1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn thi Tự luận LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI

37 2,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

Đặc biệt họ đã biết tổng kết nhữnghiểu biết về thiên văn học trong tác phẩm Sidhanta, một tác phẩm thiên văn cổ vào loạisớm nhất thế giới.+ Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 10 chữ s

Trang 1

Câu 1:

Hãy trình bày những thành tựu về Nghệ thuật - Kiến trúc của nền văn minh

phương Đông cổ trung đại? (10 điểm)

1 Ai Cập (2đ):

+ Kiến trúc: Người Ai Cập đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cungđiện, kim tự tháp nổi tiếng làm người phải kinh ngạc và cúi đầu trước cái uy nghi hùng vĩ,biểu hiện quyền lực vô biên của thần và của nhà vua Trong kiến trúc, nỗi bật nhất là cáckim tự tháp Cho đến nay, người ta đã phát hiện được trên 70 kim tự tháp, chủ yếu là ởkhu vực phía bắc Ai Cập, gần thủ đô Cairo nằm ở phía tây sông Nile

Việc xây dựng lăng mộ được các Pharaon từ vương triều III chú ý Kim tự thápDjoser, do kiến trúc sư Imhotép xây dựng, là kim tự tháp đầu tiên Tới vương triều IV,kim tự tháp được xậy dựng nhiều nhất, quy mô và kết cấu hoàn chỉnh, kĩ thuật tinh xảo vànghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao Nỗi bật nhất là kim tự tháp của Kheops có chiềucao 148m, phải mất 30 năm mới xây dựng xong

+ Điêu khắc: Ngoài việc xây dựng lăng mộ, người Ai Cập còn đạt tới trình độ cao vềđiêu khắc Đặc biệt là tượng Sphinx (nhân sư) ở gần kim tự tháp Khéphren, mình sư tử,đầu vua Khéphren, ý muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn cósức mạnh của sư tử

+ Nghệ thuật tạo hình thời Trung và Tân vương quốc phát triển Thời Trung vươngquốc có rất nhiều tượng nổi khắc trên tường đá và những bức tranh vẽ trên tường mộ.Thời Tân vương quốc đã để lại một tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất của nghệ thuật AiCập là những tượng nữ thần Neferti

Những công trình kiến trúc, điêu khắc trên là kết quả của quá trình lao động, là đỉnhcao của sự sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile

2 Lưỡng Hà (2đ):

Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc của Lưỡng Hà là thành Babylone và khuvườn treo Babylone được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Nabuchodonosor – quốcvương tân Babylone, sau này được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại

- Vườn treo Babylone: được xây dựng kề bên cung điện của vua Nabuchodonosor.Tương truyền khu vườn thượng uyển độc đáo này được Nabuchodonosor xây dựng để

Trang 2

chiều ý vương hậu sủng ái của ông vốn là cồn chúa xứ Mèdes, xứ sở của núi rừng, cây,cảnh.

- Đền tháp Ementélauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà Thápcao 90m, từ xa trông ngọn tháp bảy tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời

- Cung điện của vua Giudéa dài tới 50m, rộng 30m, tường xây bằng gạch đá có trangtrí chạm khắc sặc sỡ và cung điện của vua Nabuchodonosor cũng là những công trình kiếntrúc độc đáo của người Lưỡng Hà

3 Ấn Độ (3đ):

Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ nhất phương Đông Chính

vì thế đây là nơi cung cấp nguyên mẫu cho nền nghệ thuật của nhiều nước, trong đó cóTrung Quốc

Nghệ thuật Ấn Độ mang tính chất bền vững và lâu đời Đó là nền nghệ thuật chuyểntải nội dung tôn giáo, do đó ứng với mỗi tôn giáo sẽ có một mảng nghệ thuật riêng biệt,trong đó phải kể đến 3 mảng nghệ thuật lớn, nhiều về số lượng, phong phú về nội dung lànghệ thuật Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo

Điểm chung của những mảng nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ là khát vọng tâm linh, khátvọng về cái đẹp và sự giải thoát Tất cả những đặc điểm trên được thể hiện thông qua một

số công trình kiến trúc tiêu biểu sau đây:

- Stupa Sanchi và chùa Hang Ajanta là những công trình kiến trúc Phật giáo sớm nhấtcủa Ấn Độ, đây là những mẫu lí tưởng của kiến trúc Phật giáo

- Các công trình kiến trúc Hindu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn, và pháttriển cực thịnh từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI Tiêu biểu có các công trình như cụm đền thápKhajuraho ở Trung Ấn được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 900 - 1150, gồm 85đền đài trải rộng giữa những hồ nước và cánh đồng

