1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dựng EU Đông Đô

91 729 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 169,38 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp so sánh thời gian giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch để biếtđược sự thay đổi c

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 01: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty.

Bảng 02: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 03 BảngVLĐ và nguồn hình thành VLĐ.

Bảng 04 Bảng Phân tích kết cấu VLĐ của Công ty.

Bảng 05 Bảng phân tích kết cấu vốn bằng tiền của Công ty.

Bảng 06 Bảng Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Bảng 07 Bảng Kết cấu nợ phải thu của công ty

Bảng 08 Bảng Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu

Bảng 09 Bảng Kết cấu hàng tồn kho của công ty

Bảng 10 Bảng Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho

Bảng 11 Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Vốn lưu động được xem như là huyết mạch có ý nghĩa quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tầm quan trọng của vốn lưu động đốivới doanh nghiệp được biểu hiện một cách xuyên suốt toàn quá trình hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp trên hai phương diện một là trong vai trò điềukiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất và hai là công cụ phảnánh đánh giá sự vận động của các yếu tố sản xuất đầu vào Chính vì vậy, làmthế nào để khơi thông và điều tiết hiệu quả dòng huyết mạch này để góp phầngiúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và phát triển luôn luôn là bài toántrăn trở của nhiều doanh nghiệp mà Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dựng

EU Đông Đô cũng không phải là một ngoại lệ Tuy nhiên, trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì áp lực cạnh tranh đặc biệt từ cácdoanh nghiệp nước ngoài có cùng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bên cạnhnhững doanh nghiệp cạnh tranh truyền thống trong nước đã và dang đặt rakhông ít những khó khăn, thách thức đối với công ty trong việc thực hiệnnhững mục tiêu chiến lược đã mà doanh nghiệp đã đặt ra Nắm bắt được thựctrạng này, trong những năm vừa qua, Công ty TNHH MTV tư vấn và xâydựng EU Đông Đô cũng đã nhiều những cố gắng nỗ lực quan trọng trongcông tác quản trị tài chính nói chung và công tác quản trị vốn lưu động nóiriêng Mặc dù được xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá gópphần giúp công ty tiếp tục khẳng định giá trị, vị thế và sức mạnh của mìnhtrên thị trường nhưng hiện nay công tác quản trị vốn lưu động vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế, khiếm khuyết, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng vàhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quantrọng của các công tác quản trị vốn lưu động đối với sự phát triển ổn định và

Trang 3

bền vững của doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay ngườiviết đã chọn đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dựng EU ĐôngĐô” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lí luận cơbản cũng như Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu, phân tích vàđánh giá thực trạng để thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạnchế còn tồn tại Trên cơ sở đó thông qua định hướng phát triển trong thời giantới để có những kiến nghị đóng góp cũng như đề xuất các giải pháp góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại đơn vị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng cường hiệuquả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dựng EUĐông Đô

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp

so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch) để biếtđược sự thay đổi cũng như xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế của doanhnghiệp; Phương pháp so sánh theo không gian (giữa doanh nghiệp thực tậpvới các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giữa doanh nghiệp thực tập vớimức trung bình của ngành) để đánh giá vị thế và vai trò của công ty trongngành kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời xem xét diễn biến tình hìnhbiến động về vốn, tài sản của đơn vị và Phương pháp tỉ số để tính toán và thiếtlập các tỷ số tài chính cần thiết cho quá trình đánh giá tình hình và hiệu quả

sử dụng vốn và tài sản, phân tích kết quả chi phí, doanh thu, lợi nhuận củacông ty

Trang 4

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty

TNHH MTV tư vấn và xây dựng EU Đông Đô

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng

vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dựng EU Đông Đô.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức cóhạn nên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những sai sót và hạn chế

Em rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnhđạo Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dung EU Đông Đô và các bạn để đềtài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Do thời gian thực tập cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tàinghiên cứu khó tránh khoi thiếu sót Em xin trân thành cảm ơn Giảng viênhướng dẫn PGS.TS Vũ Công Ty, cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo vàcác anh chị cán bộ chuyên viên Công ty TNHH MTV tư vấn và xây dung EUĐông Đô đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Lê Duy Quang

