1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

50 1,9K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 356 KB

Nội dung

Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển chung và có tác động rất lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển chung và cótác động rất lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới Bên cạnh việcmang lại những cơ hội và thách thức lớn nó còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽcuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia Nhất là ở các nướcđang phát triển, khi mà nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tếtri thức thì phát triển nguồn nhân lực cần được các nước ưu tiên hàng đầu.VàViệt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài guồng quay chung đó Đặc biệt kể

từ sau khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì cáctiến bộ khoa học công nghệ sẽ tràn vào nước ta ngày càng nhiều hơn với tốc

độ nhanh chóng hơn đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải có trình độ chuyên môncao, đồng thời thị trường lao động của nước ta sẽ được mở rộng ra thế giới và

sẽ xâm nhập vào thị trường lao động ở các nước khác Do đó để có thể pháttriển nền kinh tế trong nước và có khả năng cạnh tranh với thị trường laođộng trên thế giới chúng ta cần có sự đầu tư phát triển hợp lí nguồn nhân lựctrong nước

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đem lại.ViệtNam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đang có những bước chuyển mạnh mẽ

để theo kịp sự xu thế phát triển chung của toàn thế giới hiện nay Điều đóđược thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây khácao và rất ổn định, đời sống nhân dân được cải thiên rõ rệt, tỷ lệ người nghèogiảm xuống rõ rệt… Để đạt được những thành tựu to lớn này có sự đóng gópkhông nhỏ của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, lực lượng chủ chốt của quátrình CNH – HĐH đất nước

Giai đoạn năm 2001 – 2005 đánh dấu sự thay đổi khá mạnh mẽ của cácdoanh nghiệp Việt Nam Với những quyết định đầu tư hợp lý cộng với sự hỗtrợ rất tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này đã

Trang 2

có sự thay đổi căn bản cả về chất và lượng Bên cạnh đó vẫn còn những điểmyếu cố hữu chưa thể khắc phục được do những hậu quả của quá khứ để lại, do

sự thiếu hiểu biết hay hiểu biết còn lờ mờ Chính vì vậy việc nghiên cứu và hỗtrợ các doanh nghiệp để giúp họ có sự định hướng đúng đắn trong hoạt độngđầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển giữ vai trò sống còn với bản thân cácdoanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước nhà nói chung Do đó, đề tài nghiên

cứu của em là: “Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk”.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này Trong quá trình thực hiện bài viết này, em không tránh khỏi những thiếu suất, mong cô đóng góp và bổ sung

Trang 3

CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm:

1.1 Khái niệm đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốntrong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sảnvật chất và trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo việc làm và vì môi trườngphát triển Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao độngtrong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêmhoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăngtiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủyếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội Đó chính

là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắmtrang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sảnnày nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồntại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế -

xã hội của đất nước

1.2 Khái niệm doanh nghiệp

Căn cứ vào hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25tháng 12 năm 2001 của quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10

Luật doanh nghiệp quy định: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư , từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặccung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Trang 4

2 Đặc điểm, vai trò, nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 2.1 Đặc điểm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau :

+ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư

thường rất lớn Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện

đầu tư Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy độngvốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn,quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu

tư trọng tâm trọng điểm

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự ántrọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộcần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từngloại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất nhữngảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giảiquyết lao động dôi dư…

+ Thời kỳ đầu tư kéo dài Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực

hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trìnhđầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Do vốn nằm khêđọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu

tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoànthành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạchđầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

+ Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Thời gian này tính từ

khi dưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đàothải công trình Nhiều thành quả đầu tư phát huy kết quả lâu dai, có thể tồn tạivĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn LýTrường Thành ở Trung Quốc, ĂngCoVát ở Cam-pu-chia… Trong suốt quátrình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực vàtiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…

Trang 5

+ Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trìnhxây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tai nơi nó được tạo dựng nên, do

đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tưchịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng

+ Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳđầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nênmức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao Rủi ro đầu tư donhiều nguyên nhân, trong đo, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tưnhư quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu câu… có nguyên nhânkhách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sảnxuất không đạt cộng suất thiết kế

2.2 Vai trò và mục tiêu đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

2.2.1 Vai trò đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Qua phân tích nghiên cứu các nội dung của đầu tư trong doanh nghiệpchúng ta thấy rằng đầu tư quyết định sự ra đời , tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp Để tạo dựng cơ sở vật chất cho sự ra đời của bất cứ doanhnghiệp nào cũng phải xây dựng văn phòng , nhà xưởng , mua sắm lắp đặt máymóc thiết bị trong quá trình hoạt động cơ sở vật chất này bị hư hỏng haomòn , doanh nghiệp phải bỏ chi phí để sửa chữa Đáp ứng nhu cầu của thịtrường và thích ứng với quá trình đổi mới phát triển của khoa học kĩ thuật ,cácdoanh nghiệp phải đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật , quy trình công nghệ.Tất

cả các hoạt động đó đều là hoạt động đầu tư

Quá trình đầu tư trong doanh nghiệp có những vai trò quan trọng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua cá mặt sau :

