Phân tích tỷ số tăng trưởng:

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (Trang 42 - 45)

1 Tài sản ngắn hạn 54,74 6,74 69,26 79,

2.3.5.Phân tích tỷ số tăng trưởng:

Các chỉ tiêu 2006 2005 2004

Tỷ số lợi nhuận giữ lại 58,7% 50,1% 55,1%

Tỷ số tăng trưởng bền vững

(Tỷ số LN giữ lại)*(ROE) 17,2% 14,8% 16,7% Hàng năm một tỷ lệ lợi nhuận sau thuế rất lớn được giữ lại để đầu tư các dự án, đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực mới không phải là lĩnh vực truyền thống như kinh doanh bất động sản, sản xuất cà phê, nước uống tinh khiết, liên doanh sản xuất bia... cũng như góp vốn vào các công ty khác. Đây có thể là tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các dự án đầu tư mới không phát huy hiệu quả sẽ đem đến gánh nặng rất lớn cho Công ty

Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Vinamilk

Các chỉ tiêu 2006 2005 2004 2003

ROE 29,4% 29,5% 30,3% 33,5%

Gánh nặng thuế =LNR/LN trước thuế 99,6% 100,5% 95,1% 62,3% Gánh nặng lãi vay =LN trước

thuế/EBIT 97,2% 98,4% 98,5% 98,0%

Tỷ suất lợi nhuận biên = EBIT/Doanh

thu 11,4% 10,9% 13,1% 22,0%

Vòng quay TTS=Doanh thu/TTS bình

quân 177,4% 174,8% 163,0% 160,9%

Hệ số nợ=Tài sản/Vốn CSH 149,7% 157,4% 151,9% 154,7%

M/B 8,0 4,1 2,9 1,5

P/E 27,2 13,9 9,5 4,5

Việc xem xét các nhân tố dưới đây sẽ phần nào giải phẫu được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh (ROE) của doanh nghiệp:

Gánh nặng thuế: Sau khi cổ phần hóa vào năm 2006, Công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Tháng 01/2006, khi công ty niêm yết cổ phiếu lại được giảm tiếp 50% trong 2 năm. Nhờ vậy tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh qua các năm sau khi cổ phần hóa. Đây là chỉ số ảnh hưởng tăng ROE nhiều nhất. Nếu không có việc miễn giảm thuế này thì ROE của doanh nghiệp chỉ đạt trên 20%.

Gánh nặng lãi vay và hệ số nợ: Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn tự có, ít sử dụng vốn vay nên chi phí lãi phải trả chỉ chiếm khoảng 2% lợi nhuận. Tỷ số gánh nặng lãi vay này ổn định qua các năm với mức bình quân 98%. Thêm vào đó, hệ số nợ giảm mà nguyên nhân Công ty sử dụng vốn sở hữu nhiều, tỷ số nợ thấp sau khi cổ phần hóa, nguồn vốn chủ sở hữu đôi khi cũng không được sử dụng hết phải gửi ngân hàng. Những yếu tố tác động đến hai chỉ số nêu trên chưa được khai thác tốt nên đã tác động làm giảm ROE như đã đề cập ở các phần trên.

Tỷ suất lợi nhuận biên năm 2006 đạt 11,4%. Tỷ số này có khả năng gia tăng trong tương lai vì nhiều dự án với các sản phẩm mới đang được đầu tư. Hiện tại các dự án này mới đi vào hoạt động chưa phát huy hết công suất, doanh thu chưa cao. Khi các mặt hàng này chiếm lĩnh được thị trường thì khả năng sẽ tạo ra lợi nhuận lớn trong tương lai.

Vòng quay tổng tài sản ngày càng tăng, chứng tỏ tài sản được sử dụng ngày càng hiệu quả. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu làm tăng tỷ số ROE.

Phân tích nhân tố cho thấy, nhìn chung hiệu quả kinh doanh của Vinamilk là cao. Tuy nhiên dường như Công ty chưa tối ưu được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh, nhất là đòn bẩy nợ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (Trang 42 - 45)