Trang 5

CHƯƠNG I:

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần haiyếu tố: tư liệu lao động và đối tượng lao động Khác với tư liệu lao động, đốitượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lầnvào giá trị của sản phẩm hàng hoá Biểu hiện dưới dạng vật chất của đốitượng lao động là tài sản lưu động gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sảnxuất và tài sản lưu động lưu thông

- Tài sản lưu động sản xuất gồm: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảmbảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quátrình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…

- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốnbằng tiền, vốn trong thanh toán…

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sảnlưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằmđảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành nhịp nhàng và liên tục

Trang 6

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đòihỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do đó, đểhình thành nên các tài sản lưu động các doanh nghiệp phải ứng ra một số vốntiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là vốn lưuđộng của doanh nghiệp.

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hoá lầnlượt qua nhiều hình thái khác nhau Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưuđộng từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái vật tư dựtrữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêu thụlại trở về hình thái ban đầu là tiền Sự vận động của vốn lưu động qua các giaiđoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:

T…H…SX…H’…T’ = T + ∆T

Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanhhơn, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hoá sang hình thái hàng hoá và cuốicùng chuyển về hình thái tiền Được thể hiện qua sơ đồ:

T…H…T’ = T + ∆T

Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từhình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùngquay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động

Do quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thườngxuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đilặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động Vốn lưuđộng chu chuyển không ngừng, nên tại một thời điểm nhất định, vốn lưu độngthường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trongcác giai đoạn mà vốn đi qua

Trang 7

Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi phối bởi cácđặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặcđiểm sau:

- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lạitoàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp ứng ra

để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động Phânloại vốn lưu động cần căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để sắp xếp vốn lưuđộng thành các loại khác nhau Thông thường có một số cách phân loại chủyếu sau đây:

Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành:

• Vốn vật tư, hàng hoá: bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, thành phẩm

• Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngânhàng, các khoản phải thu…

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá dược mức độ dự trữ tồnkho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanhnghiệp

Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinhdoanh, vốn lưu động được chia thành ba loại:

• Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản suất, bao gồm:

Trang 8

- Vốn nguyên vật liệu chính: Là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dựtrữ cho sản xuất, khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thể của sản phẩm

- Vốn nguyên vật liệu phụ: Là giá trị những vật tư dự trữ dùng trong sảnxuất dùng cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chủyếu của sản phẩm

- Vốn nhiên liệu: Là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm

- Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị những phụ tùng dự trữ để thay thế mỗikhi sửa chữa tài sản cố định

- Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị những tư liệu lao động nhỏ có giá trịthấp, thời gian sử dụng ngắn không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định

• Vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất, bao gồm:

- Vốn sản phẩm dở dang: Là giá trị những sản phẩm dở chưa hoàn thànhvẫn đang nằm trên dây chuyền sản xuất

- Vốn bán thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã hoàn thành một haymột vài công đoạn của quy trình sản xuất và có thể đưa đi bán

- Chi phí trả trước: Là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác dụngtrong nhiều kỳ sản xuất Vì thế, chưa tính hết một lần vào giá thành trong kỳ

mà sẽ tính dần vào giá thành các kỳ sau

• Vốn lưu động trong khẩu lưu thông, bao gồm:

- Vốn thành phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho vàchuẩn bị cho tiêu thụ

- Vốn trong thanh toán: Là những khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trongquá trình mua bán vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ

- Vốn bằng tiền

- Vốn đầu tư ngắn hạn

Trang 9

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu độngtrong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ đó lựa chọn bố trí cơcấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về nưang lực sản xuất giữa các giaiđoạn trong quá trìn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn thì nguồn VLĐđược chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có

tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thànhnên các TSCĐ thường xuyên cần thiết

Để dảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thườngxuyê, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyênphải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhưcác tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng

Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảmbảo vững chắc hơn Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thờiđiểm được xác định như sau:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trang 10

nghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoảnphải trả người bán, Các khoản phải trả phải nộp khác…

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổchức nguồn vốn Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

* Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

Trên cơ sở định hướng kết hợp giữa nền tảng lý luận về quản trị tàichính doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với đặc điểm và tính chấtcủa vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau:

“ Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn,

ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”.

