1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị marketing “hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ của sài gòn co-op.doc

25 2,9K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Tiểu luận môn quản trị marketing “hệ thống chuỗi siêu thị bán lẻ của sài gòn co-op.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - SÀI GÒN CO.OP MART 2

1.1 Giới thiệu tổng quan: 2

1.2 Quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu đạt được - Sản phẩm kinh doanh của Sài Gòn CoopMart 3

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH 7

2.1 Tổng quan về tình hình cạnh tranh trong ngành 7

2.2 Một số đối thủ cạnh tranh với Co.op Mart 9

2.2.1 Siêu thị Big C: 9

2.2.2 Metro AG 9

CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA SÀI GÒN CO.OP 11

3.1 Phân tích 4P 11

3.1.1 Sản phẩm 11

3.1.2 Chính sách giá 13

3.1.3 Phân phối – thị trường tiêu thụ 13

3.1.4 Hình thức chiêu thị và chính sách khách hàng 16

3.2 Hệ thống thông tin trong Saigon Co-op Mart 18

3.3 Vấn đề dự trữ: 20

3.4 Phân tích SWOT hệ thống Co.op Mart 23

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ SÀI GÒN CO.OP MART 24

3.1 Những yếu tố chủ yếu đã góp phần tạo nên sự thành công cho Sài Gòn Co.op: 24

3.2 Những vấn đề cần khắc phục 24

3.3 Những định hướng trong tương lai cho mô hình của SaigonCoop 25

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - SÀI GÒN CO.OP MART

1.1 Giới thiệu tổng quan:

Tên pháp định: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

Tên quốc tế: Saigon Co.op Mart

Viết tắt: SaigonCoop

Giám đốc:Nguyễn Ngọc Hòa

Trụ sở chính: Số 199 – 205 Nguyễn Thái Học – Quận 1, Tp HCM

Tiền thân là hợp tác xã (HTX) mua bán với tư duy thương mại mang đậm tính

“cấp phát” Lúc đó, hàng định lượng không đủ cung cấp cho khách hàng nên lãnh đạoSaigon Co-op buộc phải thiết lập mối quan hệ với các nhà sản xuất và những chủ vựakhu vực đồng bằng sông Cửu Long để mua thêm hàng hóa rồi bán ra với giá thỏa thuận.Đây chính là bước tập dượt cho đội ngũ nhân viên của Saigon Co-op làm quen với việcmua bán, đàm phán, ký kết hợp đồng những việc còn rất mới mẻ, xa lạ trong ngànhthương mại lúc bấy giờ Chính vì vậy, đến khi mở cửa, cả đội ngũ cán bộ công nhânviên của Saigon Co-op đã “hội nhập” rất nhanh, kết hợp với việc cử cán bộ đi học,nghiên cứu thị trường, cung cách làm ăn cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của các HTXquốc tế, Saigon Co-op đã từng bước khẳng định vị trí của mình đối với người tiêu dùng

VN Năm 1996, siêu thị đầu tiên của Saigon Co-op ra đời, đây chính là sự quay lại với

“sở trường” của Saigon Co-op nhưng đã có một sự “lột xác”, sự thay đổi thực sự từ tưduy “cấp phát” sang “phục vụ”, đánh dấu một chặng được vừa làm, vừa học, vừa xâydựng của Saigon Co-op thành công ngày nay

1.2 Quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu đạt được - Sản phẩm

Trang 3

Lịch sử hình thành:

Giai đoạn 1989 – 1991: “Khởi nghiệp”

Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sangnền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sựkhó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt Trong bối cảnh nhưthế, ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi BanQuản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố HồChí Minh – Saigon Co-op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận độngphong trào HTX Saigon Co-op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữutập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Giai đoạn 1992 – 1997: “Nắm bắt cơ hội phát triển”

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nướcngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắtcác cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài SaigonCo.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăngthêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình Là một trong số ít đơn vị có giấy phépXNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quảcao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co-op trên thị trường trong và ngoàinước

