Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần dược Hậu Giang
Trang 12.1 Ngành đang giai đoạn tăng trưởng: 12
2.1.1 Tăng trưởng nhu cầu 12
2.1.2 Tăng trưởng sản xuất: 13
2.2 Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu 15
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY 22
1 Giới thiệu tổng quan về Dược Hậu Giang 23
4.2 Về cơ cấu nhân sự 28
4.3 Định hướng về nguồn nhân lực và công tác đào tạo 29
4.4 Chính sách đãi ngộ 30
5 Văn hóa công ty 31
5.1 Hoạt động xã hội 31
5.2 Hoạt động phong trào 32
6 Hoạt động của công ty 32
6.1 Sản xuất và kinh doanh 32
6.1.1 Về sản xuất 32
6.1.2 Về kinh doanh bán hàng 33
6.2 Hoạt động Marketing 34
6.3 Hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm 35
7 Tình hình tài chính của công ty 36
8 Hệ thống thông tin 37
9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 38
10 Tóm tắt điểm mạnh – điểm yếu của Công ty 40
10.1 Điểm mạnh 40
10.2 Điểm yếu 41
Trang 2PHẦN III: HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC – ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN
CHIẾN LƯỢC 42
1 Xác định mục tiêu dài hạn của công ty 42
2 Xây dựng chiến lược cho công ty 42
2.1 Ma trận SWOT 42
3 Phân tích các chiến lược 45
3.1 Chiến lược phát triển thị trường 45
3.1.1 Cơ sở hình thành chiến lược 45
3.1.2 Nội dung chiến lược 45
3.2 Chiến lược mở rộng thị trường 46
3.2.1 Cở sở hình thành chiến lược 46
3.2.2 Nội dung chiến lược 47
3.3 Chiến lược phát triển sản phẩm 47
3.3.1 Cơ sở hình thành chiến lược 47
3.3.2 Nội dung chiến lược 48
3.4 Chiến lược liên kết ngang 49
3.4.1 Cơ sở hình thành chiến lược 49
3.4.2 Nội dung chiến lược 49
3.5 Chiến lược phát triển thương hiệu 50
3.5.1 cơ sở hình thành chiến lược 50
3.5.2 Nội dung chiến lược 51
3.6 Chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu(WO) 51
3.6.2 Nội dung chiến lược 52
3.7 Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu(WT) 52
3.7.1 Cơ sở hình thành chiến lược 52
3.7.2 Nội dung chiến lược: 52
4 Lựa chọn chiến lược 53
5 Các chiến lược bổ sung của từng bộ phận 55
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt và luôn biến động khó lường Thì công tác hoạch định chiến lược với việc đánh giá đúng tình hình thực tế của công ty và đối thủ trên thị trường, cũng như việc dự báo chính xác xu hướng thị trường và các yếu tố biến động có thể ảnh hưởng sẽ giúp công ty có được một hướng đi đúng đắn, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) là một công ty lớn, nhiều năm liền là công ty dẫn đầu trong ngành Dược, đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá trị cổ phiếu luôn ở mức cao và ổn định
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược và qua tìm hiểu về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG”
Trên cơ sở nội dung kiến thức về quản trị chiến lược đã được học và qua tìm hiểu về thị trường và tình hình bên trong của công ty DHG Với giả định nhóm thực hiện đề tài là những thành viên quản trị và hoạch định chiến lược cho DHG Nội dung đề tài trong phạm vi nghiên cứu vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế Đồng thời tham vọng những chiến lược mà nhóm đưa ra có ý nghĩa thực tiễn thiết thực và có thể được Công ty vận dụng trong thời gian tới.
Nội dung đề tài được chia làm ba phần chính: Phần I: phân tích môi trường bên ngoài Phần II: phân tích môi trường bên trong
Phần III: hình thành chiến lược- đánh giá và lựa chọn chiến lược
Mặc dù các thành viên trong nhóm đều đã rất nỗ lực trong quá trình thực hiện Nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của nhóm còn hạn chế Đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót Nhóm thực hiện đề tài xin tiếp thu và chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp, chỉnh sữa của quý thầy cô và bạn đọc Qua đề tài, chúng em xin gữi
lời tri ân sâu sắc đến Thầy Nguyễn Khánh Duy, người đã luôn tận tâm trong việc
truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trang 5BẢN TUYÊN BỐ SỨ MẠNG
“ Trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới, cung cấp các dược phẩm, dược liệu bằng chính năng lực và tay nghề chuyên môn của công ty, mở rộng kinh doanh trên nguyên tắc đa dạng hóa đồng tâm; cung cấp sản phẩm chất lượng cao vì sức khỏe con người, hướng tới cuộc sống khỏe đẹp hơn Vì thế chúng tôi cam kết đóng góp cho sự phát triển ổn định và bền vững của công ty thông qua những việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cho cộng đồng và cho toàn xã hội trên nền tảng của BẢN SẮC VĂN HÓA DƯỢC HẬU GIANG; luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ mội trường thông qua sử dụng công nghệ sạch và phù hợp với lĩnh vực sản xuất dược phẩm”.