* Mục tiêu của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnhhưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp,quản trị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản:

- Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáo ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ chohoạt động của doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải xácđịnh được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn để

Trang 11

có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sảnxuất Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốn cho dàihạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu.

- Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quảVLĐ và phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không cónghĩa là bằng mọi cách mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừngnâng cao hiệu quả, tránh lãng phí Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ

sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợinhuận doanh nghiệp Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy độngvốn thích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảmbớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuậncho doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn củadoanh nghiệp Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết củadoanh nghiệp

Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối

thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường liên tục Dưới mức này, sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn Nhưng nếu trên mức cầnthiết lại gây nên tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả

Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quan niệm nhu cầu VLĐ

Trang 12

là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động đượcxác định theo công thức:

Nhu cầu vốn

lưu động =

Mức dự trữhàng tồn kho +

Khoản phải thu

từ khách hàng

-Khoản phải trảnhà cung cấp

Để xác định nhu càu VLĐ thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp cóthể sử dụng các phương pháp khác nhau Tùy theo đặc điểm kinh doanh vàđiều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọnphương án thích hợp, Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: phương pháp trựctiếp và phương pháp gián tiếp

Phương pháp trực tiếp :

Nội dung cơ bản của phương pháp này là: xác định trực tiếp nhu cầuvốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tổhợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết:

+ Xác định nhu cầu vốn dự trữ trong khâu dự trữ sản xuất.:

Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiênliệu, phụ tùng thay thế… Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưuđộng đối với từng loại vật tư dự trữ căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bìnhquân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợplại Công thức tổng quát như sau:

=

Trong đó:

: Nhu cầu vốn hang tồn kho

: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i

: Số ngày dự trữ hàng tồn kho i

n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ

m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

Trang 13

- Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu chính

Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật liệu chính trong kỳ được xác định:

Vnvlc = Mnvlc Nnvlc

Trong đó:

Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính kỳ kế hoạch

Nnvlc: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính

Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kếhoạch

Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính (hay hàng hoá) là sốngày cần thiết để duy trì một lượng vật tư hoặc hàng hoá để đảm bảo cho quátrình kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục

Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ được xác địnhbằng cách lấy tổng chi phí nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp trong kỳchia cho tổng số ngày trong kỳ

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất:

Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, các khoản chi phí trả trước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chiphí sản xuất bình quân trong một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức

: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày

: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (*%)

Trang 14

Chi phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn hàng bántrong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm (360 ngày) Chu kỳ sản xuất làkhoảng thời gian (số ngày) kể từ khi đưa nguyên vật kiệu vài sản xuất đến khisản xuất xong sản phẩm, nhập kho Việc xác định độ dài chu kỳ sản xuấtthường được căn cứ vào các tài liệu kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩmcủa doanh nghiệp Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được tính theo tỷ

lệ (%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm sovới giá thành sản xuất thành phẩm

Chi phí trả trước là những chi phí đã phát sinh trong kỳ nhưng chưaphân bổ hết vào giá thành sản xuất trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ tiếptheo Ví dụ như chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí nghiên cứu chế thử sảnphẩm mới, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thời vụ… Công thức tính nhucầu chi phí trả trước như sau:

Trong đó:

: Nhu cầu chi phí trả trước

: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ

: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

: Chi phi trả trước phân bổ trong kỳ

+ Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông:

Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm,vốn phải thu, phải trả

- Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dựtrữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm đượcxác định theo công thức:

Vtp = Zsx x Ntp

Trong đó:

Trang 15

Vtp: Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch.

Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch

Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm

Giá thành sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch được xác địnhbằng cách lấy tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa trong năm kế hoạchchia cho số ngày trong năm (360 ngày)

Số ngày dự trữ thành phẩm được xác định căn cứ vào số ngày cáchnhau giữa 2 lần giao hàng được ký kết với khách hàng; hoặc tính theo số ngàycần thiết để tích lũy đủ số lượng sản phẩm xuất giao cho khách hàng Nếudoanh nghiệp bán sản phẩm cho nhiều khách hàng thì căn cứ vào số ngày dựtrữ thành phẩm bình quân giữa các khách hàng đó

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàngchiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho kháchhàng Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinhdoanh được bình thường doanh nghiệp phải bỏ them vốn lưu động vào sảnxuất Công thức tính khoản phải thu như sau:

Vpt = Dtn x Npt

Trong đó:

Vpt: Vốn nợ phải thu kỳ kế hoạch

Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốndoanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Các khoản

nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanhnghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần vốn lưu động của mình đểdung vào việc khác Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả theocông thức:

Trang 16

=

Trong đó:

: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch

: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất và lưu thông(vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trảnhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu dộng của doanh nghiệp Phươngpháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho tùng loaivật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhucầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp,mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Phương pháp gián tiếp.

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độluân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanhthu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm

kế hoạch

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báocáo Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báocáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyểnVLĐ năm kế hoạch

Công thức tính toán như sau:

(1+t%)

Trong đó:

: Vốn lưu động năm kế hoạch

Trang 17

: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.

: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

T%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bìnhquân số học số VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luânchuyển VLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanhthu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển(%) phản ánh việc tang tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch sovới năm báo cáo và được xác định theo công thức:

t%=

Trong đó:

t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển

: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốnnăm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác đinhcăn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luânchuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch Công thức tính như sau:

=

Trong đó:

: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của phươngpháp này là dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động với doanh thu thuần củanăm báo cáo để làm căn cứ xác định nhu cầu vốn lưu động của năm kế hoạchdựa trên doanh thu dự kiến năm kế hoạch Phương pháp này được tiến hànhqua 4 bước sau:

Trang 18

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ thực hiện.

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn

chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan

hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần tram của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

Bước 3: Sự dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để

ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cở sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.

- Nhu cầu vồn lưu động tang thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ %nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu

- Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báocáo

- Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mụctài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng so với doanhthu

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của

công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty.

Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơngiản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kếhoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp

Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp được diễn ra bình thường, liên tục Doanh nghiệp cần đảm bảo

có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt động thôngqua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp cân đối

Trang 19

được các khoản phải thu, từ đó căn cứ vào đặc điểm và tình hình cụ thể củadoanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phù hợp.

1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động

Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốnlưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cáchphân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạtđộng kinh doanh của công ty Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tươngđương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu vàtài sản ngắn hạn khác Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoảnnày khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hang tồnkho, doanh nghiệp thuộc linh vực chế biến sản xuất thực phẩm thì lại có rấtnhiều hàng tồn kho Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốnlưu động xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục vàhoàn thiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.3 Mô hình tài trợ vốn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chấtdài hạn để hình thành hay tài trọ cho tài sản lưu động (TSLĐ) thường xuyêncần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp có thể xác định theo công thức:

NWC = Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Trang 20

Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp

Mô hình tài trợ thứ nhất:

Nợ ngắn hạn(Nguồn vốn tạmthời)Tài sản ngắn hạn

+ Nợ dài hạn + Vốn chủ

sở hữu(Nguồn vốnthường xuyên)

Nguồn vốnlưu độngthường xuyên

Tài sản dài hạn

Trang 21

Nguồn vốn thường xuyên

Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động thường xuyên(TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưuđộng (TSLĐ) tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời

Hình 1.2 Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp

Mô hình này giúp cho doanh nghiệp xác lập được sự cân bằng về thờigian sử dụng tài sản với thời gian huy động nguồn tài trợ Đồng thời giúpdoanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn caohơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn nhưng lại có hạn chế là chưa tạo ra

sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắcchắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn

Mô hình tài trợ thứ hai:

Theo mô hình này, toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu độngthường xuyên (TSLĐ TX) và một phần tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần tài sản lưu động tạm