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co-opMart làCo.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTXquốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới,văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặngđường mới của Saigon Co-op

Giai đoạn 1998-nay: “Khẳng định và phát triển”

Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của SaigonCo-op Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co-op là mẫu HTX điển hình minhchứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo

ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạoSaigòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống Siêu thị KF

Trang 4

(Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co-op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thốngsiêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TPHCM và Việt Nam

Năm 1998 Saigon Co-op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọinguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (Các Siêu thị Co-opMart lầnlượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng : hình thành chuỗi siêu thịmang thương hiệu Co-opMart)

Đến 2008, hệ thống Co-opMart có 28 siêu thị bao gồm 16 Co-opMart ở TPHCM

và 17 Co-opMart tại các tỉnh (Co-opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long,Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hòa và Vũng Tàu,Huế) Hiện nay, Co-opMart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thànhphố và người tiêu dùng trong cả nước – “Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêudùng”

Tính đến thời điểm hiện nay, Coop đã có 40 siêu thị trên khắp các tỉnh thành cảnước, mới nhất là Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thành lập09/2009 và Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An thành lập 10/2009

Sản phẩm của Saigon Co-op Mart

Thực phẩm tươi sống: - Thực phẩm sơ chế và tẩm ướp

- Thực phẩm chế biến nấu chín

- Rau an toàn

- Trái cây

Thực phẩm công nghệHoá phẩm

Đồ dùngMay mặcSản phẩm của Co-op Mart

Trang 5

và ngoài nước tổ chức để nâng cao nghiệp vụ; tổ chức cho cán bộ đi tham khảo, học tậpcác mô hình kinh doanh siêu thị ở nước ngoài

Song song với yếu tố con người là công nghệ Saigon Co.op đã xây dựng và ápdụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào trong kinh doanh

và quản lý siêu thị; đầu tư 2,5 triệu USD để điện toán hóa tất cả các khâu từ mua hàng,tồn trữ, bán ra, tài chính, kế toán, dịch vụ khách hàng trong toàn hệ thống và xây dựngTrung tâm phân phối hàng hóa để cung ứng hàng cho các siêu thị và HTX thành viên

Những năm gần đây, Saigon Co.op tiến hành "tái cấu trúc" nhằm đẩy nhanh tốc

độ phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời từng bước đẩy mạnh các hoạtđộng trong lĩnh vực phân phối sỉ, sản xuất, xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Các hoạtđộng này đều xoay quanh trọng tâm là bổ trợ và gắn kết phát triển hoạt động thươngmại bán lẻ Tiêu biểu là sự ra đời của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SaiGonCo.op (SCID) với vốn góp chi phối của SaiGon Co.op, nhằm đáp ứng tốt hơn cho việcphát triển cơ sở hạ tầng các lĩnh vực kinh doanh hiện nay của SaiGon Co.op và pháttriển các loại hình kinh doanh khác

Bên cạnh đó, Saigon Co.op còn liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoàinước để triển khai các dự án lớn Đặc biệt, vào tháng 12/2008, Saigon Co.op đã nghiêncứu và cho ra đời chuỗi Cửa hàng thực phẩm an toàn- tiện lợi Co.op Food- mô hìnhkinh doanh bán lẻ mới của Saigon Co.op- nhằm mở rộng mạng lưới phân phối trên địabàn TP Hồ Chí Minh, thể hiện nỗ lực "luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoànhảo", đồng thời thực thi chiến lược đa dạng hóa mô hình bán lẻ, tăng thị phần, bổ sungcho các kênh bán lẻ hiện hữu, mang lại tiện ích mới cho người tiêu dùng

