HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TONG QUAN
DE TAI KHOA HOC CAP BO
XAY DUNG DOI NGU TRI THUC KHOA HOC VA CONG NGHE 0 CAC TINH MIEN NUI PHiA BAC NUOC TA TRONG THO! KY
CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA
(QUA DIEU TRA, KHAO SAT THỰC TRẠNG Ở MỘT SỐ TỈNH)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: PHÂN VIỆN HÀ NỘI
CHU NHIEM DE TAI: TS DOAN HUNG THU KY DE TAI: TS NGUYEN NGOC HÀ
TS DOAN MINH HUAN
HA NOI - 2004
SE
Trang 2DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ THAM GIA VIẾT BÀI STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ
1 | TS Doan Hing Phó Giâm đốc Phân viện Hà Nội
2 | TS Trinh Quang Cảnh Khoa Xây dựng Đảng - Phân viện Hà Nội
3 | Thís Nguyễn Thị Ngọc Mail Khoa Lịch sử Đảng - Phân viện Hà Nội
4 |TS§ Lê Thị Phương Thảo | Phó Giám đốc Phân viện Hà Nội
5 | TS Tran Hau Thanh Ban Tổ chức Trung ương
6 | TS Nguyễn Ngọc Hà Phó khoa Lịch sử Đảng - Phân viện Hà Nội _
7 | TS Phạm Thành Dung Phó Giám đốc Phân viện Hà Nội
3 !T§ Ngơ Ngọc Thắng Trưởng phỏng Quản lý khoa học - Phân viện Hà Nội
9 | TS Bui Thu Ha Khoa Lịch sử Đảng - Phân viện Hà Nội
10 | TS Nguyễn Đăng Thông _ | Trưởng phòng Hành chính - Phân viện Hà Nội 11 | TS Đỗ Đình Hãng Trưởng khoa Van hoa XHCN - Phân viện Hà Nội
12 | TS Nguyễn Đăng Thảo Quyền Trưởng khoa Kinh tế phát triển - Phân viện Hà Nội
13 | Ths Nguyễn Thị Thanh Huyền | Khoa Lịch sử Đảng - Phân viện Hà Nội
14 ¡ T§ Đồn Minh Huấn Phó Khoa Lịch'sử Đảng - Phân viện Hà Nội
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các
tỉnh miền núi phía Bắc trước yêu cầu của thời kỳ Cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan
1.2 Căn cứ lý luận xuất phát của vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức
khoa học và công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc 1.3 Đặc điểm các tỉnh miền núi phía Bắc tác động tới sự hình
thành và phát triển của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
1.4 Yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá các tỉnh miền núi phía
Bắc và những vấn đề đặt ra trong xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Chương II Thực trạng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ và công e tác xây dựng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ các tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta
2.1 Thực trạng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
2.2 Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc
2.3 Một số kinh nghiệm tố
Chuong III Quan điểm và giải pháp xây dung đội ngũ trí thức khoa
học và công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bác thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3.1 Những Quan điểm cơ bản định hướng Việc xây dựng đội ngũ trí
thức khoa học và công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
3 Những giải pháp cơ bản xây đựng đội ngũ trí thức khoa học và
công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc thời kỳ đẩy mạnh công
Trang 4MỎ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, trong đó 7 tỉnh có đường biên giới tiếp giáp Trang Quốc, 2 tỉnh giáp Lào Tổng diện tích toàn vùng là 102.961 kmỶ, chiếm
33,1% diện tích cả nước Dân số khoảng 12.536.720 người, chiếm 17,19% dân số cả nước Đây là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái Trong những năm đổi mới,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
các địa phương miền núi phía Bắc và đem lại những kết quả tích cực, làm chuyển biến nhiều mặt tình hình kinh tế - xã hội các địa phương Bên cạnh thành công đạt được thì cũng khách quan thấy rằng, tốc độ phát triển của các địa phương miền núi phía Bắc chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; chưa bảo đảm rút ngắn khoảng cách trình độ phát triên giữa miền ngược và miền xuôi, giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân các địa phương miền núi
phía Bắc, mà còn tác động tới cục diện chung của cả nước
Dẫn đến thực trạng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Trong những năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, các địa phương miền núi phía Bắc đã có nhiều nỗ lực phát triển nguồn nhân lực, nhưng mới chủ yếu tập trung nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực phổ thông, còn phát triển nguồn nhân lực tỉnh hoa vẫn còn hạn chế Ngay kể cả nguồn nhân lực tính hoa lâu nay chủ yếu cũng tập trung xây
dựng cán bộ lãnh đạo - quản lý, còn trí thức nói chung và trí thức khoa học -
công nghệ nói riêng chưa được đặt đúng tâm vóc của nó, trong khi dây là lực
lượng có vai trò động lực đầu tàu nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực
khoa học - công nghệ, tiếp nhận công nghệ được chuyển giao để đẩy nhanh tốc
độ phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng vào sản xuất và đời sống đồng bào các
Trang 5Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở miễn núi phía Bắc chỉ có thể đạt
được các mục tiêu dự kiến khi nguồn nhân lực được xây dựng một cách đồng bộ, trong đó rrí thức khoa học - công nghệ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và phải được tiến hành đi trước một bước Trách nhiệm đó không chỉ của riêng các tỉnh
miền núi phía Bắc, mà của nhiều cấp, nhiều ngành từ Trung ương đến địa phương
trong thực hiện chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ đặc biệt khó khăn
Với ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học- công nghệ ở các tính miễn núi phía Bắc nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá (qua điều tra, khảo sát thực trạng ở một số tỉnh)” là việc làm cần
thiết xét cả trên phương điện lý luận và thực tiễn 2 Tình hình nghiên cứu
Từ trước tới nay, để cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có các nhóm nghiên cứu sau:
Nhóm: 1: Những nghiên cứu về các vấn đề văn hoá, kinh tế, xã hội các tỉnh miễn núi phía Bắc, như “Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các
dân tộc Thái, Mông thuộc Tây Bắc Việt Nam” (1997) do Th/s Bùi Xuân Trường
làm chủ nhiệm; “Văn hoá bản làng các dân tộc Thái, Mông ở các tỉnh miền núi
Tây Bắc và việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điểu kiện hiện nay”
(1997) do TS Ngô Ngọc Thắng làm chủ nhiệm; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (1998) do Th/s Đàm Văn Liệm làm chủ nhiệm”; “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
hàng hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (2000) do TS Phạm Văn Linh làm chủ
nhiệm
Những nghiên cứu này đã làm rõ một số khía cạnh khác nhau về vùng miễn nt phia Bắc như đặc điểm văn hoá, thiết chế xã hội, phong tục tập quán, điều
Trang 6đội ngũ trí thức các tỉnh miền núi phía Bắc `
Nhóm: 2: Những nghiên cứu về các vấn đề giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học - công nghệ, phát huy nguồn lực con người, Tiêu biểu trong số này là các công trình: “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam”, Nxb CTQG, H,1998 của Nguyễn
Thanh Tuấn; “Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài”, Nxb CTQG, H, 2002 của
Nghiêm Đình Vỳ và Nguyễn Đắc Hưng: “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong cơng nghiệp hố, hiện đại hoá”, Nxb CTQG, H, 2001 của Phạm Tất Dong (chủ biên); Các chuyên khảo có dé cập đến trí thức vùng dân tộc thzểu số Tuy nhiên, do nhiệm vụ và phạm vi đặt ra là nghiên cứu trí thức Việt Nam nói chung, nên trí thức ở các vùng lãnh thổ mới được đề cập sơ bộ, chưa có
điều kiện đi sâu giải quyết các khía cạnh cụ thể
Nhóm 3: Những nghiên cứu về đội ngũ cán bộ các tỉnh miền núi phía Bắc, như: “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số” (Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Phân viện Hà Nội, 2001); “Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện biên giới phía Bắc trong tình hình hiện nay”,
đẻ tài khoa học cấp bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2001 Các nghiên cứu
này đã đề cập trực tiếp đến trí thức các tỉnh miền núi phía Bắc, song trọng tâm lại là trí thức thuộc các cơ quan hệ thống chính trị, chưa đề cập chuyên sâu đến đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ
Ba nhóm công trình nêu trên đã cung cấp một số tài liệu và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu, song đến nay vẫn chưa có công trình riêng nghiên cứu về vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc Do đó, việc thực hiện để tài này sẽ góp phần lấp đi một khoảng trống trong đối tượng nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở một vùng lãnh thổ có nhiều đặc thù - một hướng tiếp cận đang được giới khoa học quan tâm
3 Mục tiêu của đề tài
Trang 7- Để xuất quan điểm và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miễn núi phía Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
4 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu
-_ Về thời gian: Tổng kết từ 1997 đến nay để làm rõ thực trạng đội ngũ trí
thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc Sở dĩ lấy mốc năm 1997
bởi đây là lúc bất đầu có Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Chiến lược cán bộ của Đảng đã xếp “trí thức, chuyên gia” thành một đối tượng cán bộ mà Đảng có trách nhiệm chăm lo xây dựng
- Về không gian: Các tỉnh miễn núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc
Cến, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Giang Mỗi tỉnh nêu trên