Trang 6PHẦN 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊNNGOÀI.
1 Tình hình kinh tế vĩ mô:
1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát lãi suất biến động liên tục đã tạo nên một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng
6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
- Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp
hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua
Trang 7chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy hiệu quả
1.2Mức sống người dân:
Thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực Nhà nước năm 2009 bình quân đạt 3084,8 nghìn đồng, tăng 14,2% so với năm 2008, trong đó thu nhập của lao động Trung ương đạt 3979,1 nghìn đồng, tăng 16,1%; địa phương đạt 2532,9 nghìn đồng, tăng 13%
Thu nhập của người dân tăng, đời sống cao hơn thì mọi người có nhu cầu làm đẹp nhiều hơn Do đó, đây là cơ hội tốt để Dược Hậu Giang (DHG) nói riêng và ngành dược nói chung tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức lớn bởi khi đời sống cao hơn thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng phải cao hơn, an toàn với con người hơn Vì vậy, các công ty ngành dược phải không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
1.3 Môi trường chính trị ổn định:
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp, các tổ chức quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động của họ tại các quốc gia, các khu vực mà họ có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đất nước ta đã duy trì được sự ổn định về chính trị liên tục trong các năm qua Đặt biệt, qua việc gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC 2006, vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế được nâng cao, và qua đó nước ta trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Đây là cơ hội để DHG mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.4 Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư:
Tình hình dịch bệnh năm 2009 diễn biến tương đối phức tạp Bên cạnh một số dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A (H5N1), còn xuất hiện thêm dịch cúm A (H1N1) với mức độ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng Tính từ đầu năm, cả nước đã có 93,3 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (81 trường hợp tử vong); 48,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét (19
Trang 8trường hợp tử vong); 7,4 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; gần 900
trường hợp mắc bệnh viêm não virút (17 trường hợp tử vong); 1,2 nghìn trường
hợp mắc bệnh thương hàn và 7 trường hợp tử vong do virút cúm A (H5N1) Tính đến ngày 28/12/2009 cả nước đã có 11,1 nghìn trường hợp nhiễm cúm A
(H1N1), trong đó 53 trường hợp tử vong
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương vẫn gia tăng Tính từ ca phát hiện đầu tiên cho đến ngày 21/12/2009, trên địa bàn cả nước đã có 203,6 nghìn trường hợp nhiễm HIV, trong đó 80 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 44,5 nghìn người đã tử vong do AIDS
Ngày nay các dịch bệnh ngày càng nhiều, một số bệnh trở thành đại dịch toàn cầu, là mối nguy hiểm đối với tất cả mọi người Vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc rất lớn Có thể nói, các dịch bệnh và ô nhiễm môi trường là mối nguy hiểm đe dọa con người, là mối lo ngại cho tất cả các nước nhưng đây lại là cơ hội to lớn cho các công ty dược Nếu công ty nào biết nắm thời cơ, tìm ra được loại thuốc chống lại các căn bệnh lây lan nhanh như cúm H1N1 và H5N1 hoặc mua được công thức chế biến thuốc từ nước ngoài thì hầu hết sẽ thu được lợi nhuận rất lớn, hiệu quả kinh doanh cao Hiện nay một số bệnh như AIDS, ung thư đã và đang là bệnh chưa có thuốc chữa, đây cũng là cơ hội và thách thức cho ngành dược nói chung và DHG nói riêng
1.5 Chính sách nhà nước:
Đối với lĩnh vực dược phẩm, là mặt hàng nhạy cảm có khả năng tác động khá lớn đến đời sống xã hội Vì vậy Chính phủ đã đưa dược phẩm vào danh sách kiểm soát giá, nhằm tránh tình trạng giá của một số loại dược phẩm tăng đột ngột do một số loại dịch bệnh nào đó bùng phát, mà cần đến loại dược phẩm đó Theo quy định của Cục Quản Lý Dược, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán của tất cả các loại thuốc với Cục quản lý Dược dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm, nếu trong trường hợp có biến động mạnh về giá nguyên liệu đầu vào thì các công ty có thể trình sở Y Tế địa phương để xin điều chỉnh giá thuốc, Việc điều chỉnh này chỉ thực được thực hiện nếu
Trang 9được sự chấp thuận của sở Y Tế Tuy nhiên thuốc ngoại nhập lại không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của chính sách kiểm soát này.