Với phương châm "gắn với lợi ích cộng đồng", Saigon Co.op luôn đi đầu trongviệc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, tham gia tích cực việc bình ổn giá thị trường, nhất

là trong những cơn sốt giá, để chia sẻ những khó khăn với người lao động Ngoài ra,Saigon Co.op luôn quan tâm, chia sẻ với nhiều đối tượng khó khăn thông qua các hoạtđộng từ thiện như: bán hàng lưu động giảm giá tại các vùng sâu vùng xa, phong tràonuôi heo đất, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ các đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai,bão lụt; hỗ trợ các chiến sĩ biên phòng, bệnh nhân nghèo, trẻ em tàn tật, trao học bổng

Trang 6

Mục tiêu phấn đấu của Saigon Co.op đến năm 2015 sẽ mở được 100 siêu thị trêntoàn quốc, 100 Co.op Food để đưa hàng hóa chất lượng cao, giá cả hợp lý đến tận tayngười tiêu dùng Tin rằng, với khát vọng, niềm tin và ngọn lửa quyết tâm, ước mơ

"vươn cao, bay xa" của Saigon Co.op sẽ trở thành hiện thực!

Các giải thưởng đạt được :

 Tháng 08/2000: Nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới

 Tháng 05/2002: Saigon Co.op vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

 Tháng 02/2004: Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000

 Tháng 10/2004: Nhận danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và Top 500 nhàbán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương

 Năm 2005 và 2006: Tiếp tục nằm trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vựcChâu Á Thái Bình Dương, với cup vàng cho nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam

 Năm 2007: Danh hiệu Dịch vụ Việt Nam chất lượng cao do Báo SGTT trao giải;Top 200 doanh nghiệp hàng đầu VN do tổ chức UNDP bình chọn; Giải vàng chấtlượng Châu Âu do tổ chức Business Initiative Directions trao tặng

 Giải vàng "Thượng Đỉnh Chất Lượng Quốc Tế"

 SaiGon Co.op nhận Giải vàng “Thượng định Chất lượng Quốc tế”, về nhữngthành tích đạt được trong chất lượng, khả năng lãnh đạo, công nghệ và sự sángtạo, do Tổ chức sáng tạo Thương mại Quốc tế (BID) trao tặng 2008

 Dịch vụ được người tiêu dùng hài lòng nhất do Báo SGTT tổ chức bình chọnnăm 2008

Trang 7

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

2.1 Tổng quan về tình hình cạnh tranh trong ngành

Năm 2009 sẽ có cạnh tranh nhiều hơn giữa các nhà phân phối, bán lẻ vì hiện nay

ở Việt Nam đã hình thành các chuỗi cửa hàng, siêu thị Các nhà bán lẻ này sẽ không chỉcạnh tranh nhau về giá mà còn có các chương trình khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàngkèm theo để lôi kéo người tiêu dùng

Trong tương quan so sánh, đúng là các công ty nước ngoài có nhiều ưu thế hơnnhư hệ thống quản lý tốt, kinh nghiệm, vốn lớn, hệ thống logictic chuyên nghiệp nên sẽđưa ra thị trường được các sản phẩm với giá thành cạnh tranh hơn các doanh nghiệptrong nước

Việt Nam đã xuất hiện nhiều hệ thống siêu thị của nước ngoài cạnh tranh với cácsiêu thị trong nước như Metro, Bic C và mới đây xuất hiện Lotte Mart tại TP Hồ ChíMinh

Tuy nhiên, thị trường sẽ chưa ảnh hưởng nhiều vì các công ty nước ngoài cầnphải có hệ thống kênh phân phối riêng và hệ thống logictic, kho bãi riêng Việc này họchưa làm được ngay nhưng trong những năm tiếp theo nên tôi nghĩ, họ sẽ phân phốitrực tiếp tại Việt Nam thông qua việc mua lại một số công ty trong nước đã có hệ thốngkênh phân phối có sẵn

Lợi thế cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ Việt Nam là có được hệ thốngkênh phân phối và hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam Thị trường năm

