El Nino.Đồng thời hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là cựcNam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa làm mất nhiều diệntích đất canh tác của người dân

Bão

Đa số các dị thường của mùa bão, bao gồm tháng bắt đầu sớm nhất và

muộn nhất, tháng cao điểm muộn nhất và tháng kết thúc sớm nhất đều xảy ratrong thời kỳ gần đây Trong thời kỳ gần đây, mùa bão bắt đầu sớm hơn và kếtthúc muộn hơn so với thời kỳ 1961 – 1990 Tháng cao điểm của mùa bão trongthời kỳ gần đây sớm hơn chút ít so với thời kỳ 1961 – 1990 (Bộ TNMT, 2012)

Số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có xuthế giảm trong 4 thập kỷ qua: ở Biển Đông, từ 114 cơn trong thập kỷ 1961 -

1970 xuống còn 103 cơn trong thập kỷ 1991 - 2000 Tại Việt Nam, từ 74 cơntrong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 68 cơn trong thập kỷ 1991 - 2000, số cơnbão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo bão có

vẻ dị thường hơn và số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có phần tăng lêntrong những năm gần đây (Bộ TNMT, 2008)

2.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sản xuất nông nghiệp

2.3.2.1 Ảnh hưởng tới diện tích đất nông nghiệp

Nước biển dâng sẽ làm diện tích đất bị thu hẹp do ngập lụt Theo dự báocủa IMHEN (2010): Ở Việt Nam, theo kịch bản phát thải cao hay kịch bản phátthải trung bình vào những năm đầu của nửa thập kỷ 2040 – 2045, nước biểndâng ở mức 0,25 m, diện tích ngập trên 6.230 km2 (1,9% diện tích; 2,4% dân số

bị ảnh hưởng) nước biển dâng tới mức 0,50 m, diện tích bị ngập lên đến 14.034

km2 (chiếm 4,2% diện tích, ảnh hưởng đến 5,2% dân số)

Trang 32

Theo kịch bản phát thải cao với mức nước biển dâng 1 m, 9,1% diện tíchnước ta bị ngập và 16% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng Đó chính là tác độngcủa BĐKH vào năm 2100.

Đồng Bằng Sông Hồng, khi nước biển dâng 0,25 m, diện tích bị ngập trên

100 km2 (chiếm 1% diện tích, ảnh hưởng khoảng 0,7% dân số) Với nước biểndâng 0,5 m diện tích bị ngập vượt 200 km2 (1,5% diện tích, ảnh hưởng 1,4% dânsố) Khi nước biển dâng lên 1 m, diện tích đất ngập lên 1.668 km2 (mất đi 11,2%diện tích, ảnh hưởng 10% dân số) Đồng Bằng Sông Cửu Long, khi nước biển dâng0,25 m, diện tích ngập là 5.428 km2 (chiếm 14% và ảnh hưởng khoảng 9,6% dânsố) Khi nước biển dâng 0,5 m, diện tích ngập là 12.873 km2 (chiếm 32% ảnhhưởng tới 22 % dân số) Với mực nước biển dâng 1m, diện tích ngập là 26.856

km2 (chiếm 67% diện tích và khoảng 55% dân số) (IMHEN, 2010)

Phần lớn diện tích đất trên Việt Nam đều sử dụng vào mục đích nôngnghiệp vì vậy diện tích đất bị thu hẹp do nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng đến chất lượng nông nghiệp và cuộc sống của người dân

2.3.2.2 Tác động đến chất lượng đất

BĐKH không chỉ làm giảm diện tích đất mà còn tác động trực tiếp đếnchất lượng đất SXNN Thứ nhất quá trình oxy hóa gây thoái hóa đất do nhiệt độ

tăng lên và hạn hán gia tăng trong mùa khô Thứ hai quá trình mặn hóa do nước

biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn Thứ ba quá trình xói mòn rửa trôi theonước do lượng mưa và cường độ mưa trong mùa mưa tăng lên, nhất là ở nhữngvùng lớp phủ thực vật bị tàn phá

Thêm vào đó, quá trình xâm thực xói lở bờ sông do mùa khô và hạn hán

làm lòng sông bị nâng cao, tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi đưa vật liệuthô lấp dần lòng sông hoặc lắng đọng dưới đáy sông dẫn đến thay đổi quy luậtlòng sông, gia tăng quá trình xâm thực sói lở bờ sông

Cuối cùng, quá trình phong thành cát bay, cát chảy do bão tố nhiều hơn,

tần số và tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mưa lớn mài mòn

Trang 33

các sườn đất, bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đá; gia tăng quátrình cát bay, cát chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cư ven biển. Cácquá trình này sẽ dẫn đến chất lượng đất giảm, kéo theo quá trình canh tác và sửdụng đất cũng giảm (IMHEN, 2010).