Năm 2008, với sự biến động mạnh về giá dược liệu, một số doanh nghiệp dược trong nước buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký Tuy Chính phủ có đề ra chính sách kiểm soát giá đối với ngành dược, nhưng trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng đã có những phản ứng khá chậm với diễn biến của thị trường Chính vì thế, những biến động về giá do sự phản ứng chậm của cơ quan chức năng trong việc kiểm soát giá đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 cùa các công ty dược trong nước Do đó trong tương lai gần, ngành dược trong nước sẽ phát triển một cách bền vững và đáp ứng đủ nguồn cung trong nước cũng như xuất khẩu, đảm bảo về chất lượng
Chính phủ cũng có những chính sách phát triển ngành dược như: ban hành đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” với mục tiêu năng cao năng lực của ngành dược nội địa, tuy nhiên phần nội dung đề án Chính phủ ban hành chủ yếu mới đề ra mục tiêu và nhiệm vụ mà chưa đưa ra được chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp dược
Một số chính sách, chỉ thị của cơ quan Nhà nước về giá bán sản phẩm chưa phù hợp, không đồng bộ trong thực hiện, làm cho doanh nghiệp lúng túng, bị động trong hoạt động kinh doanh.
Các qui định về thuế:
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết giảm thuế xuất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực, trong đó có dược phẩm nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng hóa của các nước thành viên Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn từ 0-5% so với mức thuế từ 0-10% trước đây Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO Thuế nhập khẩu đối với thuốc thành phẩm sẽ giảm, mức giảm từ 2-7% đối với 18/29 dòng thuế thuộc nhóm thuốc kháng sinh và 4/9 dòng thuế thuộc nhóm vitamin.
Trang 10Thuế nhập khẩu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định giá thành sản phẩm, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ là cơ hội để công ty dược HG giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh do DHG có tỷ lệ nhập nguyên vật liệu chiếm 50% trong cơ cấu sản phẩm
Chính sách bảo vệ bản quyền:
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được yêu cầu về khung pháp luật được coi là đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhưng Việt Nam chưa thực thi quyền đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ Điều này lien quan tới những chủ sở hữu trí tuệ cũng như đối tượng qui phạm bởi tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn ra rất phức tạp và chưa có dấu hiệu thiên giảm.
Với những nổ lực bảo vệ bản quyền của Nhà Nước, vấn đề sản xuất và kinh doanh dược phẩm giả không có bản quyền sẽ có chiều hướng giảm DHG cũng đăng ký một số sản phẩm tại cục sở hữu trí tuệ để hạn chế các sản phẩm nhái ban đầu cũng đã có kết quả khả quan Đây là cơ hội để cho DHG tăng doanh thu và lợi nhuận
1.6 Yếu tố văn hóa xã hội, dân số:
Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2% Trong tổng dân số, dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; dân số nông thôn 60,4 triệu người, chiếm 70,4%; dân số nam 42,5 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số; dân số nữ 43,3 triệu người, chiếm 50,5% Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2009 ở mức 98,1 nam trên 100 nữ.
Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, từ đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng nâng cao Đây là những yếu tố thuận lợi tạo nhu cầu lớn cho doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng.
1.7 Yếu tố công nghệ:
Trang 11Sản phẩm của Cty cổ phần dược Hậu Giang liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" (1997 - 2006), năm 2005 được xếp là một trong 100 thương hiệu mạnh với doanh thu dẫn đầu ngành Dược Việt Nam: trên 500 tỷ đồng, và là đơn vị Dược có hệ thống phân phối toàn quốc với hơn 8.000 khách hàng là đại lý tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm có mặt 98% trong hệ thống các cơ sở khám trị bệnh của 64 tỉnh, thành trong cả nước, đáp ứng 100% các loại thuốc cảm, vitamin và 80% thuốc kháng sinh trên thị trường tân dược Việt Nam Các nhà máy sản xuất của Dược Hậu Giang đều đạt và được các cơ quan trong và ngoài nước chứng nhận các tiêu chuẩn về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo quản kho tốt (GSP), Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), phòng kiểm nghiệm ISO/IEC 17025, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đạt chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh BVQI chứng nhận
Ngoài ra dược Hậu Giang còn đầu tư xây dựng nhà máy, dây chuyền máy móc hiện đại đạt tiêu chuẩn WHO - GMP, GSP do Cục Quản lý Dược Việt Nam chứng nhận Đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cung cấp đầy đủ sản phẩm chất lượng cao Chuyên môn hóa hệ thống sản xuất, khai thác tối ưu máy móc thiết bị, nâng cao sản lượng - Đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị trường, “Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh” (trích Sứ mạng Dược Hậu Giang), đặc biệt đầu tư vào các sản phẩm đặc trị có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm chức năng phòng bệnh Để tạo ra nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, đơn vị đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại Nhờ đó, hàng trăm loại thuốc nước, thuốc viên, thuốc ống, thuốc bột… đều đạt chất lượng cao
Là một tổ chức có ý thức bảo vệ môi trường Dược Hậu Giang liên tục tìm cách cải thiện môi trường qua việc hiểu rõ những thách thức và cơ hội trong ngành công nghiệp Dược để hướng tới sự phát triển bền vững Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm thông qua việc sử dụng các công nghệ sạch và phù hợp trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm.