Thứ nhất: Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp , xã hội liên tục phát triển, nền kinh tế toàn cầu nói chung, nền kinh tếmỗi quốc gia nói riêng cũng vì thế mà không ngừng vận động phát triển

Trang 6

Thị trường ngày càng trở nên sôi động, nhu cầu của con người pháttriển đòi hỏi tiêu dùng nhiều hơn, hàng hoá phải có chất lượng cao, mẫu mãđẹp đa dạng và phong phú Vì thế mà các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chothị trường muốn tồn tại được thì phải đáp ứng nhu cầu đó của dân cư Vì tất lẽ

đó mà đòi hỏi nhà sản xuất phải tiến hành đầu tư phát triển Hoạt động đầu tưcủa doanh nghiệp có thể được tiến hành theo những chiến lược khác nhau đểgiành được thế cạnh tranh trên thị trường Do đó đầu tư tạo điều kiện nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ hai: Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm

Như chúng ta đã biết, đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư vàolao động, đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào hàng dự trữ… Tất cả việc đầu

tư này nhằm mục đích là tạo ra một sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp

để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại Điều này đã đượcchứng minh, trong nhưng năm qua các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nềnkinh tế thị trường thì căn bản nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm hạgiá thành

Thứ ba là: Đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Không có doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh lại khôngđặt mục tiêu về lợi nhuận Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ cònmong muốn tiền của họ không ngừng tăng lên tức là quy mô lợi nhuận ngàycàng được mở rộng

Hoạt động đầu tư của mỗi doanh nghiệp chính là hoạt động nhằm thựchiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó với mục tiêu đạtđược lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra Khi lợi nhuận càng cao thì lợi íchcàng lớn và ngược lại Lợi nhuận được quy mô bởi doanh thu và chi phí theocông thức:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Trang 7

Doanh thu có lớn hay không lại phụ thuộc vào quá trình đầu tư củadoanh nghiệp Nếu đầu tư mang lại hiệu quả cao thì doanh thu sẽ nhiều Nhưvậy đầu tư đã tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Thứ tư là: Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ

thuật trong sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đếnviệc đổi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình Và một trong các côngviệc đầu tư của doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định Điều này có nghĩa

là doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệnhằm nâng cao năng suất, đổi mới sản phẩm cả về chủng loại mẫu mã và chấtlượng…

Như vậy có thể thấy dưới sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ, mỗi doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò to lớn của đầu

tư cho công nghệ cũng như hiện đại hoá máy móc thiết bị trong quá trình sảnxuất Hay nói cách khác đầu tư góp phần đổi mới công nghệ trình độ khoa học

kĩ thuật

Thứ năm: Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để hoạt động được và hoạt động hiệu quả, bất cứ một doanh nghiệpnào cũng cần có đội ngũ lao động có trình độ, kĩ năng Trình độ kĩ năng củangười lao động ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và chất lượng sảnphẩm Cùng với điều kiện sản xuất như nhau nhưng lao động có trình độ sẽtạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn Đầu tư vào lao động bao gồm nhữnghoạt động như đầu tư vào đào tạo cán bộ quản lí, tay nghề công nhân các chiphí để tái sản xuất sức lao động

Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Đầu tư trong các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể hiểu đó là sự

hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để duy trì và tăng cường, mở rộng năng lựcsản xuất kinh doanh hiện có của cơ sở Như vậy đầu tư có vai trò rất quantrọng trong doanh nghiệp Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của

Trang 8

doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn thành lập trước hết phải xây dựng cơ

sở vật chất - kỹ thuật như nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua săm các máy mócthiết bị, thuê nhân công Sau đó để duy trì hoạt động bình thường của mình,các doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hay thay mới các cơ sởvật chất đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với sự phát triển củakhoa học - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của xã hội Có như vậy, doanhnghiệp mới tồn tại và phát triển được Ngoài ra, đầu tư còn là cách thức cơbản giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình như tăng lợi

nhuận, nâng cao vị thế, uy tín

Đối với các doanh nghiệp vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuậncho bản thân mình) để tồn tại, duy trì sự hoạt động, ngoài việc tiến hành sửachữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất – kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phíthường xuyên Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt độngđầu tư

Thực tế đã chỉ rõ, rất nhiều doanh nghiệp do không có phương án đầu

tư kinh doanh đúng đắn hoặc không có khả năng huy động vốn đầu tư đềuthất bại trong kinh doanh dẫn tới phá sản Đó là quy luật không thể phủ nhậncủa nền kinh tế thị trường