- Kiến trúc Hồi giáo tiêu biểu là các giáo đường và lăng mộ với những đường cổng đồ

sộ, những tháp xây cao vút và được trang trí bằng những hoa văn đặc trưng phi hìnhtượng Tháp Mina được xây dựng từ TK XIII và lăng Mahah được xây dựng từ TK XVII

là những công trình nỗi tiếng của dạng kiến trúc này

4 Trung Quốc (3đ):

+ Hội họa: Từ thời đại đồ đá mới, người Trung Quốc đã từng biết dùng màu sắc đểtrang trí

Trang 3

- Cách đây 2000 năm, đã xuất hiện những bắc tranh lụa như “Phượng quỳ mỹ nữ” và

“Nhân vật Ngự Long” cho thấy hội họa Trung quốc đã dạt trình độ cao

- Từ đời Hán trở về sau, hội họa Trung Quốc ngày càng phát triển, chất liệu để vẽ đadạng (Lụa, đất nung, tượng đá, tường…) Nổi tiếng là tranh lụa thời hán, tranh Phật thờiNgụy, Tấn, Nam - Bắc triều Cố Khải Chi với những bức “Nữ sử châm đồ”, “Lạc thầnphú đồ”… là mẫu mực về họa pháp Tranh vẽ người thời Đường đạt đến đỉnh cao nhưtranh của Thánh họa Ngô Đạo Tử Thời Minh - Thanh tranh sơn thủy, mai, lan, trúc,thạch, cỏ cây được thể hiện nhiều

- Về lí luận hội họa: “Lục pháp luận” của Tạ Hách tổng kết kinh nghiệm sáng tác từ

đời Hán đến đời Tùy, “Khổ qua hòa thượng họa ngữ lục” của Thạch Thọ (Minh - Thanh)viết về lịch sử hội họa rất nổi tiếng

+ Điêu khắc:

Trung quốc có một nền nghệ thuật điêu khắc từ rất sớm (ngọc điêu có cách đây 6000năm, sớm nhất thế giới), và rất phong phú về cách thể hiện (điêu khắc trên ngà voi, trên

gỗ, gạch đá ) Thạch điêu là một ngành nghệ thuật nổi tiếng đã để lại những công trình

vô giá như cặp tượng “Tần Ngẫu” đời Tần, “Lạc sơn Đại Phật” đời Tây Hán là pho tượnglớn nhất hành tinh, tượng phật “Nghìn mắt nghìn tay” và 500 vị La Hán “Vạn Tự Bi” có

39 vạn chữ thời Tống

+ Kiến trúc:

Trung Quốc là nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công trình độc đáo,

có tầm cỡ quốc tế Thời Cổ-Trung đại, lịch sử phát triển kiến trúc Trung Quốc được chialàm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một nét đặc trưng riêng Có những công trình kiếntrúc nỗi tiếng như: Thành Trường An, Vạn Lí Trường Thành, chùa Phật Quang ở Ngũ ĐàiSơn, tháp chùa Giang Thiên trên ngọn Kim Sơn, thành phố Lạc Dương, Điện Màu Ni (HàBắc), Cổ Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành

Câu 2:

Hãy trình bày những thành tựu về khoa học tự nhiên của Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại ? (10 điểm)

1 Ấn Độ (5đ):

Trang 4

+ Thiên văn học: Người Ấn Độ biết chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30ngày, cứ năm năm thì có một tháng nhuận Họ đã biết Trái đất và Mặt Trăng hình cầu,biết được các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Đặc biệt họ đã biết tổng kết nhữnghiểu biết về thiên văn học trong tác phẩm Sidhanta, một tác phẩm thiên văn cổ vào loạisớm nhất thế giới.

+ Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 10 chữ số tự nhiên, đã đưa ra được nhữngkhái niệm cơ bản về hình học và lượng giác, hoàn thiện hệ thống số thập phân có số 0.+ Y học:

- Có nhiều thành tựu cả trên lĩnh vực lí thuyết và thực hành, không chỉ dừng lại kinhnghiệm mà đã tổng kết để viết thành sách Nỗi tiếng là các tác phẩm “Y học toát yếu”,

“Luận khảo về trị liệu”…

- Người Ấn Độ đã biết mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, theo dõiđược qua trình phát triển của thai nhi …

+ Vật lí và hóa học:

Người Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử, biết chế những chiếc la bàn đơn giản phục

vụ cho các nhà hàng hải, biết được sức hút của Trái Đất … thời Gúpta, nghề nấu sắt đãphát triển khá cao, một số nghề khác cũng phát triển như nghề nhuộm, thuộc da, nấu thủytinh, xi măng …