tuy có những đặc điểm riêng nhất định, nhưng nhìn chung đều thuộc miền núi phía Bắc và có nhiều điểm tương đồng Tổng kết chung sẽ dựa trên cơ sở nguồn
tư liệu ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, còn lấy phiếu trưng cầu ý kiến thì sẽ thực hiện ở các tỉnh: Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lao Cai
Sở đi chọn các tỉnh nêu trên vì đây là những địa bàn có mức độ tập trung tương đối cao trí thức khoa học - công nghệ ở các doanh nghiệp nhà nước lớn, các trường đại học, các trung tâm khoa học - công nghệ; và các tỉnh đó thuộc cả vùng Đông Bắc và Tay Bắc, giáp cả Lào và Trung Quốc, cả biên giới và nội địa Đồng thời các tỉnh đó đang đặt ra những vấn để lớn trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải cơ cấu lại nguồn nhân lực (như Sơn La xây dựng
Nhà máy Thuỷ điện, Lào Cai và Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển kinh tế mậu biên,
Thái Nguyên có khu công nghiệp thép và nối liền với Hà Nội)
- Về nội dung: Không thuộc dạng nghiên cứu cơ bản, nên đề tài không tự đặt cho mình nhiệm vụ giải quyết những vấn đề lý luận, học thuật, mà chỉ sử dụng
những khái niệm, kết quả nghiên cứu lý luận đã có để phục vụ yêu cầu tổng kết
thực tiễn và đề ra giải pháp xây dựng trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền
Trang 8- Về quan niệm “trí thức”, dé tài quy ước trí thức là những người có trình độ từ cao đẳng trở lên và có đặc trưng lao động trí óc sáng tạo, dùng để phân biệt với
lao động phổ thông “Trí thức khoa học- công nghệ” có nhiêu cách tiếp cập: theo la vực nghiên cứu cơ bản và lĩnh vực ứng dụng, theo từng cấp quản lý, theo
từng ngành nghề, trong phạm vị đề tài này sẽ (iếp cận theo đối tượng ở những
lĩnh vực mà các tỉnh miễn núi phía Bắc có nhu cầu bức xúc, dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh điều kiện tự nhiên và xã hội, đó là:
+ Trí thức khoa học - công nghệ hoạt động trong ngành giáo dục Đây là loại trí thức hàn lâm, vừa thực hiện chức năng nghiên cứu, vừa đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ Đội ngũ này tập trung chủ yếu là giáo viên thuộc nhiều chuyên ngành khoa học - công nghệ khác nhau ở các trường đại học vùng
(Việt Bắc, Tây Bắc), trường trung học kinh tế - kỹ thuật ở từng tỉnh (công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông)
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực néng - lam - ngu hoạt động mang tính tác nghiệp Loại trí thức tác nghiệp này có vai trò tiếp nhận công nghệ
chuyển giao phục vụ sản xuất trực tiếp, nằm rải rác ở nhiều cấp, nhất là các trung
tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư từ tỉnh đến huyện; các doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực nông - lâm - ngư; các trang trại kinh tế
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực địa chất - khống sản (bao gơâm cả thăm dò và chế biến), năng lượng, xây dựng, giao thông, bưu điện vừa có tính chất nghiên cứu, vừa ứng dụng, tiếp nhận công nghệ chuyển giao Bộ phận này chủ yếu nằm tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khai thác và chế bin khoáng sản, thủy điện, xây dựng, giao thông
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực y tế; tập trung chủ yếu ở bộ phân bác sĩ thuộc các chuyên ngành ứng dụng công nghệ mới (laze, điện tử, siêu âm, nội soi, sinh - y học )
1 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9nghiên cứu, ngoài sử dụng các phương pháp phổ biến, thì đặc biệt coi trọng các phương pháp sau:
+ Thống kê, phân tích số liệu từ các công trình nghiên cứu và báo cáo tổng kết ở Trung ương và địa phương
+ Điều tra xã hội học được thực hiện-bằng hệ thống bảng biểu phù hợp với
từng đối tượng trưng cầu ý kiến
+ Toa đàm, phỏng vấn sâu các đối tượng điều tra hoặc liên quan đến yêu
cầu khảo sát, nhất là những người có chức trách trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí,
sử dụng, trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc
+ Tổ chức hội thảo ở Trung ương và các địa phương để phát hiện, tìm ra ý
kiến thống nhất và chưa thống nhất đối với từng khía cạnh cụ thể trong xây dựng trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc
2 Kết cấu của tổng quan:
Ngoài mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tổng
quan được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Chương 2 Thực trạng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền
núi phía Bắc hiện nay
Chương 3 Quan điểm và giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ trí thức
khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công
Trang 10CHƯƠNG I
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở CAC TINH MIEN NUI PHIA BAC TRUGC YEU CAU CUA THOI KY
DAY MANH CÔNG NGHIỆP HOA, HIEN DAI HOA
4.4 MOT SO KHAI NIEM, THUAT NGU LIEN QUAN
“Đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc” là
một cụm từ được hình thành bởi nhiều khái niệm, thuật ngữ ghép dùng để phản
ánh một loại trí thức đang sinh sống và hoạt động tại một địa bàn cụ thể của nước ta: địa bàn các tỉnh miễn núi phía Bắc Để hình thành quan niệm và phương pháp tiếp cận đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc đòi hỏi trước hết phải làm sáng tỏ các khái niệm, thuật ngữ liên quan
- “Trí thức” là khái niệm được dùng ở nhiều nước trên thế giới và có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Intelligentia (Intelligentia - nghĩa là thông minh, hiểu biết, có suy nghĩ) Khái niệm này trở nên thông dụng từ những năm nửa sau thế kỷ
XIX, để chỉ những người có học vấn cao
Trong từng giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia, các nhà khoa học thường dua ra những định nghĩa khác nhau về trí thức, Hiện nay có trên 60 định nghĩa về trí
thức, Theo Từ điển Triết học: "Trí thức - Tập đoàn xã hội gồm những người làm
nghề lao động trí óc Giới trí thức bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật
sư, nghệ s1, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận viên chức"®),
Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học xác định: "Trí thức - một nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một nhóm xã hội đặc biệt gắn liên với việc phân công xã hội giữa lao động trí
13)
óc và lao động chân tay" t9, Từ điển Chính trị lại nêu: "Trí thức là tầng lớp xã hội
ẻ )- Phạm Tất Dong (chủ biên): Trí thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.13
(2)- Từ điển Triết học, Ñxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1986, tr.598
Trang 11gồm những người chuyên lao động trí óc Trí thức bao gồm những nhà hoạt động khoa học và nghệ thuật, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật nông học, thầy thuốc, luật sư, giáo viên, giáo sư, một bộ phận lớn công chức Trí thức không phải là một giai cấp riêng biệt vì không giữ địa vị độc lập trong hệ thống sản xuất xã hội
Trong xã hội (dựa trên chế độ bóc lột) trí thức được hình thành và bổ sung chủ
yếu là từ những tầng lớp có của”
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của trí thức:
+ Là một tầng lớp xã hội, xuất thân từ nhiều giai cấp khác nhau
+ Có một trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao
+ Có kiểu lao động trí óc đặc thù, phân biệt với lao động phổ thông,
qua đó mà thực hiện chức năng sáng tạo văn hoá, truyền bá và áp dụng các tri thức khoa học vào cuộc sống
Đặc trưng thứ nhất chỉ ra rằng, trí thức không phải là một giai cấp
riêng biệt, mà chỉ khi đạt đến một trình độ học vấn nào đó thì họ tách khỏi giai cấp xuất thân để nhập vào tầng lớp trí thức Trong các chế độ xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, trí thức đều tổn tại và có vai trò quan trọng đối với giai cấp thống trị, nhưng nó lại không đại diện cho một phương thức sản xuất nào Tuy vậy, tầng lớp này không phải "siêu giai cấp” hay "đứng trên giai cấp”, "trọng tài giai cấp” Khi nghiên cứu vị trí của trí thức, V.I Lênin đã chỉ rõ "Nếu không nhập cục với một giai cấp thì
giới trí thức chỉ là một con số không"”), Cho nên, tầng lớp trí thức có
khuynh hướng giai cấp V.I Lênin viết: " sở đĩ trí thức được gọi là trí thức, chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp và của các nhóm phái chính trị trong toàn xã hội một cách có ý thức hơn
cả, kiên quyết hơn cả và chính xác hon cä”#), “Khuynh hướng giai cấp” đó
(1)- V.I.Lênin: Toản rập, tập 6, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1975, tr 300 (bản tiếng Việt)
Trang 12phản ánh, khi đã đứng trên lập trường của giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất thống trị, thì trí thức đã trở thành một bộ phận của giai cấp thống trị; khi đứng về phía giai cấp đối kháng thì trí thức có quan hệ chặt chẽ với giai cấp đối kháng
Đặc trưng thứ hai cho thấy, những người được gọi là trí thức chỉ khi
nào đạt một trình độ học vấn nhất định, trở thành bộ phận tính hoa về trí
tuệ của cộng đồng xã hội Không thể gọi là trí thức khi trình độ học vấn thấp, mà bằng cấp là dấu hiệu định lượng rất quan trọng Dĩ nhiên, mỗi
thời đại có tiêu chí riêng về trí thức, phụ thuộc vào trình độ dân trí của
thời đại đó Chẳng hạn, vào thời kỳ phong kiến, những nhà nho tốt nghiệp tú tài trở lên được xem là tầng lớp có học thức, là trí thức Nho học bấy giờ Nhưng đến hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, trình độ học vấn của xã hội ngày càng được nâng lên, thì phải đạt trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên mới được thừa nhận là trí thức và cũng phải với trình độ học vấn ấy con người mới có khả năng thực hiện được khả năng sáng tạo văn hoá Thậm chí, ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ, chủ kỳ một thế hệ công nghệ ngày càng rút ngắn và nhanh chóng bị khấu hao, thì trình độ học vấn được đào