2.2.2 Mục tiêu đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Harold Geneen một nhà quản lý doanh nghiệp hang đầu của nước Mỹ

có nói: “ Toàn bộ bài giảng quản trị kinh doanh tóm lại trong ba câu: Người tađọc một quyển sách từ đầu đến cuối Người ta lãnh đạo doanh nghiệp theochiều ngược lại Nghĩa là ta bắt đầu từ đoạn cuối và sau đố lam mọi việc cóthể làm được để đi đến kết quả”

Đây là một phương pháp khoa học đã được Harold Geneen diễn đạtcách điệu để nói với chúng ta rằng: Trước hết hãy xác định mục tiêu rồi sau

đó thực hiện mọi giải pháp có thể có để đạt được mục tiêu Trong phân tích

dự án +đầu tư của doanh nghiệp, mục tiêu là cơ sở để thiết lập tiêu chuẩn hiệuquả, cái “chuẩn” để ra quyết định lựa chọn phương án và dự án

Trang 9

Nhìn chung theo giác độ quốc gia đầu tư phải nhằm hai mục tiêu là:thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân (mục tiêu phát triển ); cảithiện phân phối thu nhập quốc dân ( mục tiêu công bằng xã hội ).mục tiêuđầu tư của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ khả năng chủquan và ý đồ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đường lối chungphát triển đất nước và các cơ sở pháp luật dự án đầu tư của các doanh nghiệp

có các mục tiêu sau đây:

* Mục tiêu cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận

Có thể mục tiêu cực đại lợi nhuận thường được coi là mục tiêu quantrọng và phổ biến nhất

Tuy nhiên khi sử dụng mục tiêu này phải bảo đảm tính chắc chắn củachỉ tiêu lợi nhuận thu được của dự án đầu tư qua các năm Yêu cầu này trongthực tế gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, vì tình hình của thị trường luônluôn biến động và việc dự báo chính xác về lợi nhuận cho hang chục năm sau

là rất khó khăn

* Mục tiêu cực đại khối lượng hang hoá bán ra trên thị trường

Mục tiêu này thường được áp dụng khi các yếu tố tính toán mục tiêutheo lợi nhuận không được đảm bảo chắc chắn Tuy nhiên mục tiêu này cũngphải có mục đích cuối cùng là thu dược lợi nhuận tối đa theo con đường cựcđại khối lượng hang hoá bán ra trên thị trường, vì mức lợi nhuận tính cho mộtsản phẩm có thể thấp nhưng do khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trườnglớn, nên tổng lợi nhuận thu được cũng lớn vấn đề còn lại ở đây là doanhnghiệp đảm bảo mức yêu cầu tối thiểu

* Cực đại giá trị tài sản của của cổ đông tính theo giá trên thị trườngTrong kinh doanh có hai vấn đề cơ bản được các nhà kinh doanh luônluôn quan tâm đó là lợi nhuận dài hạn và sự ổn định trong kinh doanh, ở đây

sự ổn định luôn luôn gắn liền với mức độ rủi ro Hai mục tiêu này thườngmâu thuẫn nhau, vì muốn thu lợi nhuận lớn thì phải chấp nhận mức độ rủi rocao, tức là mức độ ổn định càng thấp

Trang 10

Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà kinh doanh đã áp dụng mục tiêukinh doanh “Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tính theo giá trên thịtrường” hay là cực đại giá trị trên thị trường của các cổ phiếu hiện có, vì như

ta đã biết giá trị cổ phiếu của một công ty nào đó trên thị trường phản ánhkhông những mức độ lợi nhuận mà còn cả mức độ rủi ro hay ổn định của cáchoạt động kinh doanh của công ty Vì vậy, thông qua giá trị cổ phiếu trên thịtrường có thể phối hợp hai mục tiêu lợi nhuận và rủi ro thành một đại lượng

để phân tích phương án kinh doanh, trong đó có dự án đầu tư

* Duy trì sự tồn tại và an toàn của doanh nghiệp

Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong thực tế còn tồn tại một mục tiêu thứhai không kém phần quan trọng, đó là duy trì sự tồn tại lâu dài và an toàntrong doanh nghiệp hay dự án đầu tư Trong trường hợp này các nhà kinhdoanh chủ trương đạt dược mức độ thoả mãn nào đó của doanh nghiệp về lợinhuận, đảm bảo sự lâu dài và an toàn cho doanh nghiệp còn hơn là chạy theolợi nhuận cực đại nhưng có nhiều nguy cơ rủi ro và phá sản quan điểm này cóthể vận dụng để phân tích và quyết định một dự án đầu tư

* Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm:

Là nâng cao uy tín đối với khách hang, tăng khả năng cạnh tranh đểchiếm lĩnh thị trường nhiều hơn, nhất là trong xu thế hội hập kinh tế khu vực

Trang 11

3 Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

3.1 Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ ở doanh nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đòi hỏi ngày càng cao cũng nhưđối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thìdoanh nghiệp không còn con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng sảnphẩm của mình hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời tăngnăng suất lao động , cải tiến công nghệ và phát triển các loại hàng hoá dịch vụmới để thoả mãn những đòi hỏi của thị trường, vấn đề này đòi hỏi các doanhnghiệp phải đầu tư vào đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ

Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở các doanh nghiệpxem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất là :vòng đời của máy móc thiết bị và công nghệ.