2 Phân tích ngành :
Trang 122.1 Ngành đang giai đoạn tăng trưởng:
2.1.1 Tăng trưởng nhu cầu:
Theo thống kê giai đoạn từ năm 2001-2008 tiêu thụ thuốc tăng dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 19,9% Nếu như năm 2020 mới chỉ tăng 15% so với năm trước đó, thì đến năm 2008 đã tăng 25,5% so với năm 2007 Tổng doanh thu toàn thị trường năm 2008 đạt mức 1,4 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP của cả nước.
Đây là cơ hội cho DHG phát triển và tăng doanh thu.
Hình 1: Tiêu dùng thuốc trong nước của các năm gần đây
Trong thời kỳ phát triển hiện nay, vấn đề về chăm sóc sức khỏe cũng được mọi người quan tâm nhiều hơn Trong những năm gần đây người Việt Nam ngày càng quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình và gia tăng chi tiêu nhiều cho dịch vụ y tế, đặt biệt là chi tiêu cho dược phẩm Theo thống kê năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới ở mức 5,5 đô la Mỹ, thì đến năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần năm 1998 Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm, chúng tôi nhận thấy rằng người dân đang có xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho dược phẩm Và tính cho đến nay, cứ mổi USD thu nhập tăng thêm (khoảng 17.000 VND) thì người Việt Nam đã trích ra thêm khoảng 1 cent (khoảng 170 đồng) cho tiền thuốc – tức khoảng 1% phần tăng thêm của thu nhập.
Trang 13Hình 2: Tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất thuốc
2.1.2 Tăng trưởng sản xuất:
Trước nhu cầu sử sụng dược phẩm ngày càng gia tăng đã làm cho ngành dược được đẩy mạnh sản xuất (sản lượng năm 2007 tăng 20% so với năm 2006) bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược đẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm Trong 3 năm trở lại đây, mổi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp giấy phép đăng ký lưu hành, trong khi vào thời điểm năm 2003 mổi năm chỉ khoảng 700 sản phẩm đăng ký mỗi năm Điều đó đã phần nào chứng minh ngành dược đang phát triển
Trang 14ngày càng bền vững với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, với mục đích phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Hiện nay cả nước có khoảng 171 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, trong đó 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, còn lại là các doanh nghiệp về đông dược Ngoài ra còn có 6 doanh nghiệp sản xuất Vacxine và sinh phẩm y tế Trong thời gian hoạt động, các doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiệu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất.
Mặt khác, gia tăng các doanh nghiệp đạt chuẩn: Hiện nay nhóm các tiêu chuẩn trong ngành dược tại Việt Nam gồm có: GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc) và GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc).
Theo cam kết khi gia nhập WTO, đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp dược Việt Nam điều phải đạt tiêu chuẩn WTO về chất lượng sản xuất (GMP-WHO), sau thời hạn đó các doanh nghiệp không đạt tiệu chuẩn sẻ buộc phải ngừng sản xuất Điều đó nhằm đảm bào chất lượng nhu cầu sản phẩm tiêu dung trong nước, và xuất khẩu san nước các nước khác Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 52% các doanh nghiệp dược (bao gồm cả tân và đông dược) đạt được tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó số doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn GLP và GSP lần lượt là 51% và 63% Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn này trong mấy năm gần đây, nhưng mặt khác các doanh nghiệp dược đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển
Trang 15Hình 3: Số lượng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMO
2.2 Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu:
Hình 4: Các loại nguyên liệu nhập
Hiện nay ngành dược ở nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành dược Việt Nam đang gặp một số rủi ra như: Tỷ giá, sự biến động của giá cả nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại.
