Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, con đường gia nhập WTO đã về đến đích.
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, con đường gia nhập WTO đã về đến đích. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng kích lệ về mọi mặt. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chúng ta đang mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các nước trên toàn thế giới bằng phương thức xuất khẩu. Là hàng thuộc ngành nghề truyền thống, mang đậm các yếu tố văn hóa dân tộc, hàng mây tre đan không chỉ đáp ứng được nhu cầu về sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những vật phẩm phục vụ đời sống tinh thần. Khả năng tiêu thụ và sự phát triển giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới. Mặc dù không được chú ý đến nhiều như các mặt hàng khác như: Gạo, may mặc, thủy sản… mây tre đan không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, cho quốc gia mà còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn như bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, giải quyết tình trạng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Xuất phát từ tình hình phát triển thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH mây tre Hoa Nam nói riêng cũng như lợi ích to lớn của việc đẩy mạnh xuất khẩu và tình hình tiêu thụ hàng hóa của hàng mây tre đan, em đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty TNHH mây tre Hoa Nam”. Chuyên đề thực tập ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiêu thụ hàng hóa và thực trạng phân tích thống kê tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. 1 Chương II: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Giao đã chỉ bảo tận tình em trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng kính gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, anh, chị, em trong công ty TNHH mây tre Hoa Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn chắc chắn bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ hàng hóa doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp với các khách hàng trong và ngoài nước, sự trao đổi mua bán hàng hóa là một hình thức của các mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa và khách hàng nói chung, của từng quốc gia nói riêng. 1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động đó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức ở cả bên trong và bên ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội, thúc đẩy cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Chuyên môn hóa sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu mậu dịch nhưng ngược lại, hoạt động trao đổi hàng hóa của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyên môn hóa của mỗi quốc gia. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ a. Nguồn nhân lực Con người luôn là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, có khả năng 3 ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt có lòng say mê nhiệt tình trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp yếu kém về chất và hạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị động dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Ngoài ra, công tác quản lý cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, nhân tố con người là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Khả năng tài chính Nói đến khả năng tài chính của doanh nghiệp tức là nói đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp và nguồn vốn dự trữ phục vụ cho việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tức là khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán đối với các khoản nợ cho nhà cung cấp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do không có đầu vào. Ngược lại, nếu khả năng tài chính mạnh thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao. c. Đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh từ trong và ngoài nước. - Ở trong nước thì thị phần sẽ bị chia nhỏ. - Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về nguồn lực. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm thị phần của sản phẩm xuất khẩu. 4 d. Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có được niềm tin của khách hàng thì các khách hàng sẽ tự xây dựng cho mình biểu tượng về doanh nghiệp để làm “kim chỉ nam” cho hoạt động mua hàng của mình. e. Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu chủ yếu là lấy từ nguyên liệu sẵn có trong nước. Các nguyên liệu chính như: Cói, song mây, tre, nứa…rất nhiều và dễ khai thác, chủ yếu những nguyên vật liệu này thường thu mua lại của các bà con vùng núi nên giá cả rẻ. Đây chính là một thế mạnh lớn cho việc sản xuất mặt hàng mây tre đan. f. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Trước kia khoa học kỹ thuật chưa phát triển năng suất sản lượng ít thấp nên hàng hoá của công ty chủ yếu được làm bằng tay. Vì hàng thủ công mỹ nghệ chỉ có thể làm bằng tay mới tạo ra được những sản phẩm tinh sảo và sắc nét. Đến nay khoa học kỹ thuật phát triển hơn, máy móc thiết bị đã dần thay thế sức lao động của con ngưòi, công ty cũng đã đầu tư những máy móc kỹ thuật để hỗ trợ cho việc sản xuất thủ công được hiệu quả hơn, như thay bằng phải sử lý nguyên vật liệu bằng tay thì công ty đã đầu tư loại máy sử lý nguyên vật liệu và xây dựng một số lò hơi. Do các sản phảm làm ra hoàn toàn mộc và để hoàn thiện màu sắc đảm bảo sự đồng đều công ty cũng đã đầu tư hệ thống máy phun sơn, sơn màu. 1.1.4. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích tình hình tiêu thụ Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thương mại có thị trường kinh doanh rộng mở, cùng một khối lượng hàng hóa doanh nghiệp 5 có thể mua hoặc bán ở nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy vấn đề chọn thị trường mua bán hàng hóa để có kết quả kinh doanh như sự mong đợi của doanh nghiệp cũng là một vấn đề rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Nguyên lý để chọn thị trường tiêu thụ là khi bán hàng thì chọn thị trường mua được với giá hạ nhất. Theo nguyên lý đó có nhiều cách phân tích thống kê khác nhau: - Phương pháp chỉ số giá tỷ giá thị trường: Trong đó: I: Chỉ số tỷ giá thị trường P x : Giá cả hàng hóa giao ngay ở thị trường x P y : Giá cả hàng hóa giao ngay ở thị trừơng y. Q: Khối lượng hàng hóa giao ngay ở thị trường được chọn. Nếu I>1 tức ∑p x Q > ∑p y Q thì bán ở thị trường x mua ở thị trường y. I < 1 thì ngược lại với trường hợp I>1 I = 1 thì mua (hoặc bán) ở thị trường nào cũng được. - Phương pháp chỉ số hiện giá: Sau khi xác định được hiện giá hàng hóa của các thị trường và so sánh hiện giá giữa các thị trường ta được chỉ số hiện giá. Trong đó: P L(x) : hiện giá hàng hóa thị trường x. P L(y) : hiện giá hàng hóa thị trường y. Nếu I > 1 Nên bán ở thị trường x, mua ở thị trường y I <1 Ngược lại với thị trường I > 1 I = 1 Mua hoặc bán ở thị trường nào cũng được. 6 ∑p x Q I= ∑p y Q P L(x) I = P L(y) Bên cạnh đó còn có phương pháp so sánh chi phí vận chuyền hàng hóa đến các thị trường. Có những trường hợp lựa chọn thị trường buôn bán không thể căn cứ vào giá cả giao ngay giữa các thị trường thường thống nhất, phương thức thanh toán cũng thường giống nhau. Do đó không chỉ phân tích thống kê bằng phương pháp chỉ số tỉ giá . Để chọn thị trường trong điều kiện bằng cách so sánh chi phí vận chuyển hàng hóa đến các thị trường, theo nguyên tắc ưu tiên cho những thị trường có chi phí vận chuyển ít nhất. 1.2. Khái quát chung về công ty 1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH mây tre Hoa Nam được hoàn thiện trên cơ sở cao hơn của Tổ hợp mây tre đan Trường Thịnh trước đây. Được thành lập từ năm 1987 với ban đầu có 20 hộ gia đình tham gia. Tổ thực hiện việc ký kết hợp đồng sản xuất và giao hàng cho xí nghiệp Mây tre đan Chương Mỹ. Sau 1989 thị trường truyền thống là Liên Xô và Đông Âu không còn, việc xuất khẩu hàng thủ công theo các nghị định thư bị dỡ bỏ thì các tổ hợp sản xuất và các HTX lâm vào tình trạng khó khăn. Sau năm 1992, do có sự khuyến khích phát triển hoạt động trở lại của các làng nghề, đặc biệt là sự cho phép của nhà nước thúc đẩy mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu nên công ty TNHH mây tre Hoa Nam đã được thành lập vào tháng 2/1993. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH mây tre Hoa Nam Địa chỉ: Km 28 – Trường Yên - Chương Mỹ - Hà Tây Sau khi thành lập doanh nghiệp đã đi vào sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho các khách hàng nước ngoài, mà chủ yếu là khách hàng Hàn Quốc. Do chính sách xuất khẩu vào thời điểm đó nên doanh nghiệp đã phải xuất 7 khẩu ủy thác của công ty xuất nhập khẩu Hà Tây. Năm 1998, khi nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế được phép tham gia xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp đã làm thủ tục xuất khẩu trực tiếp hàng hóa cho khách hàng nước ngoài từ tháng 7/1998. Cho đến nay sản phẩm của doanh nghiệp đã được xuất đi nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada…… và là một trong số ít doanh nghiệp của tỉnh được hưởng mức thuế ưu đãi xuất khẩu dành cho ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống và mức thuế bằng không. 1.2.1.1. chức năng: - Tổ chức sản xuất, gia công, thu mua hàng hóa. - Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - Nhập khẩu nguyên liệu phục vụ hàng xuất khẩu. 1.2.1.2. Nhiệm vụ: Hiện nay công ty TNHH mây tre Hoa Nam là một công ty TNHH một thành viên, công ty có nhiệm vụ như sau: - Sản xuất các sản phẩm hàng hóa thủ công mỹ nghệ mây tre lá gỗ như: gỗ giường tủ, bàn ghế, các sản phẩm trang trí làm bằng thủ công… - Kinh doanh các mặt hàng mà công ty sản xuất ra. - Xuất khẩu các mặt hàng của công ty ra nước ngoài. Công ty có mối quan hệ buôn bán trực tiếp với nhiều bạn hàng trên thế giới nhưng chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Đông Âu và Tây Âu 1.2.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của công ty Công ty TNHH mây tre Hoa Nam thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng, cơ cấu gồm: 8 1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây Công ty TNHH mây tre Hoa Nam là một doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng, được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có những khó khăn về tình hình biến động của thị trường trong thời gian qua, sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt dẫn đến mua tranh, bán tranh phá giá hàng xuất khẩu. Mặc dù có những biến động vể kinh tế chính trị, tiền tệ trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn công ty làm cho doanh thu ngày càng tăng và lợi nhuận sau thuế cũng tăng. Có thể diễn đạt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như sau: 9 GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tài chính kế toán Bộ phận bán hàng Phòng tổ chức lao động Bộ phận sản xuất và thu gom sảnphẩm Tổng kho Phòng kinh doanh Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng stt Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 CL % CL % 1 Tổng doanh thu 20547.78 24031.87 35351.26 3484.09 16.96 11319.39 47.10 2 Doanhthu thuần 20260.98 23689.47 34838.16 3428.49 16.92 11148.69 47.06 3 Gía vốn hàng bán 15277.01 17385.16 25280.46 2108.15 13.8 7895.3 45.41 4 LN nộp 4 983.97 604.31 9557.7 1320.34 26.49 3253.39 51.61 5 6 Tổng chi phí 2 983.12 3 465.28 4603.72 482.16 16.16 1138.44 32.85 - Chi phí bán hàng 2 016.26 2 476.85 3571.32 460.59 22.84 1094.47 44.19 - Chi phí quản lý 966.86 988.43 1032.4 21.57 2.23 43.97 4.45 6 LN trước thuế 2 000.85 2839.03 4953.98 838.18 41.89 2114.95 74.5 7 Thuế thu nhập DN 560.24 794.93 1387.11 234.69 41.89 592.19 74.5 8 LN sau thuế 1 440.61 2044.1 3566.87 603.49 41.89 1522.76 74.5 Nhận xét: Qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh công ty trong 3 năm 2005-2007, ta nhận thấy tổng doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Các khoản giảm trừ cũng có sự tăng lên tương ứng nhưng chủ yếu là tăng do công ty thực hiện chính sách chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn, còn khoản giảm giá hàng bán đã giảm xuống do công ty đã thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tổng chi phí của công ty đã có sự tăng lên qua các năm 2006 tổng chi phí đã tăng 16.16% tương đương với mức tăng 482.16 triệu đồng so với năm 2005 và năm 2007 tổng chi phí của công ty tăng 32.85% chủ yếu tăng do tăng chi phí bán hàng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chính vì vậy lợi nhuận kinh doanh của công ty đã có sự tăng lên đáng kể, năm 2006 lợi nhuận của công ty tăng 41.89% so với năm 2005 và năm 2007 đã tăng lên 74.5% * Các khoản phải nộp: Trong những năm qua công ty đã thực hiện rất tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2005 công ty đã nộp 560.24 triệu đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 10 [...]... PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1 Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ hàng hóa doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3 1.1.2 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 3 1.1.4 Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích tình hình tiêu thụ ... 62.81% 1.3 Phân tích thống kê tình hình tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp 1.3.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa theo nhóm hàng Hiện nay mức tiêu thụ hàng hóa sang thị trường nước ngoài với 3 nhóm sản phẩm chính đó là hàng mây tre đan, hàng sợi và hàng sơn mài Trước đây công ty chỉ đi vào kinh doanh mặt hàng chủ yếu là hàng mây tre đan, qua nghiên cứu và tìm hiểu thì công ty đã phát... hiện của công ty TNHH mây tre Hoa Nam so với mức kế hoạch tăng Cụ thể hàng mây tre tăng 4479.14 triệu đồng, hàng sợi tăng 3459.57 triệu đồng, hàng sơn mài tăng 474.93 triệu đồng so với kế hoạch Tổng tất cả các mặt hàng tăng 8713.64 triệu đồng so với kế hoạch Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty TNHH mây tre Hoa Nam rất tốt Tuy nhiên các nhóm hàng tiêu thụ còn... biệt là nhóm hàng sơn mài chỉ chiếm tỷ trọng 9% Qua đó ta nhận thấy nhóm hàng mây tre của công ty TNHH mây tre Hoa Nam là nhóm hàng chủ đạo chiếm tỷ trọng 56.8% bên cạnh đó cần phải đầu tư thêm vào nhóm hàng sợi để có thể đưa mức tiêu thụ của mặt hàng sợi lên cao hơn 15 1.3.2 Sự biến động của doanh thu tiêu thụ hàng hóa qua các năm gần đây Bảng 6: Doanh thu xuất khẩu của cty TNHH mây tre Hoa Nam ĐVT:... hàng hóa theo nhóm hàng 11 1.3.2 Sự biến động của doanh thu tiêu thụ hàng hóa qua các năm gần đây15 CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI DOANH NGHIỆP .16 34 2.1 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty TNHH mây tre Hoa Nam .16 2.1.1 Ưu điểm 16 2.1.2 Tồn tại và nguyên nhân 17 2.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty TNHH mây. .. công ty .7 1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 7 1.2.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của công ty 8 GIÁM ĐỐC .9 Phó giám đốc kinh doanh .9 Phó giám đốc sản xuất 9 1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây .9 1.3 Phân tích thống kê tình hình tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp 11 1.3.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. .. cầu của từng lễ hội thì chắc chắn công ty sẽ có nhiều cơ hội để phát triển Để có thể triển khai việc xuất khẩu phục vụ nhu cầu lễ hội của các nước công ty phải có kế hoạch để quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ của mình, vì đây nó sẽ là nơi tiêu thụ rất lớn những sản phẩm mang tính truyền thống như của công ty TNHH mây tre Hoa Nam 25 2.3.6 Biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu Hàng mây tre đan... song ,mây của Phân viện nghiên cứu thực nghiệm khoa học kỹ thuật lâm sản Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 Tài liệu về song, mây tre của Philipine 5 Tạp trí thương mại 6 Báo thương mại 7 Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh xuất khẩu năm 2005- 2007 của Công ty TNHH mây tre Hoa Nam 33 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH... hợp pháp của tổ chức các nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ tăng cường công tác quản lý chất lượng toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kỹ thuật , kinh tế thương mại quốc tế Công ty TNHH mây tre Hoa Nam đã thống nhất quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp lệnh chất lượng hàng hóa và 26 các quy định khác của pháp luật Qua đó công. .. 2005, 2006, 2007 khẳng định rằng kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH mây tre Hoa Nam ngày càng tăng mạnh Điều đó được thể hiện qua bảng sau Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH mây tre Hoa Nam Đơn vị: USD Stt Nhóm hàng 2005 2006 2007 1 Hàng mây tre 598340.63 703115.62 1055723.75 2 Hàng sợi 430943.75 422069.38 693499.38 3 Hàng sơn mài 126036.88 148750.63 200408.75 Tổng 1155321.23 1273935.63