Chu kì phát triển của máy móc thiết bị và công nghệ như sau: xuấthiện, tăng trưởng, trưởng thành, bão hoà, chu kì đó gọi là vòng đời của máymóc thiết bị Đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ cũng phải căn cứ vào vòngđời này để quyết định thời điểm đầu tư thích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả củađồng vốn

Thứ hai là: phân tích môi trường kinh doanh.

- Phần lớn máy móc thiết bị công nghệ chủ yếu phải nhập từ nướcngoài hoặc qua chuyển công nghệ nên cần phải phân tích môi trường quốc tếnhư các vấn đề pháp luật, quyền sở hữu bằng phát minh sáng chế, chuyên giacông nghệ … Bên cạnh đó cần phải xem xét phân tích môi trường văn hoánhư phong tục tập quán, định chế xã hội của nước có công nghệ xuất khẩu.Các vấn đề hệ thống chính trị, các chính sách như chính sách thương mại,quan hệ kinh tế đối ngoại cũng cần xem xét một cách kĩ lưỡng

- Phân tích môi trường kinh tế quốc dân cần chủ động đối với các yếu

tố kinh tế, chính trị xã hội, điều kiện tự nhiên, nắm bắt được thực trạng nềnkinh tế đang ở giai đoạn nào, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu…

Trang 12

- Phân tích môi trường ngành và nội bộ ngành

Tập trung và tìm hiểu xem có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh tiềm lực vàkhả năng của họ như thế nào, sản phẩm của họ đóng vai trò như thế nào đốivới người tiêu dùng, họ đang sử dụng máy móc thiết bị công nghệ nào

Thứ ba là: phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp

- Phân tích nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm :+ Trình độ nghề nghiệp của công nhân sản xuất trực tiếp

+ Trình độ của cán bộ lãnh dạo , nhất là năng lực lãnh đạo kĩ thuật

- Phân tích vị thế của doanh nghiệp trên thị trường:

+ Nguồn tài chính là vấn đề cần chú ý lựa chọn mục tiêu vừa phải và c óhướng đi phù hợp

+ Cần xem xét quy mô vốn có thể huy động và đặc điểm kinh tế-kĩ thuật củamỗi ngành

- Xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có hoặc có các biện pháp

bổ xung thích hợp với máy móc thiếp bị và công nghệ dự kiến sẽ lựa chọn

Thứ tư là: phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị và công

nghệ

- Xem xét xu hướng lâu dài của máy móc thiết bị và công nghệ để đảmbảo tránh sự lạc hậu hoặc khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng máy mócthiết bị trong khi chưa thu hồi đủ vốn

- Lựa chọn máy móc thiết bị mà các dụng cụ thay thế sẵn có trong nướchoặc là được đảm bảo chắc chắn có phụ tàng thay thế

- Máy móc công nghệ phải lựa chọn loại có nhiều nguồn vốn cung cấp

để tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để mua được công nghệ với giáphải chăng, tạo thế chủ động cho hoạt động sau này

- Xem xét toàn diện khía cạnh kinh tế kĩ thuật của máy móc thiết bị vàcông nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp, tối ưu với điều kiện của doanhnghiệp

Trang 13

Thứ năm là : phân tích các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tư đổi mới

máy móc thiết bị và công nghệ

- Giảm bớt cường độ lao động, các công việc nặng nhọc, thay đổi cơcấu lao động trong doanh nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng lao động có chuyênmôn kỹ thuật, giảm tỷ trọng lao động tay nghề thấp, không có trình độ nghiệpvụ

- Tác động đến cơ cấu tổ chức cũng như tổ chức sản xuất của doanhnghiệp theo hướng tinh gọn, năng động và hiệu quả

- Cải thiện môi trường lao động theo hướng giảm dần các yếu tố và khuvực độc hại, phát triển công nghệ sạch

3.2 Đầu tư bổ xung hàng dự trữ

Hàng dự trữ là hàng hoá mà doanh nghiệp giữ lại trong kho bao gồm cảvật tư nguyên liệu , bán thanh phẩm và thanh phẩm

* Đặc điểm của đầu tư hàng dự trữ

- Dự trữ chuyển hoá thành các dạng khác nhau trong quá trình sản xuất

- Quy mô đầu tư vào dự trữ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dự đoáncầu trong tương lai, phụ thuộc vào quy luật tiêu dùng nhu cầu riêng biệt củamỗi mặt hàng và quy luật tiêu dùng ở thời kì quá khứ sẽ được phản ánh tương

Trang 14

Nếu dự trữ ít quá không đủ nguyên vật liệu để sản xuất, không đủ hàng hoá đểbán và dẫn đến gián đoạn sản xuất kinh doanh.

Cần phải phân biệt giữa dự trữ và tinh trạng dư thừa ứng đọng sảnphẩm trong các doanh nghiệp

Trang 15

3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào đều phải quan tâm đến lao độngtrong quá trình đầu tư của mình Việc quan tâm đến lao động trong doanhnghiệp không chỉ về mặt số lượng mà cần quan tâm cả mặt chất lượng Sốlượng lao động ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp, còn chấtlượng lao động ảnh hưởng đến cường độ lao động, năng suất lao động Việctăng chất lượng lao động chỉ băng cách đầu tư cho y tế, giáo dục đào tạo,dạy nghề Từ đó nâng cao thể lực, trình độ, tay nghề của người lao động

Trong điều kiện hiện nay nhiều doanh nghiệp coi việc đầu tư phát triểnnguồn nhân lực là chiến lược canh tranh Nguồn nhân lực trong doanh nghiệpbao gồm: Cán bộ quản lí, công nhân sản xuất và cán bộ nghiên cứu khoa học.Đối với từng loại phải có chính sách đào tạo riêng nhưng đều phải liên tụcđược tu dưỡng rèn luyện nghiên cứu học tập… để nâng cao kinh nghiệm,trình độ tay nghề

Trang 16

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt đầu từ khâutuyển người lao động Đây là cơ sở để có được lực lượng lao động tốt, bởi vậykhâu tuyển người đòi hỏi cần phải rất khắt khe cẩn thận nhất Tuyển ngườihiện nay đòi hỏi phải đạt được các yêu cầu như: Trình độ văn hoá, ngoại ngữ,trình độ vi tính… Tiếp đến là quá trình nâng cao khả năng lao động của ngườilao động thường xuyên Trong điều kiện đổi mới hiện nay rất nhiều công nghệhiện đại đã và đang được ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp nước ta.

Vì vậy việc đào tạo lao động là yêu cầu vô cùng quan trọng Cuối cùng là việckhen thưởng tổ chức các hoạt động về tinh thần giúp người lao động hăng saytrong công việc từ đó nâng cao năng suất lao động Các hình thức khenthưởng đang được thực hiện ở các doanh nghiệp các cá nhân thành viên cóthanh tích tốt đều được thưởng xứng đáng góp phần nâng cao trong xí nghiệp,công ty, các cuộc thi các cá nhân… Nhờ có chính sách đào tạo lao động nhiềudoanh nghiệp đã đạt được những thanh công to lớn, góp phần không nhỏtrong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh củamình

3.4 Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai

Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực đầu tư không thểthiếu được của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung Nghiên cứu khoa học

và công nghệ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trongsản xuất kinh doanh, đảm bảo sức mạnh và vị trí canh tranh của doanh nghiệptrên thị trường hiện tại cũng như tương lai

Mục đích của các chương trình và dự án R&D không chỉ dừng lại ởdạng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tạonên sản phẩm có đặc điểm nổi bật hơn mà còn tập trung nghiên cứu tìm kiếm,phát triển kỹ thuật và công nghệ mới nhất cho doanh nghiệp Có thể nói R&D

là phần không thể thiếu được trong các hoạt động của doanh nghiệp Đầu tưvào R&D là một trong những yếu tố giúp các công ty giảm được các chi phíliên quan đến sản xuất kinh doanh

Trang 17

* Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tài chính của doanhnghiệp sx cho phép xác định được khả năng và quy mô đầu tư nghiên cứu vàtriển khai của doanh nghiệp

- Quy mô sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp: quy mô sản xuất kinhdoanh càng lớn thì khả năng quy mô đầu tư nghiên cứu triển khai càng lớn

- Cơ hội về đổi mới kĩ thuật và các cơ hội trong ngành: những ngành cónhiều cơ hội đổi mới công nghệ và kĩ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp trongngành đó phải tích cực đầu tư cho nghiên cứu nắm bắt kịp thời các cơ hội về

kĩ thuật và công nghệ của ngành

Khi đánh giá hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai các doanh nghiệpthường dựa trên một số quan điểm sau:

Thứ nhất là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai phải được xem xétđánh giá toàn diện về các mặt tài chính kinh tế xã hội, môi trường

Thứ hai là, hiệu quả đầu tư nghiên cứu và triển khai vừa có thể lượnghoá được vừa có thể không lượng hoá được Do đó kết quả của đầu tư chonghiên cứu và triển khai có thể được thể hiện dưới dạng hiện hoặc dưới dạng

ẩn tuỳ theo dự án, chương trình nghiên cứu

Tóm lại có thể nói đầu tư cho nghiên cứu triển khai đóng vai trò quantrọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Các chương trình và

dự án R&D gắn chặt với chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạtđược các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn về kinh tế cũng như các ảnhhưởng khác