4 Trung Quốc (5đ)

+ Toán học: Trung Quốc là nước biết sử dụng phép ghi số tính mười bậc sớm nhấtthế giới Đời Chu đã rất coi trọng việc giáo dục toán học trong nhà trường… Thời TâyHán có sách “Chu bể toán kinh”, thời Đông Hán sách toán đã đạt trình độ nhất định vàthành hệ thống Nhà toán học Tổ Xung Chi (429-500) đã tìm ra số Pi chính xác đến con

số thập phân thứ 10, đi trước thế giới 1000 năm

+ Thiên văn học: Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiên văn học ra đời rất sớm.Đời nhà Thương (cách đay 3000 năm) người ta đã ghi chép đúng về hiện tượng nhật thực,nguyệt thực Bộ sách “Cam Thạch kinh tinh” thời Chiến Quốc là sách ghi chép về cáchành tinh sớm nhất thế giới Người Trung Quốc đã biết chế tạo ra nhiều dụng cụ để đobóng Mặt Trời tính lịch (Thổ Khuê), đo động đất (Hồn thiên nghi)…

Trang 5

+ Lịch pháp: Từ thời Ngũ đế, người Trung Quốc đã biết làm lịch,đến nhà Hạ, người

ta làm lịch dựa trên sự vận hành của Mặt Trăng (gọi là Hạ lịch, hay âm lịch) nay vẫn dùng

ở cả Trung Quốc và Việt Nam Thời Tây Hán, Tư Mã Thiên và những người khác soạn ra

“Lịch Thái Sơ” nỗi tiếng (chỉ ra chu kì nhật thực là 135 tháng, chia một năm ra 24 tiết…)

có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp Năm 1230, Quách Thủ Kính (đờiNguyên) soạn ra “Thụ Thời lịch” Chia một năm ra 365,2425 ngày đi trước nhân loại rất

xa về cách tính lịch

+ Nông học: Nghề trồng trọt có cách đây khoảng 7000 năm, bên cạnh trồng ngũ cốc,còn trồng dâu, chè… “Trà kinh” của Lục Dã là sách đầu tiên trên thế giới viết về trà GiảHiệp với cuốn “Tề dân yếu thuật” viết về trồng trọt và chăn nuôi sớm nhất thế giới… TừQuang Khải (nhà Minh) viết cuốn “Nông chính toàn thư” trên 50 vạn chữ, lí giải tườngtận mọi mặt của nghề nông được xem là đỉnh cao của sự am hiểu về nền nông học cổ đạiTrung Quốc

+ Y dược học: Nền y học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu đáng khâm phục Về líthuyết, thời chiến Quốc có sách “Hoàng đế nội kinh”, được coi là bộ sách kinh điển bậcnhất của y học cổ truyền Trung Quốc Thời Hán có “Thương hàn tạp bệnh” của TrươngTrọng Cảnh, thời Đường có “Tiên thụ lí thương, kế tục mật phương” của Lan ĐạoNhân…

Về Đông y: Có rất nhiều sách viết về các dược liệu như “Sơn hải kinh” (Tiên Tần),

“Thần nông bản thảo kinh” (Hán), “Bào cứu luận” (Nam Triều)… Đặc biệt “Bổn thảocương mục” do Lí Thời Trân (nhà Minh) soạn đã phê phán và kế thừa được những tinhtúy của các sách thuốc trước đó, đồng thời giới thiệu các loại thuốc mới… được dịch ratiếng Latinh và nhiều thứ tiếng khác Darwin coi đây là bộ “bách khoa toàn thư” củaTrung Quốc cổ đại

+ Địa lí học:

- Địa lí tự nhiên đã được nghiên cứu và viết thành sách từ cuối thời Xuân Thu nhưcuốn “Sơn hải kinh”, vào cuối thời Chiến Quốc như cuốn “Vũ Cống”, giúp người đời sautìm hiểu lịch sử, địa lí thời Tần

- Địa đồ học có từ thời Chu, Bản đồ vẽ trên gỗ phát hiện vào năm 1986 ở ngôi mộ Tầnsớm hơn bản đồ sớm nhất thế giới hơn 300 năm Các ông Bùi Tú, Giả Đam, Thẩm Quát…

đã để lại nhiều kinh nghiệm và tác phẩm quý cho ngành địa đồ học

Trang 6

Bốn phát minh quan trọng: Phát minh thuốc súng, phát minh kim chỉ nam, Phát minh ra nghề làm giấy, phát minh nghề in Bốn phát minh trên được hậu thế đánh giá rất

tự nhiên, linh hồn người chết

+ Đến thời kì thống nhất quốc gia, ngoài việc thời cúng các thần riêng của từng địaphương, còn xuất hiện những vị thần chung Người Ai Cập thờ thần Ra (Thần mặt trời),thần Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần đem lại sức mạnh chovương quốc và Pharaon), thần Osiris (được coi là thần Nông nghiệp, thần sông Nile), thầnMontou (thần chim ưng), Sobek (thần Cá sấu)

+ Người Ai Cập tin linh hồn bắt tử, nên việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệmhồn và xác Khi chết, linh hồn tuy thoát ra ngoài nhưng vẫn còn tìm chỗ dựa ở nơi xác, vìvậy khi con người cần phải giữ lại xác Việc xây dựng các Kim tự tháp (các lăng mộ củanhà vua) và kĩ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên

2 Lưỡng Hà (3đ)

- Trong thời kỳ đầu, người Lưỡng Hà theo đa thần giáo Họ tôn sùng những lựclượng tự nhiên, coi đó là những lực lượng thống trị cuộc sống của mình Người Lưỡng Hàthờ thần Anu, Eaua, thần Enlin ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiềuthần khác như thần trồng trọt, thần chăn nuôi và các hiện tượng tự nhiên như thần Samat(thần Mặt trời) Thần Istaro (thần Ái tình) người ta tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thầnbảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở, thần Ea (thần Biển) còn dạy cho người ta biêt nghềthủ công, nghệ thuật, khoa học, thần Tamuz (thần Nước) được coi như vị thần dạy bảo cưdân trông trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng

Trang 7

- Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao, trong toàn Lưỡng Hà của Hammourabi, thầnMardouk đã trở thành vị thần tối cao trong toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thầnthánh hóa, thay mặt thần Mardouk cai trị muôn dân.

- Người ta xây dựng nhiều đền miếu thờ thần và tiến hành nhiều nghi lễ phức tạp.Việc xây dựng đền miếu đã trở thành gánh nặng đối với quần chúng Nhân dân đã bị tậpđoàn tăng lữ nô dịch về tinh thần và bóc lột về kinh tế Tập đoàn tăng lữ của Babylone rấtcồng kềnh, có đến hơn 30 đẳng cấp

3 Ấn Độ (5đ):

- Bàlamôn giáo ra đời vào những thế kỉ đầu thiên niên kỉ I.TCN do sự phát triển của

xã hội có giai cấp và sự bất bình đẳng về đẳng cấp Là một tôn giáo đa thần, cao nhất làthần Brama, vị thần sáng tạo thế giới Ngoài thần Brama còn có thần Visnu, Siva … nộidung quan trọng trong giáo lí của Bàlamôn giáo là thuyết luân hồi Về mặt xã hội,Bàlamôn giáo là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ Bàlamôn được truyền

bá rộng rãi trong nhiều thế kỉ, đến thế kỉ VI.TCN bị suy thoái do sự phát triển mạnh mẽcủa đạo Phât

- Khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp, nhân đó đạo Bàlamôn phục hồi và pháttriển Đến khoảng thế kỉ VIII-IX, Bàlamôn giáo được bổ sung thêm nhiều yếu tố về đốitượng sùng bái, kinh điển và nghi thức… từ đây Bàlamôn giáo được gọi là Hinđu giáo(Ấn Độ giáo) Đối tượng sùng bái chủ yếu của Hinđu giáo vẫn là ba thần Brama, Visnu,Siva Các loài động vật như rắn, hổ, khỉ, bò, cá sấu… cũng được Hinđu giáo coi là cácthần và rất được tôn sùng, Giáo lí của Hinđu giáo được thể hiện trong các bộ kinh Vêđa,Upanisad và các sử thi Mahabharata, Ramayana, Bhagavad…

- Phật giáo: Ra đời vào cuối thiên niên kỉ I.TCN, Siddharata Gautama là người sánglập Nội dung chủ yếu của Phật giáo là chỉ ra chân lí về nguyên nhân cảu các nổi khổ ởđời và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy

Chân lí về nỗi đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ đó được thể hiện trong “Tứ diệuđế”

Về mặt thế giới quan nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết “duyênkhởi” Mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, duyên khởi do tâm mà ra, tâm lànguồn gốc của duyên khởi và cũng là nguồn gốc của vạn vật

Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp vì nguồn gốc xuất thânkhông phải là điều kiện để được cứu vớt Đạo Phật khuyên con người phải từ bỏ ham

Trang 8

muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt Phật giáo được truyền bá nhanhchóng không những ở Ấn Độ mà còn sang các nước khác Khoảng 100 năm SCN, đạoPhật chia làm hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa.

Ảnh hưởng của các tôn giáo trên đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, có mặt ở nhiềunước trên thế giới Ngay cả Hindu giáo cũng có thể coi nó là tôn giáo mang tính quốc tế,bởi vì sự ảnh hưởng đậm nét của nó đối với vùng Đông Nam Á

- Ấn Độ còn là quê hương thứ hai của Hồi giáo, một tôn giáo lớn trên thế giới, vàJain giáo, Xích giáo…

- Triết học Phật giáo: Triết học Phật giáo phủ nhận hai yếu tố Brama và Át man củaBàlamôn giáo, không thừa nhận có đấng thần linh tối cao sáng tạo ra vũ trụ và phủ nhậnluôn cả tồn tại khách quan Những yếu tố của phép biện chứng của triết học Phật giáo tuycòn ở mức độ tự phát, chưa hoàn chỉnh nhưng đã nhìn thấy sự vận động biến đổi của thếgiới, thấy được sự đối lập trong thống nhất, vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chúngnhư ý thức và vô thức, niết bàn và vô minh…

- Triết học Sácvaca: Đây là trường phái triết học duy vật cổ đại, cho thế giới chungquanh là vật chất được tạo nên bởi bốn nguyên tố: đất, lửa, nước và không khí Con ngườinhận thức được thế giới là do cảm giác Con người có ý thức và ý thức là sản phẩm của

Trang 9

thể xác, khi con người ta chết thì ý thức cũng mất theo Triết học Sácvaca cũng phủ nhậnnhững quan niệm về thần sáng tạo thế giới của tôn giáo.