2009 sẽ giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán đixuống, thị trường bất động sản đóng băng, sức mua sẽ giảm mạnh vì các doanh nghiệp

và người dân đều thắt chặt chi tiêu hơn

Các siêu thị hiện nay còn có hình thức cạnh tranh mới, đó là các nhãn hàng riêng

của từng siêu thị Không còn sản xuất ở mức thăm dò, hàng nhãn riêng đang được các

siêu thị, trung tâm phân phối đẩy mạnh phát triển như là một cách thức cạnh tranh mới

Vài năm trước, tại hệ thống Co.opMart, người tiêu dùng chỉ thấy một số sảnphẩm mang thương hiệu của nhà phân phối này vào dịp Tết, như bánh LuckyCo.opMart, quần áo may sẵn hiệu SGC, nhưng nay Co.opMart đã phát triển lên hàngtrăm sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau, từ mặt hàng thực phẩm khô, đông lạnh,

Trang 8

chế biến sẵn, bánh, kẹo đến các vật dụng cá nhân, đồ dùng phục vụ trẻ em Co.opMartcòn đẩy mạnh các hoạt động marketing cho kênh hàng này.

Tương tự, hệ thống siêu thị Big C, Vinatex Mart cũng đẩy mạnh và phát triểnhàng nhãn riêng Tại Big C, hiện có hơn 300 mặt hàng nhãn riêng đang rất hút khách.Trong đó có khoảng 150 mặt hàng nhãn WOW! (gam hàng giá rẻ nhất tại Big C); 50 sảnphẩm mang thương hiệu eBon do Trung tâm Sản xuất thực phẩm tươi sống Big C chếbiến; gần 200 sản phẩm thực phẩm khô, nước giải khát nhãn hiệu Casino do Tập đoànCasino (tập đoàn mẹ của Big C tại Pháp) sản xuất và 25 loại bánh mì, bánh ngọt mangnhãn hiệu “Bakery by Big C” mà Big C vừa đưa vào kinh doanh

Vinatex Mart với thế mạnh phân phối hàng may mặc thời trang thì liên kết với hơn

100 công ty lớn và cơ sở sản xuất nhỏ để thực hiện kênh hàng này Và hiện tại, VinatexMart đã có áo thun, quần kaki, jeans, áo khoác nhẹ là hàng sản xuất độc quyền; đặcbiệt, các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh có đủ loại, từ nón, khăn, giày, vớ đến quần áotheo từng tháng tuổi

Có lẽ mạnh nhất hiện nay là nhà kinh doanh bán sỉ Metro Hệ thống trung tâm bán sỉnày có hàng ngàn mặt hàng mang nhãn riêng của Metro, từ hóa mỹ phẩm, thức uống,rau quả, dệt may, điện tử đến thiết bị cầm tay, túi xách Bất cứ doanh nghiệp nào cóhàng hóa vào hệ thống Metro đều được nhà phân phối này yêu cầu liên kết để sản xuấthàng nhãn riêng cho họ

Chẳng hạn, ở ngành hàng may mặc, Metro có nhãn hiệu thời trang Authentic, Tailor

& Son dành cho nhân viên công sở; ở lĩnh vực văn phòng phẩm có Sigma (bút, giấy, đĩaCD); ở ngành hóa mỹ phẩm có Metro Quality, Luxana ; ở nhóm thực phẩm có cácnhãn Metro Quality, Aro, Nature Verde, Ocean Queen dành cho chả giò, há cảo, chạotôm, dầu ăn, đồ hộp, gạo, nước mắm Riêng ngành hàng rau quả và trái cây, Metro chỉxây dựng một nhãn hiệu duy nhất là Cali, nhưng chiếm toàn bộ hàng hóa tại các trungtâm phân phối của hệ thống này

Điều đáng ghi nhận nhất ở kênh hàng nhãn riêng là giá cả khá rẻ so với hàng nhãnhiệu khác cùng chủng loại Theo thống kê của các chuyên gia thị trường, hàng nhãnriêng của hệ thống Co.opMart và Big C có giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại từ 3% - 20%.Tại siêu thị Co.opMart, các nhãn hàng riêng như thời trang SGC, thực phẩm khô, đônglạnh và chế biến sẵn đều có giá cạnh tranh và chất lượng tốt

