0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

xuất một số giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp trong bố

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 74 -74 )

bối cảnh BĐKH

Sau khi tổng hợp kết quả phiếu điều tra hộ dân và phiếu phỏng vấn nhóm thực hiện tại hai xã Hải Nam và Hải Lý và dựa vào bộ công cụ đàm phán của ICRAF (Simelton et al, 2014). Do tính đặc thù về mặt tác động nên các giải pháp thích ứng được tổng hợp theo hình thức sản xuất: các hộ chuyên lúa và rau màu, các hộ NTTS, các hộ làm nghề muối, và các hộ đánh bắt hải sản.

Bảng 4.16: Các giải pháp thích ứng với BĐKH áp dụng cho các hộ chuyên trồng lúa, trồng màu

Các vấn đề Giải pháp hiện nay Giải pháp tương lai

Bão Thu hoạch sớm.

Trồng cây ngắn ngày. Nâng cấp đê điều.

Kiên cố hệ thống kênh mương

Trồng cây ngắn ngày.

Ngập úng Chuyển đổi mục đích sử dụng Nâng cấp hệ thống kênh tiêu.

dài mương nổi để cấp nước.

Rét đậm rét hại Che chắn gió cho mạ, làm mạ sân, bón lân (có thể giữ ấm cho mạ bằng tro, trấu..). Lót nhiều lân.

Theo dõi dự báo thời tiết (<10oC không cấy).

Trồng cây chiụ rét tốt.

Xâm nhập mặn Khoan giếng lấy nước ngọt

Trồng các loại cây có khả năng chịu mặn. Thay đổi phân bón: giảm N, tăng P và vôi.

Chọn giống cây trồng thích hợp.

Xây dựng các hệ thống kênh mương cung cấp nước ngọt

Sương bị nhiễm muối

Tưới nước ngọt cho cây. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Trồng phi lao chắn gió và sương muối.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả PRA, 2015)

Mấy năm trở lại đây, diện tích và sản lượng NTTS đều tăng nhanh, nó mang lại cho người dân một khoản thu lớn. Nhưng trước những diễn biến thất thường của thời tiết sản lượng của thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng tương đối nên người dân rất quan tâm đến các biện pháp để tăng năng suất. Dưới đây là các biện pháp tôi tổng hợp được.

Bảng 4.17: Các giải pháp thích ứng với BĐKH áp dụng cho các hộ chuyên NTTS

Các hiện

tượng Giải pháp hiện nay Giải pháp tương lai

Bão to Thu hoạch sớm Thả giống to.

Dùng lưới vây quanh bờ.

Cập nhật thông tin dự báo thời tiết.

Khuyến ngư cung cấp kĩ thuật nuôi.

Thả giống to.

Trau dồi kỹ thuật nuôi trồng để thích ứng.

Mưa to Vãi muối đối với ao nhỏ.

Quây vùng giữ nước để tránh sốc.

Tôn cao bờ bao ngăn.

Quây vùng ( chỉ áp dụng với vùng có đất và có vốn).

Xây dựng cống điều tiết nước.

Nắng nóng Hạ lưới che để lấy gió Hạ lưới che để lấy gió

Nước biển dâng

Trồng cây chắn sóng. Trồng cây chắn sóng.

Sương bị nhiễm muối

Giữ nước trong vùng. (chỉ làm được trong vùng)

Giữ nước trong vùng. (chỉ làm được trong vùng)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả PRA, 2015) Khi đánh giá khả thi về khả năng thực hiện của cả hai hình thức sản xuất trên người dân địa phương cho rằng cần phải thực hiện đồng thời 3 nhóm giải pháp.

Về kỹ thuật như thay đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng, trồng giống mới có khả năng thích ứng cao hơn, năng suất hơn. Từ giống lúa kém chống chịu, dài ngày sang giống có khả năng chống chịu tốt hơn và ngắn ngày hơn: Bắc Thơm sang BC15, mục tuyền, Q5 sang các dòng lúa tám…..Đồng thời có thể thay đổi cơ cấu cây trồng bằng cách luân canh các giống cây trồng, trồng đan xen các giống cây trồng, tăng vụ. Tuy nhiên ,cũng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tốt phù hợp với giống và điều kiện mới như thay đổi về thời gian gieo trồng, lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh,…

Trong nuôi trồng cũng áp dụng các giải pháp thay đổi kỹ thuật nuôi trồng, thay đổi giống vật nuôi từ Tôm sú sang Tôm thẻ chân trắng… Qua nhiều năm người dân cũng biết lựa chọn giống thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên và mang lại giá trị kinh tế cao.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng như kiên cố hóa kênh mương, gia cố đê điều đã có những đê được bê tông hóa. Nâng cấp, tu sửa, gia cố ao nuôi…

Các biện pháp khác như trồng cây chắn sóng, chắn gió tăng cường công tác dự báo thời tiết. Các biện pháp này có tính chất bảo vệ từ xa, phòng tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Hầu hết những giải pháp trên đều có tính thực thi với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, kinh tế của huyện Hải Hậu. Tuy nhiên, yêu cầu với nhóm giải pháp kỹ thuật phải có sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước: ổn định giá cả về giống, có những đợt tập huấn về chuyển giao kỹ thuật. Nhóm liên quan đến cơ sở hạ tầng buộc phải có kinh phí của Nhà nước.