Trang 22

Nguồn vốn thường xuyên

thời (TSLĐ) còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời

Hình 1.3 Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp

Sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn ởmức cao, tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay trung và dàihạn nên chi phí sử dụng vốn cao hơn

Mô hình tài trợ thứ ba:

Trang 23

Toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) và một phần tài sản lưu động thường xuyên(TSLĐ TX) được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần tàisản lưu động thường xuyên (TSLĐ TX) và tài sản lưu động (TSLĐ) tạm thờiđược đảm bảo bằn nguồn vốn lưu động tạm thời Mô hình này có lợi thế hơn

so với hai mô hình kia là chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiềuhơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn Tuy vậy

mô hình này sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những biếnđộng bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 24

Hình 1.4 Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp

Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọnnhiều hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoảnnày có tính chất chu kỳ

1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một

bộ phận cấu thành nên tài sản lưu động của doanh nghiệp Đây là loại tài sản

có tính chất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nóchỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định Hơn nữa, vớiđặc diểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng

Quảng trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừaphải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng

Trang 25

thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt củadoanh nghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tưvào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngận hàng để thu lợi nhuận.Ngược lại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bánchứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.

Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý

do chính: Nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiềnmua hàng, tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanhnghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanhnhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phụcnhững rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp/

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủyếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng

các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ:

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhật là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dungtiền mặt bình quân mọt ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phươngpháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốntồn kho dự trữ đê xác định mức tồn quỹ tiền mặt mực tiêu của doanh nghiệp

Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vaofsuwj đánh đổigiữa chi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt Cần phải tínhtoán kỹ càng để đưa ra quyết định hợp lý

- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt:

Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt đểtránh bị mất mát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản phải thu chi tiền

Trang 26

mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõ rang tráchnhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất, nhậpquỹ tiền mặt hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chừng từ hợppháp hợp lệ Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với số quỹhàng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trongquá trình thanh toán phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ngân hàng.

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm:

Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng cóhiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thựchiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trongtừng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệpkhi đáo hạn

1.2.2.5 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do muachiujhangf hóa hoặc dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lơn, tức số vốn củadoanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấuđến hoạt động sản xuaatskinh doanh của doanh nghiệp Vì thế quản trị cáckhoản phải thu là một nội dung quna trọng trong quản trị tài chính của doanhnghiệp Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợinhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Do đó doanh nghiệp cầnđặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa,dịch vụ Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng(nới lỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhở hơn rủi ro doanh nghiệpphải thu hẹp (thặt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ

Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau đây:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Trang 27

Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khác hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này màdoanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phùhợp.

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để chínhsách thu hồi nợ thích hợp

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước

dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.2.6 Quản trị hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Nếu căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữcủa doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn khosản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm Nếu căn cứ vào mức

độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho cósuất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thông thường đối với loại tồn kho

có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì

ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro Ngược lại,

Trang 28

loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dựtrữ tồn kho cao hơn.

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưuđộng của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh đượctình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩynhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tốảnh hưởng khác nhau:

 Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy

mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tưhàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp

 Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởngbởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình

độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp

 Đối với mức tồn kho thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng sảnphẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,sức mua của trị trường,…

Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biệnpháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất Doanhnghiệp có thể sử dụng mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở tối thiểuhóa tổng chi phí tồn kho dự trữ hay gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu đểxác định được mức đặt hàng kinh tế EOQ

Trang 29

Mô hình quản lí hàng tồn kho EOQ:

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàngtồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác địnhđược mức đặt hàng kinh tế như sau:

Nếu gọi:

C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho

C2: Tổng chi phí đặt hàng

c 1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho

c 2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Q n: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Số lần cần cung ứng trong năm (Lc): L c = Qn/Q E

Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là N c = 360/ L c

Thời điểm tái đặt hàng (Qđh): Q đh = n x Qn/360

1.2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ

1.2.2.7.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

Trang 30

Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn

lưu động là Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) Nguồn vốn lưu động

thường xuyên (NWC) được xác định như sau:

NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Hoặc

NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năngthanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt độngcủa doanh nghiệp

Các trường hợp diễn biến của Nguồn vốn lưu động thường xuyên(NWC):

+ Trường hợp 1: Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn(hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị dương (NWC > 0)

+ Trường hợp 2: Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn giá trị tài sản dài hạn(hay tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị âm (NWC < 0) đồng nghĩa với việc doanh nghiệphình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn

+ Trường hợp 3: Khi nguồn vốn dài hạn bằng giá trị tài sản dài hạn (haytài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn) thì Nguồn vốn lưu động thườngxuyên sẽ bằng 0 (NWC = 0)

1.2.2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động

Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động.