- Rủi ro về tỷ giá : Năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp dược đều phải
gánh chịu những khoảng lỗ do tỷ giá biến động tăng đột biến Với những rủi ro
Trang 16về tỷ giá như thế, tính đến hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để phòng ngừa rủi ro với những biền động về tỷ giá trong tương lai Tỷ giá hối đoái: công ty thường nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD và EUR nhưng chủ yếu là USD (chiếm 95%) Tỷ giá USD/VND biến động rất mạnh, bất thường và ngoại tệ khan hiếm trong thời gian qua Công ty DHG cũng có nhiều biện pháp để giảm rủi ro này như: cập nhật các dự báo về tỷ giá thường xuyên, các lô hàng nhập khẩu ngay khi có chứng từ sẽ chuyển ngay đến ngân hàng nhận ủy thác đăng ký mua USD; chọn thời điểm thích hợp để nhập khẩu và tồn kho nguyên vật liệu.
- Rủi ro biến động về giá nguyên vật liệu : Năm 2008, các nguyên liệu nhập
khẩu chính như: kháng sinh tăng trung bình 2% (đặt biệt Cephalexin Bp có giá trị nhập khẩu cao, tăng 11,7%), Vitamin tăng 34% và nguyên liệu của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80% Đây là nguyên nhân chính gây ra những đều chỉnh mạnh về giá truốc trên thị trường Việt Nam trong năm qua Dược Hậu Giang sản xuất nguyên vật chính sản xuất sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm (50-60%) Hơn 80% hóa dược và tá dược đầu vào là nhập khẩu Giá cả đầu ra của sản phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để giảm thiểu rủi ro cho yếu tố này, công ty thường kỳ hợp đồng mua nguyên liệu khoảng 1 năm, do đó, nguồn nguyên liệu ổn định DHG có một bộ phận chức năng về cung ứng tiến hành dự báo biến động tỷ giá của nguyên vật liệu, từ đó chủ động nhập khẩu và tồn trữ nguyên vật liệu vào thời điểm thích hợp sao cho tối ưu hóa nhất, hài hòa nhất giữa các yếu tố: giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá, chi phí cơ hội, chi phí tồn trữ Nếu tình trạng tăng giá nguyên vật liệu đồng loạt và trong một thời gian dài, thị trường sẽ đồng điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm cho tất cả các ngành hàng, khi đó, sẽ triệt tiêu được rủi ro tăng giá nguyên vật liệu đến lợi nhuận của công ty.
Trang 17Hình 5: Thay đổi giá nguyên vật liệu 2008 so với 2007
- Bản dưới luật có thể tạo ra rủi ro về pháp luật Ngoài ra, khi gia nhập
WTO đòi hỏi các doanh nghiệp dược phải hiểu biết sâu sắc về luật pháp và thông lệ quốc tế để tránh những nguy cơ bị kiện tụng, tranh chấp, bồi thường… ảnh hường xấu đến uy tín, kết quả kinh doanh công ty đã thiết lập Tổ pháp chế chuyên nghiên cứu về pháp luật và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đúng luật
- Rủi ro chất lượng dược liệu : Thị trường Trung Quốc với hang hóa giá rẻ lại luôn
tiềm ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng Tuy nhiên đây là một rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các doanh nghiệp trong nước kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ các quy trình kiển tra nghiệm thu chất lượng Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường Mặt khác, đánh bại được các đối thủ cạnh tranh đặt biệt là hàng Trung Quốc.
Cạnh tranh với các đối thủ:
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài.
Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofit-Aventis, GKS, Servier, Pfizer, Novatis Group… đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc bổ sung.
Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện và ủy quyền cho các công ty dược trong nước để nhập
Trang 18khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phối nước ngoài để phân phối tới các nhà thuốc bán lẻ.
Các tập đoàn dược nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào những lợi thế về tài chính và sản phẩm.
Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y dược, các cuộc hội thảo khoa học.
Các sản phẩm nước ngoài hầu hết có giá trị cao và đa dạng về chủng loại, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị; trong khi thuốc nội chủ yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thông thường (generic).
Kể từ khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đặc biệt từ năm 2009 trở đi, ngành Dược ngày càng có mức độ cạnh tranh gay gắt Từ ngày 01/01/2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ được nhập khẩu trực tiếp nhưng không tham gia phân phối trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam Các thuốc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối.
Các công ty Dược Việt Nam hiện tại đang có lợi thế lớn về hệ thống phân phối sâu rông trên khắp các tỉnh thành cả nước, am hiểu thị trường và khách hàng Song bên cạnh đó, tính đến thời điểm 31/12/2008, cả nước có 89 nhà máy đạt WHO GMP, trong đó: 67 nhà máy trong nước, 22 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài ( 05 nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài à 07 nhà máy liên doanh) Các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài dã đầu tư 40/230 dây chuyền sản xuất thuốc với giá trị sản xuất chiếm đến 22% tổng giá trị sản xuất của các nhà máy dược phẩm trên cả nước.