Trang 9

2.2 Một số đối thủ cạnh tranh với Co.op Mart

2.2.1 Siêu thị Big C:

Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàngđầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay,Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên190.000 nhân viên

Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998 Hiện nay,các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, ĐàNẵng, Biên Hòa, TP.HCM

Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửahàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến

đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ

nghe-2.2.2 Metro AG

Là tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Đức Tập đoàn giữ thị phần lớnnhất ở Đức và là một trong những hãng bán lẻ hoạt động toàn cầu Theo thông tin trêntrang Metro Việt Nam, Metro đứng thứ ba ở Âu Châu và thứ tư trên thế giới OttoBeisheim – tỷ phú, doanh nhân Đức (sinh 1924), sáng lập tập đoàn năm 1964

Quy mô:

Nếu tổng cộng toàn bộ doanh số của các bộ phận, METRO là hãng bán lẻ thứ hai

ở Châu Âu, sau Carrefour của Pháp Nếu phần bán hàng tại kho (hoạt động mang lạidoanh số lớn nhất) không được coi là bán lẻ thì hãng còn đứng sau Tesco và một vàihãng bán lẻ khác ở Châu Âu

Các bộ phận bán hàng:

Metro and Makro Cash and Carry: (các cửa hàng của Makro ở Anh và những

quốc gia Châu Âu đã chuyển sang tay hãng SHV năm 1998): mang lại gần nửadoanh thu năm 2004, là bộ phận có mặt ở tất cả các quốc gia mà hãng hoạt động

Real: hệ thống siêu thị với 265 cửa hàng ở Đức và 34 ở một số nước khác năm

2005

Extra: có hệ thống siêu thị cỡ nhỏ hơn của Real Tới năm 2005, toàn bộ 443 cửa

hàng đều ở Đức

Trang 10

Media Markt & Saturn: Media Markt là công ty thiết bị điện tử dân dụng có cửa

hàng ở Đức và vài nước Châu Âu khác Saturn là hệ thông bán hàng điện tử giảitrí cũng có cửa hàng ở Đức và một số nước ChâuÂu

Geleria Kaufhof: hệ thống cửa hàng bán đồ gia dụng ở Đức và Bỉ.

Hiện diện ở các châu lục: Tính tới đầu năm 2007, METRO có cửa hàng ở:

- Châu Âu: 25 nước (phần lớn các nước Tây Âu và Bắc Âu)

- Châu Á: Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam

- Châu Phi: Ma-rốc

Metro tại Việt Nam:

Trang 11

CHƯƠNG 3: CÁC CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA SÀI GÒN CO.OP

3.1 Phân tích 4P

3.1.1 Sản phẩm

3.1.1.1Hình thành mối liên kết chiến lược với các nhà cung cấp

Trong quá trình hoạt động Sài Gòn Co.opMart đã hợp tác toàn diện với các nhàcung cấp chiến lược trên tất cả các lĩnh vực như: chia sẻ thông tin; kết nối dữ liệu; liênkết trong các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi; góp ý, tư vấn về sản phẩm;đầu tư cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân tạo nguồn hàng ổn định

và đạt chất lượng cao cho chuỗi siêu thị Co.opMart

Đối với Sài Gòn Co.opMart, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp trongviệc thanh toán nhanh, đúng hẹn, sẵn sàng đầu tư ứng vốn cho những nhà cung cấp cóchiến lược kinh doanh bài bản, chất lượng tốt, giá thành hạ là một điều vô cùng quantrọng nhằm có thể nắm trong tay nguồn hàng lớn nhất với chất lượng tốt nhất