Kết cấu vốn lưu động là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốntrong tổng số VLĐ của doanh nghiệp

Trang 31

Tỷ trọng từng loại VLĐ = 100%

Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng số vốn lưu độngchiếm tỳ lệ bao nhiêu phần tram trong tổng vốn lưu động để xem xét tỷ lệ này

có phù hợp với doanh nghiệp hay không

Trong cùng một ngành kinh doanh các doanh nghiệp có sự khác nhau vềkết cấu VLĐ, thậm chí trong cùng một doanh nghiệp giữa hai kỳ khác nhaucũng khác nhau, do có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ

1.2.2.7.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát cáckhoản nợ phải trả của doanh nghiệp và cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản

mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêulần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có (tài sản có khả năng chuyểnđổi thành tiền trong 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho (bộ phận tài sảnlưu động có tính thanh khoản thấp hơn), đây là chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ

Trang 32

hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với chỉ tiêu thanh toán hiệnthời.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạnbằng các khoản tiền và tương đương tiền, đây là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với chủ nợ của doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết địnhcung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Hệ số thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức

độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Chỉ tiêu này cũng là một trongnhững chỉ tiêu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay

và có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn đốivới doanh nghiệp

Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:

Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp =

Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từhoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kỳ

1.2.2.7.4 Tình hình quản lý nợ phải thu.

Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua haichỉ tiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Trang 33

• Số vòng quay nợ phải thu:

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Chỉ tiê này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong tanh toán của doanhnghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng

• Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình =

360

Vòng quay nợ phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củadoanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng Kỳ thutiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu

và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp

• Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

Trang 34

Chỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn kh0 thấp Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho củadoanh nghiệp.

1.2.2.7.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu: sôlần luân chuyển vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệmvốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

L: Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ

M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ (thường được xácđịnh là doanh thu thuần trong kỳ)

: Số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ (xác định theo phươngpháp bình quân số học)

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường là một năm

• Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốnlưu động ở trong kỳ

Công thức tính:

K = hay K =

Trang 35

Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

N: Số ngày trong kỳ (1năm là 360 ngày, 1quý là 90 ngày, 1tháng là 30ngày)

M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ

: Số vốn lưu động bình quân sử dụng ở trong kỳ

L: Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ

• Mức tiết kiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăngtốc độ luân chuyển vốn lưu động

K1, Ko: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc

L1, Lo: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc

M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh

• Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động)

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưuđộng sử dụng càng hiệu quả và ngược lại Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hàm lượng vốn lưu động =

• Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Trang 36

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Cách xác định chỉtiêu này như sau:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = x 100%

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần quản lý chặt chẽ và có cácbiện pháp sử dụng vốn lưu động phù hợp với điều kiện cụ thể của doanhnghiệp

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanhnghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành hai nhómnhân tố sau:

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồngthời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụngvốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao Thông thường nhân tố chủquan gồm các nhân tố sau:

 Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiệnxuyên suốt trong tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết địnhlựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đến việc

bố trí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích Bên cạnh đó,quá trình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thườngxuyên liên tục; do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụng

Trang 37

vốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điềunày hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp Trình độquản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có

sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệuquả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ khôngnhững hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn pháttriển vốn của doanh nghiệp