Cũng tại thời điểm 31/12/2008, có 438 doanh nghiệp nước ngoài đã đang kí hoạt động tại Việt Nam, tăng 68 doanh nghiệp so với năm 2007 Trong đó, Ấn Độ có
Trang 1998 doanh nghiệp (chiếm 22,37%), Hàn Quốc 45 doanh nghiệp (chiếm 10,27%), Trung Quốc có 41 doanh nghiệp (chiếm 9,36%).
2.4 Sản phẩm thay thế:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người như: thuốc nam, thuốc bắc, các sản phẩm từ thiên nhiên…, các loại thuốc này cũng đang cạnh tranh rất khắc nghiệt để thu hút khách hàng với cách chữa trị đặc trưng và các phòng mạch đông y quảng cáo khá phổ biến Mặt khác, hiện nay mọi người có xu hướng ít dùng thuốc bởi thuốc tây thường làm nóng trong người, thay thế đó là các cách chữa cổ truyền, các sản phẩm từ thiên nhiên, gần gũi với môi trường Do đó, đây cũng là một thách thức; ngành dược phải không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tránh nguy cơ bị các sản phẩm khác thay thế.
2.5 Khách hàng:
Bệnh viện, các cơ sở y tế, các đại lý, các nhà thuốc tư nhân và người trực tiếp sử dụng thuốc là những khách hàng trực tiếp, cũng như gián tiếp của công ty.
Những yếu tố góp phần bẻ cong thị hiếu của người sử dụng thuốc như hàng mẫu và hoa hồng cho các bác sỉ, bệnh viện cũng như các tổ chức sử dụng thuốc trong đấu thầu thuốc đã bị cấm Việc này đã và đang làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh Đây là cơ hội cho DHG tăng doanh số, thị phần do chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Lối sống hiện đại, áp lực công nghệ cao, ít vận động công với sử dụng thức ăn nhanh … Dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: Tim mạch, béo phì, tiểu đường… Làm gia tăng yêu cầu dùng thuốc mãn tính và các loại thuốc phòng chống khác Đây là cơ hội cho DHG mở rộng thị trường, tăng doanh số cho các sản phẩm đặt trị.
Cùng một công dụng nhưng khách hàng có thu nhập cao có thể chọn những sản phẩm ngoại đắt tiền được nhập từ các nước Châu Âu; những người có thu nhập thấp hơn thì có thể chọn các sản phẩm nhập từ Đông Âu hoặc sản xuất
Trang 20trong nước có giá rẻ hơn và chất lượng chấp nhận được Đây là cơ hội cho DHG phân khúc thị trường, phục vu các đối tượng mục tiêu tốt hơn.
3 Ma trận các yếu tố bên ngoài:
Các yếu tố tác động bên ngoài
Bình quân điểm 7 chuyên giaSố điểm
1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân
và chi tiêu của người dân tăng 2,43 4,08% 3,29 0,13 2.Thị trường dược phẩm tăng trưởng cao2,574,32%3,290,143 Việt Nam ở cấp độ 2,5-3 về sản xuất thuốc, còn phải
6.Những thay đổi về luật để phù hợp với yêu cầu hôi nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, nhưng triển khai còn chậm.
7.Giảm thuế xuất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc lĩnh vực trong đó có dược phẩm
2,574,32%2,570,118.Dược nằm trong danh mục các nước cho Việt Nam
hưởng chế độ ưu đãi, hoặc qui chế Tối huệ quốc về thương mại.
2,864,80%2,140,10
Trang 219 Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt Các đối
thủ cạnh tranh ngày càng mạnh và nhiều.3,435,76%2,860,1610 Có rất nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường:
Thuốc nam, Thuốc bắc, các sản phẩm từ thiên nhiên….
1,572,64%2,290,0611 Công nghệ Dược thế giới không ngừng phát triển1,292,16%2,570,0612.Áp lực từ nhà cung cấp nguyên vật liệu2,293,84%1,860,0713 Rào cản gia nhập ngành khó( từ yếu tố công nghệ )1,863,12%2,430,0814 Lạm phát được kiềm chế, chính sách tín dụng được
cải thiện, kích thích doanh nghiệp vay vốn hoạt động
2,71428574,56%2,570,1215 Văn hóa Việt Nam dễ thích ứng, dễ tiếp thu cái
mới,
tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài phát triển3,28571435,52%1,570,0916.Mức độ gia tăng dân số nhanh hơn các nước trên
thế giới,
chỉ số phát triển con người tăng3,42857145,76%2,000,1217 Những năm gần đây chi tiêu Người Việt Nam cho
việc bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng.