Để có hàng hóa đảm bảo chất lượng, Saigon Co-op Mart liên hệ với các nhà sảnxuất, nhà cung cấp hàng hóa, nắm thông tin từ nhiều nguồn, kiểm tra, đánh giá chấtlượng sản phẩm trước khi lựa chọn đưa vào kinh doanh đồng thời ưu tiên các nhà cungcấp có uy tín, các thương hiệu mạnh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chấtlượng cao Saigon Co-op Mart tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà sản xuất và nhàcung cấp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tổ chức khuyến mãi tại siêu thị

Hiện tại, Saigon Co-opMart là khách hàng của nhiều nhà cung ứng hàng hóanước ngoài nổi tiếng trên thị trường Việt Nam điển hình như Unilever, P&G, Pepsi Co,UNZA, Kao … và trong nước như Vinamilk, Vissan, Kinh Đô, Bibica Bên cạnh đóSaigon Co.op Mart còn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất

có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn

Để trở thành nơi “Mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” những sản phẩm màSaigon Coop mart chọn phục vụ trong siêu thị là những sản phẩm đảm bảo chất lượng,

vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó, Saigon Co-opMart lựa chọn những đối tác uy tín, cóthương hiệu trên thị trường; trên 85% hàng hóa của Saigon Co-opMart là hàng sản xuấttrong nước, đặc biệt là các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao

Trang 12

Nắm bắt được thói quen đi chợ hàng ngày của người tiêu dùng, Co-opMart đãđưa những sản phẩm thực phẩm tươi sống vào siêu thị và thông qua việc hợp tác với cácnhà cung ứng ở các chợ đầu mối cũng như các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường nhưVissan, trái cây 4-1-4,…

Các nhân viên cung ứng của SGM thường xuyên tiến hành ,nghiên cứu, lựa chọnnhà cung cấp và những nguồn cung ứng tiềm năng thông qua 4 giai đoạn: khảo sát, lựachọn, đàm phán, thử nghiệm

Trải qua 4 giai đoạn trên, Saigon Co-opMart có thể gạn lọc được cho mìnhnhững nhà cung cấp cung cấp hàng chất lượng ổn định với giá cả tốt nhất Ngoài ra,giữa SGM và nhà cung cấp còn có những thoả thuận ban đầu trong hợp đồng như: Nhàcung cấp sẽ đảm bảo không tăng giá thị trường đối với những mặt hàng thiết yếu, nhạycảm với người tiêu dùng như thực phẩm, rau quả sống, hải sản, thịt gia súc tươi sống…khi có biến động thị trường Bù lại, Saigon Co-opMart đảm bảo tăng sản lượng thu muacho nhà cung cấp Điều khoản này đang được áp dụng khá tốt và ổn định giữa nhà cungcấp và Saigon Co-opMart hiện nay Đây là bước đệm tiềm năng cho Saigon Co-opMartlựa chọn thêm cho mình những nhà cung cấp tốt, chiến lược phát triển nhà cung cấp củaSaigon Co-opMart nhấn mạnh:

 Phát triển và duy trì các nguồn cung cấp bền vững

 Đề ra chiến lược và chiến thuật thích hợp

 Phân tích, đánh giá các nhà cung cấp cẩn thận, đảm bảo đáp ứng được cácyêu cầu đặt ra

 Quyết định dùng đấu thầu cạnh tranh hay đàm phán làm phương pháp đểchọn nguồn cung cấp

 Lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp

 Quản lý nhà cung cấp đã được lựa chọn để đảm bảo họ luôn giao hàngđúng chất lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý

3.1.1.2Chính sách chất lượng

Không chỉ chú trọng đến số lượng, Saigon Co.op rất chú tâm nâng cao chấtlượng của siêu thị Để chuẩn bị nguồn hàng tốt với giá cạnh tranh, Saigon Co.op đãchọn lọc và liên kết với các nhà sản xuất có uy tín và năng lực sản xuất hiện đại để luôncung cấp cho khách hàng những hàng hóa chất lượng tốt nhưng giá phải chăng, đúng

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w