 Hiệu quả huy động vốn

Để hình thành nên tài sản (hình thái biểu hiện của vốn) thì doanhnghiệp cần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồnchính là vốn chủ sở hữu và vốn vay Cả hai nguồn vốn này đều có chi phí sửdụng vốn; vì vậy nó tạo ra áp lực đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyếtđịnh chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả để cónguồn bù đắp cho phần chi phí đó Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sựtính toán cụ thể, chi tiết nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn đểlượng vốn được huy động cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽgóp phần hỗ trợ công tác quản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đatình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ

 Ngành nghề kinh doanh

Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưngquan trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạtđộng lâu dài của doanh nghiệp Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hìnhthành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khácnhau Chính vì vậy, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhàquản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sảnxuất của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như toàn ngành nói chung để cóthể hoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp

Trang 38

 Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh

Chiến lược hoạt động định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn

và mục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng nhưtương lai Do đó, để có thể có được những biện pháp quản trị vốn phù hợp vàhiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

 Trình độ lao động

Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý.Tuy nhiên những quyết định này lại được cụ thể hóa thông qua công nhânviên trong doanh nghiệp - những người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ralợi nhuận Vì vậy, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người trựctiếp cụ thể hóa quyết định đó không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội vàthực hiện thì đồng vốn vẫn không tạo ra được hiệu quả cao Do đó, tất cả cácdoanh nghiệp đều muốn mình có được đội ngũ quản lý giỏi, nhân công lànhnghề phục vụ hết mình vì công ty

 Uy tín của doanh nghiệp

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp,các đối tác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất,khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm Công ty tạo được uy tín cao chắcchắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quảcao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

 Sự ổn định của nền kinh tế

Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao hay suythoái mạnh và thất nghiệp nhiều đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến sức

Trang 39

khỏe của doanh nghiệp và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng vốn - dòngmáu của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi qua từng thời kỳ Chẳng hạn như khi

tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đólàm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư Vớimột khối lượng vốn có được như trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạmphát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy

mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động vớinhu cầu vốn ở mức thấp hơn

 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như các văn bản luật,các Thông tư, Nghị định và định hướng chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nướcthiết lập môi trường kinh doanh và hình thành khung hành lang pháp lý cho

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồngthời định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kếhoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn cụ thể Các chính sách nàyphát huy hiệu lực ở mỗi thời kỳ nhất định; thường xuyên được sửa đổi, bổsung và hoàn thiện theo điều kiện tình hình thực tế có thể tác động khuyếnkhích hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp Với tư cách là một phápnhân hoạt động trong nền kinh tế quốc dân chịu sự điều chỉnh của luật pháp,doanh nghiệp phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quyđịnh của Nhà nước

 Sự cạnh tranh của thị trường

Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế trị trường và

có ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp một mặt nó tạo ra động lựcthúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuậttiên tiến để cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tiếtkiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh

Trang 40

nghiệp trên thị trường nhưng ngược lại có thể khiến doanh nghiệp trở nên tụthậu, kinh doanh thua lỗ thậm chí có thể phá sản khi thị phần và thị trường bịcác đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác Trong bối cảnh mà sự hộinhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng trở nên sâu sắc và toàn diện thì áplực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đối diện còn lớn hơn rất nhiều khikhông chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra nhữngdoanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính và trình độ quản lý vượt trội.Điều này đòi hỏi công tác quản trị vốn trong mỗi doanh nghiệp rất cần phảiquan tâm, chú trọng để gia tăng khả năng sinh lời vì nếu công tác quản trị yếukém tất nhiên kéo theo hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo ra được lợinhuận dẫn đến nguy cơ giải thể phá sản.

 Lãi suất tiền vay

Khi sử dụng nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế thìtất yếu doanh nghiệp sẽ phải chi trả lợi tức cho những chủ thể này dưới dạngchi phí lãi vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay Chính vì vậy, mứclãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của doanhnghiệp bởi nó đòi hỏi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệuquả mà cụ thể là đối với nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chứctín dụng, thì khả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệpmới có nguồn để chi trả; lãi suất vàng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càngtăng và ngược lại

 Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đốimặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn;hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quanquan hệ cung cầu trên thị trường,… Đây được xem là nhân tố bất khả kháng

Ngày đăng: 21/05/2015, 08:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w