Biện pháp tăng cường nghiệp vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty TNHH mây tre Hoa Nam (Trang 26 - 28)

Có thể nói đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì công tác nghiên cứu thị trường càng trở lên cấp thiết. Chính vì vậy mà công ty cần phải tăng cường nghiệp vụ xuất khẩu:

Thứ nhất: Công ty phải thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường. Thông

qua bộ phận này, thông tìn được hệ thống hóa và xử lý tốt hơn, vì vậy, chất lượng thông tin sẽ cao hơn, thông tin được phân phối đúng người, đúng chỗ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh.

Thu nhập thông tin: Những thông tin công ty cần thu thập bao gồm: thông

tin về thị trường có triển vọng nhất đối với từng mặt hàng xuất khẩu cùng với các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả…. thông tin về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai, tình hình sản xuất kinh doanh trình độ tổ chức quản lý, các phương thức, điều kiện mua bán, chiến lược kinh doanh của bạn hàng.

Xử lý thông tin: Có được thông tin chưa đủ mà còn cần xử lý tốt thông tin.

Xử lý thông tin phải trả lời được các câu hỏi về thị trường, bạn hàng, nhu cầu, giá cả, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng. Việc xử lý thông tin có thể tiến hành bằng hai phương pháp: phương pháp chuyên gia và phương pháp trực cảm.

Trong trường hợp thực tiễn của công ty, việc kết hợp một cách hợp lý hai phương pháp xử lý thông tin nói trên, lấy phương pháp chuyên gia làm tiền đề sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, công ty phải không ngừng bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ, chuyên gia, khuyến khích họ phát huy năng lực và trách nhiệm trong công tác.

Thứ hai: Để thành công trong công tác thị trường, công ty cần chú ý

những vấn đề sau:

- Phân loại thị trường: Giúp công ty đánh giá mức độ về sự vận động của

mỗi sản phẩm trên từng thị trường để công ty nắm rõ thị trường và có kế hoạch giới thiệu sản phẩm.

- Lựa chọn thị trường xuất khẩu: Đối với thị trường truyền thống, công ty cần có những chính sách ưu đãi để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài, còn đối với thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng, Công ty cần chú trọng vào xúc tiến quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm để từng bước thâm nhập và mở rộng thị trường này.

- “ Gạn lọc sơ bộ” giúp công ty xác nhận được những thị trường không phù hợp (đó là thị trường có chế độ bảo hộ mậu dịch quá khắt khe và yêu cầu quá cao đối với chất lượng sản phẩm) để tránh cho công ty những chi phí không cần thiết.

Thứ ba: Công ty cần mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua những hoạt

động sau:

- Quan hệ thường xuyên với các cơ quan ngoại vụ, ngoại giao, các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm bạn hàng.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ cho quảng cáo để xúc tiến việc bán hàng. Như vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, công ty cần phải chú trọng đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu vào việc nghiên cứu thị trường.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty TNHH mây tre Hoa Nam (Trang 26 - 28)