tạo cũng nhanh chóng bị “khấu hao” Do đó, đào tạo lại và tự nghiên cứu
trở thành một yêu cầu và phẩm chất quan trọng của trí thức trong thời đại ngày nay, nếu anh không muốn dừng lại và bị đào thải Trên căn cứ về dấu hiệu bằng cấp, TS Lưu Minh Trị và TS Phan Thanh Khôi, trong tổng quan kết quả nghiên cứu đề tài “Phát huy nguồn lực chất xám phục vụ sự nghiệp cêag nghiệp hố Thủ đơ” đã xác định: "Ở nước ta và nhiều nước khác, việc xác định mặt bằng cấp của trí thức là được đào tạo từ bậc cao đẳng và đại học trở lên"©),
Đặc trưng thứ ba phản ánh rằng, những người được gọi là trí thức chỉ khi
Trang 13nào họ vận dụng được vốn kiến thức đã tích luỹ để tiến hành các thao tác lao
động trí óc, chứ không phải lao động chân tay giản đơn hoặc lao động thừa hành thiếu tính sáng tạo Bởi trên thực tế có không ít người được đào tạo bàn bản, có
trình độ và bằng cấp cao, nhưng do nhiều lý do chủ quan và khách quan, trong
công tác không có thao tác lao động trí óc bậc cao - một đặc trưng nổi bật của trí thức, mà lại chuyển sang lao động trí óc giản đơn hoặc thậm chí cả những lao đcng phổ thông của tầng lớp ngoài trí thức Nghĩa là, tính chất và thao tác lao động của họ không phản ánh được đặc trưng “lao động trí óc bậc cao” của trí thức và do đó không thực hiện được thiên chức của írí thức là sáng tạo, truyền bá văn hoá (văn hoá hiểu theo nghĩa rộng) Ở nước ta tình trạng này rất phổ biến Không ít người được đào tạo nghề này nhưng tốt nghiệp ra trường lại công tác ở nghề khác, nên những tri thức được tích luỹ ở trường đại học không phục vụ cho công tác của họ, chẳng những lãng phí chất xám của đất nước, mà còn làm cho nguồn nhân lực sau đào tạo không phát huy được đầy đủ vai trò của nó và không đạt được mục đích của quá trình đào tạo Ngược lại, cũng có người do nhiều ly do chủ quan và khách quan, không được đào tạo quy củ, nhưng nhờ trí thông minh và chí tiến thủ, đã tự học hỏi qua sách vở, thực tiễn mà tiếp cận được kiểu lao động trí tuệ phức tạp của trí thức Vì vậy, trong quá trình sản xuất, truyền bá và ứng dụng những tri thức khoa học trên cơ sở
lao động sáng tạo, trí thức phải đưa ra những nội dung khoa học mới tiến
bộ, hữu ích, truyền đạt nó trong xã hội và ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng hoạt động xã hội Lao động sáng tạo của trí thức còn có khả năng dự đoán tương lai va dé xuất phương hướng giải quyết các vấn dé phức tạp của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Từ phân tích những trên cho thấy, phải hội tụ cả 3 đặc trưng trên mới
Trang 14%
tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ trí thức và hiệu quả sử dụng trí thức
- “Khoa học - công nghệ” là hai khái niệm được ghép với nháu bằng gạch nối (-), phản ánh những lĩnh vực khoa học có tính công nghệ, và ngược lại, dùng để phân biệt với những lĩnh vực khoa học không hoặc íí có tính chất công nghệ như luật học, sử học, triết học
“Khoa học” là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích
luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết Nhiệm vụ của khoa học là phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng sự vật, quá trình, từ đó mà dự báo về sự vận động, phát triển của chúng, định hướng cho hoạt động của con người Khoa học giúp cho con người ngày càng có khả năng chính phục tự nhiên va xã hội Khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một dạng hoạt
động, một công cụ nhận thức Mỗi khoa học phát triển gồm 4 yếu tố cơ bản:
tri thức kinh nghiệm; tri thức lý luận, phương pháp, cách xử lý; giả thuyết và
kết luận Hệ thống khoa học được chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội, khoa học kỹ thuật; mỗi loại khoa học nói trên đều có phần cơ bản và phần ứng dụng, chúng quan hệ biện chứng với nhau Cách phân loại khoa học này chỉ mang tính chất tương đối Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”
“Công nghệ” là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức ứng dụng khoa học; là một tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản
xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ Trong vài thập kỷ
gần đây có xu hướng mở rộng khái niệm công nghệ:
a Bao gềm nhiều yếu tố hợp thành như phương tiện máy móc thiết bị, các quy trình vận hành, các phương pháp tổ chức, quản lý đảm bảo cho quá
(1)- Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt
Trang 15trình sản xuất và địch vụ của xã hội
b Xét riêng về mặt kinh tế, trong quan hệ với sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, biến đổi các “đầu vào” để
các “đầu ra” cho các sản phẩm và dịch vụ đạt mục đích mong muốn
c Công nghệ cao (tiền tiến), các phương tiện vật chất và tổ chức cấu
trúc áp dụng thành tựu khoa học mới nhất (điện, điện tử, tin học và tự động điều khiển, laze, kỹ thuật siêu âm, phasma, vật liệu cứng, siêu dẫn phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II) Các thành phần cơ bản của công nghệ, theo cách hiểu hiện nay, bao gồm cả phần “cứng” và phần
“mềm”, cụ thể là tổ hợp của 4 thành phần có tác động qua lại lẫn nhau và cùng thực hiện quá trình sản xuất và địch vụ bất kỳ:
+ Trang thiết bị, bao gồm các thiết bị, máy móc, khí cụ, nhà xưởng
+ Thành phần kỹ năng và tay nghề liên quan tới kinh nghiệm nghề
nghiệp của từng người hoặc nhóm người
+ Thành phần thông tin liên quan tới bí quyết, các quy trình, các phương
pháp, các đữ liệu, các bản thiết kế
+ Thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp điều phối, quản
lý và tiếp thị
Mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ nào cũng phải có đồng thời 4 thành phần trên vì mỗi thành phần có vai trò và chức năng riêng của mình Có tác giả còn cho rằng, nếu chỉ áp dụng riêng rẽ 1 trong 4 thành phần nêu trên thì
xác suất thành công chỉ là 20-30%, nếu áp dụng đồng thời cả quy trình và kỹ
thuật tương ứng thì xác suất được nâng lên 50%, nếu áp dụng đồng thời cả 4 yếu tố của hệ thống công nghệ thì kết quả cuối cùng có thể có xác suất thành công lên tới 70-75% hay cao hơn tuỳ thuộc sự kết hợp đồng bộ giữa 4 yếu tố
đó với nhaut'),
(1- Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Trung tam biên soạn từ điển bách khoa Việt
Trang 16- “Miền nút” là thuật ngữ dùng để chỉ địa bàn có địa hình dốc, lồi, có
độ cao trên 200m so với mặt nước biển, "tỉnh miền núi" là tỉnh có trên 2/3
diện tích là vùng núi Các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Cao Bằng, Bắc
Cạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Giang, phân bố
thành hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc
- “Xây dựng” được dé cập trong để tài là thuật ngữ mang tính ước lệ,
không giống như trong các ngành kỹ thuật, mà đó chính là quá trình tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trí thức khoa học - công nghệ bằng những hình thức và phương pháp thích ứng Xây dựng trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miễn núi phía Bắc không có nghĩa là phủ định những cái đã có, làm lại từ đầu, mà chính là quá trình kế thừa những kết quả đã đạt
được, khắc phục những bất cập hiện nay ở từng khâu, từng mặt, từng đối
tượng, làm cho đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ đủ về số lượng, bảo
đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấp, đáp ứng nhu cầu thực tế của các tỉnh
miễn núi phía Bắc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ các khái niệm nêu trên có thể đi đến quan niệm chung về “đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ các tỉnh miền núi phía Bac” Đó là những người có trình độ từ cao đẳng trở lên, thuộc các lĩnh vực khoa học - công nghệ, với tính chất lao động trí óc sáng tạo đặc thù, phân biệt với lao động
phổ thông, đang sinh sống và hoạt động tại các tỉnh miền núi phía Bắc Trí
thức khoa học - công nghệ các vùng khác tuy không thuộc đối tượng nghiên cứu, nhưng sẽ được đề cập trên phương diện cân đối vĩ mô nguồn nhân lực sau đào tạo giữa các vùng - miền trên cả nước để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá các tỉnh miền nuía phía Bắc Có thể từ nhiều góc độ
khác nhau để tiếp cận trí thức khoa học - công nghệ, ở đây, xét từ thực tế các
tỉnh miền núi phía Bắc, những đối tượng trí thức khoa học - công nghệ sau
được tập trung nghiên cứu:
Trang 17loại trí thức hàn lâm, vừa thực hiện chức năng nghiên cứu, vừa đào tạo nguồn
nhân lực khoa học - công nghệ Đội ngũ này tập trung chủ yếu là giáo viên thuộc nhiều chuyên ngành khoa học - công nghệ khác nhau Ở các trường đại
học vùng (Việt Bắc, Tây Bắc), trường trung học kinh tế - kỹ thuật ở từng tỉnh
(công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư hoại động méng tính tác nghiệp Loại trí thức tác nghiệp này có vai trò tiếp nhận công nghệ chuyển giao phục vụ sản xuất, nằm rải rác ở nhiều cấp, nhất là các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư từ tỉnh đến huyện; các doanh nghiệp hoạt
động trên lĩnh vực nông - lâm - ngư; các trang trại kinh tế
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực địa chất - khoáng sản (bao gồm cả thăm dò và chế biến), năng lượng, xây dựng, giao thông, bưu điện, vừa có tính chất nghiên cứu, vừa ứng dụng, tiếp nhận công nghệ chuyển giao Bộ phận này chủ yếu nằm tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khai thác và chế -biến khoáng sản, thủy điện, xây dựng, giao thông