Ngoài ra, đối với các hộ dân làm nghề muối giải pháp người dân quan tâm nhất là gia cố sân lề làm muối thích ứng với mực nước biển hiện nay. Vì giá thành muối càng ngày càng xuống thấp, đồng thời thời tiết diễn biến thời tiết

xảy ra thất thường mưa nắng không theo quy luật nên sản lượng muối càng ngày càng giảm nên người dân nhiều xã của huyện bỏ ruộng muối đi làm thuê, buôn bán nhỏ để đảm bảo thu nhập và phục vụ cho đời sống. Chính vì vậy, người dân rất mong muốn Nhà nước có thể bình ổn giá muối, và có thể hỗ trợ người dân nâng cấp các cơ sở hạ tầng tốt để cải thiện đời sống.

Khi phỏng vấn hộ, những ngư dân giàu kinh nghiệm cho biết rằng đối với những người dân làm nghề đánh bắt thủy sản giải pháp hữu hiệu nhất là theo dõi diễn biến thời tiết để tránh những thiệt hại về người và tài sản. Trước đây, bằng kinh nghiệm lâu năm họ có thể dự báo được thời tiết nhưng mấy năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường không còn tuân theo quy luật nên những kinh nghiệm đó không còn chính xác. Còn giải pháp thay đổi vị trí đánh bắt và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt khắc phục được sự khan hiếm của hải sản dường như ít được áp dụng bởi do phần lớn ngư dân tại huyện đánh bắt gần bờ, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên các biện pháp này khó thực hiện. Hiện nay, do ảnh hưởng của BĐKH cùng với cách khai thác không bền vững nên số lượng hải sản gần bờ ngày càng khan hiếm. Nên cần có những đợt tập huấn và sự hỗ trợ để người dân có thể nâng cấp được tàu thuyền với trang bị đầy đủ để có thể hỗ trợ nhau.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu

đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp thích ứng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Có thể đưa ra những kết luận sau đây:

Huyện Hải Hậu là một huyện thuần nông, phần lớn dân số trong huyện làm nghề nông nghiệp. Diện tích của huyện không lớn và địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai thuộc nhóm đất phù sa sông Hồng cùng với hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc phù hợp với việc trồng các cây nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.

Phần lớn người dân trong xã đánh giá khí hậu khu vực thay đổi, mùa hè đến sớm hơn (xã Hải Nam chiếm 82,2% tổng số phiếu phỏng vấn tại xã, tại Hải Lý chiếm 91,1% số phiếu phỏng vấn tại xã) và kéo dài hơn trong khi những đợt nắng nóng tăng cao hè (tại xã Hải Nam chiếm 86,7% số phiếu được hỏi tại xã, tại xã Hải Lý chiếm 93,3% số phiếu được hỏi tại xã); mùa đông ngắn dến muộn hơn(chiếm 51,1% số phiếu phỏng vấn tại xã Hải Nam, 55,6% số phiếu phỏng vấn tại xã Hải Lý), các đợt rét đậm, rét hại tăng lên(xã Hải Nam chiếm 51,1% số phiếu phỏng vấn tại xã, xã Hải Lý chiếm 53,3% số phiếu được phỏng vấn tại xã). Bão lũ đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn mặc dù số lượng bão có giảm đi nhưng cường độ bão lại tăng lên. Những đánh giá này phù hợp với số liệu ghi nhận của trạm khí tượng Văn Lý: Nhiệt độ trung bình tăng 0,06oC/thập kỷ, nhiệt độ tối cao hàng năm tại huyện Hải Hậu dao động trong khoảng 34 - 38oC và có xu hướng tăng dần, nhiệt độ tối thấp hàng năm của huyện dao động khoảng từ 6 - 11oC, nhiệt độ ngày càng có xu hướng xuống thấp hơn. Cuối tháng 5 bắt đầu lượng mưa tăng lên điều này chứng tỏ mùa mưa có đến sớm hơn. Nhưng sang đến tháng 6 lượng mưa lại giảm mạnh. Đồng thời người dân ven biển cũng nhận định rằng có sự dâng lên của mực nước biển, và gây tác động đến xâm thực mặn.

