Cùng với sự bóc lột, các doanh nghiệp tìm cách cải tiến kĩ thuật để tăng năng xuất lao động, tiêu biểu trong ngành dệt ở Anh:
- Năm 1783, một công nhân Anh là Giôn-Cây phát minh ra con thoi bay, năng suất lao động tăng gấp đôi.
- Năm 1764, một người thợ dệt Giêm Hacgrivơ phát minh ra máy kéo sợi. Lượng sợi tăng lên gấp 8 lần, đáp ứng nhu cầu sợi và thúc ngành diệt phát triển nhanh.
- Vào năm 1769, Risớt Accraitơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước, làm giảm bớt rất nhiều sức lao động của con người. Ông được coi như là ông tổ của ngành dệt vải bông trong nhà máy.
- Năm 1785, kĩ sư Étmơn Kacraitơ, sáng chế ra máy dệt đưa năng xuất lao động lên 39 lần. Các khâu tẩy trắng nhuộm màu, in hoa cũng được cải tiến.
- Từ 1769 - 1784, Giêm Oát (James watt) đã phát minh ra máy hơi nước, việc sử dụng máy hơi nước vào sản xuất gây nên một chuyển biến mới trong ngành dệt nói riêng và công nghiệp nói chung. Đây là một phát minh quan trọng và vĩ đại của loài người, đóng góp rất lớn cho nền văn minh nhân loại.
Như vậy, tư sản Anh đã đi đầu trong việc trang bị máy hơi nước vào sản xuất, đầu tiên là các xưởng dệt, sau đó là các ngành khác: luyện kim, đóng tàu…/.
Mẫu đề thi 11
ĐỀ MÔN THI: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚIMÃ MÔN HỌC: ... MÃ MÔN HỌC: ...
THỜI GIAN: 60 phút Không sử dụng tài liệu.
Hãy trình bày cơ sở hình thành các nền văn minh phương Đông: Điều kiện tự nhiên, dân cư, điều kiện kinh tế, cơ sở chính trị - xã hội ? (10 điểm).
Mẫu đáp án
ĐÁP ÁN MÔN THI: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚIMÃ MÔN HỌC: ... MÃ MÔN HỌC: ...
THỜI GIAN:....60....phút Không sử dụng tài liệu.
1.Điều kiện tự nhiên:
Được hình thành trên lưu vực những con sông lớn. Khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ và dễ canh tác đã cho phép các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp thuận lợi. Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và nhà nước.
- Bên cạnh những thuận lợi nói trên, những con sông này lại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp và những vùng sa mạc mênh mông. Địa thế hiểm trở đó cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời cổ đại đã làm cho các nền văn minh này xuất hiện và phát triển một cách độc lập. Sự liên hệ buổi đầu hầu như không xảy ra, do đó mỗi nền văn minh đã phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc.
2) Cơ sở dân cư:
Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên như vậy, cư dân ở phương Đông ra đời sớm và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương Đông diễn ra rất đa dạng và phức tạp.
- Ai cập: Bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông Nile, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamites và thổ dân đã đồng hóa với nhau, hình thành ra một tộc người mới, đó là người Ai Cập.
- Lưỡng Hà: Người Sumer từ thiên niên kỉ IV.TCN đã di cư tới đây và sáng lập ra nền văn minh đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà.
- Ấn Độ: Có hai chủng tộc chính là người Dravida chủ yếu cư trú ở miền Nam, và người Aria cư trú ở miền Bắc.
- Trung Quốc: Vùng châu thổ Hoàng Hà đã là quê hương của các bộ tộc Hạ, Thương, Chu. Họ chính là tổ tiên của dân tộc Hán – người sáng tạo ra nền văn minh Hoa Hạ. Phía Tây và Tây Nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, Môn – Khmer. Phía Bắc, Đông Bắc là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut.