1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.doc

28 5,2K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 344 KB

Nội dung

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

rong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhân tố con người được coi là nhân tốquan trọng, có vai trò quyết định đối với sự thành công của các chính sách,các mục tiêu phát triển và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia

T

Sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đaị hóa đặt ra những yêu cầu, thách thức lớn đối với chiến lược con ngườitrong đó có nhiệm vụ quan trọng là việc xác định mục tiêu, chiến lược đào tạo và sửdụng cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô - Chính họ là những “Người cầm lái cho con thuyền kinh tế ” của đất nước

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phát triển theo xu hướnghội nhập mạnh mẽ, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước mới chuyển sang nền kinh tếthị trường, cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô của chúng ta đã bộc lộ những bất cập vềtrình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn

Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển trong bối cảnh đó, chínhsách cán bộ cần phải trở nên linh hoạt, quan hệ hữu cơ với chính sách kinh tế - Xãhội, phải gắn liền với những mục tiêu của sự nghiệp phát triển đặc biệt là chính sáchđào tạo và sử dụng cán bộ - Đào tạo nhằm mục tiêu tạo ra những “sản phẩm” phùhợp với yêu cầu và mục đích sử dụng

Trong giai đoạn vừa qua công tác cán bộ, đào tạo cán bộ của chúng ta cònnhiều bắt cập, chưa thực sự mang tính chiến lược Trước những yêu cầu và tháchthức đối với công tác cán bộ chúng ta cần phải xác định mục tiêu, xây dựng chiếnlược đào tạo cán bộ - Đặc biệt đối với cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô phù hợp với yêucầu và mục tiêu của sự nghiệp phát triển

Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của cán bộ công chức quản lý kinh tếcủa nước ta nên khi thực hiện đề án chuyên ngành, được sự giúp đỡ của các cô, các

thầy hướng dẫn em xin thực hiện đề án "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế

vĩ mô ở Việt nam trong điều kiện hiện nay" Trong quá trình thực hiện đề án do

còn nhiều vấn đề chưa còn được nhận thức đầy đủ nên bài viêt còn nhiều hạn chế,bản thân em rất mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của các cô, các thầy đểngày càng được tiến bộ hơn

Trang 2

LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG VÀ

GIẢI PHÁP

CHƯƠNG I:

SỰ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ ĐÀO TẠO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ

KINH TẾ VĨ MÔ Ở NƯỚC TA

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

Sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý kinh

tế tương ứng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt - (cán bộ quản lý cấp cao

và các chính khách kinh tế hay cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô)

Vậy cán bộ quản lý kinh tế là gì? cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô là gì?

Khái niệm về cán bộ quản lý kinh tế:

Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô là một bộ phận của đội ngũ công chức nhà nước,làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tham gia hoạch định cácchính sách kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước các hoạt động kinh tế trên phạm

vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc trong từng địa phương, từng vùng lãnh thổ

Trang 3

và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chiến lược, chính sách phát triển kinh

tế đã vạch ra Các chính khách kinh tế là các nhân vật có vị thế quan trọng trong xã hộiđương thời (bao gồm cả các nhân vật trong chính quyền và các nhân vật của các tổ chức

và đoàn thể lớn trong xã hội) Thông thường theo thiết kế của các xã hội hiện nay, cácchính khách kinh tế là những người đứng đầu cơ quan quyền lực xã hội và các thànhviên của cơ quan này (bộ trưởng, người lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố) thực thi nhiệm vụlãnh đạo các hoạt động quản lý kinh tế với vai trò là người điều hành trong kinh tế

2.2 Các nhà điều hành quản lý cấp cao:

Đó là các cá nhân trực tiếp vận hành các hoạt động quản lý, biến đường lối, chủtrương, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế thành hiện thực Các nhà điều hành quản

lý cấp cao thường là những người đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước

Theo thiết chế xã hội hiện nay, ở nhiều nước chính khách kinh tế đồng thời lànhà điều hành quản lý cấp cao Ở nước ta hiện nay, thực hiện cơ thế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, thì phần nhiều chính khách kinh tế và nhàđiều hành quản lý cấp cao ở một hệ thống thường là 2 thực thể khác nhau

Trang 4

II VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỐI VỚI CNH-HĐH Ở NƯỚC TA:

1 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

Quản lý kinh tế vĩ mô thực chất là nói đến vai trò, chức năng quản lý của Nhànước đối với các hoạt động kinh tế Mô hình kinh tế phổ biến trên thế giới hiện làkinh tế hỗn hợp trong đó Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, quản

lý các hoạt động của nền kinh tế quốc dân thông qua hệ thống các chính sách vàcông cụ quản lý kinh tế vĩ mô

- Nhà nước thiết lập khung khuôn khổ luật pháp thống nhất để tạo môi trườngchung cho các thị trường hoạt động

- Khắc phục các khuyết tật của thị trường để tạo cho cơ chế thị trường hoạtđộng có hiệu quả thông qua chính sách kinh tế vĩ mô, xây dựng các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân bổ các nguồn lực, phân phốithu nhập giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội

- Ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn và kiềm chế lạm phát, thất nghiệp, thựchiện các biện pháp kiểm soát, giám sát, sử dụng các công cụ thuế để điều tiết cáchoạt động kinh tế

Trong điều kiện ở nước ta, để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, quản lýkinh tế vĩ mô càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết và vai trò quản lý vĩ mô nền kinh

tế của Nhà nước ta trong cơ chế mới thể hiện ở những điểm sau:

- Nhà nước xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với điềukiện KT-XH nước ta theo các mục tiêu đề ra và mong đạt được

+ Nhà nước chủ động điều tiết các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự thống nhấtgiữa các lợi ích của quốc gia

+ Nhà nước hoạch định các chương trình phát triển KT-XH, thông qua đó thựchiện chiến lược phát triển KT-XH, dẫn dắt các doanh nghiệp và các thành phần kinh

tế đi đúng hướng đã chọn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng hộinhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới

- Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có chính sách để thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài nước

+ Quyết định và bảo đảm các quyền tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh như các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng hệ thống pháp luậtđồng bộ và ổn định

- Thực hiện các chính sách phân phối thu nhập công bằng, hiệu quả, tạo độnglực cho sản xuất phát triển

- Phân phối hợp lý các nguồn lực và quản lý sử dụ ng có hiệu quả tài sản quốc gia

Trang 5

2 VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ Ở NƯỚC TA:

Trong một hệ thống kinh tế hoạt động thành công hay thất bại phụ thuộc rấtnhiều vào người cán bộ quản lý kinh tế Nói cách khác trong hệ thống thì người cán

bộ quản lý giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh tế.Cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô chính là người vận hành, điều khiển và thực thitrong bộ máy đó Nói cách khác, tính hiệu quả của hệ thống các chính sách và công

cụ quản lý kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào 2 điều kiện cơ bản

1 Cơ chế vận hành của nền kinh tế

2 Khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Hai yếu tố này có mối quan hệ tương tác và có liên quan tới hàng loạt các nhân

tố KT-XH trong đó khả năng và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò quyếtđịnh nhất

Để thực hiện được mục tiêu mà đại hội đảng VIII đã xác định, đội ngũ cán bộnói chung và cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô nói riêng có vai trò quyết định và nóđược thể hiện tập trung trên các mặt chủ yếu sau:

- Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định trong việc xây dựng đúngđắn đường lối, chiến lược, chủ trương, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế, chínhsách, cơ chế quản lý kinh tế và hệ thống pháp luật kinh tế trong toàn bộ đất nước,trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương

- Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định trong việc tổ chức bộ máy

và lựa chọn cán bộ để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý trong thời kỳ tiếp tụcđổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH

- Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định trong việc chỉ huy và điềuhành theo nguyên tắc tập trung dân chủ các hoạt động trong quá trình phát triển kinh

tế và quản lý kinh tế ở phạm vi cả nước, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địaphương

- Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định trong việc thường xuyênphối kết hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mặt cân đối,những mâu thuẫn phát sinh

- Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định trong việc kiểm tra vàkiểm soát quá trình phát triển kinh tế và quản lý kinh tế Trong đổi mới kinh tế và cơchế quản lý kinh tế, công tác kiểm tra, kiểm soát đặc biệt là kiểm tra, kiểm soáttrong lĩnh vực kinh tế tài chính có vị trí rất quan trọng, không có kiểm tra, kiểm soátthì không có quản lý kinh tế vĩ mô

Trong đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô thì những người đứng đầu các cấp

và những chuyên gia đầu ngành luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng

Trang 6

III YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

TRONG GIAI ĐOẠN MỚI:

1 PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ:

- Phải có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, có bản lĩnh và kiên địnhtrong công việc được giao

- Có ý chí và có khả năng làm giàu cho tập thể, cho xã hội và cho bản thân

- Có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, tự đánh giá kết quả công việc của bảnthân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị

- Biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người, tạo đượclòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia

- Hoạt động trong quá trình đổi mới, vừa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng,vừa phải rất năng động sáng tạo

2 YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN - TỔ CHỨC:

2.1 YÊU CẦU NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN:

- Trước hết, cán bộ quản lý kinh tế phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vựcđược giao trách nhiệm quản lý, biết sử dụng và tập hợp các chuyên gia giỏi, các cán

bộ chuyên môn dưới quyền, giao đúng việc và tạo điều kiện cho họ phát huy khảnăng chuyên môn cho nhiệm vụ chung

- Phải có kiến thức về kinh tế thị trường; nắm vững bản chất, cơ chế vậnđộng để ứng xử, lựa chọn trong kinh doanh để sử dụng công cụ điều tiết kinh tế thịtrường trong quản lý nhà nước

- Phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, hình thành đội ngũ cán bộquản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý, hoạt động theo nguyên tắc của thị trườngnhư mọi nghề khác

- Trong hoạt động quản lý phải xuất phát từ thực tế - kinh doanh, thực tế địaphương, thực tế đời sống kinh tế - xã hội để tìm lời giải, có biện pháp cụ thể, tránhgiao điều sách vở

2.2 YÊU CẦU NĂNG LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ:

Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế là những người trực tiếp tổ chức điều hành bộmáy quản lý để phối hợp hoạt động của từng đơn vị kinh tế cụ thể Do đó, đặt ra chotừng cán bộ quản lý những yêu cầu mang tính cụ thể, thiết thực, bao gồm: năng lựcthực tế và phân tích các tình huống; năng lực quyết sách và giải quyết các vấn đề;năng lực tổ chức và chỉ huy; năng lực liên kết phối hợp hành động

- Phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, có khả năngquan sát, nắm được các nhiệm vụ từ tổng thể tới chi tiết để tổ chức cho hệ thốnghoạt động đồng bộ, có hịêu quả

Trang 7

- Là người bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán dứt khoát trong công việc, kcó

kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch

- Là người năng động, sáng kiến, tháo vát, phản ứng nhanh nhạy, dám nghĩ,dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tìnhhuống có thể xảy ra, biết dồn đúng tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ

3 YÊU CẦU VỀ PHÂM CHẤT ĐẠO ĐỨC:

- Trước hết, cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý kinh tế nói riêng, với tưcách là một công dân, phải sống và làm việc theo tiêu chuẩn đạo đức một công dân.Hiện nay, phải lấy việc gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩnđạo đức cơ bản

- Yêu cầu đặc thù của chức nghiệp làm nghề quản lý là phải chăm lo việccông của đơn vị, của Nhà nước, phải quản lý một tập thể nhiều người, do đó đòi hỏimỗi cán bộ quản lý phải biết chăm lo đến mọi người; tập thể, cộng đồng; biểu hiệnqua việc làm phải công bằng, công tâm, khách quan, có văn hoá, tôn trọng conngười,

- Là tấm gương cho người dưới quyền và người lao động trực tiếp noi theo, do

đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải là người liêm khiết, khiêm tốn, trung thực, thẳngthắn, không vụ lợi, thực hiện bình đẳng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi

và trách nhiệm

Trong các yêu cầu nói trên thì mức độ quan trọng của từng yêu cầu đối vớitừng loại cán bộ quản lý kinh tế là có khác nhau Đối với cán bộ quản lý kinh tế vĩ

mô thì những phẩm chất được đào tạo và năng lực là các yêu cầu quan trọng hơn vì

nó vừa là tiêu chuẩn, vừa là giá trị bên trong của con người, nó là thước đo năng lựcthực tế và phẩm chất tư tưởng của cán bộ quản lý Tuy nhiên trong công tác quyhoạch cán bộ, việc lựa chọn, sử dụng, đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cần phải căn cứ vàomột tiêu chuẩn nữa đó là triển vọng, tức là khả năng cống hiến tiếp theo của cán bộ.Trong công tác quy hoạch cán bộ cần chú ý việc sắp xếp, bố trí cán bộ không chỉ làvấn đề tuổi tác,sức khoẻ và khả năng thích ứng của mỗi con người Chính điều đó là

cơ sở để xem xét, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn

IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ:

1 ĐẶC ĐIỂM ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:

Trang 8

- Sau nhiều năm đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô đã có nhữngbước phát triển quan trọng về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới kinh tế, cán bộ quản lý kinh tế đãtích lũy được những kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục phát huy cao hơn trong thời

kỳ mới - thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới đồng bộ, sâu sắc, đẩy mạnh CNH-HĐHđất nước về mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh, vữngbước đi lên CNXH Trong những điều kiện và hoàn cảnh nói trên, đội ngũ cán bộnói chung, đội ngũ lãnh đạo và quản lý kinh tế vĩ mô các cấp nói riêng, đã được thửthách và trưởng thành cả về số lượng và chất lượng Có thể nói, số đông cán bộ lãnhđạo và quản lý kinh tế vĩ mô đã vì sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc, đoànkết xung quanh Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị thống nhất về đườnglối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và lối sống lành mạnh, thích nghinhanh với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN

Kiến thức, kinh nghiệm, trình độ và năng lực thực tiễn trong lãnh đạo, quản lýkinh tế vĩ mô được nâng lên một bước mới Trong những năm đổi mới, tiêu chuẩn

cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô cũng từng bước được hoàn thiện và phùhợp với yêu cầu đổi mới kinh tế xã hội của đất nước Tỷ lệ đội ngũ cán bộ trẻ cótrình độ đã được tăng lên, cơ cấu nam nữ, vùng miền, dân tộc tôn giáo, công, nông,binh, tri thức đã được quan tâm nhiều hơn trong việc xây dựng cán bộ chủ chốtcủa hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô Sự phát triển mới của đội ngũ cán bộ quản lýkinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã thực sự là nhân tố quyết định sự thành công của

sự nghiệp đổi mới đất nước

- Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở nước ta hiện nay còn bộc

lộ một số khuyết điểm, yếu kém đáng quan tâm:

Trong những năm qua trong số đông cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô đã được đàotạo và bồi dưỡng lại những kiến thức và kinh nghiệm về quản lý kinh tế thị trườngvẫn còn nhiều hạn chế, nên trong hoạt động thực tiễn nhiều người còn lúng túng,làm ăn với nước ngoài bị thua thiệt, thậm chí có một bộ phận bị lừa đảo, bị lôi cuốn,biến chất và sa đoạ vì đồng tiền và lợi ích cá nhân bất chính, làm tổn hại không nhỏđến nền kinh tế, cho hệ thống Nhà nước Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trẻ tuyđược đào tạo có hệ thống trong cơ chế mới đã tỏ ra có năng lực, nhanh nhẹn, năngđộng hơn nhưng chưa được thử thách, rèn luyện và chưa có nhiều về kinh nghiệmthực tiễn, dễ nóng vội, thiếu thận trọng và còn những biểu hiện tuỳ tiện trong hoạtđộng quản lý kinh tế

Cơ cấu đội ngũ cán bộ hiện còn chưa có sự đồng bộ như cán bộ cao tuổi cònchiếm tỉ trọng lớn nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế vĩ mô

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở vùng sâu, xa, miền núi, vừng căn cứcách mạng vừa thiếu về số lượng, vừa thấp về trình độ văn hoá, lý luận, chuyên môn

về quản lý kinh tế vĩ mô

Trang 9

Tỷ trọng cán bộ nữ là lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan Nhà nước về kinh

tế còn thấp trong khi nữ chiếm 50% dân số cả nước

Tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cơ bản của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ môtuy đã được hình thành nhưng chưa được cụ thể hoá cho từng cấp, ngành, từng lĩnhvực và từng loại chức danh, chưa có cơ sở pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đềbạt, sử dụng, đánh giá cán bộ Do đó làm cho một bộ phận cán bộ quản lý kinh tế vĩ

mô ỷ lại không chịu phấn đấu, vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn và rènluyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị theo tiêu chuẩn quy định Vậy có thể khẳng địnhđội ngũ cán bộ hiện còn bất cập về trình độ so với đòi hỏi của công cuộc tiếp tục đổimới kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt nam trong tương lai

- Phải luôn nắm vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác cán bộ và xây dựng quy hoạch cán bộnói chung, cán bộ quản lý kinh tế nói riêng

- Cần chăm lo đến tính đồng bộ của đội ngũ cán bộ, phải hết sức coi trọng vàtập trung xây dựng tốt đội ngũ cán bộ chủ chốt, trước hết là người đứng đầu về quản

lý kinh tế vĩ mô ở từng cấp và đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược về quản lý kinh tế vĩmô

- Cần có quan điểm, phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách khoa học

và khách quan, công tâm Đánh giá đúng cán bộ và bố trí sử dụng đúng cán bộ quản

lý kinh tế vĩ mô là vấn đề khó khăn phức tạp và quan trọng nhất Khi đánh giá phải

có quan điểm đúng và phải theo tiêu chuẩn quy định, căn cứ vào kết quả và hiệu quảhoạt động của cán bộ, xét đến một cách đầy đủ, hoàn cảnh và điều kiện hoạt độngcủa cán bộ

- Cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ bằng việc thể chế hoá thànhcác quy chế, quy định, quy trình và chỉ đạo thực hiện một cách chặt chẽ việc xâydựng đội ngũ cán bộ

- Phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của cán bộ trong từng thời

kỳ Cả 3 mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trách nhiệm rõ phải có quyền đểthực hiện, khi thực hiện trách nhiệm tốt phải đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinhthần đúng mực

- Trong công tác cán bộ phải kết hợp chặt chẽ giữa trước mắt và lâu dài, kếthừa và phát triển nhằm đảm bảo kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cáchvững vàng

3 YÊU CẦU CẤP THIẾT ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ:

Trang 10

Nền kinh tế nước ta đang bước sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnhCNH-HĐH thực hiện mục tiêu chiến lược đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, công tác đào tạo cán bộ trong đó có cán bộquản lý kinh tế có đủ phẩm chất và năng lực, nắm bắt được công nghệ quản lý kinh tếhiện đại và vận dụng thích ứng vào điều kiện cụ thể ở nước ta là một trong những khâu

có ý nghĩa quyết định

Ở nước ta hiện nay, công tác đào tạo cán bộ quản lý nói chung và đào tạo cán

bộ quản lý kinh tế nói riêng đang đứng trước những mâu thuẫn gay gắt:

Thứ nhất: Yêu cầu từng quy mô với việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.Thứ hai: đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có chất lượng cao với sự hạn hẹp về tàichính và đội ngũ giáo viên có trình độ cao

Thứ ba: sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu ngành giáo dục và thị hiếu tậptrung vào một số ít ngành nghề của người học

Chính từ thực tế như vậy cho nên trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạocán bộ quản lý kinh tế ở nước ta tăng lên rất nhanh, nhiều trường đại học và caođẳng kinh tế đã mở rộng quy mô đào tạo Sự tăng nhanh về quy mô đào tạo ở cáctrường kinh tế đã góp phần từng bước khắc phục osự thiếu hụt về số lượng cán bộquản lý kinh tế tuy nhiên điều này lại đang làm xuất hiện mâu thuẫn trong việc bảođảm chất lượng đào tạo do hạn chế về tài chính và năng lực nội sinh của các cơ quanđào tạo và trưởng thành từ trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo mô hình kếhoạch hoá tập trung Trong quá trình đổi mới, một bộ phận khá lớn cán bộ quản lýkinh tế đã được đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường.Tuy nhiên trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và hội nhập trong giai đoạn hiện nay, độingũ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng xét về số lượng, chấtlượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với sự nghiệp CNH-HĐH

Trang 11

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

VÀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ

VĨ MÔ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

I THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:

Trong những năm đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô đã được rènluyện và trưởng thành Trong điều kiện biến động mạnh và phức tạp của tình hìnhdân tộc, quốc tế, những thử thách gay go của đất nước trong những năm cuối thập

kỷ 90, nhìn chung đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng và kiênđịnh con đường XHCN mà Đảng đã vạch ra

Đã có chuyển biến mọi mặt về trình độ, năng lực, thông qua việc học tập,bồidưỡng và hoạt động thực tiễn, làm quen và thích ứng với cơ chế quản lý mới Đặcbiệt ở các thành phố lớn, lực lượng cán bộ có trình độ cao về chuyên môn, lý luậnchính trị tăng đáng kể, ở các tỉnh miền núi lãnh đạo chủ chốt và phần đông cán bộ

đã có ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ củađịa phương

Những năm qua đội ngũ cán bộ có sự ổn định tương đối về biên chế Hầu hếtcác địa phương, với sự giúp đỡ của trung ương đã tiến hành thực hiện công việc đàotạo lại và bồi dưỡng cán bộ có quy mô đáng kể

Bên cạnh những mặt mạnh và ưu điểm cơ bản nêu trên, đội ngũ cán bộ quản líkinh tế vĩ mô ở nước ta còn đang bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” đang diễn ra khá phổ biến nhất là cán

bộ quản lý nhà nước ở các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương Thừa cán bộ chưađược đào tạo về quản lý kinh tế thích ứng với kinh tế thị trường và thiếu cán bộ có đủphẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế của nền kinh tế đangchuyển đổi Theo kết quả điều tra năm 1997 của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển

- Đại học KTQD trong số 200 cán bộ quản lý kinh tế thuộc10 bộ và cơ quan ngang bộđược hỏi có 60% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý kinh tế của ta hiện đang trong tìnhtrạng thiếu, 20% ý kiến cho rằng đội ngũ này đang trong tình trạng thừa và 20% chorằng vừa thiếu vừa thừa

Thứ hai: Một số lượng khá lớn cán bộ đang làm nhiệm vụ quản lý kinh tế chưa

được đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thịtrường Kết quả điều tra chi tiết về đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở 10 bộ, cơquan ngang bộ và 10 tỉnh thành trong cả nước cho thấy có 65% số cán bộ quản lýkinh tế ở cấp bộ được đào tạo trước năm 1989 trong đó có khoảng 30% chưa đượcđào tạo lại, khoảng 60% số cán bộ quản lý kinh tế ở cấp bộ có trình độ lý luận sơcấp và chỉ có gần 5% có trình độ lý luận cao cấp 89% cán bộ quản lý kinh tế >45tuổi không biết sử dụng máy vi tính và chỉ có 9,5% biết tiếng Anh có trình độ trên

Trang 12

C Ở các sở, ban, ngành cấp tỉnh có 52,8% số cán bộ quản lý kinh tế được đào tạo từtrước năm 1989 và có một bộ phận khá lớn chưa qua đaò tạo, bồi dưỡng kiến thứckinh tế thị trường, chỉ có 54% số cán bộ quản lý kinh tế các sở, ban, ngành thuộc 10tỉnh, thành phố đã được đào tạo từ các trường kinh tế Số cán bộ được đào tạo ở cáclĩnh vực khác (khoa học kỹ thuật, khoa học cơ bản ) chiếm 46% và đang cần tiếptục bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế.

Thứ ba: Cơ cấu cán bộ quản lý kinh tế đang có sự mất cân đối lớn xét cả về độ

tuổi và giới tính, lẫn sự phân bổ theo ngành nghề, theo vùng, giữa cấp chiến lượchoạch định chính sách và cấp trực tiếp quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp Sốliệu điều tra 10 bộ cho thấy có gần 50% cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô có độ tuổi >

45 tuổi, chỉ 1/5 số cán bộ dưới 35 tuổi, tuổi bình quân là 46 tuổi, cán bộ trẻ nhất(<35 tuổi) thuộc 2 ngành ngân hàng và tài chính: ngân hàng nhà nước có 43% và BộTài chính có 44% cán bộ quản lý vĩ mô thuộc nhóm tuổi dưới 35 Ngược lại số cán

bộ ở độ tuổi dưới 35 tuổi chỉ chiếm 5% ở Bộ Thương mại và 4% ở Bộ Công nghiệp

Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp -PTNT có tỷ lệ cán bộ >45 tuổi cao nhất Tỷ lệnày ở Bộ Công nghiệp là 76% và Bộ Nông nghiệp-PTNT là 69% Đến năm 2005 cókhoảng 80% số cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô hiện nay đến tuổi nghỉ hưu Sự già hoácủa đội đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế sẽ gây nên tình trạng hẫng hụt cán bộ quản lýkinh tế kế cận

Ở nhiều tỉnh miền núi, cán bộ quản lý kinh tế là người dân tộc thiểu số chiếm

tỷ lệ rất thấp và phần lớn chưa được qua đào tạo về quản lý kinh tế ở Đắc lắc chỉ có

1 trong 475 cán bộ quản lý ở cấp tỉnh và huyện là người dân tộc thiểu số có trình độ

từ cao đẳng trở lên ở Lào cai có tới 49% cán bộ là người dân tộc chưa qua đào tạo

về chuyên môn, nghiệp vụ

Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô hiện nay chủ yếu là nam, nữ chiếm bộ phận thiểu

số Tuy nhiên tuỳ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể thì tỷ lệ nam nữ cũng cao thấpkhác nhau: tỷ lệ nam bình quân chiếm trên 65%, nữ chỉ có khoảng 34% Tỷ lệ namcao nhất là ở Bộ Thương mại (81%) và tỷ lệ nữ cao đông nhất là ở Ngân hàng Nhànước (48%)

Thứ tư: Công tác đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ quản lý kinh tế nói riêng

chưa gắn với quy hoạch cán bộ Hơn nữa, việc bố trí sử dụng cán bộ chưa thật hợp

lý và trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, thiếu mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ,chưa có giải pháp cụ thể để thực sự khuyến khích những cán bộ có năng lực và chưamạnh dạn bố trí, sắp xếp lại hoặc đưa ra khỏi biên chế những cán bộ không còn đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới

II THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH TẾ

VĨ MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:

Hiện nay ở nước ta việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trước hết tậptrung vào cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế vì đội ngũ này vừa có vai trò quyếtđịnh trong việc xây dựng cơ chế vận hành mô hình kinh tế mới, vừa là người nghiên

Trang 13

cứu, hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng các chính sách và công cụ quản

lý kinh tế để điều tiết quản lý các hoạt động kinh tế trên bình diện toàn bộ nền kinh

tế quốc dân Vậy để đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới và hội nhập hiện nay đòi hỏichúng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tầm vĩ mô đủ về số lượng,mạnh về chất lượng và có cơ cấu hợp lý Ngoài các tiêu chuẩn chung mà Đại hộiTrung ương (Khoá 8) đã đề ra Cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô phải hiểu biết sâu sắcđường lối, quan điểm kinh tế của Đảng, có kiến thức về kinh tế thị trường, có khảnăng đề xuất, hoạch định các cơ sở kinh tế và sử dụng các công cụ quản lý kinh tế

để quản lý, điều tiết các hoạt động của nền kinh tế quốc dân phát triển theo các mụctiêu Kinh tế - Xã hội mà Đảng đã vạch ra

Nhận thức rõ vai trò của cán bộ quản lý kinh tế như trên nên Đảng và Nhànước ta đã đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế Tuynhiên cũng vẫn còn những hạn chế

CHÚNG TA ĐÃ XÂY DỰNG ĐƯỢC 1 HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC VỀ KINH TẾ TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC VỚI SỐ LƯỢNG NGÀY CÀNG TĂNG:

Cụ thể các trường công lập nước ta từ trường đại học tài chính tế toán thànhphố Hồ Chí Minh sát nhập với trường ĐHKT thành phố để trở thành thành viên mớicủa đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Còn các trường khác vẫn giữ nguyên.Tuy nhiên quy mô đào tạo của từng trường đã được mở rộng ra rất nhiều so vớitrước, thông thường là tăng khoảng 10 lần

Các khoa kinh tế của các trường Đại học kỹ thuật cũng có sự mở rộng quy môđào tạo, thường gia tăng từ 4-5 lần so với trước

Việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế dường như được tiến hành ở tất cả cáctrung tâm hoặc các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tỉnh, thành phố trong

cả nước Tuy nhiên nét đặc trưng nhất của hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ quản lýkinh tế hiện nay là cùng với sự ra đời của nền kinh tế nhiều thành phần, các trườngđại học dân lập mở ra khá nhiều, cho đến nay cả nước đã có trên 15 trường đại họcdân lập được thành lập Các trường này được tập trung ở 3 thành phố lớn là: Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Điều đáng quan tâm là phần lớn các trường đạihọc dân lập đều có đào tạo về kinh tế

Ngoài ra viện đại học mở Hà nội, đại học mở bán công thành phố HCM cũng

là 2 cơ sở đào tạo cán bộ quản lý quy mô nhỏ

Bên cạnh các trường đại học còn có nhiều trường Cao đẳng kỹ thuật, cácngành, các địa phương cũng tham gia vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinhtế

Việc mở rộng một cách ồ ạt các cơ sở đào tạo kỹ thuật bậc đại học thuộc mọithành phần có mặt tốt là tạo điều kiện cho nhiều người được tham gia học tập vàcũng nhanh chóng tạo ra cho đất nước một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đông đảo

Trang 14

Tuy nhiên cũng có mặt không tốt trong đó quan trọng nhất là khó bảo đảm đượcchất lượng của đội ngũ cán bộ đào tạo ra.

2 - CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ:

Ngày nay đã được nâng cấp và ngày càng được quan tâm Các trường Đại họckinh tế ở nước ta (Chủ yếu là các trường quốc lập) ở phía Bắc được xây dựng cáchđây trên 40 năm, ở phía Nam trên 20 năm Trong những năm vừa qua nhất là từ năm

1991 trở lại đây nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của từng trường,một số bộ phận của cơ sở vật chất các trường đã có sự thay đổi vật chất và nâng cấpphục vụ ngày càng tốt hơn công tác giảng dạy của thày và học tập của sinh viêntrong nhà trường

- Chỗ làm việc của các khoa, các bộ môn trực thuộc cũng như các phòng ban,các trung tâm đã được nâng cấp nhiều so với trước Các cơ sở này đã được trang bịthêm máy vi tính, bàn ghế giường tủ, tủ đựng tài liệu và giá sách

- Giảng đường phục vụ học tập của Sinh viên cũng đã được sửa chữa nâng cấp,bàn ghế, bảng viết tốt hơn, ánh sáng đầy đủ và thoáng mát hơn Tuy nhiên vẫn cònthiếu nhiều trường phải bố trí dạy và học 3 ca (Sáng, chiều, tối)

- Thư viện nhiều sách hơn, việc cho mượn sách cũng dề dàng hơn, thuận lợi.Chỗ đọc sạch sẽ thoáng mát hơn bước đầu có thể đảm bảo cho sinh viên tìm kiếm vànghiên cứu học tập ngay tại thư viện Nhưng với số lượng sinh viên không lớn vìđầu sách còn ít Thực tế với số sách hiện có của các thư viện bình quân mỗi sinhviên kinh tế mới có khoảng 1,94 đầu sách và tạp chí Theo thống kê của các trườnghiện nay, chỗ ngồi đọc sách và tạp chí tính bình quân mỗi sinh viên mới chỉ đạt0,01

- Tại nhiều trường kinh tế, các trung tâm máy tính cũng đã được thành lậpnhằm giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận với tin học, giúp cho giáo viên có điềukiện thuận lợi hơn trong nghiên cứu khoa học nhưng số lượng máy tính ở các trườngđại học kinh tế còn quá ít Tính bình quân khoảng 200 sinh viên và 4-5 giáo viênmới có 1 máy vi tính Bởi vậy việc thực hành của sinh viên trên máy vi tính là rấthạn chế.cùng với hạn chế trong việc sử dụng máy vi tính thì phần lớn việc học ngoạingữ ở các trường kinh tế là học chay do thiếu các phương tiện luyện nghe, nói hiệnđại vì vậy khả năng nghe và nói của sinh viên cũng bị hạn chế

- Ký túc xá sinh viên của các trường mặc dù đã được đầu tư nâng cấp nhiều lầnsong do xây dựng quá lâu, nhà cửa đã quá cũ vì vậy ký túc xá xuống cấp rất nhanh

và chưa thoả mãn được nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên Theo báo cáo của cáctrường, hệ thống ký túc xá chỉ mới đáp ứng được 25-30% nhu cầu chỗ ở của sinhviên và điều kiện ăn ở của sinh viên hiện nay là hết sức chật chội, bình quân 2 m2/1sinh viên, trang bị của ký túc xá phần lớn rất sơ sài, giường tầng và chủ yếu vàgiường sắt, tủ không ô, bàn học không ngăn

3 - THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐHKT HIỆN NAY:

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ô hình: - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.doc
h ình: (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w