46,71%3,570,2418 Tình hình chính trị ổn định2,85714294,80%2,570,1219 Quy định chống độc quyền3,85714296,47%2,140,1420 Luật sở hữu trí tuệ được ban hành2,57142864,32%2,860,1221 Chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư và
nghiên cứu, phát triển đổi mới công nghệ, sản xuất nhiên liệu làm thuốc, sản xuất sản phẩm dược xuất
Trang 22BẢNG 1: Ma trận yếu tố bên ngoài.
Với tổng số điểm quan trọng là 2.58, công ty DHG ở mức trung bình của ngành trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội, thách thức từ bên ngoài Công ty DHG cần phải có những chiến lược tốt hơn để tận dụng các cơ hội đồng thời loại trừ các mối đe dọa để công ty ngày càng phát triển hơn.
4 Tóm tắt các cơ hội và thách thức:
4.1 Cơ hội:
1 Quy mô dân số tăng 1,2%, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng cải thiện từ đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng nâng cao 2 Ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 18%- 20% Tổng giá
trị tiền thuốc sử dụng sản xuất trong nước giai đoạn 2001- 2008 đã tăng gấp 4 lần nhưng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu về sản phẩm trên thị trường Do đó, tiềm năng mở rộng thị trường là rất lớn.
3 Thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra như cúm H1N1, H5N1, AIDS 4 Khách hàng hiện tại và tiềm năng có xu hướng tăng nhanh.
5 Giảm thuế suất đối với tất cả các mặt hàng Dược phẩm
6 Dược nằm trong danh mục các nước cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi hoặc quy chế Tối huệ quốc về thương mại.
4.2 Thách thức:
1 Trong những năm gần đây, ngành dược phẩm trở thành một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao Các tập đoàn, công ty dược phẩm lớn trên thế giới đã vào thị trường Việt Nam và xem đây là một thị trường
Trang 23tiềm năng Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân trong nước ra đời với quy mô đầu tư khá lớn Do đó, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2 Giá thuốc là vấn đề nhạy cảm về chính trị và an sinh xã hội nên chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Đồng thời giá thuốc cũng là tiêu điểm cua các phương tiện thông tin đại chúng nên những doanh nghiệp có thị phần lớn càng bị động về thay đổi giá.
3 Có nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: thuốc bắc, thuốc nam, sản phẩm từ thiên nhiên….
4 Nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công thức, cách chế biến các loại thuốc Chất lượng các nguyên vật liệu nhập đôi khi không đảm bảo được chất lượng.
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊNTRONG CỦA CÔNG TY
1 Giới thiệu tổng quan về Dược Hậu Giang:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG PHARMA Ngày thành lập: 02/09/1974
Trang 24Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành Sản xuất kinh doanh dược
Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế
Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế
Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến In bao bì
Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ
Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty
Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định của Tổng cục Du lịch).
Trang 252.1 Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974
Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang
Từ năm 1976 - 1979: Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách
thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang
Năm 1992: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang chuyển đổi thành DNNN Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế TP Cần Thơ
Ngày 02/09/2004: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp Tổ chức tư vấn: công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt Kiểm toán độc lập: công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C).
2.2 Các thành tích đã đạt được:
Năm 2002 : nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn ASEAN-GMP/GLP/GSP, Phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2001
Trang 26Năm 2004, năm đầu tiên DHG thực hiện mục tiêu doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dược VN.
Năm 2005, Doanh nghiệp đầu tiên thử tương đương lâm sàng 2 sản phẩm thuốc bột Haginat và Klamentin tại Viện Nhi Trung Ương
Năm 2006, đứng trong Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam Năm 2006 nhà máy được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP
Sản phẩm của công ty đã được xuất sang hơn 10 thị trường khác nhau : Moldova, Philipines, Laos, Cambodia, Ukraina, Rumani, Dominic, Nga, Kazakhstan Tổng số lao động của công ty tại thời điểm hiện nay là 1.876 người Cơ cấu tổ chức bao gồm : 01 trụ sở công ty tại Cần Thơ, 06 phân xưởng sản xuất, chế biến, bao bì và 11 phòng ban Mạng lưới phân phối, bán hàng bao gồm 15 chi nhánh, 05 trung tâm phân phối cấp 1, 26 trung tâm phân phối cấp 2, 17 cửa hàng thuốc tại các tỉnh thành.