2.3.2.3 Ảnh hưởng tới cây trồng

Ảnh hưởng từ nhiệt độ

BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng nông nghiệp Sự giảm dầncường độ lạnh trong mùa đông, tăng thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mấtdần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinhthái Hơn nữa BĐKH còn làm chậm tốc độ phát triển của các cây trồng đồngthời làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của vùng nông nghiệp phía Bắcnước ta (IMHEN, 2010)

Ảnh hưởng từ bão lũ

Giữa năm 1954 và năm 2000 trung bình có 6,9 cơn bão/năm ảnh hưởng ởđất liền dọc theo bờ biển Việt Nam Cấp độ gió mạnh và mực nước biển dângkèm với cơn bão gây ra phá hủy lớn đối với vùng duyên hải Lượng mưa và bãogây ra lũ lụt rộng lớn ở các vùng đất thấp, các trận lụt làm phá hủy đáng kể cácvùng đất thấp trong vùng đồng bằng sông Hồng và gây ngập lụt lúa

Cơn bão Damrey là một cơn bão mạnh nhất trong 50 năm qua ở ViệtNam Lũ quét sau Damrey phá hủy ít nhất 1.194 ngôi nhà, hơn 130.000 ha ruộnglúa bị ngập và hư hỏng, phần lớn ruộng chưa được thu hoạch trước khi bãoDamrey đến (Mai và cs, 2009)

Ảnh hưởng từ hạn hán

Hạn hán bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng nhưng không đềugiữa các vùng và các trạm trong từng vùng khí hậu Hiện tượng nắng nóng códấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước đặc biệt ở Trung Bộ và Nam

Bộ (IMHEN, 2012)

Những năm gần đây các tỉnh Đông bằng sông Hồng liên tục phải đối phó

Trang 34

tục xuống thấp dưới mức lịch sử trong 10 năm qua Tình trạng hạn hán có thểkéo dài khi lượng mưa giảm xuống và những ngày mưa lớn tiếp tục tăng cao ởmiền Bắc Hạn hán làm cho dịch bệnh trên cây trồng với cả vật nuôi Có một sốbệnh lạ xuất hiện như rầy nâu nhỏ, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen ở ngô vàlúa Các bệnh như đạo ôn, khô vằn, thôi thân, thối bẹ, bệnh lem lép hạt, bệnhbạc lá vi khuẩn phổ biến trên lúa chất lượng cao, bệnh thối thân, thối gốc, vànglùn, xoắn lá xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ phá hoại nghiêm trọng Trêncây rau bệnh thán thư, thối thân, thối gốc, đốm lá…mức độ gây hại của sâu bệnhtrên diện rộng.

2.3.2.4 Ảnh hưởng tới hoạt động chăn nuôi

Theo báo cáo của Oxfam (2008) ở miền Bắc, trung tâm dự báo khí tượngthủy văn quốc gia ghi nhận trận rét chưa từng có kéo dài trong 38 ngày phá kỉlục 31 ngày rét năm 1989 Nhiệt độ xuống thấp dưới 10o C và xuống đến -2oC ở

2 địa phương Thời tiết rét đậm rét hại kéo dài giết chết hơn 60.000 gia súc, pháhỏng ít nhất 100.000 ha lúa gây thiệt hại 30 triệu dola Mỹ

Rét đậm, rét hại hoặc nhiệt độ tăng lên có những đợt nắng nóng bấtthường có thể gây ra các loại dịch bệnh: dịch cúm gia cầm H5N1, dịch bệnh taixanh… và chết hàng loạt các loại gia súc

2.3.2.5 Ảnh hưởng tới thủy sản

BĐKH ảnh hưởng trực tiếp tới ngành NTTS và thủy sinh trên biển Theobáo cáo của Tổng cục Thủy sản (2011), trong 10 năm qua (2001 - 2011), sảnlượng NTTS tăng 4 lần từ hơn 700 nghìn tấn lên khoảng 3 triệu tấn Trong đó,sản lượng NTTS ven biển chiếm gần 30% Tuy nhiên hoạt động này thườngxuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai do BĐKH gây ra: NBD, nhiệt độtăng, bão lũ, sóng thần thủy triều, cá hiện tượng thời tiết cực đoan Những yếu tốnày có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên nuôi trồng thủy sản

Bộ NN&PTNN (2012) đưa ra đánh giá do ảnh hưởng của BĐKH nên thờitiết năm 2012 ngay từ đầu năm đã có rất nhiều bất thường, gây thiệt hại lớn cho

Trang 35

nghề nuôi tôm Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trên cả nướcnói chung, nghề nuôi tôm đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của những cơnmưa trái mùa với tần suất càng ngày càng tăng Mưa lớn làm độ mặn của nướctrong ao giảm đột ngột, vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm khiến tôm mất cânbằng, bị sốc và có thể chết hàng loạt Việc kéo dài tình trạng độ mặn thấp dưới

15 - 20‰ còn khiến tôm chậm lớn và không thể lột vỏ Gió bão làm xói mòn bờbao khiến tôm thoát ra ngoài Đồng thời xuất hiện hiện tượng ô nhiễm môitrường và nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, tình hình dịch bệnh diễn biếnphức tạp, ngày càng khó kiểm soát, diện tích dịch bùng phát tăng đột biến Tất

cả những cái đó đang đe dọa tính bền vững của nghề nuôi tôm hiện nay Có thểthấy, BĐKH đã và đang tác động xấu đến nghề nuôi tôm tại Việt Nam

Theo IMHEN (2010) cho rằng: Đối với môi trường thủy sinh trên biểnnhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản, quá trìnhkhoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật,làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnhhưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trìnhsuy thoái của san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệcộng sinh giữa san hô và tảo Làm thay đổi về vị trí, cường độ dòng triều, cácvùng nước trồi và gia tăng tần số, cường độ bão Cường độ bão tăng kết hợp vớimưa bão tăng, nồng độ muối cũng giảm đi ảnh hưởng đến sinh thái của một sốloài nhuyễn thể Đối với môi trường thủy sản nuôi trồng hàm lượng oxy trongnước giảm nhanh làm giảm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, làm giảm lượng thức

ăn của thủy sinh Các điếu kiện môi trường nước có thể thay đổi làm ảnh hưởngđến chất lượng và tốc độ sinh trưởng của thủy sinh Đồng thời làm mất nơi sinhsống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngập mặn Ao

hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt

2.3.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Trang 36

2.3.3.1 Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2011) cónghiên cứu và đưa ra các giải pháp như sau:

Thứ nhất là điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnhBĐKH Trước hết phải đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên

và đưa ra dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng trong từng thời

vụ, dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn – cảnh mới (chống hạn, chống nắng, chống nóng), các cây trồng có hiệu quả cao Đồng thời lập kế

hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng và lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ

Thứ hai là đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh Phải đánh giá tácđộng của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên để dự kiến các công thức luân

canh, xen canh trong hoàn cảnh BĐKH Đồng thời vận dụng thử nghiệm các

công thức luân canh, xen canh mới, đua ra các kiến nghị, các giải pháp kỹ thuậtliên quan

Thứ ba là cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp Đầu tiên phải dự kiến

tác động của BĐKH đến sản xuất lúa, các loại cây trồng và nhu cầu tưới tiêu

theo cơ cấu mùa vụ mới Để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các

phương tiện tưới tiêu nhằm điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế mới một số

phương tiện tưới tiêu hiệu suất cao hơn

Hơn thế nữa phải tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán: Dự kiến tác động củaBĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước để lập bản đồ hạn hán và bản đồngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết Sau đó, xây dựng chỉ tiêu cảnhbáo lũ lụt và xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán

Ngoài ra, cần phải phân bố và sử dụng hợp lí diện tích đất nông nghiệp Cócác biện pháp cải tạo, chăm bón tốt cho đất trả lại đất nguồn dinh dưỡng cần thiết

2.3.3.2 Các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam

Trang 37

Đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam về đối với các lĩnh vựcKTXH và các địa phương Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, cácviện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chứcquốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ sâu và rộng khácnhau Trần Thục và cs (2012) đã tổng hợp lại một số các nghiên cứu sau đây:

Viện KTTV (1999) đã thực hiện: Thông báo quốc gia đầu tiên (TBQG-I)của Việt Nam về BĐKH cho Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH(1999 - 2002) nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mìnhtheo Điều 4.1 và 12.1 của Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH thôngqua việc chuẩn bị TBQG-I cho Ban thư ký Công ước khung của LHQ về BĐKHtheo hướng dẫn của Hội nghị lần thứ 2 các Bên tham gia Công ước khung củaLHQ về BĐKH dành cho các bên không thuộc Phụ lục I