Sản xuất nông nghiệp của huyện chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH đặc biệt là mưa lớn, bão lũ,.. gây cảm trở sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, gia tăng dịch bệnh cho cả cây trồng và vật nuôi làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

Người dân đã nhận thức được và có những giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp đối với từng loại hình sản xuất. Chủ yếu là thay đổi giống và loại cây trồng: trồng những loại cây ngắn ngày, có sức chống chịu cao hơn; thay dổi thời vụ và cơ cấu cây trồng tập trung chủ yếu vào lúa như BC15, tám… Đối với NTTS giải pháp tốt nhất là được trang bị những kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, có nguồn kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng để thích ứng với BĐKH. Đối với nghề làm muối, Nhà nước cần bình ổn giá muối để người dân có thể ổn định cuộc sống của mình.

Những khó khăn người dân gặp phải khi thực hiện các giải pháp thích ứng chủ yếu là nguồn thu từ nông nghiệp quá thấp khiến người dân không bận tâm đến vấn đề BĐKH và thiếu tài chính để thích ứng với BĐKH.

Từ thực tế và những đặc điểm rút ra trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của người dân, hỗ trợ người dân về kiến thức và tài chính trong quá trình thích ứng lồng ghép và chuyển giao kiến thức và công nghệ cho người dân địa phương.

5.2. Kiến nghị

Để thực hiện hiệu quả nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng của người dân với BĐKH trong SXNN cần làm tốt công tác đào tạo nhân lực có liên quan đến BĐKH cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi,….cung cấp cho người dân các kiến thức về BĐKH, thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật trong sản xuất cho người dân nhằm nâng cao khả năng ứng dụng vào khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Gắn kết chương trình khuyến nông và chuyển giao thông tin và đưa ra các biện pháp thích ứng thích hợp cho người dân. Nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới hay mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và các giống cây trồng có khả năng thích ứng cao với các hiện

tượng thời tiết cực đoạn của vùng. Đồng thời, nhà nước phải có các chính sách để bình ổn giá thị trường đối với các sảm phẩm nông sản (gạo, rau của các loại, ngô,… muối, các giống vật nuôi…) để đạt hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương đồng thời giúp giải quyết được lao động việc làm. Nâng cao công tác cảnh báo môi trường, dự báo kịp thời các thiên tai cho người dân để hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng của thiên tai đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách, báo

1. Báo cáo của Oxfam (2008). Việt Nam BĐKH, sự thích ứng và người nghèo. 2. Bộ TNMT (2004). Tăng cường năng lực thực hiện Cơ chế phát triển sạch

tại Việt Nam.

3. Bộ TNMT (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

4. Bộ TNMT (2008). Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầu mối quốc gia về BĐKH.

5. Bộ TNMT (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

6. Bộ TNMT (2009). Thông báo Quốc gia lần thứ hai (TBQG-II) của Việt Nam cho Công ước Khung của LHQ về BĐKH.

7. Bộ TNMT (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

8. Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Đức Ngữ (2008) (chủ biên). Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Ngữ (2010). Biến đổi khí hậu, thực trạng, thách thức, giải

phápngày sáng tạo Việt Nam 2010.

11. Simelton E, Đàm Việt Bắc, Finlayson R., Lasco R, 2014. Bộ công cụ đàm phán: Làm thế nào để những nông hộ nhỏ và các cấp chính quyền địa

phương có thể cùng nhau thích ứng với BĐKH (Bản dịch). ICRAF Việt Nam.

12. Phòng NN&PTNT (2007). Niên giám thống kê huyện Hải Hậu.

13. Phòng NN&PTNT (2010). Niên giám thống kê huyện Hải Hậu.

14. Phòng NN&PTNT (2010). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và

phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2011.

15. Phòng NN&PTNT (2011). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2012.

16. Phòng NN&PTNT (2012). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2013.

17. Phòng NN&PTNT (2013). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2014.

18. Phòng NN&PTNT (2014). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp và phương hướng nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2015.

19. Trần Thục, TS. Huỳnh Thị Lan Hương, ThS.Đào Minh Trang (2012). Tích

hợp về vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, NXB Tài

nguyên và Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

20. Trạm Khí tượng Văn Lý (2014). Báo cáo kết quả quan trắc khí tượng huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

21.Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010). BĐKH và tác động

ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011). Tài liệu hướng dẫn: đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng ở

việt nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

23.Viện KTTV (2002). Thông báo quốc gia đầu tiên (TBQG-I) của Việt Nam về

BĐKH cho Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH.

24. Viện KTTVMT (2007). Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước. 25. Viện KTTVMT (2008). Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông

Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

26. Viện KTTVMT (2009). Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam.

27. Viện KTTVMT (2009). Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng.

Tài liệu internet

28. Chuyên đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện trạng và giải pháp

http://doc.Edu.Vn/tai-lieu/chuyen-de-bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-hien-

trang-va-giai-phap-10642/ 8/11/2012

Tài liệu tiếng anh:

29. IPCC (2001). Climate Change 2001: The Scientific Basis.

30. IPCC (2007). Climate Change 2007: The Physical Science Basis. 31. IPCC (2010). Climate Change 2010.

32. World Bank (2010). The social dimensions of adaptation to climate change in Vietnam.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Phỏng vấn nhóm PRA

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TẠI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 74 -74 )

×