+ Trí thức khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực y tế, tập trung chủ yếu ở bộ phận bác sĩ thuộc các chuyên ngành ứng dụng công nghệ mới (laze, điện
tử, siêu âm, nội soi, sinh - y học )
Tính đặc thù của trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi
phía Bắc thể hiện ở mấy đặc trưng: hoạt động ở một vùng lãnh thổ còn
nhiều khó khăn nhất của cả nước(¡); hình thành và phát triển ở một vùng da dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông (ii); hoạt
động trên địa bàn có vị trí rất quan trọng về các phương diện địa - chính
trị, kinh tế, sinh thái - môi trường, an ninh - quốc phòng và quan hệ đối
ngoại với các nước láng giêng (111)
1.2 CĂN CỨ LÝ LUẬN XUẤT PHÁT CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ
THỨC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Ở CÁC TỈNH MIỂN NÚI PHÍA BẮC
Trang 18thức Nhưng bản chất của chế độ xã hội mà trí thức gắn bó, phục vụ lại quyết định đến chiểu hướng phát triển và khả năng thực hiện thiên chức của trí thức Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội đánh giá rằng, mặc dù dưới
chế độ tư bản, trí thức thường gắn bó với giai cấp tư sản, nhưng họ có thể
“vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử” và do đó trong những điều kiện nhất định, đặc biệt trong thời kỳ cao trào cách mạng, có một bộ phận có thể “tách ra khỏi giai cấp này (tức giai cấp tư sản - TG) và đi theo giai cấp cách mạng”, “chạy sang hàng ngũ giai
cấp vô sản”), Khi đã lật đổ chế độ cũ, để bắt tay xây dựng lại chế độ mới, càng cần thiết phải nhìn nhận và sử dụng đúng đắn trí thức cũ, đồng thời phải bắt tay xây dựng “trí thức vô sản” Trong Thư gửi Đại hội Quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa, Ph Ăngghen đã thể hiện rõ quan điểm xã hội
chủ nghĩa đối với trí thức: “Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên, giai cấp đó có sứ mệnh phải kể vai sát cánh cùng đứng trong một đội ngũ với những người anh em của họ, những người công nhân lao động chân tay, đóng vai trò quan trọng ‘trong cuộc cách mạng sắp tới
day’, Ông viết tiếp: “Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải
có những bác sĩ, kỹ sư, nhà hố học, nơng học và các chuyên gia khác, vì vấn dé là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu xuông xáo oang oang”?, Như vậy, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội
khoa học đã đặt ra hai vấn dé nghiêm túc là sứ dụng trí thức cñ và bắt tay xây
dựng trí thức vô sản để phục vụ cho yêu cầu xây dựng và bảo vệ chế độ mới Vận dụng và phát triển quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I Lênin đặc biệt để cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và đã giải quyết thành công trong thực tiễn nước Nga Xô
Y
Trang 19viết, Để thoát khỏi tình trạng một nước kếm phát triển, bắt tay xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I Lênin khẳng định sự cần thiết phải có các chuyên gia và các nhà khoa học giỏi Người nhấn mạnh rằng: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản” Từ nhận thức đó, V.I Lênin và Đảng
Bônsêvích Nga đã nhanh chóng phát triển giáo dục, đẩy nhanh việc đào tạo trí
thức xã hội chủ nghĩa Trong khi trí thức mới chưa được đào tạo đủ số lượng, V.L Lênin chủ trương phải cải tạo, sử dụng trí thức cũ, nhất là chuyên gia trên các
lũ.n vực khoa học Bên cạnh quan điểm trọng dụng trí thức cũ, V.I Lênin cũng
lưu ý phải giáo dục, cải tạo họ, nhất là về mặt lập trường, quan điểm để họ thật sự
cầu thị phục vụ nhận dân, phục vụ Tổ quốc, giải phóng họ khỏi mọi ảnh hưởng của giai cấp tư sản
Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam luôn
nhìn nhận các giai cấp, tầng lớp trong xã hội với một thái độ khoan dung, khoa học và văn hoá Trong khi đánh giá khả năng cách mạng to lớn của công nông -
nòng cốt của lực lượng cách mạng, thì Người cũng nhận diện chính xác vai trò
của trí thức và đặt nó đúng vị trí trong cuộc cách mạng Tĩnh thần khoan dung và
khả năng quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã cuốn hút nhiều trí
thức cũ đi theo cách mạng, có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ mới
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng kiến trọng dụng nhân tài Người viết bài trên báo cầu hiển tài và thâu nhận ý kiến đóng góp cho quốc kế, dân sinh: “Kiến thiết cần có nhân tài Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo
dùng thì nhân tài ngày càng- phát triển càng thêm nhiều ( ) Vậy chúng tôi mong -
Trang 20hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ
thực hành ngay”©), ,
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), cùng với khẳng định vai trò
của trí thức, Hồ Chí Minh đã phê phán các biểu hiện “kiêu ngạo, lên mặt” hoặc thiếu thực tế cuộc sống của một bộ phận trí thức Người cho rằng, nếu trí thức chỉ mới học kiến thức trên sách vở, xa rời thực tế cuộc sống, thì đó chỉ mới là “trí thức một mửa” Do đó, “những người trí thức đó cần phải biết rõ cái khuyết điểm
của mình Phải khiêm tốn Chớ kiêu ngạo Phải ra sức làm các việc thực tế”®), Chỉ dẫn nêu trên của Hồ Chí Minh còn cho thấy, trí thức chân chính không chỉ có
vốn hiểu biết, mà cơ bản hơn phải đem tri thức của mình áp dụng vào thực tiễn Đỏ chính là thiên chức chân chính của trí thức Ở đây, Hồ Chí Minh còn xác định đối tượng mà trí thức chân chính cần phục vụ, đó là nhân dân, đó là dân tộc và cách mạng Bởi trên thực tế có không ít trí thức, kết quả nghiên cứu khoa học của họ lại phục cho các mục đích phản lại lợi ích dân tộc và lợi ích nhân dan Vi vay, gắn với nâng cao năng lực, trình độ cho trí thức là phải xây dựng lập trường, quan
điểm phục vụ đúng đắn, thì mới đưa trí thức gắn với dân tộc, với nhân dân và
cũng nhờ vậy mà trí thức phát huy được vai trò của mình
Hồ Chí Minh xem trí thức là “vốn liếng quý báu của dân tộc” và “những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng
Kông có những người trí thức đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm
nhiều", Hồ Chí Minh thành tâm cầu hiển tài để giúp nước, nhất là những nhân
sĩ, trí thức tiến bộ, giàu tinh thần yêu nước Người khẳng định: “Chính sách của Chính phủ trước sau vẫn là đại đoàn kết Đối với các vị quan lại cũ cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài, có đức thì Chính phủ đều hoan
(')-H6 Chi Minh: Toan tap, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.99
Trang 21nghênh gánh vác việc nước”), Người hết sức coi trọng yêu cầu đảng có cách
nhìn văn hoá đối với trí thức: “Chính là những đảng cách mạng càng lại phải coi
trọng trí thức: vì muốn phát triển văn hoá thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển
sức khoẻ của nhân dân thì cần phải có thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ thì
»@) Day cũng có thể coi là cách phân loại đối tượng trí thức sơ giản
cần có kỹ sư
mà Hồ Chí Minh đã dé cập khi nói về “thầy giáo”, “thầy thuốc” và “kỹ sư”
Người khẳng định: “cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức”), “trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi”,
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những trí thức đáng được trân trọng là những người hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Giải thích lý do phải trọng dụng trí thức, Người cắt nghĩa ở mấy điểm sau:
“1) Vì Đảng và Chính phủ muốn xây dựng nước dân chủ nhân dân, như phát triển văn hoá, giữ gìn sức khoẻ cho nhân dân, xây dựng kỹ nghệ
, 2) Trí thức nước ta cũng như trí thức tại các nước thuộc địa, bán thuộc địa
hay các dân tộc bị áp bức, khác với trí thức các nước tư bản đế quốc
Ở các nước tu bản đế quốc, trí thức đa số,là: ở trong giai cấp tư sản mà ra rồi lại trở lại phục vụ cho tư bản
Ở nước ta thì khác, dù là trí thức một số khá đông thuộc thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản mà ra nHưng cũng đều bi đế quốc áp bức” Vì vậy, trí thức Việt Nam có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng, Đảng cách mạng
phải dìu dất, giúp đỡ trí thức, đưa họ vào lực lượng cách mạng, gắn bó chặt chẽ
với công nông Đảng có nhiệm vụ “công nơng hố trí thức” và “trí thức hố cơng n€:1g”
Kháng chiến cần trí thức thì xây dựng lại đất nước sau khi độc lập lại càng
cần trí thức hơn Bởi vì, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cải biến toàn
(1)- Hé Chi Minh: Todn tdp, tap 5, Nxb CTQG, H, 1995, tr.235
Trang 22diện, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, từ nâng cao đời sống vật chất đến đời sống văn hoá tính thần Lại tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo
nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, để vượt qua những lực cản ấy đòi hỏi phải tiến
hành cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến Nhưng, thực hiện được điều đó thì trước hết phải có đội ngũ trí thức trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Chính vì vậy,
khi miễn Bắc chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh càng quan
tâm đến xây dựng đội ngũ trí thức ở các lĩnh vực, các địa bàn
Đối với những khu vực chậm phát triển, do yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế, nâng cao dân trí, càng đòi hỏi phải chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức Mỗi lần gửi thư hoặc trực tiếp đến thăm các địa phương, cơ quan, đơn vị các tỉnh miền núi phía Bắc, Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển đội ngũ trí thức làm vốn Hếng cho quá trình phát triển Ngay sau khi