Bộ TNMT (2004) thực hiện nghiên cứu: Tăng cường năng lực thực hiện

Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết và phổ biến cácthông tin, tài liệu hướng dẫn nâng cao nhận thức về BĐKH, CDM và các cơ hội,lợi ích do CDM mang lại; tăng cường năng lực cán bộ, hình thành khung pháp

lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động CDM ở trong nước;nâng cao kỹ năng và năng lực nhằm xác định và xây dựng danh mục các dự ánCDM tiềm năng tại Việt Nam và thiết lập thủ tục thích hợp xem xét, phê duyệt

dự án CDM tại Việt Nam; và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện CDM với các nướctrên thế giới và trong khu vực

Bộ TNMT (2009) chủ trì thực hiện dự án: Thông báo Quốc gia lần thứ hai(TBQG-II) của Việt Nam cho Công ước Khung của LHQ về BĐKH Dự án sẽtiến hành kiểm kê quốc gia KNK, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam đếnnăm 2100, đánh giá tác động của BĐKH, xây dựng các biện pháp thích ứng vớiBĐKH và khung chiến lược đối phó với BĐKH tại Việt Nam

Trang 38

Bộ TNMT (2007) thực hiện dự án: Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầumối quốc gia về BĐKH (2007 - 2008) nhằm tăng cường năng lực về nhân lực, tổchức, kỹ năng nghiệp vụ cho cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH ở Việt Nam và hỗtrợ cơ quan này tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước trong việclồng ghép vấn đề BĐKH vào kế hoạch, chương trình phát triển bền vững.

Viện KTTVMT (2007) thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu BĐKH ở ĐôngNam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa

và tài nguyên nước (2007) nhằm xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu chokhu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đếncác yếu tố như nhiệt độ, mưa

Viện KTTVMT (2006) thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu tác động củaBĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên Huế (2006 – 2008) nhằm áp dụng, lồng ghép các thông tin vềBĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH cho một vùng cụ thể để có các giải phápthích nghi với BĐKH

Viện KTTVMT (2008) thực hiện nghiên cứu: Tác động của nước biển dâng

và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam (2008 - 2009) nhằm tập trung chủ yếu vàoviệc giảm thiểu các tác động do nước biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Namthông qua việc đề xuất các biện pháp thích ứng, Nâng cao hiểu biết về các phươngpháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam

Viện KTTVMT (2009) thực hiện ngiên cứu: Tác động của BĐKH đến tàinguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng nhằm tăng cường năng lựccủa các ban ngành, tổ chức và của người dân Việt Nam trong việc thích nghi vớitác động của BĐKH đến tài nguyên nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tácđộng xấu cũng như thiệt hại do BĐKH gây ra; khôi phục có hiệu quả các tácđộng này hoặc tận dụng các tác động tích cực của BĐKH

Trang 39

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

- Sản xuất nông nghiệp tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

- Sự thay đổi của các thông số biến đổi khí hậu

3.2 Phạm vi

Phạm vi không gian: Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Phạm vi thời gian: Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, KTXH huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

- Tìm hiểu diễn biến các yếu tố khí hậu tại địa bàn nghiên cứu

- Tìm hiểu về hiện trạng SXNN của huyện

- Tìm hiểu tác động của BĐKH đến SXNN tại địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp thích ứng để giảm thiểu sự tác động của BĐKHđến SXNN

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp để xác định ảnh hưởng và tìm ra các giải phápthích ứng với BĐKH tại huyện Hải Hậu Đề tài cũng thu thập số liệu thứ cấp vềkhí tượng (mưa, nhiệt độ ), xâm thực mặn, nước biển dâng, ngập lụt, các báocáo sản xuất nông nghiệp… để đánh giá tác động của BĐKH Sử dụng các báocáo SXNN qua các năm để phân tích được sự ảnh hưởng của BĐKH lên hiệuquả của SXNN

Trang 40

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Xây dựng phiếu điều tra các hộ dân để thấy được tác động của BĐKH đếnSXNN Số phiếu điều tra sẽ được chọn lựa một xã ở ven biển (Xã Hải Lý) và một xãkhông nằm ở ven biển (Xã Hải Nam) để so sánh tác động của BĐKH đến hai xã

