0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Xu hướng về sự thay đổi của lượng mưa

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 51 -53 )

4.2.2.1. Nhận thức của người dân về sự thay đổi của lượng mưa

Khi được hỏi về sự thay đổi lượng mưa trong 20/30 năm qua người dân của 2 xã đều cảm nhận thấy sự thay đổi của lượng mưa. Cụ thể là ở xã Hải Nam có 75.6% số phiếu trả lời là có; 8,9% số phiếu cho rằng là không và 15,5% nói không biết. Tại xã Hải Lý số phiếu trả lời có thấy sự thay đổi lượng mưa chiếm 88,9%; 4,4% cho rằng là không và 6,7% đưa ra ý kiến không biết (Hình 4.6).

Hình 4.6: Nhận thức của người dân về sự thay đổi lượng mưa (n=45) (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015)

Trong những phiếu trả lời có nhận thấy sự thay đổi về lượng mưa tại xã Hải Nam 23,5% cho rằng mùa mưa đến sớm hơn, 47,1% số phiếu cho rằng mùa mưa đến muộn hơn và không đổi là 29,4% nhưng tại xã Hải Lý 50% số phiếu

cho rằng mùa mưa đến sớm hơn, 27,5% số phiếu cho là mùa mưa đến muộn hơn và 22,5% cho rằng không đổi. Có thể do vị trí của hai xã và sức ảnh hưởng của lượng mưa làm nhận thức này có sự sai khác nhau đáng kể.

Hình 4.7: Nhận thức của người dân về xu hướng thay đổi lượng mưa, số ngày mưa bất thường trong năm và tình trạng hạn hán của hai xã

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015)

Dựa vào biểu đồ (Hình 4.7) ta thấy nhận thức của người dân trong hai xã vẫn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Xét tổng thể nhận thức của người dân về lượng mưa có xu hướng giảm tương đối mạnh (tại xã Hải Nam chiếm 73,5% số phiếu điều tra, xã Hải Lý chiếm 67,5% số phiếu điều tra), số đợt mưa bất thường trong năm có xu thế tăng và tình trạng hạn hán hầu như không xảy ra. Nhìn chung người dân nhận thấy rằng lượng mưa tăng giảm qua mỗi năm không đồng nhất, mưa diễn ra lệch ngày nhiều so với trước dường như không còn theo quy luật, xuất hiện những cơn mưa trái mùa nhiều hơn so với trước đây.

4.2.2.2. Xu thế diễn biến của lượng mưa theo số liệu quan trắc

Xu thế lượng mưa của huyện Hải Hậu trong vòng 30 năm qua được thể hiện qua biểu đồ hình 4.8 dưới đây.

Hình 4.8: Diễn biến lượng mưa huyện Hải Hậu giai đoạn 1985- 2014

(Nguồn: Dữ liệu khí tượng trạm Văn Lý, 2014) Qua biểu đồ (Hình 4.8) trên cho thấy lượng mưa trung bình 30 năm có xu hướng giảm. Theo thông tin thu thập được từ trạm Khí tượng Văn Lý cuối tháng 5 bắt đầu lượng mưa tăng lên điều này chứng tỏ mùa mưa có đến sớm hơn. Nhưng sang đến tháng 6 lượng mưa lại giảm mạnh ví dụ vào năm 2006: lượng mưa tháng 5 là 232,8 mm nhưng sang đến tháng 6 giảm còn 52,4 mm. Lượng mưa lớn tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 những tháng này thường xuất hiện những cơn bão kèm theo lũ nên lượng mưa lớn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 51 -53 )

×