nước nhà mới độc lập, ngày 3-12-1945, trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu
các dân tộc thiểu số Việt Nam, Người nhấn mạnh “Chính phủ sẽ chú ý trình độ
hẹ: thức cho dân tộc”C” Sau ngày miễn Bắc đước giải phóng, trong Thư gửi học
sinh Trường Sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp khai giảng năm học mới, Hồ Chí Minh viết: “Irong hơn 80 năm, vì chúng ta bị thực dân Pháp và bọn vua chúa áp bức cho nên chúng ta lạc hậu, văn hoá kém cỏi, nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc
xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta”'®, Trong bố trí, sử dụng nguồn
nhân lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Hồ Chí Minh cũng lưu ý “Phải ra sức bồi
dưỡng, giáo dục và cất nhắc cán bộ dân tộc và địa phương Dù lúc đầu những cán
bộ ấy trình độ còn thấp, kinh nghiệm còn ít, công tác chưa quen, cán bộ lãnh đạo
phải chịu khó đìu dắt họ, giúp đỡ họ, lâu ngày chắc chắn họ sẽ tiến bộ Cán bộ cát: dân tộc phải cố gắng học tập để tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với cán bộ miền
(1),(2)- Chính sách, pháp luật của Đẳng, Nhà nước về dân tộc, ĐNxb Văn hố dân tộc, Hà
Trang 23t
xuôi, tránh tư tưởng dân tộc hẹp hòi”0),
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, vấn đề đầu tiên mà Hồ Chí Minh quan tâm chính là trí thức hoá đội ngũ cán bộ bằng khả năng nỗ lực học tập vươn lên để đủ sức tổ chức cuộc sống mới cho nhân dân Người phê bình các biểu hiện
“Cán bộ địa phương thường có tâm lý tự ty, cho mình là văn hoá kém, chính trị
kém, không muốn làm cán bộ Như thế là không đúng Nếu như thế, không ai làm việc cho đồng bào cả Việc làm đây là do cán bộ địa phương phải làm lấy Vì vậy cho nên còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết Nếu vì kém mà không làm thì không được Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết Biết là tiến bộ
Cần bộ dưới xuôi lên không yên tâm công tác, muốn về Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định Như thế là không đúng Bác đã nói cán bộ là day tớ của nhân dân,
chỗ nào nhân dân cần đến mình là mình phải đến, bất kỳ chỗ nào cũng là Tổ
quốc, là đất nước, cũng là cương vị công tác của cán bộ Phải nhớ rằng Đảng, Chính phủ tin cậy vào cán bộ, nơi nào khó có cán bộ, việc gì khó có cán bộ
Vì vậy cán bộ nơi khác đến phải yên tâm, tích cực công tác, phải gương
mẫu, đoàn kết chặt chẽ giúp đỡ cán bộ địa phương được thật tốt Cán bộ đã chú ý
giúp đồng bào rẻo cao nhưng như thế vẫn chưa đủ Từ giờ về sau phải chú ý hơn,
giúp đỡ nhiều hơn” ®),
Đây là những chỉ dẫn quan trọng đối với vấn dé xây dựng đội ngũ cán bộ
nói chung và trí thức nói riêng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Đó là yêu cầu nỗ lực
vươn lên của bản thân cán bộ, trí thức dân tộc thiểu số; là yêu cầu kết hợp giữa hai loại trí thức miền xuôi và miền ngược, dân tộc thiểu số và đa số, tránh các
quan niệm hep hòi; là trách nhiệm đầu dắt, giúp đỡ cũng như xác định nghĩa vụ
của trí thức miền xuôi đối với sự nghiệp phát triển các tỉnh miền núi phía Bắc
q)- Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Né, 2000, tr.846
Trang 24Trong điều kiện miền Bắc mới được giải phóng, trình độ dân trí các tỉnh miền núi rất thấp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều đến phát triển giáo dục các bậc học có
tín nền tảng như cấp I, cấp II và cấp IH, kể cả bổ túc văn hoá - đó là cơ sở cho
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực nói chung và xây dựng đội ngũ trí
thức nói riêng
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam hết sức coi trọng vai trò của trí thức Đặc biệt từ khi bước sang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã công bố chính sách đối với trí thức (1957),
trong đó khẳng định: '“Trí thức là một vốn quý của dân tộc Không có trí thức hợp
tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ khơng hồn thành được”t), Sau ngày đất nước thống nhất, Đại hội IV của Đảng đã khẳng định: Trí thức giữ vai trò ngày càng quan
trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật Năm
1981, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37 về chính sách khoa học và kỹ thuật, trong
đó nêu nhiều biện pháp phát triển đội ngũ trí thức làm công tác khoa học, từ đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng, cơ chế đầu tư cho nghiên cứu kỹ thuật và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta xác định
khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nhưng, “Muốn cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển thì trước hết phải tìm ra động lực cho sự phát triển của bản thân khoa học và công nghệ Động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiên: cứu, phát minh và ứng dụng có hiệu quả khoa học và cống nghệ, bao gồm
cả lợi ích vật chất và lợi ích tỉnh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trỊ -
xã hội Sản phẩm trí tuệ trước hết là sở hữu của người trực tiếp tạo ra
chúng, được coi như những thứ hàng hoá đặc biệt, được trả giá tương xứng
Trang 25với giá trị của chúng”), “Gần hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn, với nhu cầu xã hội, thiết lập các quan hệ trực tiếp giữa
doanh nghiệp với cơ quan và người làm công tác nghiên cứu, phát minh, sáng chế trên cơ sở bạn hàng, cùng có lợi; trả công thoả đáng, tương xứng với hiệu quả kinh tế - xã hội của việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm khuyến khích các nhà khoa học hăng hái, miệt mài sáng tạo, sáng chế, phát minh để có cuộc sống ngày càng đầy đủ
hơn bằng chính trí tuệ của mình”, Đường lối Đại hội IX (4-2001) cũng
đã bày tỏ rõ quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức: Tạo điều kiện thuận lợi
để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, cơng nghệ
và văn hố thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn Khuyến khích tu do sang tao, phat minh, cống hiến Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đúng đắn và đãi ngộ xứng đáng các tài năng Phát huy năng lực của trí thức trong thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật Kết luận Hội nghị Trung ương sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX tiếp tục nHán mạnh: “Nâng cao chất lượng (về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học) của đội ngũ cán bộ khoa học; tăng số lượng để đạt mức trung bình các nước công nghiệp mới của châu Á, tăng nhanh số
lượng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao”®, “Đẩy nhanh tốc độ
gửi cán bộ khoa học và công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có
trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại”),
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng vùng miền của Chính phủ đã cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng Đối với các tỉnh miền núi
phía Bắc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc”) và
Đông Bác!” đến năm 2010, đã chỉ rõ những định hướng phát triển chủ yếu:
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh nông, lâm, tài nguyên, khoáng
*
(), 2)- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lân thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr 25
(3),(4)- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Cháp hành Trung
ương khoá IX (lưu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.141,141
(5)- Theo Quyết định số 712-TTg ngày 30-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc
Trang 26sản, đu lịch, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng nguồn thu ngân
sách của từng địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tính thần của
đồng bào các dân tộc
- Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, dưới sự quản lý của
Nhà nước, đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, nhằm tạo ra thị trường ở các địa
phương trong vùng gắn liên với thị trường trong nước và xuất khẩu;
”_- Bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc,
nâng cao nguồn lực và đân trí của đồng bào các dân tộc
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc bảo đảm môi trường sinh
thái Bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm hạn chế những thiệt hại do lũ lụt gây ra
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường an ninh quốc phòng trong vùng
Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó đồi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng, mà trước hết phải có một đội ngũ trí thức đủ về số lượng, bảo đảm về chất lưng, đồng bộ về cơ cấu Nghị quyết Hội nghị lận thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khoá VII đã đề ra 5 nhiệm vụ cơ bản đều liên quan trực tiếp đến yêu cầu
xây dựng cán bộ nói chung và trí thức vùng dân tộc, miễn núi nói riêng Một trong những giải pháp quan trọng mà Nghị quyết nhấn mạnh là: “Thực hiện tốt
công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số
(trong đó bao gồm cả trí thức dân tộc thiểu số - TG) cho từng vùng, từng đân tộc Trong những năm trước mắt, cần tăng cường lực lượng có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là các địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh,
quốc phòng; coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành
nghĩa vụ quân sự làm nguồn bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn
Trang 27cao”®)
Đó là những định hướng lý luận và chính trị cơ bản để tiến hành xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