Ở xã Hải Nam có 2992 hộ, xã Hải Lý có 2714 hộ Tổng 2 xã có 5733 hộ:

n = 90 (phiếu) Do số lượng dân số hai xã không chênh lệch nhau nhiều nên mỗi

xã sẽ lấy 45 phiếu điều tra Phương pháp chọn hộ tại từng xã là phân lớp theomức thu nhập giàu, trung bình và nghèo để đáp ứng được mức độ tin cậy giữacác nhóm hộ giữa các nhóm hộ Mỗi xã lấy 15 phiếu giàu, 15 phiếu trung bình

và 15 phiếu nghèo

3.4.2.2 Phương pháp PRA

Phỏng vấn người dân để thu thập số liệu sơ cấp tại địa phương để xác địnhảnh hưởng và các biện pháp thích ứng với BĐKH của huyện Hải Hậu nhằm đưa racác giải pháp phù hợp với thực tiễn Các thông tin cần thu thập chính trong đề tàivới phương pháp này là người dân đưa ra được các hiện tượng thời tiết cực đoan tạiđịa bàn huyện và các giải pháp thích ứng với BĐKH trong SXNN

3.4.3 Phương pháp thống kê, phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê dựa vào các tài liệu thu thập được (các báo cáo vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn huyện, hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ địa chính, bản đồ địa hình, các báo cáo sản xuất nông nghiệp qua các năm,các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm…) tiến hành hệ thống hoácác loại tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài, qua đó tránh được việc dư thừa các

số liệu không cần thiết

Các số liệu sau khi thu thập sau khi điều tra, phỏng vấn được xử lý vàphân tích thống kê mô tả (nhận thức của người dân về sự thay đổi nhiệt độ,lượng mưa, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, tác động của BĐKH đếnSXNN và các giải pháp thích ứng) bằng phần mềm Excel để xác định rõ mức độảnh hưởng BĐKH và các giải pháp ứng phó với BĐKH mà người dân thực hiệnnhằm đưa ra các giải pháp phù hợp

Ngày đăng: 14/12/2015, 21:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ
Nhà XB: NXB Đại học Cần Thơ
Năm: 2008
9. Nguyễn Đức Ngữ (2008) (chủ biên). Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Biến đổi khí hậu
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
19. Trần Thục, TS. Huỳnh Thị Lan Hương, ThS.Đào Minh Trang (2012). Tích hợp về vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, NXB Tài nguyên và Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp về vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
Tác giả: Trần Thục, TS. Huỳnh Thị Lan Hương, ThS.Đào Minh Trang
Nhà XB: NXB Tài nguyên và Môi trường và bản đồ Việt Nam
Năm: 2012
21.Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010). BĐKH và tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐKH và tác động ở Việt Nam
Tác giả: Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2010
22. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011). Tài liệu hướng dẫn: đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng ở việt nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Tài liệu hướng dẫn: đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng ở việt nam
Tác giả: Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2011
28. Chuyên đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện trạng và giải pháp http://doc.Edu.Vn/tai-lieu/chuyen-de-bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap-10642/ 8/11/2012 Tài liệu tiếng anh Link
1. Báo cáo của Oxfam (2008). Việt Nam BĐKH, sự thích ứng và người nghèo Khác
2. Bộ TNMT (2004). Tăng cường năng lực thực hiện Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam Khác
3. Bộ TNMT (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH Khác
4. Bộ TNMT (2008). Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH Khác
5. Bộ TNMT (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Khác
6. Bộ TNMT (2009). Thông báo Quốc gia lần thứ hai (TBQG-II) của Việt Nam cho Công ước Khung của LHQ về BĐKH Khác
7. Bộ TNMT (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Khác
10. Nguyễn Đức Ngữ (2010). Biến đổi khí hậu, thực trạng, thách thức, giải pháp ngày sáng tạo Việt Nam 2010 Khác
11. Simelton E, Đàm Việt Bắc, Finlayson R., Lasco R, 2014. Bộ công cụ đàm phán: Làm thế nào để những nông hộ nhỏ và các cấp chính quyền địa phương có thể cùng nhau thích ứng với BĐKH (Bản dịch). ICRAF Việt Nam Khác
12. Phòng NN&PTNT (2007). Niên giám thống kê huyện Hải Hậu Khác
13. Phòng NN&PTNT (2010). Niên giám thống kê huyện Hải Hậu Khác
14. Phòng NN&PTNT (2010). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2011 Khác
15. Phòng NN&PTNT (2011). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2012 Khác
16. Phòng NN&PTNT (2012). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2013 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w