2 Trung Quốc:

a Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:

Vào thời Ân, Chu, người Trung Quốc đã có các thuyết: Bát quái (cho rằng thế giới

do 8 loại vật chất cấu tạo thành, âm dương là hai yếu tố căn bản của Bát quái ) Người tadùng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và âm dương để giải thích nguồn gốc của vũtrụ, mọi vật sinh sinh hóa hóa đều do sự tác động tương hỗ hay sự phối hợp không điềuhòa các yếu tố trên mà thành Những người theo học phái Âm dương gia đã đem kết hợpthuyết Âm dương với thuyết Ngũ hành rồi thần bí hóa các thuyết này để giải thích cácbiến động của lịch sử xã hội

b Nho gia -Nho giáo:

+ Nho gia:

Khổng Tử (551-479 TCN) nhà tư tưởng lỗi lạc, người sáng lập phái Nho gia Khổng

Tử chủ trương “nhân”, khôi phục “lễ” của nhà Chu Từ hại nhân tư tưởng là “nhân” ông

đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa nhân và lễ Ông đưa ra thuyết “chính danh địnhphận”, đề cao tư tưởng “Thiên mệnh” Cái có giá trị nhất trong học thuyết của ông là tưtưởng giáo dục: ông là người đầu tiên đề xuất có thể dạy học cho tất cả mọi người “Hữugiáo vô loại” Học trò của ông và những môn đệ của họ hợp thành học phái Nho gia Tưtưởng triết học Nho gia chính là cội nguồn nhân đạo chủ nghĩa của văn hóa truyền thốngTrung Quốc

c Đạo gia – Đạo giáo.

+ Đạo gia:

Trang 10

Lão Tử (không rõ năm sinh, năm mất) là đại biểu chủ yếu của học phái Đạo gia.Trang Tử (khoảng năm 369-286.TCN), người phát triển học thuyết của Lão Tử thành mộthọc thuyết tư tưởng, cùng với Lão Tử hợp thành học phái Đạo gia.

Hệ thống tư tưởng của Đạo gia được thể hiện trong các tác phẩm “Đạo đức kinh” và

“Nam Hoa kinh”: “Đạo” là cơ sở đầu tiên của thế giới, có trước đất trời, từ “Đạo” sinh ratất cả “Đạo”còn để chỉ quy luật biến hóa của sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong

sự vật Quy luật biến hóa tự thân của mỗi sự vật gọi là “Đức” Như vậy “Đạo” và “Đức”của Lão Tử là phạm trù thuộc thế giới quan, ông là người đầu tiên xác lập nên thế giớiquan của triết học Trung Quốc

Về quan điểm lịch sử - xã hội: Lão Tử đề xướng quốc gia lí tưởng là “tiểu quốc quảnhân” (nước nhỏ dân ít), “vô vi nhi trị” (không làm gì mà thịnh trị) Đạo gia không chỉ là

cơ sở triết học của văn hóa truyền thống mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của dântộc Trung Quốc

- Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với văn hóa truyền thống rất rộng rãi và sâu sắc

d Mặc gia:

- Mặc Tử (khoảng 479-381TCN), nhà tư tưởng, nhà giáo dục kiệt xuất, người sánglập học phái Mặc gia Hạt nhân của tư tưởng triết học Mặc gia là nhân và nghĩa (nhân làkiêm ái, nghĩa là nghĩa lợi) với 10 chủ trương lớn

- Là người đầu tiên đề xuất “thủ thực dư danh” (lấy thực đặt tên) như một phạm trùtriết học, cũng là một trong những người đi tiên phong trong ngành logic học của nhânloại

Trang 11

- Tư tưởng của học phái Mặc gia đầy thiện chí, có ảnh hưởng lớn một thời nhưng chứađựng nhiều ảo tưởng, nên từ Tần, Hán về sau Mặc gia dường như không còn tồn tại nữa.

e Pháp gia:

- Pháp gia là học phái triết học đại biểu cho lợi ích của gia cấp địa chủ mới ra đờitrong thời kì Xuân Thu Sở dĩ gọi là Pháp gia vì học phái này chủ trương “pháp trị”, cai trịđất nước theo pháp luật