3 Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến nay:
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất- phân phối (tỷ trọng doanh thu sản xuất chiếm 93%), tiền thân là một công ty Nhà nước Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang đã khẳng định được thương hiệu và vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp Việt Nam trong hơn 10 năm qua, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất ấn tượng và ổn định qua các năm.
Công ty có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng với 20,0 triệu cổ phiếu đang lưu hành Có hơn 268 số đăng ký sản phẩm đang lưu hành, nhà máy đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chuyên ngành GMS-WHO;GSP;GLP Đây là những sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu dùng cao, phù hợp với đặc thù của thị trường bậc trung và bậc thấp Hiện công ty bắt đầu phát triển các dòng sản phẩm chuyên trị và khả năng điều trị cao hơn Hai sản phẩm đã được chứng minh về chất lượng thông qua phép thử tương đương sinh học với sản phẩm bản quyền là Haginat (kháng sinh Cepharlosporin thế hệ 2); Glumeform (trị tiểu đường).
Trang 27Tuy nhiên sản phẩm của DHG tuy nhiều nhưng có giá trị không cao, thường là loại generic (đã hết quyền sở hữu gốc) trong khi sản phẩm có giá trị cao (hàng patent) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và mới trong giai đoạn nghiên cứu phát triển Công ty có mạng lưới phân phối hiệu quả nhất trong ngành, áp dụng thành công mô hình phân phối của tập đoàn lớn Sản phẩm có mặt tại hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh, thị phần chiếm khoảng 13% Hoạt động Marketing đã xây dựng thành công các nhãn hiệu trong thời gian qua như Hapacol, Eyelight, Unikids…
Bảng 1: Chỉ tiêu và kết quả đạt được qua các năm
Hình 6: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm sau khi cổ phần hóa
Theo biểu đồ, ta thấy năm 2008 là năm thứ tư liên tiếp DHG có mức tăng trưởng cao về doanh số (23%-57%-46%-17%) kể từ khi cổ phần hóa Giá trị sản xuất và Doanh thu thuần sản xuất của DHG liên tục là năm thứ 13 dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt Nam và có khoản cách khá xa so với doanh nghiệp đứng thứ 2.
DHG vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2009 Theo đó doanh thu thuần trong quý 3/2009 đạt 424,14 tỷ
Trang 28đồng, tăng 25%, doanh thu tài chính tăng gần 1,8 lần, lợi nhuận thuần tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Những chỉ số trên chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là hết sức ấn tượng, kể cả trong tình hình kinh tế khó khăn như trong thời gian qua Điều đó cho thấy công tác quản trị, hoạch định kinh doanh và dự phòng rủi ro của ban quản trị Công ty là rất tốt.
4 Tình hình nhân sự:
Để có được trong hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, công tác tổ chức, nhân sự Công ty cũng đã từng bước được củng cố và phát triển để đáp ứng kịp thời cho mọi hoạt động của Công ty.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có 1.074 cán bộ, công nhân viên Trong đó, 16 người có trình độ trên đại học, 24 dược sĩ đại học, 9 kỹ sư cơ khí, 97 người có trình độ đại học khác, 158 dược sĩ trung học và trung học khác, 46 dược tá
4.1 Bộ máy lãnh đạo:
Trang 29Hình 7: Bộ máy lãnh đạo
Ban lãnh đạo của Công ty gồm nhưng cán bộ có trình độ và kinh nghiệm cao Hầu hết là những người có uy tín lớn, có kinh nghiệm quản lý tại công ty trên 15 năm Trong đó nỗi bậc là vị Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty – Bà Phạm Thị Việt Nga- người đã giữ cương vị lãnh đạo của DHG ngày từ những ngày đầu thành lập, với bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, Bà đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của DHG, được
toàn thể Công ty tín nhiệm và đã vinh dự được trao tặng “Bằng khen của Bộ
trưởng Bộ Tài chính cho công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2007” Ban lãnh đạo Công ty đã và đang lãnh đạo công ty ngày một phát
triển , có thể nói đây là một lợi thế rất lớn của Công ty DHG
Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh khác, đây cũng chính là một điểm yếu của Công ty trong thời gian tới, hầu hết cán bộ lãnh đạo cấp cao đều đã cao tuổi và hiện tại công tác đào tạo cán bộ cao cấp của Công ty chưa thực sự tốt Nếu một thành viên thay đổi hay nghỉ việc vì bấc kỳ lí do gì cũng sẽ để lại lổ hổng rất lớn trong bộ máy quản trị của công ty.
4.2 Về cơ cấu nhân sự:
Trang 30Hình 8: Cơ cấu nhân sự