3.5 Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường

Thứ nhất là : đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

trước hết là nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 18

Có thể nói cạnh tranh là một đặc tính cơ bản nhất của thị trường củadoanh nghiệp , sẽ không có thị trường nếu không có cạnh tranh , trong môitrường cạnh tranh hoàn hảo mục tiêu của doanh nghiệp , người tiêu dùng làtối đa hoá lợi nhuận và sự tiện ích của chính mình , khả năng cạnh tranh lànguồn năng lượng thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên conđường hội nhập kinh tế.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp kinh doanh thành công thực hiện các kĩnăng cạnh tranh rất thuần thục , nó tạo thành phương pháp cạnh tranh đặctrưng doanh nghiệp

Các kĩ năng này tập trung vào :

- Tạo lập và phát triển uy tín doanh nghiệp

- Coi trọng chiến lược mở rông thị trương

- Xây dựng và thực hiện đổi mới sản phẩm , mẫu mã

- Luôn tìm cách giảm chi phí sản xuất

- Sách lược tiêu thụ sản phẩm khôn khéo

Thứ hai là: khi nghiên cứu thị trường trong đầu tư tài sản vô hình của

doanh nghiệp ta cần phải nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng thực hiện trong việc tìm kiếm,mua ,sửdụng đánh giá và vứt bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ dự định sẽ thoả mãncác nhu cầu của họ Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứucác cá nhân đưa ra quyết định thế nào đối với việc chi tiêu các nguồn tàinguyên có thẻ sử dụng của họ trong các hạng mục liên quan đến sự tiêu dùng.Qua việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho các nhà sảnxuất những thông tin quan trọng để họ lên kế hoạch sản xuất thiết kế cải tiến

và xây dựng được các chiến lược khuyến mại

Trang 19

Mục đích của nghiên cứu người tiêu dùng là phục vụ cho công tác quản

lí kinh doanh sản xuất và dịch vụ Các nhà quả lí muốn biết nguyên nhân hành

vi của người tiêu dùng, họ muốn biết con người đưa ra quyết định mua hàng

sử dụng, cất kho và vứt bỏ các sản phẩm như thế nào từ đó xây dựng chiếnlược Maketing lập ra những mảng thị trường mới cho một sản phẩm riêng haymột loại sản phẩm Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng được tiến hành bởicác tổ chức Maketing riêng biệt

Thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc nghiên cứu hành vingười tiêu dùng, các doanh nghiệp đang đầu tư một cách thích đáng cho việcnghiên cứu Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sảnxuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanhthúc đẩy nền kinh tế phát triển

3.6 Đầu tư vào bí quyết công nghệ

Ngoài máy móc thiết bị thì bí quyết công nghệ là một phần quan trọngcủa công nghệ Thật sai lầm và không đầy đủ khi đầu tư đổi mới công nghệ

mà không chú ý đến bí quyết công nghệ Các doanh nghiệp hiện nay thườngchỉ nghĩ đến mua máy móc thiết bị mà quên mất đi phần bí quyết công nghệ

Bí quyết công nghệ chứa đựng trong tất cả các khâu, các công đoạn củaquá trình sản xuất như tổ chức hợp lí hoá, điều hành sản xuất, hệ thống tàichính kế toán, khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đào tạo và thông tin,lập kế hoạch cải tiến công nghệ, xử lí môi trường

Chính vì thế bí quyết công nghệ đóng vai trò rất quan trọng nó là mộtnhân tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm xem xét và tiến hành đầu tư

4 Các hình thức đầu tư và nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp 4.1 Các hình thức đầu tư

Việc sắp xếp các hình thức đầu tư không có tính chất ổn định, mặc dùvạy có thể phân chia hình thức đầu tư như sau:

+ Đầu tư gián tiếp

Trang 20

Đây là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đưa lại hiệu quảcho người có vốn cũng như cho xã hội, những người có vốn không tham giatrực tiếp vào quản lý hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư gián tiếp được thểhiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phiếu, tín phiếu

Đầu tư gián tiếp là một loại hình khá phổ biến hiện nay, di chủ đầu tư

có tiềm lực kinh tế nhưng không có điều kiện và khả năng tham gia đầu tưtrực tiếp

+ Đầu tư trực tiếp

Đây là một hình thức đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vàohoạt động và tham gia quản lý hoạt động đầu tư, họ biết dược mục đích củađầu tư cũng như phương thức hoạt động của số vốn mà họ bỏ ra Hoạt độngđầu tư trực tiếp cũng dược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hợpđồng liên doanh, công ty cổ phần, mở rộng và tăng năng lực sản xuất

+ Đầu tư trực tiếp chia thành 2 nhóm là đầu tư chuyển dịch và đầu tưphát triển:

1 Đầu tư chuyển dịch có nghĩa là sự chuyển dịch vốn đầu tư từ tài sảnngười này sang tài khoản người khác theo cơ chế thị trường của tài sản đượcchuyển dịch Hay chính là sự mua lại cổ phần trong doanh nghiệp nào đó.việc chuyển dịch này không ảnh hưởng gì đến vốn của doanh nghiệp nhưng

có khả năng tạo ra một năng lực quản lý mới, năng lực sản xuất mới tiếnhành cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là một hình thức đầu

tư chuyển dịch

2 Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư quan trọng và chủ yếu Người

có vốn đầu tư gắn liền với hoạt động kinh tế của đầu tư Hoạt động đầu tưtrong trường hợp này nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất theohướng số lượng và chất lượng, tạo ra năng lực sản xuất mới đây là hình thứctái sản xuất mở rộng và cũng là hình thức đầu tư quan trọng tạo ra việc làmmới, sản phẩm mới và thúc đẩy kinh tế phát triển

Trang 21

Trong đầu tư phát triển, việc kết hợp giữa đầu tư theo chiều sâu vàchiều rộng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của đầu tư.

Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuấttiên tiến và máy móc tiến bộ, có hiệu quả hơn thể hiện ở chỗ khối lượng sảnphẩm và chất lượng sản phẩm tăng lên nhưng số lượng lao động tham gia vàoquá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hay ít hơn, đồng thời không làm tăng diệntích sản xuất của các công trình và doanh nghiệp được dung cho quá trình sảnxuất

Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹthuật và công nghệ lặp lại như cũ

Như vậy có thể thấy rằng đầu tư gián tiếp hay đầu tư chuyển dịchkhông tự nó vận động và tồn tại nếu như không có đầu tư phát triển Ngượclại, đầu tư phát triển có thể đạt được quy mô lớn nếu có thể sự tham gia củacác hình thức đầu tư khác

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Chính phủ không áp đặt mộthình thức đầu tư nào bắt buộc với mọi thành phần kinh tế, nhưng Nhà nướcphải có sự can thiệp nhất định để đảm bảo cho thị trường đầu tư phát triển phùhợp với sự tăng trưởng kinh tế còn đối với doanh nghiệp luôn phải phấn đấuđạt được mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ nhằm đạt lợi ích cao nhất chodoanh nghiệp trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc quản lý đầu tư

4.2 Các nguyên tắc quản lý đầu tư ở các doanh nghiệp

Quản lý đầu tư: là một tập hợp những biện pháp của Nhà nước hay chủđầu tư để quản lý quá trình đầu tư kể từ bước xác định dự án đầu tư, đến cácbước thực hiện đầu tư và bước khai thác dự án để đạt được những mục đích

đã định

Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải dựa vào mục tiêu chiến lược sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ, vào các mục tiêu cụ thể docác dự án đầu tư đề ra nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp,

Trang 22

nhưng phải phù hợp với đường lối phát triển của đất nước, phù hợp với phápluật và quy định có liên quan đến đầu tư.

+ Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất ra những sảnphẩm và dịch vụ được thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứngđược lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và mục tiêu phát triển của đấtnước

+ Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải luôn dựa trên những khoa họccủa các kiến thức về sản xuất kinh doanh, dựa trên các kinh nghiệm và nghệthuật kinh doanh đã được kết luận và luôn sáng tạo mới

+ Quản lý đầu tư của doanh nghiệp phải xuyên suốt mọi giai đoạn kể từkhi lập dự án đầu tư đến giai đoạn thực hiện và vận hành dự án đầu tư, bảođảm sự phù hợp giữa tính toán dự án theo lý thuyết và thực tế, đảm bảo thựchiện đúng trình tự đầu tư

5 Những chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong doanh nghiệp

5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính gồm:

+ Sản lượng (doanh thu) tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư pháthuy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêmtrong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức VĐT phát huy tác dụngtrong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Nó cho biết một đơn vị VĐT phát huytác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu mức tăngcủa sản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

+ Tỷ suất sinh lời VĐT (tỷ suất lợi nhuận VĐT) Chỉ tiêu này được xácđịnh bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp với tổng VĐTphát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Nó cho biết mộtđơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đãtạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm

Trang 23

Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VĐTPT củadoanh nghiệp càng cao

+ Hệ số huy động TSCĐ Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánhgiá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mứcVĐT XDCB thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc so vớitổng mức VĐT XDCB thực hiện (gồm thực hiện ở kỳ trước chưa được huyđộng và thực hiện trong kỳ), chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được kết quảcủa hoạt động đầu tư trong tổng VĐT XDCB thực hiện trong kỳ nghiên cứuhoặc tổng VĐT XDCB thực hiện của doanh nghiệp

Trị số của chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã thực hiện thicông dứt điểm nhanh chóng đưa các công trình vào hoạt động, giảm tình trạng

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp chongân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốnđầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm

Trang 24

VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đem lại mứcngoại tệ tăng thêm là bao nhiêu.

+ Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so vớiVĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

Xác định bằng việc so sánh tổng thu nhập tăng thêm trong kỳ nghiêncứu của doanh nghiệp Cho biết 1 đơn vị VĐT trong kỳ nghiên cứu của doanhnghiệp đem lại mức thu nhập tăng thêm là bao nhiêu

+ Số chỗ làm việc tăng thêm so với VĐT trong kỳ nghiên cứu củadoanh nghiệp

Xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức VĐT trong kỳ nghiên cứu củadoanh nghiệp

Cho biết một đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu củadoanh nghiệp đã tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA

CÔNG TY SỮA VINAMILK VIỆT NAM

1 Tổng quan

1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp sữa Việt Nam

Ngành công nghiệp sữa Việt nam đã tăng trưởng nhanh trong nhữngnăm gần đầy nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong thập niên vừaqua Đồng thời với sự nâng cao mức sống của Việt Nam, khi khả năng có đủsức và việc có thể mua được công nghệ sản xuất phổ biến và sự cải thiện cơ

sở hạ tầng một cách đáng kể đã tạo điều kiện cho sự gia tăng chung về tính đadạng, chất lượng và sản lượng sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam.Tổng doanh số bán mặt hàng sữa tại Việt Nam 2003 – 2007 (Triệu USD) Sựtăng trưởng mạnh của nhu cầu về sản phẩm sữa được mong đợi là còn tiếp tụctrên đà tăng trưởng mạnh của GDP, sự gia tăng dân số nội thành với thu nhập

để lại được tăng lên và sự quan tâm ngày càng cao của người tiêu dùng về các

Trang 25

lợi ích sức khỏe của sản phẩm sữa Euromonitor International ước tính rằngtổng giá trị tiêu thụ sản phẩm sữa hàng năm tại Việt Nam tăng từ 1.332 triệuUSD năm 2007 lên khoảng 1.902 triệu Đô la Mỹ vào năm 2011 Những yếu

tố này sẽ đóng góp vào sự gia tăng đáng kể mức tiêu dùng sữa trên bình quânđầu người vốn còn rất thấp của Việt Nam so với các nước phương tây Biểu

đồ dưới đây thể hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người so với Châu Á,Châu Âu và Bắc Mỹ từ năm 2003 đến năm 2007

1.2 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (công ty sữa Vinamilk)

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Công ty hoặc Vinamilk), Nhà sản xuấtsữa hàng đầu ở Việt Nam, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được cổphần hóa vào năm 2003 Từ ngày 19/01/2006, cổ phiếu của Công ty đượcniêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM Đến ngày10/10/2007, giá trị thị trường của Công ty lên đến 33.000 tỷ đồng, cao nhấttrong 117 công ty niêm yết Cơ cấu sở hữu của Vinamilk vào ngày31/12/2006 gồm: Nhà nước 50,01%, cổ đông nước ngoài 39,46%, các cổđông khác trong nước 10,53%

Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk là sản xuất và kinh doanhbánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và cácsản phẩm từ sữa khác; kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị, phụ tùng,vật tư, hóa chất nguyên liệu, bất động sản, nhà kho, bến bãi, vận tải hàng bằng

ô tô, bốc xếp hàng hóa, phòng khám đa khoa; sản xuất và mua bán rượu bia,

đồ uống thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang - xay - phin - hòa tan, bao

bì, sản phẩm nhựa

Ngoài hoạt động chính là kinh doanh các sản phẩm từ sữa, hiện tạiVinamilk đang mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực mới như kinh doanh bấtđộng sản, sản xuất cà phê, nước uống tinh khiết, sản xuất bia Đồng thời,Công ty cũng tăng cường đầu tư góp vốn vào các công ty có uy tín như Công

Ngày đăng: 25/04/2013, 15:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu ta thấy giá trị hàng tồn kho bình quân của Vinamilk luôn được duy trì ở một mức rất hợp lý so với doanh thu thuần về bán hàng và  cung cấp dịch vụ (bình quân 15,24% trong giai đoạn 2003 – 2006) - Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
ua bảng số liệu ta thấy giá trị hàng tồn kho bình quân của Vinamilk luôn được duy trì ở một mức rất hợp lý so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (bình quân 15,24% trong giai đoạn 2003 – 2006) (Trang 32)
Bảng 1. Cơ cấu kết quả kinh doanh - Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Bảng 1. Cơ cấu kết quả kinh doanh (Trang 36)
Bảng 1. Cơ cấu kết quả kinh doanh - Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Bảng 1. Cơ cấu kết quả kinh doanh (Trang 36)
Bảng 2. Cơ cấu bảng cân đối kế toán - Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Bảng 2. Cơ cấu bảng cân đối kế toán (Trang 37)
Bảng 2. Cơ cấu bảng cân đối kế toán - Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Bảng 2. Cơ cấu bảng cân đối kế toán (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w