- Người tiêu biểu cho Pháp gia là Hàn Phi (khoảng 280-233.TCN), công tử nướcHàn, đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và lí luận của các pháp gia thời kì đầu, hình thành

hệ thống tư tưởng Pháp gia hoàn chỉnh hơn Ông phản đối tư tưởng phục cổ, lấy pháp,thuật, thế làm nội dung cơ bản cho hệ thống chính trị của mình, chủ trương vô thần Líluận của học phái Pháp gia có đóng góp lớn trong cuộc thống nhất đất nước, đưa lịch sửTrung Quốc phát triển lên một bước mới

Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình

Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái.Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cập để ghi lại cácngôn ngữ của mình Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi

và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A, B Những chữ tượng hình của người AiCập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây papyrus

Văn học

+ Ở giai đoạn đầu văn học mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tảnghi lễ thờ cúng và tang lễ Đến thời Tân và Trung Vương quốc, văn học đã phản ánhnhững mâu thuẫn xã hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người laođộng

- Tiêu biểu là tập truyện “Người nông phu biết nói những điều hay” phê phán tầnglớp quan lại ức hiếp người dân và sự khốn khổ của những người lao động

- Thơ ca trữ tình: Các bài thơ ca ngợi tình yêu, và sự gắn bó giữa con người vớithiên nhiên được tập hợp trong cuốn “Papyrus Haris 500”

Trang 12

- Văn học mang tính chất triết lí: Tiêu biểu là cuốn “Đối thoại một người thất vọngvới linh hồn của mình”, nói đến sự suy sập của người Ai Cập trước sự đổ vỡ của các giátrị truyền thống, tâm trạng chán đời

+ Văn học Ai Cập đã có những bước tiến khá rõ rệt, từ những tác phẩm thô sơ mangtính chất tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, phản ánh tình hình

xã hội, thể hiện sức sáng tạo kì diệu cỉa người Ai Cập cổ đại

2 Lưỡng Hà:

+ Chữ viết

Chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm Người Sumer sáng tạo ra chữ tượng hìnhvào khoảng đầu TNK III.TCN Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ về sau lànhững nét vạch hợp lại thành ý Họ dùng một thanh gỗ hay sậy nhỏ, vót nhọn một đầu, ấntrên phiên đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch mộtđường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh Một số chiếc đinh này tập hợp lại thànhtừ

Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét, mỗi tấm đất sét là một trangsách Chữ có hình như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc nhọn, chữhình nêm hay chữ tiết hình

Rất nhiều dân tộc ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại sinh hoạtkinh tế, xã hội và những diễn biến chính trị thời đó Vì vậy, có thể coi chữ viết của ngườiSumer phát minh ra là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác của người Akkad, Babylone,Hittiles, Assyria, Ba Tư

+ Văn học:

Văn học Lưỡng Hà phong phú về nội dung và thể loại, với nhiều tác phẩm có giá trịnghệ thuật cao Các thể loại văn học chính là văn học dân gian, thơ và anh hùng ca Nộidung thường gắn liền với tín ngưỡng và phản ánh đời sống thường ngày của người laođộng Điển hình nhất là hai trường ca: Anuma Elit và Gilgamesh

- Trường ca Anuma Elit ca ngợi sự sáng tạo của vũ trụ, một khối hỗn mang thuở banđầu, từ đó sinh ra con người và muôn vật trên trên mặt đất

- Trường ca Gilgamesh ca ngợi tinh thần anh dũng của những nhân vật có thật đượcthần thánh hóa, phản ánh với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Đó là nhữnh cuộcđấu tranh quyết liệt trước sự tàn phá của thác lũ, hạn hán và thú dữ để bảo vệ đời sống yênlành của cư dân

3 Ấn Độ:

Trang 13

+ Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính đượcbiểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có

từ thời Harappa Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiềuloại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến tháicủa ngôn ngữ Phạn

+ Chữ viết đã chuyển tải được một nền văn chương Ấn đầy sắc thái, một kho tàngvăn hóa vô cùng phong phú bao gồm các bộ kinh Hindu và kinh Phật, Sử thi, kịch và thơ

ca trữ tình Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ là hai bộ sử thiMahabharata và Ramayana

- Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ (220.000 câu) Chủ đề của bộ

sử thi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ.Mahabharata được coi là một bộ (bách khoa toàn thư) của Ấn Độ

- Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn

tú và nàng công chúa kiều diễm Sita Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánhnhững ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm của người Ấn

Độ về con người, cha con, vợ chồng, anh em, lòng chung thủy và đức tính trung nghĩa ởđời

- Nhà thơ – nhà viết kịch Kalidasa sống vào thế kỉ IV thời vương triều Gúpta, ông làtác giả của tác phẩm văn học trữ tình nỗi tiếng Sacuntala Tác phẩm phỏng theo một câuchuyện dân gian trong sử thi Mahabharata, mô tả cuộc tình duyên trắc trở của Sacuntala

và nhà vua Dusianta Mối tình tuyệt đẹp đã sinh ra Bharata vị thủy tổ của nhân dân Ấn

