0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

xuất một số giải pháp thích ứng trong nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 72 -73 )

hưởng lớn đến nền SXNN tại huyện Hải Hậu đặc biệt là mưa lơn và bão lũ. Tuy nhiên, hiện nay người dân của huyện đã có những biện pháp thích ứng phù hợp và kịp thời để tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu dịch bệnh và giảm thiểu tối đa hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra.

4.5. Đề xuất một số giải pháp thích ứng trong nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH BĐKH

4.5.1. Sự thích ứng của người dân đối với BĐKH trong SXNN

Trước sự thay đổi của nhiệt độ, để nâng cao năng suất cho nông nghiệp người dân đã sử dụng nhiều biện pháp thích ứng. Khi tổng hợp lại số liệu điều tra, trong trồng trọt 56,7% số phiếu điều tra tại hai xã sử dụng giải pháp thay đổi loại cây trồng và 47,8% số phiếu điều tra tại hai xã lựa chọn thay đổi giống cây trồng. Người dân còn cho biết thêm trước đây chủ yếu trồng các giống lúa dài ngày nên thường phải cấy trước tết nhưng bây giờ chuyển sang giống lúa ngắn ngày nên sau tết mới bắt đầu cấy, tạo thời gian tránh rét cho cây lúa. Có rất nhiều giống lúa trước đây trồng rất nhiều (Q5, mục tuyền , Nam Định 1,…) là cây dài ngày, năng suất không cao nên được thay thế vào vụ xuân bằng các lúa BC15, Bắc Thơm, tám…. các giải pháp này sẽ thực hiện đồng thời để tăng hiệu quả sản xuất. Chỉ có 8,9% số hộ dân không có biện pháp thích ứng nào (Bảng 4.14).

Bảng 4.14: Các giải pháp thích ứng của người dân với BĐKH trong SXNN Thích ứng cho sự

thay đổi nhiệt độ

Thích ứng cho sự thay đổi lượng

(%) mưa (%)

Thay đổi diện tích trồng trọt 12,2 12,2

Thay đổi diện tích chăn nuôi 8.9 6,7

Thay đổi thời gian trồng. 14,4 20

Thay đổi loại cây trồng. 56,7 40

Trồng nhiều loại cây khác nhau 24,4 24,4

Thay đổi giống cây trồng 47,8 48,9

Trồng nhiều giống khác nhau 12,2 12,2

Chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích sử dụng khác

12,2 12,2

Thay đổi giống vật nuôi 18,9 18,9

Thay đổi nguồn thức ăn 15.6 14,4

Nuôi nhiều loại thủy sản cùng 1 lúc 4.4 33,3

Không có thích ứng nào 8.9 7,8

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2015)

Qua bảng 4.14 để thích ứng với sự thay đổi của lượng mưa người dân tại hai xã cũng đều tập trung vào thay đổi vào giống cây trồng (chiếm 48,9% số phiếu điều tra tại 2 xã), và thay đổi loại cây trồng (chiếm 40% số phiếu điều tra tại 2 xã). Đối với lúa họ thay đổi giống cây bằng giống chịu hạn/úng, kèm theo khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết. Các giống lúa được người dân lựa chọn cấy cho vụ mùa là BC15, tạp giao… Và chỉ 7,8% số phiếu không có sự thích ứng nào.

Như vậy, người dân đã bước đầu đã ý thức được sự ảnh hưởng của BĐKH đến nông nghiệp và kịp thời có những biện pháp thích ứng để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 72 -73 )

×