4.3 ĐẶC ĐIỂM CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HỈNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc hình thành và phát triển một mặt tuân theo nguyên tắc phổ biến, đồng thời
cớ tính đến đặc thù do sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tộc người, từng địa phương Vì vậy, xác định rõ những đặc điểm đó và sự tác động của chúng thì mới tìm ra được những yêu cầu riêng trong xây
dựng đội ngõ trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc Một là: Miễn núi phía Bắc có tiêm năng thiên nhiên phong phú, đa
dang, thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hố quy mơ lớn trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Nơi
đây có nguồn /ài nguyên khoáng sản phong phú bậc nhất của cả nước, như
than Quảng Ninh, thép Thái Nguyên, thiếc Cao Bằng, apatft Lào Cai, có khả năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng Đó là ziểm năng déi dao vé thuỷ điện, nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc độ dốc cao, có
những thác nước lớn, như Hoà Bình, Thác Bà, Tạ Bú, Na Hang Điều kiện
thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển nghề rừng và các cây công nghiệp
lớn, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc Tiểm năng du lịch thiên nhiên và du lịch văn hoá - lịch sử rất lớn, nhờ cảnh quan thiên nhiên hùng
vĩ, hoang sơ, sinh quyển được bảo tổn (vịnh Hạ Long, Sa Pa, Ba Bể, Núi
Cốc, ), lưu giữ được bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, có nhiều căn
cứ địa cách mạng (Pác Bó, Điện Biên Phủ, Tân Trào) Giáp giới với Trung Quốc và Lào, các tỉnh miền núi phía Bắc còn có khả năng, triển vọng phát
ị C)- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lân thứ bảy Ban Cháp hành Trung
Trang 28triển kinh tế mậu biên, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay
Tất cả 5 yếu tố nêu trên chủ yếu vẫn & dang tiém năng, khai thác còn rất hạn chế Để biến tiêm năng thành hiện thực, vấn để phát triển nguồn nhân lực, trong đó mũi nhọn là xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công
nghệ trở thành một yêu cầu bức xúc của các tỉnh miển núi phía Bắc
Không có nguồn trí thức tương ứng, thì những tiểm năng đó mãi mãi vẫn chỉ là tiềm năng Ngược lại, nếu có đủ nguồn nhân lực thì tiềm năng mới được khai thác có hiệu quả, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
rút ngắn dần khoảng cách phát triển với các vùng miền khác
Hai là: Miền núi phía Bắc là địa bàn còn nhiều khó khăn so với các vùng m.én khác trên cả nước, bao gồm cả điều kiện tự nhiên và trình độ kinh tế
Về điều kiện tự nhiên, các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có địa hình dốc và chia cắt mạnh nhất, khí hậu khắc nghiệt, đất rộng, người thưa, nhiều huyện điện
tích lớn hơn cả tỉnh Thái Bình
Về kinh tế, trong 5 năm (1995-1999), zốc độ phát triển kinh tế bình quan hàng năm của các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ đạt khoảng 8,6%), với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất cả nước Điểm xuất phát rất thấp, tốc độ tăng GDP giữa các tỉnh không đều, làm cho khoảng cách chênh lệch giữa các tỉnh miền núi phía
Bắc với các vùng khác trong cả nước ngày càng bị đẩy xa thêm Năm 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 705 USD, của Thành phố Hồ Chí Minh là 933
USD, thì Quảng Ninh - một tỉnh phát triển nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc,
cũng chỉ đạt 326 USD, còn đa số các tỉnh chỉ đạt trên 150 USD (Bắc Kạn là tỉnh
có mức bình quân GDP đầu người thấp nhất, chỉ đạt 95 USD) Nguồn thu ngân
sách rất hạn hẹp, ngoại trừ một số tỉnh có cửa khẩu quốc tế, còn lại đều đựa vào
trợ cấp từ Trung ương: Bắc Cạn thiếu hụt 47,8%, Hà Giang thiếu 42,4%, Lai
Châu thiếu 27,9% (năm 2000) Tỷ lệ đói nghèo vẫn cao nhất cả nước Năm 1999,
C)- Hà Quế Lâm: Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Nxb
Trang 29tỷ lệ đói nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc là 16,93%, trong khi đó đồng bằng
sông Hồng là 7,2%, Đông Nam Bộ là 8,95% và đồng bằng sông Cửu Long là 13) Khi mới bắt đầu triển khai Chương trình 135, theo số liệu của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, số tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nằm ở miền núi phía
Bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn chiếm 43,67%; Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng chiếm 45%, ở vùng núi cao biên giới còn lên tới gần 60% Nhiều huyện ở miền núi phía Bắc có tới 2/3 số xã thuộc diện “đặc biệt khó
khăn”: Phong Thổ (Lai Châu) có 21 xã; Sông Mã (Sơn La) có 14 xã; Bắc Hà (Lào
Cai) có 31 xã; Hoàng Su Phì (Lào Cal) có 25 xã; Na Hang (Tuyên Quang) có 20
xã; Bảo Lạc (Cao Bằng) có 15 xã; Na Rì (Bắc Kạn) có 21 xã Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn chậm, do đó, về cơ bản tỷ trọng
giá trị nông nghiệp còn cao, tỷ trọng giá trị công nghiệp thấp, thương mại dịch vụ phát triển yếu Không những công nghiệp phát triển yếu, mà ngay cả những tiểm
năng vẻ ngành nghề truyền thống cũng chưa được khơi dậy Ở miền núi phía Bắc
ít có những vùng phát triển nghề thủ công quy mô lớn, không có những làng
nghề tập trung như đồng bằng Bắc Bộ Trong những năm gần đây, một số địa phương đã khai thác, phát huy được lợi thế về đường giao thông, nhất là qua cửa khẩu biên giới, để đẩy mạnh phát triển thương mại biên mậu tiểu ngạch và chính
ngạch (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, ) Song nhìn chung, do địa hình chia cắt, giao thông kém phát triển, trình độ tiếp cận thị trường yếu, nên hoạt động thương mại cồn yếu, sản xuất tự cung, tự cấp vẫn còn nặng, công nghiệp và địch
vụ, kém phát triển Kết cấu hạ tầng yếu kém nhất của cả nước, bao gồm từ điện,
nước sinh hoạt, đường giao thông, bưu chính - viễn thông, đến phát thanh -
truyền hình
Đặc điểm này dẫn tới hai hệ quả sau liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức:
+ Điều kiện tự nhiên và xã hội khó khăn nên các tỉnh miền núi phía Bắc í
Trang 30hoặc không có sức thu hút những người có học vấn cao đến làm việc, ngay kể cả số con em người địa phương sau khi tốt nghiệp các trường đại học Bởi vì, đối với những người có học vấn cao, sinh sống ở đô thị không chỉ có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, mà còn có cả cơ hội nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng Điều này
tạo đã đẩy tình trạng phân bố trí thức không đều giữa các vùng, phần lớn tập
trung ở khu vực đô thị, trung tâm, còn vùng ngoại vi, vùng sâu, vùng xa chỉ chiếm số ít Ngay trong nội bộ từng tỉnh cũng gặp phải tình trạng phân bố không đều trí thức, tạo ra tình trạng “thừa - thiếu” giả tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao Đặc điểm này đặt ra yêu cầu cần có những chính sách đòn bẩy đặc biệt, có sức hấp dân lớn, thì mới có khả năng thu hút trí thức đến công tác ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm cả điều kiện vật chất đãi ngộ lẫn phương tiện, điều
kiện làm việc, cống hiến, nghiên cứu khoa học
+ Trình độ kinh tế kém phát triển, tiểm lực hạn chế làm cho các tỉnh miền núi phía Bắc khó khăn cho đầu tư phát triển nguôn nhân lực Đặc điểm này đặt ra yêu cầu các địa phương miễn núi phía Bắc phải cân đối ngân sách, có quan điểm đầu tư đúng đắn cho phát triển nguồn nhân lực nói chung và xây dựng đội ngõ trí
thức nói riêng Đồng thời, Trung ương phải c6 trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ bằng điều tiết ngân sách phù hợp giữa các vùng và thực hiện đầu tư có trọng điểm Đối với miền núi phía Bắc, bên cạnh phát triển kết cấu hạ tầng, cần tập trung cho phát
triển nguồn nhân lực, bao gồm cả nhân lực phổ thông và nhân lực tính hoa (trí
thức) Gắn với ưu tiên đầu tư cho miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là xây dựng
cơ chế giám sát bảo đảm thực hiện đúng mục đích, tránh làm sai lệch
Ba là, trình độ dân trí thấp, đời sống văn hoá - xã hội còn nhiều bức xúc
Tròng những năm đổi mới, sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt những thành tựu quan trọng Hệ thống trường phổ thông
dân tộc nội trú, bổ túc, xoá nạn mù chữ được hình thành khắp các vùng miền
Trang 31lên lớp trên càng ít, nhất là trong đồng bào dân tộc ít người Mông, Dao, Sán Chay, La Hủ Có xã vùng cao biên giới của Lai Châu, Hà Giang, Cao Bang, ty lệ người mù chữ lên đến 80 - 90% Theo số liệu thống kê của các tỉnh, số trẻ em đến tuổi chưa đi học còn khá cao, dao động từ 10-44% Hệ thống giáo dục phổ
thông ở miền núi thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Tỷ lệ xã có trường tiểu
học thấp nhất cả nước: Đông Bắc 97,8%, Tay Bắc 95,8%; trong khi Đông Nam
Bể là 100%, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là 99,6%), Đội ngũ
giáo viên ở các tỉnh miền núi đều thiếu; số giáo viên được chuẩn hoá còn ít Các tỉnh miễn núi có số sinh viên vào đại học thấp Năm 1998, số sinh viên trên 10 vạn dân ở Cao Bang - 40, Son La - 47, Lạng Sơn - 61, Quảng Ninh - 173 Số người có trình độ đại học trở lên so với 10 vạn dân ở các tỉnh miễn núi cũng thấp
Nhà nước đã có chính sách ưu tiên bằng hệ cứ tuyển cho học sinh dân tộc thiểu
số ở vùng “đặc biệt khó khăn”, nhưng nhiều nơi thực hiện chưa đúng đối tượng còn chiếm 20-40%, cá biệt có trường sai đến 80% Số cán bộ y tế mặc dù đã được tăng cường khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nghiêm trọng, hạn chế đến chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào Tỷ lệ tăng dân số vẫn cao Tình trạng đi dân