Độ Tuy chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm củamình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thốngtrị

- Ngoài ra văn học Ấn Độ còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết bằng nhiều loại phươngngữ khác nhau

4 Trung Quốc:

a Chữ viết:

+ Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng Đến thiên niên kỉII.TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn Ngoài racòn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữkhắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn) So với Giápcốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thànhhàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn

Trang 14

+ Đến nhà tần, chữ viết được chỉnh lí, đơn giản và cải tiến… khuôn trong hình vuônggọi là chữ Tiểu triện Đây là lần thống nhất quan trọng cơ bản đầu tiên trong lịch sử pháttriển chữ viết của Trung Quốc… ra đời từ thiên niên kỉ thứ II.TCN, chữ viết Trung Quốc

là hệ chữ viết duy nhất hiện còn được sử dụng

b Văn học:

+ Thơ:

- Kinh thi: là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ đầu Xuân Thu đến giữa TâyChu (khoảng 500 năm) gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong chiếm số lượngnhiều nhất và cũng có giá trị cao nhất Kinh thi đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học TrungQuốc sau này

- Thơ Đường: Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc, nó trở nên vô giábởi nội dung và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của mình Hiện nay còn lại khoảng 48.000 bàithơ của 2300 tác giả Các tác giả nỗi tiếng như Lí Bạch (701 – 762) đã để lại trên 1200bài, Đỗ Phủ (712 - 770) khoảng 1400 bài, Bạch Cư Dị (772 - 846) khoảng 2800 bài …+ Tiểu thuyết Minh - Thanh:

Thời Minh - Thanh đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn tiểu thuyết chương hồiphong phú về nội dung, đa dạng về hình thức Có các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốcchí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô thừaÂn…

Từ đầu nhà thanh tới cuối thời vua Càn Long là thời kì tiểu thuyết cực thịnh Các tácphẩm tiêu biểu như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính

Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cẩn… Trong đó Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giátrị nhất, là một kiệt tác của nhân loại

Câu 6 Hãy trình bày nguyên nhân, điều kiện, tóm tắt những phát kiến địa lý cuối thế

kỷ XV đầu thế kỷ XVI và hệ quả của nó? (10 điểm)

Mẫu đáp án

ĐÁP ÁN MÔN THI: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

MÃ MÔN HỌC:

THỜI GIAN: 60 phútKhông sử dụng tài liệu

Trang 15

Đường xuyên Trung á nối với Trung Quốc và Châu Âu (con đường tơ lụa), conđường này đến TK15 bị các cư dân du mục Tây á chiếm giữ, họ là người có trình độ thấp,

dã man tàn bạo, hay cướp những chuyến hàng buôn bán từ Châu á về Châu Âu

Con đường xuyên qua Ấn Độ dương cập vịnh Péc-xích (Ba Tư), sau đó hàng hoáđược chở bằng đường bộ qua Trung Cận Đông, qua Địa Trung Hải vào Châu Âu Conđường này bị đế quốc Ốt-tô-man chiếm giữ, họ thường xuyên giết người, cướp của, làmcác thương dân không dám đi qua đây nữa

Con đường vượt qua Ấn Độ dương, đi qua Hồng Hải, qua bán đảo Ả-rập, sau đóđược chở qua Địa Trung Hải vào Châu Âu Con đường này cũng bị những người Ả-rậpHồi Giáo chiếm giữ

- Ngoài ra, còn một nguyên nhân chính nữa là do lòng tham vàng của các quý tộc vàthương nhân phương Tây, họ rất muốn sang phương Đông tìm kiếm vàng, kích thích tínhphiêu lưu mạo hiểm của họ

2 Các điều kiện:

- Đây là thời kỳ Châu Âu trở nên giàu có, cho phép người Châu Âu có thể trang bị

cơ sở vật chất cho các chuyến đi biển dài ngày, tốn kém

- Đây cũng là thời kỳ mà khoa học kỹ thuật (đặc biệt là thiên văn, địa lý, kỹ thuậthàng hải) đã phát triển, giúp cho các chuyến đi thành công (thời kỳ này người ta đã cóquan niệm về trái đất hình tròn) Là thời kỳ vẽ được bản đồ thế giới đầu tiên do Tôx-ca-ne-li (người Ý) vẽ, tuy rằng chưa chính xác, chỉ có Địa Trung Hải là khá chính xác Đây

là cơ sở cho các nhà thám hiểm thực hiện các chuyến đi của mình

- Về hàng hải, người ta đã đóng được tàu Ca-ra-ven là loại tàu vượt đại dương đầutiên, sử dụng các cánh buồm hình phản Đây là thời kỳ mà la bàn do người Trung Quốcchế tạo đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu (loại la bàn này do Mác-cô-pô-lô đem từ

Trang 16

Trung Quốc về sau chuyến đi Châu á của mình) Đặc biệt là thuốc súng (cũng do ngườiTrung Quốc phát minh ra) đã vào Châu Âu và được người Châu Âu chế tạo ra vũ khíphòng vệ một cách vô cùng hữu hiệu.