diễn biến phức tạp, Nhà nước chưa đủ khả năng kiểm soát
Hệ quả của đặc điểm này là: Trí thức chỉ hình thành từ một nên giáo dục phát triển, nhất là giáo dục đại học, song các tỉnh miền núi phía Bắc trình độ dân trí thấp, giáo dục đại học kém phát triển, nên khả năng tạo nguồn trí thức tại chỗ
rất hạn chế Nếu thiếu các chính sách đòn bẩy thích hợp rất khó đáp ứng nhu cầu
gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng trí thức trên các lĩnh vực Nó đặt ra yêu cầu các chính sách tạo nguồn trí thức tại chỗ phải bắt đầu từ giáo dục và đào tạo, bằng những đột phá mạnh mẽ ở tất cả các cấp học, đặc biệt là phát triển giáo
dục đại học Mặt khác, iô rrình, bước di và phương pháp xây dựng đội ngũ trí
thác ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng cần phải chú ý tính đặc thù, không thể áp
(1)- Xem "Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.104
(2)- Chính sách dân tộc và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hoá Dân
tộc, Hà Nội, 2000, tr.1 123
Trang 32dụng như đối với các khu vực dân trí cao và tránh cách làm nóng vội, không đem lại hiệu quả như mong muốn
Bốn là: Các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi tập trung đông đảo nhất các dân tộc thiểu số nước ta, với hình thái cư trú phân tắn và xen kế nhau và phát triển không déu, nhiéu tỉnh có biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc Cư trú phân tán là nét nổi bật trước hết Chẳng hạn, dân tộc Dao phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Bac Giang, Thanh Hod, Quang Ninh Cy tri xen kế là đặc trưng số hai, được thé hiện ở chỗ không có một khu vực riêng biệt cho một
dân tộc Nhiều tỉnh có trên 20 dân tộc (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang) ) Hầu hết các huyện có từ 5 dân tộc trở lên, nhiều huyện có tới 10 dân tộc:
huyén Xin Man (Ha Giang) có 13 dân tộc, huyện Đồng Văn (Hà Giang) có 15 dân
tộc, huyện Na Hang (Tuyên Quang) có 12 dân tộc, Điều này khác với khu vực Tây Nam Bộ chỉ có kết cấu 3 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Khmer và Hoa Các tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao là: Hà Giang, Cao Bằng (trên 90%), Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Lào Cai, Sơn La, Lai Châu (trên 70%) Trình độ phát triển không đồng đều là đặc
trưng số ba, ngoài đân tộc Kinh có trình độ phát triển cao, có dân tộc thiểu số còn ở
trình độ kinh tế - xã hội thấp (Chứt, La Chí, Lôlô), có những dân tộc đã tiến lên
trang xã hội tiền phong kiến (Tày, Thái, Mường, Nùng)
Đặc điểm nêu trên dẫn tới mấy hệ quả sau:
+ Một khu vực xen kế nhiều dân tộc với nhiều trình độ và sắc thái văn hoá đặt ra những yêu cầu riêng Đó là phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đảm bảo tính đa dạng của văn hoá từng dân tộc và yêu cầu xây dựng nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo mang tính thống nhất, giữa yêu cầu của đối tượng tham gia đào tạo
thuộc nhiều dân tộc với mặt bằng “đầu vào” không đều, văn hoá nhiều sắc thái, với
yêu cầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng trí thức đồi hỏi phải tập trung đầu tư nguồn lực; giữa xuất phát điểm quá thấp và yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hố địi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao Chẳng hạn, để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Trang 33lại đòi hỏi phải nắm vững tiếng phổ thông và ngoại ngữ, trong khi đó khả năng đáp ứng mọi khả năng của trí thức dân tộc thiểu số lại có giới hạn Đặc điểm này đòi hỏi mỗi cơ chế, chính sách phải đảm bảo tính đa mục tiêu, không thể áp đặt những cơ chế, chính sách của vùng khác cho các tỉnh miền núi phía Bắc khi xây dựng trí thức khoa học - công nghệ
+ Đa dân tộc đan xen đòi hỏi phải xây dựng một cơ cấu trí thức dân tộc thích ứng Đó là nhu cầu của sự phát triển, đồng thời cũng là nguyện vọng chính đáng của
đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, thể hiện quan điểm bình đẳng đân tộc trên
vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ Nó cũng đặt rả khả năng
phải tạo ra sự kết hợp hoà giữa trí thức người Kinh và trí thức dân tộc thiểu số để pht huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của từng loại trí thức
+ Tiếp giáp với Trung Quốc, một nước đạt tốc độ phát triển nhanh, có nhiều đặc điểm tương đồng với nước ta, quan hệ song phương ngày càng được mở rộng, có thể tạo ra khả năng hợp tác giữa các địa phương của giáp đường biên giới trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ - những nhân tố tạo cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ
Năm là, các tỉnh miền núi phía Bắc còn bảo tôn nhiêu bản sắc văn hoá các
dân tộc rất phong phú, da dạng, với nhiêu giá trị nhân bản Nhân dân các dân lộc miễn núi phía Bắc có truyền thống yêu nước, cách mạng và có nhiều đóng góp quan trạng cho sự nghiệp cách mạng Tính đa dạng của văn hoá các dân tộc miền núi
phía Bắc không chỉ thể hiện ở sắc thái vàng văn hoá, mà còn thể hiện ở sắc thái văn
hoá tộc người dưới 3 cấp độ là: nhóm dân tộc gần gũi nhau về ngôn ngữ, từng đân
tộc và các nhóm địa phương trong một dân tộc Tình hoa văn hoá các dân tộc thiểu
số thể hiện trong kho tàng văn hoá dan gian, trong y phục, trang sức và hoa van,
trong luật tục, trong kiến trúc nhà ở, trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng, giữa con người với môi trường thiên nhiên
Giá trị nhân bản của đồng bào các dân tộc miễn núi phía Bắc thể hiện rõ ở tính cố
Trang 34gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt Nam, cùng chung sức xây đựng nên đất nước Việt Nam như ngày nay Nhiều địa phương miền núi phía Bắc vốn là căn cứ địa cách mạng, sớm thiết lập chính quyền nhân dân (Việt Bắc), sớm được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp (Tây Bắc) Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, như lối làm việc theo tư duy đơn giản, máy móc hoặc đựa trên kinh nghiệm thuần tuý
Đặc điểm nêu trên tạo nên mấy hệ quả sau:
+ Đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ dân tộc thiểu số là người hiểu rõ nhất đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, sinh quyển, tập tục văn hoá để vân dụng, phát triển khoa học - công nghệ phù hợp tình hình thực tế, Đó là một thế mạnh của
đội ngũ này cần được chú ý đầy đủ trong từng cơ chế chính sách, tạo nguồn, xây
dựng cơ cấu trí thức dân tộc thiểu số trên từng lĩnh vực Dĩ nhiên, thế mạnh này chỉ
được phát huy khi trí thức dân tộc thiểu số làm chủ được các tri thức khoa học -
công nghệ, vượt lên tư duy kinh nghiệm Đảng có trách nhiệm xây dựng trí thức dân
tộc thiểu số đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn về phía trí thức dân tộc thiểu số phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình và có ý thức
vươn lên tiếp cận khoa học và công nghệ ;
+ Những hạn chế trong tâm lý, tập quán dân tộc cũng tác động không nhỏ
đến một bộ phận trí thức dân tộc thiểu số, nhất là tư duy kinh nghiệm, tâm lý ỷ
Trang 35cái mới Vì vậy, với thiên chức sáng tạo văn hoá, là tầng lớp tĩnh hoa các dân tộc,
trí thức các dân tộc thiểu số phải là bộ phận tiêu biểu nhất trong cải tạo tư tưởng,
lối sống lạc hậu, đi tiên phong trong tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, trở thành tấm gương cho đồng bào xây dựng đời sống văn hố mới Người dân trơng chờ ở trí
thức là trông chờ ở tính tiên phong đó Hơn nữa, là trí thức chân chính không chỉ
có trình độ học vấn, mà còn phải vượt lên nhận thức dan tộc - tộc người để hình
thành và phát triển nhận thức dân tộc - quốc gia Đó là những vấn để cần chú ý
khi xây dựng trí thức khoa học - công nghệ trong đồng bào các dân tộc thiểu số
+ Nhiều địa phương miền núi phía Bắc vốn là căn cứ địa cách mạng, được Đảng và Bác Hồ chăm lo phát triển về mọi mặt nên đã sớm có đội ngũ trí thức
cách mạng Đây là nòng cốt cho việc tiếp tục tạo nguồn trí thức khoa học - công nghệ từ các gia đình có công với cách mạng, bảo đảm tính kế thừa của đội ngũ
Như vậy, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc đòi
hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, nhưng kha nang đáp ứng lại rất hạn chế, bao gồm cả khả năng tại chỗ và khả năng thu hút từ nơi khác Đó là một mâu thuẫn lớn của các tỉnh miền núi phía Bắc trong quá trình công nghiệp hoá Giải quyết tốt những mâu thuẫn này mới tạo ra nội
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện bình đẳng dân tộc, rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với các vùng
miền khác Nó đòi hỏi phải có những chính sách đặc biệt, giải pháp đặc thù trong
xây dựng trí thức khoa học - công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc
1.4 YEU CAU GÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CÁC TỈNH MIỄN NÚI
PHÍA BẮC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
" đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá, đòi hỏi các tỉnh miền núi phía Bắc phải phát triển nhanh
chóng tiềm lực khoa học - công nghệ, nhất là tiếp nhận các thành tựu khoa
Trang 36+ Có những diéu kiện vật chất - kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ
chuyển giao Thiếu những tiền để, điểu kiện để tiếp nhận công nghệ quá
trình ứng dụng không đạt hiệu quả như mong muốn
+ Có đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ đủ năng lực và phẩm chất
để tiếp nhận và làm chủ những công nghệ được chuyển giao Nguồn nhân