- Về mặt địa lý thì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia đều nằm ở ven bờ đạidương, có lịch sử hàng hải lâu đời, có các cảng biển lớn, thuận lợi cho việc thám hiểm

3 Tóm tắt 3 phát kiến địa lý lớn và hệ quả của nó?

- Năm 1487 Đi-a-xơ đã đi đến cực nam Châu Phi và ông gọi đây là Mũi Bảo tố,sau gọi là Mũi Hảo vọng

- 8/1492 Cô-lôm-bô đến được Cuba và một số đảo vùng Ca-ri-bê Ông là ngườiđầu tiên phát hiện ra Châu Mĩ

- 7/1497 Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ)

- Năm 1519 - 1522 Ma-gien-lan người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đườngbiển

4 Những phát kiến địa lý đã gây nên các hệ quả lớn:

- Những phát kiến địa lý thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, mở rộng rakhông chỉ ở Châu Âu, mà cả thế giới Thị trường thế giới đã được xác lập sau những phátkiến địa lý ấy

Trên các thị trường Châu Âu, các mặt hàng của phương Đông đã được tràn vào và

mở rộng như thuốc lá (từ Châu Mỹ), ca cao, cà phê (ở Trung Cận Đông), đường trắng,gạo trắng (từ Trung Quốc, Ân Độ)

Các trung tâm thương nghiệp có sự thay đổi từ các thành phố của Ý tận Địa TrungHải sang các vùng bờ biển Ví dụ như vào TK16 thành phố An-véc-pan của Hà Lan trởthành trung tâm thương nghiệp lớn nhất Châu Âu, sang TK17 thì Am-téc-đam của Hà Lanlại chiếm vị trí trung tâm thương nghiệp thế giới

- Những phát kiến về địa lý đã dẫn tới "cuộc c/mạng giá cả", hàng hoá Châu Âu tăngvọt 2,5-3 lần do vàng của người Châu Âu khai thác được ở các thuộc địa như Châu Mỹ(vàng do các thổ dân khai thác lâu năm tích tụ, đặc biệt là người In-ca họ có rất nhiềuvàng, khi người Châu Âu đến, họ đã cướp hết vàng bạc), tung ra thị trường Châu Âu làmgiá cả các mặt hàng khác tăng vọt, sự tăng vọt giá cả này có lợi cho các nhà sản xuất,buôn bán và gây thiệt hại cho người tiêu dùng

- Về chính trị, sau những phát kiến về địa lý đã hình thành chủ nghĩa thực dân(chiếm đất đai, cai trị, di dân đến sống tại các thuộc địa ), đặc biệt là các cuộc di dân ồ ạtđối với các nước Châu Mỹ, Châu Phi, Châu á Điển hình là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,

Trang 17

Anh, Pháp, Hà Lan Tại các thuộc địa, họ cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻmạt, bắt dân làm việc trong điều kiện tồi tệ dẫn đến những người da đỏ thổ dân dần bịdiệt vong, nạn buôn bán nô lệ da đen từ Châu Phi sang Châu Mỹ trở nên phổ biến

- Những cuộc phát kiến địa lý cũng dẫn tới sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa cácnền văn hoá, văn minh Đặc biệt trên 2 lĩnh vực: Tôn giáo và ngôn ngữ: Đạo Cơ Đốc theochân những người Châu Âu sang các thuộc địa và trở thành quốc tế giáo Đồng thời Châu

Âu cũng tiếp thu các đạo khác Về ngôn ngữ, tiếng Anh được truyền bá ra các thuộc địathành tiếng quốc tế; tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được truyền bá chủ yếu sangChâu Phi, Châu Mỹ và nó đã trở thành ngữ hệ La-tinh

Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học công nghệ cũng tràn vàocác thuộc địa do người Châu Âu phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở các thuộc địa,đồng thời mở trường dạy học nghề Về nghệ thuật cũng được du nhập đan xen, nhưngchiều ảnh hưởng chủ yếu là từ Châu Âu sang

Những phát kiến về địa lý về mặt khách quan đã dẫn tới sự phát triển của các bộmôn khoa học, vì các vùng đất mới là vùng đất dành cho việc nghiên cứu, là đối tượngnghiên cứu bao la

Trang 18

Mẫu đề thi 7

ĐỀ MÔN THI: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

MÃ MÔN HỌC:

THỜI GIAN: 70 phútKhông sử dụng tài liệu

Phong trào Văn hóa phục hưng ở Tây Âu diễn ra trong bối cảnh nào? Hãy trình bày nội dung và những thành tựu chính của phong trào này? (10 điểm)

Ngày đăng: 14/12/2015, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w