lực khoa học - công nghệ đủ năng lực mới có khả năng tiếp thu những tri thức, phương pháp và công nghệ chuyển giao; đủ phẩm chất mới có thái độ
đúng dan trong tiếp thu công nghệ, biết đi tắt đón đầu những công nghệ
mới, khước từ những công nghệ cũ mà các bên chuyển giao thường “tẩy rửa” sang các nước thứ ba, nhất là đối với những vùng kém phát triển, thiếu thông tin
+ Có khả năng và điều kiện để tiếp biến và quản lý quá trình sử dụng công nghệ Khả năng tiếp biến và quản lý công nghệ có vai trò rất quan trọng, bảo đảm áp dụng sát hợp với tình hình thực tế đất nước và từng vùng miền, bảo đảm quản lý mang lại hiệu quả hữu ích cao nhất
Trong các điều kiện đó yếu tố con người giữ vị trí trung tâm Không cớ những con người đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới thì quá trình chuyển giao thất bại, thậm chí nhiều nguồn đầu tư còn bị lãng phí Chỉ có trên cơ sở đảm bảo được nguồn nhân lực có chất lượng cao mới tạo ra khả
năng đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất, bảo đảm tăng trưởng kinh tế,
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng miền khác Trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau, sẽ cần những loại trí thức khoa học -
công nghệ khác nhau
Phát triển nghề rừng là thế mạnh của các tỉnh miễn núi phía Bắc Phát
triển rừng còn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân các tỉnh miền núi phía Bắc, mà còn tạo “lá phổi” cho Thủ
Trang 37hỏi phải tăng cường đội ngũ kỹ sư lâm nghiệp, có năng lực và phẩm chất, với số lượng lớn
Phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, dựa trên lợi thế của các cao nguyên, đồng có là một hướng chuyển dich cơ cấu kinh tế của
các tỉnh miễn núi phía Bắc Ở đó có khả năng hình thành các vùng cây,
con theo hướng sản xuất hàng hoá, từ chè, cà phê, hồi, nuôi bò sữa, đòi
hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y Càng phát triển kinh tế theo hướng hàng hố quy mơ lớn, càng phải có những đầu tư tốt về công nghệ
nuôi trồng, phòng ngừa tật bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh tật bệnh Nếu vẫn duy trì cách làm truyền thống và nguồn nhân lực
hiện có thì không thé đáp ứng được yêu cầu đó, mà đòi hỏi phải đổi mới
quan niệm và áp dụng quy trình, phương pháp, công nghệ thích ứng Đặc biệt ở nhiều vùng đang quy hoạch lại kinh tế - xã hội dưới tác động của những dự án lớn, như thuỷ điện Sơn La, Na Hang, phải tiến hành tái định cư cho nhân dân thuộc diện di dời Những đối tượng này không chỉ cần chỗ ở mới, mà quan trọng hơn là phải tái cấu trúc lại toàn bộ cung cách
sản xuất để bảo đảm cuộc sống ổn định Và phát triển bền vững, nhất là
chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá Do đó, gia tăng số lượng và chất lượng của đội ngũ kỹ sư nông - ngư nghiệp trở thành
những bức xúc ở các địa phương miền núi phía Bắc, đặc biệt các tỉnh quy
hoạch lại kinh tế - xã hội Cùng với những tiến bộ mà loài người đã đạt được, đang hình thành nhiều lĩnh vực công nghệ mới liên quan đến yêu cầu nâng cao năng suất và bảo vệ cây trồng vật nuôi như công nghệ biến đổi gien, quy trình chăm sóc, bảo vệ cây - con, đòi hỏi phải đào tạo lại nguồn trí thức hiện có và gia tăng trí thức trên những lĩnh vực mới
Trang 38đầu mới chuyển sang cơ chế thị trường đã cho thấy, nhiều lúng túng xuất
hiện không phải vì thiếu năng lực sản xuất, mà quan trọng hơn là khả năng
bảo quản, chế biến và tìm kiếm thị trường Vẫn thiếu nghiêm trọng những con người đủ khả năng tiếp nhận các công nghệ chế biến nông sản, thực
phẩm và tổ chức tiêu thụ có hiệu quả Chính vì vậy, không ít nông sản
được sản xuất 6 ạt, sau đó vì không có công nghệ bảo quản, chế biến,
người dân buộc phải “bán tháo” hoặc chặt phá cây trồng, gây sự lãng phí
Nguy hại hơn, từ thất bại này đã làm cho một bộ phận nhân dân thiếu tin
tưởng vào sản xuất hàng hoá, trở lại sản xuất theo lối tự cấp, tự túc Do đó,
xây dựng kỹ sự nông học trên lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch là vấn đề rất bức xúc hiện nay Càng chuyển sang sản xuất hàng hoá qửy mô lớn, hội nhập sâu kinh tế quốc tế, khả năng xuất khẩu nông sản mở ra, càng phải quan tâm đến khâu bảo quản và chế biến nông sản Ngày nay, công nghệ sau thu hoạch đã có những bước phát triển mới và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông - ngư nghiệp, đòi hỏi các tỉnh miền núi phía Bắc phải nhìn nhận đúng.vấn đề và có đầu tư thoả đáng cho phát triển khoa học - công nghệ sau thu: hoạch, bao gồm cả xây dựng nguồn nhân lực tương ứng
Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của các các
tỉnh miền núi phía Bắc đang mở ra nhiều triển vọng lớn Với một nguồn thuỷ năng lớn, tại các tỉnh miền núi phía Bắc có khả năng phát triển thủy
điện ở các quy mô lớn, vừa và nhỏ Đặc biệt, việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn như Sơn La, Na Hang, đang đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư xây đựng, năng lượng, giao thông, địa chất Triển khai những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia không chỉ đòi hỏi năng lực của từng cá nhân riêng
biệt, mà cả năng lực tổ chức lực lượng một cách có khoa học Đội ngũ này
có khi nằm trong các doanh nghiệp, do doanh nghiệp chủ động đầu tư xây dựng, nhưng cũng cần có chính sách bao quát trên phạm vi trong từng tỉnh
Trang 39Phát triển kết cấu hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ cần nguồn kinh phí đầu tư, mà cả những con người tổ chức thực hiện Một trong những vấn để nổi cộm nhất là phát triển mạng lưới giao thông đến
tận trung tâm xã, thôn bản Thực tế nhiều nơi cho thấy, các công trình triển khai thất bại hoặc không đúng tiến độ, không chỉ vì thiếu kinh phí, mà còn do thiếu nguồn nhân lực đủ khả năng, trình độ kỹ thuật tổ chức thi công Những công trình lớn thường do doanh nghiệp lớn thi công, nhưng các công trình vừa và nhỏ do địa phương làm chủ đầu tư thường rất khó hoàn thành tiến độ hoặc hoàn thành chất lượng thấp Chính vì vậy, phát triển đội ngũ kỹ sự xáy dung, giao thông, là một yêu cầu bức xúc từ thực tế các tỉnh miền núi phía Bắc, bảo đảm thực thi có hiệu quả các dự án ưu tiên đầu tư của Trung ương
Các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều tài nguyên khống sản
Kưai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản là một hướng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả Đông Bắc và Tây Bắc Khai thác được những tiểm năng đó không chỉ cần nguồn nhân lực
phổ thông, mà việc xây dựng nguồn nhân lực mỗi nhọn phải đi trước một
bước Không có những kỹ sư thăm dò địa chất, khoáng sản, xác định trữ
lượng thì không thể có quá trình khai thác Trong quá trình khai thác nếu
thiếu áp dụng các quy trình, phương pháp, công nghệ khoa học sẽ dẫn tới
lãng phí, thiếu hiệu quả và gây mất an toàn lao động Đặc biệt, cùng với bước tiến của khoa học, thì công nghệ mới ngày càng được áp dụng rộng rãi trong khâu chế biến tài nguyên khoáng sản Nếu thiếu đội ngũ kỹ sư thuộc các khâu chế biến khoáng sản có khả năng tiếp cận công nghệ mới, thì các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục duy trì tình trạng bán nguyên liệu thô, đem lại hiệu quả kinh tế thấp và lãng phí tài nguyên quốc gia Chỉ có chế biến từ nguyên liệu thô thành nguyên liệu tỉnh hoặc sản phẩm hoàn chỉnh mới đem lại giá trị cao hơn
Trang 40thống giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ Đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ cho các tỉnh miền núi phía Bắc có khi được thực hiện bởi các trường đại học ở Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng trước hết phải được đảm bảo từ hệ thống giáo dục đại học
tại chỗ Điều đó cho thấy, giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước,
không chỉ có cơ sở vật chất, trường lớp, nội dung, chương trình, mà phải
có một đội ngũ thầy giáo có vốn hiểu biết trên các chuyên ngành khoa học
- công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ Đội ngũ này rất cần được tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng, chính quy hoá bằng cấp, hội nhập với chuẩn khu vực và quốc tế, tạo ra khả năng tiếp
cận tốt hơn những tri thức mà loài người đã tạo ra, phục vụ yêu cầu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ Đào tạo giáo viên
thuộc các chuyên ngành khoa học - công nghệ ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật là đào tạo nguồn nhân lực bậc cao, nguồn trí thức hàn lâm, có thể xem đây là nguồn của nguồn, không giống nl*r đào tạo trí thức khoa học - công nghệ tác nghiệp trên từng dây chuyển sản xuất, vì vậy cần có sự hỗ trợ tích cực của các trung tâm khoa học - công nghệ lớn của quốc gia và có những chính sách đặc thù
Một trong những đặc điểm của thời đại hiện nay là sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, giúp cho con người rút ngắn không gian, gia tăng thông tin, tăng cường vốn hiểu biết Trong tương lai khoảng 5 -7 năm
tới, công nghệ thông tin truyền thống sẽ được thay thế bởi công nghệ
truyền thông đa phương tiện, ở đó tích hợp các chức năng hữu ích: vừa là
điện thoại, vừa là truyền hình, internet và mạng quản lý từng ngành, từng
lnh vực, thậm chí cả Chính phủ điện tử với tốc độ nhanh hơn, tiện ích
hơn Các vùng miền khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc nếu không
muốn tụt hậu xa hơn so với các vùng miền khác thì phát triển công nghệ thông tin càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trước mắt, không chỉ đối
với những vùng khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc mà ngày kể cả